Tải bản đầy đủ (.pdf) (250 trang)

Luận án tiến sĩ địa lý: Phương pháp phân tích không gian trong đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội cho mục đích phát triển bền vững nông - lâm nghiệp tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.87 MB, 250 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BÙI THỊ THÚY ĐÀO

PHƯƠNG PHAP PHAN TÍCH KHƠNG GIAN

TRONG ĐÁNH GIA TONG HỢP TIEM NANG TỰ NHIÊN,

KINH TE - XA HOI CHO MUC DICH PHAT TRIEN BEN VUNG

NÔNG - LAM NGHIỆP TINH KON TUM

LUẬN ÁN TIEN SĨ DIA LY

<small>Ha Nội — 2018</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BÙI THỊ THÚY ĐÀO

PHƯƠNG PHÁP PHAN TÍCH KHƠNG GIAN

TRONG ĐÁNH GIA TONG HỢP TIEM NĂNG TỰ NHIÊN,

KINH TE - XÃ HOI CHO MỤC DICH PHÁT TRIEN BEN VỮNG

NÔNG - LAM NGHIỆP TINH KON TUM

Chuyên ngành: Ban đồ, viễn thám và hệ thông tin địa ly (GIS)Mã số: 62 44 02 14

LUẬN ÁN TIEN SĨ DIA LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Nguyễn Trần Cầu

<small>2.GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải</small>

<small>Hà Nội - 2018</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các sơ liệu, kêt quảnêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bơ trong bat kỳ cơng trìnhnào khác.</small>

<small>Tác giả luận án</small>

<small>Bùi Thị Thúy Đào</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

LỜI CẢM ƠN

<small>Luận án được hoàn thành tai Khoa Dia lý, Trường Đại hoc Khoa học Tự nhiên </small>

-ĐHQG Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Trần Cầu vàGS.TSKH. Phạm Hoàng Hải - Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cácthầy - những người đã luôn tận tâm dạy bảo, động viên tác giả trong suốt thời gian

<small>thực hiện luận án.</small>

<small>Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được những chỉ bảo và góp ý q</small>

báu của các thầy, cơ trong và ngoài trường: GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, PGS.TS.

<small>Pham Quang Tuấn, GS.TS. Trương Quang Hải, GS.TS. Nguyễn Cao Huan, PGS.TS.Đặng Văn Bào, GS.TS. Nguyễn Khanh Vân, PGS.TS Nguyễn An Thịnh, PGS.TS.</small>

<small>Nhữ Thị Xuân, PGS.TS. Đinh Thị Bảo Hoa, PGS.TS. Phạm Văn Cự, PGS.TS. NguyễnNgọc Thạch, PGS.TS. Nguyễn Đình Minh, PGS.TS. Đinh Văn Thanh, PGS.TS.</small>

Nguyễn Thị Cẩm Vân, PGS.TS. Phạm Quang Vinh, PGS.TS. Trần Văn Ý, PGS.TS.Đặng Duy Lợi, PGS.TS. Lại Vinh Cam, PGS.TS. Nguyễn Thị Sơn, PGS.TS. Nguyễn

<small>Đăng Hội, PGS.TS ng Đình Khanh, TS. Bùi Quang Thành, TS. Nguyễn Thị Thúy</small>

Hang, TS. Nguyễn Đức Tuệ, TS. Nguyễn Đình Thành v.v... Tác giả xin chân thànhcảm ơn những chỉ bảo và góp ý q báu của q thầy, cơ.

Tác giả cũng xin bay tỏ lòng biết ơn đến tat cả cán bộ, thầy cô giáo trong TrườngDai học Khoa học Tự nhiên, Phong Sau Dai hoc, Khoa Dia lý, Bộ môn Bản đồ - viễnthám & GIS đã tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận án.

Tác giả xin chân thành cảm ơn đến các anh chị và cán bộ UBND tỉnh Kon Tum,

<small>Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum và người dân địa phương trong tỉnh đã</small>

hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tác giả tiến hành nghiên cứu thực địa.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả cán bộ, thầy cô giáovà đồng nghiệp Khoa Trắc địa — Bản đồ và Thông tin địa lý, Trung tâm Nghiên cứuBiến đổi Toàn cầu (CARGC) trường Dai hoc Tai nguyên và Môi trường Hà Nội, cũngnhư bạn bè và gia đình đã động viên tác giả rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>MỤC LỤC</small>

0909.9082997... -:Ở:Œ+Ồ ... i

LOI CAM 090 +11... vi

<small>MỤC LUC woeecssscssssssssssesssesssessssssesssscsusssssssssssecsusssssssecssessusssesssecssessusssecssecsseeseeeses 1</small>DANH MỤC CHU VIET TAT ..cescsscssssssessessessssssessessecsusssessecsussusssessecsssssesessesses 4DANH MỤC BẢNG... ¿52-52 EEEEEE211211221712112117111111211 111cc. 5DANH MỤC HÌNH... -- 2-22 S22E2EE£EEESEESEEE21122112711211211221.211 21 re 6<small>0007017 ăẳằẳẶĂẶớ... 12</small>

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...--- 12

1.1. TONG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIEN QUAN... 12

1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu ứng dụng phân tích khơng gian...--- 12

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu, đánh giá theo hướng tông hợp ...--- 23

1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu phát triển bền vững nông — lâm nghiệp... 30

1.1.4. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đã thực hiện ở tỉnh Kon Tum. 361.2. CƠ SỞ PHAN TÍCH KHƠNG GIAN TRONG ĐÁNH GIA TONG HỢP PHUCVỤ PHÁT TRIEN BEN VỮNG NÔNG - LAM NGHIỆP...---..-:-cccc:-cc+ 401.2.1. Những van đề chung về lý luận phân tích khơng gian trong đánh giá tổng hợp 401.2.2. Cơ sở tiếp cận đánh giá tông hợp cho mục tiêu phát triển bền vững nơng - lâm1.2.3. Cơ sở xác lập mơ hình đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hộitrên quan điểm phân tích định lượng...-2---+£+EEE+22++++2EEEEE+zerrtrrrrrreeerree 46<small>1.2.4. Xác lập mơ hình tích hợp phân tích khơng gian và phân tích định lượng trong</small>đánh giá tong hợp phục vụ phát trién bền vững nông - lâm nghiệp tỉnh Kon Tum... 48

1.3. QUAN DIEM, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CUU ... 53

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu...---VEVVEVVv+2++v22222222v+rrrrrrrrrrrrrtrrrrrrrrrre 53<small>1.3.2. Phương pháp nghiên CỨU... - +5 5+5 +t‡ESE+EEEertrkererrrkrrerrkrrrrrkrrrrrree 561.3.3. Quy trình nghiÊn UU... cesessessssssesessesesessesecessesesesseseseeeesecesseseseesesesesesseansseseanenees 61</small>Tiểu kết chương L...-- ¿5-2-5 <‡SE2EE2EEE£EEEEEEEEEEEEE12112112111111111 111 ty, 62<small>01007201157... 3 4... 63</small>

ĐẶC DIEM TỰ NHIÊN, KINH TE - XÃ HỘI TINH KON TUM... 63

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.1. VỊ TRÍ DIA LÝ VÀ ĐẶC DIEM TỰ NHIÊN ...-¿- ¿s+St+xeE+EeExererxerxzed 632.1.1. VỊ trí địa ly và phạm vi lãnh thỒ...265-2SSc SE 2EE1112E1112221122111227111111x 121cc 632.1.2. Dita Chat ...:ÃÂẬH...,ÔỎ 64

<small>2.1.3. Dita bith, dia Ma... ccesesescscscscsessssssesescscsesesssscecscscsesesessseseescscseseseseeseecsesescseeenees 66QD A KG NUL ccc ccsssssssseessssscccccsssssssessesssecccsssssssuusessssseceesssssssnueesssseeseesssssssnseesseeceeeessssssseees 69</small>

<small>2.1.5. THUy VAN oacccsssssssssecssssscccssssssssssvsessssesssssssssssvesssssseessssssssnuesseseeeeesssssssnsesssseeeeeessssssssees 73</small>

2.1.6. Thổ nhưỡng...---©©EEEEEVV222++++1122EEEEE1111112211222277217111111111.2222171111111.. ce. 74

<small>2.1.7. Thảm thực Vat ... --- 5G + 2222 3S 3 1 11131111 111 H111 HT TH ng Hư 76</small>

2.2. ĐẶC DIEM CANH QUAN...- - - 6 St SE EEEEE 1E E1 E111111111111111e 11111 EExce. 80

<small>2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh Quam ...cccessccssssssesssccssssseessscsssssseesssssssssesesssssssseeesesssssssesess 80</small>

2.2.2. Bản đồ cảnh quan...--2--©222¿++22EEEE22+EEEE211111212211111122227111112..211111Xece 822.2.3. Đặc điểm phân hóa cảnh quan...----2+22222222222+++++++rrtttttttttrrrrrrre 83

<small>2.2.4. Chic nang canh Quan 0n... ... 88</small>

<small>2.3. DAC DIEM KINH TE - XA HỘI ...---2- 2: 5£ ©5£2S£+EE£EEtEEEEEEEEEerkerrrrrrrred 89</small>

2.3.1. Dân cư và nguồn lao G61 weeeeccssssseessssssssssesessssssssssssessssssssssesssssssssesessssssesessssssseeeess 892.3.2. Cơ sở ha tầng và vật chất kỹ thuật...---2222ccc++tttttEEEEEEvveeererrree 902.3.3. Khát quát phát triển kinh tẾ...-- ¿+ +2EEE+22+++2EEEEE222222211112211222211Xeeree 912.3.4. Hiện trang phát triển các ngành sản xuất nông — lâm nghiệp... 922.4. ĐÁNH GIA CHUNG VE DIEU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TE - XÃ HỘI ... 96

<small>hon hố... 4A... 962.4.2. KO 0 ... 97</small>

80072277778... .‹--12... 99

<small>0n 111... 100</small>

PHAN TÍCH KHƠNG GIAN TRONG ĐÁNH GIA DIEU KIEN TỰ NHIÊN,KINH TE - XA HỘI PHUC VỤ PHÁT TRIÊN BEN VỮNG NÔNG - LAM NGHIỆPTINH KON TUM 0. ..::I... 100

3.1. MO HINH PHAN TÍCH NHÂN TO TRONG ĐÁNH GIA MUC ĐỘ THÍCHHOP CHO PHAT TRIEN NƠNG - LAM NGHIEP...cssscssessesssessessessesssessessessessseeses 100

3.1.1. Đánh giá mức độ thích hợp cho phat trién nơng nghiệp...-- 100

<small>3.1.2. Đánh giá mức độ ưu tiên cho phát triển lâm nghiệp ...--- 109</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

3.1.3 Tổng hợp kết quả đánh giá và phân cấp mức độ thích hợp... 1143.1.4. Kiểm tra kết quả đánh giá mức độ thích hợp với hiện trang phân bó... 1153.2. ĐỊNH HƯỚNG KHƠNG GIAN UU TIÊN PHÁT TRIEN NƠNG - LAM

<small>Mì 3810015008161: T..e... 141</small>

3.3.4. Các giải pháp ưu tiên phát triển nông — lâm nghiệp...--- 2 151Tiểu kết chương 3...-- ¿5© SE SE9EE2EE2E2EEE15E1E71211211211211111 11111111111 c0. 158KET LUẬN VÀ KIÊN NGHHỊ,...- 2-2-2 ©S£+2£+EE£EEC£ESEEEEEEEEerrrrrrerkees 160DANH MỤC CÁC CONG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIẢ... 162TAI LIEU THAM KHẢO...-2- 2 2E SE+2E£2EE£EE+EEEEEEEEESEEEEEtrErrrrerkees 163

<small>PHU LỤCC... -- ¿©2251 SE 2E 2E19E1E21211221211717112111111211 2111111211. 1c re. 177</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

<small>AHP (Analytic Hierarchy Process)BVMT</small>

<small>EFA (Exploratory Factor Analysis)</small>

<small>GIS (Geographic Information System)GTSX</small>

<small>SEM (Structural Equantion Modeling)SKH</small>

Quá trình phân tích phân cấp

<small>Bảo vệ mơi trườngBảo vệ thực vật</small>

Phân tích nhân tố khăng định

<small>Cảnh quan</small>

<small>Cơ sở dir liệu</small>

Đánh giá tổng hợpĐiều kiện tự nhiên

<small>Phân tích khơng gian</small>

Phát triển nơng nghiệp

Phát triển nơng nghiệp bền vữngQuốc lộ

<small>Rừng đặc dụngRừng phịng hộ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1 Hệ thống chỉ tiêu phân loại sinh khí hậu tinh Kon Tum...--.---- 72

Bảng 2.2 Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Kon Tum...----2-5¿©s2©5+225z2s 80<small>Bảng 2.3 Phân hoa của các lớp CQ tỉnh Kon Tum... -.-- 5 55+ S+s*++s++eseerssexees 84</small>Bảng 2.4 Bang dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Kon Tum... 89

Bang 2.5 Diện tích một số loai/nhom cây trồng giai đoạn 2010 — 2015 ...- 93

Bảng 2.6 Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ lực ... 94

Bảng 3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá riêng cho phát triển nông nghiệp... 103

Bang 3.2 Ma trận thành phần chính cây trồng lâu năm đã được quay Varimax... 105

Bảng 3.3 Ma trận thành phan chính cây trồng hàng năm đã được quay Varimax...105

Bang 3.4 Bảng điểm phân cấp mức độ thích hop CQ cho cây trồng lâu năm ... 106

Bang 3.5 Kết quả đánh giá mức độ thích hợp đối với cây trồng lâu năm ... 107

Bảng 3.6 Bảng điểm phân cấp mức độ thích hợp CQ cho cây trồng hàng nam... 108

Bang 3.7 Kết quả đánh giá mức độ thích hợp đối với nhóm cây trồng hàng nam...108

<small>Bang 3.8 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá riêng đối với rừng sản xuất...--- 111</small>

Bang 3.9 Ma trận thành phan chính đối với rừng sản xuất đã được quay Varimax....112

Bang 3.10 Bảng điểm phân hang mức độ ưu tiên CQ cho rừng sản xuất ... 112

Bang 3.11 Kết quả đánh giá mức độ ưu tiên phát triển rừng sản xuắt... 112

Bang 3.12 Kết quả đánh giá mức độ thích hợp đối với phát triển NLN ... 114

Bang 3.13 Kiểm tra kết quả đánh giá cảnh quan với hiện trạng phân bó... 116

Bang 3.14 Kết quả xác định không gian ưu tiên phát triển NLN...--.-- 125

theo điều kiện tự nhiên ...--:--©+++22++t22EkxEEEEEtEEEkvrttttkrttttrrttrrrrtrirrrrrrriio 125<small>Bang 3.15 Bảng mơ tả dữ liệu sử dụng...- -.-- - -- c1 3211339111311 81111 11 vkrrey 133Bảng 3.16 Quy mơ mỗi nhóm ... -- - 2-5 2S S++S££E+EE2E£EE+E£EE2EEEEEEEzEeEezxerxrrerkeree 136</small>Bảng 3.17 Giá trị trung bình của điểm nhân tố đối với từng nhóm ...-- 137

Bảng 3.18 Kết quả phân tích nhân tổ khám phá dữ liệu...----¿- 2: 5255552 143Bảng 3.19 Các khái niệm, trọng số nhân tố, độ tin cậy của dữ liệu ... 146

Bảng 3.20 Các quan hệ giả thuyẾt...--2- 22-52 5<SE‡EE‡E2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkerkee 150Bảng 3.21 So sánh cặp trong nhóm các giải pháp phát triển nơng — lâm nghiép... 155Bảng 3.22 Ma trận sau khi đã chuẩn hóa và trọng số các nhóm giải pháp phát triển

<small>nơng — lâm nghiỆp ...-- -- - (1 11 vn HH HH HT HH TT Hưng 156</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

DANH MỤC HÌNH

<small>Hình 1.1 Sơ đồ các tuyến khảo sát thực địa tại tỉnh Kon Tum...---- - 62a</small>

Hình 1.2 Sơ đồ các bước nghiên cứu...---2- 2 +¿+++2+++Ex++Ext2Exvrkeerkesrxerrrees 62b

<small>Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum...--2¿-©55c25+csvcvererrrxererrked 63a</small>

Hình 2.2 Bản đồ phân tang độ cao tinh Kon Tum...2- 2-52 2s x+£se£s+£++£+zse2 68aHình 2.3 Bản đỗ địa mạo tinh Kon Tum...--¿-5c+22+vt2£vvvrerxrvrerrrrrrerrree 68bHình 2.4 Ban đồ sinh khí hậu tinh Kon Tum ...--- -- 5s +zx+Ee£+EzEeEzEerxezerxez 72a

<small>Hình 2.5 Bản đồ thé nhưỡng tỉnh Kon Tum...- 5-2-5252 2 £+E£E££Ee£Ee£+erxrrzez 75a</small>

Hình 2.6 Bản đồ thảm thực vật tỉnh Kon Tum... - s6 + *+E£EE+EeEeEerxerrxers 79a

<small>Hình 2.7 Bản đồ cảnh quan tỉnh Kon tuim...-- - 5: 25s 5£2S£2S£+E££E££Ee£Eerxerxrrszez 82a</small>

Hình 2.8 Chú giải bản đồ cảnh quan tỉnh Kon Tum...- 2-2-5 5552552 s22 522 82bHình 3.1 Bản đồ phân cấp mức độ thích hợp trồng cây lâu năm tinh Kon Tum .... 113 aHình 3.2 Bản đồ phân cấp mức độ thích hợp trồng cây hàng năm tinh Kon Tum.. 113 bHình 3.3 Bản đồ phan cap mức độ ưu tiên trồng rừng sản xuất tỉnh Kon Tum... 113 cHình 3.4 Bản đồ xác định khơng gian ưu tiên phát triển NLN theo điều kiện tự nhiên

<small>0518. {:00)0)0 0777 4... 128a</small>

Hình 3.5 Sơ đồ các bước phân tích đa biến theo điều kiện sinh kế hộ gia đình... 134Hình 3.6 Bản đồ phân nhóm xã theo điều kiện sinh kế hộ gia đình tỉnh Kon Tum 140 aHình 3.7 Mơ hình kết quả phân tích CFA theo hệ số chuẩn hóa...--- 148Hình 3.8 Mơ hình kết quả phân tích SEM (theo hệ số chuẩn hóa) ...--.. 149

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhận thức rõ tính bức xúc và tầm quan trọng của vấn đề khai thác, sử dụng hợp

<small>lý tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (TNTN), điều kiện kinh tế - xã hội</small>

(KTXH) cho mục đích phát triển bền vững (PTBV), Nhà nước và các địa phương đãvà đang triển khai nhiều nghiên cứu mang tính tổng thể và tính chiến lược lâu dài. Tuynhiên, dé giải quyết một cách day đủ, đồng bộ các van dé quan trọng nảy sinh trongPTBV, trước hết cần làm rõ những quy luật chung của tự nhiên, các điều kiện KTXH,đồng thời, cũng cần có những nghiên cứu cụ thê về diễn biến, thực trạng khai thác tàinguyên và môi trường trên cơ sở tiếp cận tổng hợp và toàn diện.

Năm ở vùng cao biên giới phía bắc Tây Ngun, phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi,phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam và đặc biệt phía Tây giáp vớihai nước Lào và Campuchia, Kon Tum được đánh giá là tỉnh có vi thế địa lý - chính tri,địa lý - kinh tế quan trọng đối với vùng Tây nguyên, Duyên hải miền Trung và cả nước.Ngoài ra, Kon Tum còn là một trong những tỉnh giàu tiềm năng dé phát triển như tàinguyên rừng và tài nguyên đất. Theo số liệu thống kê hiện trạng rừng năm 2016, độche phủ rừng của tinh đạt 58,50% (bao gồm diện tích rừng tự nhiên va rừng trồng),nếu tính cả diện tích cây cao su, cây cao sản thì độ che phủ rừng của tỉnh đạt 62,20%;trong khi độ che phủ rừng tồn quốc chỉ có 41,19%. Như vậy, Kon Tum là một trong

số ít tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất của cả nước. Bên cạnh đó, nhóm đất xám củatỉnh chiếm tới 92,78% tổng diện tích tự nhiên (DTTN), phân bố hầu hết trên địa bancác huyện với ưu thế rất lớn cho việc phát triển trồng rừng, bảo vệ rừng và các loại câycơng nghiệp. Ngồi ra, tài nguyên lao động của tỉnh cũng có những thay đổi tích cựccả về lượng và chất. Theo số liệu niên giám thống kê năm 2016 số người trong độ tuổi

lao động chiếm 58,26% dân sé, trong đó có 37,6% được đảo tạo nghề. Dựa trên những

tiềm năng này, nông — lâm nghiệp (NLN) luôn được xác định là lĩnh vực then chốt vàlà thành phần kinh tế thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra tiêu chí chuẩnnghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, cho thay Kon Tum là một trong số các tỉnhnghéo nhất của cả nước, cụ thé, dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về tổng số hộ nghéo với23,03%, xếp thứ 10 cả nước về tỷ lệ hộ nghèo với 26,12% và đặc biệt đồng bào dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tộc tại chỗ có đời sống gắn liền với rừng và rẫy.

Để NLN thực sự trở thành thế mạnh của Kon Tum, cần tiến hành nhữngnghiên cứu mang tính tổng hợp lãnh thổ và muốn giải quyết van dé này, một loạt cácphương pháp khác nhau đã được đề xuất và phân tích khơng gian (PTKG) với trọng

<small>tâm là các kỹ thuật phân tích định lượng là một trong những phương pháp được đặcbiệt quan tâm. Bởi theo các nhà địa lý, khi mơ hình hóa tốn định lượng một cách</small>

thích hợp thì những bài tốn ứng dụng PTKG sé được tiến hành dé dang hơn và tinhphương án của các nghiên cứu tổng hợp, các giải pháp địa lý được thực hiện sẽ có

<small>hiệu quả. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu hiện nay theo hướng định lượng chủ</small>

yếu tập trung đánh giá các đối tượng KTXH hoặc trên từng hợp phan tự nhiên riênglẻ. Trong đó, nghiên cứu đánh giá các địa tổng thé có liên quan đến các qui luật sinhthái thì hiện nay có rất ít cơng trình.

Tai địa bàn tỉnh Kon Tum, các đề tai và dự án theo hướng nghiên cứu tổng hợpcũng đã được triển khai khá đồng bộ. Tuy nhiên, số lượng các công trình vẫn cịn ít,chủ yếu được điều tra, xây dựng trước khi tách tỉnh hoặc nghiên cứu chung cho toàn

<small>vùng Tây Nguyên nên tỷ lệ nghiên cứu còn nhỏ, chưa phản ánh được rõ nét sự phân</small>

hóa khơng gian của các tiềm năng tự nhiên cũng như KTXH của tỉnh.

Từ những luận giải trên đây, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Phương phápphân tích khơng gian trong đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội chomục dich phát triển bên vững nông - lâm nghiệp tinh Kon Tưm, làm định hướng

<small>nghiên cứu của luận án.</small>

<small>2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu</small>

<small>* Mục tiêu: Xác lập luận cứ khoa học trên cơ sở phân tích khơng gian và phân tích</small>

định lượng phục vụ đề xuất không gian ưu tiên và các giải pháp phát triển nông — lâmnghiệp tỉnh Kon Tum theo hướng bền vững.

* Nhiệm vụ: Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã thực hiện các

<small>nhiệm vụ chính sau đây:</small>

<small>- Xác lập cơ sở lý luận phân tích khơng gian và phân tích định lượng trong</small>

đánh giá tiềm năng tự nhiên, KTXH cho phát triển NLN tỉnh Kon Tum theohướng bền vững.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Phân tích đặc điểm và sự phân hóa khơng gian của các hợp phần tự nhiên,

<small>KTXH và cảnh quan tỉnh Kon Tum.</small>

- Đánh giá mức độ thích hợp, mức độ ưu tiên của các cảnh quan (CQ) và đề xuất

<small>định hướng không gian ưu tiên cho phát triển NLN.</small>

- Phân nhóm các xã theo điều kiện sinh kế hộ gia đình nơng thơn trên địa bàn tỉnh

<small>Kon Tum.</small>

- Xây dựng mơ hình hóa phương trình cau trúc các yếu tố tác động đến tính bền

<small>vững NLN.</small>

- Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển NLN theo hướng bên vững.

<small>3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu</small>

<small>Luận án được giới hạn trong các phạm vi sau đây:* Giới hạn phạm vi không gian:</small>

Luận án tập trung nghiên cứu lãnh thổ tỉnh Kon Tum ở tỷ lệ nghiên cứu

<small>* Giới hạn phạm vì khoa học:</small>

- Luận án đề cập và xác lập luận cứ khoa học không phải cho PTKG trong đánhgiá từng hợp riêng lẻ mà cho DGTH theo hướng tiếp cận định lượng trên cơ sở một taphợp biến số về điều kiện tự nhiên, KTXH cho mục đích phát triển NLN.

<small>- Luận án tập trung phân tích định lượng trong đánh giá thích nghi sinh thái các</small>

loại CQ, phân nhóm các xã theo đặc điểm điều kiện sinh kế hộ gia đình nơng thơn, xâydựng mơ hình cấu trúc các u tơ tác động đến tính bền vững và đề xuất các giải phápphát triển NLN tỉnh Kon Tum.

4. Ý nghĩa của đề tài

* Y nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phan bổ sung cơ sở lýluận, cách tiếp cận nghiên cứu PTKG trong DGTH cho mục dich phát triên NLN ganvới sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở quy mô cấp tỉnh.

* Y nghĩa thực tiễn: Khang định kha năng nâng cao độ chính xác và tin cậy chokết quả DGTH tiềm năng tự nhiên, KTXH bằng phương pháp PTKG. Đồng thời, cungcấp thêm thông tin tham chiếu đối với hiện trạng sử dụng CQ và thông tin các yếu tốtác động đến tính bền vững NLN hiện nay, giúp các nhà quản lý có thêm cơ sở khoa

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

học tin cậy trong việc định hướng sử dụng không gian ưu tiên phát triển các ngành

<small>kinh tế chủ lực tỉnh Kon Tum.</small>

5. Những diém mới của luận án

<small>- Tích hợp phương pháp PTKG và phân tích nhân tơ đã xác định được sự phân</small>

hóa không gian của các CQ và không gian ưu tiên phát triển NLN phù hợp với điều

<small>kiện tự nhiên và KTXH tỉnh Kon Tum.</small>

- Đã tích hợp hệ thơng tin địa lý (GIS) với phương pháp phân tích đa biến trong

<small>phân nhóm các xã theo điều kiện sinh kế hộ gia đình và xây dựng mơ hình cấu trúc các</small>

yếu tơ tác động đến tính bền vững làm cơ sở cho đề xuất và phân cấp các giải pháp

<small>phát triển NLN.</small>

6. Các luận điểm bảo vệ

- Luận điểm 1: Kết quả PTKG và phân tích nhân t6 trong đánh giá điều kiệntự nhiên kết hợp với đối sánh hiện trạng khai thác, sử dụng lãnh thổ là cơ sở khoahọc cho định hướng không gian ưu tiên phát triển NLN theo hướng bền vững tỉnh

<small>Kon Tum.</small>

- Luận điểm 2: Kết quả PTKG và phân tích đa biến trong phân nhóm các xãtheo điều kiện sinh kế hộ gia đình và xây dựng mơ hình cấu trúc các yếu tơ tác độngđến tính bền vững là cơ sở cho đề xuất và phân cấp các giải pháp phát triển NLN tinh

<small>Kon Tum.</small>

<small>7. Cơ sở tài liệu</small>

Ngoài những kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn trong và ngồi nước, trongq trình thực hiện các nhiệm vụ của luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng một số tài

<small>liệu sau:</small>

- Kết quả nghiên cứu thực địa: Thông qua 5 tuyến thực địa (xem hình 1.1),nghiên cứu sinh đã thu thập các số liệu sơ cấp, thứ cấp; tài liệu; ảnh về hiện trạng khaithác lãnh thé cho phát triển KTXH; kiểm chứng đặc điểm và sự phân hố khơng giancác yếu tố tự nhiên, KTXH trên thực địa.

- Cơ sở dữ liệu bản đồ nền và chuyên đề:

+ Bản đồ địa mạo tỉnh Kon Tum tỷ lệ 1:100.000; Bản đồ thé nhưỡng tỉnh KonTum tỷ lệ 1:100.000; Bản đồ cảnh quan khu vực Tây nguyên tỷ lệ 1:250.000 và Ban

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

đồ sinh khí hậu Tây nguyên tỷ lệ 1:250.000 do Đề tài nghiên cứu khoa hoc cấp Nhànước thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 mã số TN3/03 cung cấp.

+ Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum tỷ lệ 1:100.000 (thành lập năm 2015); Bản

<small>đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Kon Tum năm 2015 tỷ lệ 1:100.000 và Bản đồ quy</small>

hoạch sử dụng đất tỉnh Kon Tum đến năm 2020 tỷ lệ 1:100.000 do Sở Tài nguyên vàMôi trường tỉnh Kon Tum cung cấp.

- Các bản đồ chuyên đề đã được nghiên cứu sinh xây dựng, chỉnh hợp và biên

<small>tập lại.</small>

- Số liệu niên giám thống kê tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2010 — 2015 do Cục

<small>Thống kê tỉnh Kon Tum cung cấp.</small>

- Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011 trên địabàn tỉnh Kon Tum do Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê - Tổng Cục Thống kêcung cấp.

- Báo cáo kết quả thực hiện các đề tài, dự án; báo cáo khoa học về điều traĐKTN, KTXH và môi trường tinh Kon Tum theo các năm (từ 2011 đến 2015) do SởKhoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum cung cấp.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình Tây Nguyên 3“Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên, biến động sử dụng tài ngunvà xác lập các mơ hình kinh tế - sinh thai bên vững cho một sỐ vùng địa lý trọng điểnkhu vực Tây Nguyên” (2011), mã số TN3/03 mà nghiên cứu sinh là thành viên tham gia.8. Cau trúc luận án

Nội dung luận án được trình bay trong 152 trang A4; trong đó có 28 bảng sốliệu; 18 hình vẽ, sơ đồ, bản đồ; 146 danh mục tài liệu tham khảo và 49 trang phụ lục.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận

<small>án được trình bày trong 3 chương:</small>

<small>Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu</small>

Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum.

Chương 3: Phân tích khơng gian trong đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp tinh Kon Tum.

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>Chương 1</small>

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chỉ có thé lựa chọn được các phương pháp nghiên cứu một cách đúng đắn vàphù hợp khi dựa trên một cơ sở lý luận vững chắc về đối tượng nghiên cứu. Chính vìthế, việc tìm hiểu những khái niệm và bản chất của các đối tượng, hiện tượng nghiêncứu, trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả của các cơng trình nghiên cứu trướcđây cả về lý thuyết, phương pháp tiếp cận và ứng dụng là rất quan trọng và cần thiết.

1.1. TONG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIEN QUAN1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu ứng dụng phân tích khơng gian

1.1.1.1. Hướng nghiên cứu lý thuyết về phân tích khơng gian và phân tích định

a. Các quan điểm trong phân tích khơng gian

PTKG là cơng cụ định lượng của khoa học địa lý, đã nhận được nhiều Sự quantâm trong các cuộc thảo luận chuyên sâu thời gian qua. Với sự phát triển nhanh chóngcủa cơng nghệ thơng tin, các nghiên cứu gần đây tập trung vào việc xem xét các quytắc vận động không gian của các hiện tượng tự nhiên, KTXH từ dữ liệu không gian đãđược ứng dụng dé mơ phỏng, dự báo và kiểm sốt mang tính khoa học. PTKG là mộtkhái niệm đa dạng và là phương pháp nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác nhau nhưđịa lý học, xã hội học, thống kê học, dịch té hoc, dân tộc học hay sinh vật học v.v...Trên cơ sở các cách tiếp cận không gian khác nhau, có thể thấy các định nghĩa sau đâyđược sử dụng phô biến hơn cả:

Theo Robert Haining (1994) “PTKG là một thuật ngữ chung dùng để mô tả cácphương pháp tốn hoc sử dụng các thơng tin định vị dé giải thích rõ hơn quy trình tạora các giá trị thuộc tính được quan sát”. Xuất phát từ các cơng cụ phân tích truyềnthống, Robert Haining cho rằng các nguyên tắc PTKG hiện tại được dựa trên cơ sở củaphân tích thống kê (Statistics analysis), phân tích đồ hoa (Graphical analysis) và mơhình tốn học (Mathematics model). Trong đó, các kỹ thuật phân tích thống kê đượcnhắn mạnh hơn cả và đặc điểm chính của nó so với các mơ hình thống kê truyền thống

<small>đó là sử dung đơn vị không gian - những nơi ma các sự kiện địa lý xảy ra và được xem</small>

xét trong quá trình phân tích. Mặt khác, cũng theo Haining dựa trên cơ sở có hệ thơng

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

của các thơng tin định lượng, mục tiêu của PTKG bao gồm: (1) mơ tả sự kiện một cách

<small>chính xác về mặt khơng gian địa lý; (2) thăm dị có hệ thống các đối tượng, hiện tượng</small>

địa ly va sự liên kết giữa chúng: (3) dự đốn và kiểm sốt các q trình có thể xảy ra

trong khơng gian v.v... Đồng quan điểm với Haining cịn có Berry & Marble (1968),

<small>Hagerstrand (1973), Unwin (1981), Upton & Fingleton (1985), Goodchild (1987),Fotheringham & cộng sự (2000), Bailey (1994), Bailey & cộng sự (1995), Gregory &cộng sự (2011), Fotheringham & Rogerson (2013) v.v... Tuy nhiên, các tác gia cho</small>

<small>rằng trong nhiều nghiên cứu, sự thay đổi khơng gian, sự phụ thuộc khơng gian và</small>

tính bất định không gian đôi khi không được hiểu đúng bản chất và thường bị bỏ qua

<small>[54, 56, 57, 63, 67, 73, 80, 93, 124, 128].</small>

Một định nghĩa khác của Li Deren (1993) cho rằng “PTKG là một tập hợp côngcụ phân tích các đối tượng, hiện tượng địa lý trên cơ sở các thơng tin liên quan đếnnoi chon (vị trí) và mối quan hệ về mặt không gian ”. Mục đích của phân tích là sự mơtả định lượng tập trung vào các tính năng được tạo ra dé có thé trả lời các câu hỏi như“cái øì?”, “ở đâu?”, “như thế nào?”, “làm thế nào?” và “tại sao?”. Tác giả chú trọngđến vai trò của hoạt động truy vấn liên quan đến bốn loại dữ liệu và thông tin thuộctính của chúng trên khơng gian bản đồ. Cùng chung quan điểm với Li Deren, các tácgiả Chorley & Haggett (1965) và Burrough (1986) cũng cho rằng PTKG là công cụđịnh lượng được định nghĩa dựa trên nền tảng của hệ thống quản lý đữ liệu, được phânloại theo cau trúc và có chức năng truy van dit liệu. Trên quan điểm này, các tac giả đãphát triển một loạt các kỹ thuật và các nguyên tắc PTKG dé phục vụ cho các hoạt độngtruy van không gian (Spatial query); phân tích vùng đệm (Buffer region analysis);phân tích dia lý (Geography analysis); phân tích kiểm chứng khơng gian (Spatial

<small>muster analysis) [45, 92].</small>

PTKG đôi khi được định nghĩa là một bộ sưu tập có hệ thong liên quan đến cảphương pháp thống kê và phương pháp phi thống kê với chức năng thăm dị dé tìmkiếm những mơ tả tốt nhất về dữ liệu (như bat kỳ phân tích truyền thống nào). Từ đógiúp kiểm định giả thuyết cũng như lựa chọn các mơ hình nghiên cứu phù hợp. Xuấtphát từ quan điểm này, các tác giả khuyến cáo cần phải xem xét đến tính bất định (sựkhơng chắc chăn) trong các PTKG và mơ hình địa lý tương ứng với mục đích của từng

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>nghiên cứu, từng loại dữ liệu không gian và các đặc trưng thuộc tính của chúng [46,</small>

110]. Theo đó, các nguồn khác nhau gây nên sự bất định có thể được phân loại thànhbốn nguồn chính: (1) sự bat định về dữ liệu đầu vào; (2) sự bat định về tham số mơhình; (3) sự bất định về cau trúc mơ hình; và (4) sự bat định về giải pháp kỹ thuật. Dođó, tính bất định này cần được định lượng và thơng tin cho các nhà ra quản lý dé họ cóthể thực hiện một cách có hiệu quả việc lựa chọn hoặc ra các quyết định có liên quanđến các chiến lược tô chức không gian lãnh thé phục vụ cho các mục đích thực tiễn.

Các PTKG cơ bản được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhưng cho đến nay,các quan điểm nghiên cứu về PTKG vẫn chưa đi đến thống nhất. Nhiều tác giả cho

<small>rằng PTKG nếu chỉ được thực hiện dựa trên các mơ hình tốn học và các nguyên tắc</small>

thống kê sẽ không đủ để cung cấp một sự hiểu biết sâu sắc về các hiện tượng và quytrình trong khơng gian. Do đó, các ngun tắc và kỹ thuật PTKG từ quan điểm củatrường dit liệu không gian đã được đề xuất và phát triển trong một số nghiên cứu liênquan đến sự thối hóa của đất. Trong các nghiên cứu này, tác giả đã đưa khái niệmtrường (Field) vào các trường số (Number fields) và mỗi một đơi tượng dữ liệu (Dataobject) có thể được coi là một hạt (Granule) với trọng lượng nhất định trong khônggian n chiều. Các trường xung quanh các hạt này tác động lên các hạt khác mà khơngcần có tiếp xúc trực tiếp và tổng các hiệu ứng của các trường mở rộng trong khônggian tạo thành một trường dir liệu không gian. Trường dữ liệu này bao gồm các tính

<small>năng cơ bản như sự hoạt động (Activity); tính độc lập (ïndependence) va sự phan rã</small>

khoảng (Distance decay); khả năng chồng xếp (Overlapping) va sự đồng nhất(Homogeneity). Các tính này được dùng dé mô tả và đo lường trường dữ liệu khơng

<small>gian [138].</small>

<small>Ngồi ra, PTKG cịn được định nghĩa là một chức năng quan trọng của môi</small>

trường GIS trong tiến trình khai thác thơng tin các sự kiện địa lý - nơi mà kết quả phântích phụ thuộc vào sự sắp xếp không gian của các sự kiện này. Ở đây, thuật ngữ “sựkiện địa lý” có nghĩa là tập hợp các đối tượng điểm, đường hoặc vùng có kèm theo đólà một tập hợp (một hoặc nhiều) các giá trị thuộc tính [46, 47, 78, 88].

Cũng xuất phát từ quan điểm nghiên cứu các thực thé không gian, các nhà địalý và các nhà bản đồ cũng đã ứng dụng phương pháp PTKG theo quan điểm riêng của

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

họ nhưng có thé thống kê và phân chia khái niệm PTKG thành ba nhóm: nhóm 1 chỉ

<small>khái niệm PTKG theo nghĩa phân tích hình học khơng gian (Spatial - graphical</small>

analysis) (bao gồm phân bố không gian, hình thái khơng gian, khoảng cách khơng

<small>gian, hướng khơng gian, tương quan khơng gian v.v...); nhóm 2 chỉ khái nệm PTKGtheo nghĩa phân tích dữ liệu khơng gian (Spatial data analysis) (tập trung vào các giá</small>

trị liên quan đến các thuộc tính, bao gồm các thuộc tính danh nghĩa, thứ tự, khoảng và

<small>tỷ lệ) và nhóm 3 theo hướng mơ hình hóa khơng gian (Spatial modeling) (tập trung</small>

vào phân tích quy trình và cơ chế khơng gian).

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ GIS, phương phápPTKG được đề xuất dựa trên các nguyên tắc và cách thức hoạt động của cả 3 nhómtrên. Đồng thời, có tác dụng phát hiện và định hướng cho các nghiên cứu chun sâu,định lượng các q trình trừu tượng hố của các đối tượng tự nhiên, đặc biệt là đánhgiá các địa tổng thể (bao gồm cả đánh giá các đối tượng tự nhiên và KTXH) có liênquan đến các qui luật sinh thái dựa trên cơ sở của kỹ thuật thống kê (Statistics), lýthuyết đồ thi (Graph theory), hình học tính tốn (Computational geometry) [56, 65, 87,

<small>123, 125, 140].</small>

Như vậy, dù được định nghĩa bằng cách này hay cách khác, rõ ràng có thểnhận thấy sự khác nhau chính là chức năng phân tích và mục tiêu phân tích củaphương pháp PTKG. Điểm đặc biệt của phương pháp PTKG là sự đa dang của côngcụ định lượng thông qua thong kê khơng gian va mơ hình hóa khơng gian. Về bảnchất, PTKG được coi là cơng cụ phân tích định lượng nhằm mục đích tiên đốnnhững quy luật địa lý và dự báo sự phát triển của các hiện tượng khơng gian. Mộtcách đơn giản có thé hiểu phương pháp PTKG nhằm cắt nghĩa các mơ hình địnhlượng như: mơ hình cấu trúc, mơ hình quan hệ lẫn nhau và mơ hình động thái phânbó (phát triển) của các hiện tượng.

Do đó, có thé thấy rằng định hình cho phương pháp PTKG không phải donthuần chỉ là dựa vào các chức năng phân tích, mục tiêu phân tích mà còn phải dựavào nhu cầu sử dụng PTKG trong các bối cảnh không gian khác nhau của cácnghiên cứu cụ thê. Có thể nhận thấy, các nghiên cứu sử dụng nhiều phạm trù PTKGnhưng không định nghĩa rõ nội hàm của nó. Trong vơ số các loại hình PTKG như thé,

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

mỗi nhà nghiên cứu có thé sử dụng hay xác định một sỐ loai/pham trù PTKG nhất địnhđể phân tích về những vấn đề nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, họ có thể định nghĩa

<small>hoặc khơng định nghĩa một cách rõ ràng các khái niệm của phương pháp PTKG nên</small>

hầu hết các nghiên cứu đều cé tránh đưa ra một khái niệm chung duy nhất cho tất cả

<small>các loại hình PTKG. Thay vào đó, việc xác định hay phân loại thành những kỹ thuật</small>

PTKG cu thé và làm rõ nội hàm của từng quy mô không gian dé phân tích và diễn giảicác vấn đề nghiên cứu lại tỏ ra hữu ích hơn.

b. Các quan điểm phân tích định lượng

Trong lịch sử của địa lý học, các phương pháp định lượng đã được đặt nên

<small>móng từ thế kỷ 19 với những nhà địa lý vĩ đại như Alexander Von Humboldt (Đức),</small>

<small>Carl Ritter (Đức), Arnold Henry Guyot (Mỹ) v.v... Sự can thiệp của các công cụ địnhlượng không chỉ là cuộc cách mạng trong phương pháp nghiên cứu, mà còn làm lay</small>

chuyên cả nền tảng phương pháp luận của khoa học địa lý và đương nhiên là khơng dễ

<small>gì khi chúng ta phải thay đối, thậm chí phải loại bỏ khỏi kho tang tri thức của khoa học</small>

địa lý những điều gần như đã được mặc nhiên thừa nhận [10]. Cuộc cách mạng địnhlượng đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong các phương pháp điều tra với sự chuyểnđổi từ địa lý mô tả (Deseriptive geography) sang địa lý thực nghiệm (Empirical

<small>geography) [62, 118].</small>

Có nhiều quan điểm về địa lý định lượng và đã được đề cập trong các nghiên

<small>cứu cua Cole & King (1968), Taylor (1977), Wrigley & Bennett (1981) [89, 96, 108].</small>

Tuy nhiên, các quan diém hién nay vé dia ly định lượng thường được nhìn nhận dướicác khía cạnh khác nhau như “Phân tích khơng gian” [100]; “Phân tích thống kê”[50, 97]; “Phân tích địa điểm” (Locational analysis) [112]. Theo họ, các kỹ thuậtphân tích này đã phần nào tạo nên một cuộc cách mạng định lượng trong các nghiêncứu địa lý. Đây cũng là lý do cho rang PTKG có nguồn gốc từ sự phat trién của địa lýđịnh lượng và khoa học thống kê vào những năm 1950. Cụ thể, ban đầu PTKG đượcáp dung dựa trên việc phân tích thống kê có sẵn cho các dit liệu khơng gian [100] vàsau đó, chúng được tiếp tục mở rộng thêm các hợp phần thiết kế xây dựng mơ hình

<small>tốn học và nghiên cứu thực tiễn (Operations research) [71, 89].</small>

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Fotheringham & cộng sự (2000) đã phát biểu về Dia lý định lượng như là “...méthoặc nhiều hoạt động phân tích liên quan đến dữ liệu khơng gian; lý thuyết khơng

<small>gian; xây dựng và thw nghiệm các quy trình khơng gian trên cơ sở ứng dụng các mơ</small>

hình tốn học” [72]. Đây là một định nghĩa tương đối hợp lý cho những nghiên cứuhiện nay, tuy nhiên vẫn còn có những quan điểm cho rằng néu một phương pháp chiđược phát triển dựa trên các nguyên tắc toán học, kỹ thuật thống kê khi nghiên cứu cácđối tượng không gian, có đủ điều kiện để xem như các phương pháp định lượng trongkhoa học địa lý hay không [127]. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng các mô hìnhtốn học và kỹ thuật thống kê cổ điển đã góp phần vào sự thành cơng của lĩnh vực

<small>khoa học địa lý định lượng ngày nay.</small>

<small>Các phương pháp định lượng đã được áp dụng bởi các nhà địa lý và các nhà khoa</small>

học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau khi tiến hành nghiên cứu các đối tượng, các thựcthể, các q trình và các hiện tượng ngồi tự nhiên và trong xã hội làm cơ sở đề xuấtcác giải pháp liên quan đến khơng gian. Trong đó, các nhà địa lý khi tiến hành nghiêncứu các địa tông thé tự nhiên hay các hệ thống lãnh thô KTXH đã dựa vào phan lớncác công cụ định lượng cô điển, đồng thời họ cũng đã phát triển thêm các chi nhánhmới khá quan trọng góp phần mở ra trào lưu "tốn học hoá địa lý". Đặc biệt là các nhà

<small>địa ly phương Tây, họ đã tiên phong trong việc xây dựng hướng dia ly định lượng nhưBrian J.L.Berry, William Bunge va Richard Morill v.v...</small>

Mặc dù nhận được sự quan tâm rất lớn của rat nhiều tac giả nhưng những nghiên

<small>cứu theo hướng định lượng trong địa ly hoc gặp không it những khó khăn khi mà các</small>

cơng cụ định lượng khơng cung cấp một đối số hoàn hao (Flawless argument) bởi cáckết quả từ những phân tích định lượng và các mơ hình địa lý thường khơng phải là cáckết quả chính xác do các sai số dữ liệu đầu vào và các thơng số của mơ hình. Tuy

<small>nhiên, việc áp dụng cả phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu thông qua các</small>

thử nghiệm áp dụng định lượng đã phan nào cho thấy những nghiên cứu địa tổng théhay hệ thống KTXH được tiến hành dễ dàng hơn và tính phương án của các nghiên

<small>cứu, các giải pháp địa lý được thực hiện có hiệu quả [10, 72].</small>

Khi địa lý học càng đi gần tới thực tiễn, thâm nhập vào cuộc sống thì mục tiêuchung của nhiều nhà địa lý định lượng là tiến hành các PTKG dé các kết quả mang

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

tính định tính có chất lượng cao hơn nhờ đã đúc kết từ nhiều quá trình xử lý địnhlượng khách quan, trên cơ sở cắt nghĩa các mơ hình định lượng. PTKG đã đạt đượcnhững tiến bộ trong việc hướng tới mục tiêu này trong vài thập kỷ qua với sự trợ giúp

<small>của công nghệ 3S (Hệ thông tin địa lý - Geographic Information System — GIS; Công</small>

nghệ viễn thám - Remote Sensing — RS và Hệ thong định vị toàn cầu - GlobalPositioning System - GPS). Qua các cuộc khảo cứu cho thấy, với sự trợ giúp củanhững tiến bộ công nghệ, PTKG đã thâm nhập và trở thành một phương pháp nghiêncứu phô biến của rất nhiều lĩnh vực như: sinh thái học [120], kinh tế học [101], khoa

<small>học xã hội [68] và dịch té học [111].</small>

<small>Đối với địa lý học, một khoa học nghiên cứu các địa tổng thé tự nhiên hay các</small>

hoạt động KTXH và sự tương tác giữa các hệ thống này, thì các phương pháp địnhlượng có ý nghĩa rất lớn. Các chỉ tiêu để đo các quá trình tự nhiên và KTXH diễn ratrên lãnh thổ thường có bản chất khác nhau và không thông ước với nhau. Do đó, cầnphải lựa chọn các cơng cụ tốn thích hợp mới có thể tiến hành những nghiên cứumang tính tổng hợp thực sự. Mặc dù vậy, khơng thé nói “định tính” đồng nghĩa vớicái gì đó thiếu cơ sở khoa học hay là kết qua của phương pháp nghiên cứu cô điển va“định lượng” không phải là mục tiêu cuối cùng của các nghiên cứu địa lý.

1.1.1.2. Hướng nghiên cứu ứng dụng phân tích khơng gian gắn với quy hoạchvà sử dụng hợp lý lãnh thổ

<small>Phương pháp PTKG là một phương pháp phân tích quan trọng trong khoa học</small>

địa lý, đặc biệt là khi tiến hành nghiên cứu các địa tổng thể. Phương pháp PTKG trêncơ sở tiếp cận khơng gian và phân tích định lượng có ý nghĩa rất lớn phục vụ cho mụcđích phát triển các nghiên cứu liên quan đến đánh giá các đối tượng tự nhiên và KTXHvới nhiều hướng chuyên sâu đã được các nhà khoa học trên Thế giới và Việt Nam đặcbiệt quan tâm. Trong đó, đa số các nghiên cứu ứng dụng phương pháp PTKG trên cơsở các phép phân tích thống kê khơng gian nhiều chiều mà trọng tâm chính là các kỹthuật với mục đích làm giảm sự phức tạp của dữ liệu, phát hiện các cau trúc, ướclượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực liênquan đến sử dụng, quản lý TNTN nhằm đưa ra các giải pháp dé sử dụng hợp lý lãnhthé, đặc biệt là trong phát triển các ngành sản xuất NLN.

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

a. Trên thé giới

Với sự phát triển của các nghiên cứu liên ngành giữa khoa học tự nhiên và khoahọc xã hội, phương pháp PTKG đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khácnhau. Theo đó, các nhà nghiên cứu đặc biệt lưu tâm đến hướng ứng dụng phương phápPTKG trong đánh giá các hợp phần tự nhiên nhằm sử dụng hợp lý TNTN, đặc biệt làphục vụ cho mục dich phát triển NLN ở các quy mô không gian lãnh thé khác nhau.Các ứng dụng này chủ yếu tập trung vào phân tích định lượng và khơng gian hóa cácthơng tin khơng gian, bao gồm sự biến đổi không gian, các mối quan hệ không gian, sự

suy luận khơng gian và tính bất định (uncertainty quantification) về khơng gian củamột số biến liên quan đến mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp, cây trồng — vật ni, mơhình trang trại, hệ thống canh tác, kinh tế hộ gia đình hay vấn đề mơi trường trong các

<small>hoạt động nơng nghiệp. Trong đó, đáng chú ý là các nghiên cứu được thực hiện thông</small>

qua một loạt các kỹ thuật thống kê khơng gian như phân tích dữ liệu thăm dị(Exploratory data analysis), phân tích hồi quy (Regression analysis), phân tích nhân tố(Factor analysis), phân tích cum (Cluster analysis), thống kê Bayes (Bayesian

<small>Statistics) V.V...</small>

<small>Trong nghiên cứu của Aviva Peeters va cộng sự (2012) một mơ hình tích hop</small>

GIS và phương pháp thống kê không gian đã được đề xuất, cho phép đánh giá ảnhhưởng và sự biến đổi không gian của một tập hợp các biến phức tạp ảnh hưởng đếnnăng suất cây trồng, đồng thời mô phỏng các kịch bản quản lý trong phát triển hệthống hỗ trợ quyết định không gian. Đây sẽ là cơ sở lựa chọn các không gian ưu tiêncho phát triển các ngành sản xuất có thể được áp dụng bởi các nhà ra quyết định [51].

Fraisse và cộng sự (2001) cho rằng có nhiều phương pháp khác nhau dé tiếnhành phân chia các vùng quản lý tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhưphương pháp chồng xếp các lớp ban đồ chuyên dé hoặc có thé sử dụng phương phápphân tích thống kê khơng gian. Theo đó, nhóm tác giả đã áp dụng thuật tốn phân cụmkhơng thứ bậc — một trong những phương pháp phân tích thống kê khơng gian nhiều

chiều dé gộp nhóm các đối tượng nghiên cứu vao các lớp nhất định dé tiễn hành nhận

dạng và đánh giá, xem xét sự phân bố cũng như quan hệ của chúng trong không gian

<small>trên cơ sở sử dụng một tập hợp các biên sô liên quan đên các điêu kiện sinh thái nông</small>

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

nghiệp đề phát triển ngành trồng trọt. Mặt khác, sau khi thiết lập trên cơ sở định lượngvề nhận diện số cụm, đặc điểm phân bố của từng cụm, các tác giả tiễn hành phân tíchcơ chế động lực phía sau các cụm đã được xác nhận thông qua hai phương pháp thống

<small>kê không gian là hồi quy trọng số không gian (Geographically Weighted Regression </small>

-GWR) và bình phương tối thiêu thơng thường (Ordinary Least Squares - OLS) [132].

Köbrich và cộng sự (2003) khi tiến hành đánh giá các hệ thống canh tác làm cơsở cho việc tái thiết mơ hình trang trại điển hình ở vùng ven biển của Chile đã sử dụng

<small>phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis - PCA) với</small>

mục đích làm giảm số chiều thường rất lớn của đữ liệu đầu vào với 25 biến liên quanđến hệ thống canh tác khác nhau đã được tô hợp tuyến tính thành 7 nhân t6 (Factor)mới. Cuối cùng, phân tích cụm thứ bậc được áp dụng trên bảy nhân tố này và đã lựachọn được 5 cụm phục vụ việc tái thiết các mơ hình trang trại đại diện cho khu vực

<small>nghiên cứu [58].</small>

<small>Phân tích thống kê khơng gian Bayes cũng được Ia Rosa & cộng sự (2004)</small>

áp dụng để ước lượng các hiệu ứng không gian và dự báo khả năng sản xuất củađất. Đồng thời, cho phép đánh giá ảnh hưởng tính dễ tén thương của đất đối vớicác hoạt động lựa chọn hệ thống canh tác trong phát triển nông nghiệp ở khu vực

<small>Địa Trung Hải [64].</small>

Những năm gần đây, nhiều học giả đã nỗ lực nghiên cứu sử dụng thuật toán

<small>K-Means với bài toán phân cụm dữ liệu đề phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương</small>

đối đồng nhất trên cơ sở sự biến đổi khơng gian và các thơng tin vị trí giúp xác địnhcác khu vực quản lý canh tác tối ưu [135]: khoanh định các vùng đất nhiễm mặn ởkhu vực ven biên [99] hay nghiên cứu khả năng biến đôi và cấu trúc biến đổi dé phụcvụ phân định không gian khu vực quản lý và sử dụng đất [85]. Ngồi ra, xuất phát từu cau thực tiễn các cơng trình nghiên cứu phục vụ sử dụng tài nguyên đất và nướchợp lý cho PTBV bằng các phương pháp thống kê khơng gian cũng gia tăng nhanhchóng. Điển hình là nghiên cứu phân tích các khía cạnh khơng gian liên quan đếnnhững thay đôi sử dụng đất và hệ thống canh tác [113], điều tra các tác động của đặctrưng lưu vực đối với chất lượng và số lượng nước tưới phục vụ cho sản xuất nông

<small>nghiệp [84, 137] v.v...</small>

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Những nghiên cứu trên đây phần nào đã cho thấy khả năng của phương phápPTKG mà trọng tâm là các kỹ thuật thống kê không gian trong định lượng và khơnggian hóa mối quan hệ phức tạp giữa các hợp phần tự nhiên. Từ đó, cho thấy kết quả

<small>PTKG chính là cơ sở tin cậy để đưa ra các chính sách phát triển phù hợp cho từng</small>

ngành sản xuất, từng lĩnh vực kinh tế hay từng giống cây trồng dự định bố trí trên lãnhthổ nghiên cứu.

<small>Nhân xét:</small>

- Số lượng các nghiên cứu ứng dụng PTKG đưới khía cạnh thống kê khơng gianxuất hiện ngày càng nhiều, điều này cho thấy đây luôn là một hướng quan trọng của

<small>địa lý học hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay ở tất cả các quốc gia. Đây</small>

chính là hệ thống tư liệu rất quan trọng dé nghiên cứu sinh hình thành hướng tiếp cận

<small>và phương pháp luận nghiên cứu phù hợp cho luận án.</small>

- Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, dé PTKG trở thành phương pháp tin cậy trongnghiên cứu DGTH các nguồn lực tự nhiên, biến động sử dụng tai nguyên thiên nhiênlàm cơ sở giải quyết các van đề thực tiễn, cần thiết phải sử dụng các cơng cụ tốn thíchhợp thì những bài toán PTKG sẽ được tiến hành dễ dàng hơn và tính phương án củacác nghiên cứu, các giải pháp địa lý được thực hiện mới có hiệu quả. Luận điểm nàyđược vận dụng vào luận án khi DGTH tiềm năng tự nhiên, KTXH tỉnh Kon Tum chomục tiêu phát triển bền vững NLN.

<small>b. Tại Việt Nam</small>

<small>Nghiên cứu địa lý trên cơ sở áp dụng các phương pháp định lượng đã được</small>

nhiều nhà khoa học nghiên cứu với những đóng góp mới về hướng tiếp cận và phươngpháp đánh giá các hợp phần tự nhiên hay các hoạt động KTXH phục vụ quy hoạchphát triển các ngành sản xuất, sử dụng hợp lý TNTN. Điền hình là cơng trình của cáctác giả Nguyễn Thơ Các (1984), Nguyễn Kim Chương (1996), Nguyễn Viết Thịnh &Đỗ Thị Minh Đức (1998), Nguyễn Cao Huần & Nguyễn An Thịnh (2005) v.v...

Với hướng tiếp cận định lượng, các tác giả Việt Nam cũng dành nhiều sự quantâm đến ứng dụng phương pháp phân tích thống kê không gian trong một số nghiêncứu và thu được kết quả khả quan. Tiêu biểu là các cơng trình của các tác giả NguyễnThơ Các (1984), Nguyễn Viết Thịnh (1987a, 1987b), Lê Thanh Bình (1996), Nguyễn

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Cao Huần & Nguyễn An Thịnh (2005) với mục đích nghiên cứu sử dụng phương pháp

<small>PTKG nhiều chiều (trong thống kê gọi là phân tích đa biến) trên cơ sở bộ chỉ tiêu liên</small>

quan đến các điều kiện sinh thái nông nghiệp, đặc điểm KTXH khu vực nông thôn củacác đơn vị lãnh thổ nghiên cứu làm thông tin không gian đầu vào với kết quả chủ yếuphục vụ mục đích bồ trí khơng gian sản xuất các ngành nơng, lâm nghiệp và đề xuấtmột số mơ hình hệ KTST tiêu biểu [1, 3, 15, 30, 109].

<small>Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu các khía cạnh khơng gian của các quan hệ xã hội</small>

biểu hiện qua các tổ chức lãnh thổ ở nhiều quy mô khác nhau, các tác giả Việt nam cũngđã vận dụng các kỹ thuật phân tích thống kê không gian vào việc xác lập một số mối quan

hệ đặc trưng không gian của các đối tượng, các thực thé, các q trình và các hiện tượng

ngồi tự nhiên và trong xã hội. Tiểu biểu có các nghiên cứu: Phân vùng nguy cơ lũ quét[9]; Phân loại tự động các huyện đồng bang sông Hồng theo điều kiện sống của hộ nôngthôn [32]; Dùng phương pháp phân tích các yếu tố tương ứng đề nghiên cứu cấu trúc cơsở hạ tầng xã hội và kinh tế của các khu đơ thị [8]; Phân nhóm các tỉnh theo trình độ pháttriển kinh tế [31]; Đánh giá mức độ phát trién KTXH huyện Thanh Trì [14]; Đánh giá mốiquan hệ giữa các đặc điểm KTXH và vấn đề rác thải sinh hoạt nông thôn tại khu vựchuyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và quan hệ giữa biến động sử dụng đất với các nhóm dântộc thiêu số H.Mơng, Dao, Tày và Dáy tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai [5] v.v...

Tóm lại, các cơng trình liên quan đến hướng ứng dụng các kỹ thuật thống kêkhông gian của các tác giả Việt Nam thường thiên về nghiên cứu từng hợp phần cácđối tượng tự nhiên hoặc đối tượng KTXH, còn DGTH, đặc biệt là đánh giá các địatong thé có liên quan đến các qui luật sinh thái thì hiện nay có rất ít cơng trình nghiêncứu. Tuy nhiên, đây là những tài liệu tham khảo chính, giúp định hướng cách tiếp cậnvà phương pháp luận phù hợp với lãnh thổ và định hướng các nội dung cần nghiên cứu

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

- Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các van dé lý luận phân tích

định lượng (định nghĩa, chức năng, động lực và xu hướng phát triển, phát triển ứng

dụng v.v...) và phân tích thống kê khơng gian cho các mục đích thực tiễn. Vì vậy, đâylà nguồn tư liệu tham khảo quan trọng cho luận án. Trong đó, nền tảng lý luận phântích định lượng, phương pháp PTKG đã được kế thừa, vận dụng linh hoạt trong nghiêncứu ĐGTH tiềm năng tự nhiên, KTXH tỉnh Kon Tum; tạo cơ sở khoa học cho các địnhhướng không gian ưu tiên trong phát triển NLN bền vững.

<small>- PTKG trong DGTH tiềm năng tự nhiên, KTXH chưa được nghiên cứu nhiều,</small>

do đó, cách tiếp cận thống kê khơng gian cho quy mơ tỉnh Kon Tum góp phần làmsáng tỏ các vấn đề phân loại các hiện tượng địa lý và thành lập các bản đồ tổng hợpphản ánh sự phân loại các đối tượng, vạch rõ các đặc trưng có ý nghĩa, có trọng số củacác hiện tượng cần lập bản đồ hoặc xác định việc đánh giá so sánh theo những mụcđích khác nhau đối với các phức hợp địa lý.

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu, đánh giá theo hướng tổng hợp

1.1.2.1. Hướng nghiên cứu đánh giá tổng hợp cho mục đích thực tiễn

Đề đáp ứng nhu cầu tôn tại va phát triển của minh, con người không thé khôngkhai thác tài nguyên. Trước thực tế đó, yêu cầu khai thác và sử dụng hợp lý điều kiệntự nhiên, TNTN là vấn đề có ý nghĩa rất lớn và lâu dài. Tuy vậy, yêu cầu này chỉ đượcđáp ứng khi có những kết quả nghiên cứu của DGTH, làm rõ thực trạng tài nguyên vamôi trường, đồng thời đề ra được những quy định, những chính sách đúng đắn, hợp lýcho vấn đề sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên và TNTN, từ đó xây dựng những phương

<small>án quy hoạch hợp lý và hiệu quả.</small>

Nghiên cứu ĐGTH tiềm năng tự nhiên, KTXH thực chất là giải các bài toán vềmoi quan hệ da chiều giữa các yếu tô điều kiện tự nhiên, con người và môi trườngtrong một không gian xác định, các yếu tổ này ln ln có tác động tương hỗ và phụthuộc lẫn nhau. Mn giải quyết được vẫn đề trên, địi hỏi nội dung nghiên cứu phảidựa trên quan điểm tổng hợp và có tính hệ thống rat cao. Nói cách khác, DGTH địihỏi nghiên cứu khơng chỉ những thành phần riêng lẻ, mà là nghiên cứu toàn bộ cáchợp phần của hệ thống tự nhiên, hệ thống KTXH và môi trường trong mối quan hệ

<small>tương hỗ giữa chúng.</small>

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Cũng từ những ý nghĩa, tính cấp thiết quan trọng đó, trong vài thập kỷ gần đâyđã và đang xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu ứng dụng thực tiễn với sự tham gia

<small>tích cực, hữu hiệu của cơng tác DGTH. Đặc biệt trong đó là những đóng góp của cácnha khoa học, các nhà nghiên cứu địa ly trong và ngoai nước thơng qua các cơng trìnhnghiên cứu địa lý ứng dụng.</small>

Nói đến các cơng trình theo hướng nghiên cứu DGTH, trước hết phải kế đếncác cơng trình mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế của nhiều nhà Địa lý Xô Viết trên các

lãnh thổ Liên Xô trước đây ở các nước như Cộng hoà Ucraina, Cộng hoà Pribantich,

<small>các khu vực Đông - Tây Xibêri hay ở khu vực Viễn Đơng thuộc Cộng hịa Liên Bang</small>

Nga v.v... Cũng trong giai đoạn này, địa lý học ứng dụng còn có khá nhiều cơng trìnhcủa các nhà nghiên cứu của nhiều nước khác thuộc Châu Âu và Mỹ, cũng như của một

số tổ chức quốc tế như FAO hay UNESCO v.v...

Theo Dokuchaev (1899) nhà địa lý Nga (cuối thế kỷ XIX), người đầu tiên thực

<small>hiện nguyên tac DGTH trong nghiên cứu các điều kiện tự nhiên của các địa phương cụ</small>

thé. Ong cho rang, cần phải “Tôn trong và nghiên cứu toàn bộ thiên nhiên một cáchthống nhất toàn vẹn và không chia cắt, không tách rời chúng ra từng phần”. Ơng coibản chất của sự tìm hiểu tự nhiên là nghiên cứu các mối liên hệ phát sinh, những tác

<small>động tương hỗ có tính quy luật giữa các sự vật và hiện tượng trong thiên nhiên [130].</small>

Do đó, việc nghiên cứu, DGTH tiệm cận ngày càng gần với thực tiễn, phát triển kinhtế theo lãnh thổ, làm cho vai trò của các nghiên cứu địa lý ứng dụng ngày càng đượcxác lập rõ ràng và tính cấp thiết của nó ngày càng cao hơn. Thực tế cho thấy răng,

<small>DGTH là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành giữa các ngành nghiên cứu tự nhiên va các</small>

ngành nghiên cứu KTXH, do đó đối tượng, phương pháp và nguyên tắc nghiên cứucũng phải là tập hợp các phương pháp nghiên cứu, các nguyên tắc nghiên cứu từnghợp phan. Do đó, chúng cũng rất phức tạp và đa dạng.

Ngoài ý nghĩa ứng dụng, phục vụ các mục đích thực tiễn hết sức thiết thực và cóhiệu quả cao, các cơng trình nghiên cứu DGTH bước dau đã giải quyết được nhiều vanđề về phương pháp luận, nguyên tắc và hệ phương pháp nghiên cứu v.v... Trên quanđiểm nghiên cứu DGTH, các nhà Địa lý Xô Viết giai đoạn giữa thé ky XX như S.V.

<small>Kalexnik, A.A. Grigériev, N.A Xontxev, V.N. Xukatxev, B.B. Palưnôv, V.I. Prokaev,</small>

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

V.X. Preobrajenxki và A.G. Ixatsenko đã tiếp tục hoàn thiện về lý luận và thực tiễncủa ĐGTH các điều kiện tự nhiên, TNTN phục vụ cho mục đích phát triển nền kinh tếquốc dân. Những nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên trênquan điểm này, đặc biệt là của các nhà Địa lý Xơ Viết (trước đây) có giá trị cao về lýluận và về khả năng ứng dụng thực tiễn, tuy nhiên khi vận dụng nghiên cứu trong điềukiện của từng lãnh thé địa lý thì cần xác định các chỉ tiêu cho phù hợp [12, 16, 17].

Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên cũng đãđược quan tâm khá sớm, đặc biệt trong giai đoạn sau khi đất nước hoàn toàn thốngnhất (độc lập). Các nhà địa lý Việt Nam đã kế thừa và áp dụng cách tiếp cận tổng hợpcủa các nhà dia lý Nga và Liên Xô cũ dé thực hiện nhiều cơng trình nghiên cứu theohướng DGTH các điều kiện tự nhiên và môi trường các vùng lãnh thé nhằm khai thácvà sử dụng hợp ly TNTN phục vụ cho các mục dich phat triển KTXH. Có thé ké đếncác cơng trình có tính chất nền tảng về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứutong hợp như: Cảnh quan Địa lý Miền Bắc Việt Nam [18]; Cơ sở địa ly tự nhiên [28];Tây nguyên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên [4]; Cơ sở cảnh quan họccủa việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ [13]; Đánh

<small>giá khai thác và bảo vệ tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước ở Việt Nam [25] v.v...</small>

Qua các cơng trình nghiên cứu thực tiễn tự nhiên, rất nhiều nhà nghiên cứu đềuthống nhất cho răng DGTH tiềm năng lãnh thé phải gắn liền với việc sử dụng hop lý khônggian sinh tồn, biến những tiềm năng tự nhiên, KTXH thành những động lực để pháttriển. Mỗi lãnh thổ cụ thể đều có những tiềm năng và thế mạnh riêng để phát triểnKTXH, đó là những lợi thế so sánh, là những nguồn lực phát triển. Đối với lãnh thổ làmột đơn vị hành chính, thì ở từng giai đoạn cụ thể, việc sử dụng hợp lý, nâng cao giátrị sử dụng của các nguồn lực đã có, tạo ra những nguồn lực mới luôn được coi là vấnđề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển của lãnh thổ.

1.1.2.2. Hướng nghiên cứu xây dựng các cơ sở lý luận, phương pháp luận vềviệc ứng dụng phương pháp bản do trong đánh giá tong hợp

Phương pháp bản đồ được hình thành là kết quả của một q trình phát triển lâudài trên cơ sở tơng hợp những kinh nghiệm và phương pháp sử dụng bản đồ trong thực

<small>tiễn của các ngành khoa học — kĩ thuật khác nhau, trở thành một bộ phận quan trọng</small>

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

trong cơ sở lý luận của Khoa học bản đồ. Đi đầu trong những nghiên cứu (như một

<small>thành phần) phương pháp nhận thức khoa học bang bản đô, lập mơ hình bản đồ phục</small>

vụ cho ĐGTH các điều kiện tự nhiên, KTXH là các nhà bản đồ học nổi tiếng như GS.K.A. Salichev (Đại học Tổng hợp Maskva - Nga), VS. A.F. Aslannikashvili (Viện Dialý — Viên HLKH Gruzia), A. M.Berliant (Đại học Tổng hợp Maskva — Nga), GS. V.S.Tikunov (Đại học Tổng hợp Maskva — Nga), Lech Rataiskii (Ba Lan), Arthur H.

<small>Robinson (PH. Wisconsin in Madison — Mỹ), Jacque Bertin (Pháp). Trong lĩnh vực</small>

nghiên cứu ly luận bản đồ học, họ đã dé xuất những tư tưởng khoa hoc làm nên tangvà cơ sở lý luận cho nghiên cứu lý thuyết của phương pháp ban đồ và khoa học bản đồnói chung. Lần đầu tiên thuật ngữ “Phương pháp nhận thức và nghiên cứu hiện thựcbang phương pháp bản đồ” được sử dụng trong các cơng trình khoa học điền hình như:

<small>Metakartographia (Meraxaptorpadua) của A.F. Aslanikashvili (A.®. </small>

AcaHnKaIr-Buu), 1974; "Nghiên cứu bằng phương pháp ban đồ" (Kaprorpadyyecknit meronWccneno-panns) của A.M. Berliant, 1988; “Bàn về phương pháp bản đồ” (K.A.

Salishev, 1955); “Bàn về độ chính xác định lượng trên các bản đề” (K.A. Salishev,1963); “Phương pháp phân tích khi nghiên cứu các hiện tượng trên bản đồ” (K.A.Salishev, 1968) và nhiều bài báo khác [141-144, 146]. Tiếp theo, khái niệm “phươngpháp bản đồ” đã được các nhà bản đồ nâng lên mức độ cao hơn trong lĩnh vực lýthuyết bản đồ, xem đó là cơ sở lý luận nhận thức sử dung bản đồ dé mô tả, phân tíchvà nhận thức các hiện tượng, đối tượng địa lý, dé thu nhận các hiểu biết và đặc trưngmới của các đối tượng, hiện tượng nghiên cứu, để nhận biết các mối quan hệ khônggian giữa chúng, dự báo sự biến động và phát triển của chúng. Các nhà khoa học bảnđồ đã nhiều lần đưa vấn đề này ra thảo luận tại các hội nghị Quốc tế của Hội ban déthế giới và Hội Địa lý Thế giới và đã đi đến thống nhất đưa ra khái niệm “Phươngpháp bản đồ”. Khái niệm này được trình bay đầy đủ trong các cơng trình nghiên cứucủa GS. A.M. Berliant và nhiều nhà bản đồ của các nước khác. Như vậy, khoa học bảnđồ đã có thêm một thành phần cấu trúc mới, còn địa lý học và các khoa học liên quankhác có thêm cơng cụ hữu ích dé nhận thức các đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực

<small>chuyên môn của mình.</small>

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Các cơng trình của A.F. Aslanikachvili về lý luận của Khoa học bản đồ đã đónggóp đáng kể cho sự phát triển cơ sở lý luận về phương pháp bản đồ. Theo ông cần phảiphân biệt rất rõ các khái niệm phương pháp luận bản đồ học và phương pháp bản đồ,ông cho rằng phương pháp bản đồ có ý nghĩa chiến lược. Phương pháp bản đồ dùngphương pháp luận bản đồ học và tri thức thực tế về đối tượng nghiên cứu vốn nằmtrong mối quan tâm của khoa hoc bản đồ nhưng không chỉ phụ thuộc vào nó. Tác giả

A.F. Aslanikachvili cho rằng, sự vận dụng cụ thé của phương pháp bản đồ lại thuộc về

các khoa học có liên quan với bản đồ học, bởi chúng có đối tượng nghiên cứu cụ thể.Chính vì thế, phương pháp bản đồ - phương pháp để phân tích và nhận thức các mơ

<small>hình khơng gian cụ thé của hiện thực được nghiên cứu đã và đang phổ biến trong các</small>

khoa học khác và có khi được gọi là phương pháp bản đồ và cũng có khi nó có ý nghĩachung như một hệ thống các thủ pháp phân tích bản đồ.

Trong nghiên cứu cấu trúc lí thuyết của Bản đồ học, nhà Bản đồ học Ba lanLech Rataiski đã đề cập nhiều đến phương pháp bản đồ và đưa ra mơ hình về “Phươngpháp bản đồ nhận thức thực tế”. Mơ hình phương pháp bản đồ của Lech Rataiski gồmbốn q trình: nhận thơng tin từ thực tế khách quan va chọn thông tin; biến đổi thongtin thành đạng bản đồ; truyền thông tin ở dạng bản đồ đến người dùng và tái tạo trongnhận thức người dùng nguồn thông tin về thực tế khách quan.

Mơ hình của Lech Rataiski là một trong những mơ hình nhận thức, được nhiềunhà khoa học ứng dụng, trước hết là các nhà bản đồ và các nhà địa lý trên thế giới. Họđã ứng dung, cải tiến, bố sung, phát triển và hồn thiện mơ hình lý thuyết nay. Ví dụ,mơ hình “Nhận thức bằng phương pháp bản đồ” của K.A. Salisev.

<small>A.M. Berliant đã trình bay một tập hợp các phương pháp và nội dung phân tích</small>

bản đồ trong cuốn sách “Nghiên cứu bằng phương pháp ban đồ”, trong đó nhân mạnhvai trị của phương pháp bản đồ, A.M. Berliant cũng viết: “Nghiên cứu bằng phươngpháp bản đồ là một bộ phận của bản đồ học, nghiên cứu các vấn đề thành lập và sửdụng bản đồ dé nhận thức các đối tượng, hiện tượng địa lý và những biến động củachúng theo thời gian trong mối tác động qua lại với nhau” [144].

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Nhà bản đồ học Tiệp Khắc A. Kolatnu đưa ra sơ đồ “Giao lưu thông tin” xacđịnh mối quan hệ giữa thanh lập bản đồ và sử dụng ban do, hai quá trình cơ bản củaphương pháp bản dé.

Các nhà bản đồ nghiên cứu về cơ sở lý luận của khoa học Bản đỗ, về khái niệmphương pháp bản đồ từ quan điểm của phương pháp biện chứng đều nhất trí cho rằng:phương pháp bản đồ trong nhận thức thực tế khách quan là một phương pháp khoahọc. Thứ nhất, thành lập bản đồ là xây dựng những mơ hình khơng gian của một bộ

<small>phận thực tế khách quan được nghiên cứu, nhờ những kiến thức tích lũy được trong</small>

q trình nghiên cứu. Thứ hai, sử dụng bản đồ là nghiên cứu, phân tích mơ hình bảnđồ nhăm thu nhận các kiến thức mới về thực tế. Song, cũng có những người hiểuphương pháp ban đồ như một phương pháp kĩ thuật. Họ xếp phương pháp ban đồ vàolĩnh vực “Bản đồ học phương pháp”, xếp khái niệm “Sử dụng bản đồ” với khái niệm

“Nghiên cứu bằng phương pháp bản đồ” làm một hoặc coi phương pháp bản đồ làmột phương tiện nghiên cứu. Điều này hồn tồn khơng chính xác, mà cần phải nhìnnhận phương pháp bản đồ là một phương pháp nhận thức khoa học khơng thé thay thé,nó bồ sung một cách hữu hiệu cho các nghiên cứu chun mơn. Nói một cách cụ thểhơn, phương pháp bản đồ là phương pháp phô biến của nhận thức không gian cụ thécác đối tượng, hiện tượng nghiên cứu tồn tại như một hệ thơng của các loại hình bảnđồ thuộc phương pháp logic nhận thức.

Một bước phát triển đáng ké trong Khoa học Ban đồ đã xuất hiện vào nhữngnăm 1970 của thế kỷ XX, khi công nghệ điện tử và cơng nghệ máy tính phát triểnnhanh chóng và thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực Khoa học, công nghệ và sảnxuất. Trong Khoa hoc Bản đồ, thời gian nay, xu hướng nghiên cứu phát triển tự độnghóa thành lập bản đồ và sử dụng bản đồ cũng đạt được những thành tựu đáng kể,xuất hiện những chỉ nhánh mới trong hệ thống như “Ban do số” (DigitalCartography) [55], “Bản đồ hoc máy tinh” (2BM Kaprorpans) [145], “Bản đồ học

<small>WEB” [90], “CyberCartography” [75, 74], “GIS Cartography” [107, 131, 133] và</small>

các “Atlas điện tứ” (Electronic Atlas) [53, 103] v.v... Trên co sở những thay đôi địnhdạng và môi trường máy tính của dữ liệu bản đồ, vào những năm 1980, các hệ thốngquản lý cơ sở dữ liệu không gian phát triển nhanh chóng, nhu cầu về dit liệu không

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

gian ngày cảng được quan tâm xây dựng va chuẩn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho

<small>việc lập mơ hình và PTKG trong các cơng trình nghiên cứu địa lý và các cơng trình</small>

nghiên cứu chun ngành của hệ thống các khoa học về Trái Đất. Từ đó, một mơitrường xử lý tích hợp các dữ liệu bản đồ và các sản phẩm bản đồ kỹ thuật số đượchình thành và phát triển, mang lại những bước tiến dài về chất lượng của các sảnphẩm bản đồ. Nhờ đó, các thé loại bản đồ và phương pháp sử dụng ban đồ cũng ngày

<small>cảng phong phú, đa dạng và hiệu quả.</small>

<small>Xu hướng “Tốn học hóa” trong các nghiên cứu phân tích và xây dựng khung</small>

lý thuyết tồn điện về PTKG bắt đầu xuất hiện vào những năm 1990. "Tốn học hóa"là q trình xử lý các số liệu thống kê nói chung và đặc biệt là các số liệu thống kêkhơng gian trong các bài tốn PTKG nói riêng. Do đó, dữ liệu thống kê khơng gianđược dùng dé thé hiện sự phân bố địa lý, sự biến đổi khơng gian trong các mơ hình bảnđồ, cịn PTKG với mục đích phát hiện và thé hiện những mối quan hệ tương tác giữacác đối tượng, hiện tượng địa lý, thơng qua một loạt các bước phân tích bản đồ để tạora những bản đồ mới, bao gồm bản đồ phân tích và bản đồ tổng hợp, trên cơ sở giảicác bài tốn PTKG, đó là q trình “tốn học hóa” của PTKG. Hầu hết các khả năngtốn học truyền thống cùng với đầy đủ các hoạt động phân tích bản đồ tiên tiến đềuđược tích hợp sẵn trong các phần mềm GIS hiện đại, như MapInfo, ArcGIS v.v... Cơngnghệ GIS đã nâng vai trị truyền thống của bản đồ lên một tầm cao hơn. Bản đồ nóichung, bản đồ số nói riêng chính là hệ thống khung khơng gian của các mơ hình địa lý,được thé hiện trong dạng mơ hình đồ họa. Sự ra đời của cơng nghệ GIS, đã làm thayđổi hình thức quan hệ giữa hình ảnh bản đồ của các đối tượng, hiện tượng địa lý vớithuộc tính của chúng. Kỹ thuật số cho phép kết nối ban đồ số với cơ sở dữ liệu thuộctính, giúp các nhà nghiên cứu cùng lúc phân tích được cả hình ảnh đồ họa và các đặctrưng thuộc tính của các đối tượng, hiện tượng địa lý dé tìm ra những quy luật phân bó,quan hệ tương tác trong không gian và những biến đổi của chúng theo thời gian.

Nghiên cứu ứng dụng PTKG trong đánh giá các địa tông thé, ở giai đoạn dau,bản đồ đã được sử dụng dé mơ hình hóa các hợp phần tự nhiên và các mối quan hệtương hỗ giữa chúng: ở giai đoạn giữa, bản đồ được sử dụng để mơ hình hóa khơng

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

gian ưu tiên phát triển sản xuất theo các điều kiện tự nhiên hoặc KTXH và ở giai đoạncuối, bản đồ được sử dụng dé mơ hình hóa đánh giá tổng hợp.

1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu phát triển bền vững nông — lâm nghiệp

1.1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu nơng - lâm nghiệp theo quan điểm bên vữngTheo World Bank (2012) một nửa dân số thế giới đang sống ở các vùng nôngthôn và đặc biệt ở các nước đang phát triển, hầu hết người nghèo sống ở nông thôn,vấn đề an ninh lương thực và phát triển nông thôn đang là thách thức rất lớn [52]. Vìvậy, tính bền vững của ngành nơng nghiệp có tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt là khidân số toàn cầu đang tăng lên và trên 99% nguồn lương thực, thực phẩm đảm bảo sinhtồn và phát triển của xã hội loài người vẫn phụ thuộc vào khả năng cung cấp của các

<small>hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái NLN.</small>

Phát triển nông nghiệp bền vững được nhận thức lần đầu tiên từ định nghĩa pháttriển bền vững do Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc (WCED) đưa

<small>ra tại Brundland (1987) [129]. Theo đó “Phát triển nơng nghiệp bên vững là q trình</small>

quản lý và bảo tơn tài nguyên thiên nhiên, định hướng sự thay đối vé kỹ thuật và thểchế nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và tương lai. Những sự pháttriển này (bao gom cả nông, lâm, ngư nghiệp) bảo tôn được tài nguyên đất, nước,động thực vật, không làm môi trường xuống cấp, phù hợp về mặt kỹ thuật, hiệu quảkinh tế và được xã hội chấp nhận "[T0]. Hay nói một cách khác, một hệ thống nơngnghiệp bền vững đòi hỏi phải thiết kế những hệ thống định canh lâu bền. Đó là mộttriết lý và một cách tiếp cận về sử dung dat đai, liên kết tiểu khí hậu, cây trồng hàngnăm và lâu năm, vật ni, đất, nước và những nhu cầu của con người, xây dựng nhữngcộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả [61].

Xuất phát từ những quan điểm bền vững trong sản xuất nơng nghiệp nhiềuchương trình nghị sự cấp quốc tế và các quốc gia phát triển đã tiến hành cải cách chínhsách mơi trường bang cách nhấn mạnh đến việc thúc đây phát triển nông nghiệp bềnvững (PTNNBV) và phát triển nơng thơn như: “Phá triển nơng nghiệp là chìa khóa

<small>giảm đói nghèo ở châu Phi ” với nỗ lực tạo việc làm, bảo vệ mơi trường, thích ứng với</small>

biến đổi khí hậu và bảo đảm sự phát triển ơn định (Uy ban Liên minh châu Phi, 2003);“Cuộc Cách mạng Xanh” ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương là bài học kinh

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

nghiệm cho thấy sự suy thoái tài nguyên nước ngầm do khai thác quá mức, tăng độmặn của đất do sử dụng quá nhiều hoá chất hay chất lượng nước uống bị nhiễm độcasen ở một số cộng đồng nơng thơn [76]; “Chương trình hành động Agenda 2000”kết hợp lồng ghép các mục tiêu mơi trường vào chính sách nơng nghiệp chung củaLiên minh châu Âu; Chiến lược “Nơng nghiệp hài hồ với thiên nhiên ” với mục đíchthúc đây nơng nghiệp và nơng nghiệp bền vững với môi trường (Canada, 2001)[106]; “Farm Bill” nhằm tăng cường các Chương trình Dự trữ Bảo tồn bằng cách

<small>giảm xói mịn đất và ơ nhiễm nước (Chính phủ Hoa Kỳ, 1996) v.v...</small>

Như vậy, quan điểm về sự phát triển bền vững trong nơng nghiệp có thé đượchiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, có sự nhất trí rằng một hệ thống nơngnghiệp (bao gồm cả nơng nghiệp và lâm nghiệp) phát triển bền vững phải bảo đảmđược mục đích là kiến tạo một hệ thong bén vững về mặt kinh tế, có khả năng thỏamãn nhu cầu của con người mà không hủy diệt đất đai, khơng làm ơ nhiễm mơi trườngvà bảo đảm lợi ích cho các thế hệ tương lai. Do đó, phát triển nông nghiệp bền vữngcần phải gắn kết các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hộivà môi trường trên địa bàn (World Bank, 2009). Hay nói một cách khác, tính bền vữngcủa các hệ thống này cần được xem xét trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môitrường. Việc nghiên cứu, xây dựng và đánh giá các hệ thống đó có bền vững haykhơng là điều khơng đơn giản và là một quá trình lâu dài. Mặt khác, việc xác định phảidựa vao một tập hợp các chi số định tính và định lượng khác nhau [98, 114], bởi cácchỉ số này luôn đại diện cho một sự tổng hợp giúp đơn giản hóa các hiện tượng màkhơng làm mất đi bản chất vốn có của chúng [79].

1.1.3.2. Hướng nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá tính bên vững nông

<small>-lâm nghiệp</small>

Theo ý kiến của nhiều học giả, khi tiến hành các nghiên cứu cho mục đích pháttriển NLN bền vững cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và nhiều chỉ tiêu đánh giácác khía cạnh liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Sự lồng ghép giữacác phương pháp với nhau sẽ mang lại hiệu quả trong nhiều hoạt động nghiên cứu,nhằm tìm ra các giải pháp cho sự phát triển theo hướng bền vững. Đề các giải pháp đưara có cơ sở khoa học và có tính khả thi cao, cần thiết phải sử dụng một tập hợp các chỉ

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

tiêu thể hiện tính bền vững. Đối với lĩnh vực NLN, hệ thống phát triển chịu sự ràng buộccủa rất nhiều yếu tô liên quan đến môi trường tự nhiên, sự nghèo đói, mơi trường sốngcủa nơng dân và người dân nơng thơn. Do đó, muốn đánh giá tính bền vững của mộthệ thống NLN, việc lựa chọn các tiêu chí là rất quan trọng, từ đó đề xuất các giải pháp

<small>phù hợp và mang tính khả thi. Tuy nhiên, các phương pháp đánh giá hiện nay thông</small>

thường khơng hồn tồn hiệu quả trong việc giải thích tính bền vững của các hệ thốngphức tạp như hệ thống NLN bởi mới thường chỉ tập trung đánh giá một khía cạnh củatính bền vững như về kinh tế, về mơi trường hoặc về xã hội thay vì xem xét đánh giátính bền vững theo một cách tổng thé và tồn diện hơn. Bên cạnh đó, các nhà khoa họccũng đã chỉ ra một số khó khăn có thể phải đối mặt khi xây dựng và lựa chọn các chỉtiêu liên quan đến tính bền vững của hệ thống NLN như: chưa lựa chọn trên một khunglý thuyết cần thiết, mức độ sẵn có của số liệu chưa được quan tâm đúng mức khi xâydựng bộ chỉ tiêu, sự thiếu vắng của các chỉ tiêu liên quan, sự trùng lặp và khó khăn khitính tốn các chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường hay các chỉ tiêu liênquan đến tính khơng nhất qn trong hệ thống canh tác, các đặc điểm của dữ liệu thống

<small>kê, tính đặc thù của khu vực nghiên cứu v.v...(dẫn theo Maira Ore [104]). Từ nhận định</small>

này, đã có rất nhiều nghiên cứu cho rằng khi phân tích và lựa chọn các chỉ tiêu cần xemxét nhiều yếu tô liên quan đến hoạt động NLN như: các chính sách, phương pháp phântích và tính đo được của dữ liệu [81], phải đại diện và có vai trị quan trọng trong cautrúc va chức năng tông thé của hệ thống, đồng thời phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cơbản về môi trường [116] hay cần thiết phải tính đến các chỉ số định lượng về mơi trường

<small>của nơng nghiệp bởi nó cho phép các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và</small>

người nông dân hiểu rõ hơn các điều kiện hiện tại, xác định xu hướng phát triển và đưara các mục tiêu cụ thê [95] v.v... Ngoài ra, các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng khi xâydựng các bộ chỉ tiêu liên quan đến tính bền vững NLN, phải xem xét một cách nghiêmtúc đến các nguyên tắc lựa chọn và bản chất của các chỉ tiêu, bởi nó sẽ quyết định liệucác chỉ tiêu đó có được tổng hợp thành các nhóm phản ánh các đặc trưng kinh tế, xã hộivà môi trường sinh thái hay không và điều quan trọng là làm thế nào các nhóm chỉ tiêuđó có thé đo lường được và có trọng số dé đánh giá theo những cách khác nhau phù hợp

<small>với mục tiêu, giới hạn và phạm vi nghiên cứu [115].</small>

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Vậy, để đánh giá tính bền vững NLN, cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng bộchỉ tiêu đánh giá tính bền vững phủ hợp với các đặc trưng sinh thái, hoạt động KTXH vàtập quán canh tác của cộng đồng dân cư bản địa. Tuy nhiên, có thé nhận thấy các nghiêncứu hiện nay chủ yếu tập trung đề cập đến các bộ chỉ tiêu liên quan đến tính bền vữngtrong hoạt động nơng nghiệp mà thiếu đi những nghiên cứu đề xuất các bộ chỉ tiêu đánhgiá sự bền vững cho mục đích phát triển NLN. Mặc dù vậy, các kết quả nghiên cứu liên

<small>quan sẽ trở thành những tư liệu tham khảo quan trọng làm cơ sở phân tích và lựa chọn</small>

các chỉ tiêu (nhân tố chủ yếu) ảnh hưởng đến sự bền vững của hệ thống NLN trên địa

<small>bàn tỉnh Kon Tum.</small>

1.1.3.3. Hướng nghiên cứu phân tích và đánh giá tinh bên vững trong phát triển

<small>nông - lâm nghiệp</small>

Hiện nay, trước sức ép của sự gia tăng dân số, nhu cầu tài nguyên cho phát triểnkinh tế ngày càng cao. Tuy nhiên, vấn đề khai thác quá mức và sử dụng lãng phí tiềm

<small>năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện KTXH cho các mục đích thực tiễn đã</small>

và đang làm suy giảm chất lượng cũng như số lượng các nguồn tài ngun khơng táitạo, gây nên tình trạng ơ nhiễm và suy thối mơi trường. Trước tình hình đó, tiếp cậnliên ngành và phương pháp tích hợp trong nghiên cứu phát triển bền vững các hệ thống“sinh thái - xã hội” là hết sức cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong quảnly va sử dụng hiệu quả TNTN, đặc biệt là trong phát trién NLN.

Liên quan đến các phương pháp đánh giá sự PTBV, nhiều nghiên cứu đã đượccác tác giả trên thế giới và trong nước đặc biệt lưu tâm đến vai trò quan trọng của tínhbền vững trong các lĩnh vực quản lý và sử dụng đất [83, 121]; phát triển kinh tế [71];đánh giá tinh dé ton thương [49]; quản ly và bảo vệ môi trường [86, 105]; hệ thốngnông nghiệp [136] v.v... và trong nhiều ứng dụng khác. Trong đó, hướng nghiên cứutập trung vào phân tích cau trúc và chức năng của các khía cạnh ảnh hưởng đến tinhbền vững đã cho thấy đây chính là cơ sở quan trọng để thiết lập kế hoạch sử dụng hợp

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

không di đôi với hoạt động cải tạo làm đất bị thối hóa, bạc màu; việc canh tác trêncác khu vực đất có độ dốc lớn gây nên tình trạng sạt lở đất v.v... Bên cạnh đó, việckhai thác sử dụng khơng hợp lý và thiếu tính bền vững nguồn tài nguyên trong phát

<small>triển lâm nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất nơng nghiệp.</small>

Vì vậy, đảm bảo tính bền vững trong phát triển sản xuất NLN luôn là một thách thức

<small>trong xã hội hiện đại ngày nay.</small>

Gần đây, các nghiên cứu áp dụng mô hình hóa phương trình cấu trúc SEM(Structural Equation Modelling) trong đánh giá tính bền vững - một khái niệm mang tinhtrừu tượng đã được khang định là rất phù hop, cần thiết và hiệu quả [44, 105, 139]. Bởi

<small>mơ hình SEM đặc biệt hữu ích trong các nghiên cứu yêu cầu kiểm định lý thuyết, trong đó</small>

các biến phụ thuộc vừa có quan hệ với biến độc lập và đồng thời giữa các biến phụ thuộclại có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Thêm nữa, khái niệm trong các nghiên cứutính bền vững thường khơng thể quan sát trực tiếp mà phải đo lường thông qua các biếnchỉ báo khác và các quá trình đo lường lại thường có sai số. Khi đó, mơ hình SEM có khảnăng cho phép kiêm định một tập hợp bao gồm các biến tiềm ân (Latent variables) vàcác biến quan sát (Observed variables) bằng cách sử dụng các phương pháp xây dựngmơ hình; phân tích nhân tố; kiểm định độ phù hợp của mơ hình và kiểm định các giảthuyết nghiên cứu.

Mơ hình SEM có rất nhiều tính năng ứng dụng, tuy nhiên tính năng được khaithác nhiều nhất trong khoa học định lượng là kỹ thuật phân tích nhân tố ảnh hưởnggiữa các biến. Mơ hình SEM là sự kết hợp của hai phương pháp thống kê: phân tíchnhân tổ khang định (Confirmatory Factor Analysis - CFA) và phân tích đường dan(path analysis). Trong đó, kỹ thuật phân tích nhân tố khang định có nguồn gốc từ lĩnhvực tâm lý học, nhằm mục dich dé ước tính các đặc tinh tâm lý tiềm ấn, như thái độ và

<small>sự hai lòng (Galton, 1888; Pearson va Lee, 1903; Spearman, 1904). Trong khi, kỹ</small>

thuật phân tích đường dan lại được bắt nguồn từ những nghiên cứu liên quan đến lĩnhvực sinh trắc học nham tìm kiếm mối quan hệ nhân quả giữa các biến bằng cách tạo rasơ đồ đường dẫn (Wright 1918, 1920, 1921). Ngồi ra, kỹ thuật phân tích đường dẫncịn được ứng dụng khá phổ biến trong các bài toán kinh tế lượng (Haavelmo, 1943)

<small>(Dẫn theo Yi Fan & cộng sự, 2016 [69]).</small>

<small>34</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Vào đầu những năm 1970, SEM được sử dụng rộng rãi với sự kết hợp giữa hai

<small>phương pháp phân tích nhân tổ khám pha (Exploratory Factor Analysis - EFA) và</small>

phân tích nhân tố khẳng định (CFA), được phổ biến trong nhiều lĩnh vực như khoa học

<small>xã hội, lĩnh vực kinh doanh, khoa học chăm sóc sức khỏe cộng đồng và khoa học tự</small>

nhiên. Gần đây, mơ hình SEM đã nhận được nhiều sự quan tâm trong nghiêncứu mối liên hệ nhân quả giữa các sự vật và hiện tượng địa lý nhằm giải thích các quátrình tự nhiên, các hoạt động KTXH cho nhiều mục đích thực tiễn. Đặc biệt, mơ hìnhSEM được áp dụng dé khám phá và đo lường các khái niệm mang tinh trừu tượng nhưbiến đổi khí hậu (climate change) [91, 117]; tính dé tổn thương (vulnerability) [48];khả năng phục hồi (resilience) của các hệ sinh thái [66, 82]; tính nhạy cam (sensitivity)

[94], tinh bén vững (sustainability) v.v...

Một trong những ứng dung nỗi bật của SEM là đánh giá tinh bền vững của cáchệ thống canh tác trên cơ sở các yếu tố sinh thái nông nghiệp khác nhau, bởi hệ thốngcanh tác với các cây trồng, vật nuôi luôn là phân hệ sản xuất đóng vai trị quan trọngtrong các hệ thống NLN bền vững. Cụ thé, bằng kỹ thuật phân tích mơ hình SEM, tácgiả Asadi & cộng sự (2012) đã xác định được 3 thành phần ảnh hưởng đến sự pháttriển bền vững nông nghiệp tỉnh Qazvin của Iran. Trong đó các yếu tố liên quan đến

khía cạnh mơi trường có tác động mạnh nhất, tiếp đến là kinh tế và cuối cùng là yếu tố

xã hội. Ngồi ra, các tác giả cũng cho thấy mơ hình định lượng SEM được sử dụngcũng đã khăng định rằng các giả thiết thống kê ban đầu đặt ra đều có ý nghĩa [44]; Mộtnghiên cứu khác, SEM được Rohaeni & cộng sự (2014) sử dụng để xem xét tác độngcủa các nguồn lực liên quan đến tính bền vững hệ thống chăn nuôi gia súc và các lợiich của người nông dan tại làng Sumber Makmur và Central Banua, tiêu khu Takisung,Tanah Laut Regency, tỉnh Nam Kalimantan, Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấylợi ich của nông dân bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các nguồn lực về môi trường, kinh tế,công nghệ, cơ sở vật chất, lực lượng lao động và các chính sách liên quan thơng quacác hoạt động chăn ni. Trong đó, nguồn lực cơng nghệ có ảnh hưởng mạnh nhất đếntính bền vững của hệ thống trong khi nguồn lực môi trường lại chiếm ưu thé trong việcảnh hưởng đến phúc lợi của người dân [122]. Với mục tiêu đánh giá một cách tông thêvà tồn diện tính bền vững trong các hoạt động nơng nghiệp, hầu hết các tác giả đều

<small>35</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

cho rằng ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và mơi trường thì các chỉtiêu liên quan đến van đề như công nghệ, thé chế, chính sách, chất lượng nguồn nhânlực hay các van đề khác cũng cần được quan tâm nghiên cứu [102, 119, 126].

Xuất phat từ những phân tích này, luận án sử dụng mơ hình SEM — một mơhình định lượng tổng qt dé tiễn hành mơ hình hóa cấu trúc các yêu tố ảnh hưởng đếntính bền vững trong phát triển NLN tinh Kon Tum trên cơ sở áp dụng các chỉ tiêu bềnvững nông nghiệp theo hướng tiếp cận ở cấp vĩ mơ. Trong đó, chỉ tiêu đo lường các

<small>khía cạnh liên quan đến môi trường, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, con người, thể chế</small>

và chính sách sẽ được xem xét đề cập và phân tích.

1.1.4. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đã thực hiện ở tỉnh Kon Tum

1.1.4.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu đánh giá các hợp phan tự nhiên, kinhtế - xã hội

Các cơng trình nghiên cứu, điều tra tổng hợp Tây Nguyên nói chung và tỉnh

<small>Kon Tum nói riêng, đã được thực hiện theo nhiều giai đoạn khác nhau và phần lớn do</small>

các cơ quan Trung ương chủ trì thực hiện: Chương trình điều tra tổng hợp về TâyNguyên trong các năm 1976 - 1980 (Chương trình Tây Nguyên 1); Đến những năm

<small>1984 - 1988, Chương trình nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch phát</small>

triển KTXH Tây Nguyên (Chương trình Tây Nguyên 2). Kết quả của các Chương trìnhTây Nguyên | và Tây Nguyên 2 đã đi sâu phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên,TNTN, đặc điểm con người, tiềm năng văn hóa v.v... cung cấp kịp thời các luận cứkhoa học dé xây dựng kế hoạch năm năm (1986 - 1990) và phục vụ cho quy hoạch daihạn phát triển KTXH Tây Nguyên các năm tiếp theo. Trong hai năm 2010 và 2011,

Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam,

<small>Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam xây dựng Chương trình Khoa học</small>

& Cơng nghệ trọng điểm về Tây Ngun trong giai đoạn mới (Chương trình TâyNguyên 3). Ban chủ nhiệm Chương trình Tây Ngun 3 đã xác định chín nhóm vấn đề

cần nghiên cứu giải quyết. Trong đó tập trung vào các vấn đề lớn như: Nghiên cứuDGTH thực trạng phát triển KTXH Tây Nguyên giai đoạn 1988 - 2015 va đề xuất mơhình PTBV Tây Ngun trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội

<small>nhập qc tê; Nghiên cứu các vân đê văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo vùng Tây</small>

<small>36</small>

</div>

×