Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,660 trang)

Giáo trình Multimedia pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.8 MB, 1,660 trang )








Giáo trình Multimedia


Môn học: Multimedia
Thời lượng: 30 tiết LT + 15 tiết TH
Giảng viên: Đỗ Thị Bắc
Email:
Design By :Nguyễn Thành Kiên
Website: www.k3c-cntt.com
Multimedia
Error!
Các lĩnh vực tìm hiểu
Thông tin về giảng viên
Error!

[ Đỗ Thị Bắc]
Tên giảng viên: Đỗ Thị Bắc
Bộ môn: Các hệ thống thông tin
Đơn vị công tác: Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên
E-mail:
Mobil: 0983.192.599
Giới thiệu chung về môn học
Số đơn vị học trình: 3 (2 lý thuyết - 1 thực hành)
Thời gian học: Kỳ 8-ĐH, Kỳ 5-KS2


Mục tiêu môn học
Error!
Mục tiêu môn học
Nội dung của môn học không ch nhằm trang bi cho sinh viên những kiến thức trên lĩnh vực lý thuyết mà còn cả trên lĩnh vực
thực hành thực tế. Môn học “Multimedia” nhằm trang bị cho sinh viên:

 Kiến thức cơ bản về multimedia;
 Hiểu được các ứng dụng rộng rãi của Multimedia trong đời sống;
 Nắm bắt được các yêu cầu và xu hướng phát triển ứng dụng hiện nay;
 Hiểu các cấu trúc, các bước thiết kế ứng dụng ;
 Nắm bắt được một số công cụ có sẵn để thiết kế ứng dụng;



Yêu cầu
Error!
Yêu cầu
Để tiếp thu tốt kiến thức, sinh viên cần:
 Tìm hiểu trước nội dung: kiến trúc máy tính, xử lý ảnh, mạng máy tính, đồ
hoạ.
 Tham khảo thêm một số tài liệu cung cấp trong phần tài nguyên hoặc đọc
thêm.
 Chuẩn bị tốt các bài thực hành theo yêu cầu giáo viên.
Nhiệm vụ của sinh viên
Tham gia các phần học lý thuyết và nắm vững kiến thức chuyên môn.
Hoàn thành đầy đủ các bài thực hành.
Đánh giá sinh viên:
1 điểm chuyên cần
1 điểm kiểm tra kiến thức
1 điểm thực hành


Hệ thống nội dung bài giảng
Error!
Những nội dung chính
1. Tổng quan về multimedia
2. Các lĩnh vực ứng dụng của multimedia
3. Các yêu cầu của hệ thống multimedia
4. Các loại dữ liệu multimedia
5. Quá trình xây dựng và phát triển ứngdụng multimedia
Cơ sở dữ liệu
Phân tích thiết kế hệ thống
Khai phá dữ liệu
Multimedia
E-learning
Tổng quan về multimeia
Error!
Mục tiêu cần đạt được
Sau khi nghiên cứu xong phần này, sinh viên có thể:
Có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực multimedia.
Hiểu các khái niệm cơ bản về media, multimedia.
Phân loại được các loại media.
Giải thích tính đa lớp,đa chiểu,tương tác của các ứng dụng multimedia.
Phân biệt được khái niệm chuẩn và đặc tả.
Biết một số chuẩn thông dụng.
Liệt kê và phân tích được những vấn đề liên quan đế multimedia.
Biết các thành phần chính của hệ quản trị CSDL multimedia.
Error!
Điều kiện tiên quyết
Để tiếp thu tốt kiến thức, sinh viên cần:
 Có những hiểu biết về kiến trúc máy tính, xử lý ảnh, mạng máy tính, đồ hoạ

máy tính.
 Tham khảo thêm một số tài liệu cung cấp trong phần tài nguyên hoặc đọc
thêm.
Error!
Nội dung chính
Thông tin trong cuộc sống hiện đại
Các khái niệm cơ bản
Các chuẩn multimedia thông dụng
Các lĩnh vực liên quan đến multimedia
Thông tin trong cuộc sống hiện đại
Error!
Đặt vấn đề
Phương thức truyền thông cổ xưa?
- Người truyền tải, báo tin, truyền lệnh
- Chim bồ câu đưa thư
- Tiếng nói, hình ảnh, chữ viết
Phương thức truyền thông trong cuộc sống hiện đại.
- Điện thoại cố định, điện thoại di động
- Internet
So sánh giữa các phương thức
-
-
-
Phân tích các yếu tố tác động đến việc nảy sinh vấn đề
 Các nhu cầu về truyền thông đa phương tiện - Có
Ví dụ minh hoạ.
 Khả năng về kinh tế - Có thể đáp ứng
 Khả năng đáp ứng về khoa học kỹ thuật - Đảm bảo
Đánh giá về giá trị của thông tin trong cuộc sống.
Vai trò của thông tin

 Hỗ trợ cho việc ra quyết định
 Sự phát triển của thông tin gắn liền với sự phát triển của lịch sử xư hội
loại người.
Xem xét đánh giá của Tạp chí "Thế giới phụ nữ" về 10 nghề có "giá" nhất thế kỷ
21
 Nghề "Môi giới thông tin"
 Quan điểm của bạn?
Error!
Câu hỏi xin ý kiến
Tại sao các chương trình quảng cáo thu hút được sự chú ý của trẻ thơ?

Nó đa mầu sắc.





Nó kích thích được nhiều hơn 1 giác quan của trẻ.





Vì trẻ hiểu nội dung truyền tải.




Vì nó kích thích được thính giác trẻ.




Chỉ mới 6- 12 háng tuổi trẻ đã biết yêu thích những nhân vật trong đoạn phim
quảng cáo?
Error!

Vấn đề nảy sinh
Multimedia là gì?
Các vấn đề liên quan đến truyền thông đa phương tiện?
Các yêu cầu đặt ra cần giải quyết?
Xu hướng phát triển?
Các lĩnh vự ứng dụng?

Đây là các vấn đề sẽ được giải quyết trong chương trình môn học.
Error!
Đọc chi tiết
Khi công nghệ phát triển, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn. Trong
thời đại của thông tin tốc độ cao, chúng ta mong muốn nhận được các thông tin
ngay tức thì và đồng thời, thông qua nhiều cách thức khác nhau. Nhu cầu này giải
thích tại sao các kênh tin tức trên truyền hình thường xuyên có các dòng chữ chạy
phía dưới màn hình trong khi phát thanh viên nói và các hình ảnh đã thâu băng
trước đó trôi qua. Nhu cầu đó giải thích tại sao các Website ngày nay ngoài nội
dung và các siêu liên kết còn gồm thêm các hình ảnh đồ hoạ, hoạt ảnh và âm thanh.
Những nhu cầu này đã mở rộng cách chúng ta làm việc, học tập và giải trí. Nói một
cách đơn giản, các thông tin “một chiều” không còn phù hợp với hầu hết chúng ta
nữa. Thông tin, các bài học, trò chơi và mua sắm sẽ lôi cuốn hơn và khiến chúng ta
chú ý hơn nếu chúng ta có thể tiếp cận và sắp xếp chúng trong các cách thức khác
nhau, thậm chí theo một ý thích nào đó mà chúng ta chợt nảy ra. Những nhu cầu
này và các tiến bộ về công nghệ đã tương quan mật thiết với nhau để đưa nghệ
thuật và khoa học truyền thông đa phương tiện lên một tầm cao mới, dẫn đến kết

quả là các sản phẩm có khả năng đan kết văn bản, hình ảnh đồ hoạ, hoạt ảnh, âm
thanh và video.
Khi chúng ta sử dụng các sản phẩm này - cho dù là một bộ bách khoa toàn thư trên
Web hay một trò chơi video trên CD- thì có nghĩa là chúng ta không đơn thuần chỉ
làm việc với một chương trình máy tính. Chúng ta đã trải nghiệm qua một sự kiện
truyền thông đa phương tiện. Các sản phầm truyền thông đa phương tiện ngày nay
đều thu hút nhiều giác quan cùng một lúc và đáp ứng với nhu cầu thay đổi của
chúng ta với tốc độ ngày càng gia tăng.

Các khái niệm cơ bản
Error!
Nội dung tìm hiểu
Khái niệm về media
Khái niệm về Multimedia
Tính tương tác của các ứng dụng Multimedia
Tính đa lớp, đa chiểu của các ứng dụng Multimedia
Phương tiện mới
Error!
Hoạt động đọc và tìm hiểu
Thế nào là phương tiện?
Trong suốt chiều dài lịch sử, thông tin đã được chuyển tải thông qua một
phương tiện duy nhất. Âm thanh, chẳng hạn như giọng nói của con người,
chính là một loại phương tiện đó và qua nhiều thế kỉ trước khi chữ viết được
sử dụng rộng rãi thì nói chuyện là một cách thức chủ yếu để trao đổi thông tin.
Sau này con người bắt đầu kể chuyện và để lại thông tin về cuộc sống của
mình thông qua các hình vẽ, các bức tranh. Sự ra đời của chữ viết đã cho con
người một phương tiện khác nữa để diễn đạt ý nghĩ của mình. Ngày nay, con
người thường sử dụng lời nói, âm thanh, âm nhạc, văn bản, hình ảnh, đồ hoạ,
hoạt ảnh và video để truyền tải thông tin. Những thứ này là tất cả các loại
phương tiện khác nhau (thuật ngữ media là số nhiều của medium) và mỗi

phương tiện thường được dùng để biểu đạt các loại thông tin nhất định.
Như vậy trong ý nghĩa này, phương tiện chỉ đơn giản là một cách thức để
truyền đạt thông tin.
Truyền thông đa phương tiện là gì?
Kể từ lâu con người đã khám phá ra rằng các thông điệp sẽ trở nên tác động
hơn (có nghĩa là người nghe sẽ hiểu và nhớ chúng dễ hơn) khi chúng được
biểu đạt thông qua một kết hợp của các phương tiện khác nhau. Loại kết hợp
này chính là ý nghĩa của thuật ngữ truyền thông đa phương tiện.
Truyền thông đa phương tiện là sử dụng nhiều hơn một loại phương tiện vào
cùng một thời điểm
Ví dụ:
· Giáo viên sử dụng bảng đen trong lớp học để viết các lời giải thích cho bài
giảng của họ.
· Sử dụng phim ảnh, truyền hình kết hợp nhiều loại phương tiện (âm thanh,
video, hoạt ảnh, hình ảnh tĩnh và chữ) để tạo ra nhiều loại thông điệp khác
nhau có khả năng cung cấp thông tin và sự tiêu khiển cho mọi người theo
những cách thức độc nhất và đầy ý nghĩa.
Thế nào là một hệ truyền thông đa phương tiện?
Các hệ thống thông tin đa phương tiện dùng nhiều phương tiện giao tiếp khác
nhau (văn bản, dữ liệu ghi, dữ liệu số, đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh, video ).
Nhiều ứng dụng là đa phương tiện theo ý nghĩa là chúng dùng nhiều dạng trên.
Tuy nhiên, thuật ngữ “đa phương tiện” thường được dùng để mô tả các hệ
thống phức tạp hơn, nhất là các hệ thống hỗ trợ hình ảnh và âm thanh. Các
thông tin mới chủ yếu được tạo ra bên ngoài máy tính. Lời nói, nhạc, hình ảnh
và phim được chuyển từ dạng Analog (tương tự) sang Digital (số) trước khi
được dùng trong các ứng dụng trong máy tính. Ngược lại, với văn bản, đồ hoạ
và thậm chí phim hoạt hình đều được tạo trên máy tính và vì vậy nó chỉ đáp
ứng những mục tiêu nhất định, không thể mở rộng ứng dụng được.
Một hệ nền máy tính, mạng thông tin hay dụng cụ phần mềm là một hệ đa
phương tiện nếu nó hỗ trợ ứng dụng tương tác cho ít nhất là một trong các

dạng thông tin sau, không kể văn bản và đồ hoạ: âm thanh, hình ảnh tĩnh hoặc
phim video chuyển động.
Tính tương tác của các chương trình truyền thông đa phương tiện
Ngày nay, công nghệ máy tính đã đưa các sản phẩm truyền thông đa
phương tiện trên PC tiến thêm một bước xa hơn. Không giống như sách, phim
hay chương trình truyền hình, máy tính có thể nhận dữ liệu nhập từ người sử
dụng, do vậy nó có thể chứa các sự kiện truyền thông đa phương tiện tương tác
có bao gồm vai trò người sử dụng.
Thuật ngữ tương tác được hiểu là người sử dụng và chương trình phản ứng qua
lại với nhau.
Chương trình liên tục cung cấp cho người sử dụng một tập các lựa chọn để cho
người sử dụng chọn, nhằm điều khiển các hoạt động của chương trình. Và
thậm chí kiểm soát những gì họ thấy và nghe được. Bằng cách nhận vào dữ
liệu nhập vào từ người sử dụng, các phương tiện tương tác tạo ra một vòng lặp
phản hồi, nói chung hoạt động như sau:
· Bắt đầu vòng lặp người sử dụng kích hoạt chương trình tương tác và chọn
thông tin cần xem.
· Chương trình đáp ứng lại bằng cách hiển thị ra cho người sử dụng thông tin
với các lựa chọn.
· Người sử dụng đáp ứng bằng cách chọn một lựa chọn, chẳng hạn như di
chuyển đến một nơi khác trong chương trình hoặc chọn thông tin khác.
· Chương trình đáp ứng với lựa chọn của người sử dụng và thường đưa ra một
tập các tuỳ chọn mới.
· Quá trình tiếp diễn - đôi khi nhịp độ rất nhanh và phức tạp như trong nhiều
trò chơi máy tính, cho tới khi người sử dụng ngừng chương trình.
Như vậy, các chương trình truyền thông đa phương tiện được mô tả là có tính
tương tác nếu chúng nhận dữ liệu nhập từ người sử dụng và cho phép người sử
dụng điều khiển dòng chảy thông tin hoặc hoạt động của chương trình.
Phương tiện mới
Tương tác không chỉ liên quan đến một máy tính và một con chuột. Phương

tiện mới (một thuật ngữ bao gồm tất cả các loại công nghệ truyền thông đa
phương tiện tương tác) có thể kết hợp nhiều công nghệ truyền thông khác nhau
chẳng hạn như truyền hình cáp, các đường dây điện thoại, các mạng riêng,
mạng Internet và các công nghệ khác.
Phương tiện mới được tạo ra như một sự hội tụ nhiều loại công nghệ, cho phép
các cá nhân riêng lẻ cũng như các tổ chức lớn giao tiếp và truyền đạt thông tin
bằng cách sử dụng máy tính và các hệ thống truyền thông.
Phần cốt lõi của phương tiện mới là một khái niệm được gọi là sự hội tụ kỹ
thuật số. Người ta dùng các máy tính để tạo ra các loại thông tin kỹ thuật số
khác nhau, từ loại chỉ thuần là văn bản đến thông tin video. Tất cả những loại
thông tin kỹ thuật số này có thể chuyển đến người sử dụng theo cùng một con
đường - có thể là qua một đĩa CD-ROM, một đường dây truyền hình cáp hay
qua đường vệ tinh. Tha vì phải chuyển tải phim ảnh trong các trong các băng
hình hay băng video, chuyển tải âm nhạc trên các băng nhạc hay đĩa compact
và chuyển tải sách bằng các trang in giờ đây ta có thể chuyển tải các loại thông
tin khác nhau đến các máy tính hay hộp truyền hình cáp với cùng một cách
thức. Do vậy, ta có một tập hợp các thông tin kết hợp với nhau và hội tụ vào
một luồng thông tin kỹ thuật số.
Ðối với người sử dụng, công nghệ này có nghĩa là thông tin truyền thông đa
phương tiện có thể được lưu trữ và chuyển tải theo nhiều cách. Nếu bạn sử
dụng PC, thông tin truyền thông đa phương tiện có thể có trong một đĩa
compact, một đĩa DVD, đĩa cứng, mạng Internet hay một dịch vụ trực tuyến.
Nếu bạn sử dụng các đặc tính thu tín hiệu truyền hình trong Windows 98,
Windows 2000 bạn còn có thể nhận được các thông tin như trên ở dạng thức
chương trình phát hình được chuyển đến màn hình của bạn. Nếu bạn sử dụng
một dịch vụ chẳng hạn như WebTV, bạn có thể sử dụng đồng thời các chương
trình phát hình và thông tin Internet.
Tuỳ theo công nghệ được dùng, một số các sự kiện truyền thông đa phương
tiện là những ứng dụng một người sử dụng và chạy đơn độc chẳng hạn như
một quyển sách tham khảo hay một chương trình dạy học tren CD-ROM. Các

sự kiện khác có thể liên quan nhiều hơn đến một người sử dụng. Ví dụ như các
trò chơi nhiều người có thể được truy xuất thông qua môt mạng cục bộ hay
mạng Internet, các cuộc hội thảo video cho phép những người tham gia nhìn
thấy nhau và chia sẻ dữ liệu trong thời gian thực thông qua đường dây điện
thoại hay các kết nối vệ tinh hoặc các chương trình truyền hình tương tác nhận
các dữ liệu người sử dụng thông qua một Website hay một phòng tán gẫu trên
Web.
Thông tin đa lớp, đa chiều
Các nhà phát triền truyền thông đa phương tiện liên tục cố gắng để tìm ra cách
thức làm cho sản phẩm của họ lôi cuốn người sử dụng hơn cho dù
sản phẩm đó là một trò chơi hành động nhịp độ cao hay một bản hướng dẫn
trên đĩa hoặc một website thương mại điện tử.
Một chiến lược cơ bản trong việc phát triển thông tin truyền thông đa phương
tiện là cung cấp thông tin được sắp thành lớp và thông tin đa chiều.
Yêu cầu này có nghĩa là sản phẩm phải cung cấp cho người sử dụng các mảnh
thông tin một cách đồng thời, chẳng hạn như một hình ảnh 3 chiều đang quay
tròn của một mô tơ, một đoạn âm thanh mô tả các chức năng của nó và các
hộp văn bản hiển thị tạm thời về các thông tin thêm khi người sử dụng trỏ
chuột vào các phần nhất định của hình mô tơ.
Trong một cách thức trình bày đa chiều, người sử dụng có cơ hội để trải
nghiệm các thông tin từ nhiều góc độ khác nhau, ví dụ một người sử dụng nào
đó có thể sẽ chỉ xem phần minh hoạ sống động của một dự án tạo cảnh quan,
trong khi người sử dụng khác sẽ chọn đọc đoạn văn bản mô tả.
Một trong những cách để khiến cho những văn bản thuần và hình ảnh lôi cuốn
người xem là thêm vào các thông tin có yếu tố thời gian chẳng hạn như âm
thanh, hoạt hoạ và video. Tuy nhiên, điều quan trọng là ở chỗ các phương tiện
thông tin bổ sung không chỉ đơn thuần là lặp lại vai trò của các nội dung và
hình ảnh tĩnh. Thực vậy, việc theo dõi một đoạn video chỉ đơn thuần là đọc
các đoạn văn trên màn hình là rất nhàm chán. Nhưng nếu cùng với đoạn văn
bản đó là phần video hiển thị kèm theo để diễn tả thì nội dung phần văn bản sẽ

thú vị hơn rất nhiều.
Ngày càng nhiều các tư liệu giáo dục, bao gồm các cuốn sách giáo khoa, và
sách bách khoa toàn thư đang được phát triển thành các sản phẩm truyền thông
đa phương tiện. Những sản phẩm này có sử dụng âm thanh, hoạt ảnh và đoạn
trích video để làm cho phần nội dung sống động hơn.
Ðiều cơ bản là ta phải biết tập trung vào nội dung của chương trình. Ðó là cái
mà người sử dụng cần. Ví dụ, sức lôi cuốn của một bộ phim hoạt hình chính là
cở cốt truyện hấp dẫn, cách xây dựng nhân vật tốt. Tương tự, các bộ phim
hành động sử dụng công nghệ hoạt ảnh và đồ hoạ máy tính để cải tiến tạo ra
các đối tượng hoặc các môi trường trên màn hình chẳng hạn như chuỗi giấc
mơ trong phim The Matrix (Ma Trận) sẽ kém hấp dẫn nếu cốt truyện tẻ nhạt.
<! [endif] >

Media
Error!
Khái niệm về media
Phân tích theo chiều dài lịch sử việc truyền tải thông tin được phát triển như
thế nào?
 Giọng nói, biểu cảm
 Chữ viết
 Hình vẽ, biểu tượng, tranh vẽ
 Kết hợp: Âm thanh, hình ảnh, văn bản, video,
Khái niệm:
Media là phương tiện qua đó thông tin được nhận biết, diễn đạt, ghi nhớ,
chuyển tải.
Chú ý:
Khái niệm trên chỉ muốn định nghĩa đến media trong lĩnh vục công nghệ thông tin.
Error!
Vấn đề nảy sinh
Con người có thể nhận biết được thông tin thông qua:

 Cảm giác?
 Xúc giác?
 Thính giác?
 Thị giác?
 Kết hợp?
 ?
Con người có thể diễn đạt thông tin thông qua :
 Biểu lộ cử chỉ? (Đây có là 1 cách mã hoá?
Nhưng trong môi trường máy tính ?????
Nên xem phần phân loại dưới đây để rõ thêm.
Phân loại media
Error!
Phân loại media
Dưa vào tiêu chí phân loại khác nhau dẫn đến có nhiều cách phân loại khác nhau.
a. Cách phân loại thứ nhất:
Media được chia thành 5 loại đó là:
 Sự nhận thức (Perception): Là các media cho phép nhận biết thông tin
trong môi trường tin học.
o Ví dụ: Thị giác, thính giác,
 Sự trình bày (Representation): Là các media dùng để biểu diễn hay mã hoá
thông tin.
o Ví dụ:
 Mã hoá văn bản dùng bảng mã ASCII.
 Mã mã JPEG dùng để mã hoá ảnh,
 Vật trình bày (Presentation):Là media của hệ thống cho phép chuyển đổi
giữa sự nhận thức và sự trình bày.
o Ví dụ: Giấy, màn hình, bàn phím,
 Vật lưu trữ (Storage): Là media cho phép lưu trữ thông tin.
o Ví dụ: Ổ đĩa cứng, CD, DVD,
 Vật chuyển tải (Transmission): là các media cho phép chuyển tải thông tin

liên tục.
o Ví dụ: Cáp đồng trục, cáp quang, kênh liên lạc viễn thông,
b. Cách phân loại thứ 2: (Dựa vào yếu tố thời gian)
Media được chia thành 5 loại đó là:
 Media liên tục: Yếu tố thời gian tham gia vào việc truyền đạt ngữ nghĩa của
thông tin. Nếu bỏ qua yêú tố này thì thông tin sẽ không còn đầy đủ ý nghĩa
của nó.
Ví dụ: Phim ảnh, Tiếng nói, âm thanh,
 Media rời rạc:Yếu tố thời gian không tham gia vào việc truyền đạt ngữ
nghĩa của thông tin. Nếu bỏ qua yêú tố này thì cũng không làm mất đi giá trị
của thông tin.
Ví dụ: Văn bản, ảnh tĩnh
Multimedia
Error!
Các hoạt động trước khi tìm hiểu khái niệm
1. Mời các bạn xem những nội dung được cung cấp sau:
a. Một bức ảnh.
b. Một video quảng cảo.
c. Một chương trình truyền hình.
2. Cảm nhận của bạn?
Cảm nhận của bạn có thể về:
Số những nội dung thông tin được cung cấp đồng thời?
Số những thông tin được cung cấp dưới nhiều góc độ khác nhau về cung 1 nội
dung?
Chúng cùng lúc tác động lên bao nhiêu gíc quan của bạn?
Chúng dùng hình thức truyền thông (phân phối) nào?
Thông tin có dễ được tiếp nhận hơn khi nó được biểu đạt bằng nhiều media?

Ảnh
Error!


Chương trình truyền hình Việt Nam
Error!
Bạn hiểu thế nào về khái niệm multimedia?
Sau đây đề nghị bạn tham gia trả lời các câu hỏi, bằng cách điền từ hoặc cụm từ
mà bạn cho là đúng nhất vào ô chữ nhật.

1. Multimedia là việc sử dụng

một loại media vào cùng một thời điểm để chuyển tải thông tin.
2. Multimedia là sự

các phương tiện như văn bản,đồ hoạ, âm thanh, hình ảnh,
Error!
Đặt vấn đề
Ý kiến đánh giá của bạn về quan điểm sau:
1. Trăm hay không bằng tay quen!
2. Trăm nghe không bằng một thấy!
3. Đánh giá của tạp chí:"Computer Technology Reseach-1993"
Con người chỉ có thể biết được 20% những gì họ nhìn thấy;
Con người chỉ có thể biết được 30% những gì họ nghe thấy;
Con người chỉ có thể biết được 50% những gì họ nhìn và nghe thấy;
Nhưng có thể biết tới trên 80% những gì họ vừa nhìn vừa nghe và cùng được
tham gia;
Vậy phải chăng điều đó nói lên giá trị của sự kết hợp nào đó?

Error!
Định nghĩa Multimedia
1. Multimedia là việc sử dụng hơn một loại phương tiện vào cùng một thời điểm để
chyển tại thông tin.

2. Multimedia là sự phối hợp các phương tiện như: Văn bản, đồ hoạ, âm thanh,
hình ảnh, để thực hiện một phiên giao tác giữa con người với các đối tượng
khác thông qua môi trường máy tính, trong đó các phương tiện
được sử dụng có mối quan hệ thống nhất về ngữ nghĩa và vật lý, cho phép con
người tương tác với các đối tượng và phương tiện đó.
Tính đa lớp đa chiều
Error!
Tìm hiểu
Để thấy rõ được tính chất này, đề nghị các bạn cho ý kiến của riêng mình về những
nội dung sau:
1. Khi xem các chương trình truyền hình ngày nay, tại cùng một thời điểm các bạn
tiếp nhận được bao nhiêu luồng thông tin khác nhau. (Giả sử xem chương trình
VTV1 lúc18h45 chương trình thị trường)
2. Hãy xem xét một mô hình thí nghiệm ảo thường dùng trong giáo dục thông qua
các CD. Ví dụ bài thí nghiệm mô phỏng thí nghiệm vật lý lớp 6 về động cơ 3
chiều. Bạn thấy người ta có thể tiếp cận thông tin về cùng một vấn đề nhưng trên
các khía cạnh khác nhau như: Text, âm thanh, video Như vậy các mảnh thông
tin có được cung cấp đồng thời không?
3. Hãy xem xét một số tài liệu như: Sách điển tử, từ điển, Sách bách khoa toàn thư,
Các bạn có thể vừa được đọc thông tin cung cấp bới các dòng văn bản, vừa có
thể nghe tiếng phát âm, hoặc vừa có thể xem minh hoạ hấp dẫn thông qua các đoạn
video hoặc ảnh. Điều này khiến các bạn cảm nhận được rằng thông tin trong các
ứng dụng multimedia được tổ chức theo các lớp?
4. Bạn đã xem một bản đồ số hoá? Bạn cảm nhận được tính đa lớp của các thông
tin trên bản đồ số hoá? Người ta hoàn toàn có thể biểu diễn cùng lúc một lớp hoặc
một số lớp thông tin khác nhau trên bản đồ như: Lớp thông tin về đường biên, lớp
thông tin về địa danh vùng miền, lớp thông tin về tài nguyên rừng, sông, ?
Đây chỉ là một số gợi ý giúp bạn dễ cảm nhận hơn về tính đa lớp đa chiều của các
ứng dụng multimedia. Nếu chưa rõ bạn cùng đừng băn khoăn! Mọi sự sẽ rõ ràng
ngay thôi.

Error!
Nhận xét chung
Các ứng dụng multimedia luôn mang tính đa lớp đa chiều về dữ liệu, về nội dung
trình bày và phương pháp thể hiện. Ngoài việc sử dụng dữ liệu text và ảnh người ta
thường thêm thông tin biểu diễn bằng âm thanh và video (thêm chiều thời gian).
Mục đích: Làm cho các ứng dụng đó lôi cuốn người sử dụng hơn, thân thiện với
người sử dụng hơn, Kích thích được nhiều hơn các giác quan của người sử dụng
trong cùng một thời điểm để cảm nhận vấn đề. Điều lý thú là người dùng có quyền
được trải nghiệm các thông tin từ các góc độ khác nhau. Những vấn đề đó cũng
làm cho người dùng thoả mãn hơn, sáng tạo hơn, khám phá hơn, linh hoạt hơn,
thích ứng dụng hơn,
Tính tương tác
Error!
Tìm hiểu
1. Bạn đã từng lướt qua các cuốn sách điện tử trên mạng hoặc CD? Bạn có cảm
nhận gì về sự giống và khác nhau giữa sách truyền thống và sách điện tử ngày nay?
2. Bạn đã từng tham gia vào một trò chơi giải trí? Bạn thấy người chơi có quyền
gì?
Bạn có thể đánh giá và nhận xét trên một số khái cạnh như:
Người sử dụng và các sản phẩm (sách điện tử, trò chơi, ) có khả năng phản ứng
qua lại với nhau?
Khả năng giao tiếp đơn hay đa chiều?
Khả năng điều hướng trong chương trình?
Khả năng siêu liên kết?

Error!
Khái niệm và đặc trưng tương tác
Sự tương tác ở đây có thể hiểu là phản ứng qua lại giữa người sử dụng và chương
trình.
Sự tương tác có thể thấy qua khía cạnh:

 Người sử dụng có thể lựa chọn giải pháp.
 Người sử dụng có thể điều khiển dòng chảy thông tin và hoạt động
của chương trình.
 Chương trình cung cấp khả năng điều hướng, siêu liên kết.
Đa số các sản phẩm multimedia đều có tính chất tương tác.
Các chuẩn multimedia thông dụng
Error!
Nội dung nghiên cứu
1. Định nghĩa về chuẩn.
2. Sự khác biệt giữa chuẩn và đặc tả.
3. Tại sao cần có chuẩn và sự quan trọng của nó.
4. Một số khía cạnh về chuẩn.
5. Giới thiệu một số chuẩn thông dụng trong multimedia
Một biểu tượng mô tả chuẩn! >
Các bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề này thông qua việc tìm kiếm thông tin
trên mạng bằng cách dùng một hệ thống tìm kiếm mà bạn biết băng một trong các
từ khoá tìm kiếm chẳng hạn như: standard, Scomr, ims, mpeg,

Định nghĩa
Error!
Định nghĩa về chuẩn
 Định nghĩa của ISO:
"Chuẩn là các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu chí
chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn,
hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm,
quá trình, và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng".
 Các ví dụ:
o Ví dụ 1: Xin nói về chuẩn được dùng rộng rãi trên thế giới là LEGO.
 Với các đối tượng LEGO bạn có thể xây dựng mọi thư bạn
muốn. Thậm chí có các đối tượng với kích cỡ khác nhau và

màu khác nhau, chúng đều khớp với nhau và chúng có thể được
kết hợp lại theo mọi cách vì các đối tượng tuân theo các luật
nhất định.
 Trẻ em vẫn thích chơi với nó vì khả năng tạo ra các hình thù
mới không bị hạn chế.
<! [if !vml] >
o Ví dụ 2: Xin nói về Internet.
 Chúng ta có thể trao đổi thông tin trên mạng chính là nhờ
chuẩn. Internet bao gồm các chuẩn được công nhận bởi IEEE.
Các chuẩn quan trọng nhất trong Internet là:
 HTTP (Hypertext Transfer Language)
 HTML (Hypertext Markup Language)
 FTP (File Trans Prototol)
 SMTP ()
 TCP/IP (Tran Coltrol Protocol/)
<! [endif] >

So sánh chuẩn và đăc tả
Error!
Sự khác biệt giữa chuẩn và đặc tả
- Chuẩn (Standard).
- Đăc tả (Specification)
- Tổ chức IEEE giải thích sự khác biệt như sau:
 Đặc tả được phát triển bởi các uỷ ban không được công nhận bởi thế
giới. Một vài ví dụ về các uỷ ban nổi tiếng như: IEFT (Internet Engineering
Task Force), W3C (World Wide Web Consortium), OMG (Object
Management Group).
 Chuẩn là một đặc tả được phát triển và công nhận bởi các uỷ ban chuẩn
được công nhận trên thế giới. Các tổ chức mà thực hiện công việc kiểu
như thế này được gọi là Standards Development Organization (SDO). Ví dụ

về các uỷ ban này là: IEEE, ISO, IEC, ITU, ANSI, BSI, CSA, JIS, DIN, và
CEN.
- Có thể tóm tắt sự khác biệt như bảng dưới đây:

Đặc tả


Chuẩn


Tiến triển nhanh Tiến triển chậm
Mang tính thử nghiệm Là kết luận cuối cùng
Quy mô rộng Quy mô hẹp
Tham khảo ý kiến của ít người
Tham kh
ảo ý kiến của nhiều
người

- Cần hiểu sự khác biệt này để có thể nhận thức được sự khó khăn của toàn bộ quá
trình chuẩn hoá. Để thiết lập một chuẩn từ ban đầu có thể sẽ mất 10 năm.
Vai trò
Error!
Tại sao chuẩn là quan trọng
Bạn có thể thấy vai trò quan trọng của chuẩn bằng cách đặt vấn đề ngược lại, nếu
không có chuẩn?
Các lí do sau đây tuy có đánh giá trên khía cạnh nhỏ e-Learning nhưng hoàn toàn
nó không làm mất đi ý nghĩa thực tiễn của nó.
Các ý kiến này được đưa ra dựa vào phát biểu của Wayne Hodgins tại TechLearn.
1. Tính truy cập được (Accessibility): nếu chúng ta sử dụng các hệ thống các
chương trình, các thiết bị, tuân theo chuẩn thì rất dễ sử dụng nội dung ở mọi nơi

bằng cách sử dụng trình duyệt (browser). Ngay cả các chuẩn không liên quan đến
e-Learning như HTTP cũng giúp cho việc truy cập thông tin dễ dàng hơn nhiều

2. Tính khả chuyển (Interoperability): không những chúng ta có khả năng truy cập
nội dung từ mọi nơi mà thậm chí không phụ thuộc vào các công cụ chúng ta dùng
tại nơi đó. Do đó, chúng ta có thể sử dụng các LMS khác nhau để truy cập vào
cùng nội dung. Và ngược lại, với một LMS có thể sử dụng nhiều nội dung tạo bởi
các công cụ khác nhau

3. Tính thích ứng (Adaptability): các chuẩn cũng giúp việc đưa ra các nội dung học
tập phù hợp với từng cá nhân. Một ví dụ là meta-data. Nếu chúng ta sử dụng
meta-data giống nhau để mô tả nội dung thì có thể xác định chính xác những gì
một học viên cần. Một LMS/LCMS hiểu meta-data sẽ có khả năng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×