Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nv sư phạm giáo dục Đại học việt nam và thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.37 KB, 9 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN BÀI THU HOẠCH</b>

<b>MÔN: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM</b>

<b>LỚP: </b>

<b> </b>

<b> Họ và tên : Ngày sinh : Nơi sinh: STT: </b>

<b> </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Anh (chị) hãy đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trongthời gian tới.

<b>BÀI LÀM</b>

<b>Các xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện nay:</b>

Bước vào năm 2023, các cơ sở giáo dục đại học, cần tạo dựng một niềm đam mêhọc tập và sáng tạo trong sinh viên và giảng viên. Cần tăng tốc để cạnh tranh trongthị trường cung cấp nhân lực trong nước và quốc tế dựa trên việc nâng cao đẳng cấpcủa đội ngũ cán bộ giảng viên và đổi mới quản trị đại học.

Ngày 12.10.2022, Tổ chức xếp hạng Times Higher Education công bố kết quả xếphạng đại học (ĐH) Thế giới 2023 (THE WUR 2023). Theo đó, Việt Nam có 6 cơ sởgiáo dục đại học (CSGD ĐH) lọt vào bảng xếp hạng THE WUR 2023. Kết quả xếphạng cho thấy sự hội nhập của giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam với GDĐH thếgiới đang từng bước phát triển và gia tăng đáng kể.

Việc tham gia các bảng xếp hạng không phải chỉ để làm thương hiệu, mà cịn vìnhững mục tiêu như điều chỉnh, chuẩn hóa các chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra,chất lượng và hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học… Song song với các Bộ chỉ sốđo lường đánh giá các trường ĐH trên thế giới, Bộ GD-ĐT Việt Nam đã ban hànhBộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CSGD và chương trình đào tạo (CTĐT) áp dụngcho hoạt động kiểm định chất lượng (KĐCL) giáo dục trong nước.

183 cơ sở giáo dục trong số 242 trường đại học của Việt nam và 952 CTĐT trong sốtrên 3000 CTĐT thông qua việc tham gia tự đánh giá và và KĐCL đã công khaichất lượng giáo dục của nhà trường, thực hiện trách nhiệm giải trình trước xã hội.Việc triển khai công tác KĐCL không chỉ giúp cho các trường đại học tham gia vàomột quy trình đánh giá khách quan các điều kiện đảm bảo chất lượng của Nhàtrường mà cịn là cơng cụ để tiếp cận các xu hướng của giáo dục đại học thế giới. Dựa trên việc phân tích các dữ liệu thống kê kết quả KĐCL CSGD và CTĐT củacác trường ĐH tại Việt Nam thời gian gần đây, có thể nhận dạng những thành tựu

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

cốt lõi của GDĐH Việt Nam đặt trong các xu hướng của GDĐH thế giới hiện naynhư sau:

<i><b>Xu hướng thứ nhất: Chương trình giảng dạy chú trọng các năng lực cần thiết</b></i>

<b>trong môi trường làm việc tương lai</b>

Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặtvới sự thiếu hụt lao động trình độ cao, có chun mơn, kỹ năng trong bối cảnh tồncầu hóa và cạnh tranh ngày càng tăng.

Do đó, để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động, tăng tỷlệ sinh viên tốt nghiệp làm việc đúng với ngành nghề được đào tạo, đáp ứng yêu cầucủa thị trường lao động, mục tiêu đào tạo cần thay đổi theo hướng thúc đẩy sángtạo, phát triển năng lực cá nhân; chương trình và phương thức đào tạo cần được đổimới; năng lực của đội ngũ giảng viên trong việc thiết kế và phát triển chương trìnhgiảng dạy cần được nâng cao.

Kết quả KĐCL 392 CTĐT gần đây của các trường ĐH cho thấy, việc thiết kế vàphát triển chương trình dạy học đảm bảo cho người học đạt được chuẩn đầu ra trongthời gian ngắn nhất đã bước đầu đạt được như kỳ vọng.

Hơn 40% CTĐT được KĐCL đạt u cầu đối với tiêu chí có liên quan đến mứcđóng góp của mỗi học phần vào việc đạt được chuẩn đầu ra của CTĐT và các chuẩnđầu ra này đã được sự góp ý của các nhà tuyển dụng.

<i><b>Xu hướng thứ hai: Áp dụng các phương pháp giảng dạy dựa trên khoa học của</b></i>

<b>việc học tập và chấp nhận phương pháp học tập chủ động</b>

Những thay đổi về nội dung đào tạo đòi hỏi những thay đổi tương xứng về cách tiếpcận phương pháp dạy và học trong cơ sở GDĐH. Việc đóng cửa trường học và đạihọc trong đại dịch Covid-19 đã làm sáng tỏ điều này.

Người học không nhất thiết phải đến giảng đường để nghe giáo sư thuyết giảng,khơng cứ phải đến phịng thí nghiệm để thực hành, thay vào đó, cơng nghệ sẽ giúpngười học thực hành, trải nghiệm và thu nhận kiến thức ngay tại nhà và ngay trướcmắt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo vào phục vụ công tác tuyển sinh như trường Đại họcKinh tế quốc dân hoặc hỗ trợ thiết kế và phát triển chương trình dạy học dựa trênchuẩn đầu ra của Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội là nhữngtiến bộ cần được ghi nhận.

Vai trị của cơng nghệ trong học tập đại học không chỉ trang bị thơng tin cho sinhviên mà cịn là cầu nối để tiếp cận với nền giáo dục chất lượng, giúp bỏ qua nhữnghạn chế về thời gian và địa điểm, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọingười, khuyến khích sự sáng tạo, tị mị, hợp tác và cá thể hóa việc học tập.

<i><b>Xu hướng thứ ba: Mở rộng địa điểm và thời gian học tập cho người học</b></i>

Khi nền giáo dục đang quen với cách dạy - học truyền thống, thầy đọc trò chép hàngngày trên giảng đường, trước tác động mạnh mẽ của đại dịch, các trường đại họcViệt nam đã kịp thích ứng với việc đột ngột chuyển hướng sang giảng dạy trựctuyến với phương pháp dạy và học hoàn toàn thay đổi, tuy rằng kết quả học tập ítnhiều bị ảnh hưởng.

Việc giảng dạy trực tuyến đã buộc phải nhìn nhận lại các khái niệm về thời gian vàkhông gian trong thế giới giáo dục, phải mở rộng các hình thức học kết hợp. Họctập kết hợp khơng chỉ có nghĩa là kết hợp một lớp học ảo và lớp thực, mà còn chophép học tập thực sự nhập vai và trải nghiệm, cho phép sinh viên áp dụng các kháiniệm đã học trong lớp học vào thế giới thực.

Vì vậy, thay vì “học ở bất kỳ chỗ nào” cung cấp tính linh hoạt cho các CTĐT, cáccơ sở giáo dục đại học Việt Nam bằng cách gia tăng tỷ lệ các học phần tự học đangchuyển dần sang cách tiếp cận “học từ mọi nơi” và “học từ mọi người” (học thầykhông tày học bạn) cung cấp sự hịa nhập trong khóa học, lớp học. Những thay đổinày cũng được ghi nhận bước đầu trong kết quả kiểm định chất lượng.

<i><b>Xu hướng thứ tư: Hỗ trợ người học sẵn sàng cho lực lượng lao động, được chăm</b></i>

<b>sóc sức khỏe thể chất và tinh thần</b>

Xã hội luôn kỳ vọng đối với sản phẩm đào tạo của một nhà trường có uy tín khi ratrường sẽ là những công dân gương mẫu, là những người lao động giỏi trên mọi

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

cương vị cơng tác, có tinh thần sáng nghiệp và ý thức làm chủ để trở thành nhữngnhà quản lý, doanh nhân xuất sắc, những nhà khoa học, công nghệ, văn hóa nghệthuật tài năng cống hiến thật nhiều cho đất nước. Muốn vậy, sinh viên tốt nghiệpkhông chỉ cần được trang bị đầy đủ năng lực mà còn cần phải được chăm sóc tốt vềsức khỏe thể chất và tinh thần.

Kết quả KĐCL 392 CTĐT và 52 CSGD cho thấy, các hoạt động hỗ trợ người họccủa các trường đại học Việt Nam luôn đạt mức cao nhất so với các tiêu chuẩn kháctrong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tương ứng.

Hầu hết các CTĐT được đánh giá đều đáp ứng yêu cầu về chính sách tuyển sinh, hệthống giám sát học tập của sinh viên, hoạt động hỗ trợ học tập, hỗ trợ việc làm vàviệc xác lập, giám sát, đối sánh tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp.

<i><b>Xu hướng thứ năm: Đổi mới quản trị đại học</b></i>

Trên thế giới, việc quản trị GDĐH trong trường ĐH thông qua thiết chế Hội đồngtrường (HĐT) là khá phổ biến, dù ở các nước phát triển, đang phát triển hay cácnước có nền kinh tế chuyển đổi. HĐT vừa là tổ chức quản trị, đại diện cho quyền sởhữu của các bên liên quan, vừa là thiết chế quyền lực cao nhất trong CSGD ĐHcông lập, dựa trên ba trụ cột cơ bản là quyền quyết định, quyền ban hành và quyềngiám sát.

Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về tự chủ đại học, luật hóa vai tròcủa HĐT, các trường ĐH đã từng bước tổ chức lại hệ thống quản trị dựa trên nềntảng của HĐT và bước đầu đã thu được các kết quả mong muốn ở một số cơ sởGDĐH.

<b>Thách thức đối với giáo dục đại học Việt Nam</b>

Có thể nói những đổi mới trong những năm qua đã tạo cho GDĐH Việt Nam nhữngchuyển biến ban đầu tích cực phù hợp với xu thế chung của GDĐH toàn cầu. Tuyvậy, bối cảnh phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước, tồn cầu hóa, sức cạnhtranh của các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài ngay tại Việt Nam và những hạnchế được nhận dạng trong quá trình kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục và

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

với giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới.

<i>Thứ nhất, chương trình giảng dạy của CSGD là yếu tố cốt lõi trong việc tạo ra một</i>

đội ngũ nhân sự chất lượng cao cho xã hội và năng lực của sinh viên tốt nghiệp, làthước đo chất lượng học thuật, uy tín đào tạo của các trường ĐH.

Vì vậy, các cơ sở GDĐH cần tiếp tục chú trọng phát triển và nâng cao năng lực xâydựng, thiết kế chương trình giảng dạy dựa trên chuẩn đầu ra của đội ngũ giảng viênnhằm có được những CTĐT mang tính bản sắc, hấp dẫn người học và nhà tuyểndụng, trang bị cho sinh viên các năng lực cần thiết đáp ứng môi trường làm việctương lai.

<i>Thứ hai, đổi mới phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá trong bối cảnh cách</i>

mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là hiện đại hóa việc học của thế hệ trẻ theo hướng cáthể hóa nhằm khơi dạy tiềm năng trong mỗi sinh viên, học viên để các em say mêhọc tập và phát triển nghề nghiệp. Sự thích ứng và chấp nhận phương pháp học tậpchủ động của người học đã trở thành xu thế tất yếu trong GDĐH hiện nay..

<i>Thứ ba, không gian và thời gian học tập của người học đã có sự chuyển dịch mạnh</i>

mẽ, khơng cịn bó hẹp trong giảng đường và sách vở. Người học có thể học từ mọinơi và học từ mọi người.

Do vậy, các cơ sở GDĐH cần đổi mới tư duy và nhận thức, đầu tư các công nghệdạy học tiên tiến, hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cơng nghệ thực tế ảo trên cơsở đẩy mạnh chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu của dạy học hiện đại và nhu cầu họctập của người học.

<i>Thứ tư, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo là hoạt động không thể tách rời của</i>

một trường ĐH đúng nghĩa. Nghiên cứu, sáng tạo là nền tảng cho kỹ năng học tậpsuốt đời và khả năng khởi nghiệp của người học. Muốn vậy, trường ĐH cần đẩymạnh và đầu tư xứng đáng cho nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo của ngườihọc.

<i>Thứ năm, cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản trị đại học, quy hoạch</i>

mạng lưới CSGD ĐH; bảo đảm tài chính bền vững và tăng cường tính minh bạch;

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

vai trò quản trị và quản lý trong nhà trường cần được tách bạch rõ ràng; cần banhành quy chế hoạt động, quy chế phối hợp cụ thể giữa HĐT và Ban Giám hiệu đểđảm bảo các điều kiện cho một nhà trường phát triển thành công.

Do vậy, bước vào năm 2023, các cơ sở giáo dục đại học, cần tạo dựng một niềmđam mê học tập và sáng tạo trong sinh viên và giảng viên, thực hiện chuyển đổi sốđể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số quốc gia và để hiện đại hóa việc học tập của thếhệ trẻ.

Cần thay đổi để tạo ra được các CTĐT có sức hấp dẫn thị trường lao động chuyểndịch cân bằng cung cầu nhân lực và cần tăng tốc để cạnh tranh trong thị trường cungcấp nhân lực trong nước và quốc tế dựa trên việc nâng cao đẳng cấp của đội ngũ cánbộ giảng viên và đổi mới quản trị đại học.

<b>Giải pháp thúc đẩy tiến trình đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam</b>

Để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam, cần tập trung thựchiện một số giải pháp sau đây:

<i>Một là, phải thay đổi triết lý giáo dục đại học. Thực tiễn cho thấy, muốn “con tàu”</i>

<i>giáo dục tiến lên thì trước hết cần phải có một triết lý giáo dục phù hợp. Đólà những nguyên lý nền tảng chỉ đạo toàn bộ việc xác lập mục tiêu, nội dung,</i>

<i>phương pháp thực hiện hoạt động giáo dục được đúc kết bằng những câu nói ngắngọn. Cần chuyển nền giáo dục lấy trang bị kiến thức làm mục tiêu chủ yếu sang một</i>

nền giáo dục dạy kỹ năng, dạy cách tự học, cách tư duy làm chủ yếu. Trong quytrình dạy học đó, sinh viên đóng vai trị chủ động; giảng viên chỉ là người hướngdẫn, định hướng cho sinh viên cách thu nhận kiến thức và hỗ trợ, giải đáp các thắcmắc khi cần thiết. Đi theo sự đổi mới này là hàng loạt các thay đổi căn bản, từchương trình khung đến giáo trình và phương pháp giảng dạy... Nền giáo dục ngày

<i>nay là nền giáo dục khai phóng nên giảng viên phải chuyển từ dạy tri thức sang dạy</i>

<i>cách học, dạy cách tư duy. Do đó, người thầy không nên “nhồi nhét” kiến thức, mà</i>

phải trang bị cho người học thói quen “hồi nghi khoa học”, năng lực phản biện cáctri thức có sẵn và sáng tạo ra những tri thức mới. Cũng phải thay đổi một cách cănbản hệ thống đánh giá từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực. Các trường đại

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

không phải “chuẩn đầu ra” do trường, cụ thể hơn nữa là do giáo viên tự xác định.Để giáo dục đại học Việt Nam gắn kết với nhu cầu xã hội thì giáo dục đại học phảigắn kết chặt chẽ hơn với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng laođộng.

<i>Hai là, tăng cường hơn nữa quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại</i>

<i>học, bắt đầu từ những trường lớn, trọng điểm. Mặc dù Luật Giáo dục Việt Nam đã</i>

quy định trường đại học có quyền tự chủ trong 5 lĩnh vực: (1) Xây dựng chươngtrình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy; (2) Tổ chức tuyển sinh đào tạo, công nhận tốtnghiệp; (3) Tổ chức bộ máy phục vụ cho quá trình giảng dạy; (4) Hoạt động, quảnlý, sử dụng mọi nguồn lực; (5) Hợp tác trong và ngoài nước..., nhưng mức độ tự chủthì chưa được quy định cụ thể. Để tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm của các trường đại học, các cơ quan nhà nước, trực tiếp là Bộ Giáo dục vàĐào tạo, cần đổi mới phương thức quản lý theo hướng chỉ đóng vai trị là cơ quan“tài phán”, định hướng hoạt động của các trường theo đúng luật, tạo điều kiện đểcác cơ sở giáo dục đại học hoạt động độc lập, tự chủ. Tăng cường quyền tự chủ,đồng thời, đề cao tính tự chịu trách nhiệm để giảm nguy cơ tùy tiện, giảm sút chấtlượng, chạy theo lợi ích trước mắt.

<i>Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ làm công tác quản lý giáo</i>

dục đại học. Chất lượng của hệ thống giáo dục đại học luôn gắn chặt với chất lượngcủa đội ngũ giảng viên. Để xây dựng, phát triển đội ngũ này, cần có quy hoạch vàkế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có chính sách thu hút các sinh viên giỏi ở lạitrường làm công tác giảng dạy. Tạo điều kiện để các nhà khoa học Việt Nam ở nướcngoài và các chuyên gia quốc tế tham gia vào việc giảng dạy, nghiên cứu của cáctrường đại học trong nước. Bên cạnh đó, cần có những người làm cơng tác quản lýgiáo dục đủ tâm, đủ tầm, đủ tài để sử dụng đúng người, giải quyết tốt các vấn đềnảy sinh trong giáo dục đại học theo tinh thần dân chủ. Cải thiện chế độ, chính sáchđãi ngộ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, vì đến nay, nghề giáo vẫn là nghề cóthu nhập thấp trong xã hội. Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, truyền thông để

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

xã hội thấu hiểu, chia sẻ với những khó khăn, vất vả của đội ngũ nhà giáo và giữ gìntruyền thống “tơn sư, trọng đạo” của văn hóa Việt Nam.

<i>Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học và tăng cường hợp tác, hội</i>

nhập quốc tế về đào tạo đại học. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, từng bước hồn thiện hệthống chính sách, pháp luật, các quy địnhkhuyến khích các nhà đầu tư trong vàngồi nước tích cực đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam; khuyến khích và tạođiều kiện để các trường đại học quốc tế hàng đầu mở cơ sở đào tạo ở Việt Nam, đặcbiệt là các cơ sở hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận. Hiện nay, một số trườngđại học nước ngoài đã mở chi nhánh hoặc liên kết với Việt Nam, như Đại học

<b>RMIT (Úc), Đại học Việt - Nhật, Đại học Công nghệ Swinburne (Úc) liên kết với</b>

tập đoàn FPT Việt Nam, Đại học Staffordshire (Anh) liên kết với British UniversityViệt Nam (BUV)... Bên cạnh đó, tạo cơ hội để sinh viên tham gia các chương trìnhtrao đổi hoặc du học tại chỗ, mở các cuộc hội thảo, tọa đàm quốc tế về chuyên mônvà phương pháp giảng dạy đại học để nâng cao tính học thuật, kỹ năng dạy học tiêntiến cho đội ngũ giảng viên. Có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích các nhàkhoa học tích cực cơng bố kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế cóuy tín, coi đó là tiêu chí đánh giá mức độ hồn thành cơng tác nghiên cứu khoa họccủa các trường đại học và các giảng viên.

<i>Năm là, tiếp tục đẩy nhanh quá trình “chuyển đổi số” trong giáo dục đại học. Triển</i>

khai xây dựng có hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành, đẩy mạnh kỹ năng và nâng cao chấtlượng dạy học trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến. Tiếp tục sử dụng có hiệu quả hệthống trao đổi văn bản điện tử, chữ ký số liên thông giữa Bộ Giáo dục và Đào tạovới cơ sở giáo dục, cá nhân có liên quan... để giảm bớt các thủ tục phiền hà cho cácđối tượng tham gia vào hoạt động giáo dục đại học./.

</div>

×