Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và phát huy nhân tố con người trong sự ngiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.72 KB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ TÀI CHÍNH</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING</b>

<b>HỌC VIÊN: ĐỒN THỊ KIỀU OANH</b>

<b>TIỂU LUẬN KHOA HỌC</b>

<b>Đề tài: “Vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và pháthuy nhân tố con người trong sự ngiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại</b>

<b>hóa ở nước ta hiện nay</b>

Tiểu luận triết học Mác - Lênin

Giáo viên hướng dẫn: TS.Lại Văn Nam

<b>TP. HỒ CHÍ MINH – 12/2020</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

PHẦN MỞ ĐẦU...2

<b>1. Lý do chọn đề tài:...2</b>

<b>2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài:...4</b>

<b>3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...4</b>

<b>4. Kết cấu của tiểu luận...5</b>

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CON NGƯỜI...6

<b>1.1.Một số quan niệm về con người ngoài triết học Mác – Lênin:...6</b>

<b>1.2.Quan niệm của triết học Mác – Lê nin về bản chất con người:...8</b>

<b>1.2.1.Khái niệm con người...8</b>

<b>1.2.2.Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người...12</b>

<b>1.3.Phát huy nhân tố con người trong sự ngiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đấtnước</b> 13<b>1.3.1.Quan điểm triết học về nhân tố con người...13</b>

<b>1.3.2.Phát huy vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa vàhiện đại hóa đất nước...14</b>

Chương 2: Những nhiệm vụ cơ bản xây dựng con người trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nước ta hiện nay, vận dụng thực tiễn trong ngành thuế...15

<b>1.1.Những nhiệm vụ cơ bản xây dựng con người trong quá trình cơng nghiệp hóavà hiện đại hóa nước ta hiện nay...15</b>

<b>1.2.Một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người trong ngành thuế...18</b>

KẾT LUẬN...22

TÀI LIỆU THAM KHẢO...24

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:</b>

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đilên mục tiêu "Xã hội công bằng văn minh, dân giàu nước mạnh”. Cùng tham gia vàoq trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố,nguồn nhân lực đóng một vai trị rất quantrọng, nguồn nhân lực khơng những phải đủ về số lượng mạnh mà cịn mạnh mẽ vềchất lượng. Nguồn nhân lực phát triển thì tất yếu cơng nghiệp hố, hiện đại hố phảitiến hành để đáp ứng nhu cầu đó.

Trong triết học, con người là một đề tài lớn, nghiên cứu vấn đề con người có vaitrị rất to lớn đối với sự phát triển của thế giới, là vấn đề được các nhà triết gia của mọithời đại bao gồm cả phương Đông và phương Tây quan tâm nghiên cứu. Trong các hệthống tư tưởng đó, vấn đề con người trong triết học Mác – Lê nin được nghiên cứu vàtrình bày một cách bao quát, đặc sắc và mang tính khoa học nhất. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã kết luận: con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóngvai trị quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà con người còn là chủthể của quá trình lịch sử, của sự tiến bộ xã hội. Đặc biệt khi xã hội loài người ngàycàng phát triển và đạt đến trình độ văn minh cao cấp như hiện nay. Đối với một quốcgia bất kỳ, trong các điều kiện và nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Nhân tố conngười (nguồn nhân lực) ln giữ một vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển đó.Nguồn nhân lực có dồi dào, có đủ mạnh về tri thức để thúc đẩy sự phát triển haykhông? Trên thế giới, các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh như Hoa Kỳ, NhậtBản, các nước Tây Âu Đều là những quốc gia có nhân tố con người có trình độ tri thứcrất cao để đáp ứng nhu cầu phát triển công ngiệp và hiện đại hóa đất nước. Với cácquốc gia chậm phát triển và đang phát triển thì nhân tố con người càng có vai trị quantrong hơn nữa trên tiến trình CNH – HĐH đất nước. Việt Nam là một quốc gia đangphát triển và đang thực hiện mạnh mẽ quá trình CNH và HĐH đất nước. Với đà pháttriển như vậy thì việc chú trọng nghiên cứu nhân tố con người là một yêu cầu và nhiệmvụ cấp bách mà Đảng và Nhà nước ta phải thực hiện. Con người Việt Nam với rấtnhiều tố chất và năng lực tốt đẹp đã được chứng minh trong lịch sử dân tộc và cho đếnngày nay. Với những lý luận về vấn đề con người được trình bày khoa học trong triếthọc Mác – Lê nin và được đúc kết sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề đặt ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

là Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng những lý luận khoa học trên như thế nào?Để phụcvụ cho sự nghiệp CNH – HĐH ở Việt Nam.Sau khi học xong chương trình triết họcdành cho học viên cao học và hướng dẫn làm tiểu luận của quý thầy phụ trách họcphần. Căn cứ vào tình hình thực tế Việt Nam, tơi đã quyết định chọn đề tài tiểu luậntriết học là: “Vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và phát huy nhân tố conngười trong sự ngiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”.

<b>2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài:</b>

Mục đích: Với việc nghiên cứu đề tài tiểu luận triết hoc: “Vấn đề con ngườitrong triết học Mác – Lênin và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp côngnghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” nhằm đạt những mục đích sau:

• Đối với cá nhân tơi:

- Củng cố những kiến thức triết học từ thời đại học và nâng cao tầm nhìn vàhiểu biết về mơn triết học ở bậc sau đại học.

- Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học dựa trên việc tìm kiếm và tham khảonhiều nguồn tài liệu khác nhau.

• Đối với nội dung đề tài:

- Tìm hiểu khái quát những quan điểm về vấn đề con người được đề cập trongtriết học Mác – Lê nin.

- Quan điểm của Đảng ta về nhân tố con người

Tìm hiểu vai trị của con người trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Những nhiệm vụ cơ bản xây dựng con người trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

-Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích của đề tài này, cần thực hiện những nhiệm vụcơ bản sau:

- Tham khảo và chọn lọc tài liệu từ nhiều nguồn.

- Nghiên cứu lý luận về vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và quanđiểm của Đảng về nhân tố con con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đạihóa.

- Vận dụng lý luận về con người trong triết học Mác – Lênin để xây dựng mụcđích phát triển con người Việt Nam hiện nay.

<b>3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Đề hoàn thành đề tài tiểu luận triết học này tôi đã sử dụng một số phương phápsau:

• Phương pháp sưu tầm và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp được vậndựng nhiều nhất khi thực hiện đề tài này bằng cách tham khảo rất nhiều nguồn tài liệunhư các loại sách có liên quan, các bài báo, bài viết trên tập chí và trên mạnginternet.Từ các nguồn tài liệu tham khảo tác giả đã trích dẫn và tổng hợp thành một bàihồn chỉnh.

• Phương pháp luận vấn đề: Đây là một phương pháp vô cùng quan trọng trongnghiên cứu triết học và cả với các lĩnh vực khoa học khác. Với đề tài này, từ việcnghiên cứu những quan điểm chung nhất của Triết học Mác – Lê nin về vấn đề conngười. Cùng với việc xem xét những quan điểm chỉ đạo Của Đảng ta, phân tích đếnvai trị, vị trí của con người Việt Nam hiện nay.Cuối cùng, luận vấn đề đưa ra nhữngnhiệm vụ cụ thể cho sự phát triển con người. Tức là từ những triết lý chung nhất vàphố biến nhất, tìm hiểu đến những cái riêng và chi tiết của vấn đề nghiên cứu.

• Phương pháp tư duy biện chứng: Trên cơ sở tìm hiểu những quan điểm triếthọc Mác – Lê nin về vấn đề con người tôi đã vận dụng và quán triệt các nguyên tắcphương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật để tìm hiểu vai trò của nhân tốcon người trong sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta, để từ đó vận dụng những quanđiểm triết học Mác – Lê nin đưa ra nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phù hợpvới giai đoạn hiện nay.

<b>4. Kết cấu của tiểu luận</b>

Chương 1: Phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài và phương pháp nghiên cứu;

Chương 2: Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiệnđại hóa đất nước; Những nhiệm vụ cơ bản xây dựng con người trong q trìnhcơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nước ta hiện nay, vận dụng thực tiễn trong ngànhthuế;

Chương 3: Kết luận chung cho toàn bộ tiểu luận và rút ra bài học kinh nghiệm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CON NGƯỜI1.1.Một số quan niệm về con người ngoài triết học Mác – Lênin:</b>

<i>a. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông:</i>

Các trường phái triết học - tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhậnthức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyênluận. Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất vàtinh thần). Đời sống con người trên trần thế chỉ là ảo giác, hư vơ. Vì vậy, cuộc đời conngười khi còn sống chỉ là sống gửi, là tạm bợ.Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng tớicõi Niết bàn, nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt.Khổng Tửcho bản chất con người do “thiên mệnh” chi phối quyết định, đức “nhân”chính là giátrị cao nhất của con người, đặc biệt là người quân tử. Mạnh Tử quy tính thiện của conngười vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tục tập quán xấu mà con ngườibị nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt đẹp. Vì vậy, phải thơng qua tu dưỡng, rèn luện để giữđược đạo đức của mình. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy lòng nhânái, quan hệ đạo đức để dẫn dắt con người hướng tới các giá trị đạo đức tốt đẹp. Triếthọc Tuân Tử lại cho rằng bản chất con người khi sinh ra là ác, nhưng có thể cải biếnđược, phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được. Trong triết học phươngĐơng, cịn có quan niệm duy tâm cho rằng trời và con người cịn có thể hồ hợp vớinhau (thiên nhân hợp nhất).

Với nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học phương Đơng biểu hiện tínhda dạng và phong phú, thiên về vấn đề con người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức.Nhìn chung, con người trong triết học phương Đơng biểu hiện yếu tố duy tâm, có phatrộn tính chất duy vật chất phác ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.

<i>b. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác:</i>

Cũng như triết học phương Đông, triết học phương Tây cũng có nhiều quanniệm khác nhau về con người.

Theo Kitơ giáo, cuộc sống con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt. Con ngườivề bản chất là kẻ có tội. Con người gồm hai phần: thể xác và linh hồn. Thể xác sẽ mất

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

đi nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh cửu. Linh hồn là giá trị cao nhất trong con người. Vìvậy, phải thường xuyên chăm sóc phần linh hồn để hướng đến Thiên đường vĩnh cửu.

Trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người được xem là điểm khởi đầu của tưduy triết học. Con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau.Con người là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la. Prôtago một nhà ngụy biện cho rằng“con người là thước đo của vũ trụ”. Quan niệm của Arixtốt về con người, cho rằng chỉcó linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý trí, năng khiếu nghệ thuật là làm cho con người nổi bậtlên, con người là thang bậc cao nhất của vũ trụ.Như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại bướcđầu đã có sự phân biệt con người với tự nhiên, nhưng chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồntại con người.Triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu cũng đã có sự phân biệt con người vớigiới tự nhiên, nhưng cũng chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người.

Triết học Tây Âu trung cổ xem con người là sản phẩm của Thượng đế sáng tạora. Mọi số phận, niềm vui, nỗi buồn, sự may rủi của con người đều do Thượng đế xếpđặt. Trí tuệ con người thấp hơn lý chí anh minh sáng suốt của Thượng đế. Con ngườitrở nên nhỏ bé trước cuộc sống nhưng đành bằng lịng với cuộc sống tạm bợ trên trầnthế, vì hạnh phúc vĩnh cửu là ở thế giới bên kia.

Triết học thời kỳ phục hưng - cận đại đặc biệt đề cao vai trị trí tuệ, lý tính củacon người, xem con người là một thực thể có trí tuệ. Đó là một trong những yếu tốquan trọng nhằm giải thoát con người khỏi mọi gông cuồng chật hẹp mà chủ nghĩathần học thời trung cổ đã áp đặt cho con người. Tuy nhiên, để nhận thức đầy đủ bảnchất con người cả về mặt sinh học và về mặt xã hội thì chưa có trường phái nào đạtđược. Con người mới chỉ được nhấn mạnh về mặt cá thể mà xem nhẹ mặt xã hội. Trong triết học cổ điển Đức, những nhà triết học nổi tiếng như Cantơ, Hêghenđã phát triển quan niệm về con người theo khuynh hướng chủ nghĩa duy tâm. Hêghen,với cách nhìn của một nhà duy tâm khách quan, thông qua sự vận động của “ý niệmtuyệt đối”, đã cho rằng, con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”. Bước diễu hànhcủa “ý niệm tuyệt đối” thông qua quá trình tự ý thức của tư tưởng con người đã đưacon người trở về với giá trị tinh thần, giá trị bản thể và cao nhất trong đời sống conngười.Hêghen cũng là người trình bày một cách có hệ thống về các quy luật của quátrình tư duy của con người, làm rõ cơ chế của đời sống tinh thần cá nhân trong mọi

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hoạt động của con người. Mặc dù con người được nhận thức từ góc độ duy tâm kháchquan, nhưng Hêghen là người khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử. Tư tưởng triết học của nhà duy vật Phoiơbắc đã vượt qua những hạn chế trongtriết học Hêghen để hy vọng tìm đến bản chất con người một cách đích thực. Phoiơbắcphê phán tính chất siêu tự nhiên, phi vật chất, phi thể xác về bản chất con người trongtriết học Hêghen, đồng thời khẳng định con người do sự vận động của thế giới vật chấttạo nên. Con người là kết quả của sự phát triển của thế giới tự nhiên. Con người và tựnhiên là thống nhất, không thể tách rời. Phoiơbắc đề cao vai trị và trí tuệ của conngười với tính cách là những cá thể người. Đó là những con người cá biệt, đa dạng,phong phú, không ai giống ai. Quan điểm này dựa trên nền tảng duy vật, đề cao yếu tốtự nhiên, cảm tính, nhằm giải phóng cá nhân con người.Tuy nhiên, Phoiơbắc khôngthấy được bản chất xã hội trong đời sống con người, tách con người khỏi những điềukiện lịch sử cụ thể. Con người của Phoiơbắc là phi lịch sử, phi giai cấp và trừutượng.Có thể khái quát rằng, các quan niệm về con người trong triết học trước Mác, dùđứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị ngun luận hoặc duy vật siêu hình, đềukhơng phản ánh đúng bản chất con người.Họ đều xem xét con người một cách trừutượng, tuyệt đối hoá về mặt tinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hoá mặt tựnhiên – sinh học mà không thấy được mặt xã hội trong đời sống con người. Tuy vậycũng không thể phủ nhận hết những thành tựu trong việc phân tích, quan sát conngười, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân bản học để hướng con người tới tự do.Đó là những tiền đề có ý nghĩa quan trọng cho việc hình thành tư tưởng về con ngườicủa triết học Macxít sau này.

<b>1.2.Quan niệm của triết học Mác – Lê nin về bản chất con người:1.2.1. Khái niệm con người</b>

Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội Kế thừacác quan điểm tiến bộ trong lịch sử triết học, dựa trên những thành tựu của khoa học tựnhiên, trực tiếp là thuyết tiến hóa và thuyết tế bào, triết học Mác đã khẳng định conngười vừa là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm hoạt độngcủa chính bản thân con người. Các Mác cho rằng bản chất con người là tổng hòa các

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

quan hệ xã hội trên nền tảng sinh học của nó. Con người là sự thống nhất giữa yếu tốsinh học với yếu tố xã hội – là thực thể sinh vật – xã hội.

Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm của giớitự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính lồi. Yếutố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người.Mặt tự nhiên của con người thể hiện ở cấu tạo cơ thể, sự phát triển tâm sinh lý, có cácnhu cầu sống như: ăn ở, tái sản xuất, nhu cầu tình cảm…Vì vậy giới tự nhiên là “thânthể vơ cơ của con người”. Trên nền tảng sinh học ấy, mặt xã hội của con người thểhiện ở chỗ các quy luật xã hội chi phối, quy định mối quan hệ giữa con người với conngười như: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, giữakiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng. Con người là một bộ phận của tự nhiên.

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhấtquy định bản chất của con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt của con người vớithế giới loài vật là mặt xã hội . Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt độngsản xuất vật chất. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra củacải vật chất và tinh thần, phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình; Hình thành và pháttriển ngơn ngữ và tư duy; Xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy lao động chính là yếu tốquyết định bản chất xã hội của con ngươi, đồng thời hình thành nhân cách cá nhântrong cộng đồng xã hội. Theo Mác, xã hội suy cho cùng là sản phẩm của sự tác độngqua lại giữa người với người.

Con người tạo ra xã hội, là thành viên của xã hội. Mọi biểu hiện sinh hoạt củacon người là biể hiện và là khẳng định của xã hội. Như vậy, trong quá trình phát triểncủa thế giới nói chung và của con người nói riêng, thì từ khi con người ra đời cho đếnbất cứ khi nào con người còn tồn tại, con người vẫn luôn vừa là sản phẩm của lịch sử,vừa là chủ thể của lịch sử nên quá trình hình thành và phát triển, con người luôn phảichịu sự tác động của ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau. Baogồm: Hệ thống quy luật tự nhiên chịu sự quy định của mặt sinh học, hệ thống quy luậttâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người , hệ thốngquy luật xã hội quy định các quan hệ giữa người với người trong xã hội. Con người làchủ thể của lịch sử, mục tiêu của sự phát triển xã hội Con người là chủ thể của lịch sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Khơng có thế giới tự nhiên, khơng có lịch sử xã hội thì khơng tồn tại con người. Bởivậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh.Song, điều quan trọng hơn cả là: Con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội.C.Mác đã khẳng định “ Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sảnphẩm của những hoàn cảnh và giáo dục... cái học thuyết ấy quên rằng chính những conngười làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”.Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăngghen cũng cho rằng : “ thú vậtcũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay củachúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúngtham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết vàkhông phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểutheo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử củamình một cách có ý thức bấy nhiêu”. Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, conngười hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúcđẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điềukiện có sẵn của tự nhiên. Con người thì trái lại, thơng qua hoạt động thực tiễn củamình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theomục đích của mình. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sửcủa mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sửcủa chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồntại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trêncơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất vàtinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầudo con người đặt ra. Khơng có hoạt động của con người thì cũng khơng tồn tại quy luậtxã hội, và do đó, khơng có sự tồn tại của tồn bộ lịch sử xã hội lồi người. Khơng cócon người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất địnhcủa xã hội. Do vậy, bản chất con người trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hộiluôn luôn vận động, biến đổi cũng không phải thay đổi cho phù hợp. Bản chất conngười không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điềukiện tồn tại của con người. Mặc dù là “tổng hoà các quan hệ xã hội”, con người có vaitrị tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo. Thông qua đó, bản

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng, mỗi sự vận độngvà tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng (mặc dù không trùng khắp) với sự vậnđộng và biến đổi của bản chất con người. Vì vậy, để phát triển bản chất con người theohướng tích cực, cần phải làm cho hồn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn.Hồn cảnh đó chính là tồn bộ mơi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con ngườitheo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ýnghĩa định hướng giáo dục. Thơng qua đó, con người tiếp nhận hồn cảnh một cáchtích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt độngthực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ vànăng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất. Đó làbiện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nàocủa lịch sử xã hội loài người Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội Từ khixuất hiện đến nay, loài người ln cháy bỏng hồi bão được sống tự do, hạnh phúc vàkhơng ngừng đấu tranh để hồi bão đó được trở thành hiện thực. Trong các chế độ xãhội dựa trên quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độphong kiến, chế độ tư bản). Các giai cấp thống trị luôn dùng mọi thủ đoạn để tước đoạthoặc hạn chế quyền tự do và hạnh phúc của số đông quần chúng lao động. Cho nênlồi người khơng ngừng đấu tranh chống lại sự áp bức bất cơng đó.Xã hội ngày càngvăn minh, đó là xu hướng chủ yếu của xã hội. Nhưng cho đến nay, bước tiến của nềnvăn minh vẫn chứa đựng những yếu tố, những khuynh hướng đi ngược lại lợi íchchung của lồi người, nhiều thành tựu của khoa học – kỹ thuật được sử dụng để huỷdiệt con người. Cơng nghiệp hố học tạo ra năng suất, chất lượng lao động cao, nhưnglại gây ô nhiễm môi trường, máy móc thay thế sức người nhưng lại đẩy hàng chụctriệu người vào thất nghiệp, xu thế hội nhập mở cửa tạo ra cơ hội phát triển cho mỗingười, cho các quốc gia nhưng lại nảy sinh những biểu hiện tiêu cực về lối sống làmmất bản sắc văn hố dân tộc... Ơng Nobel đã phát minh ra thuốc nổ và nhờ thuốc nổtrở thành giàu có.Nhưng bản thân ông lại không ngờ thuốc nổ lại sử dụng rộng rãitrong chiến tranh, tàn sát hàng chục triệu người vô tội. Ân hận về điều đó, ơng đã đểlại di chúc, đề nghị sử dụng gia tài mà ơng có được do phát minh thuốc nổ, làm giảithưởng cho những ai có cơng trình khoa học đem lại hạnh phúc cho con người. Nhưvậy, Nobel đã đề xuất một tư tưởng: Văn minh phải hướng tới nhân đạo. Thế kỷ XXI

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

chắc chắn sẽ có nhiều biến đổi to lớn, khoa học và cơng nghệ sẽ có những bước tiếnbất ngờ.Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người, mỗi quốc gia là phải làm chủ được cácthành tựu của văn minh. Vậy con người là chủ thể của lịch sử nên chính con người chứkhơng phải đối tượng nào khác, phải loại trừ những yếu tố ngăn cản tự do, hạnh phúccủa con người, đồng thời thúc đẩy làm biến đổi xã hội theo chiều hướng ngày càng tốtđẹp hơn.

<b>1.2.2. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người</b>

- Hiện tượng tha hóa con người

Hiện tượng tha hóa của con người được Mác phân tích qua hiện tượng lao độngbị tha hóa. Người lao động thực hiện hoạt động lao động không phải để thỏa mãn nhucầu của mình, mà chỉ vì sự sinh tồn của thể xác. Đó là lao động cưỡng bức. Trong laođộng, người lao động thực hiện mối qua hệ với tư liệu sản xuất là thực hiện mối quanhệ với đồ vật. Song, vì hồn tồn phụ thuộc vào tư liệu sản xuất, nên không phải conngười sử dụng tư liệu sản xuất, mà là tư liệu sản xuất sử dụng con người. Mặt khsc,con người đã bị sản phẩm của chính mình nơ dịch; người lao động tạo ra sản phẩmsong sản phẩm không phải của người lao động mà của người chủ, nên nó trở thành xalạ đối với chính người đã tạo ra nó.

-Vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác- Lênin

Đưa con người thốt khỏi thực tại khổ đau, bất cơng và hướng đến xã hội côngbằng, hạnh phúc được coi là cứu cánh của tất cả các tư tưởng tiến bộ. Trên cơ sở thựctiến và bằng lý luận duy vật lịch sử, C.Mác đã đưa ra học thuyết giải phóng con người,khắc phụ sự tha hóa mà Lênin là người phát triển và hiện thực hóa.

Cơ sở xã hội của sự tha hóa: trong q trình tích lũy ngun thủy tư bản, dựatrên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đã tước đoạt tư liệu sản xuất khỏitay người lao động, vì thế họ mất đi tính sáng tạo trong lao động, lao động từ sự tựnguyện đã trở thành sự ép buộc, lao động bị tha hóa.

</div>

×