Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

thực trạng đào tạo liên tục của bác sĩ và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình dương năm 2022 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 98 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>HÀ NỘI - 2023 </b>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tên tôi là Mai Hàn Giang, học viên lớp Cao Học khoá 10 của trường Đại học Thăng Long, chuyên ngành Quản Lý Bệnh Viện, xin cam đoan:

Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Chương và thầy Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Trần Như Ngun.

Cơng trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam và thế giới.

Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.

Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

<i>Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023 </i>

<b>Tác giả luận văn </b>

<b>Mai Hàn Giang </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy, cô giáo trường đại học Thăng Long đã giảng dạy và truyền thụ kiến thức để tơi có thể hồn thành tốt chương trình học tập. Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Chương, Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Như Nguyên, những người thầy đầy nhiệt huyết và tận tụy đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi từ suốt quá trình xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương cũng như trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, hồn thành luận án.

Tơi xin cảm ơn Lãnh Đạo Bệnh Viện đa khoa tỉnh Bình Dương đã đồng ý cho tôi được triển khai nghiên cứu này tại bệnh viện, xin cảm ơn lãnh đạo các phòng chức năng, các khoa lâm sàng và anh chị đồng nghiệp ở đây đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích hỗ trợ cho nghiên cứu này. Xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp là bác sĩ đã tự nguyện đồng ý tham gia cung cấp thông tin cho nghiên cứu. Xin cảm ơn cộng tác viên hỗ trợ thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu giúp tơi trong quá trình nghiên cứu.

Xin được cảm ơn các bạn bè trong lớp đã khuyến khích giúp đỡ tơi vượt qua khó khăn, được gặp mặt làm quen và học tập cùng các bạn đối với tôi thực sự là một niềm vui. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với ba mẹ, người bạn đời, người thân trong gia đình, những người lặng lẽ ln dõi theo từng bước đi của tơi, ln có mặt đúng lúc mỗi khi tôi cần.

<i>Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023 </i>

<b>Tác giả luận văn </b>

<b>Mai Hàn Giang </b>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>

CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức

CME Continuing medical education (Đào tạo y khoa liên tục) CPD Continuing professional delopement (Phát triển nghề nghiệp) ĐTNC Đối tượng nghiên cứu

ĐTLT Đào tạo liên tục GDSK Giáo dục sức khỏe

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1.1. Một số khái niệm, định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu ... 11

1.2. Một số văn bản, quy định về đào tạo liên tục ... 13

1.3. Thực trạng đào tạo liên tục trên thế giới và Việt Nam ... 17

1.4. Một số yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục ... 22

1.5. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương ... 28

1.6. Khung lý thuyết ... 31

<b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 32 </b>

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 32

2.2. Đối tượng nghiên cứu ... 32

2.3. Thiết kế nghiên cứu ... 33

2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu ... 33

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu: ... 34

2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ... 35

2.7. Phương pháp thu thập ... 39

2.8. Sai số và khống chế sai số ... 40

2.9. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá ... 40

2.10. Xử lý và phân tích số liệu ... 41

2.11. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ... 41

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 43 </b>

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ... 43

3.2. Thực trạng đào tạo liên tục cho Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương ... 45

3.3. Yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục cho Bác sĩ tại bệnh viện ... 49

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTLT khi tổ chức tại bệnh viện ... 53

<b>Chương 4. BÀN LUẬN ... 63 </b>

4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ... 63

4.2. Thực trạng về đào tạo liên tục cho bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương ... 67

4.3. Yếu tố liên quan đào tạo liên tục của bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương ... 72

4.4. Bàn luận về yếu tố chính sách của Bệnh viện và mong đợi của bác sĩ trong đào tạo liên tục ... 73

4.5. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ... 77

1. Với Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ... 81

2. Với bác sĩ và Lãnh đạo các khoa, phòng ... 81

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 2.1. Bảng mô tả kỹ thuật và đối tượng, số lượng phỏng vấn định tính ... 34

Bảng 2.2. Các biến số và chỉ số kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu ... 35

Bảng 2.3. Phân bố số lượng bác sĩ tham gia nghiên cứu tại các khoa, phòng ... 39

Bảng 3.1. Thông tin nhân khẩu học của bác sĩ tại bệnh viện (n = 218) ... 43

Bảng 3.2. Thông tin trình độ và chức danh của bác sĩ tại bệnh viện (n = 218) ... 43

Bảng 3.3. Thông tin chung về công việc của bác sĩ tại bệnh viện (n = 218) ... 44

Bảng 3.4. Thời gian công tác tại bệnh viện của đối tượng bác sĩ (n = 218) ... 44

Bảng 3.5. Thông tin về thực hiện ĐTLT tại bệnh viện (n = 218) ... 45

Bảng 3.6. Trung bình số lượt đào tạo liên tục cho Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đã tham gia (n = 218) ... 45

Bảng 3.7. Phân bố đặc điểm loại hình khóa đào tạo liên tục cho Bác sĩ tại Bệnh viện năm 2023 (n = 218) ... 46

Bảng 3.8. Đánh giá của các bác sĩ về chất lượng khóa học đã tham gia (n = 197) ... 46

Bảng 3.9. Điểm đánh giá trung bình của các bác sĩ về chất lượng khóa học đã tham gia (n = 197) ... 47

Bảng 3.10. Những khó khăn của bác sĩ trong cơng tác hàng ngày (n = 218) ... 47

Bảng 3.11. Tham gia đào tạo liên tục là qui định của thông tư 22/2013/TT-BYT và thông tư 26/2020/TT-BYT (n = 218) ... 48

Bảng 3.12. Nguồn thông tin tiếp nhận qui định của thông tư 22/2013/TT-BYT và thông tư 26/2020/TT-BYT (n = 218) ... 48

Bảng 3.13. Hiểu biết về những qui định cơ bản của thông tư 22/2013/TT-BYT và thông tư 26/2020/TT-BYT (n = 218) ... 48

Bảng 3.14. Liên quan giữa đặc tính xã hội, nghề nghiệp với thực trạng đào tạo liên tục của bác sĩ ... 49

Bảng 3.16. Liên quan giữa khó khăn trong thiếu kỹ năng với đào tạo liên tục của bác sĩ ... 51

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bảng 3.17. Liên quan giữa khó khăn trong thiếu trang thiết bị với đào tạo liên tục của bác sĩ ... 51 Bảng 3.18. Liên quan giữa khó khăn trong thiếu thuốc với đào tạo liên tục của bác sĩ ... 52 Bảng 3.19. Liên quan giữa khó khăn trong thiếu tài liệu chuyên môn với đào tạo liên tục của bác sĩ ... 52 Bảng 3.19. Liên quan giữa khó khăn trong thiếu thời gian với đào tạo liên tục của bác sĩ ... 52 Bảng 3.20. Liên quan giữa khó khăn trong thiếu các yếu tố khác với đào tạo liên tục của bác sĩ ... 53 Bảng 3.21. Nhu cầu về nội dung cần được đào tạo trong thời gian tới ... 57 Bảng 3.23. Liên quan giữa đặc tính xã hội, nghề nghiệp với nhu cầu đào tạo chuyên môn trong đào tạo liên tục của bác sĩ ... 58 Bảng 3.24. Liên quan giữa đặc tính xã hội, nghề nghiệp với nhu cầu đào tạo quản lý trong đào tạo liên tục của bác sĩ ... 59 Bảng 3.25. Liên quan giữa đặc tính xã hội, nghề nghiệp với nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm trong đào tạo liên tục của bác sĩ ... 61

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC HỘP (BOX) KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH </b>

Hộp (box) 1: Đánh giá đào tạo liên tục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ... 53 Hộp (box) 2: Yếu tố thuận lợi trong chủ trương tổ chức đào tạo liên tục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ... 54 Hộp (box) 3: Yếu tố thuận lợi trong đăng ký lĩnh vực muốn được đào tạo liên tục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ... 54 Hộp (box) 4: Yếu tố khó khăn trong tổ chức đào tạo liên tục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ... 55 Hộp (box) 5: Yếu tố khó khăn trong kinh phí đào tạo liên tục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ... 55 Hộp (box) 6: Yếu tố khó khăn trong giảng viên tại chỗ phục vụ cho đào tạo liên tục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ... 55 Hộp (box) 7: Yếu tố khó khăn trong các yêu cầu tổ chức, hành chính cho đào tạo liên tục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ... 55 Hộp (box) 8: Định hướng về chuyên môn đào tạo liên tục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ... 56 Hộp (box) 9: Định hướng cách thức tổ chức đào tạo cán bộ tại chỗ phục vụ đào tạo liên tục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ... 56 Hộp (box) 10: Định hướng nguồn kinh phí đào tạo cán bộ tại chỗ phục vụ đào tạo liên tục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ... 57 Hộp (box) 11: Định hướng nguồn về các yếu tố khác hỗ trợ đào tạo cán bộ tại chỗ phục vụ đào tạo liên tục tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương ... 57 Hộp (box) 12: Ý kiến về mong mỏi trong việc ĐTLT theo ý kiến cá nhân ... 62

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Hiện nay, với sự phát triển một cách nhanh chóng của các ngành khoa học kỹ thuật thì nhu cầu được cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên môn cùng các kỹ năng làm việc cho lực lượng lao động ngày càng trở nên quan trọng. Đặc biệt đối với lĩnh vực y tế là một ngành có những đặc thù riêng, nhiệm vụ của cán bộ y tế (CBYT) gắn liền với sức khỏe tính mạng con người. Do vậy, việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới, hạn chế tối thiểu những sai sót chun mơn là nhiệm vụ bắt buộc với mọi cán bộ y tế [4].

Trên thế giới, đào tạo y khoa liên tục luôn gắn với lịch sử ra đời và phát triển của ngành y. Năm 1988 với sự phối hợp của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Liên đoàn Giáo dục y học Thế giới (World Federation for Medical Education-WFME) đã xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế trong giáo dục y học với mục tiêu chung là cung cấp được một số chính sách cho việc nâng cao chất lượng trong giáo dục y học. Bộ tiêu chuẩn quốc tế của WHO và WFME gồm có ba tập bao gồm cả ba giai đoạn của q trình đào tạo y học, trong đó có đào tạo liên tục (ĐTLT)/Phát triển nghề nghiệp liên tục. Bộ tiêu chuẩn quốc tế này đã được ra Hội nghị toàn cầu về giáo dục y học tại Cophenhaghen (2003) và đã được chính thức thơng qua, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và sử dụng tại nhiều nước [33].

Tại các nước Châu Âu, nơi có nền y học phát triển, một cuộc khảo sát trên 18 quốc gia đã minh họa sự đa dạng của các hệ thống đạo tạo y khoa liên tục. Hà Lan có một hệ thống tái chứng nhận theo luật định, nhưng một số quốc gia khác bao gồm cả Anh và Ireland cán bộ y tế được phân loại và xem xét để giới thiệu đào tạo lại bắt buộc hoặc tái cấp chứng nhận hành nghề. Các nước khác nhau có cách tính chu kỳ đào tạo khác nhau, cứ hai năm, ba năm hoặc năm năm, và số tín chỉ yêu cầu dao động từ 50 đến 100. Các nước khác đang xem xét giới thiệu một hệ thống dựa trên giờ, nhưng vẫn còn nhiều tranh luận về việc hệ thống tích lũy giờ hoạt động giáo dục là thước đo giá trị của hoạt động đó. Có sự cơng nhận lẫn

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nhau về CME và phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) giữa các nước thuộc liên minh Châu Âu và các nước Bắc Mỹ trong đó có Hoa Kỳ [33], [51].

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 22/2013/TT-BYT và thông tư 26/2020/TT-BYT (sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 22/2013/TT-BYT ) về hướng dẫn ĐTLT cho CBYT. Theo đó, Thơng tư này quy định rõ CBYT đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia ĐTLT tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp [9],[13]. Theo Bộ Y tế đến nay Việt Nam tuy bước đầu đã hình thành hệ thống đào tạo liên tục nhưng chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ khiến cho việc triển khai thực hiện ĐTLT gặp nhiều khó khăn[16].

Bệnh viện viện Đa khoa tỉnh Bình Dương là bệnh viện đa khoa hạng I, với quy mô 1500 giường bệnh, là tuyến điều trị cao nhất của tỉnh, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và có 346 bác sĩ [2]. Mặc dù bệnh viện đã thực hiện đúng theo hướng dẫn của BYT đã có mã ĐTLT C61.01, với nhiều chương trình ĐTLT đã được phê duyệt dành cho bác sĩ,…Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là nếu sắp xếp được các đối tượng Bác sĩ ở các khoa/phịng khác nhau thì cần đào tạo những nội dung gì? Nội dung đó đáp ứng yêu cầu không? Thời gian đào tạo liên tục đảm bảo được chưa? Công tác tổ chức đào tạo liên tục được quan tâm như thế nào? Nguồn nhân lực để thực hiện đào tạo liên tục tại chỗ cho Bác sĩ thiếu đủ ra sao? Vậy mà đến nay, chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng ĐTLT cho Bác sĩ bệnh viện một cách đầy đủ và có hệ thống. Từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

<i>“Thực trạng đào tạo liên tục của Bác sĩ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2022-2023” nhằm những mục tiêu sau: </i>

1. Mô tả thực trạng đào tạo liên tục của Bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2022-2023.

2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục của Bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2022-2023.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<b>1.1. Một số khái niệm, định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu 1.1.1. Đào tạo liên tục trong ngành Y tế </b>

Đào tạo liên tục không phải là một khái niệm mới tại Việt Nam, khái niệm này đã xuất hiện trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh và rất nhiều các văn bản quản lý cũng như những tài liệu hướng dẫn quản lý do Bộ Y tế ban hành. Đào tạo liên tục bao gồm các hoạt động giáo dục được cung cấp để duy trì, phát triển, nâng cao kiến thức, kỹ năng, hiệu suất làm việc và tác nghiệp của nhân viên y tế để cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh, cộng đồng hoặc nhằm tăng cường sự chuyên nghiệp. Nội dung của đào tạo liên tục là tổng thể của kiến thức và kỹ năng được công nhận về y học, những tiêu chuẩn về thực hành lâm sàng và cung cấp sức khỏe cho cộng đồng. Nghĩa rộng hơn của ĐTLT là bao gồm tất cả các hoạt động giáo dục thường xuyên nhằm hỗ trợ nhân viên y tế để hành nghề một cách có hiệu quả hơn [10].

Đào tạo liên tục (Continuing Medical Education được viết tắt là CME) là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục; phát triển nghề nghiệp liên tục; đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc gia [9].

Phát triển nghề nghiệp liên tục (Continuing Professional Development viết tắt là CPD): Tiếp tục phát triển chun mơn (CPD) liên quan đến việc duy trì và nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến các hoạt động nghề nghiệp của bạn sau khi hoàn thành khóa đào tạo chính thức. Cũng quan trọng khơng kém, nó liên quan đến việc phát triển những phẩm chất cá nhân cần có để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và kỹ thuật trong suốt cuộc đời của một chuyên gia. Cả kỹ năng kỹ thuật và phi kỹ thuật cần được phát triển [17].

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Ngày nay nhằm thay đổi thái độ của cán bộ y tế, tổ chức y tế thế giới đã đưa ra thuật ngữ phát triển nghề nghiệp liên tục (Continuing Professional Development viết tắt là CPD) và được sử dụng rộng rãi tại các nước Âu, Mỹ. Ngoài các nội dung giống như của CME, CPD còn bao gồm cả các phương pháp học tập khác ngồi hình thức nghe giảng và ghi chép là các hình thức tự học và tự phát triển của từng cá nhân. Phát triển nghề nghiệp liên tục đề cập việc cán bộ y tế sau khi đã hoàn thành giai đoạn đào tạo cơ sở, sẽ học tập trong suốt cuộc đời làm việc của mỗi người để cập nhật kiến thức, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, các dịch vụ y tế. CPD được xây dựng dựa trên nhu cầu chuyên môn của cán bộ y tế đồng thời cũng là giải pháp chính để cải thiện chất lượng. Khác với đào tạo chính quy hay đào tạo sau đại học được thực hiện theo các quy định và quy tắc cụ thể thì CPD lại chủ yếu là các hoạt động học tập trên cơ sở định hướng cá nhân và thực hành để thúc đẩy nâng cao năng lực nghề, nhằm duy trì và nâng cao năng lực từng cá thể để đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng của người bệnh và của hệ thống y tế. Trên thực tế hiện nay ở nước ta đang đồng nhất giữa CPD và CME [10].

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

hạng : Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện đa khoa hạng I, bệnh viện đa khoa hạng II, bệnh viện đa khoa hạng III [6].

<b>1.1.4. Nhu cầu đào tạo </b>

Nhu cầu đào tạo không phải chỉ đơn thuần là nhu cầu của bản thân người cán bộ y tế mà nó cịn là nhu cầu, trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức hay cá nhân sử dụng nguồn nhân lực y tế. Nếu một đơn vị y tế chỉ trơng chờ vào trình độ chun mơn hiện có của đội ngũ nhân viên mà khơng có kế hoạch và biện pháp đào tạo, bồi dưỡng liên tục nguồn nhân lực của mình thì khó có thể phát triển được đơn vị, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân [10].

<b>1.1.5. Xác định nhu cầu đào tạo </b>

Xác định nhu cầu đào tạo nhằm phát hiện chính xác những vấn đề cần đào tạo, đối tượng nhân viên y tế cần được đào tạo và kiểu đào tạo nào sẽ giúp giải quyết được các vấn đề sức khỏe của nhân dân, xác định nhu cầu đào tạo là bước đầu tiên trong quy trình đào tạo, nó được tiến hành trước khi lập kế hoạch đào tạo [10],[20],[47].

<b>1.2. Một số văn bản, quy định về đào tạo liên tục 1.2.1. Các Quy định của Bộ Y tế về đào tạo liên tục </b>

Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đào tạo liên tục trong ngành y tế, ngay từ khi chưa có luật khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2008 về “Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế” bước đầu triển khai khá rộng rãi [7]. Sau khi luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực, năm 2013 Bộ Y tế đã điều chỉnh nâng cấp tiếp tục chủ trương này để thực hiện một số điều của luật khám bệnh, chữa bệnh. Ngày 09 tháng 8 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 22/2013/TT-BYT về “Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế” thay thế Thông tư 07/2008/TT-BYT [9] và ngày 28 tháng 12 năm 2020 ban hành thêm thông tư 26/2020/TT-BYT để sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 22/2013/TT-BYT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Một số nội dung cơ bản của thông tư số 22/2013/TT-BYT về việc tổ chức hệ thống đào tạo liên tục, trước khi các thơng tư này ra đời thì việc đào tạo liên tục chủ yếu do các trường y tế đảm nhận. Thực tế cho thấy cán bộ y tế được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tại chỗ sát với nhu cầu công việc hàng ngày sẽ hiệu quả hơn. Vì vậy Bộ Y tế chỉ rõ: các Sở Y tế, bệnh viện, viện nghiên cứu trung ương cùng với các trường phải tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Đến nay mạng lưới các cơ sở đào tạo liên tục đã được hình thành trên toàn quốc và được cấp mã số đào tạo liên tục. Theo Điều 10 của thông tư 22 mã số đào tạo liên tục bao gồm:

Mã A: Các trường y tế tổ chức các khóa đào tạo liên tục tương ứng với chương trình chính quy mà trường đang đào tạo.

Mã B: Các bệnh viện, các viện nghiên cứu, các cơ sở y tế được giao nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, tổ chức đào tạo theo nhiệm vụ.

Mã C: Các Sở Y tế tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ y tế mà Sở Y tế đang quản lý hành nghề trên địa bàn.

Việc tổ chức hệ thống đào tạo liên tục cũng được BYT hướng dẫn. Đến nay, nhiều bệnh viện trung ương, nhiều Sở Y tế các tỉnh đã thực hiện thành công: Các Sở Y tế đồng bằng Sơng Hồng, thành phố Hồ Chí Minh và Sở Y tế của 8 tỉnh duyên hải Nam trung bộ là những tỉnh đã sớm hoàn thiện việc tổ chức hệ thống này [18].

<i><b>Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi </b></i>

Đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ được xác định là tất cả các hoạt động nhằm bù đắp những thiếu hụt và bổ sung, nâng cao kỹ năng, kiến thức, thái độ cho cán bộ y tế nói chung, để người cán bộ y tế có thể hồn thành tốt nhiệm vụ của mình. Hình thức đào tạo cho cán bộ y tế rất phong phú có thể là: tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngồi nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận. Thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo [9].

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b>Thời gian đào tạo liên tục </b></i>

Theo Thông tư 22/2013/TT-BYT, Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế thì cán bộ y tế là công chức, viên chức, người đang làm chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ sở y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp. Những cán bộ y tế khơng tham gia chun mơn, nghiệp vụ có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối thiểu 12 tiết học. Cán bộ y tế tham gia các hình thức đào tạo liên tục khác nhau được cộng dồn để tính thời gian đào tạo liên tục [14]. Hàng năm bệnh viện xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo định hướng cho cán bộ y tế mới được tuyển dụng. Cán bộ y tế được đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên tục, bảo đảm thời gian học tập tối thiểu 24 giờ theo quy định tại thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế [9].

<b>1.2.2. Luật khám bệnh, chữa bệnh với công tác đào tạo liên tục </b>

Đào tạo y khoa là đào tạo đặc biệt: Nghề y có đặc thù quan trọng do gắn liền với tính mạng và sức khỏe con người; việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới, hạn chế tối thiểu những sai sót chun mơn là một nhiệm vụ bắt buộc với mọi người hành nghề y. Ở nước ta, ĐTLT nhân lực y tế đã được triển khai thơng qua các hình thức ban đầu như tập huấn chuyên môn, chỉ đạo tuyến [14]. Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị khóa IX đã chỉ rõ “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” [4]. Trong ngành y tế do nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo y khoa là đặc biệt, đặc thù nên luật khám bệnh, chữa bệnh đã có nhiều quy định liên quan đến công tác đào tạo nghề nghiệp cụ thể [15].

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i><b>Các điều luật liên quan đến công tác đào tạo liên tục </b></i>

Điều 20. Điều kiện để người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được cấp lại chứng chỉ hành nghề là phải có giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục [37].

Điều 29. Bộ trưởng Bộ Y tế, giám đốc Sở Y tế sẽ thu hồi chứng chỉ hành nghề với người không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 2 năm liên tiếp [37].

Điều 33. Quyền của người hành nghề: Được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp, được tham gia bồi dưỡng trao đổi thông tin về chuyên môn và kiến thức pháp luật y tế [37].

Điều 37. Nghĩa vụ của người hành nghề: Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa, liên tục nâng cao trình độ chun mơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế [37].

<b>1.2.3. Quản lý công tác đào tạo liên tục </b>

Thông tư 22/2013/TT-BYT, Bộ Y tế thống nhất việc quản lý công tác đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế trên toàn quốc và giao cho Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo làm đầu mối hướng dẫn chỉ đạo, quy định Sở Y tế có trách nhiệm quản lý đào tạo liên tục của địa phương và là đầu mối tổ chức Quản lý công tác đào tạo cho cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý, quản lý chương trình, tài liệu, chứng chỉ, cơ sở dữ liệu, hồ sơ. Quy định các cơ sở đào tạo liên tục có trách nhiệm: Tổ chức, quản lý và triển khai công tác đào tạo liên tục của đơn vị, quản lý chương trình, tài liệu, hồ sơ, chứng chỉ [9].

Thông tư cũng quy định các cơ sở đào tạo liên tục có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục hàng năm và 5 năm của đơn vị. Sau khi kế hoạch đào tạo liên tục hàng năm của đơn vị được phê duyệt cơ sở đào tạo liên tục tiến hành triển khai các khóa đào tạo liên tục theo trình tự thủ tục quy định chặt chẽ tại điều 15 của thông tư [9].

Bộ Y tế quản lý những khóa học ở tuyến trung ương và những khóa học liên quan đến nhiều cở sở y tế, những khóa học có kiến thức, kỹ thuật, thủ thuật

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

thuộc lĩnh vực y học mới, lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam. Các cơ sở y tế trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn thuộc lĩnh vực, nhiệm vụ được giao [9].

Các bệnh viện là cơ sở ĐTLT phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, chuẩn bị tốt chương trình, tài liệu, đội ngũ giảng viên trợ giảng, cơ sở vật chất, học liệu và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc triển khai khóa học có chất lượng đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, báo cáo định kỳ về cơ quan quản lý cấp trên [9].

Trong điều 15 thông tư 22/2013/TT-BYT cũng chỉ rõ trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý đào tạo liên tục ở mỗi bệnh viện cần có:

+ Cán bộ làm công tác tổ chức và quản lý đào tạo liên tục. + Tổ chức triển khai các khóa đào tạo liên tục.

+ Quản lý, lưu trữ chương trình, tài liệu các khóa đào tạo liên tục. + Quản lý hồ sơ khóa học.

+ Quản lý và cấp chứng chỉ ĐTLT theo quy định.

<b>1.3. Thực trạng đào tạo liên tục trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Thực trạng đào tạo liên tục trên thế giới </b>

Đào tạo liên tục là hình thức học tập rất phát triển trên thế giới đặc biệt trong ngành y tế, để hành nghề một cách hiệu quả trong suốt cuộc đời, người cán bộ y tế phải được cập nhật những thông tin mới nhất về kỹ năng lâm sàng, kiến thức lý thuyết và tổ chức triển khai công việc, về đạo đức y học, giảng dạy, nghiên cứu và quản lý. Công tác đào tạo liên tục nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng của hệ thống chăm sóc y tế ngày càng trở nên quan trọng, người thầy thuốc cần phải học tập suốt đời. Vì vậy, từ năm 1984, liên đoàn giáo dục y học thế giới (WFME) đã triển khai rộng rãi chương trình hợp tác quốc tế nhằm thay đổi nhận thức về giáo dục y học với Tun ngơn Edinburgh năm 1988 “Tun ngơn đó đã được xác lập phương hướng cho giáo dục nhằm nâng cao sức khỏe và hạnh phúc của loài người”. Các khuyến nghị của hội nghị thượng đỉnh và giáo dục y học năm 1993 và Nghị quyết của Đại hội đồng y học thế giới năm 1995

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

với chủ đề: Thay đổi nhận thức về giáo dục y học và thực hành y học vì sức khỏe mọi người [21].

Năm 1988, trong Tuyên ngôn Edinburgh về thay đổi hệ thống giáo dục y học có nhấn mạnh về công tác ĐTLT y học cho cán bộ y tế (CME), tuyên ngôn đã đề ra 12 điều cải cách trong đó cũng có nhấn mạnh đến cơng tác ĐTLT y học “Giáo dục y học liên tục”. Năm 1993, Hội nghị thượng đỉnh Giáo dục y học đưa ra khuyến nghị về ĐTLT “Giáo dục y học liên tục và học tập suốt đời” [16] cho cán bộ y tế. Trên cơ sở khuyến cáo của tuyên ngôn Edinburgh, các nước trên thế giới đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm thay đổi y học nói chung và ĐTLT nói riêng, nước ta cũng nhờ đó có được sự giúp đỡ của WHO trong công tác đào tạo giáo viên y học và những lớp học ngắn hạn về chuyên môn trong những năm cuối thế kỷ 20. Hai tác giả Martin Luchtefekl và Therese G. Kerwel sau khi xem xét 105 nghiên cứu về CME đã chỉ ra phần lớn các nghiên cứu cho CME có hiệu quả tích cực cho việc cải thiện kiến thức, thực hành, kỹ năng tâm lý và CME là hình thức đào tạo thực hành tốt nhất. Liên quan đến đối tượng học nghiên cứu chỉ ra rằng việc học tập của đối tượng tham gia CME là chủ động học tập và thực hành có chú ý. Theo nghiên cứu CME trong tương lai cần đánh giá nhu cầu người học và thực hiện đánh giá kết quả đào tạo [60].

Nghiên cứu của Kirk J. Amstrong và Thomas G.weidner chỉ ra rằng hoạt động đào tạo liên tục chính thức hay khơng chính thức đều mang lại sự cải thiện về kiến thức và kết quả chăm sóc sức khỏe người bệnh. Các đối tượng nghiên cứu hồn thành việc đào tạo liên tục khơng chính thức nhiều hơn. Điều đó cho thấy hoạt động đào tạo liên tục là hiệu quả và mang lại lợi ích [58].

Nghiên cứu của Julie K.Gaines, thuộc Hội đồng kiểm định đào tạo liên tục y khoa Hoa Kỳ, đánh giá tổng quan 31 cơng trình nghiên cứu về hiệu quả của ĐTLT (Giai đoạn 1977-2002) đưa ra các kết luận sau: ĐTLT cải thiện hiệu suất của bác sĩ và kết quả chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân; ĐTLT có một tác động đáng tin cậy tích cực hơn về hiệu suất của bác sĩ so với kết quả cải thiện sức

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

người bệnh; ĐTLT dẫn đến cải tiến lớn hơn trong hoạt động của bác sĩ và bệnh nhân [57].

Năm 2009, tác giả Lyn Dyson và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá nhu cầu ĐTLT của các điều dưỡng tại bộ phận chăm sóc bệnh cấp tính của 02 bệnh viện khu vực thành thị ở New Zealand. Nghiên cứu thực hiện trên 563 điều dưỡng viên và 101 điều dưỡng viên chính/cao cấp với bộ câu hỏi tự điền khuyết danh. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu đào tạo về hoạt động chăm sóc người bệnh trực tiếp cao hơn nhu cầu về hoạt động làm việc nhóm, các vấn đề khác liên quan đến nghề nghiệp như: kỹ năng đánh giá về yếu tố liên quan đến lối sống và sức khỏe gia đình, thiết lập mối quan hệ với người bệnh [47].

Với mục tiêu nghiên cứu về quan niệm, nhu cầu ĐTLT và các yếu tố tạo động lực với ĐTLT, đồng thời xác định các rào cản mà các điều dưỡng phải đối mặt trong q trình hồn thành chương trình ĐTLT để đáp ứng tốt nhu cầu học tập của họ, năm 2014 tác giả Chunping Ni và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên 2.727 điều dưỡng tại 10 bệnh viện ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trên 92,2% điều dưỡng nhận biết được ý nghĩa của việc ĐTLT; 97,3 % điều dưỡng đã tham dự các chương trình ĐTLT trong 12 tháng gần đây. Thời gian dành cho các hoạt động ĐTLT điều dưỡng mong muốn trung bình là 05 ngày, và mỗi hoạt động ĐTLT nên diễn ra trong khoảng 02 giờ [53].

Tác giả Mei Chan Chong và cộng sự tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang, mô tả thực hành của điều dưỡng ở thời điểm điều tra và nhu cầu ĐTLT (CPE) nói chung tại các bệnh viện cơng và phịng khám ở Malaysia năm 2013. Nghiên cứu tiến hành trên 792 điều dưỡng với phương pháp chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn, có sử dụng bảng hỏi tự điền. Nghiên cứu cho thấy, các điều dưỡng đều nhận thức được tầm quan trọng của ĐTLT đối với sự phát triển nghề nghiệp của họ; 80 % điều dưỡng đã tham gia các khóa ĐTLT trong 12 tháng qua; hình thức ĐTLT phổ biến nhất là hội thảo (chiếm 43,6%) và giáo dục đại học được ưa chuộng nhất (10,1%). Các ĐTNC đều nhận thức được tầm quan trọng của ĐTLT trong phát triển sự nghiệp [52].

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Trong nghiên cứu của Lena Van Nieuwenborg và cộng sự năm 2015 tại Trung tâm hàn lâm thực hành chung của Leuven KU về “Continuing medical education for general practitioner: a practice format” đưa ra vấn đề là ĐTLT hiện tại nên vượt ra khỏi khung kiến thức có sẵn và tìm kiếm sự thay đổi trong thực tế về thái độ và hành vi của cán bộ y tế . ĐTLT nên được xây dựng trên mục đích của cơ quan tổ chức, thậm chí là nhu cầu và mong muốn của các cán bộ y tế đó. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra kết luận việc tăng cường kiến thức hàn lâm khơng nên là mục đích chính của ĐTLT, bởi chỉ khi những kiến thức từ thực tế mới đưa ra sự thay đổi trong thực hành và điều đó rất có ý nghĩa. Cần có tương tác đủ giữa học lý thuyết và thực hành hàng ngày là một đặc trưng quan trọng của quá trình thành công. Qua việc tổ chức ĐTLT nên tạo không gian kết nối đủ với việc thực hành lâm sàng [59].

<b>1.3.2. Thực trạng đào tạo liên tục tại Việt Nam </b>

Nghiên cứu của Trịnh Yên Bình (2013) về thực trạng nhân lực, nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cho thấy số lượng CBYT được đào tạo bổ sung kiến thức chiếm tỷ lệ thấp 36%. CBYT có thâm niên cơng tác càng cao thì tỷ lệ được đào tào liên tục càng lớn (47,4%). Thời lượng của một khóa học đa số từ 4 tuần trở lên. 64,2% CBYT chưa được đào tạo bổ sung chun mơn, nâng cao kỹ năng có nhu cầu đào tạo; nội dung cần đào tạo liên tục của bác sĩ chủ yếu là: kiến thức về thuốc YHCT, nâng cao kỹ năng về điều trị bệnh và nâng cao kiến thức về chẩn đoán [1].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn năm 2014 trên 261 điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, đánh giá năng lực thực hiện chăm sóc người bệnh của điều dưỡng, chỉ ra rằng: 86,2% đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) đạt năng lực về thực hành chăm sóc người bệnh, tỷ lệ này khác nhau giữa các trình độ (điều dưỡng ĐH 90,2%; điều dưỡng CĐ 78,9%; điều dưỡng TC 86,6%). Tỷ lệ đạt chuẩn về năng lực chăm sóc của các điều dưỡng viên cụ thể là: dùng thuốc đảm bảo an toàn hiệu quả (89,7%); tiến hành kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

(87,4%); giao tiếp hiệu quả với người bệnh và người nhà người bệnh (68,2%); xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh (65,9%) [46].

Năm 2014, tác giả Nguyễn Văn Quang đã tiến hành nghiên cứu 292 điều dưỡng trung cấp tại khoa lâm sàng bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đồng Tháp, nhằm đánh giá năng lực thực hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Kết quả cho thấy: năng lực thực hành về cấp cứu ban đầu, dùng thuốc an toàn cho người bệnh đạt trên 80%; trong khi đó năng lực thực hành nhận định tình trạng sức khỏe, giáo dục sức khỏe cho người bệnh thấp chỉ đạt 30% [36].

Nghiên cứu của Đỗ Hoàng Đức về hồn thiện cơng tác đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bệnh viện Mắt Trung ương trong 02 năm 2014- 2015. Kết quả Bệnh viện đã tổ chức đào tạo được 8 lớp với 981 lượt học viên là bác sĩ. 52% học viên cho rằng phương pháp giảng dạy khá phù hợp với nội dung chương trình; 15,4% bác sĩ cho rằng giảng viên có mức độ truyền đạt kiến thức tốt; chỉ có 36% BS cho rằng nội dung của chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc [20].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu năm 2015 về nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Phát vấn 224 điều dưỡng khoa lâm sàng cho thấy mức độ sử dụng thường xuyên, mức độ tự tin 2/6 nhiệm vụ chăm sóc người bệnh (chăm sóc PHCN, tư vấn GDSK), 2/13 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản (cấp cứu ban đầu, bóp bóng ambu, ép tim ngoài lồng ngực); 4/10 kỹ thuật phụ giúp bác sĩ (rửa màng phổi, đặt nội khí quản, mở khí quản, chọc dị màng tim) có tỷ lệ dưới 60%; tỷ lệ về nhu cầu ĐTLT về chăm sóc phục hồi chức năng, tư vấn giáo dục sức khỏe, kỹ thuật cấp cứu ban đầu, bóp bóng ambu, ép tim ngồi lồng ngực, phụ giúp bác sĩ chọc dò màng tim, rửa màng phổi, đặt nội khí quản, mở khí quản là 60-80%. Cơng tác nghiên cứu khoa học có mức độ sử dụng thường xuyên, mức độ tự tin thấp dưới 10,2%, và có nhu cầu ĐTLT trên 70% [40].

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Nghiên cứu của tác giả Triệu Văn Tuyến năm 2015, mô tả thực trạng đào tạo liên tục của cán bộ trạm Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, được tiến hành trên 259 học viên lớp cấp cứu Nội, Ngoại, Sản, Nhi. Kết quả: 99,6% ĐTNC cho rằng nội dung ĐTLT phù hợp với mong muốn của cá nhân, 99,2% ĐTNC đánh giá nội dung ĐTLT phù hợp với công việc đang đảm nhiệm, mức độ sử dụng nội dung được ĐTLT thường xuyên trong công việc là 60,2% [43].

Nghiên cứu của Đào Xuân Lân năm 2015 về đánh giá hoạt động đào tạo liên tục tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỷ lệ học viên đánh giá tốt về toàn bộ hoạt động đào tạo liên tục ở mức cao: 79,5%. Trong đó, học viên đánh giá tốt về nội dung cán bộ quản lý (97,5%), cơ sở vật chất, tài liệu (90,1%) và tổ chức đào tạo (90,1%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ học viên đánh giá tốt về nội dung kinh phí đào tạo phù hợp (65,7%) là thấp nhất [32].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng năm 2016 về ĐTLT của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương được thực hiện trên 118 điều dưỡng. Kết quả cho thấy, các nhiệm vụ như tư vấn-GDSK, chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc PHCN, tiêm trong da, các kỹ thuật phụ giúp bác sĩ chọc dò, cấp cứu sốc phản vệ, cho người bệnh ăn qua sonde có mức độ sử dụng và tự tin thấp dưới 50%. Các nội dung, kỹ thuật có nhu cầu ĐTLT trong giai đoạn tới là: tư vấn, GDSK; chăm sóc PHCN, cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn; giao tiếp ứng xử, tiêm trong da; phụ giúp bác sĩ đặt nội khí quản, chọc dò màng bụng, cấp cứu sốc phản vệ, kỹ thuật truyền máu, cấp cứu trẻ sơ sinh bị ngạt. Thời gian mong muốn ĐTLT là 3-5 ngày, địa điểm mong muốn tổ chức các lớp ĐTLT của điều dưỡng là tại bệnh viện [25].

<b>1.4. Một số yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục </b>

Qua tham khảo các tài liệu của Bộ Y tế và các nghiên cứu đã tiến hành về đào tạo liên tục chúng tôi thấy rằng có 3 yếu tố chính liên quan đến công tác đào tạo liên tục cụ thể như sau [10], [22], [32], [33]:

<b>1.4.1. Chính sách và các văn bản pháp quy </b>

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Khái niệm đào tạo liên tục ở nước ta đã được đưa vào trong ngành y tế từ những năm 1990, với sự giúp đỡ của Dự án hỗ trợ hệ thống đào tạo nhân lực y tế(còn gọi là 03/SIDA-Thụy Điển), Bộ y tế đã hướng dẫn các tỉnh triển khai mạnh mẽ công tác đào tạo lại, đào tạo liên tục [40]. Hơn 10 năm qua, Chính phủ đã ban hành rất nhiều những chính sách liên quan đến đào tạo, sử dụng và đãi ngộ CBYT như: Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg về “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 46/NQ-TW” [4].

Hiện nay nhân lực y tế của Việt Nam hiện nay cịn nhiều hạn chế, khơng chỉ thiếu về số lượng, mà năng lực chuyên môn của cán bộ, nhân viên y tế chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do cán bộ, nhân viên y tế chưa được đào tạo liên tục cập nhật kiến thức chuyên môn. Nhiều cán bộ y tế sau khi ra trường đã nhiều năm không được cập nhật kiến thức và kỹ năng chun mơn, do đó khơng đáp ứng được yêu cầu thực tế [24].

Bộ Y tế rất quan tâm đến vấn đề đào tạo cập nhật kiến thức cho tất cả các cán bộ y tế đang hoạt động trong lĩnh vực y tế và coi đây là nhiệm vụ bắt buộc. Tất cả cán bộ y tế đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của mình [9].

Năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 493/QĐ-BYT ngày 17/2/2012 đối với các cơ sở ĐTLT như bệnh viện tuyến trung ương, các trường y tế…cũng như có đủ các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng cơ sở đào tạo liên tục cán bộ y tế [8]. Trong quyết định chỉ rõ các tiêu chuẩn về tổ chức quản lý đào tạo, chương trình và tài liệu đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất, quản lý học viên hay hợp tác đào tạo. Các yếu tố đều hết sức quan trọng, cần phát triển tồn diện mới có được một cơ sở ĐTLT đạt chất lượng và hiệu quả.

<b>1.4.2. Yếu tố cá nhân </b>

Lãnh đạo bệnh viện tuyến tỉnh và huyện đều thể hiện sự hiểu biết nghèo nàn của họ về quản lý nói chung và quản lý bệnh viện nói riêng. Do khơng có

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

hoặc thiếu các khóa đào tạo về quản lý bệnh viện, các lãnh đạo bệnh viện phải điều hành, quản lý bệnh viện của họ theo kinh nghiệm và các qui định chặt chẽ. Vì vậy, các lãnh đạo bệnh viện thường tập trung vào lĩnh vực chuyên môn của họ và các thủ tục hành chính hơn là hiệu quả quản lý [29].

Hầu hết các lãnh đạo, đặc biệt các lãnh đạo cấp thấp và cấp trung dành nhiều thời gian vào công việc chuyên môn như các bác sĩ. Các lãnh đạo thường không chú tâm vào những việc không thuộc về lĩnh vực chuyên môn hoặc trách nhiệm của họ. Ví dụ, đa phần các trưởng khoa/phó trưởng khoa hiếm khi quan tâm đến vấn đề quản lý tài chính và nguồn nhân lực vì họ cho rằng những việc này là việc của lãnh đạo các đơn vị chức năng khác. Điều này lý giải tại sao sự kết nối và phối hợp giữa lãnh đạo các phòng ban trong một bệnh viện thường lỏng lẻo và không mạch lạc [29].

Khoảng cách về năng lực hiện tại, trình độ chuyên môn, yêu cầu tuyển sinh đầu vào giữa cán bộ quản lý của đơn vị cử đào tạo có sự khác biệt nhau. Ngoài ra, khả năng tiếp thu kiến thức mới (quy định, văn bản, công nghệ, kỹ thuật mới) đối với cán bộ quản lý thâm niên khi tham gia các khóa đào tạo cịn hạn chế; khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được trang bị vào cơng việc cịn giới hạn. Trong một số trường hợp, kiến thức và kỹ năng được đào tạo chưa phù hợp với điều kiện thực tế công tác của cán bộ quản lý được đào tạo [34].

<b>1.4.3. Nhóm yếu tố thuộc về bệnh viện </b>

<i><b>Nhân lực </b></i>

Hiện nay, quản lý nguồn nhân lực có xu hướng tập trung vào lợi ích của người lao động thay vì dựa vào nhu cầu. Thiếu chính sách tuyển dụng đầy đủ và đúng đắn là một trong những lỗ hổng chính trong quản lý nguồn nhân lực y tế.

Đa số các nhà quản lý cho biết họ là những cán bộ cịn nhiều thiếu sót cả về lĩnh vực chun mơn lẫn lĩnh vực hành chính. Thơng thường, các cán bộ y tế có kinh nghiệm nhiều hơn kiếm được nhiều tiền hơn, đặc biệt tại các bệnh viện tuyến huyện. Có rất ít sự tự chủ trong việc tuyển dụng cán bộ và trả lương cho cán bộ được tuyển dụng. Khi phát triển lực lượng cán bộ chuyên môn (nhất là

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

lực lượng các bác sĩ), các nhà quản lý bệnh viện hoàn toàn phụ thuộc vào sự tuyển dụng của cấp cao hơn là Sở Y tế. Mặc dù các bệnh viện đề xuất nhu cầu của họ về số lượng và vị trí cơng tác của các nhân viên mới, Sở Y tế tiến hành mọi thủ tục tuyển dụng cán bộ theo nhu cầu đó. Điều này phản ánh có rất nhiều ứng cử viên tiềm năng đã đang làm việc tình nguyện tại các bệnh viện nhưng sau đó lại bị trượt tại các kỳ thi tuyển viên chức. Mặc dù vậy, các bệnh viện đôi lúc phải chấp nhận những cán bộ không như mong muốn [29].

Nhân viên mới được tuyển dụng đặc biệt tại các bệnh viện tuyến huyện thường gặp khó khăn và lúng túng khi nhận cơng tác và làm quen với nhiệm vụ mới do thiếu các bước chi tiết cần hoàn thiện trong thời gian tập sự. Thời gian tập sự khơng được cụ thể hóa bằng các chỉ số hoạt động và các nhiệm vụ theo yêu cầu. Đánh giá quá trình tập sự cũng thường chung chung theo cảm tính của người hướng dẫn và đồng nghiệp. Bản mô tả công việc thường rất chung chung về chức năng cũng như trách nhiệm theo quy định do Bộ Y tế/Bộ Nội vụ ban hành. Vì vậy, cần các kỹ năng trong việc xác định các quy trình chi tiết và cơng cụ giám sát khi tuyển dụng và đánh giá kết quả tập sự của nhân viên mới [29].

<i><b>Kinh phí cho đào tạo liên tục </b></i>

Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long và cộng sự (2011) cũng đã chỉ ra sự cần thiết hỗ trợ về tài chính có khả năng ảnh hưởng đến quyết định tham gia các khoa đào tạo về quản lý bệnh viện. Đặc biệt các ĐTNC cũng đã chỉ ra rằng họ muốn tham gia các khóa học về quản lý thuộc dự án và được miễn phí đào tạo [33].

Cùng quan điểm trên, nghiên cứu của Nguyễn Hồng Tín và cộng sự (2015) cũng cho rằng do nguồn kinh phí hàng năm có hạn và khối lượng công việc nhiều nên hầu hết công chức không thể tham gia đào tạo cùng lúc. Do đó, nhiều cán bộ quản lý muốn được hỗ trợ kinh phí (sách, tài liệu tham khảo, đĩa CD) để tự trau dồi kiến thức, chuyên môn thông qua hình thức tự học, học tập mơ hình thực tế, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm [41].

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Đồng thời các bệnh viện cũng gặp khó khăn về kinh phí đào tạo liên tục nên thường cho các bộ y tế tham gia các khóa học khơng mất phí, cịn những khóa học dựa trên nhu cầu chun mơn thì chỉ chi một phần trong kinh phí khóa học cho học nên cũng hạn chế nhiều trong việc tham gia các khóa đào tạo liên tục đúng chun mơn của mình [33].

<i><b>Khối lượng công việc </b></i>

Nhiều CBCC cho rằng khối lượng công việc cuối năm tại các đơn vị rất nhiều nên khó sắp xếp tham gia các khóa đào tạo, đặc biệt các CBCC có năng lực, cần được đào tạo nâng cao. Trong khi, các lớp tổ chức trong thời gian này dẫn đến thực trạng CBCC được cử đi đào tạo thường không đúng đối tượng và không phù hợp với nhu cầu công việc hoặc đúng đối tượng nhưng họ không thể tham dự đầy đủ suốt khóa học. Do đó, CBCC đề xuất các khóa học nên được tổ chức vào thời điểm quý I - III và trong một số trường hợp, khóa học cần được tổ chức tại địa phương để thuận tiện cho việc bố trí cơng việc ở đơn vị và giảm chi phí, thuận tiện đi lại, ăn ở cho CBCC tham gia khóa học. Ngồi ra, cần mở rộng đối tượng được đào tạo đa dạng hơn, bên cạnh việc đào tạo CBCC theo diện được quy hoạch. Trong đó, ưu tiên cho các cán bộ trẻ, không cần thâm niên được tham gia đào tạo [34].

Áp lực công việc, nhiệm vụ các cán bộ quản lý cần phải hoàn thành khi tham gia đào tạo nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tại cơ quan cơng tác. Đây là khó khăn phổ biến nhất cho cán bộ quản lý khi tham gia đào tạo. Cán bộ quản lý tham gia đào tạo trong tư thế đối phó một lúc hai nhiệm vụ (học tập, làm việc), do đó chất lượng đào tạo tất yếu bị ảnh hưởng. Trầm trọng hơn, đối với những khóa đào tạo cho cán bộ quản lý vị trí lãnh đạo, sĩ số lớp học ln bị thiếu; tình trạng học viên vừa tham gia học tập vừa nghe điện thoại để chỉ đạo các hoạt động tại cơ quan vẫn tồn tại dẫn đến tình trạng học viên thiếu tập trung và gây ảnh hưởng đến tinh thần học tập trong lớp [34].

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i><b>Công tác quản lý đào tạo liên tục </b></i>

Thiếu sự phối hợp giữa các phòng, ban trong bệnh viện khi tuyển dụng và luân chuyển cán bộ. Luân chuyển cán bộ không nhất thiết dựa vào nhu cầu thực tế mà dựa vào mong muốn cá nhân như tập hợp gia đình. Khơng có đánh giá về khoảng cách năng lực hoặc hiệu quả đào tạo [29].

Nghiên cứu cắt ngang kết hợp định lượng và định tính về “Thực trạng công tác đào tạo liên tục cho điều dưỡng tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương từ năm 2014-2016” của Lưu Thị Nguyệt Minh, kết quả cho thấy từ năm 2014 đến năm 2016 điều dưỡng của bệnh viện tham gia 21 lớp đào tạo liên tục. Trong đó trung bình một điều dưỡng đào tạo 1,5 lượt/năm với thời gian trung bình là 14,6 tiết/năm. Như vậy thời gian chưa đủ theo quy định và có 25% điều dưỡng chưa tham gia đầy đủ một khóa học nào. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức đào tạo liên tục bao gồm: Công việc quá tải, chưa có cán bộ chuyên trách về đào tạo, hình thức giảng chủ yếu là lý thuyết và giảng viên chưa thực sự phù hợp với chuyên môn định hướng điều dưỡng [31].

<i><b>Đánh giá, giám sát sau đào tạo liên tục </b></i>

Giám sát: Trong lĩnh vực quản lý người ta định nghĩa Giám sát là một khâu quan trọng của quy trình quản lý. Giám sát là tìm ra các vấn đề tồn tại, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động để hỗ trợ, giải quyết kịp thời và có thể điều chỉnh kế hoạch, nhằm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra [10].

Giám sát đào tạo: Giám sát đào tạo là phân tích q trình thực hiện kế hoạch đào tạo để tìm ra những khó khăn, vướng mắc, tồn tại …; xác định những nguyên nhân gây nên những khó khăn, tồn tại đó và thực hiện hoặc đề xuất các biện pháp phù hợp, kịp thời để hỗ trợ, giúp đỡ cho những người, những đơn vị đang thực hiện kế hoạch đào tạo hoàn thành những mục tiêu đã đề ra [10],[14].

Trong phạm vi quản lý đào tạo liên tục cán bộ y tế, giám sát đào tạo chủ yếu là giám sát những người, những đơn vị đã và đang tổ chức hoặc tham gia các khoá, các lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế để đảm bảo chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

lượng đào tạo, góp phần phát triển nguồn nhân lực, hoàn thành các mục tiêu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

<i><b>Có 2 phương pháp giám sát là: </b></i>

+ Giám sát trực tiếp: Là phương pháp mà người giám sát tiếp xúc hay làm việc cùng đối tượng được giám sát và người liên quan, để có thể phát hiện ra các vấn đề tồn tại, tìm ra các giải pháp để hỗ trợ, giúp đỡ. Đây là phương pháp cơ bản thường được thực hiện trong các cuộc giám sát.

+ Giám sát gián tiếp: Là phương pháp mà người giám sát không tiếp xúc hay làm việc cùng đối tượng được giám sát. Người giám sát thu thập các thông tin cần thiết qua các nguồn thơng tin khác nhau để tìm ra những yếu kém, tồn tại của người cần được giám sát để có biện pháp giải quyết phù hợp. Nói chung, phương pháp này ít được áp dụng trong thực tế.

<i><b>Có 2 hình thức giám sát là [10]: </b></i>

+ Giám sát định kỳ: Định kỳ tiến hành các hoạt động giám sát, với những nội dung trọng tâm khác nhau, được sắp xếp có kế hoạch cụ thể, nằm trong kế hoạch hoạt động của đơn vị.

+ Giám sát đột xuất: Là các cuộc giám sát không nằm trong kế hoạch, được thực hiện do yêu cầu đột xuất trước một bức xúc xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động nhằm giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời để đảm bảo kế hoạch thực hiện theo đúng mục tiêu.

<b>1.5. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương 1.5.1. Thông tin chung về bệnh viện </b>

Tiền thân của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương là Nhà thương Phú Cường xây dựng từ thời Pháp thuộc vào năm 1890. Qua các giai đoạn lịch sử, bệnh viện được mang những tên khác nhau: Bệnh viện Phú Cường (từ năm 1890 đến 30/04/1975), Bệnh viện Thủ Dầu Một (1975), Bệnh viện đa khoa tỉnh Sông Bé (1976), Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương (từ năm 1997 đến nay).

Từ cơ sở cũ ở đường Bs Yersin, thị xã Thủ Dầu Một, vào năm 1990 Bệnh viện được dời về cơ sở mới, số 05 đường Bs Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Thủ

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Dầu Một. Từ đó, bệnh viện từng bước được đầu tư về cơ sở vật chất ngày càng hoàn chỉnh, trang thiết bị ngày càng hiện đại.

Hiện nay Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương được xếp là bệnh viện đa khoa hạng I, với quy mô 1500 giường bệnh, là tuyến điều trị cao nhất của tỉnh, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.

<b>1.5.2. Cơ cấu bệnh viện </b>

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương là bệnh viện tuyến tỉnh hạng I, là nơi điều trị cho hầu hết các bệnh nhân tại tỉnh với hơn 2,5 triệu dân cùng với các bệnh nhân từ các tỉnh lân cận như Bình Phước,…Vì vậy địi hỏi trình độ chun mơn của Bác sĩ phải cao, cập nhật kiến thức thường xun. Bên cạnh đó, Bình Dương gần Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm y khoa của cả nước nên việc cập nhật kiến thức là dễ dàng. Ngoài ra ban Giám Đốc bệnh viện cũng luôn luôn tạo cơ hội cho các nhân viên phát triển chuyên môn để phục vụ người dân. Hiện tại bệnh viện với 42 khoa/phòng với 25 khoa lâm sàng, 06 khoa cận lâm sàng và 11 phòng chức năng. Tổng số hiện tại là 1374 nhân viên, trong đó có 346 bác sĩ đang làm việc.

<b>1.5.3. Công tác đào tạo liên tục cho bác sĩ tại bệnh viện </b>

Công tác đào tạo liên tục là một trong những nhiệm vụ được ban lãnh đạo đặc biệt chú trọng quan tâm. Trong những năm gần đây, nhận thức được vai trò của công tác đào tạo liên tục trong sự nghiệp phát triển chung của đơn vị, ban Giám đốc bệnh viện và phòng Chỉ đạo tuyến đã phối hợp cùng với các khoa, phòng chức năng căn cứ vào quy định Thông tư 22/TT-BYT và thông tư 26/2020/TT-BYT đã tổ chức tập huấn, đào tạo, cập nhật kiến thức cho CBYT trong tồn viện dưới nhiều hình thức khác nhau [9].

Là bệnh viện hạng I tự chủ hoàn toàn về kinh phí, cơ cấu tổ chức, các bệnh viện tuyến tỉnh để điều trị cho hầu hết các bệnh nhân trong tỉnh nên cần có đội ngũ cán bộ y tế chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và thu hút người bệnh sử dụng dịch vụ y tế tại đơn vị, trong đó bác sĩ, điều dưỡng là hai đối tượng chính đảm bảo cho chất lượng hoạt động của cơ sở y tế [46].

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này tại cơ sở có qui mơ và tầm hoạt động rộng cũng như bề dày lịch sử của bệnh viện là khả thi và số liệu đáng tin cậy, cũng qua đó có cơ sở để khuyến nghị đối với Lãnh đạo bệnh viện về công tác tổ chức, xây dựng Kế hoạch ĐTLT trong giai đoạn kế tiếp nhằm đưa công tác ĐTLT thiết thực, phù hợp với nhu cầu của CBYT và thực tế công việc.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>1.6. Khung lý thuyết </b>

<b><small>Đối tượng đào tạo - Bác sĩ </small></b>

<b><small>- Thạc sĩ/Bác sĩ CKI - Tiến sĩ/Bác sĩ CKII </small></b>

<b><small>Nội dung đào tạo - Chuyên môn </small></b>

<b><small>- Quản lý - Kỹ năng mềm </small></b>

<b><small>Hình thức đào tạo - Tập huấn, đào tạo - Chuyển giao kỹ thuật - Hội nghị, hội thảo khoa học - Tọa đàm khoa học </small></b>

<b><small>- Nghiên cứu khoa học Cách thức tổ chức đào tạo - Thời gian đào tạo: </small></b>

<b><small>+ Dưới 2 ngày + Từ 2 đến 5 ngày + Trên 5 ngày - Địa điểm đào tạo: </small></b>

<b><small>+ Tại Bệnh viện + Tại các trường Y tế + Tại các bệnh viện tuyến </small></b>

<small>Trung ương - Phương pháp đào tạo: </small>

<small>+ Lý thuyết </small>

<small>+ Thực hành/cầm tay chỉ việc </small>

<b><small>Giảng viên - Giảng viên trong Bệnh viện - Giảng viên là giáo viên ở các </small></b>

<small>trường y tế hay cán bộ ở các bệnh viện tuyến Trung ương </small>

<b><small>- Khác Nhóm yếu tố cơ quan chủ quản </small></b>

<b><small>(Bệnh viện) </small></b>

<small>Kinh phí cho đào tạo liên tục Nhân lực </small>

<small>Khối lượng công việc </small>

<small>Cơng tác quản lý đào tạo liên tục </small>

<b><small>Chính sách và các văn bản pháp quy </small></b>

<small>Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản pháp quy liên quan Thông tư 22/2013/TT-BYT Thông tư quy định chức danh nghề nghiệp </small>

<small>Quy định khám chữa bệnh BHYT </small>

<small>Quy chế Bệnh viện </small>

<b><small>Yếu tố cá nhân </small></b>

<small>Tuổi Giới tính </small>

<small>Trình độ chuyên môn Chức danh </small>

<small>Thâm niên công tác Nơi công tác hiện tại Nhu cầu đào tạo </small>

<b><small>Thực trạng đào tạo </small></b>

<b><small>Yếu tố liên quan </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Chương 2 </b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1 Thời gian nghiên cứu: </b>

Từ tháng 02/2023 đến tháng 08/2023, trong đó thời gian thu thập số liệu từ tháng 02/2023 đến tháng 06/2023.

<b>2.1.2 Địa điểm nghiên cứu: </b>

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH DƯƠNG

Số 5, đường Phạm Ngọc Thạch, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

<i><small>Nguồn: </small></i>

<b>2.2. Đối tượng nghiên cứu </b>

<b>2.2.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng </b>

Tất cả những người đang công tác/làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đang giữ chức danh bác sĩ và thoả mãn các tiêu chuẩn sau:

<i>*Tiêu chuẩn lựa chọn: </i>

Bác sĩ hiện đang công tác ở 42 khoa, phịng trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương mà có thời gian cơng tác hoặc cộng tác làm việc tại bệnh viện và tình nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi được giải thích đầy đủ về mục đích và nội dung nghiên cứu.

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>*Tiêu chuẩn loại trừ: </i>

Những bác sĩ đang trong thời gian nghỉ thai sản, nghỉ ốm, đi học tập trung trên 01 năm, đang trong thời gian nghỉ chờ giải quyết thôi việc, chờ hưu trí. Những bác sĩ khơng đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tác giả của nghiên cứu này mặc dù đủ tiêu chuẩn lựa chọn nhưng không được lựa chọn vào đối tượng tham gia vào trả lời câu hỏi.

<b>2.2.2. Đối tượng nghiên cứu định tính </b>

Lãnh đạo Bệnh viện,

Lãnh đạo phòng Kế hoạch tổng hợp, Lãnh đạo phòng Tổ chức Cán bộ

Lãnh đạo của khoa lâm sàng hoặc cận lâm sàng trong Bệnh viện. Bác sĩ bất kỳ là nhân viên của các khoa phòng trong Bệnh viện.

<b>2.3. Thiết kế nghiên cứu </b>

Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang phân tích, kết hợp giữa phương pháp lấy mẫu định lượng và mẫu định tính.

<b>2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu </b>

<b>2.4.1. Mẫu nghiên cứu định lượng </b>

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng 1 tỉ lệ n = Z<small>2</small>

p (1 – p) d<small>2</small>

<i>n = 138, dự kiến mất mẫu 5%. Tổng mẫu cần lấy là n = 145 mẫu. Bệnh </i>

viện Đa khoa tỉnh Bình Dương hiện có 346 bác sĩ đang làm việc tại 42 khoa/phòng của bệnh viện, sau khi thu thập được 218 mẫu, đạt yêu cầu của cỡ mẫu tối thiểu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>2.4.2. Mẫu nghiên cứu định tính </b>

Chọn chủ đích cho 5 cuộc nghiên cứu định tính (3 cuộc phỏng vấn sâu và 2 cuộc thảo luận nhóm), cụ thể:

Bảng 2.1. Bảng mơ tả kỹ thuật và đối tượng, số lượng phỏng vấn định tính

<b>STT Kỹ thuật Đối tượng/số lượng </b>

sĩ khoa cận lâm sàng, 2 bác sĩ phòng hành chính)

<b>2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu: </b>

<b>2.5.1. Công cụ thu thập số liệu định lượng </b>

Xây dựng bộ câu hỏi tự điền cho các bác sĩ: Các câu hỏi được xây dựng dựa vào các nội dung quy định trong quyết định 493/QĐ-BYT ngày 17/2/2012 quy định về tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đơn vị đào tạo liên tục CBYT [8] Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế [9], thông tư 26/20220/TT-BYT ngày 28/12/2020 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế [13] và có tham khảo thêm một số nội dung thực trạng ĐTLT của các nghiên cứu khác [19],[22]. Bên cạnh đó, bộ câu hỏi phát vấn được xây dựng sẵn dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu trước đó. Bộ cơng cụ phát vấn bao gồm 4 phần:

- Phần 1: Thông tin chung về ĐTNC

- Phần 2: Thực trạng tham gia ĐTLT của ĐTNC - Phần 3: Nhu cầu tham gia ĐTLT của ĐTNC

- Phần 4: Thuận lợi, khó khăn khi tham gia ĐTLT của ĐTNC

Phiếu phát vấn định lượng “Thực trạng đào tạo liên tục cho đối tượng bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2023” (phụ lục 2). Bộ câu

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

hỏi đã được thử nghiệm trên 10 bác sĩ để kiểm tra sự phù hợp trước khi tiến hành thu thập số liệu để sau đó tiến hành thực hiện và hồn chỉnh.

Các dữ liệu thứ cấp được cung cấp từ các báo cáo công tác đào tạo liên tục của bệnh viện. Nghiên cứu viên thu thập, tổng hợp các báo cáo công tác đào tạo liên tục.

<b>2.5.2. Công cụ thu thập số liệu định tính </b>

Hướng dẫn phỏng vấn sâu (phụ lục 3): Bao gồm các câu hỏi về công tác đào tạo liên tục cho Bác sĩ để phỏng vấn lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo phòng Chỉ đạo tuyến và quản lý chất lượng bệnh viện và lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ.

Hướng dẫn thảo luận nhóm (phụ lục 4): Thảo luận nhóm với lãnh đạo của 42 khoa/phòng trong bệnh viện và đại diện các bác sĩ là nhân viên của 42 khoa/phòng trong bệnh viện.

Thời gian phỏng vấn từ 30-45 phút, tại phòng riêng.

<b>2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu </b>

Biến số nghiên cứu bao gồm 26 biến được chia thành 3 nhóm. Trong đó:

Nhóm thông tin chung (06 biến). Thực trạng đào tạo liên tục (13 biến).

Các yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục (7 biến).

Bảng 2.2. Các biến số và chỉ số kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu

<b>Biến số </b>

<b>nghiên cứu <sup>Định nghĩa biến số </sup></b>

<b>Chỉ số nghiên cứu </b>

<b>Kỹ thuật thu thập số liệu </b>

<b>Công cụ thu thập số liệu </b>

<b>Đặc điểm chung của ĐTNC </b>

đối tượng, được tính bằng năm phỏng vấn trừ đi năm sinh dương lịch

Tỷ lệ (%) nhóm tuổi

Phỏng vấn

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Giới tính Là nam hoặc nữ Tỷ lệ (%) về giới tính

Phỏng vấn

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2) Trình độ

chun mơn

Khóa học cao nhất mà đối tượng nghiên cứu đã hồn thành

Tỷ lệ % nhóm trình độ chun mơn

Phỏng vấn

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2) Phân hạng

bác sĩ

Phân hạng chức danh nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn

Tỷ lệ (%) phân hạng chức danh nghề nghiệp

Phỏng vấn

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

Thâm niên công tác

Thời gian từ khi đi làm tại bệnh viện đến bây giờ, tính bằng năm

Tỷ lệ (%) nhóm dưới 10 năm và trên 10 năm

Phỏng vấn

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

Nơi công tác hiện tại

Là nơi làm việc hiện tại của bác sĩ

Tỷ lệ (%) nhóm theo nơi làm việc

Phỏng vấn

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

<b>Thực trạng đào tạo liên tục </b>

Số khoá tham gia đào tạo liên tục

Các khoá học đối tượng đã tham gia

Tỷ lệ (%) các khoá học được đào tạo liên tục

Phỏng vấn

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

Hình thức đào tạo đã tiến hành

Đối tượng được tập huấn, đào tạo, tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học hay nghiên cứu khoa học

Tỷ lệ (%) các hình thức được đào tạo

Phỏng vấn

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

Đánh giá mức độ

Nhận xét của bác sĩ về chất lượng khóa

Tỷ lệ (%) chất lượng các

Phỏng vấn

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

Thư viện ĐH Thăng Long

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

phù hợp của các khóa học

học gồm các mức: rất không phù hợp, không phù hợp, vừa đủ cho chuyên môn, phù hơp chuyên môn và rất phù hợp

khoá đào tạo

Đánh giá sự hiểu biết của bác sĩ về thông tư 22/2013/ TT-BYT

Bác sĩ nắm thông tin về qui định ĐTLT của BYT ban hành theo thông tư 22/2013/ TT-BYT và thông tư

26/202/TT-BYT

Tỷ lệ (%) bác sĩ biết về các qui định của thông tư 22/2013/ TT-BYT và thông tư 26/202/TT-BYT

Phỏng vấn

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

Nguồn thông tin của các khoá ĐTLT

Bác sĩ biết các lớp ĐTLT từ đâu: do bệnh viện thơng báo, báo chí hay bạn bè đồng nghiệp giới thiệu

Tỷ lệ (%) các nguồn thơng tin về các khố ĐTLT

Phỏng vấn

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

Khó khăn của bác sĩ trong làm việc hàng ngày

Những khó khăn gồm: thiếu kiến thức, thiếu trang thiết bị, thiếu thuốc, thiếu tài liệu chuyên môn, thiếu thời gian, thiếu kỹ năng

Tỷ lệ (%) các nhóm khó khăn khi làm việc

Phỏng vấn

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

Nhu cầu đào tạo liên

Nội dung mà đối tượng mong muốn

Tỷ lệ (%) các chương trình

Phiếu tự điền

Phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

tục của đối tượng nghiên cứu

được đào tạo: chuyên môn, quản lý, kỹ năng mềm

mà đối tượng có nhu cầu đào tạo

<b>Các yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục </b>

Sự ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện cho công tác đào tạo liên tục

Mức độ ủng hộ tơt, trung bình và kém của lãnh đạo bệnh viện cho các bác sĩ đi đào tạo liên tục

Tỷ lệ (%) các mức độ ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện cho bác sĩ được tham gia đào tạo liên tục

PVS,TLN

Theo hướng dẫn của Phụ lục 3 và phụ

lục 4

Đánh giá liên quan của các yếu tố các nhân với đào tạo liên tục

Tìm mối tương quan giữa các yếu tố tuổi, giới, trình độ, học vấn với ĐTLT cho bác sĩ

Hệ số tương quan OR với 95%CI và số p

Phân tích thuật tốn

Theo hướng dẫn của Phụ lục 3 và phụ lục 4

Đánh giá liên quan của từng yếu tố khó khăn trong cơng việc hàng ngày với đào tạo liên tục

Tìm mối tương quan giữa các khó khăn trong q trình làm việc với ĐTLT cho bác sĩ

Hệ số tương quan OR với 95%CI và số p

Phân tích thuật tốn

Theo hướng dẫn của Phụ lục 3 và phụ lục 4

Đánh giá liên quan

Liên quan của đào tạo liên tục cho bác

Hệ số tương quan OR với

Phân tích

Theo hướng dẫn của Phụ

Thư viện ĐH Thăng Long

</div>

×