Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.19 KB, 12 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>LỜI NĨI ĐẦU </b>
Chính trị học là khoa học ra đời và được nghiên cứu và giảng dạy rất sớm ở trên thế giới. Tuy nhiên ở các nước xã hội chủ nghĩa rất ít chú ý về lĩnh vực này. Do vậy, đến tận những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi hệ thống chủ nghĩa xã hội thoái trào trên thế giới việc nghiên cứu về lĩnh vực này mới được chú ý. Cho nên ở Việt Nam, Chính trị học là một khoa học non trẻ.
Mơn Chính trị học cung cấp cho người học:
<i>Về kiến thức: Hiểu biết chuyên ngành chuyên sâu về những hiện </i>
tượng, biểu hiện, bản chất, có tính quy luật của đời sống chính trị; đồng thời, đi sâu vào những vấn đề cơ bản của chính trị học, như Khái luận về Chính trị học; Quyền lực chính trị trong xã hội hiện đại; Văn hóa chính trị; Các mơ hình hệ thống chính trị; Nhà chính trị tiêu biểu; Kinh nghiệm xử lý tình huống chính trị; Vấn đề an ninh chính trị trong bối cảnh thế giới biến đổi.
<i>Về kỹ năng: Học viên có tư duy chính trị, có khả năng phân tích </i>
các vấn đề chính trị đang diễn ra; có năng lực hoạt động chính trị, có kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống mà thực tiễn chính trị đặt ra, đảm bảo ổn định, phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
<i>Về thái độ: Trên cơ sở nền tảng tri thức Chính trị học, người học </i>
có cơ sở khoa học để vững tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về chính trị; có thái độ khách quan khoa học trước các hiện tượng chính trị, có tri thức khoa khọc,
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">lập trường đúng đắn chống lại các luận điệu xuyên tạc chống phá của các thế lực thù địch.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>I. ĐẢNG CHÍNH TRỊ </b>
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin, đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất, có tổ chức của một giai cấp nào đó hay một tầng lớp nào đó của một giai cấp. Sự tồn tại của đảng chính trị gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp và sự không đồng nhất của giai cấp và của các tầng lớp không hợp thành giai cấp.
Đảng chính trị là một trong những cơng cụ quan trọng nhất mà nhờ đó giai cấp đấu tranh cho lợi ích của mình. Đảng chính trị cơng cụ tập hợp giai cấp của một giai cấp. Với chức năng đó, đảng chính trị có khả năng đồn kết sức mạnh của cả giai cấp, tạo thành một nguồn động lực to lớn phục vụ mục tiêu đấu tranh, vai trị sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. (Ví dụ như giai cấp cơng nhân Việt Nam được tập hợp sức mạnh dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN đã đấu tranh giành quyền lợi cho công nhân nói riêng, nhân dân lao động VN nói chung và thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả là giải phóng đất nước khỏi ách áp sự xâm lược của đế quốc)
Đảng chính trị bắt đầu trong điều kiện đấu tranh giai cấp đã phát triển đến trình độ nhất định của cuộc đấu tranh chính trị, khi mục tiêu giành chính quyền được đặt ra trực tiếp.
Đảng gắn liền với cơ cấu giai cấp. Trong xã hội hiện đại, tương ứng với cơ cấu giai cấp của nó đảng có thể là đảng vơ sản, đảng tư sản, đảng địa chủ…đảng liên minh các giai cấp: đảng tư sản- tiểu tư sản, đảng tư sản – địa chủ…đơi khi đảng cịn mang màu sắc dân tộc.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Đảng chính trị là tổ chức ln theo đuổi những mục đích chính trị nhất định, cố gắng gây ảnh hưởng, lãnh đạo đối với chính trị và tổ chức xã hội, ra sức giành và giữ chính quyền để thực hiện lợi ích của mình.
Đảng chính trị hành động bằng thuyết phục, truyền bá những quan điểm của mình, tập hợp những người cùng chí hướng. Khi cầm quyền ngoài các phương tiện vật chất, các cơ quan báo chí, đảng cịn lãnh đạo bằng chính quyền. Để thực hiện mục tiêu, đảng tiến hành thực hiện một số chính sách nhất định, thực hiện những nguyên tắc tổ chức nhất định: điều lệ, quy chế…
Dưới chế độ TBCN, chế độ đa nguyên chính trị bề ngồi có vẻ dân chủ, các đảng đều có quyền tranh cử nhưng về thật chất đều là nhất ngun chính trị. Đảng lớn nhất, có thế lực nhất sẽ nắm quyền để bảo về lợi ích của giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ TBCN.
Trong các nước XHCN, ĐCS là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Đảng tập hợp và tổ chức giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh vì sự thống nhất về mục tiêu, ý chí hoạt động nhằm thủ tiêu thủ tiêu chế độ tư hữu.
Như vậy đảng chính trị nào cũng mang bản chất giai cấp, tồn tại với mục đích nắm quyền lực nhà nước để bảo vệ lợi ích giai cấp mà nó đại diện. Khơng có đảng chính trị nào phi giai cấp, siêu giai cấp.
<b>II. ĐẢNG CẦM QUYỀN </b>
Khái niệm Đảng cầm quyền vốn được sử dụng đầu tiên ở các nước phương Tây có nhiều đảng chính trị, dùng để chỉ đảng giành được đa số ghế trong nghị viện. Các đảng chỉ giành được một số ghế nhất định
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">trong nghị viện, phải liên minh với đảng khác thành liên minh cầm quyền, là đảng chấp chính; đảng chỉ giành được một số ghế ít ỏi trong nghị viện là đảng tham chính; các đảng cịn lại là đảng đối lập. Trước đây, Lênin cũng đã dùng khái niệm đảng cầm quyền để chỉ giai đoạn đảng lãnh đạo khi đã có chính quyền. Nói một cách khác, “Đảng cầm quyền” là một thuật ngữ dùng để chỉ một đảng chính trị đang nắm giữ quyền lực nhà nước một cách cơng khai, chính thức và lãnh đạo chính quyền nhằm thực hiện mục tiêu của mình.
“Đảng cầm quyền” là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình. Đối với Đảng ta, khái niệm “Đảng cầm quyền” là để chỉ vai trò của Đảng khi đã giành được chính quyền; cũng có nghĩa là Đảng lãnh đạo khi đã có chính quyền; Đảng lãnh đạo tồn xã hội bằng chính quyền, thơng qua chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Khái niệm “Đảng cầm quyền” lần đầu tiên được V.I.Lênin nêu ra. Sau này Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sử dụng các thuật ngữ để nói về vai trò cầm quyền của Đảng như: Đảng giành được chính quyền, Đảng nắm chính quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng cầm quyền. Trong Di chúc dặn lại, Bác viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền”. Trong Điều lệ Đảng được Đại hội X của Đảng thông qua cũng khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền”.
Như vậy, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng khi đã giành được chính quyền khác rất nhiều so với khi chưa có chính quyền. Trước khi có chính quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng chủ yếu là
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">các tổ chức đảng và đảng viên trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương đến các hội, đồn thể quần chúng “cốt cán”, thậm chí đến từng người dân; từ đó tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Quan hệ của Đảng với nhân dân là quan hệ máu thịt; mọi sự xa rời nhân dân đều có thể dẫn đến tổn thất cho cách mạng, cho sinh mệnh của ngay bản thân tổ chức đảng và đảng viên. Trong điều kiện chưa có chính quyền, trong Đảng chưa có điều kiện để phát sinh, phát triển các tệ nạn như quan liêu, mệnh lệnh…
Khi đã có chính quyền thì chính quyền là cơng cụ mạnh mẽ, sắc bén nhất để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Trong
phương thức cầm quyền, ngoài cách thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, Đảng lãnh đạo chính quyền (Nhà nước) thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch… và tổ chức nhân dân thực hiện.
Thực chất của Đảng cầm quyền là: Đảng lãnh đạo chính quyền và thơng qua chính quyền để nhân dân làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội. Trong điều kiện Đảng đã có chính quyền, V.I.Lênin đã cảnh báo các nguy cơ: sai lầm về đường lối, quan liêu, xa rời quần chúng và kiêu ngạo cộng sản. Ngay sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối và suy thoái của cán bộ, đảng viên. Người yêu cầu cần phải chiến thắng ba thứ giặc nội xâm là tham ô, lãng phí, quan liêu; nếu khơng sẽ làm đổ vỡ cả sự nghiệp của một Đảng cầm quyền.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Trong quá trình cầm quyền của Đảng Cộng sản, việc tồn tại một đảng hay nhiều đảng ở mỗi nước do những điều kiện lịch sử - cụ thể quy định, khơng có khn mẫu chung cho tất cả các nước, cũng như chung cho mọi giai đoạn, mọi thời kỳ trong phạm vi một nước. Vấn đề chủ yếu đối với một đảng cộng sản cầm quyền là cầm quyền một cách khoa học, dân chủ và theo pháp luật trên cơ sở giữ vững sự trong sạch, vững mạnh của các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên và quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
<b>III. VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ HIỆN TẠI </b>
1. Đảng chính trị là nhân tố tác động
Là bộ phận tích cực nhất, có tổ chức nhất của sai cấp, Đảng chính trị được lập ra để Thực hiện lợi ích mục đích giai cấp, nắm quyền lực nhà nước. Như vậy vai trị của đảng chính trị ( vai trò của cách mạng, tiến bộ hay bảo thủ phản động) tùy thuộc vào địa vị lịch sử mà đảng chính trị đó thực hiện. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của các đảng chính trị, có đảng đóng vai trị tiến bộ cách mạng, như đảng Mác - Lênin, có đảng thể hiện sự bảo thủ, phản động như các đảng địa chủ nông dân…, cũng có đảng chính trị, ở thời kỳ này đóng vai trị cách mạng, tiến bộ, cịn ở thời kỳ khác lại bảo thủ, phản động. Điều này tùy thuộc vào bản chất của giai cấp mà đặt đó đại diện. C.Mác Đã thể hiện tư tưởng đó trong “tuyên ngôn của đảng Cộng sản”: “ Ở Pháp, những người cộng sản liên hợp với đảng dân chủ xã hội chủ nghĩa chống giai cấp tư sản bảo thủ và cấp tiến… Ở Đức,
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">đảng Cộng sản đấu tranh chung với giai cấp tư sản mỗi khi giai cấp này hành động cách mạng chống chế độ quân chủ chuyên chế, chống chế độ sở hữu dụng đất phong kiến và giai cấp tiểu tư sản phát động”.
2. Vai trị của đảng chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, vai trị của đảng chính trị thể hiện rõ nhất trong các cuộc bầu cử giành quyền lực nhà nước. Đó là tổ chức bầu cử, bảo đảm thay đổi chính quyền bằng cách hịa bình, hợp pháp, hợp hiến.
Sau khi đắc cử, đảng cầm quyền đi ra đường lối, định hướng phát triển kinh tế - xã hội thơng qua cương lĩnh chính trị, đào tạo, bố trí tuyển lựa thành viên của đảng vào các cương vị chủ chốt của chính quyền, chuẩn bị các chính sách, chiến lược hoạt động của nhà nước.
Đảng không cầm quyền kiềm chế, đỗ Trọng, giám sát đảng cầm quyền, là “cái van”điều chỉnh hoạt động của đảng cầm quyền.
Đảng không cầm quyền tập hợp giai cấp, tổ chức giai cấp, tập hợp lực lượng để đấu tranh chính trị nhằm giành quyền lực nhà nước về tay mình. Đảng khơng cầm quyền tăng cường tính tích cực cho cơng dân.
Mặt tiêu cực của đảng chính trị mục lộ rõ khi nó chia rẽ nhân dân, tách nhân dân ra khỏi chính trị.
Để đạt được mục đích, đảng chính trị hành động kể cả những thủ đoạn, kích thích sự thèm khát quyền lực chính trị và tạo thêm những điều kiện cho tham nhũng, tước bỏ quyền dân chủ của nhân dân.
3. Vai trị của đảng chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa:
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Trong hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo, thực hiện quyền thống trị về chính trị của sai cấp công nhân để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân vì dân và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Giai cấp cơng nhân thơng qua đội tiên phong của mình là đảng Cộng sản chịu trách nhiệm hoàn toàn trước vận mệnh phát triển của dân tộc, lãnh đạo mọi mặt của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
Sự lãnh đạo chính trị của đảng Cộng sản trong điều kiện đảng cầm quyền thực chất là xây dựng nhà nước về mặt kinh tế. Bởi vậy, quyền lực của đảng không mâu thuẫn và khơng thấy thì quyền lực nhà nước, tập trung vào việc lãnh đạo xây dựng nhà nước để quản lý kinh tế - lĩnh vực suy cho cùng quyết định đến sự phát triển của xã hội, quyết định vai trò lãnh đạo của Đảng.
Như vậy đảng Cộng sản có vai trị tích cực, gần như khơng có ảnh hưởng tiêu cực bởi mục tiêu cuối cùng là vì nhân dân, đưa xã hội đi lên cộng sản chủ nghĩa, khơng cịn giai cấp, khơng cịn bóc lột, con người sống trong hịa bình, tình u thương.
Tuy nhiên, trong những tình hình cụ thể, đảng Cộng sản cũng có những biểu hiện tiêu cực trong lãnh đạo xã hội khi nội bộ đặc tha hóa, biến chất, xa rời lợi ích giai cấp, mất sức chiến đấu. Do đó cần phải làm trong sạch và chỉnh đốn đảng.
Để thực hiện được sứ mệnh to lớn này điều kiện tiên quyết là đảng phải không ngừng vươn lên mọi mặt.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Như vậy, đảng chính trị là một bộ phận tích cực nhất của một giai cấp, là đại diện không thể thiếu của một giai cấp. Với bản chất, vai trị của mình, mỗi đảng chính trị cần phải liên tục phát triển hồn thiện, nâng cao sức chiến đấu, phát huy vai trò lãnh đạo, định hướng chính trị của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh, giành và giữ chính quyền.
<b>IV.LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM </b>
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng từ khi giành được chính quyền đến nay, nhất là lãnh đạo đất nước trong thời kỳ đổi mới và từ những bài học kinh nghiệm xương máu về sự đổ vỡ của các Đảng Cộng sản và Công nhân ở các nước trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, khơng có các đảng chính trị đối lập nên khơng có sự cạnh tranh về vai trị lãnh đạo của Đảng; - Đảng hoạt động một cách công khai, hợp pháp, hợp hiến; vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước đã được nhân dân thừa nhận trong thực tế và được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; - Đảng có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, một cơng cụ đắc lực, mạnh mẽ và sắc bén để Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với tồn xã hội và có Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Qua 80 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">sản Việt Nam đã được nhân dân và cả dân tộc Việt Nam thừa nhận là người tổ chức, lãnh đạo và quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng được nhân dân tin yêu, che chở, bảo vệ và gọi Đảng với cái tên trìu mến là “Đảng ta”. Người dân coi Đảng chính là Đảng của mình. - Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ với các Đảng Cộng sản và Cơng nhân quốc tế; ngồi ra, Đảng cịn có
quan hệ với nhiều đảng cầm quyền khác trên thế giới; có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bạn bè và nhân dân yêu chuộng hồ bình, tiến bộ trên thế giới.
</div>