Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt: Nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.26 KB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI </b>

<b>Nguyễn Thị Mỹ Hạnh </b>

<b>NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG VẬT TƯ KỸ THUẬT CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG </b>

<b>XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM </b>

<b>Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã sớ: 9580302 </b>

<b>TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ </b>

<b>Hà Nội – Năm 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Cơng trình được hoàn thành tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hồng Thái

Vào giờ phút ngày tháng năm 202

Có thể tìm đọc luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án </b>

Xây dựng (XD) là ngành sản xuất của cải vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành XD sử dụng đa dạng các loại nguồn lực, trong đó vật tư kỹ thuật (VTKT) là rất đáng kể. Thống kê trong giai đoạn 2010-2020 của ngành XD cho thấy, chi phí VTKT chiếm tới trên 50% tổng chi phí cho hoạt động XD [52].

Do đặc điểm của ngành mà công tác cung ứng VTKT trong XD rất phức tạp. Tổ chức tốt cơng tác cung ứng là nhiệm vụ có tầm quan trọng nhưng đầy khó khăn, thách thức. Thực tế, hiệu quả sản xuất xây dựng (SXXD) chưa cao là hệ quả tác động của nhiều nhóm nhân tố, trong đó có cơng tác cung ứng

Nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới đã tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp hồn thiện tình trạng của công tác cung ứng VTKT trong XD nói chung và cho nhà thầu thi công xây dựng (NTTCXD) nói riêng.

Barbosa, F. (2017) và những người khác, đã kiến nghị cải thiện mua sắm và quản lý chuỗi cung ứng (CCƯ) là đòn bẩy để giải quyết các vấn đề cung ứng VTKT của ngành XD hiện nay [77]. Điều đáng nói là, mặc dù lý thuyết CCƯ đã được phát triển [95] và áp dụng thành công trong các ngành sản xuất công nghiệp khác để hình thành các CCƯ hiệu quả [162], tuy nhiên, việc áp dụng trong ngành XD còn nhiều hạn chế do các đặc điểm của ngành [184]. Tình trạng ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Chỉ những năm gần đây, khi phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ trong nước cũng như sự tham gia của NTTCXD nước ngồi, các NTTCXD có xu hướng tìm các nhà cung cấp (NCC) để hình thành các CCƯ như một giải pháp phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành XD Việt Nam hiện nay [67]. Tầm quan trọng của quản lý CCƯ trong việc cải thiện hiệu suất hoạt động của ngành đã được ghi nhận [146] nhất là khi NTTCXD đóng vai trị trung tâm/đầu mối trong CCƯ. Tuy nhiên, mơ hình CCƯVTKT lấy NTTCXD làm trung tâm vẫn chưa nhận được sự chú ý thích đáng của các nhà nghiên cứu [123].

<i>Với các lý do trên, đề tài luận án “Nghiên cứu mơ hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng tại Việt Nam” là có </i>

tính thời sự và cấp thiết. Luận án hướng đến CCƯVTKT với vai trò trung tâm là NTTCXD nhằm cung ứng VTKT cho công trường XD để tạo nên sản phẩm XD hoàn chỉnh với việc sử dụng tối ưu các nguồn lực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>2. Mục đích, mục tiêu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án </b>

Luận án nghiên cứu đề xuất mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam.

<b>2.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án </b>

- Tổng quan các nghiên cứu về mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD, phát hiện khoảng trống trong nghiên cứu;

- Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận về mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD;

- Phân tích và đánh giá thực trạng mơ hình cung ứng VTKT và nhận thức về CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam hiện nay;

- Đề xuất mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD và các giải pháp hỗ trợ.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án </b>

Luận án tập trung nghiên cứu mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam.

<b>3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án </b>

- Về nội dung: Luận án giới hạn nghiên cứu mơ hình CCƯ của NTTCXD về các loại VTKT không bao gồm thiết bị công nghệ và thiết bị thi công (xe máy và dụng cụ thi công).

- Về không gian: Luận án nghiên cứu mô hình CCƯVTKT của NTTCXD trên lãnh thổ Việt Nam.

- Về thời gian: số liệu thứ cấp được thu thập và phân tích trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay; số liệu sơ cấp thu thập thông qua phiếu khảo sát các đối tượng tham gia trong giai đoạn 2022-2023.

<b>4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cách tiếp cận của luận án </b>

- Cách tiếp cận khoa học: Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về CCƯ trong XD, Luận án phân tích, đánh giá thực trạng mơ hình cung ứng VTKT và nhận thức về CCƯVTKT của NTTCXD, Luận án tổng hợp những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, làm cơ sở đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác cung ứng VTKT của NTTCXD thơng qua mơ hình CCƯVTKT.

- Cách tiếp cận theo nội dung xác định cấu trúc mơ hình CCƯ: nghiên cứu lần lượt xác định các thành viên tham gia vào CCƯVTKT của NTTCXD; mối quan hệ của các thành viên trong CCƯVTKT; hoàn thiện cơ cấu tổ chức của NTTCXD để áp dụng hiệu quả mơ hình CCƯVTKT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Cách tiếp cận từ chủ thể quản lý: nghiên cứu trên quan điểm lợi ích hài hịa của các NTTCXD, NCC để xác định mơ hình và vận hành mơ hình CCƯVTKT.

<b>4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án </b>

- Về phương pháp luận, Luận án sử dụng kết hợp giữa phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp phân tích hệ thống.

- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án đã sử dụng kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Trong đó, các phương pháp nghiên cứu cụ thể sử dụng để đạt được từng mục tiêu nghiên cứu được NCS trình bày cụ thể tại mục 1.5, chương 1 của Luận án.

<b>5. Cơ sở khoa học và thực tiễn của luận án </b>

Để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu, Luận án dựa trên các cơ sở sau: - Về chuỗi cung ứng: Lý luận về chuỗi cung ứng xây dựng (CCƯXD), các mơ hình CCƯXD đã được áp dụng, kinh nghiệm áp dụng CCƯXD ở các nước trên thế giới.

- Về công tác cung ứng VTKT: Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến công tác cung ứng VTKT, đặc điểm và hiệu quả công tác cung ứng VTKT.

- Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ thực trạng cung ứng VTKT của các NTTCXD tại Việt Nam và hiệu quả khi áp dụng mơ hình CCƯXD trên thế giới để nghiên cứu và chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn trong việc vận dụng mơ hình CCƯVTKT của các NTTCXD tại Việt Nam.

<b>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án </b>

<b>- Về khoa học: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ nhiều vấn đề của </b>

cơ sở lý luận về CCƯXD nói chung và CCƯVTKT của NTTCXD nói riêng. Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm, thành phần của CCƯVTKT, mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD khi có tổ chức cung cấp "đồng bộ hóa" theo gói VTKT v.v..., đã hình thành những kiến thức mới trong lý luận CCƯVTKT, thúc đẩy sự quan tâm và tạo nên sự hiểu biết sâu sắc về CCƯVTKT. Đề xuất phương pháp sử dụng một chỉ tiêu đánh giá tích hợp khơng đơn vị đo kết hợp FAHP có tính đến yếu tố ngẫu nhiên trong lựa chọn NCC và đề xuất xây dựng mối quan hệ hợp tác trong chuỗi như là nhân tố then chốt cho sự thành công của CCƯVTKT ở Việt Nam là những góc nhìn mới, bổ sung vào lý luận về CCƯVTKT của NTTCXD. Các kết quả đó đồng thời cũng mở ra một số hướng nghiên cứu mới về quản lý quá trình cung ứng với các ngành sản xuất và công nghệ hỗ trợ cho công tác cung ứng và hoạt động logistics trong XD.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Luận án là một tài liệu bổ ích phục vụ cho cơng tác nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực mua sắm VTKT, CCƯXD, CCƯVTKT của NTTCXD.

<b>- Về thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng mơ </b>

hình cung ứng VTKT và thực trạng nhận thức về CCƯVTKT của các NTTCXD tại Việt Nam hiện nay, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân của chúng, từ đó đề xuất mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD và nhóm các giải pháp hỗ trợ hồn thiện và thúc đẩy áp dụng mơ hình CCƯVTKT. Những đề xuất của Luận án có giá trị tham khảo hữu ích cho các NTTCXD trong việc thiết lập mới và hoàn thiện công tác cung ứng VTKT nhằm tăng hiệu quả công tác cung ứng VTKT, tăng khả năng cạnh tranh của NTTCXD. Điều này có ý nghĩa thực tiễn lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu suất của ngành XD.

<b>7. Đóng góp mới của luận án </b>

Luận án kế thừa, tiếp thu nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó có bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu của đối tượng nghiên cứu trong điều kiện hiện nay. Kết quả Luận án có những đóng góp mới như sau:

(1) Làm phong phú thêm cơ sở lý luận về CCƯXD nói chung và CCƯVTKT của NTTCXD nói riêng về các nội dung: đặc điểm, thành phần của CCƯVTKT của NTTCXD; mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD khi có tổ chức cung cấp "đồng bộ hóa" theo gói VTKT; các chỉ tiêu và phương pháp lựa chọn NCCVTKT tham gia chuỗi; xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài trong chuỗi;

(2) Đánh giá thực trạng mơ hình cung ứng VTKT của NTTCXD dưới góc độ CCƯ và nhận thức về CCƯVTKT của các NTTCXD tại Việt Nam hiện nay;

(3) Đề xuất mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD khi có “Sàn thương mại VTKT” thực hiện vai trò NCC trực tiếp các gói VTKT đồng bộ;

(4) Đề xuất nhóm các giải pháp hỗ trợ hoàn thiện và thúc đẩy áp dụng mơ hình CCƯVTKT, bao gồm: giải pháp về phương pháp lựa chọn thành phần của chuỗi, tập trung vào lựa chọn NCCVTKT phù hợp tham gia vào CCƯVTKT; giải pháp xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác trong CCƯVTKT; giải pháp hình thành các “Trung tâm cung ứng” của NTTCXD nhằm tạo tiền đề thúc đẩy áp dụng mơ hình CCƯVTKT.

<b>8. Kết cấu của luận án </b>

Kết cấu luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (chương 1: 24 trang, chương 2: 43 trang, chương 3: 45 trang, chương 4: 31 trang), kết luận,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

20 bảng biểu, 31 hình vẽ, mục lục được trình bày trên 150 trang khổ giấy A4 không kể phần phụ lục.

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MƠ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG VẬT TƯ KỸ THUẬT CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG </b>

<b>1.1. Các vấn đề chính liên quan đến mơ hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật </b>

Các vấn đề được đề cập khi nghiên cứu mơ hình CCƯXD bao gồm: (1) Lý luận chung về CCƯXD; (2) Xác định mơ hình CCƯXD; (3) Tổ chức và vận hành chuỗi; (4) Thúc đẩy áp dụng và cải thiện chuỗi.

<b>1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài </b>

Kết quả tổng quan các tài liệu được trình bày theo từng vấn đề trên.

<b>1.2.1. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài </b>

Một số nội dung rút ra như sau:

- CCƯ là một vấn đề đang được quan tâm trong nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn đối với các ngành sản xuất cơng nghiệp. Nhưng các nghiên cứu về CCƯXD rất ít, chưa có nghiên cứu nào về CCƯVTKT.

- Với chủ điểm hình thành chuỗi, vấn đề chọn lựa thành phần chuỗi là quan trọng. Việc đánh giá và lựa chọn NCC thường thực hiện với trợ giúp của phương pháp AHP hoặc kết hợp AHP với phương pháp khác trong MCDM với các tiêu chí đánh giá đa dạng.

- Hiệu quả hoạt động của CCƯXD ở Việt Nam đang rất thấp. Các biện pháp hoàn thiện và thúc đẩy áp dụng chuỗi trong sản xuất đã được đề cập, tuy nhiên, đối với ngành XD thì chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ vấn đề này.

<b>1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài </b>

- Về lý luận chung của CCƯ và CCƯXD được nghiên cứu khá nhiều, gồm khái niệm, các thành phần của chuỗi, vai trò của CCƯ trong các tổ chức.

- Về mơ hình chuỗi, có hai vấn đề được tập trung nghiên cứu là cấu trúc chuỗi và lựa chọn đối tác hay các thành viên tham gia vào chuỗi.

-Về tổ chức và vận hành chuỗi: các nghiên cứu về khung công việc trong CCƯXD, về mối quan hệ giữa các thành viên trong CCƯXD; quản lý

<b>rủi ro trong CCƯXD. </b>

- Về thúc đẩy áp dụng và cải thiện chuỗi: các nghiên cứu đã có về các nội dung: (1) Ứng dụng chuỗi; (2) Nhận thức về chuỗi; (3) Rào cản/ thách thức đối với áp dụng chuỗi; (4) Đánh giá hiệu quả của chuỗi, (5) Cải thiện CCƯXD.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>1.3. Khoảng trống nghiên cứu được tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu </b>

<b>1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu </b>

Thông qua tổng quan và đánh giá các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, có thể thấy được khoảng trống nghiên cứu như sau:

(1) Chưa có nghiên cứu trực tiếp về mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD mà chỉ đề cập đến mơ hình CCƯXD xét trên góc độ của ngành; (2) Chưa chỉ rõ phạm vi cơ cấu của CCƯVTKT của NTTCXD, đặc biệt trong các trường hợp nhiều cấp “cung” và nhiều cấp “cầu”;

(3) Các nghiên cứu chưa đề cập cung cấp một cách đồng bộ các loại VTKT cho công trường XD;

(4) Việc lựa chọn các NCC chưa nghiên cứu đến một chỉ tiêu so sánh có tính chất tổng hợp các chỉ tiêu đơn lẻ đang được vận dụng;

(5) Chưa nghiên cứu sâu về giải pháp phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam; (6) Chưa có sự nghiên cứu sâu và thống nhất các hoạt động của chuỗi dưới góc độ hệ thống là mua – bán, kho – vận, dự trữ, phân phối; (7) Chưa nghiên cứu sâu về đánh giá hiệu quả của CCƯVTKT và điều kiện thành công của chuỗi;

(8) Chưa nghiên cứu về đánh giá CCƯVTKT được các NTTCXD áp dụng hiện nay.

<b>1.3.2. Xác định các vấn đề luận án tập trung nghiên cứu </b>

Với mục đích đề xuất mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD, từ những khoảng trống nghiên cứu kể trên, NCS xác định Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau:

(1) Nghiên cứu làm rõ lý luận về mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD, bao gồm các vấn đề: khái niệm, đặc điểm của chuỗi; thành phần tham gia và mô hình cấu trúc chuỗi; các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá lựa chọn NCCVTKT tham gia vào chuỗi; các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi.

(2) Đánh giá thực trạng mơ hình cung ứng VTKT của NTTCXD dưới góc độ CCƯ; nhận thức về CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam; (3) Đề xuất mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD để cung cấp đồng bộ VTKT đến công trường XD; giải pháp hỗ trợ hoàn thiện và thúc đẩy áp dụng mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam.

<b>1.4. Khung nghiên cứu của luận án </b>

Khung nghiên cứu của Luận án được thể hiện ở Hình 1.1.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận án

<b>1.5. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu của luận án 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết </b>

- Phương pháp phân tích tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lý thuyết được sử dụng để xác định khoảng trống trong các nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu và các nhiệm vụ nghiên cứu (chương 1).

- Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp và kế thừa lý thuyết hiện có và bổ sung lý thuyết mới về mơ hình CCƯVTKT (chương 2).

- Phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng mơ hình cung ứng VTKT và nhận thức về CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam (chương 3).

- Phương pháp tư duy hệ thống, suy luận logic để đề xuất mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD và giải pháp áp dụng mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD (chương 4).

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>1.5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn </b>

<b>- Phương pháp chọn mẫu điều tra để chọn các mẫu cho nghiên cứu định tính và các mẫu nghiên cứu định lượng. </b>

<i><b>- Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong phỏng vấn chuyên </b></i>

gia để xây dựng bảng hỏi sơ bộ, phương pháp Delphi đa chuyên gia được sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo.

- Phương pháp thu thập số liệu

<b>+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp </b>

<b>+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp được thực </b>

hiện thông qua phiếu điều tra dưới dạng các bảng hỏi để thu số liệu về thực trạng công tác cung ứng VTKT và nhận thức về CCƯVTKT của NTTCXD tại Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp xử lý số liệu: Các dữ liệu định lượng thu được từ

<i>khảo sát được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22. +Phương pháp thống kê mô tả </i>

+ Hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng: để kiểm định sự tin cậy của thang đo.

<b>+ Phân tích phương sai ANOVA (Analysis of Variance): để kiểm </b>

định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu.

<b>CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MƠ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG VẬT TƯ KỸ THUẬT CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG </b>

<i><b>2.1. Chuỗi cung ứng xây dựng </b></i>

<b>2.1.1. Khái quát về chuỗi cung ứng xây dựng </b>

- Khái niệm chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng xây dựng CCƯ là một mạng lưới các tổ chức tham gia vào các q trình và hoạt động khác nhau thơng qua các mối liên kết thượng nguồn (về phía NCC) và hạ nguồn (về phía khách hàng) nhằm tạo ra giá trị dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng cuối cùng [95].

Lý thuyết CCƯXD được phát triển và hoàn thiện dần bởi hàng loạt

<b>nghiên cứu và thực hành XD. Xue và cộng sự, (2007) [189] cho rằng </b>

CCƯXD là mạng lưới gồm nhiều tổ chức và các mối quan hệ đa dạng tạo nên dịng thơng tin, dịng dịch vụ hoặc sản phẩm vật chất và dòng vốn giữa khách hàng, người thiết kế, NTTCXD và các NCC (Hình 2.3).

- Thành phần của chuỗi cung ứng xây dựng

Thành viên của CCƯXD gồm thành viên chính (chủ đầu tư, nhà thiết kế, nhà thầu thi cơng (chính/ phụ), NCC) và thành viên hỗ trợ (ngân hàng, NCC các dịch vụ công nghệ thông tin, nghiên cứu thị trường….) [128].

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Hình 2.3. Mơ hình

CCƯXD

<i> theo Xue và cộng sự, (2007). Nguồn: [189] </i>

<b>2.1.2. Phân loại chuỗi cung ứng trong xây dựng </b>

CCƯXD được phân loại theo các góc độ như sau:

- Theo các lớp thành phần tham gia, CCƯXD được chia thành ba loại: CCƯXD trực tiếp, CCƯXD mở rộng, CCƯXD đầy đủ [65].

<i><b>- Theo phạm vi, có 2 loại là CCƯ tổng thể và CCƯ theo dự án [107]. </b></i>

- Theo mặt hàng/nguồn lực được cung cấp, có 3 loại CCƯXD: CCƯ các loại vật liệu, CCƯ các loại thiết bị, CCƯ lao động [101,142].

- Theo tính chất hoạt động trong CCƯXD, gồm chuỗi mua sắm và chuỗi xây dựng [66].

- Theo vai trò trung tâm của CCƯXD, chuỗi được chia thành 3 loại: CCƯXD của CĐT, CCƯXD của NTTCXD, CCƯXD của NCCVTKT.

<i>Như vậy, nếu xem xét theo các góc độ phân loại CCƯ như trên thì CCƯVTKT được luận án nghiên cứu là loại: (1) - Chuỗi chỉ cung ứng các loại VTKT (trừ máy thiết bị thi công; (2) - Chuỗi tổng thể, cung ứng VTKT cho các công trường của NTTCXD (tồn tại lâu dài, tương đối ổn định); (3) - Chuỗi của NTTCXD, tức là NTTCXD là hạt nhân của chuỗi. </i>

<b>2.2. Chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng </b>

<i><b>2.2.1. Vật tư kỹ thuật và công tác cung ứng vật tư kỹ thuật trong xây dựng </b></i>

<i><b>- Vật tư kỹ thuật là những sản phẩm của lao động được sử dụng </b></i>

cho mục đích sản xuất. Đó là nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm,

<i>thiết bị máy móc, dụng cụ phụ tùng [12, 25].VTKT trong XD, đó là </i>

những nguồn vật chất cần thiết để tạo nên sản phẩm XD.

Thành phần máy móc thiết bị có nhiều đặc điểm cung ứng và tiêu dùng khác với các thành phần khác trong VTKT nên trong nghiên cứu CCƯVTKT của NTTCXD mà NCS thực hiện khơng bao gồm thành phần máy móc thiết bị thi công.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Công tác cung ứng VTKT trong xây dựng là quá trình đáp ứng nhu cầu VTKT nhằm đảm bảo việc sử dụng VTKT cho q trình thi cơng xây dựng đạt hiệu quả cao.

- Công tác cung ứng các loại VTKT xây dựng chịu ảnh hưởng rất lớn từ các đặc điểm riêng của SXXD.

- Yêu cầu của công tác cung ứng VTKT là đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ về số lượng, về chất lượng, về cơ cấu chủng loại VTKT theo quy mô sản xuất và tiến độ xây dựng với chi phí thấp nhất.

<b>2.2.2. Khái niệm chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng </b>

CCƯVTKT của NTTCXD là mạng lưới hoạt động của các tổ chức tham gia vào q trình thi cơng xây dựng có liên quan với nhau, thơng qua mối quan hệ hợp tác, trong đó, NTTCXD đóng vai trị trung tâm, điều tiết các hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả nhất việc cung ứng VTKT cho công trường xây dựng.

<i>Giữa cung ứng VTKT truyền thống và CCƯVTKT có những điểm khác biệt: </i>

- Cung ứng truyền thống dựa trên quan điểm chuyển đổi về sản xuất, trong khi CCƯ dựa trên quan điểm về dòng lưu chuyển của sản xuất (dịng thơng tin, dịng VTKT và dịng vốn).

- Cung ứng truyền thống có thể mua khi cần, mua một lần hay cho một hợp đồng, trong khi tham gia vào chuỗi là hướng đến việc cung ứng liên tục, lâu dài nhờ duy trì các mối quan hệ hợp tác các bên cùng có lợi.

- Cung ứng truyền thơng thường có tính chủ động và ổn định thấp, cịn với chuỗi thì NTTCXD đã có một hệ thống các NCC và các nhà thầu phụ luôn sẵn sàng tham gia vào các hoạt động cung ứng theo yêu cầu.

- Khác với cung ứng truyền thống, CCƯVTKT là một hệ thống, trong đó, các thành viên phối hợp chặt chẽ và tương hỗ với nhau nhằm đảm bảo tính liên tục, thơng suốt, kịp thời và ổn định của các dòng lưu chuyển để đạt hiệu quả tồn chuỗi.

<b>2.2.3. Vai trị của chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật đối với nhà thầu thi cơng xây dựng </b>

Đối với NTTCXD, CCƯVTKT có vai trị quan trọng, bao gồm: Tăng sức cạnh tranh; Loại bỏ lãng phí, hướng đến phát triển bền vững; Nâng cao chất lượng cơng trình; Đảm bảo cơng tác cung ứng để q trình thi cơng diễn ra liên tục; Giảm lượng VTKT tồn kho, thời gian lưu kho VTKT; Cải thiện dịch vụ kho - vận; Tăng tính ổn định của việc cung ứng VTKT; Tiết kiệm thời gian quản lý; Tăng khả năng xử lý kịp thời vấn đề phát sinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>2.2.4. Đặc điểm của chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi cơng xây dựng </b>

SXXD có nhiều điểm khác biệt so với các ngành sản xuất khác, ảnh hưởng đến đặc điểm của CCƯVTKT. Xét về cấu trúc và chức năng, CCƯVTKT của NTTCXD được đặc trưng bởi các yếu tố sau:

- Chuỗi cung ứng VTKT hội tụ tại các công trường [32, 191]. - Chuỗi cung ứng “kéo” [32, 191].

- CCƯVTKT có sự tham gia của các nhà thầu phụ với tư cách là NCC của thầu chính, khi xét về sản phẩm cuối cùng, nhưng lại là khách hàng của nhà thầu chính, khi xét về dịng VTKT trong chuỗi.

-Tính đa dạng của VTKT được cung ứng trong CCƯVTKT. - CCƯVTKT có tính hệ thống.

- CCƯVTKTcó tính lâu dài.

<b>2.3. Mơ hình cấu trúc chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng </b>

<b>2.3.1. Khái niệm mơ hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng </b>

Luận án xem xét mơ hình theo cấu trúc của chuỗi (gọi là mơ hình cấu trúc). Mơ hình cấu trúc của CCƯVTKT của NTTCXD thể hiện các tổ chức tham gia vào chuỗi với nhiệm vụ, chức năng khác nhau; quan hệ giữa thành viên; vai trò điều tiết của nhà thầu đối với các thành viên còn lại.

<b>2.3.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng </b>

Các “nút” chính liên quan trực tiếp với NTTCXD trong CCƯVTKT gồm: - Nhà thầu chính (thi cơng): đóng vai trò là hạt nhân trung tâm. - Nhà thầu phụ (thi công): thực hiện thỏa thuận với nhà thầu chính. - Cơng trường xây dựng: là “nhà máy xây dựng” để tạo sản phẩm XD. - NCCVTKT trực tiếp: có thể là nhà sản xuất (NSX) VTKT, đại lí của NSX, đơn vị thương mại trung gian.

<b>2.3.3. Các mơ hình chuỗi cung ứng vật tư kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng </b>

- Mơ hình chuỗi khi VTKT được cung cấp bởi bộ phận sản xuất kinh doanh của chính NTTCXD.

- Mơ hình CCƯVTKT khi mua trực tiếp từ nhà sản xuất.

- Mơ hình CCƯVTKT khi mua qua các kênh phân phối. Kênh phân phối có thể là đại lí của NSX hoặc đơn vị kinh doanh VTKT.

- Mô hình hỗn hợp CCƯVTKT.

<b>- Mơ hình CCƯVTKT của NTTCXD mà luận án dự kiến nghiên cứu </b>

là mơ hình NTTCXD có liên kết với các NCC bên ngồi, trong đó, đối tượng được cung cấp là các loại VTKT, đơn vị trung tâm – hạt nhân của

</div>

×