Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Báo cáo khoa học: Bảo đảm quyền riêng tư trong bối cảnh COVID-19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.82 KB, 28 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT </b>

<b> </b>

<b>BÁO CÁO KHOA HỌC THAM GIA XÉT THƯỞNG </b>

<b><small> “CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI” </small></b>

<b> TÊN ĐỀ TÀI: BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG BỐI CẢNH COVID-19 TẠI VIỆT NAM </b>

<b> </b>

<b> Họ và tên tác giả: Nhóm các sinh viên: </b>

17040669 Lê Thị Hà Phương 19050313 Đỗ Quỳnh Anh

19030261 Phạm Vũ Thảo Nguyên 20032741 Nguyễn Anh Kiên

<b> Họ và tên Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Đặng Minh Tuấn </b>

HÀ NỘI - 2022

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BẢO ĐẢM QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG BỐI CẢNH COVID-19 TẠI VIỆT NAM </b>

<b>A. Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 từ khi xuất hiện đến nay đã để lại tác động sâu </b>

rộng trong đời sống kinh tế-xã hội của toàn nhân loại. Tại Việt Nam, dịch bệnh đã làm trầm trọng hơn vấn đề bảo đảm quyền riêng tư vốn đã được quy định không rõ ràng và chặt chẽ trong pháp luật hiện hành. Bài viết này sẽ đề cập đến thực trạng của việc bảo đảm quyền riêng tư ở phần I, các quy định về quyền riêng tư trong pháp luật trên thế giới và pháp luật Việt Nam ở phần II, và đưa ra giải pháp ở phần III. Các giải pháp được xây dựng theo phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người (HRBA), nhằm kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý về quyền riêng tư để Việt Nam có thể đảm bảo quyền này tốt hơn trong những bối cảnh tương tự.

<b>B. Từ khoá: quyền riêng tư, quyền bất khả xâm phạm về bí mật đời tư, </b>

COVID-19, quyền tiếp cận thơng tin, báo chí và truyền thơng.

<i>TÁC GIẢ: Nguyễn Anh Kiên<small>1</small>, Lê Thị Hà Phương, Đỗ Quỳnh Anh, Phạm Vũ Thảo Nguyên. </i>

<small> 1 Tác giả liên hệ.SĐT: 0377838297 Địa chỉ email: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>C. NỘI DUNG I. Phần dẫn nhập 1.1 Đặt vấn đề </b>

Quyền riêng tư là một trong những quyền con người cơ bản được pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới thừa nhận và bảo vệ. Bên cạnh đó, Liên hợp quốc cũng đã ghi nhận quyền này trong Bộ luật Nhân quyền của mình, chứng tỏ vai trị quan trọng và tầm ảnh hưởng to lớn của quyền riêng tư đối với xã hội hiện đại

<b>nói chung trên phạm vi toàn cầu. </b>

Tại Việt Nam, quyền riêng tư đã được Bộ luật Dân sự ghi nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế, các trường hợp cá nhân hoặc tập thể bị xử lý do xâm phạm quyền riêng tư cịn vơ cùng hạn chế. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, với động cơ là “bảo vệ sức khỏe cộng đồng”, rất nhiều trường hợp quyền riêng tư đã bị xâm phạm một cách vô cùng nghiêm trọng. Có thể kể đến các F0 bị công khai thông tin cá nhân lên mạng xã hội<small>2</small>, hoặc các hộ dân bị chính quyền địa phương khóa trái cửa vì gia đình có F0. Tất cả những trường hợp này đều không được pháp luật can thiệp và xử lý một cách thoả đáng, đúng người, đúng tội, gây

<b>ra những tổn thương không thể chữa lành cho nạn nhân. </b>

Một trong những đặc trưng của Hiến pháp là sự đề cao, bảo vệ quyền con người. Trong Hiến pháp 2013, điều 21 khoản 1 đã nhấn mạnh, “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.” Do vậy, tìm giải pháp cho việc bảo đảm quyền riêng tư trong bối cảnh phức tạp như dịch bệnh COVID-19 chính là thực thi Hiến pháp, là hành động theo tinh thần thượng tôn pháp luật.

<i>Chính vì những lý do trên, bài nghiên cứu “Bảo đảm quyền riêng tư trong bối </i>

<i>cảnh COVID-19” được tác giả lựa chọn với mong muốn góp một phần tiếng nói </i>

<small> </small>

<small>2</small><i><small> Hồi Nhung (2021), Đăng tải, chia sẻ thông tin về các trường hợp nghi nhiễm Covid-19 là hành vi vi phạm pháp luật, Báo Công an Kon Tum. < </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

về quyền con người tại Việt Nam, và đặt một viên gạch để xây nền cho một tương lai xã hội dân chủ như mơ ước của tất cả mọi người.

<b>1.2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu </b>

<i>Mục đích của bài nghiên cứu: là làm rõ các vấn đề về quyền riêng tư trong quy </i>

định pháp luật Việt Nam và kiến nghị các chính sách, chương trình hành động để tối ưu việc đảm bảo quyền riêng tư trong tương lai.

<i>Câu hỏi nghiên cứu chính: Quyền riêng tư trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 </i>

tại Việt Nam có đang được bảo đảm khơng?

<i>Các câu hỏi nghiên cứu phụ: </i>

+ Pháp luật có ghi nhận, bảo đảm đầy đủ quyền riêng tư không?

+ Pháp luật về quyền riêng tư trong bối cảnh dịch bệnh, bối cảnh khẩn cấp đã hoàn thiện chưa?

+ Thực thi pháp luật trên thực tiễn thì các quyền có được bảo đảm hay khơng? + Giải pháp nào có thể hồn thiện được pháp luật và bảo đảm việc thực thi tốt hơn?

<b>1.3 Phương pháp nghiên cứu </b>

Phương pháp luận: nghiên cứu được dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây được xem là kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong quá trình thực hiện đề tài.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp suy luận lôgic, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp quan sát - tác giả đã quan sát các hiện tượng trong đề tài nghiên cứu từ trải nghiệm nghề nghiệp của bản thân (cộng tác viên báo chí, cộng tác viên nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ).

<b>II. Phần thảo luận hoặc kết quả nghiên cứu chính 1. Một số vấn đề lý luận về quyền riêng tư: </b>

<i><b>1.1 Khái niệm quyền riêng tư </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Quyền riêng tư thực chất được suy rộng ra từ quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, được sử dụng để bảo vệ công dân trước sự xâm nhập bất hợp pháp của qn lính Anh<small>3</small>. Ban đầu nó khơng phải quyền nhân thân, mà là quyền tài sản.

Quyền riêng tư bắt đầu được hiểu là quyền không được xâm phạm đến đời tư cá nhân của từng con người vào thế kỷ XX, khi cơng nghệ và truyền thơng - báo chí phát triển vượt bậc. Một trong những bài nghiên cứu nổi tiếng nhất về quyền

<i>riêng tư, The Right to Privacy của Samuel Warren và Louis Brandeis đã đặt nền tảng cho quan niệm “right to be let alone” để ngăn chặn mọi sự xâm phạm tới </i>

đời sống riêng tư của một cá nhân. Lúc này, sự xâm phạm rõ ràng không chỉ là xâm nhập nơi cư trú nữa, mà còn là can thiệp bằng thiết bị hiện đại như máy ảnh, điện thoại, máy nghe lén,… <small>4</small>

Quyền riêng tư được quy định trong pháp luật quốc tế đương đối muộn, cụ thể là trong điều 12 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người UDHR (1948), Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ICCPR (1966). Trong kỷ nguyên internet, quyền riêng tư trở thành một mối lo hàng đầu của mọi quốc gia. Năm 2013, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 68/167, kêu gọi tất cả các quốc gia tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư trong cả đời sống thực và đời sống trực tuyến.

Tại Việt Nam, quyền riêng tư cũng là vấn đề được nhiều học giả ngành luật quan tâm nghiên cứu. Theo định nghĩa của PGS. TS. Phùng Trung Tập, đời sống riêng tư là tập hợp các yếu tố tạo thành nét riêng, đặc thù, độc lập không thể trộn lẫn và mang dấu vết cá nhân. Bí mật cá nhân là tổng thể các quan hệ quá khứ, các thông tin liên quan đến cá nhân mà khi bị bộc lộ sẽ gây tác động bất lợi cho cả cá nhân đó và các chủ thể khác, trong khi bản chất thơng tin đó khơng hề mang yếu tố gây hại. Bí mật gia đình là thơng tin liên quan đến quan hệ các thành viên trong gia đình, nếu bộc lộ sẽ gây bất lợi cho các thành viên đó trong các quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật khác thuộc nhiều lĩnh vực. Cả ba đối tượng này của quyền <small> </small>

<small>3</small><i><small> Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Đăng Duy, Quyền riêng tư trên thế giới và ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học </small></i>

<small>ĐHQGHN: Luật học, Tập 33, Số 3 (2017) 33-41 </small>

<small>4</small><i><small> Warren & Brandeis, The Right to Privacy, Harvard Law Review(December 15, 1890). IV (5): 193–220. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

riêng tư đều không thể bị xâm phạm, và khơng có chủ thể nào có quyền xâm phạm<small>5</small>.

Ngồi ra, cịn một cách hiểu về quyền riêng tư của PGS. TS. Nguyễn Đăng Dung, đó là “một quyền con người, giúp mỗi cá nhân được bảo vệ trước sự săm soi, tọc mạch, bảo đảm các khía cạnh của đời sống riêng tư khơng bị công khai trước quần chúng<small>6</small>”. Quyền riêng tư theo cách định nghĩa này nhấn mạnh vào chủ thể quyền riêng tư là cá nhân, và chủ thể của việc đảm bảo quyền là tất cả mọi cá nhân và tổ chức khác.

Quyền riêng tư trên thực tế là một quyền con người dễ bị xâm phạm. Sự phát triển nhanh chóng của internet đã làm cho việc xâm phạm ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo TS. Lã Khánh Tùng, có 3 hình thức xâm phạm quyền riêng tư phổ biến nhất trên không gian trực tuyến<small>7</small>. Thứ nhất, các cơ quan nhà nước theo dõi, thu thập thông tin cá nhân. Thứ hai, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đồng lõa với nhà nước, hoặc chủ động xâm phạm quyền riêng tư. Thứ ba, vi phạm của các cá nhân, doanh nghiệp như mua bán, truyền tải dữ liệu, hình ảnh cá nhân. Tất cả những hình thức xâm phạm này đều cần được xử lý bởi một hệ thống pháp luật chặt chẽ và minh bạch.

Dịch bệnh COVID-19 mặc dù mới chỉ diễn ra từ năm 2019, nhưng đã làm thay đổi toàn bộ cục diện xã hội một cách sâu sắc, đặt ra nhiều thách thức cho các nhà làm luật để cân bằng các quyền con người cơ bản với lợi ích và sức khoẻ cộng đồng. Sự lo âu về dịch bệnh và suy thoái kinh tế cũng khiến cho người dân bớt quan tâm đến lợi ích cộng đồng, mà tập trung vào quyền lợi của cá nhân<small>8</small>. Để phù hợp với bối cảnh dịch bệnh, sau khi tham khảo các định nghĩa, khái niệm về quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

riêng tư đã nêu trên, người viết xin được đưa ra khái niệm về quyền riêng tư như sau:

<i>Quyền riêng tư là quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. Đây là quyền bất khả xâm phạm của con người, và chỉ có thể bị hạn chế theo các quy định cụ thể của pháp luật trong các trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích của cộng đồng. </i>

<i><b>1.2 Vấn đề giới hạn quyền riêng tư </b></i>

Quyền riêng tư khơng phải là quyền tuyệt đối nên có thể bị giới hạn theo quy định của pháp luật. Việc giới hạn quyền riêng tư vẫn chưa được quy định chặt chẽ trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Trong bối cảnh COVID-19, vấn đề này càng được thể hiện rõ ràng hơn.

<i> Bản chất của giới hạn quyền là “cho phép các quốc gia thành viên áp đặt một </i>

<i>số điều kiện trong việc thực hiện/hưởng thụ một số quyền con người nhất định”. </i>

Theo luật nhân quyền quốc tế, các quốc gia thành viên có thể đặt ra những hạn chế với quyền con người nếu thoả mãn các điều kiện nhất định<small>9</small>. Trong những bối

<i>cảnh khẩn cấp đe doạ đến sự sống còn của đất nước (state of emergency), các </i>

quốc gia cịn có thể tạm đình chỉ việc thực hiện một số quyền trong một thời gian nhất định. Theo yêu cầu của ICCPR, các quốc gia thành viên bắt buộc phải có tun bố chính thức về tình trạng khẩn cấp, nêu rõ biện pháp tạm đình chỉ quyền và thời gian dự kiến kết thúc các biện pháp đó.

Dịch bệnh COVID-19 đã được cơng bố là tình trạng khẩn cấp tại xấp xỉ một nửa số quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới<small>10</small>. Tổ chức Y tế thế giới WHO đã cơng bố COVID-19 là tình trạng y tế khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu vào ngày 31/01/2020<small>11</small>. Tuy nhiên, tại Việt Nam, khơng có tun bố tình trạng khẩn cấp nào được đưa ra kể từ khi dịch bệnh bùng phát cho tới nay. Trong khi đó, Việt <small> </small>

<small>9</small><i><small> Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, ABC về các quyền dân sự chính trị cơ bản. </small></i>

<small>10</small><i><small> University of Gothenburg, As many state of emergency declarations during the first wave of the pandemic as in the preceding decade < </small></i><small> </small>

<small>11</small><i><small> World Health Organization, Statement on the second meeting of the International Health Regulations (2005) Emergency Committee regarding the outbreak of novel coronavirus (2019-nCoV). </small></i>

<small><regulations-(2005)-emergency-committee-regarding-the-outbreak-of-novel-coronavirus-(2019-ncov)> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

vẫn tiến hành hạn chế quyền con người dựa trên Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp năm 2000<small>12</small>. Như vậy, các quy định giới hạn quyền con người được áp dụng trong dịch bệnh ở Việt Nam là khơng có cơ sở pháp lý rõ ràng. Sự nhập nhằng này đã mở đường cho hang loạt hành vi xâm phạm quyền riêng tư một cách nghiêm trọng trong q trình phịng chống dịch.

<i><b>1.3 Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo quyền riêng tư </b></i>

Để đảm bảo quyền riêng tư cần xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyền này, cụ thể như sau:

<i> Xét về đường lối chính trị quốc gia, quyền riêng tư nói riêng và quyền con </i>

người nói chung nhận được sự quan tâm, chú trọng của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng XIII khẳng định: “Mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”<small>13</small>.

<i> Xét về pháp luật hiện hành, quyền riêng tư được bảo vệ trong các văn bản có hiệu lực cao như Hiến pháp 2013 (điều 21), Bộ luật Dân sự 2015 (điều 38). Ngồi </i>

ra cịn có các đạo luật khác quy định về bảo mật thông tin cá nhân trên không gian trực tuyến. Hiện nay dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng đã được ban hành, thể hiện xu thế của pháp luật Việt Nam là hoàn thiện các thiết chế về quyền riêng tư.

<i> Xét về văn hoá, lối sống và nhận thức của người dân, quyền riêng tư vẫn chưa </i>

thực sự được coi trọng. Người Việt chịu ảnh hưởng từ văn hoá làng xã, đời sống nơng nghiệp từ hàng nghìn năm, có xu hướng can thiệp vào đời sống cá nhân của người thân, hàng xóm, người nổi tiếng và người có địa vị cao trong xã hội<small>14</small>. Ảnh hưởng của mạng internet và các tư tưởng du nhập từ phương Tây đã khiến thế hệ trẻ bắt đầu quan tâm đến quyền riêng tư nhiều hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i> Xét về hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế, bảo đảm quyền riêng tư, </i>

trong đó có bảo vệ dữ liệu cá nhân, là một cơ chế quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh doanh và thương mại quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập, hàng loạt các hiệp định được ký kết như CPTPP, EVFTA,..., với các đối tác quan trọng như Liên minh Châu Âu, các nước OECD, Hoa Kỳ,… đặt ra nhu cầu cấp bách về hoàn thiện pháp luật về quyền riêng tư.

<i> Xét về tác động của đại dịch COVID-19, các nhà lập pháp và các cơ quan chức </i>

năng đang tỏ ra lúng túng trong việc cân bằng các lợi ích hợp pháp của người dân, trong đó có quyền riêng tư. Từ đó đặt ra nhu cầu có một khung pháp lý về quyền con người, quyền riêng tư để áp dụng ở các bối cảnh tương tự trong tương lai.

<i><b>1.4. Điều kiện đảm bảo quyền riêng tư </b></i>

<i> Thứ nhất, quy định pháp luật chặt chẽ. để quyền riêng tư không bị chồng chéo </i>

giữa mối tương quan phức tạp với nhiều quyền và lợi ích hợp pháp khác của người dân, như quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin,...

<i> Thứ hai, thiết chế thực thi rõ ràng và nghiêm khắc. Thực tế cho thấy chủ thể </i>

của việc xâm phạm quyền riêng tư khơng chỉ có người dân, mà cịn có các cơ quan cơng quyền. Vì vậy dễ xảy ra tình trạng khơng truy cứu trách nhiệm khi người thuộc cơ quan công quyền làm lộ thông tin cá nhân của người khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

<i> Thứ ba, xã hội hoá đảm bảo quyền riêng tư. Vấn đề của quyền riêng tư không </i>

chỉ nằm ở pháp luật và sự quản lý của nhà nước, mà còn xuất phát từ nhận thức của người dân. Cần phải có sự tham gia của mọi cơ chế, từ các tổ chức quốc tế như Uỷ ban Nhân quyền, cho đến các tổ chức phi chính phủ để thức đẩy tốt hơn các công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức và thay đổi lối sống.

<b>2. Các quy định về quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt </b>

<b>Nam </b>

<i><b>2.1 Các quy định về quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b> Các văn kiện quốc tế về quyền riêng tư nổi tiếng nhất có thể kể đếnTuyên ngôn </b></i>

thế giới về quyền con người UDHR (điều 12)<small>15</small>, Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị ICCPR, Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá ICESCR. Ngồi ra, cịn các văn bản có hiệu lực mạnh mẽ như Công ước Châu Âu về Quyền con người và Các quyền tự do cơ bản (CHRFF) và Công ước Hoa Kỳ (ACHR) về Quyền con người<small>1617</small><i>. Không phải chỉ riêng ở các quốc gia có </i>

truyền thống pháp luật lâu đời như Hoa Kỳ và châu Âu lục địa, quyền riêng tư cũng đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ trên rất nhiều các quốc gia khác trên toàn thế giới như Tuyên bố Cairo về Quyền con người trong Hồi giáo<small>18</small>và Tuyên bố nhân quyền của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bảo vệ tại điều 21<small>19</small>.

Xét đến pháp luật của mỗi quốc gia, có rất nhiều mơ hình đảm bảo quyền riêng tư chặt chẽ, triệt để và đáng học hỏi. Một số ít quốc gia khơng quy định về quyền này trong Hiến pháp mà quy định trong các văn bản luật như Hoa Kỳ, Ireland và Ấn Độ. Nhiều quốc gia phát triển khác đã bắt đầu xây dựng luật về vấn đề này kể từ đầu thập kỷ 1970. Các luật bảo vệ dữ liệu cá nhân đầu tiên trên thế giới được ban hành tại bang Hessen, Cộng hòa Liên bang Đức (năm 1970), Thụy Điển (năm 1973), Đức (toàn liên bang năm 1977), Pháp (năm 1978) và sau đó lan ra nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới.

<i><b>2.2 Các quy định về quyền riêng tư trong pháp luật Việt Nam </b></i>

<i><b> Ngay từ khi dịch bệnh chưa diễn ra, nội hàm của khái niệm quyền riêng tư vẫn </b></i>

chưa được làm rõ trong cả Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự. Nội hàm của quyền với đời sống riêng tư, bí mật đời tư và bí mật gia đình thường phải viện dẫn từ định nghĩa của các nhà nghiên cứu và phê bình luật pháp. Sự thiếu rõ ràng này đã dẫn đến tình trạng chồng chéo, nhập nhằng trong quy định về quyền riêng tư ở pháp luật chuyên ngành và các văn bản quy phạm pháp luật khác. <small> </small>

<small>15</small><i><small> Universal Declaration of Human Rights. < </small></i>

<small>16</small><i><small> Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Chẳng hạn, khoản 2 Điều 38 BLDS năm 2015 quy định: “Việc lưu trữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được đồng ý với người đó, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác ”. Theo quy định này, cơng việc tiếp cận thơng tin liên quan đến bí mật cá nhân được thừa nhận trong hai trường hợp: Khi có đồng ý kiến của cá nhân hoặc khi pháp luật có quy định. Trong khi đó khoản 2 Điều 7 Luật tiếp cận thông tin năm 2016 chỉ ghi nhận duy nhất trường hợp tiếp cận thông tin liên quan đến bí mật cá nhân khi được đồng ý với cá nhân đó.<small>20</small><i> </i>

Sau khi dịch bệnh bùng phát, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền riêng tư khá nhỏ giọt và bị động. Ngày 21/5/2021, Bộ Y tế

<i>đã ban hành Văn bản số 4191/BYT-TT-KT về phối hợp điều chỉnh công tác cung </i>

cấp thông tin cho báo chí về phịng, chống dịch COVID-19. Văn bản quy định rõ việc không công bố cho báo chí danh tính, chi tiết về lịch trình di chuyển và chi tiết về quá trình tiếp xúc của bệnh nhân.<small>21</small> Tiếp đó, tháng 7/2021, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh gửi văn bản khẩn số 4690, lưu ý người dân và cán bộ, nhân viên y tế chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quyền bảo vệ hình ảnh cá nhân, quyền được tơn trọng bí mật riêng tư của bệnh nhân và các quy định về cung cấp, đăng tải thông tin trên mạng xã hội.<small>22</small> Tất cả văn bản trên đều được ban hành sau khi những vụ việc lan truyền thông tin cá nhân của F0 đã xảy ra tràn lan trên mạng xã hội.

<b>3. Thực trạng của việc bảo đảm quyền riêng tư trong bối cảnh COVID-19 tại Việt Nam </b>

<small> </small>

<small>20</small><i><small> Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Phước Quý Quang (2021), Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân, Tạp chí nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế </small></i>

<small>Trường Đại học Tây Đô. </small>

<small>21</small><i><small> Hải Lam Tường (2021), Khơng cơng bố cho báo chí danh tính, lịch trình của bệnh nhân Covid-19, Cổng </small></i>

<small>thơng tin điện tử Sở Tư pháp Bình Thuận. <</small>

<small> </small>

<small>22</small><i><small> Văn bản khẩn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về bảo vệ hình ảnh cá nhân, quyền riêng tư của bệnh nhân Covid-19, Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Nhóm tác giả lựa chọn cách tiếp cận và phân tích phần thực trạng về quyền riêng tư theo các đặc điểm cốt lõi của phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người (HRBA)<small>23</small>. Chiếu theo phương pháp tiếp cận này, vấn đề về quyền riêng tư tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 hiện hữu rõ 3 chữ “chưa”:

+ Chưa thực sự được coi quyền riêng tư là tiêu chí chính của pháp luật, chính sách và chương trình phát triển;

+Chưa đảm bảo việc thực thi quyền con người và làm rõ chủ thể của quyền, chủ thể của việc đảm bảo quyền (quốc hội, chính phủ, tư pháp, cơ quan địa phương, các tổ chức khác trong xã hội, cá nhân,...);

+Chưa lấy quyền con người làm định hướng để phát triển chính sách và pháp luật. Một sự việc điển hình cho việc xâm phạm quyền riêng tư là vụ việc đăng tải danh tính người nhiễm bệnh tại Trà Vinh. Ngày 12-3, Đoàn Hữu Tài (25 tuổi) sử dụng tài khoản cá nhân trên Facebook để đăng tải văn bản báo cáo nhanh về tình hình tiếp xúc với người nghi nhiễm COVID-19 (thành phố Trà Vinh). Sau 2 giờ đăng thông tin lên trang Facebook cá nhân, có 113 bình luận, 242 lượt chia sẻ và 95 lượt bày tỏ trạng thái.<small>24</small> Ông Đ, người bị làm lộ thơng tin đã khởi kiện Đồn Hữu Tài. Kết quả, Đoàn Hữu Tài bị phạt 7,5 triệu đồng vì đăng văn bản báo cáo nhanh tình hình tiếp xúc với người nghi nhiễm COVID-19. Cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính đối với ơng Tài. Tuy nhiên, lý do tại sao ông Tài không nằm trong bộ phận cơ quan chức năng có liên quan đến việc phòng chống dịch của Thành phố Trà Vinh lại có được báo cáo nhanh về các ca nghi nhiễm bệnh lại không được làm rõ.

Đây chỉ là số ít các vụ việc làm lộ lọt thông tin trong bối cảnh dịch Covid - 19 được xử lý đúng mực. Vụ việc tại Quảng Bình, từ ngày 20-7-2021, sự việc 03 trường hợp ở bản Bãi Dinh, Dân Hóa, Minh Hóa có kết quả xét nghiệm dương <small> </small>

<small>23 Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người (HRBA) là một nguyên tắc do các tổ chức quốc tế đề ra để áp dụng trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển ở các quốc gia. </small>

<small>24</small><i><small> Hoài Thương (2020), Bị phạt 7,5 triệu vì đăng danh tính người tiếp xúc với người nghi nhiễm corona, Tuổi </small></i>

<small>trẻ Online. < corona-20200325122613158.htm> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

với SARS-CoV-2, thơng tin cá nhân các trường hợp F1, F2, F3 bị tán phát với tốc độ chóng mặt. <small>25</small>Làm lộ thơng tin như vậy, nhưng các cá nhân đăng tải các tin tức, báo cáo nhanh, văn bản khẩn của ban chỉ đạo phịng chống dịch bệnh này khơng hề bị cơ quan chức năng xử lý. Nó chứng tỏ một thực trạng rằng, các quy định pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư có nhưng việc thực thi nó cịn chưa có hiệu quả.

Thiết chế thực thi quyền riêng tư đang gặp vấn đề chồng chéo nhiệm vụ giữa các cơ quan ban ngành, cụ thể như sau:

<i> Thứ nhất, bên dưới thẩm quyền quản lý tổng thể của Chính phủ, đang có </i>

hai Bộ chức năng quản lý cùng một vấn đề chung là bảo vệ an toàn dữ liệu và quyền riêng t, theo đó Bộ Thơng tin và Truyền thông (Bộ TTTT) là cơ quan đầu mối quản lý An tồn thơng tin mạng, trong khi đó Bộ Công an là cơ quan đầu mối quản lý An ninh mạng. Nhiệm vụ của hai bộ đang chồng chéo, dẫn đến không bên nào đảm bảo trách nhiệm xử lý các vi phạm về quyền riêng tư.

<i>Thứ hai, các nhiệm vụ trong bảo vệ dữ liệu đang được phân bổ và chia sẻ </i>

cho nhiều cơ quan .Bộ Công an phụ trách quản lý hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia ; Ban cơ yếu chính phủ quản lý các vấn đề liên quan đến mật mã dân sự v.v..; Bộ quốc phòng lại quản lý về bảo đảm an tồn thơng tin riêng trong lĩnh vực mình phụ trách; đặc biệt Uỷ ban nhân dân tỉnh lại xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an tồn thơng tin mạng; quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ an tồn thơng tin mạng trên địa bàn.

<i>Thứ ba, về nguyên tắc, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước </i>

đều có quyền thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử phạt vi phạm về an tồn thơng tin hay an ninh mạng, tuy nhiên không chỉ rõ cơ quan nào sẽ giải quyết các khiếu nại cụ thể của chủ thể dữ liệu khi bị xâm phạm quyền riêng tư.

Đại dịch COVID-19 đã diễn ra trong 3 năm, <small> </small>

<small>25</small><i><small> Kỳ Sơn (2021), Cần xử lý nghiêm hành vi phát tán thông tin cá nhân liên quan đến dịch Covid 19, báo điện </small></i>

<small>tử tỉnh Quảng Bình. < thong-tin-ca-nhan-lien-quan-den-dich-covid-19-2191497/> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b> Giải pháp bảo đảm quyền riêng tư trong bối cảnh dịch bệnh </b>

Các giải pháp được xây dựng theo cách tiếp cận dựa trên quyền con người (HRBA). Các giải pháp được thiết kế để thoả mãn cốt lõi của HRBA bao gồm<small>26</small>: Coi việc hỗ trợ thực hiện, thụ hưởng các quyền con người là mục tiêu chính trong các chính sách và chương trình phát triển.

● Lấy các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người làm định hướng trong việc thiết lập và thực hiện các chương trình phát triển .

● Làm rõ những chủ thể của quyền, chủ thể có trách nhiệm và các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của họ, từ đó hỗ trợ họ tăng cường năng lực trong

<i>việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm. </i>

<i> Nhóm tác giả đề xuất 2 nhóm giải pháp: Giải pháp dài hạn và giải pháp cấp bách. </i>

<i><b>4.1. Giải pháp dài hạn: </b></i>

<i><b>4.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về quyền riêng tư </b></i>

<i> Thứ nhất, thống nhất nội hàm khái niệm quyền riêng tư trong Hiến pháp, BLDS, </i>

<i>BLHS và các đạo luật khác. </i>

Thứ hai, làm rõ nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, các ban ngành, đoàn thể trong việc thực thi pháp luật về quyền riêng tư. Đặc biệt, tăng cường nghĩa vụ giải trình trong cơng tác của các cơ quan này.

Thứ ba, làm rõ giới hạn của việc phổ biến và tiếp cận thông tin như để đảm bảo trách nhiệm của những chủ thể thực hiện phổ biến thông tin, đặc biệt là báo chí, truyền thơng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

<i>4.1.2. Quy định rõ về giới hạn quyền con người trong bối cảnh đặc biệt </i>

Ban bố tình trạng khẩn cấp để giới hạn quyền con người khiến cho quyền lực của nhà nước tăng lên, cịn quyền con người, quyền cơng dân lại bị suy giảm<small>27</small>. Hiện nay, nhất thiết phải xây dựng một quy định cụ thể cho việc giới hạn quyền <small> </small>

<small>26</small><i><small> Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, ABC về quyền dân sự chính trị cơ bản. </small></i>

<small>27</small><i><small> Oren Gross - Fionnuala Ní Aoláin, Law in Times of Crisis: Emergency powers in theory and practice, </small></i>

<small>Cambridge University Press, 2006, p. 267. </small>

</div>

×