Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.38 KB, 64 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
KTV : Kiểm toán viên
KSNB : Kiểm soát nội bộ
E&Y : Ernst & Young
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 1
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập quốc tế, BCTC ngày càng được nhiều người sử dụng,
với mong muốn thông tin trên báo cáo đáng tin cậy nhằm đánh giá thực trạng tài
chính, là cơ sở cho các bên tiến hành giao dịch kinh tế. Do đó tại Việt Nam, nhu cầu
của ngành nghề kiểm toán cũng như vai trò của nó trong nền tài chính hiện đại đang
ngày càng phát triển và trở nên quan trọng. Đây chính là một động lực quan trọng
nhưng cũng mang đầy thách thức đối với lĩnh vực kiểm toán, đặc biệt là đối với kiểm
toán BCTC.
Phải trả người bán là một khoản mục quan trọng trên BCTC của một đơn vị.
Nó phản ánh những món nợ chưa thanh toán đối với các hàng hóa dịch vụ mua vào
trong quá trình kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Khoản mục này thường
bao gồm các món nợ của việc mua nguyên vật liệu, thiết bị, điện, nước, dịch vụ sửa
chữa… mà doanh nghiệp tiến hành trước nga, dịch vụ sửa chữa… mà doanh nghiệp
tiến hành trước ngày kết thúc năm tài chính.
Nhận thấy vai trò quan trọng của kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong kiểm
toán BCTC, trên cơ sở các kiến thức đã được học, em đã chọn viết về đề tài “Hoàn
thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo
cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Ernst & Young Việt
Nam thực hiện”. Báo cáo chuyên đề thực tập chuyên ngành của em gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp
trong kiểm toán BCTC do Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Ernst & Young
Việt Nam thực hiện.


Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC do Công ty trách nhiệm hữu hạn
kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện.
Với khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, việc tiếp xúc thực tiễn còn ít; bên
cạnh đó, thời gian nghiên cứu, thực hiện Chuyên đề thực tập chưa nhiều nên những
thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, em hi vọng Chuyên đề cũng đã đạt
được những kết quả nhất định. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn, ThS.
Đoàn Thanh Nga, các thầy cô trong khoa cùng Ban Giám đốc Công ty TNHH Kiểm
toán E&Y Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, Ngày 23 tháng 03 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Khoa
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 2
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ERNST &
YOUNG THỰC HIỆN
1. 1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo
cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán Ernst & Young thực hiện
Khoản mục phải trả nhà cung cấp dùng để phản ánh tình hình thanh toán về
các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung
cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được dùng để phản
ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính,
phụ.
Khi kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp, Công ty TNHH kiểm toán
E&Y Việt Nam chú ý tới việc tôn trọng các quy định trong hạch toán của kế toán.
Các quy định đó là:


+ Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ, hoặc
cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đối
tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số
tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng
chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn
giao.
+ Không phản ánh vào khoản mục này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hoá,
dịch vụ trả tiền ngay (bằng tiền mặt, séc hoặc đã trả qua Ngân hàng).
+ Những vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng
vẫn chưa có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực
tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.
+ Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành
mạch các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán của người bán, người cung
cấp ngoài hoá đơn mua hàng.
Các mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp bao gồm
• Hiện hữu: Tất cả các khoản phải trả nhà cung cấp là có thực.
• Đầy đủ: Tất cả các khoản phải trả nhà cung cấp đã được ghi nhận đầy đủ.
• Tính giá: Tất cả các khoản phải trả nhà cung cấp được ghi nhận đúng giá trị.
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 3
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
• Quyền và nghĩa vụ: Các khoản phải trả nhà cung cấp thể hiện nghĩa vụ thanh
toán của công ty.
• Phân loại và trình bày: Các khoản phải trả nhà cung cấp được phân loại và
trình bày trên báo cáo tài chính một cách đúng đắn và phù hợp với các chuẩn
mực kế toán.
Trong các mục tiêu kiểm toán trên, Công ty TNHH kiểm toán E&Y Việt Nam
đặc biệt chú ý tới mục tiêu đầy đủ và tính giá.
1.2 Đặc điểm kế toán khoản mục phải trả nhà cung cấp ở khách thể kiểm toán
của Công ty TNHH kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện

Chuyên đề tập trung xem xét cuộc kiểm toán do Công ty TNHH kiểm toán
E&Y Việt Nam thực hiện đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp của khách hàng là
Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL).
TEVIL là một trong những nhà sản xuất hàng may mặc hàng đầu tại Việt
Nam, chuyên may quần áo bảo hộ lao động, đồng phục công ty, quần áo trẻ em, áo sơ
mi,áo choàng và các sản phẩm may mặc khác cho thị trường Châu Âu. Hiện thời
công ty có 4 xưởng sản xuất với hơn 1.800 công nhân. Với đội ngũ lãnh đạo xuất sắc,
giàu kinh nghiệm và thông hiểu môi trường kinh doanh quốc tế, TEVIL đã phát triển
được một hệ thống hoạt động sản xuất hiệu quả và cơ sở khách hàng vững mạnh.
Điều này giúp công ty đạt được lợi thế về chi phí, khẳng định được vị trí vượt trội so
với các đối thủ trong ngành.
1.2.1 Kế toán khoản mục phải trả nhà cung cấp
Nhìn chung, cả Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL) có hệ thống kế
toán được tổ chức khoa học, hợp lý và có các đặc điểm tổ chức công tác hạch toán
các khoản phải trả nhà cung cấp tương đối điển hình.
• Chứng từ sử dụng
Phiếu yêu cầu mua hàng
Phiếu yêu cầu mua hàng thường được in trước và được lập bởi bộ phận phát
sinh nhu cầu mua hàng. Một phiếu yêu cầu mua hàng được coi là hợp lệ khi có chữ
ký của tổ trưởng bộ phận có nhu cầu mua hàng và có chữ ký phê duyệt của người có
thẩm quyền,
Đơn đặt hàng
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 4
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Một yêu cầu bằng văn bản giữa người mua và người bán chứa đựng chi tiết
chính xác hàng hóa hoặc dịch vụ được đặt hàng mà người mua gửi tới người bán.
Đơn đặt hàng sẽ chỉ định điều khoản thanh toán, ngày giao hàng, số lượng, vận
chuyển, điều khoản và tất cả các điều kiện và nghĩa vụ khác.
Hợp đồng

Là thỏa thuận mang tính chất pháp lý giữa hai bên mua và bán. Trong một hợp
đồng làm bằng văn bản, các nội dung cần thiết được thể hiện là: tên và thông tin địa
chỉ các bên, thông điệp nêu rõ sự đồng ý trên thỏa thuận, nội dung và phạm vi công
việc thực hiện/hàng hóa được mua bán, giá cả và số lượng hàng hóa, quy cách hàng
hóa, thời điểm và phương thức giao hàng, phương thức giải quyết tranh chấp, luật áp
dụng và tòa thụ lý nếu có tranh tụng, bảo mật thông tin, các điều khoản chung và thời
hiệu hợp đồng.
Phiếu giao hàng
Do nhà cung cấp lập khi tiến hành giao hàng.
Phiếu nhận hàng
Còn gọi là báo cáo nhận hàng. Cán bộ nhận hàng khi nhận hàng sẽ lập phiếu
với đầy đủ thông tin liên quan đến loại hàng, số lượng, chất lượng, ngày nhận,
phương thức thanh toán. Đây là cơ sở cho việc kiểm tra hàng hóa nhận được so với
yêu cầu và hóa đơn.
Hóa đơn
Là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để
nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải
thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể. Các hóa đơn thông
thường có các mục sau: số và ngày lập hóa đơn, tên và địa chỉ người bán hàng, tên và
địa chỉ của người mua và người thanh toán (nếu không là một), các điều kiện giao
hàng (theo địa điểm) và các điều kiện thanh toán, danh mục các mặt hàng với số
lượng, đơn giá và trị giá của từng mặt hàng theo từng đơn đặt hàng (nếu có) cũng như
tổng số tiền phải thanh toán. Phần tổng số tiền có thể phải kèm theo phần ghi trị giá
bằng chữ.
Nếu người mua hàng trả lại một phần hay toàn bộ hàng hóa đã mua thì người
bán hàng thông thường sẽ lập một bản ghi nhớ tín dụng với số tiền bằng trị giá của
của phần hàng hóa trả lại và sau đó hoàn lại tiền cho người mua hàng.
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 5
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Các hóa đơn cho các dịch vụ theo thời gian (ví dụ các hóa đơn thanh toán cho
các luật sư hay các nhà tư vấn theo giờ làm việc) thông thường đưa ra các số liệu từ
các bảng kê chi tiết của thời gian và đơn giá dịch vụ...
• Sổ sách sử dụng
Nhật ký mua hàng
Là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo từng
loại hàng mua vào của đơn vị như nguyên vật liệu, hàng hóa ... Nhật ký mua hàng
được cập nhật theo ngày.
Sổ cái nhà cung cấp
Là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm các khoản phải trả đối với tất cả các
nhà cung cấp, phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối kỳ. Sổ cái chỉ
ghi một lần vào ngày cuối tháng hoặc cuối quý sau khi đã khóa sổ và kiểm tra, đối
chiếu số liệu.
Sổ chi tiết nhà cung cấp
Được lập chi tiết cho từng nhà cung cấp theo dõi công nợ chi tiết của công ty
với họ. Do tiến bộ của công nghệ, hiện nay các phần mềm kế toán đều cho phép
thông tin tự động cập nhật giữa các phần hành, sổ sách với nhau nên việc nhập dữ
liệu chỉ cần tiến hành một lần.
• Phương pháp hạch toán
Ghi nhận nợ
Các khoản phải trả người bán chính thức được ghi nhận khi quyền sở hữu
hàng hóa, dịch vụ chính thức được chuyển giao từ người bán sang người mua. Người
chịu trách nhiệm ghi chép các khoản phải trả này là kế toán phải trả. Để ghi nhận các
khoản phải trả này, kế toán cần xem xét việc thống nhất số liệu giữa đơn đặt hàng,
phiếu nhận hàng, hóa đơn về số lượng, chất lượng, đơn giá.
Bút toán phản ánh việc ghi nhận hàng hóa đã chuyển giao hàng hóa, dịch vụ
đồng thời ghi nhận nợ như sau:
Nợ TK 152 (156, 153, 211,632...) : Giá trị hàng hóa, dịch vụ
Nợ TK 133 : Thuế VAT
Có TK 331 : Phải trả người bán

Việc ghi nhận nợ phải trả được theo dõi chi tiết từng nhà cung cấp.
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 6
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thanh toán
Dựa trên điều khoản thanh toán, việc thanh toán cho nhà cung cấp sẽ được
thanh toán qua tiền mặt hay chuyển khoản.
Bút toán thanh toán khoản phải trả cho nhà cung cấp như sau
Nợ TK 331 : Xóa khoản phải trả nhà cung cấp
Có TK 111,112 : Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Đánh giá số dư các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ
Cuối niên độ kế toán, số dư các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ
được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính và
hạch toán như sau:
Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cộng bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính nhỏ hơn
tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 331 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch
tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 331 : Phải trả cho người bán
Có TK 413 : Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132).
Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cộng bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính lớn hơn
tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 331 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch
tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 : Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)
Có TK 331 : Phải trả cho người bán.
1.2.2 Rủi ro thường xảy ra với khoản mục phải trả nhà cung cấp
Đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp, trong tài liệu đào tạo và hướng dẫn
của E&Y Việt Nam đã chỉ rõ các khả năng sai sót liên quan như sau:

• Sai sót, gian lận trong ghi nhận nợ
+ Các nhà cung cấp không có thực.
+ Nghiệp vụ mua hàng được ghi nhận thực tế không phát sinh.
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 7
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Bỏ sót nghiệp vụ mua hàng làm khoản mục phải trả nhà cung cấp không phản ánh
đầy đủ công nợ của công ty.
+ Sai sót trong thời điểm ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp (tính đúng kỳ): Sai sót
này thường do sự khác biệt về thời gian ghi nhận giữa bộ phận kho và bộ phận kế
toán và thường xảy ra vào thời điểm chia cắt niên độ kế toán.
+ Sai sót trong tính giá: Các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ thường tiềm ẩn rủi ro
này.
+ Rủi ro về sự cho phép, phê duyệt: Các nghiệp vụ mua hàng cần có sự phê duyệt của
người có thẩm quyền.
+ Rủi ro về phân loại: Việc ghi nhận các khoản phải trả nhầm lẫn về đối tượng cung
cấp hay nhầm lẫn giữa bản chất các khoản phải trả.
• Sai sót trong ghi nhận nghiệp vụ thanh toán
+ Nghiệp vụ thanh toán ghi nhận là không có thực.
+ Bỏ sót nghiệp vụ thanh toán đã xảy ra.
+ Sai sót trong thời điểm ghi nhận.
+ Rủi ro về sự cho phép, phê duyệt: Việc ghi nhận nghiệp vụ thanh toán khi chưa
được có sự phê duyệt của người có thẩm quyền.
+ Rủi ro trong tính giá: Hạch toán sai số tiền đã thanh toán, các chênh lệch liên quan
đến ngoại tệ.
+ Rủi ro trong phân loại, trình bày: Ghi giảm khoản phải trả sai đối tượng, sai bản
chất.
• Sai sót của số dư khoản mục phải trả người bán và cách theo dõi công nợ (theo
hướng dẫn của Công ty TNHH Kiểm toán Ernst & Young)
+ Chưa có hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả (người bán,người cung cấp

vật tư, hàng hóa, dịch vụ hoặc người nhận thầu xây lắp chính, phụ). Chưa thực hiện
phân loại các khoản phải trả như phải trả cho bên thứ ba, phải trả tồn lâu ngày hoặc
có vấn đề…
+ Công nợ phải trả quá hạn thanh toán (hoặc lâu ngày chưa được giải quyết).
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 8
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Chưa thực hiện đối chiếu hoặc đối chiếu chưa đầy đủ công nợ với người bán tại
thời điểm cuối năm.
+ Số dư công nợ phải trả trên sổ kế toán chênh lệch với biên bản đối chiếu công nợ
phải trả nhưng chưa được xử lý.
+ Các khoản phải trả bị hạch toán sai trong kì.
+ Theo dõi công nợ chưa phù hợp: theo dõi trên hai mã cho cùng một đối tượng,
không tiến hành bù trừ đối với các khoản công nợ của cùng một đối tượng.
+ Không theo dõi chi tiết công nợ theo nguyên tệ đối với công nợ phải trả có gốc
ngoại tệ.
+ Cuối kì , chưa đánh giá lại số dư các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá
giao dịch liên NH tại thời điểm lập BCTC.
+ Phân loại sai nội dung các khoản phải trả khác vào các khoản phải trả người bán,
không phân loại khoản phải trả thương mại và phi thương mại, hạch toán không đúng
nội dung kinh tế.
+ Không có bảng phân tích tuổi nợ để có kế hoạch thanh toán, các khoản nợ quá hạn
chưa được thanh toán.
+ Chưa hạch toán tiền lãi phải trả cho người bán nếu mua trả chậm.
+ Không hạch toán giảm công nợ phải trả trong trường hợp giảm giá hàng bán hay
được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán.
+ Hạch toán xuất nhập khẩu úy thác chưa đúng kì kế toán và theo dõi công nơi với
đối tác nước ngoài chưa thích hợp.
+ Quản lí và hạch toán công nợ phải trả chưa phù hợp và chặt chẽ. Những khoản
công nợ phải trả không xác định được chủ nợ đã hạch toán tăng thu nhập khác, nhưng

không đủ bằng chứng hợp lệ.
+ Bù trừ số dư trả tiền trước cho người bán với số dư phải trả người bán không cùng
đối tượng.
+ Số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh không khớp nhau
và không khớp với hóa đơn, chứng từ gốc hoặc không khớp với thư xác nhận của
Kiểm toán viên.
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 9
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Ghi nhận khoản phải trả không trên cơ sở hóa đơn chứng từ hoặc hóa đưn chứng từ
không hợp lệ.
+ Các khoản phải trả với bên thứ ba không có chứng từ hợp lệ, không được ghi chép,
phản ánh, trình bày hoặc phản ánh không hợp lí.
+ Số liệu trên sổ tiền mặt và tiền gửi NH với tổng phát sinh Nợ trên tài khoản phải trả
không khớp nhau, có chênh lệch lớn.
+ Việc thanh toán cho người bán bằng tiền mặt với giá trị lớn thông qua các nhân
viên của Công ty thể hiện việc quản lý tiền mặt chưa chặt chẽ, có thể xảy ra rủi ro bất
lợi cho Công ty hoặc dẫn đến sự chiếm dụng vốn của Công ty cho các mục đích cá
nhân do nhận tiền không kịp thời hạn thanh toán.
+ Không hạch toán lãi chậm trả trên những khoản phải trả quá hạn thanh toán.
+ Chưa tiến hành xử lí các khoản phải trả người bán không có đối tượng vào thu nhập
khác.
+ Trường hợp hàng về nhưng hóa đơn chưa về, đơn vị phản ánh chưa đúng về mặt
giá trị và chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng khi có hóa đơn về.
+ Thủ tục nhập kho báo sổ tiến hành chậm hơn so với bút toán trả tiền làm cho tại
ngày 31/12 xảy ra TK331 có số dư Nợ nhưng thực chất đây không phải là khoản trả
trước cho người bán.
+ Khoản giao dịch với số tiền lớn không kí hợp đồng mua hàng với người bán.
1.2.3 Kiểm soát nội bộ
Nhằm ngăn chặn việc xảy ra các sai sót trên, các doanh nghiệp xây dựng hệ

thống KSNB. Hệ thống KSNB này thường bao gồm nhiều chốt kiểm soát.
Chốt ngăn ngừa sai sót mang tính hiệu lực
Việc thiết kế chốt kiểm soát này được thực hiện thông qua các thủ tục phê
duyệt như chữ ký, con dấu của người có thẩm quyền. Ví dụ: việc lựa chọn nhà cung
cấp phải được phê duyệt dựa trên việc chọn ra nhà cung cấp có giá cả, chất lượng
cung ứng phù hợp nhất với yêu cầu của công ty; việc đặt hàng phải đảm bảo trên đơn
đặt hàng có chữ ký của trưởng phòng cung ứng, giám đốc sản xuất; trên phiếu nhận
hàng có chữ ký của cán bộ cung ứng, thủ kho. Hệ thống phê duyệt vừa đảm bảo ngăn
chặn sai sót nhưng cũng gắn với trách nhiệm theo dõi ký duyệt của người có thẩm
quyền.
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 10
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chốt kiểm soát sai sót mang tính hiện hữu
Để đảm bảo việc ghi nhận các khoản phải trả nhà cung cấp là dựa trên các
nghiệp vụ có thật; các hoá đơn, phiếu nhập, phiếu xuất được đánh số thứ tự trước
theo một dãy liên tục. Việc huỷ các hoá đơn, chứng từ được theo dõi nghiêm ngặt.
Chốt kiểm soát sai sót mang tính đúng kỳ
Các doanh nghiệp thường quy định việc ghi sổ nghiệp vụ tại thời điểm càng
gần thời điểm phát sinh càng tốt.
Chốt kiểm soát đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Để đảm bảo nguyên tắc này, các công ty thường tách biệt trách nhiệm giữa
người phê duyệt, thực hiện, ghi sổ nghiệp vụ. Việc làm này có tác dụng giảm khả
năng thông đồng và tạo cơ sở cho việc kiểm tra chéo nội bộ các bộ phận.
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo
cáo tài chính do Công ty kiểm toán Ernst & Young thực hiện
1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán
1.3.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng
Việc tiến hành đánh giá khả năng chấp nhận một khách hàng yêu cầu thực
hiện kiểm toán do các nhân viên cấp cao của công ty thực hiện, thường là giám đốc

bộ phận kiểm toán. Việc đánh giá này thường được thực hiện dựa trên bảng câu hỏi
gồm khoảng 200 câu được thiết kế sẵn theo quy định của E&Y Toàn cầu, độ chi tiết
của câu hỏi còn phụ thuộc khách hàng là mới hay cũ đối với công ty.
Trong trường hợp của Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam thì đây là một khách
hàng cũ mà E&Y Việt Nam đã tiến hành kiểm toán năm 2008, do đó các câu hỏi
thường liên quan đến các vấn đề của cuộc kiểm toán năm trước.
Biểu 1.1 Mẫu câu hỏi xem xét chấp nhận khách hành Công ty Cổ phần Tevie Việt
Nam
MẪU THẨM ĐỊNH CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG
ATTEST CLIENT ACCEPTANCE AND CONTINUANCE FORM
Khách hàng : Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam
Địa chỉ : Quốc lộ 5, Hải Dương
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 11
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
STT Câu hỏi Có Không
1
Có sự thay đổi nào được xem là quan trọng liên quan
đến các điều kiện tài chính của doanh nghiệp trong
năm qua không ?
X
2
Cuộc kiểm toán năm trước có phát hiện ra sai phạm
nào được coi là trọng yếu không ? X
3
Giữa KTV và khách hàng có bất đồng nào liên quan
đến các vấn đề kế toán và kiểm toán trong quá trình
thực hiện kiểm toán năm trước không ?
X
4

Tổng hợp các chênh lệch không được điều chỉnh của
doanh nghiệp năm trước liệu có vượt quá mức cần có
tư vấn không ?
X
5
Có nảy sinh vấn đề nào nghi vấn đối với tính liêm
chính của Ban quản lý khách hàng không ? X
6
Khách hàng có duy trì hệ thống, quy trình phù hợp để
phát hành báo cáo tài chính giữa niên độ đúng thời
hạn và chính xác không ?
X
7
Trong quá trình tiến hành kiểm toán có phát sinh vấn
đề gì ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa E&Y Việt Nam
và khách hàng cũng như các khách hàng khác không ?
X
... ... ... ...
Từ kết quả bảng trả lời thẩm định khách hàng cho thấy khả năng rủi ro kiểm
toán thấp, Ban lãnh đạo E&Y Việt Nam quyết định chấp nhận thực hiện cuộc kiểm
toán năm 2009 đối với Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL).
1.3.1.2 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Bước công việc này cho phép KTV có sự hiểu biết về quá trình kinh doanh
của khách hàng và xác định được các rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Các thông tin mà KTV cần thu thập trong giai đoạn này là
- Loại hình doanh nghiệp.
- Sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 12
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

- Thị trường của doanh nghiệp.
- Các khách hàng và hợp đồng kinh tế quan trọng của công ty.
- Mục tiêu, phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài
hạn.
- Hoạt động của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Các tài liệu liên quan các vấn đề pháp lý như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, Biên bản họp của Hội đồng quản trị, Quyết định của Ban giám đốc, Điều lệ
công ty.
Sau khi thu thập, các thông tin này được lưu trong hồ sơ kiểm toán năm và
liên tục được cập nhật.
 Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL)
Quá trình thành lập và kinh doanh
Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL) là một công ty cổ phần được thành
lập theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 041032000014 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương cấp vào ngày 22 tháng 7 năm
2006. Với quy trình công nghệ hiện đại, chuyên môn hóa cho mỗi dòng sản phẩm,
công nhân tay nghề cao và liên tục cải tiến trong toàn hệ thống, hiện nay TEVIL đang
hoạt động với hiệu quả vượt trội trong ngành.
Ngày 25 tháng 9 năm 2008, công ty mua 100% vốn của Công ty TNHH Tevie
International (Lào) (“VIL”), là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt
động theo luật pháp của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với tổng đầu tư là
88.700.050.170 đồng Việt Nam (tương đương với 5.370.878 đô la Mỹ).
Đặc điểm kế toán
Hình thức sổ kế toán áp dụng được đăng ký của công ty là Nhật ký chung.
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 hàng
năm. Công ty thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán bằng VNĐ.
Các báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm các báo cáo tài chính của Công ty Cổ
phần Tevie Việt Nam và công ty con vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Các công ty
con được hợp nhất từ ngày mua, là ngày mà Công ty nắm quyền kiểm soát, và tiếp
tục được hợp nhất cho đến ngày quyển kiểm soát đó chấm dứt. Các báo cáo tài chính

của công ty con được lập cùng kỳ với báo cáo tài chính của Công ty và sử dụng các
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 13
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chính sách kế toán nhất quán. Số dư các tài khoản và các giao dịch nội bộ, bao gồm
các khoản lợi nhuận chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch này, được loại trừ hoàn
toàn. Các khoản lỗ chưa thực hiện cũng được loại trừ toàn bộ trừ khi có dấu hiệu
giảm giá trị của tài sản được chuyển giao.
Các khoản phải trả và trích trước được ghi nhận cho số tiền phải trả trong
tương lai liên quan đến hàng hóa và dịch vụ đã nhận được không phụ thuộc vào việc
Công ty đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp hay chưa.
Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp chủ yếu của Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam gồm có các
nhà xuất khẩu các loại vải và phụ kiện may mặc ở các nước Châu Âu như Đức, Hà
Lan và một số nhà cung cấp khác ở Trung Quốc.
Khả năng cạnh tranh
Nhờ áp dụng hiệu quả phương pháp sản xuất tiết kiệm, quản lý hàng tồn kho
và giám sát chất lượng nghiêm ngặt, TEVIL luôn đảm bảo cung cấp sản phẩm chất
lượng cao, đúng thời hạn với mức giá cạnh tranh, nhờ thế TEVIL luôn đạt được lợi
thế so với các công ty cùng ngành tại Việt Nam, Trung Quốc cũng như Ấn Độ và các
nước xung quanh.
Kết quả hoạt động
Năm 2009, doanh thu của TEVIL tăng 55,2% so với năm 2008 trong khi lợi
nhuận tăng 28,9%. Hiện Công ty có 4 xưởng sản xuất với hơn 1.800 công nhân.
Cuối 2009, TEVIL mua lại công ty VILCO của Lào cũng chuyên sản xuất
hàng may mặc.
Quỹ Mekong Enterprise Fund II đã đầu tư 5,4 triệu đô-la Mỹ vào công ty
trong tháng 9 năm 2008.
1.3.1.3 Thực hiện phân tích sơ bộ về khách hàng
KTV không thực hiện phân tích sơ bộ đối với Công ty Cổ phần Tevie Việt

Nam (TEVIL).
1.3.1.4 Xác định mức trọng yếu ban đầu PM (Planning materiality), mức sai
sót có thể chấp nhận TE (tolerable error), bảng tổng hợp các chênh lệch kiểm
toán SAD (summary of audit differences).
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 14
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PM là tính trọng yếu xét trên cấp độ toàn bộ BCTC, TE là tính trọng yếu xét
trên cấp độ tài khoản. SAD là tổng hợp các sai phạm trên một mức nhất định mà
khách hàng không đồng ý điều chỉnh. Đây là những thông số quan trọng để tiến hành
thử nghiệm, chọn mẫu, đưa ra ý kiến kiểm toán.
Xác định mức trọng yếu ban đầu cho BCTC (Planning Materiality – PM)
Theo quy định của E&Y Toàn cầu, mức PM được xác định dựa trên ưu tiên
đầu tiên là kết quả hoạt động kinh doanh như thu nhập trước thuế, tổng doanh thu...
Hầu hết trong các cuộc kiểm toán, KTV thiết lập mức PM từ 5% đến 10% thu nhập
trước thuế. Mức 5% được coi là tỉ lệ lý tưởng.
Trong trường hợp KTV sử dụng chỉ tiêu khác để xác định PM thì cần giải
trình rõ lý do. Điều này đã được ghi rõ trong GAAIT (Chương trình kiểm toán của
E&Y toàn cầu). Ví dụ đối với các công ty viễn thông mới đi vào hoạt động, lợi nhuận
trước thuế chưa có, KTV có thể thiết lập mức PM dựa trên tổng giá trị TSCĐ do cơ
sở vật chất của các công ty này thường có giá trị lớn.
Xác định mức sai sót có thể chấp nhận được TE (Tolerable Error)
Chỉ tiêu này có ý nghĩa đối với mức độ tài khoản, nói cách khác đây là mức
trọng yếu được phân bổ cho từng tài khoản. Tổng của TE nhỏ hơn hoặc bằng PM.
Theo quy đinh của E&Y, với các công ty niêm yết, TE = 50% PM; với các
công ty không niêm yết, TE = 75% của PM.
Xác định mức danh nghĩa (Khôngminal amount)
Mức danh nghĩa là mức mà nếu sai sót xảy ra dưới mức này dù là sai sót đơn
lẻ hay tổng cộng thì đều không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Các sai sót, chênh
lệch nếu lớn hơn mức danh nghĩa sẽ được đưa vào bảng tổng hợp các chênh lệch

kiểm toán (SAD – Summary of audit differences).
Mức danh nghĩa được công ty E&Y Việt Nam cố định ở mức 5%TE.

Trong trường hợp của Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL), các mức
PM, TE, SAD được xác định như sau:
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu PM, TE, SAD thiết lập cho của Công ty Cổ phần Tevie
Việt Nam (TEVIL)
Chỉ tiêu VND
Lợi nhuận trước thuế 77,640,692,024
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 15
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PM ở mức 5% lợi nhuận trước thuế 3,882,034,601
TE ở mức 50% PM 1,941,017,301
SAD ở mức 5%PM 194,101,730

Lý do lựa chọn các chỉ tiêu với mức trên được giải thích như sau
+ Cổ phiếu công ty đã được giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội nên mức
TE= 50%PM.

+ Cơ sở sản xuất của TEVIL thường xuyên được nâng cấp và là cơ sở hoạt
động tốt nhất trong khu vực, cho phép sản xuất tất cả các loại sản phẩm may mặc, từ
đơn giản đến phức tạp như quần áo trượt tuyết hay quần áo bảo hộ trong công
nghiệp. Ngoài việc đầu tư vào cơ sở vật chất, TEVIL rất chú trọng phát triển đội ngũ
nhân sự thông qua các hoạt động đào tạo qua các khóa học và trong công việc. Do đó,
công ty rất có triển vọng phát triển trong tương lai, khả năng tiếp tục hoạt động của
công ty là chắc chắn. Cổ phiếu của công ty cũng đã giao dịch trên sàn.
+ Người sáng lập, ông John L. Samers, là một tên tuổi lớn trong ngành may
mặc. Ông có 40 năm kinh nghiệm quản lý các nhà máy may ở các nước Châu Phi và
Châu Á. Nhờ uy tín và mối quan hệ của ông với khách hàng, doanh thu của công ty

luôn ổn định và tăng trưởng. Do đó, đầu ra công ty bảo đảm, tình hình tài chính rất
lành mạnh.
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được đánh giá là hiệu quả, các ứng
dụng công nghệ trong kiểm soát như phần mềm kế toán là tiên tiến và hợp lý.
+ Kết quả kiểm toán các năm trước cho thấy ban quản lý công ty là liêm
chính, chính sách kế toán thận trọng.
1.3.1.5 Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục phải trả
nhà cung cấp
• Hiểu biết quy trình ghi nhận khoản mục phải trả nhà cung cấp của khách
hàng
KTV phụ trách kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp có nhiệm vụ tìm
hiểu quy trình kinh doanh và các yếu tố cua hệ thống kiểm toán nội bộ của khách
hàng liên quan. Đặc biệt, giai đoạn này yêu cầu KTV phải nắm rõ quy trình hạch toán
của khách hàng và mô tả lại.
Trên giấy tờ làm việc của KTV, các thông tin được thể hiện như sau
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 16
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Biểu 1.2 Tìm hiểu chung quy trình ghi nhận khoản phải trả người bán
Quy trình Ghi nhận khoản phải trả người bán
Người liên quan Kế toán chi phí, kế toán phải trả
Mục tiêu của quy trình
Các cơ sở dẫn liệu
• Đảm bảo tính đầy đủ, hiện hữu và tính giá của các khoản phải trả nhà cung cấp
Các mục tiêu về hiệu quả hoạt động (Chi phí/Thời gian/Chất lượng)
• Quá trình được thiết kế để đảm bảo (1) Hàng hóa đặt mua đã nhận được, dịch
vụ đã chuyển giao đầy đủ đúng thời hạn và (2) Hàng mua về đã được ghi nhận và
thanh toán đúng hợp đồng.
Mục tiêu về tuân thủ
• Tuân theo các chuẩn mực về kế toán và trình bày BCTC

• Tuân theo các điều khoản về khế ước vay nợ
Quy trình
Bắt đầu
• Đơn đặt hàng/Delivery Note
Kết thúc
• Nhận hàng
• Ghi nhận giao dịch trong hệ thống kế toán
Với Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL), do là khách hàng cũ nên việc
tìm hiểu chu trình đã được tiến hành từ năm trước, nhiệm vụ trong năm nay chỉ là tìm
hiểu các thay đổi và cập nhật lại dữ liệu. Việc cập nhật những thay đổi này được thực
hiện và ghi chép lại trong giấy tờ làm việc của KTV. Do quy mô của Công ty Cổ
phần Tevie Việt Nam (TEVIL) chỉ vào mức trung bình nên công nghệ áp dụng trong
quy trình này cũng tương đối đơn giản.
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 17
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trong năm trước, việc ghi nhận quy trình ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp đã
được thực hiện dựa trên các phương pháp kỹ thuật như quan sát, phỏng vấn, xem xét
tài liệu.
Biểu 1.3 Tìm hiểu chu trình ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp của Công ty Cổ
phần Tevie Việt Nam (TEVIL)
Đầu vào/đầu ra của chu trình
Đầu vào/đầu ra của hệ thống
phần mềm hỗ trợ
Đầu vào
• Báo giá
Đầu vào
• Bút toán
Đầu ra
• Hàng hóa và hóa đơn nhận được

Đầu ra
• Sổ cái
ST
T
Các nghiệp vụ chủ chốt trong quy
trình
Được thực hiện bởi Sự hỗ trợ
của IT
Khái quát
Căn cứ vào nhu cầu thực tế, Bộ phận
bán hàng chuẩn bị một yêu cầu chính
thức đính kèm với tất cả các chi tiết của
hàng hoá / dịch vụ cần mua. Yêu cầu
mua này có chữ ký của trưởng bộ phận
và sau đó được chuyển giao cho Ban
giám đốc phê duyệt vào loại và số lượng
mua. Sau khi yêu cầu được phê duyệt,
yêu cầu này được gửi đến Bộ phận mua
hàng.
#0
Đơn đặt hàng của khách hàng
Không
#1.
Xem xét kế hoạch mua Bộ phận mua hàng
(Mr. Sơn, Mr. Thân
và Ms Chi)
Không
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 18
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

#2.
Chuẩn bị yêu cầu mua (PO) Bộ phận mua hàng
(Mr. Sơn, Mr. Thân
và Ms Chi)và được
kiểm tra bởi trưởng
bộ phận bán hàng
(Mr. Sơn)
Không
#3.
Phê duyệt yêu cầu mua Mr. Irie
Không
#4.
Xem xét tính chính xác của hóa đơn và
tờ khai hải quan nhận về.
Kế toán tổng hợp
(Ms Hoàn)
Microsoft
Excel
#5
Nhận hàng và ghi sổ kho Naigainitto Microsoft
Excel
#6.
Ghi sổ kế toán Ms Hoàn Microsoft
Excel
• Đánh giá rủi ro có sai sót trong ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp
Kết quả của giai đoạn này có tác dụng đánh giá hệ thống KSNB và là căn cứ
để đưa ra cách tiếp cận cuộc kiểm toán một cách phù hợp. Hai cách tiếp cận phổ biến
là Control base approach và Substantive base approach, trong đó khi sử dụng cách
tiếp cận thứ nhất, KTV sẽ giảm việc tiến hành thử nghiệm cơ bản dựa trên sự tin cậy
vào hệ thống KSNB để tiến hành thử nghiệm kiểm soát.

Biểu 1.4 Đánh giá rủi ro có sai sót trong ghi nhận khoản phải trả nhà cung
cấp
Những quy trình liên quan
• Mua hàng và phải trả
• Thanh toán
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 19
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Các tài khoản có thể ảnh hưởng và rủi ro liên quan
Các tài khoản có thể ảnh hưởng :
• Hàng tồn kho
• Tài sản cố định
• Chi phí phải trả
• Chi phí
• Chi phí trả trước
• Nợ phải trả
• Giá vốn hàng bán
Rủi ro
Ghi nhận nghiệp vụ mua hàng nhưng hàng hoá / dịch vụ chưa nhận được
Thanh toán hai lần được thực hiện đối với một hàng hóa / dịch vụ
Ghi nhận giá và lượng mua không thống nhất với hoá đơn.
Nghiệp vụ mua hàng không được ghi đúng kỳ nhận hàng hoá / dịch vụ
Hàng hóa / Dịch vụ nhận được nhưng không được ghi nhận trong kho hay chi phí
và tài khoản phải trả người bán
Phải trả người bán bị ghi nhầm sang tài khoản phải trả khác, phải trả nội bộ...
Sổ cái và sổ chi tiết không thống nhất
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
KTV xác định các rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống kiểm soát liên quan
khoản mục phải trả nhà cung cấp. Các rủi ro đó là

+ Rủi ro về hệ thống kế toán không cập nhật được thông tin về mua hàng
+ Rủi ro trong việc hạch toán giá trị hàng mua vào
+ Rủi ro ghi nhận trùng lặp các nghiệp vụ mua hàng từ nhà cung cấp
+ Rủi ro trong cập nhật thông tin liên quan đến tỷ giá
+ Rủi ro về chưa ghi sổ với hàng hóa đã nhận được
Biểu 1.5 Các rủi ro liên quan đến hệ thống KSNB
Rủi ro về hệ thống kế toán không cập nhật được thông tin về mua hàng
E-1.1 Bút toán tự động cập nhật trên hệ Hàng IT B4.401.02
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 20
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thống thông tin khách hàng. tuần
E-1.2 Cuối tháng, một kế toán chiết xuất dữ
liệu để kiểm tra, so sánh các thông tin.
Hàng
tháng
Thủ công
B4.401.02
Rủi ro trong việc hạch toán giá trị hàng mua vào
E-2.1 Hạn chế các cá nhân được phép đăng
ký, truy cập, sửa đổi số liệu về đơn giá, số
lượng hàng mua vào.
Hàng
ngày IT
B4.401.03
E-2.2 Một cá nhân xem xét, đối chiếu các
mã hàng, đơn giá, ngày tháng, nhà cung
cấp... với bảng giá nhà cung cấp.
Hàng
ngày Thủ công

B4.401.04
Rủi ro ghi nhận trùng lặp các nghiệp vụ mua hàng từ nhà cung cấp
E-3.1 Một cá nhân chịu trách nhiệm so sánh
giữa dữ liệu khoản phải trả với các yêu cầu
mua để chắc chắn không xảy ra việc ghi
nhận trùng lặp hay thiếu sót.
Hàng
tháng
Thủ công
E-3.2 Kế toán trưởng kiểm tra sổ nhật ký,
đơn đề nghị mua hàng.
Hàng
tháng
Thủ công
Rủi ro trong cập nhật thông tin liên quan đến tỷ giá
E-4.1 Một cá nhân kiểm tra sự đúng đắn
trong ghi nhận tỷ giá hàng ngày.
Hàng
ngày
Thủ công
Rủi ro về chưa ghi sổ với hàng hóa đã nhận được
E-5.1 Kế toán công nợ xem xét các hóa đơn,
kiểm tra lại và lên danh sách các đơn đặt
hàng cần ghi sổ trong ngày.
Hàng
tuần IT
KTV lựa chọn ngẫu nhiên 25 nghiệp vụ để kiểm tra để khẳng định hiệu quả
của hệ thống KSNB. Các mẫu này được chia thành hai nhóm
+ Từ sổ sách đến hóa đơn, chứng từ
+ Từ hóa đơn chứng từ đến sổ sách

SV. Nguyễn Ngọc Khoa 21
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Biểu 1.6 Thử nghiệm xem xét hiệu quả của hệ thốngKSNB
Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam Người thực hiện: NNK
Kiểm toán năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009 07/02/2010
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 22 Kiểm toán 48B
STT
Chứng từ Phê chuẩn đơn
đặt hàng
Phiếu nhận
hàng
Sổ sách
Ngày tháng Số tiền Hợp đồng Ngày tháng Số tiền Hợp đồng
1 21/01/2009 185.024.220 00718 X X Khớp Khớp Khớp
2 31/03/2009 345.125.330 00920 X X Khớp Khớp Khớp
3 20/05/2009 234.454.221 HĐ03/1/2009 X X Khớp Khớp Khớp
4 14/09/2009 900.250.000 VC2991 X X Khớp Khớp Khớp
5 10/12/2009 542.210.288 02999 X X Khớp Khớp Khớp
... ... ...
18 Khớp Khớp Khớp X X 23/04/2009 67.208.900 CV09/23/221
19 Khớp Khớp Khớp X X 06/06/2009 45.293.500 055100
20 Khớp Khớp Khớp X X 07/09/2009 56.348.639 29012
21 Khớp Khớp Khớp X X 05/11/2009 345.305.387 HĐ01/2009/21
22 Khớp Khớp Khớp X X 22/12/2009 579.599.350 KT09/2129
... ... ...
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
• Tiến hành thử nghiệm Walk-through (Thử nghiệm từ đầu đến cuối)
Mục đích của giai đoạn này là nhằm khẳng định những hiểu biết ban đầu của
KTV về quy trình nghiệp vụ và những thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB

nhằm ngăn chặn những sai sót có thể xảy ra.
Đồng thời thông qua thực hiện thử nghiệm từ đầu đến cuối KTV có thể xác
định các khả năng sai sót của quy trình (What could go wrongs – WCGWs), những
sai sót này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến những cơ sở dẫn liệu của BCTC liên quan
đến những khoản mục có tính trọng yếu cao. Cũng từ đó mà KTV khẳng định khả
năng dựa vào hệ thống KSNB để thực hiện cuộc kiểm toán.
Với mỗi quy trình (significant flow), KTV chọn một nghiệp vụ và tiến hành
“walking” cho đến khi nghiệp vụ kết thúc, từ giai đoạn phê duyệt đến lúc báo cáo.
Khi tiến hành thử nghiệm walk-through đối với một nghiệp vụ chưa đủ sức khẳng
định các hiểu biết của KTV thì KTV có thể chọn thêm nghiệp vụ khác để kiểm tra.
Khi tiến hành thử nghiệm walk-through thì KTV sẽ phỏng vấn các nhân viên
của khách hàng liên quan đến các chốt kiểm soát trong quy trình ghi nhận các khoản
phải trả nhà cung cấp. KTV đặc biệt phải chú ý đến các trường hợp ngoại lệ bởi các
trường hợp ngoại lệ thường chứa đựng khả năng gian lận và sai sót. Nói chung, đối
với quy trình ghi nhận khoản mục phải trả nhà cung cấp, KTV khi tiến hành thử
nghiệm walk-through cần chú ý đến các vấn đề như sau
+ Sự phân công phân nhiệm của các nhân viên tham gia quy trình từ lúc nảy
sinh nhu cầu mua tới lúc ghi nhận khoản phải trả nhà cung cấp.
+ Các sai sót gặp phải và cách xử lý sai sót, của khách hàng.
+ Khi có sự thay đổi trong chu trình nghiệp vụ cần đánh giá bản chất của sự
thay đổi.
+ Những vấn đề chưa phù hợp trong quá trình tiến hành thử nghiệm walk-
through ở đơn vị khách hàng.
Cụ thể giai đoạn tiến hành thử nghiệm walk-through ở Công ty Cổ phần Tevie
Việt Nam (TEVIL), để khẳng định được những hiểu biết của mình về cách thức ghi
nhận khoản phải trả người bán, KTV đã tìm hiểu một nghiệp vụ mua hàng theo cách
thức “từ đầu đến cuối”.
Biểu 1.7 Giấy làm việc của KTV khẳng định lại hiểu biết về quy trình ghi nhận khoản
phải thu của Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL)
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 23

Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
STT
Các nghiệp vụ chủ chốt trong quy
trình
Được thực hiện
bởi
WP Ref
General
Căn cứ vào nhu cầu thực tế, Bộ phận bán hàng chuẩn bị một
yêu cầu chính thức đính kèm với tất cả các chi tiết của hàng
hoá / dịch vụ cần mua. Yêu cầu mua này có chữ ký của trưởng
bộ phận và sau đó được chuyển giao cho Ban giám đốc phê
duyệt vào loại và số lượng mua. Sau khi yêu cầu được phê
duyệt, yêu cầu này được gửi đến Bộ phận mua hàng.
#0
Đơn đặt hàng của khách hàng
B4.201.C0
#1.
Xem xét kế hoạch mua Bộ phận mua hàng
(Mr. Sơn, Mr. Thân
và Ms Chi)
#2.
Chuẩn bị yêu cầu mua (PO) Bộ phận mua hàng
(Mr. Sơn, Mr. Thân
và Ms Chi)và được
kiểm tra bởi trưởng
bộ phận bán hàng
(Mr. Sơn)
B4.201.C1

#3.
Phê duyệt yêu cầu mua Mr. Irie
B4.201.C1
#4.
Xem xét tính chính xác của hóa đơn và
tờ khai hải quan nhận về.
Kế toán tổng hợp
(Ms Hoàn)
B4.201.C2
A,B
#5
Nhận hàng và ghi sổ kho Naigainitto B4.201.C2
C
#6.
Ghi sổ kế toán Ms Hoàn
B4.201.C3
#7.
Kiểm tra các nghiệp vụ trong tháng Kế toán trưởng (Ms
Ngọc) Kế toán tổng
hợp (Ms Hoàn)
Trong lúc thực hiện walk-through, KTV đã phát hiện các vấn đề về hệ thống
KSNB như sau
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 24
Kiểm toán 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Kiểm soát thủ công
Kế hoạch mua dựa trên các yêu cầu của khách hàng mà đà xác định bởi các nhân
viên công ty (bộ phận bán hàng) thông qua hợp đồng đã ký, doanh thu trong tháng
trước đó và lịch sử bán hàng.
Đơn hàng thông qua hệ thống của công ty. Giao dịch này sẽ được xem xét lại bởi

trưởng bộ phận bán hàng (ông Sơn) và được chấp thuận do ông Irie.
Các tài liệu mua bao gồm cả hóa đơn và tờ khai hải quan đã được xem xét bởi Ms
Hoàn (Kế toán tổng hợp) trước khi gửi đến STT (công ty thực hiện dịch vụ kế
toán), Kế toán trưởng (Ms Ngọc) chỉ xem xét lại công việc kế toán hàng tháng
trước khi đồng ý với STT về báo cáo hàng tháng.
Ứng dụng kiểm soát
Mỗi nhân viên bộ phận bán hàng có tên và mã số truy cập vào hệ thống bán hàng
của công ty.
Phân công phân nhiệm
Có sự phân công phân nhiệm hợp lý giữa phê duyệt và ghi sổ (giữa Kế toán tổng
hợp, Kế toán trưởng và quản lý bán hàng), chi tiết như sau:
- Bộ phận Bán hàng xem xét kế hoạch và thực hiện các đơn đặt hàng.
- Trưởng bộ phận bán hàng xem xét lại yêu cầu mua hàng.
- PO được phê duyệt bởi giám đốc.
- Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm xem xét tài liệu gửi cho STT (công ty dịch
vụ kế toán).
- Kế toán trưởng và kế toán tổng hợp xem xét báo cáo tháng do STT gửi.
1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích
SV. Nguyễn Ngọc Khoa 25
Kiểm toán 48B

×