Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.55 KB, 10 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<i>Đặt vấn đề: </i>
Tham nhũng đã trở thành một tệ nạn gây nên rất nhiều hậu quả xấu về nhiều mặt của đời sống xã hội nước ta những năm trở về đây. Một trong những hậu quả nghiệm trong nhất là làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, chính điều này trở thành vật cản lớn đối với sự thành công của công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện. Kiểm sốt thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn là một trong những công cụ quan trọng nhất trong cơng cuộc phịng, chống tham nhũng. Giải pháp này cũng đã được pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận. Trong phạm vi cho phép của bài tiểu luận này, chỉ đưa ra nghiên cứu hai vấn đề là bàn về các biện pháp kiểm sốt tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn và đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới.
<b>1. Khái quát về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn trong đời sống </b>
quyền hạn trong đời sống
Tham nhũng xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, len lỏi đến từng ngóc ngách đặc biết là trong lĩnh vực cơng. Tham nhũng được hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Như vậy, chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn thì mới có thể thực hiện được hành vi tham nhũng.
Trong nền công vụ hiện đại, việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn sẽ góp phần minh bạch hóa hoạt động hệ thống cơng vụ; ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì động cơ vụ lợi. <small>[1] </small>
Tham nhũng thường chỉ xuất hiện ở những người có chức vụ và quyền hạn, như vậy việc kiểm soát tài sản, thu nhập của nhóm người này sẽ giúp nhà nước phát hiện được những nguồn tiền khơng chính thống từ đó
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">nhóm người này giúp phát hiện những giao dịch bất hợp pháp, tẩu tán tài sản. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất góp phần đấu tranh ngăn chặn, phịng ngừa tệ nạn tham nhũng.
quyền hạn
Nhận thức được tầm quan trọng của việc kê khai, kiểm sốt tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, Đảng ta đã sớm quan tâm và có những chủ trương, biện pháp để thực hiện có hiệu quả vấn đề này. Thể chế hóa quan điểm của Đảng về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật, bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc kê khai, tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn như Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) năm 2005 và mới đây nhất là Luật PCTN năm 2018 đã giành ra riêng một Mục lớn để nói về vấn đề này. Ngồi ra cịn có Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ: “Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; xây dựng và hồn thiện cơ chế giải trình và giám sát việc tăng giảm tài sản của cán bộ, đảng viên. Cơ quan đề xuất đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải tiến hành thẩm định, xác minh, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai theo quy định”. Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 của Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đặt ra vấn đề tăng cường chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…, coi tham nhũng, lãng phí là vấn nạn quốc gia, là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Quy định số 85-QĐ/TW ngày 23/5/2017 của Bộ Chính trị về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thể hiện tinh thần nêu gương và yêu cầu nêu gương đối với cán bộ cấp cao trong công tác kê khai và kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản. Và
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">mới đây nhất, ngày 30/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định CP về kiểm sốt tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
<b>130/2020/NĐ-2. Áp dụng kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn trong thực tiễn đời sống </b>
trong thực tiễn đời sống
Thứ nhất, việc làm đầu tiên để có thể kiểm sốt được tài sản và thu nhập đó là kê khai tài sản. Kê khai tài sản, thu nhập là việc ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai; nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập ban hành theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP. Có thể nói việc kê khai tài sản được thực hiện theo một trình tự rõ ràng, khắt khe đảm bảo sự rõ ràng, rành mạch các thông tin về tài sản, thu nhập và đảm bảo sự trung thực trong kê khai và trách nhiệm giải trình của người kê khai. Các quy định pháp luật đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được tiến hành ở các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị diễn ra theo đúng thời gian, trình tự và thủ tục. Đặc biệt, tính “cơng khai” cũng được đề cao và được quy định rõ ràng trong luật. Việc công khai các bản kê khai tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng được quan tâm đặc biệt là với những người dự kiến được bổ nhiểm các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở một tổ chức, đơn vị hay một doanh nghiệp nhà nước nào đó. Điều này giúp cho các cán bộ đang làm việc tại các cơ quan dự kiến có người được bổ nhiệm cũng hiểu hơn về “sếp” của mình, người sẽ lãnh đạo mình; cũng như những người sắp được bổ nhiệm giữ cho mình lý lịch trong sạch. Khơng khó để nhận ra rằng, muốn biết quan chức có tham nhũng hay khơng, tốt nhất là theo dõi q trình tích tụ của cải của đương sự. Sự cơng khai về tình trạng tài sản của quan chức là cách giúp cho xã hội có điều kiện đánh giá phẩm chất liêm chính của người làm quan.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Thứ hai, sau khi đã có bản kê khai tài sản, thu nhập thì việc xác minh tài sản cũng như việc bảo vệ, lưu trữ các thông tin liên quan đến kiểm soát tài sản, thu nhập cũng được chú trọng. Xác minh tài sản, thu nhập là việc kiểm tra, làm rõ nội dung kê khai và xem xét, đánh giá, kết luận của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật PCTN và Nghị định này về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai và tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. Việc xác minh theo kế hoạch thể hiện việc kiểm tra thường xuyên và nguy cơ luôn bị xác minh đối với bất kỳ người có nghĩa vụ kê khai nào. Nếu các cơ quan kiểm sốt tài sản, thu nhập có đủ nguồn lực để thực hiện xác minh thì trong 1 nhiệm kỳ 05 năm của người được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ được xác minh tài sản, thu nhập ít nhất một lần. <sup>[2]</sup> Điều này tạo tính răn đe để người có nghĩa vụ kê khai ý thức hơn về việc kê khai tài sản, thu nhập và việc hình thành tài sản,
thu nhập tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh bằng hình thức bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy tính một cách cơng khai càng làm tăng ý thức của cán bộ trong việc kê khai.
Mặc dù việc kê khai tài sản là bước tiên quyết trong kiểm sốt tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn, nhưng trên thực tế, việc kê khai tài sản của các quan chức cấp cao cũng chứa đựng một số rủi ro về thông tin. Bởi vậy, ngồi việc xác minh những thơng tin trong bản kê khai có xác thực hay khơng, Luật PCTN cũng đưa ra những quy định về bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập. Điều này không chỉ giúp bảo vệ thông tin, xác minh, làm rõ tài sản của một cá nhân mà có thể kiểm soát sự chuyển dịch của một số tài sản nhất định với những dữ liệu trong hệ thống, nhất là những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hay có những dấu hiệu đặc thù để nhận biết.
Thứ ba, việc đưa ra các quy định xử lý các vi phạm liên quan đến kiểm sốt tài sản, thu nhập cũng tạo tính răn đe cần thiết với cả người kê khai cũng như
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">những người có liên quan. Bên cạnh đó cịn có những quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập. Việc quy định này đã tạo ra sự chuyên nghiệp trong việc thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, tăng tính trách nhiệm và hiệu quả của công tác này.
Công tác kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian qua đã được đánh giá, tổng kết, theo đó đạt được những thành tựu tích cực trong cơng tác phịng, chống tham nhũng. Việc kê khai tài sản, thu nhập ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn cả nước đã được tiến hành khá
thường xuyên, đều đặn hàng năm; những hạn chế và lúng túng trong triển khai thực hiện, kê khai khơng đúng trình tự, thủ tục đã được các cơ quan, tổ chức, đơn vị bước đầu khắc phục. <small>[3] </small>
Điều này vơ hình chung đã phần nào tác động đến suy nghĩ, nhận thức về tham nhũng đối với người có chức vụ, quyền hạn. Thêm nữa, việc kê khai đều đặt thường xuyên cũng đã hình thành cơ sở tài liệu phục vụ xác minh về tài sản, thu nhập cá nhân của người có chức vụ, quyền hạn đồng thời cũng đã hình thành cơ sở pháp lý cho việc kê khai và công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập.
Tuy đã đạt được những thành tựu đáng nghi nhận song việc kiểm sốt tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn vẫn còn một số những bất cập cần nhìn nhận lại. Việc kê khai tài sản, thu nhập cịn nặng về hình thức; hầu hết các bản kê khai chưa được kiểm tra, xác minh, kiểm chứng; chưa giúp cho các cơ quan chức năng kiểm soát được những biến động về tài sản của người có
trọng hình thực như Việt Nam. Việc quản lý bản kê khai của người có chức vụ, quyền hạn vẫn do cơ quan quản lý cán bộ của người kê khai thực hiện, phần lớn các bản kê khai này không được xác định đánh giá mức độ trung thực của người khai, trừ một số bản kê khai thuộc những đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay chưa kiểm soát được việc tiêu dùng
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">và thanh toán bằng tiền mặt nên đã gây ra một số khó khăn trong thực tiễn khi phải chứng minh nguồn gốc của tài sản tham nhũng. Ngồi ra vẫn có tình trạng đứng tên hộ trong việc đăng ký tài sản, do đó nếu khơng biết rõ nguồn gốc tài sản thì rất khó kiểm sốt được. Lỗ hổng trong vấn đề kiểm soát tài sản, thu nhập hiện nay làm cho cơng tác này vẫn mang tính hình thức là do chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của mọi chủ thể, mà chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.
Các bản kê khai không được công khai cho tất cả mọi người, dù là trực tuyến hay khi có yêu cầu cá nhân bằng văn bản. Các chế tài xử phạt chỉ mang tính kỷ luật, trừ khi có bất kỳ tội phạm nào khác như tội hối lộ có liên quan tới một sự bất thường trong bản kê khai. <sup>[5]</sup> Có thể nói, ở Việt Nam hiện này có 2 lực lượng kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn hiệu quả nhất lại là từ phía xã hội là người dân và lực lượng báo chí. Minh chứng cho điều này là báo chí và cơng luận trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc phanh phui những hành vi thu lợi bất chính và giúp cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý người vi phạm. Nhưng lực lượng chủ yếu này lại đang bị hạn chế trong việc tiếp nhận thông tin về các bản kê khai.
Ngồi ra, việc kiểm sốt tài sản, thu nhập vẫn chưa thực sự hiệu quả một phần là do thiếu các giải pháp đồng bộ về mặt thể chế, chính sách, pháp luật. Cần thiết phải có những giải pháp liên quan đến chính sách tiền lương; kiểm sốt tài sản, thu nhập của tất cả các chủ thể trong xã hội; quy định phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt... Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm, chưa hiệu quả, bị xem nhẹ hoặc thực hiện một cách chiếu lệ.
<b>3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm sốt tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn </b>
Tại khoản 1 Điều 33 Luật PCTN năm 2018 quy định người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập phải kê khai cả của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên. Nhưng trên
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">thực tế qua những vụ án gần đây những người có quan hệ thân tín đều có khả năng bao che, tẩu tán tài sản có được từ tham nhũng như bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ (chồng), cậu mợ cơ dì chí bác thậm chí cả người yêu, họ hàng xa… Như vậy tùy thuộc vào cấp bậc của người có chức vụ quyền hành thiết nghĩ nên có những bổ xung cần thiết để khơng bỏ sót những đối tượng vừa được nêu trên.
Việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về PCTN; nâng cao nhận thức về cơng tác kê khai và kiểm sốt việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xác định việc kê khai tài sản, thu nhập là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm, là giải pháp quan trọng trong công tác đấu tranh PCTN ở nước ta. Bởi vấn nạn tham nhũng đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền sẽ phần nào đánh thức ý thức của bản thân về tham nhũng trong người dân cũng như các cán bộ, người có chức quyền. Hơn nữa, tính “cơng khai”, “minh bạch” cần được chú trọng hơn nữa. Có thể nói “cơng khai” và “minh bạch” là phương thực hiệu quả nhất để làm rõ phẩm chất liêm chính của cán bộ. Việc phải công khai minh bạch đối với tài sản và thu nhập của mình vơ hình sẽ tạo ra áp lực đối với người trong cuộc, khiến người này, theo bản năng tự vệ để sinh tồn, thấy cần phải cân nhắc một cách thận trọng, dè chừng trong những tình huống tế nhị, nhạy cảm liên quan đến lợi ích vật chất. Đặc biệt phát huy tối đa vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thơng trong đấu tranh, phòng, chống tham nhũng. Vai trò của các cơ quan thông tấn là vô cùng quan trọng trong tuyên truyền về tính “cơng khai”, “minh bạch” của cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, góp phần phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Thực hiện phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt cũng là cách thức hữu hiệu nhằm kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn bởi các khoản chi tiêu sẽ được kiểm soát thơng qua hệ thống ngân hàng. Từ đó, tăng cường quản lý, kiểm soát thuế thu nhập cá nhân. Đây có thể coi là biện pháp cơ bản nhằm bảo đảm kiểm sốt được thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn kể cả trong khu vực Nhà nước và khu vực tư.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Mặt khác việc cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cũng nên được xem xét một cách thỏa đáng, đảm bảo tiền lương là nguồn thu nhập chính, có khả năng trang trải cho cuộc sống của người được trả lương. Ở Việt Nam, mọi người thường ví von lương của cơng chức nhà nước rẻ mạt, “ba cọc ba đồng”, thường công chức nhà nước vẫn đi làm kinh tế ở bên ngoài để kiếm thêm thu nhập. Và khi lên được vị trí càng cao thì tâm lý lợi dụng chức quyền để hòng chuộc lợi cho bản thân lại càng lớn. Bởi vậy, khi chính sách tiền lương hợp lý, cùng với sự kiểm soát chặt chẽ nguồn tài sản, thu nhập của cán bộ, cơng chức, viên chức và có chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp sai phạm sẽ đảm bảo được Luật PCTN được thực thi một cách hiệu quả nhất.
Có thể thấy rằng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn được tập trung ở ba nội dung chính đó là vấn đề ở việc kiểm tra, xác minh những thông tin của bản kê khai tài sản; vấn đề về tính “công khai” đối với các bản kê khai tài sản đó và cuối cùng là tiếp tục nghiên cứu hồn thiện các thể chế về quản lý kinh tế - xã hội về phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là các quy định liên quan đến kiểm soát quyền lực của cán bộ, cơng chức.
<b>4. Tổng kết </b>
Có thể khẳng định rằng, tham nhũng không chỉ là vấn nạn của riêng Việt Nam mà rất nhiều các quốc gia trên thế giới cũng mắc phải vấn nạn này. Việc phịng và chống tham nhũng là một q trình rất dài, là cuộc đấu tranh đầy cam go, phức tạp. Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài sản, thu nhập của người có chức vụ và quyền hạn là thanh kiếm sắc bén nhất để chặt đứt các “thanh củi” để “bỏ vào lị” như cách Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng ví von về tham nhũng. Việc hồn thiện thể chế giúp cho việc áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng hơn cũng như đem lại hiểu quả cao hơn trong cơng tác phịng chống tham nhũng. Tuy cịn nhiều bất cập trong cơng tác phịng chống tham nhũng, nhưng nhìn vào thực tế trong một vài năm trở lại đây, Đảng đã có được những bước tiến lớn trong hành trình dài chống tham nhũng của mình, lịng tin của người dân đối với sự lãnh đạo Đảng ngày càng được củng cố và vững mạnh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><i>Tư liệu tham khảo: </i>
<i>[1] TS. Hoàng Minh Hội, Nâng cao hiệu quả việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, Nghiên cứu lập pháp số 07(383)-2019 </i>
<i>[2] Trần Văn Long, Kiểm soát tài sản, thu nhập theo tinh thần Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 </i>
<i>[3] TS. Phạm Thanh Hà, Kê khai tài sản, thu nhập góp phần phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, tạp chí Tổ chức Nhà nước </i>
<i>[4] Chính phủ, Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, 2016 </i>
<i>[5] Tạ Thu Thủy, Kiểm sốt thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn - Biện pháp quan trọng nhằm PCTN, 2018 </i>
<i>Các nguồn tư liệu tham khảo khác: </i>
<i>1. Luật Phòng chống tham nhũng 2005 2. Luật Phòng chống tham nhũng 2018 3. Bộ luật Dân sự 2015 </i>
</div>