Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

đề tài ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 31 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>REVIEW </b>

<b>BÀI TIỂU LUẬN 9.5 ĐIỂM </b>

<b>MƠN HỌC: CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAMBÀI THI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ </b>

<b>ĐỀ TÀI: </b>

<b>NGŨ HÀNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA NGŨ HÀNH TRONG VĂN HOÁ VIỆT. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu ... 10 </b>

<b>3. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 10 </b>

<b>4. Đối tượng nghiên cứu ... 10 </b>

<b>5. Phạm vi nghiên cứu ... 10 </b>

<b>6. Phương pháp nghiên cứu ... 10 </b>

<b>7. Bố cục đề tài ... 11</b>

<b>PHẦN NỘI DUNG ... 12</b>

<b>CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH. ... 12</b>

<i><b>1.1 Sự hình thành và phát triển của học thuyết ngũ hành ... 12</b></i>

<i><b>1.2 Những đặc trưng cơ bản của ngũ hành ... 14</b></i>

1.2.1 Nguyên lí của ngũ hành ... 14

1.2.2 Ngũ hành theo hà đồ ... 15

<i><b>1.3 Mối quan hệ giữa các hành ... 17</b></i>

1.3.1 Quan hệ tương sinh ... 17

1.3.2 Quan hệ tương khắc ... 17

<i><b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ... 19</b></i>

<b>CHƯƠNG 2: NGŨ HÀNH TRONG VĂN HOÁ VIỆT. ... 20</b>

<i><b>2.1 Khái quát văn hoá Việt ... 20</b></i>

<i><b>2.2 Ứng dụng của ngũ hành ... 20</b></i>

2.2.1 Sự hình thành tính cách của người Việt ... 20

2.2.2 Ngũ hành trong phong tục, tập quán của người Việt ... 21

2.2.3 Tư tưởng, tính ngưỡng ... 24

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.2.4: Ngũ hành trong văn học, nghệ thuật ... 27

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... </b>

<b><small>Commented [MOU2]: PHẦN mở đầu thiếu tổng quan </small></b>

<small>nghiên cứu </small>

<b><small>Commented [MOU1]: Chương 1 thiếu làm rõ khái niệm </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Để hoàn thành tiểu luận “Ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hố Việt” nhóm em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến giảng ……….đã truyền đạt cho nhóm em những nền tảng kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thiện bài tiểu luận của chúng em.

Đặc biệt, chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ……….giảng viên hướng dẫn đã chỉ dạy, quan tâm và cho chúng em những lời động viên cũng như bài học kinh nghiệm hữu ích nhóm em hồn thành bài tiểu luận.

Chúng em xin chúc quý thầy cô, quý cơ quan mạnh khỏe thành công trong công việc và cuộc sống.

Mặc dù, đã rất cố gằng nhưng do trình độ chun mơn cịn hạn chế trong q trình nghiên cứu nhóm em cịn gặp nhiều khó khăn và khơng tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp phản hồi từ phía thầy, cơ để bài tiểu luận của nhóm em được hồn thiện hơn.

Tập thể nhóm xin trân trọng cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Nhóm em xin cam đoan, bài tiểu luận là sản phẩm do chúng em thực hiện tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, kết cấu của bài tiểu luận cuối kì. Các cơ sở lí luận và kiến thức được trình bày trong bài tiểu luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng khơng bịa đặt thơng tin để trích dẫn.

Nhóm em xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực về thơng tin sử dụng trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Hiện nay cùng với sự phát triển của thời đại, khoa học dần có những vai trị quan trọng đối với đời sống con người. Theo Ph. Becơn vai trò đầu tiên của khoa học là “làm thức tỉnh con người, giúp họ thốt khởi ra tình trạng giáo điều, nắm lấy những vận hội mới; hay nói cách khác, khoa học có vai trị khai mở trí tuệ, “thanh tẩy” lý trí.” [1]. Nhận thức con người từ đó cũng có sự thay đổi, người ta tin vào những nghiên cứu khoa học, số liệu, bằng chứng cụ thể. Và nghi ngờ một số hình thức văn hố lâu đời, coi đó là mê tín dị đoan, trong đó có học thuyết ngũ hành.

Dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề học thuyết ngũ hành trong đời sống văn hoá tinh thần người Việt. Tuy vậy đa số tác giả chỉ mới đề cập đến ngũ hành một cách khái quát, tản mạn hoặc là trình bày học thuyết ngũ hành ở một số lĩnh vực cụ thể, đa phần là y học [2], chưa tập trung khai thác lĩnh vực ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong văn hoá Việt, cũng như chỉ ra ý nghĩa và sự tồn tại tất yếu của ngũ hành len lỏi trong từng cách ăn, nết mặc của người Việt hàng nghìn năm nay, và khẳng định rằng học thuyết ngũ hành không phải là một dạng mê tín dị đoan.

Qua q trình phân tích và tổng hợp, nhận thấy được những khoảng trống kiến thức. Tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá Việt” làm đề tài chính thức cho bài tiểu luận này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

Nêu khái quát về học thuyết ngũ hành, từ đó chỉ ra các ứng dụng ngũ hành trong văn hoá Việt.

<b>3. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài nói trên, chúng ta cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến học thuyết ngũ hành.

- Khảo sát, trình bày thực trạng ứng dụng học thuyết ngũ hành trong văn hố Việt qua nhiều góc độ như đời sống tinh thần, đời sống văn hoá và cả trong thực tiễn.

- Xác định, phân tích những yếu tố trong học thuyết ngũ hành tác động đến đời sống văn hoá tinh thần người Việt.

- Từ những kết quả phân tích được chỉ ra ý nghĩa và sự tồn tại khách quan của học thuyết ngũ hành trong văn hoá Việt.

<b>4. Đối tượng nghiên cứu </b>

Ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá Việt.

<b>5. Phạm vi nghiên cứu </b>

Phạm vi về không gian: Văn hoá Việt Nam.

Phạm vi về nội dung: Văn hoá Việt, đời sống văn hoá, đời sống tinh thần của người Việt.

<b>6. Phương pháp nghiên cứu </b>

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiến hành thu thập và nghiên cứu, phân tích thơng tin từ những sách,tạp chí khoa học, các diễn đàn khoa học, giáo trình, website chính thống và các cơng trình nghiên cứu có liên quan trước đó. Phương pháp này giúp tác giả tìm hiểu về cơ sở lý luận, chỉ ra các khái niệm, vai trò, ý nghĩa cũng như nội dung về ngũ hành và ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá Việt.

Phương pháp quan sát thực tế: quan sát những yếu tố phản ánh sự ảnh hưởng của học thuyết ngũ hành trong đời sống tinh thần, văn hoá và thục tiễn của người Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

thông qua: trang phục, thức ăn, lễ hội, tính ngưỡng, nghệ thuật,…Phương pháp này giúp tác giả có căn cứ thục tiễn kiểm chứng cho phần cơ sở lý luận.

<b>7. Bố cục đề tài </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài tiểu luận gồn 3 phần chính:

Chương 1: Khái lượt về học thuyết ngũ hành.

Chương 2: Ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá Việt.

Chương 3: Ý nghĩa và sự tồn tại khách quan của ngũ hành trong văn hoá Việt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>thứ nhất đặc điểm địa lí, khí hậu, thứ hai phương pháp tư duy khoa học.[3] </b></i>

Về địa lí, khí hậu: Đặc điểm địa dư ở khu vực các nước phương Đơng có sự đối nghịch về cấu tạo địa chất, địa hình, trong đó rõ rệt nhất là các nước Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, khi phía Đơng là biển Thái Bình Dương- đại dương lớn nhất thế giới, phía Tây là dãy núi cao nhất thế giới Hymalaya.

Khí hậu phía Bắc là vùng cực hàn, lạnh giá bốn mùa, phía Nam là khu vực xích đạo nóng quanh năm. Ngồi điểm này, khu vực Phương Đơng cịn chịu ảnh hưởng của áp suất khơng khí từ biển đơng tới lục địa vào mùa nóng, gây lên nhiều trận bão lớn, lụt to, thiên tai, mưa nắng thất thường. Con người tồn tại ở đây phải chống chọi với mn vàn khó khăn.

Về phương pháp tư duy: Để tồn tại trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Người phương Đông phải luôn quan sát sự vận động của không gian và thời gian đúc kết lại những giá trị phù hợp với điều kiện sống.[3] Từ những kinh nghiệm ấy họ đã tiếp cận đến chủ nghĩa duy vật, cụ thể là chủ nghĩa duy vật chất phác và biện chứng ngây thơ thông qua học thuyết ngũ hành.[2]

Sự đối nghịch của địa lí và khí hậu chính là tiền đề của phương pháp tư duy so sánh (đối tỉ), theo Lê Văn Sửu ( 1998) đây là phương pháp nhận thức hiệu quả nhất của người phương Đông xưa. Cơ sở so sánh nhận thức về hình dáng và tính chất của vật được gọi là “tượng” vật. Muốn có nhận thức rõ nét người ta phải so sánh những “tượng” có tính chất đối lập nhau, quy về hai loại: âm, dương. Dương là những tượng có thuộc tính nóng, sáng, rộng,.. Âm là những tượng có thuộc tính: lạnh, tối, hẹp,…[3]

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Nhưng lâu dần hai mặt âm, dương khơng đủ giải thích sự vận động của vạn vật. Người ta phân loại “ tượng “ theo các quá trình từ sinh đến diệt theo năm bước, hay ngũ hành. Theo thạc sĩ Thanh Châu (2017), đây là bước tiến đánh dấu sự thành công của tư duy lý tính nhằm thốt khỏi sự khống chế về mặt tư tưởng do các quan niệm duy tâm thần bí truyền thống mang lại.[2]

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>1.2 Những đặc trưng cơ bản của ngũ hành </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>Hình 1. 2: Bảng so sánh “ngũ hành” (phương Đơng) và “tứ chất” (phương Tây). </i>

<i>Nguồn: trong sách “Tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt Nam”-Trần Ngọc Thêm (1996) trang 137. [5]</i>

Bảng so sánh (hình 1.2) cho thấy, cách dịch “ngũ hành” thành “five elements” và “thuỷ”, “hoả”,… thành “water”, “fire”,… thường thấy là sai lệch so với ý nghĩa bao hàm, trừu tượng vốn có.

<i>1.2.2 Ngũ hành theo hà đồ </i>

Theo Trần Ngọc Thêm (1996), hà đồ là hệ thống các dãy chấm tròn trắng đen được xếp theo một thứ tự nhất định. Tên gọi hà đồ bắt nguồn từ truyền thuyết vua Phục Hi đi chơi trên sông thấy con Long Mã nổi lên trên lưng có bức vẽ, vua Phục Hi dựa vào đó vẽ nên hà đồ. [5]

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Hà đồ là cơ sở hình thành nên ngũ hành, mỗi phương, mỗi nhóm trong hà đồ tương ứng với một hành tương ứng

<i>Hình 1. 4: Bảng tương ứng “ số hà đồ - phương - hành”. </i>

<i>Nguồn: trong sách “Cơ sở văn hoá Việt Nam”-Trần Ngọc Thêm (1999) trang 66. [4]</i>

Ngũ hành có nguồn gốc từ nơng nghiệp, nên lí giải cách sắp xếp này cũng theo phương thức nông nghiệp:

- Người làm nông coi trọng đất làm đầu, nên hành thổ ở vị trí trung tâm số 5 – “ số tham thiên lưỡng địa”, cai quản bốn phương.

- “Nhất nước, nhì phân” sau thổ, hành thuỷ là yếu tố quan trọng nhất đối với người làm nông, ứng với số 1 trong hà đồ, được xem là khởi đầu (nguyên thuỷ, thuỷ chung); thuỷ là âm cho nên ở phương Bắc.

- Hành hoả ấm nóng, là dương, ở phương Nam.

- Cặp mộc – kim: hành mộc về chất là cây cối, xanh tốt vào buổi sáng, mùa xuân ứng với phương Đơng dương tính; cịn hành kim (âm, bởi kim loại tĩnh) ứng với phương Tây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.3 Mối quan hệ giữa các hành </b>

Theo Trương Thanh Châu (2017), học thuyết ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản còn gọi là tương sinh và tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng.[2]

<i>1.3.1 Quan hệ tương sinh </i>

Hành này hỗ trợ, giúp đỡ hành kia xác định theo từng cặp, nhưng bản chất là quan hệ âm dương chuyển hoá (thuỷ là cực âm, hoả là cục dương).

Thuỷ sinh mộc (nước giúp cây tươi tốt). Mộc sinh hoả (lửa cháy cần gỗ).

Hoả sinh thổ (lửa đốt gỗ thành tro, làm đất màu mỡ). Thổ sinh kim (kim loại phần lớn có trong lịng đất). Kim sinh thuỷ ( kim loại nóng chảy thành thể lỏng).

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>Nguồn: trong sách “Tìm hiểu về bản sắc văn hố Việt Nam”-Trần Ngọc Thêm (1996) trang 146.[4] </i>

Tuy nhiên, theo Nguyễn Cường (2008) trong mối quan hệ tương khắc giữa các hành đang tồn tại những sai lầm. Ví dụ “thổ khắc thuỷ”, tuy không "sinh" ra nhau nhưng được coi "hỗ trợ" lẫn nhau, nước làm đất thêm màu mỡ, đất giữ nước tránh thất thốt[6]. Giải thích cho vấn đề này, Trần Ngọc Thêm (2008) cho biết từ sơ đồ, hay học thuyết khái quát về quan hệ tương sinh tương khắc liên hệ đến thực tiễn cần phải bổ sung nhiều thứ về chất liệu và sự vận dụng. Ví dụ “ thuỷ khắc hoả” nhưng thực tế “ nước gáo lửa xe” (trường hợp ít nước, nhiều lửa, nước khơng dập được lửa) đó là vấn đề của vận dụng, là hậu quả sự tác động của quy luật chuyển hóa giữa lượng và chất[7].

Bằng sự quan sát và tìm hiểu, tác giả cho rằng vấn đề đúng sai trong quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành không chỉ được thể hiện qua các chất như: nước, đất, lửa cụ thể. Bởi ngũ hành không chỉ tượng trưng cho năm nguyên tố “ nước, đất, lửa, kim loại, cây”, “hành” mang ý nghĩa bao quát trừu tượng, chỉ sự vận động (như đã nói ở mục 1.2.1). Vì thế, chỉ lấy một vài đại diện chất trong ngũ hành để chỉ tính đúng sai của mối quan hệ tương sinh tương khắc có phần chưa thuyết phục.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 </b>

Trong nội dung Chương 1, tác giả đã trình bày và hệ thống hố cơ sở lý luận về học thuyết ngũ hành. Qua đó cho nền tảng hình thành học thuyết, những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành ngũ hành và mối liên hệ giữa các hành trong học thuyết. Kết quả nghiên cứu tại Chương 1 làm tiền đề lý luận vững chắc để tác giả chỉ ra, phân tích những ứng dụng của ngũ hành trong các lĩnh vực của văn hoá Việt tại Chương 2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>CHƯƠNG 2: NGŨ HÀNH TRONG VĂN HOÁ VIỆT. </b>

<b>2.1 Khái qt văn hố Việt </b>

Để phân tích rõ về ứng dụng của ngũ hành trong văn hoá Việt, trước tiên tác giả làm rõ khái niệm của văn hoá.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh (1940), “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn ”.[8]

Từ khái niệm trên, ta hiểu được văn hố Việt chính là chỉ những nét văn hoá của các dân tộc Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, việc ứng dụng ngũ hành trong văn hoá Việt được biểu hiện ở hầu hết các mặt trong đời sống. Trong tiểu luận này, tác giả đề cập đến ứng dụng ngũ hành trong:

- Sự hình thành tính cách người Việt. - Phong tục, tập quán.

- Tư tưởng, tính ngưỡng. - Văn học, nghệ thuật. - Thực tiễn, đời sống.

<b>2.2 Ứng dụng của ngũ hành </b>

<i>2.2.1 Sự hình thành tính cách của người Việt </i>

Có nhiều tác giả, cơng trình nghiên cứu về tâm lý tính cách của người Việt từ nhiều góc độ: suy nghĩ về “tâm lí dân tộc” - Nguyễn Khắc Dương, Bản tính dân tộc – đơi điều cảm nhận từ góc nhìn hoạt động - Nguyễn Như Chiến, Về những thói hư tật xấu của người Việt cổ truyền - Cố GS. Trần Quốc Vượng,….[9], nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về tâm lí, tính cách của người Việt dưới góc nhìn của ngũ hành. Trong tiểu luận này, vấn đề ấy sẽ được làm rõ.

Theo Trần Ngọc Thêm (1999), trong sơ đồ thứ tự ngũ hành theo hà đồ (hình 1.5 a) hành thổ - vị trí trung tâm gắn với vật biểu là con người [4]. Qua đó, hình thành trong người

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Việt triết lí sống qn bình, thuận đất thuận trời, hồ hợp ngũ hành, “trong âm có dương, trong dương có âm”, “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Việc nắm rõ quy luật âm dương, ngũ hành đã tạo cho người Việt tính linh hoạt trong lối sống, thích nghi ở mọi hồn cảnh. Bằng chứng, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ dân tộc đã tận dụng tốt yếu tố tự nhiên hiểm trở để ẩn mình tranh địch và phản công giành thắng lợi. Chiến dịch “Điện biên phủ” là trận đánh thể hiện tính linh hoạt của dân tộc Việt Nam trong việc nắm bắt nhanh tình hình và lợi dụng địa thế hiểm trở và chiến thắng bằng chiến thuật sử dụng địa hào phá huỷ căn cứ phòng thủ kiên cố của Pháp[10].

<i>2.2.2 Ngũ hành trong phong tục, tập quán của người Việt </i>

Lễ cưới: trong văn hoá Việt Nam, tục cưới hỏi được xem là một trong những nghi thức quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc đời của một con người. Vì vậy, việc tổ chức cưới hỏi phải được diễn ra chu toàn, kết hợp hài hoà âm dương, ngũ hành. Hai vật biểu của ngũ hành, chim phụng và rồng là hai biểu tưởng xuất hiện xuyên suốt trong các lễ cưới truyền thống người Việt, không chỉ xuất hiện trên tấm nhiễu đỏ phủ lấy trầu cau, cặp đèn lễ, hay ở cổng cưới, rồng phụng còn xuất hiện trên quần áo của cô dâu, chú rễ và cả trong lời ăn nết nghĩ của mọi người[11]. Theo đó, rồng ứng với chú rể, là vật biểu cho phương đông của hành mộc tượng trưng cho sự sinh sôi, xanh tốt. Phụng tượng trưng cho cô dâu, vật biểu của phương Nam của hành hoả, chim phụng mang đến gió phương Nam làm ấm gia đình[4], vì lẽ đó ơng người xưa thường dạy “chọn vợ đàn bà, xây nhà hướng nam”.

</div>

×