Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

khảo sát mối liên hệ giữa trầm cảm theo thang đo phq 9 và thể chất y học cổ truyền trên sinh viên khoa y học cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 102 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH</b>

<b>KHẢO SÁT MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRẦM CẢM THEOTHANG ĐO PHQ-9 VÀ THỂ CHẤT Y HỌC CỔ TRUYỀN</b>

<b>TRÊN SINH VIÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN</b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. BS. VÕ TRỌNG TUÂN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan danh dự luận văn tốt nghiệp: “Khảo sát mối liên hệ giữa trầmcảm theo thang đo PHQ-9 và thể chất Y học cổ truyền trên sinh viên khoa Y học cổtruyền” là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu thamkhảo trong luận văn đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kếtquả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, nếu sai tơi xin chịu hồn tồntrách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Như Quỳnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.3. Các nghiên cứu liên quan ... 25

<b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27</b>

2.1. Thiết kế nghiên cứu ... 27

2.2. Đối tượng nghiên cứu... 27

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 27

2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu ... 27

2.5. Xác định các biến số ... 28

2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ... 30

2.7. Quy trình nghiên cứu ... 30

2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ... 30

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ... 31

<b>Chương 3. KẾT QUẢ ... 33</b>

3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ... 33

3.2. Đặc điểm nguy cơ trầm cảm ... 37

3.3. Thể chất Y học cổ truyền ... 40

3.4. Nguy cơ trầm cảm trong dạng thể chất Y học cổ truyền ... 42

3.5. Mối liên quan giữa trầm cảm và thể chất Y học cổ truyền ... 43

<b>Chương 4. BÀN LUẬN ... 46</b>

4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ... 46

4.2. Đặc điểm nguy cơ trầm cảm ... 51

4.3. Thể chất Y học cổ truyền ... 56

4.4. Nguy cơ trầm cảm trong dạng thể chất Y học cổ truyền ... 59

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

4.5. Mối liên quan giữa trầm cảm và thể chất YHCT ... 60

4.6. Những điểm mới và tính ứng dụng của đề tài ... 62

4.7. Hạn chế của đề tài ... 63

<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 65TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<b>PHỤ LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>

<b>TÊN VIẾT</b>

BCQ Body constitution questionnaire Bảng câu hỏi cấu tạo cơ thểBDI-II Beck Depression Inventory-II Thang đánh giá trầm cảm

của Beck

CCMQ <sup>Constitution in Chinese Medicine</sup>Questionnaire

Bảng câu hỏi thể chất y họccổ truyền

CES-D <sup>Center for Epidemiologic Studies</sup>Depression Scale

Thang đo trầm cảm củatrung tâm Nghiên cứu Dịchtễ học

CTQ-SF <sup>Childhood Trauma </sup>Short Form

Questionnaire-Bảng câu hỏi ngắn về chấnthương thời thơ ấu

DAS Dysfunctional Attitude Scale Thang đo thái độ rối loạnchức năng

DASS-21 Depression Anxiety Stress Scale Thang đo mức độ căng thẳnglo âu trầm cảm

DERS <sup>Difficulties in Emotion Regulation</sup>Scale

Thang đánh giá khó khăntrong điều chỉnh cảm xúc

DSM-5 <sup>Diagnostic and Statistical Manual of</sup>Mental Disorders, Fifth Edition

Cẩm nang Chẩn đoán vàThống kê Rối loạn Tâmthần, Phiên bản Thứ năm

HAM-D Hamilton Depression Rating Scale Thang đánh giá trầm cảmHamilton

MADRS <sup>Montgomery-Asberg Depression</sup>Rating Scale

Thang đánh giá trầm cảmMontgomery-Asberg

PHQ-9 Patient Health Questionnaire 9

Bảng câu hỏi về sức khỏengười bệnh.

Sử dụng để đánh giá trầmcảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

PSS-10 Perceived Stress Scale Thang đo cảm nhận căngthẳng

QSC Qi-Stagnation Constitution Bảng câu hỏi về thể chất khíuất

RRS Ruminative response scale

Thang đo phản ứng của mộtngười đối với tình trạng chánnản

RSES Rosenberg Self-Esteem Scale <sup>Thang đo Rosenberg </sup>Esteem

WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 1.1 Đặc điểm khác biệt về tâm lý trong mỗi dạng thể chất YHCT ... 14

Bảng 1.2. Bảng phân loại nhóm thể chất YHCT ... 17

Bảng 1.3 Đặc điểm của thể Cân bằng ... 18

Bảng 1.4 Đặc điểm của thể Khí hư ... 19

Bảng 1.5 Đặc điểm của thể Dương hư ... 19

Bảng 1.6 Đặc điểm của thể Âm hư ... 20

Bảng 1.7 Đặc điểm của thể Đàm thấp ... 21

Bảng 1.8 Đặc điểm của thể Thấp nhiệt ... 21

Bảng 1.9 Đặc điểm của thể Huyết ứ ... 22

Bảng 1.10 Đặc điểm của thể Khí uất ... 23

Bảng 1.11 Đặc điểm của thể Đặc biệt ... 23

Bảng 2.1 Định nghĩa các biến số ... 28

Bảng 3.1. Phân bố nguy cơ trầm cảm theo giới tính ... 38

Bảng 3.2. Mức độ nguy cơ trầm cảm theo giới tính ... 39

Bảng 3.3. Phân bố nguy cơ trầm cảm theo năm học ... 39

Bảng 3.4. Tỷ lệ các dạng thể chất Y học cổ truyền ... 41

Bảng 3.5. Phân bố thể chất theo giới tính ... 41

Bảng 3.6. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm và thể chất Y học cổ truyền ... 42

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa trầm cảm và thể chất YHCT ... 44

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phân bố theo giới tính ... 33

Biểu đồ 3.2. Phân bố theo năm học ... 33

Biểu đồ 3.3. Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu ... 34

Biểu đồ 3.4. Phân bố theo nơi ở ... 34

Biểu đồ 3.5. Phân bố theo tần suất uống rượu bia ... 35

Biểu đồ 3.6. Phân bố theo hút thuốc ... 35

Biểu đồ 3.7. Phân bố theo tiền sử gia đình bị trầm cảm ... 36

Biểu đồ 3.8. Phân bố theo tiền sử vấn đề sức khỏe tâm thần ... 36

Biểu đồ 3.9. Phân bố theo có triệu chứng hoặc bệnh làm ảnh hưởng học tập ... 37

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm ... 37

Biểu đồ 3.11. Mức độ nguy cơ trầm cảm trong mẫu nghiên cứu ... 38

Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ thể chất Cân bằng và Thiên lệch ... 40

Biểu đồ 3.13. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa ... 43

Biểu đồ 3.14. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ... 43

Biểu đồ 3.15. Biểu đồ phân tán ... 44

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Trầm cảm là rối loạn hay gặp trong thực hành tâm thần học cũng như trong thựchành đa khoa. Theo WHO và nhiều tác giả có từ 5-13% phụ nữ và 2-8% nam giớicó triệu chứng trầm cảm tại bất kỳ thời điểm nào đó trong cuộc đời. Trầm cảm có tỷlệ phổ biến suốt đời là 16,2% và tỷ lệ phổ biến trong mười hai tháng<sup>1,2</sup> là6,6%. Năm 2008, WHO xếp trầm cảm nguyên nhân thứ ba gây ra gánh nặng bệnhtật trên toàn thế giới và dự đoán căn bệnh này sẽ đứng đầu<sup>3</sup> vào năm 2030. Tỷ lệhiện mắc có sự khác biệt rõ rệt theo nhóm tuổi, ở những người từ 18 đến 29 tuổi caohơn gấp ba lần so với tỷ lệ hiện mắc ở những người từ 60 tuổi trở lên. Nữ giới có tỷlệ mắc bệnh cao hơn từ 1,5 đến 3 lần so với nam giới bắt đầu từ giai đoạn đầu tuổivị thành niên.<sup>4</sup> Hơn nữa, người ta còn thấy tỷ lệ tái phát của trầm cảm là 50% đến80%. Khoảng 45-70% những người tự sát có rối loạn trầm cảm và 15% số ngườibệnh trầm cảm chết do tự sát.<sup>5,6</sup>

Sức khỏe tâm thần kém ở sinh viên đại học là một nguyên nhân gây lo ngại trêntoàn cầu. Một đánh giá có hệ thống trước đây chỉ ra rằng sinh viên đại học có tỷ lệtrầm cảm cao hơn so với dân số chung.<sup>7</sup> Hầu hết các nghiên cứu này đã báo cáo tỷlệ trầm cảm trên 35%.<sup>7-9</sup> Tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên các ngành y tế cũng được báocáo là cao hơn so với dân số chung.<small>10,11</small>

Các phân tích cho thấy tỷ lệ trầm cảm củasinh viên y khoa trên toàn cầu<sup>12</sup> là 28,0%. Tại Việt Nam nghiên cứu trầm cảm ởsinh viên điều dưỡng và y tế công cộng tại đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh của HồNgọc Quỳnh<sup>13</sup> (2010) cho thấy tỉ lệ mắc trầm cảm ở sinh viên y tế công cộng lên tới17,6%; ở sinh viên điều dưỡng<sup>13</sup> là 16,5%, tỷ lệ trầm cảm trên sinh viên đại học YDược Thái Nguyên theo nghiên cứu của Trần Thị Hiền<small>14</small>

(2021) là 42%, nghiên cứucủa Phan Nguyệt Hà<sup>15</sup> (2022) trên sinh viên đại học Y Hà Nội là 57,1%. Trầm cảmtrên sinh viên liên quan tới một số yếu tố như sự quan tâm của cha mẹ, gắn kết nhàtrường, thành tích học tập, quan hệ xã hội, lòng tư trọng, tự nhận thức bảnthân<sup>13,16,17</sup>, có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và chất lượng cuộc sống của

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

họ<sup>18</sup> và có thể góp phần vào việc lạm dụng rượu và chất kích thích, giảm sự đồngcảm và khơng trung thực trong học tập, có ý nghĩ tự sát.<sup>19</sup>

Thể chất y học cổ truyền (YHCT) bao gồm 1 thể cân bằng và 8 thể chất thiênlệch (TCTL). Nhiều nghiên cứu trên sinh viên cho thấy TCTL chiếm tỷ lệ rất cao:đại học Trung y Quảng Châu<small>21</small>

(74,38%), đại học Tây An<sup>20</sup> (77%). Mỗi TCTL cótriệu chứng và xu hướng bệnh tật khác nhau, làm giảm chất lượng cuộc sống.<sup>20</sup>Nghiên cứu của Liu Xuekai (2020) chỉ ra thể chất Cân bằng là yếu tố bảo vệ, nângcao chất lượng cuộc sống cho sinh viên, trong khi thể Khí hư, Dương hư, Huyết ứ làyếu tố nguy cơ giảm chất lượng cuộc sống đại học của sinh viên trên nhiều phươngdiện: thể chất, tâm lý, sức khỏe.<sup>20</sup> Nghiên cứu của Sin Yee Yap (2021) đã cho thấythể chất Khí uất là yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện trầm cảm, thể chất Cân bằng là yếutố kìm hãm sự phát triển của trầm cảm.<sup>21</sup> Việc ứng dụng thể chất trong dự phịngbệnh tật là mơ hình đang được thực hiện trên nhiều bệnh lý khác nhau.<sup>22-25</sup>

Tại Việt Nam hiện nay, chưa có nghiên cứu mối liên hệ giữa các dạng thể chất vàđặc điểm trầm cảm trên sinh viên cũng như cộng đồng. Do đó, việc tìm ra mối liênhệ giữa dạng thể chất y học cổ truyền và đặc điểm trầm cảm nhằm cung cấp thôngtin dịch tễ về thể chất YHCT và đặc điểm trầm cảm trên sinh viên. Từ đó có thể ứngdụng thể chất trong dự phịng trầm cảm trên sinh viên.

Do đó, câu hỏi nghiên cứu là tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm và tỷ lệ cácdạng thể chất trong sinh viên khoa YHCT là bao nhiêu? Thể chất YHCT có phải làyếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm trong sinh viên khoa YHCT hay không?

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>

1. Xác định tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm và mức độ nguy cơ trầmcảm theo PHQ-9 trên sinh viên khoa Y học cổ truyền.

2. Xác định tỷ lệ thể chất Cân bằng, các dạng thể chất thiên lệch phân loạibằng CCMQ.

3. Xác định tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm theo PHQ-9 trong dạng thểchất Cân bằng và thể chất thiên lệch theo CCMQ.

4. Xác định mối liên quan giữa thể chất YHCT theo CCMQ với trầm cảmtheo PHQ-9.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Chương 1. TỔNG QUAN1.1. Trầm cảm</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm</b></i>

Buồn chán là một phản ứng cảm xúc thường gặp của bất cứ ai trong cuộc sống.Khi các biểu hiện trở nên trầm trọng, kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sốngvà khả năng thích nghi của họ thì được gọi là rối loạn trầm cảm.<sup>26</sup>

Theo Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) về các rối loạn tâm thần vàhành vi, trầm cảm là một hội chứng bệnh lý của cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi khísắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi vàgiảm hoạt động, phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ. Các triệuchứng này tồn tại trong một khoảng thời gian tối thiểu là 2 tuần liên tục. Nhữngbiểu hiện này được coi là các triệu chứng có ý nghĩa lâm sàng nhất trong việc chẩnđốn.<small>26</small>

Theo mơ tả kinh điểm, trầm cảm điển hình được biểu hiện bằng sự ức chế tồnbộ hoạt động tâm thần, bao gồm: cảm xúc bị ức chế, tư duy bị ức chế, hoạt độngtâm thần bị ức chế.<sup>27,28</sup>

Quan điểm mới của trầm cảm được đặc trưng bởi 3 triệu chứng chính, đặc trưnglà khí sắc giảm, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến giảm các hoạtđộng và 7 triệu chứng phổ biến khác...

Tuy nhiên đặc điểm triệu chứng của trầm cảm còn thay đổi phụ thuộc vào nhiềuyếu tố, như mức độ của rối loạn trầm cảm, đặc điểm lứa tuổi mắc rối loạn trầm cảm.

<i><b>1.1.2. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn trầm cảm</b></i>

<b>1.1.2.1 Khí sắc trầm</b>

Các biểu hiện giảm khí sắc là biểu hiện thường gặp nhất ở các trạng thái trầmcảm. Mức độ của biểu hiện này thay đổi tuỳ theo mức độ trầm cảm. Trong trườnghợp điển hình người bệnh biểu hiện sự đau khổ, chán nản, buồn rầu một cách rõ

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

ràng thơng qua lời nói, thái độ và dáng điệu. Khí sắc trầm thường gặp là uể oải, cảmgiác khó chịu, bất an, với nét mặt ủ rũ. Hoặc là biểu hiện một nét mặt có những nétđặc trưng như nếp nhăn ở khoé miệng, trán, cung lông mày đều cụp xuống, mắtln nhìn xuống hoặc đôi khi là nét mặt thờ ơ, vô cảm. Sự bế tắc trong suy nghĩ vớimột nỗi buồn bao phủ mà không giải thích được có thể dẫn đến hành vi tự sát ởngười bệnh trầm cảm. Tuy nhiên có một số người bệnh vẫn giữ được nụ cười bênngoài để che dấu khí sắc giảm, bởi có 10-15% số người bệnh phủ định cảm xúc củamình.

<b>1.1.2.2 Mất quan tâm thích thú</b>

Mất quan tâm thích thú là một triệu chứng luôn song hành với giảm khí sắcnhưng ở các mức độ khác nhau. Các nghiên cứu đều cho kết quả 80-100% có rốiloạn này.<sup>29-31</sup>

Người bệnh cảm thấy quá khứ, hiện tại và tương lai của mình khơng sáng sủa,đơi khi người bệnh khơng thể mơ tả được trạng thái của mình. Người bệnh phàn nànrằng họ ít hoặc khơng cịn thích thú với các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Mọivận động đều làm người bệnh tăng cảm giác chán nản, khơng có được cảm giác vuivẻ và hài lịng với thực tại dẫn đến khơng muốn tham gia các thú vui, giải trí, ngạitiếp xúc, mất các sở thích trước đây, khơng hồn thành các cơng việc mình làm, dodự khó quyết định, vì vậy người bệnh thường né tránh, ngại các hoạt động xã hội,ngại giao tiếp với mọi người.<sup>29-31</sup>

<b>1.1.2.3 Giảm năng lƣợng tâm thần</b>

Đây cũng là một triệu chứng đặc trưng của trầm cảm, các biểu hiện là người bệnhluôn uể oải, mệt mỏi, mất sinh lực, cảm thấy nặng nhọc khi làm việc kể cả một côngviệc trước đây người bệnh dễ dàng thực hiện. Do vậy người bệnh làm việc kém hiệuquả. Người bị rối loạn trầm cảm thường khơng hồn thành cơng việc được giao phóhoặc bỏ dở cơng việc, hoặc rút lui vì mình cảm thấy khơng thể đảm đương.<sup>32,33</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.1.2.4 Biểu hiện lo âu</b>

Lo âu là một triệu chứng song hành với trầm cảm. Người bệnh thường có cảmgiác lo âu, bồn chồn bất an, sợ hãi cho tình trạng sức khoẻ, các dự định và tương laicủa mình... Người bệnh có thể có các biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật như cảmgiác hồi hộp, khó thở, đánh trống ngực, mạch nhanh, đau đầu, run rẩy tay chân, cảmgiác nóng rát trong bụng, co thắt dạ dày, vã mồ hôi, nôn mửa. Người bệnh khó ngủvì suy nghĩ nghiền ngẫm trong đêm, thức giấc lúc nửa đêm, ác mộng... Sự lo âu tồntại dai dẳng một cách vô lý, căng thẳng, chờ đợi điều không mong muốn xảy ra.Nhiều khi có cơn hoảng sợ có thể có phản ứng tấn cơng người khác, hoặc nguy cơhành vi tự sát.<sup>34-36</sup>

<b>1.1.2.5 Ý tưởng và hành vi tự sát</b>

Khi bị rối loạn trầm cảm và không được điều trị thỏa đáng. Nhiều người bệnh cósuy nghĩ dai dẳng, không thể dứt ra được về cái chết. Người bệnh ln có cảm giácxung quanh khơng có mình thì sẽ tốt hơn cho nên lập kế hoạch tự sát và thực hiệnhành vi tự sát. Nguy cơ tự sát gặp trong tất cả các giai đoạn bệnh nhưng cao nhất làngay lúc mới điều trị. Các nghiên cứu cho rằng 10% người bệnh trầm cảm tự sáttrong vòng 12 tháng từ khi phát bệnh.<sup>36</sup>

<b>1.1.2.6 Các triệu chứng sinh học</b>

Các triệu chứng sinh học hay triệu chứng cơ thể thường gặp và quan trọng ởngười bệnh trầm cảm và đặc biệt là người cao tuổi, phần lớn là các triệu chứng rốiloạn hệ thần kinh thực vật. Các biểu hiện triệu chứng cơ năng của hệ thần kinh, hôhấp, tuần hồn, tiêu hố,...<sup>29,30,37</sup>

Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu thường gặp hơn cả trong nhóm triệu chứng này(80-100%), với biểu hiện là giảm chất lượng giấc ngủ hoặc thời gian ngủ. Có thểngười bệnh khó vào giấc ngủ, hoặc là thức giấc lúc nửa đêm hoặc thức giấc sớm,cũng có thể người bệnh ngủ nhiều, giấc ngủ kéo dài bất thường, khi thức giấc vẫncảm thấy mệt mỏi, không thoải mái. Có khi người bệnh nằm suốt cả ngày nhưng lại

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

không ngủ được, giấc ngủ thường nơng dễ thức giấc hoặc thường xun có ác mộngthức sớm trước 2 giờ so với thường lệ.<sup>38</sup>

Người bệnh giảm hoặc mất đi cảm giác ngon miệng hoặc chán ăn, mất hồn tồncảm giác thèm ăn uống dù khơng có bệnh lý thực thể nào, dẫn đến từ chối ăn uốnglàm cho người bệnh bị sút cân, suy kiệt. Một số trường hợp khác có thể ăn nhiềudẫn đến tăng trọng lượng cơ thể.<sup>39,40</sup>

Giảm trọng lượng cơ thể có liên quan trực tiếp đến chán ăn, giảm cân đơi khinặng nề. Có trường hợp giảm 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng.<sup>39</sup>

Các biểu hiện giảm hoặc mất khả năng tình dục là triệu chứng cũng hay gặp.Nam giới có thể liệt dương.

<i><b>1.1.3. Trầm cảm trên sinh viên</b></i>

<b>1.1.3.1 Một số đặc điểm tâm - sinh lý của sinh viên</b>

Tuổi sinh viên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể chất. Thôngthường đây là giai đoạn hồn tất q trình thay da đổi thịt của tuổi thiếu niên đạt tớisự chín muồi về mặt sinh lý. Có thể nói đây là thời kỳ phát triển nhanh nhất về cácchỉ số của cơ thể. Sự phát triển của hệ thống thần kinh, cấu trúc các tế bào của đạinão cũng có đặc điểm như cấu trúc tế bào não của người lớn. Số lượng dây thầnkinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của vỏ não hồn thiện. Đó chínhlà tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa q trình nhận thức. Sự tự ý thức của sinhviên cũng ở mức độ cao giúp người sinh viên có thể điều chỉnh hành vi và hoànthiện nhân cách của mình. Sự tự ý thức của sinh viên xuất phát từ sự đánh giá vàkhả năng đánh giá về các mặt của đời sống xã hội.<sup>41</sup>

<b>1.1.3.2 Các nguy cơ dễ dẫn đến lo âu, trầm cảm ở sinh viên</b>

Quá trình học tập ở trường là giai đoạn quan trọng trong quá trình xã hội hóanhân cách. Giai đoạn học đại học là giai đoạn sinh viên có cuộc sống lao động trí óccăng thẳng để tiếp nhận tri thức và phát triển các chức năng tâm lý như tư duy, chúý, trí nhớ,… Đây cũng là giai đoạn sinh viên tham gia nhiều hoạt động và các mối

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

quan hệ xã hội. Do vậy, học tập, nghiên cứu khoa học, giao tiếp và tham gia cáchoạt động xã hội là những hoạt động chính của sinh viên.<sup>42</sup>

Tuy nhiên, sinh viên lại là đối tượng có nguy cơ trầm cảm cao hơn khi gặp khókhăn: trong việc tìm bạn mới, khi mâu thuẫn với bạn cùng phòng, tham gia các hoạtđộng xã hội, hay khi gặp rắc rối trong gia đình.<small>43</small>

Khi mâu thuẫn với bạn cùng phòng, sinh viên trở nên mệt mỏi, khó chịu, căngthẳng, nếu mâu thuẫn kéo dài không được giải quyết dễ dẫn đến trầm cảm.<sup>16</sup>

Khi tham gia các hoạt động xã hội sinh viên cần phải năng động, hòa đồng vàcần có cách giải quyết cơng việc thích hợp, nếu không dễ rơi vào trạng thái cô lậpthất vọng và có suy nghĩ tiêu cực về xã hội, điều này làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Áp lực học tập và những thói quen sinh hoạt khơng hợp lý khiến cơ thể lâm vàotrạng thái thường xuyên mệt mỏi, buồn chán và cáu gắt. Điều này cũng làm tăngnguy cơ dẫn đến trầm cảm.<small>44,45</small>

Những sinh viên có vấn đề về sức khỏe cũng có nguy cơ bị trầm cảm hơn so vớinhững sinh viên có sức khỏe tốt<sup>16</sup>. Vì khi khơng đảm bảo sức khỏe, sinh viên mất sựtập trung trong việc học, không thể đạt được mục tiêu học tập đã đặt ra, sợ thua kémbạn bè khiến sinh viên có cảm giác buồn chán, thất bại và bất lực. Từ đó có khảnăng dẫn đến trầm cảm.<small>46</small>

Nguy cơ trầm cảm cũng cao hơn đối với những sinh viên gia đình có người bệnhnặng<sup>16</sup>, mất đi người thân. Do sự mất mát tình cảm quá lớn, thiếu đi sự quan tâmchia sẻ khiến sinh viên rơi vào trạng thái tuyệt vọng, tự cơ lập mình với thế giớixung quanh.

Sinh viên được đặt nhiều kì vọng của gia đình và chính bản thân thì áp lực họctập tăng, thời gian biểu khơng hợp lý, giờ học kéo dài khơng có thời gian nghỉ ngơigiải trí, ln trong trạng thái căng thẳng, lo âu dẫn đến suy giảm trí nhớ, tâm thầnbất an.<sup>47</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Trong môi trường sống lộn xộn, bừa bãi, sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao hơnso với những sinh viên khác. Môi trường là nơi diễn ra mọi hoạt động sống và họctập, do đó nếu môi trường bừa bãi, lộn xộn thì sinh viên không thể tập trung họctập, bất an và mệt mỏi, đặc biệt là sẽ xuất hiện cảm giác buồn chán kéo dài.<sup>48</sup>

Ngoài ra, đa số sinh viên khi học đại học là bắt đầu cuộc sống xa nhà, có nhữngsinh viên một năm chỉ về thăm gia đình được hai lần. Điều này có thể gây ra sự gắnbó giữa cá nhân sinh viên với gia đình khơng cịn như xưa và việc hỗ trợ từ phía giađình nếu sinh viên có những cảm xúc tiêu cực cũng sẽ không kịp thời.<small>49</small>

Đồng thời, khi môi trường sống thay đổi, môi trường học tập thay đổi cùng vớinhững thay đổi trong nội dung và phương pháp học tập cũng khiến sinh viên gặpnhiều khó khăn. Sinh viên cần có sự thích ứng với tất cả những điều mới mẻ đó đểhạn chế những cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra khi có những thay đổi đột ngột.

<b>1.1.3.3 Tỷ lệ trầm cảm trên sinh viên</b>

Sức khỏe tâm thần kém ở sinh viên đại học là một nguyên nhân gây lo ngại trêntồn cầu. Một đánh giá có hệ thống trước đây chỉ ra rằng sinh viên đại học có tỷ lệtrầm cảm cao hơn so với dân số chung.<sup>7</sup> Tỷ lệ trầm cảm hoặc lo âu ở sinh viên cácngành y tế cũng được báo cáo là cao hơn so với dân số chung ở các cơ sở hạn chếvề nguồn lực<sup>8,9,50</sup> và các cơ sở giàu tài nguyên.<sup>10,11</sup> Hầu hết các nghiên cứu này đãbáo cáo tỷ lệ trầm cảm hoặc lo âu<sup>7-9</sup> trên 35%. Các nghiên cứu có xu hướng tậptrung vào các rối loạn tâm thần phổ biến ở sinh viên y khoa.

Nghiên cứu của Fernanda Brenneisen Mayer và cộng sự<sup>9</sup> (2016) trên 1650 sinhviên y khoa được chọn ngẫu nhiên, 1350 (81,8%) đã hoàn thành nghiên cứu. Đánhgiá bằng bảng kiểm Beck Depression Inventory (BDI) và State Trait AnxietyInventory (STAI).Tỷ lệ phổ biến các triệu chứng trầm cảm là 41% (BDI > 9), trạngthái lo âu là 81,7% và đặc điểm lo âu là 85,6% (STAI > 33).

Một đánh giá có hệ thống của Liselotte N Dyrbye và cộng sự<sup>10</sup> (2006) về chứngtrầm cảm, lo âu và các chỉ số khác về tình trạng tâm lý của sinh viên y khoa Hoa Kỳ

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hơn so với dân số nói chung và các bạn cùng lứa tuổi vào những năm đào tạo saunày.

Nghiên cứu của Kwaku Oppong Asante và cộng sự<sup>8</sup> (2015) trên 270 sinh viênqua thang đo Centre for Epidemiological Studies Short Depression Scale (CES-D10), tỷ lệ trầm cảm chung là 39,2%; với 31,1% trường hợp trầm cảm nhẹ đến trungbình và 8,1% có triệu chứng trầm cảm nặng.

Nghiên cứu của Enrique Ramón-Arbués và cộng sự<sup>51</sup> (2020), nghiên cứu cắtngang về tình trạng tâm lý được đo lường thơng qua thang điểm trầm cảm, lo âu vàcăng thẳng (DASS-21) trên một mẫu gồm 1074 sinh viên đại học, cho thấy tỷ lệtrầm cảm (18,4%), lo âu (23,6%) và các triệu chứng căng thẳng (34,5%).

Nghiên cứu của Nuran Bayram PhD và cộng sự<small>52</small>

(2008), kiểm tra tỷ lệ trầm cảm,lo âu và căng thẳng trên 1617 sinh viên đại học Thổ Nhĩ Kỳ bằng thang điểm lo âuvà căng thẳng trầm cảm (DASS-42). Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và căng thẳng lần lượt là27,1%; 47,1% và 27%.

Nghiên cứu của Bernice Andrews và cộng sự (2004)<small>47</small>, nghiên cứu về mối liên hệgiữa lo âu, trầm cảm với căng thẳng trong cuộc sống và thành tích học tập trên 351sinh viên tại Anh bằng bảng câu hỏi (HADS: Zigmond & Snaith, 1983) tại thời

<b>điểm 1 tháng trước nhập học đại học và giữa khóa học, kết quả vào giữa khóa học,</b>

9% sinh viên trước đây khơng có triệu chứng trở nên trầm cảm và 20% trở nên lo âuở mức độ nghiêm trọng về mặt lâm sàng.<small>47</small>

Theo tác giả Hồ Ngọc Quỳnh<sup>13</sup> (2010) nghiên cứu trầm cảm ở sinh viên điềudưỡng và y tế công cộng tại TP Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ mắc trầm cảm ở sinhviên y tế công cộng lên tới 17,6%; ở sinh viên điều dưỡng là 16,5% và liên quan tớimột số yếu tố như sự quan tâm của cha mẹ, gắn kết nhà trường, thành tích học tập,quan hệ xã hội, tự nhận thức bản thân.

Một kết quả nghiên cứu của Lê Minh Thuận<sup>53</sup> (2011) đã cho thấy trong 252 sinhviên, tỉ lệ mức độ rất nặng - lo âu khoảng 7% là nữ và 4% là nam (chung là 11%),trầm cảm là 5% (nữ). Mức độ nặng - lo âu là 12%, stress là 2% và trầm cảm 2%. Có

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

sự tương quan cao giữa các yếu tố stress, trầm cảm và lo âu của sinh viên, giữa loâu và stress là r = 0,7; giữa lo âu và trầm cảm là r = 0,73; giữa stress và trầm cảm làr = 0,65.

<i><b>1.1.4. Thang đo trầm cảm PHQ-9</b></i>

Thang đo trầm cảm PQH-9 (Patient Questionare Health - 9) do bác sỹ Spitzer,Williams và Kroenke thiết kế năm 1999 dưới sự tài trợ của Pfizer, được giới thiệuvào năm 2001, trên người trưởng thành về sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng củabệnh trầm cảm và theo dõi đáp ứng điều trị trầm cảm.<sup>54</sup> Trầm cảm được đo bằngPHQ-9, vì nó có giá trị tương đương với Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạntâm thần, ấn bản thứ năm (DSM-5)<sup>55</sup>. Kroenke, Spitzer và Williams<sup>54</sup> đã tiến hànhcác bài kiểm tra tính hợp lệ và độ tin cậy trên PHQ-9 vào năm 2001, các nghiên cứucho thấy hệ số tin cậy là 0,89 và đối với điểm số sau khi làm bộ câu hỏi PHQ-9 cóđộ nhạy và độ đặc hiệu là 88%. Phân tích của Levis B và cộng sự<small>55</small>

(2019) cũng chothấy độ nhạy cao là 88% và độ đặc hiệu cao là 85% .

Thang đo này gồm 9 câu hỏi, gần như là bộ câu hỏi ngắn nhất trong các loạithang đo trầm cảm hiện nay, PHQ-9 mất chưa đến 3 phút để hồn thành. Tuy nhiên,bộ câu hỏi có độ chính xác cao nên được sử dụng rộng rãi.

Viện Quốc gia về Sức khỏe và Lâm sàng Xuất sắc đã xác nhận PHQ-9 để đo mứcđộ trầm cảm và khả năng đánh giá đáp ứng với điều trị ở người lớn trong cơ sởchăm sóc chính,<small>56</small> Khảo sát giám sát yếu tố rủi ro hành vi (BRFSS), Khảo sát kiểmtra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia, Khảo sát dịch tễ quốc gia về rượu và các tìnhtrạng liên quan, Chương trình Hỗ trợ sức khỏe Medicare đều sử dụng thang đoPHQ-9 đầy đủ hoặc một dạng rút gọn của nó. Cơ quan Cựu chiến binh, Bộ Quốcphịng và Kaiser Permanente đã thơng qua thang đo PHQ-9 như một thước đo tiêuchuẩn để sàng lọc trầm cảm. PHQ-9 cũng là thước đo trầm cảm được sử dụng phổbiến nhất trong Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh.<small>57</small>

Các nghiên cứu cho thấy PHQ-9 cũng hữu ích để tầm sốt bệnh trầm cảm tại cácphòng khám tâm thần.<small>58</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

trên người bệnh mắc bệnh đái tháo đường,<small>59</small> HIV-AIDS,<sup>60</sup> đau mãn tính, viêm khớp,đau cơ xơ hóa, động kinh và lạm dụng chất kích thích.<small>56</small>

Nó cũng được sử dụngtrong các nghiên cứu liên quan đến bệnh nhân khuyết tật thể chất cũng như ngườilớn tuổi, học sinh và thanh thiếu niên.<small>56</small> PHQ-9 có sẵn với hơn 30 ngôn ngữ<sup>61</sup> vàhợp lệ để sử dụng ở các dân tộc khác nhau.<small>56</small>

Pfizer sở hữu bản quyền của PHQ-9và cho phép nó được truy cập miễn phí.<sup>62</sup>

Do đó nghiên cứu của chúng tơi lựa chọn thang đo PHQ-9 để đánh giá nguy cơ trầmcảm trên sinh viên Y học cổ truyền, cũng như khảo sát mối liên hệ giữa trầm cảm vàthể chất Y học cổ truyền trên sinh viên khoa Y học cổ truyền.

Thang đo gồm 9 câu hỏi, mỗi câu trả lời tương ứng chấm theo thang điểm 0-3 điểm.Tổng số điểm cao nhất của bộ câu hỏi là 27. Kết quả sẽ tính như sau<small>63</small>

:- Tổng điểm từ 0-4 điểm : Bình thường

- Tổng điểm từ 5-9 điểm : Trầm cảm mức tối thiểu- Tổng điểm từ 10-14 điểm : Trầm cảm mức nhẹ

- Tổng điểm từ 15-19 điểm : Trầm cảm mức trung bình- Tổng điểm từ 20-27 điểm : Trầm cảm mức nặng

<b>1.2. Thể chất y học cổ truyền</b>

Thể chất YHCT là bộ phận trong lý luận YHCT, đã thu hút sự quan tâm của nhàkhoa học và nhiều dự án nghiên cứu. Các thể chất được phân thành chín khuynhhướng bệnh tật và khả năng thích nghi với mơi trường bên ngoài. Xue Liang vàcộng sự<sup>64</sup> năm 2020 đã thống kê tổng số 1639 nghiên cứu lâm sàng về thể chất yhọc cổ truyền, trong đó có 452 (88,59%) nghiên cứu cắt ngang, 115 (7,02%) nghiêncứu bệnh chứng và 72 (4,39%) nghiên cứu thuần tập bao gồm 30 khu vực của TrungQuốc và năm quốc gia khác (Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan vàPháp). Các nghiên cứu đa dạng trên 19 nhóm bệnh với 333 bệnh khác nhau. 10 căn

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

bệnh thường được nghiên cứu là tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, bệnh xơvữa động mạch vành, rối loạn giấc ngủ, ung thư vú, đau bụng kinh, bệnh gan nhiễmmỡ, viêm gan siêu vi B mạn tính và rối loạn lipid máu. Qua đó cho thấy thể chấtthiên lệch có liên quan chặt chẽ đến các bệnh cụ thể và có thể được sử dụng đểhướng dẫn phòng ngừa và điều trị cho từng cá nhân.

<i><b>1.2.1. Khái niệm cơ bản về thể chất</b></i>

Thể chất là các đặc điểm cá nhân tương đối ổn định về cấu trúc hình thái, chứcnăng sinh lý và trạng thái tinh thần được hình thành trên cơ sở bẩm thụ từ tiên thiênvà nuôi dưỡng của hậu thiên. Thể chất bắt nguồn từ sự tiến hóa tự nhiên và sự thíchnghi lâu dài, do đó có sự khác biệt về sự chi phối của tiên thiên và hậu thiên, trảiqua sinh trưởng, phát triển và lão hóa, đặc điểm thể chất của con người dần tươngthích với mơi trường tự nhiên và xã hội.<sup>65</sup>

Hoạt động sống là sự phối hợp và thống nhất giữa cơ thể và tâm thần, như Loại

<i>kinh – Tạng tượng loại viết: "Hình thái và tinh thần đi cùng nhau, là thể hoàn</i>

<i>chỉnh". Khái niệm cơ bản về thể chất bao gồm hình thể và tinh thần, tạo ra các chức</i>

năng sinh lý và tâm lý tương ứng với hình thái kết cấu nhất định. Chức năng sinh lývà đặc điểm tâm lý tốt là sự phản ánh cấu trúc hình thái bình thường, cả hai phụthuộc và ảnh hưởng lẫn nhau, được phản ánh trong các đặc điểm vốn có của cơthể.<sup>65</sup>

<i><b>1.2.2. Biểu hiện của thể chất qua đặc điểm tâm lý</b></i>

Tâm lý là sự phản ánh của cơ thể đối với thơng tin bên ngồi, là sự cảm thụ, trigiác, tình cảm, nhận thức, cảm xúc, trí nhớ, suy nghĩ, tính cách, năng lực,... Hìnhthái và tinh thần là một thể thống nhất, các hoạt động của các tạng phủ được thểhiện thành cảm xúc, phản ảnh sự phức tạp về hoạt động nhận thức, trong sách Tố

<i>Vấn – Thiên Âm dương ứng tượng đại luận viết: "Con người có ngũ tạng hóa sinh</i>

<i>ngũ khí, tạo thành hi, nộ, bỉ, ưu, khủng"</i><small>66</small>. Trong sách Linh khu – Thiên Âm dươngnhị thập ngũ nhân, mỗi loại hình thái có năm xu hướng tâm lý khác nhau.<sup>67</sup> Có 25

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

cấu trúc hình thái và chức năng sinh lý nhất định giúp cá nhân thể hiện một số đặcđiểm tâm lý nhất định.<small>65</small>

Đặc điểm tâm lý của con người không chỉ liên quan đến hình thái và chức năngsinh lý, mà còn liên quan chặt chẽ đến trải nghiệm sống của các cá nhân trong mơitrường văn hóa xã hội. Do đó, ngay cả những người có cùng cấu trúc hình thái vàchức năng sinh lý, họ có thể biểu hiện những đặc điểm tâm lý khác nhau. Như vậycó mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng chặt chẽ giữa hình thái cấu tạo, chức năngsinh lý và đặc điểm tâm lý.<small>65</small>

Mỗi dạng thể chất YHCT có đặc điểm chung, biểu hiện triệu chứng, đặc điểmtâm lý, khuynh hướng phát bệnh và phương pháp phòng bệnh khác nhau.<small>25</small>

Bảng 1.1 Đặc điểm khác biệt về tâm lý trong mỗi dạng thể chất YHCT

<b>Thể chất YHCT Đặc điểm tâm lý</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

và bên ngoài như thức ăn, sinh hoạt hằng ngày, cảm xúc tâm lý; các yếu tố diễn biếntự nhiên, quá trình phát triển bệnh, tác động của quá trình điều trị,…<sup>68</sup>

Nhân tố tiên thiên di truyền từ cha mẹ, bao gồm các yếu tố được bẩm thụ bêntrong cơ thể người mẹ trước khi sinh, tinh sinh dục từ cha mẹ, mối quan hệ huyếtthống của cha mẹ, độ tuổi sinh sản của cha mẹ và các bệnh trong thời kỳ mang thaiđều là các nhân tố ảnh hưởng, quyết định sức khỏe mạnh yếu của con, sự khác biệtthể chất âm dương thiên lệch.<sup>25,65</sup> Thời kỳ mang thai của mẹ, nếu chú ý đến việcđiều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, cảm xúc, cơng việc và nghỉ ngơi, dưỡng thaithì tinh tiên thiên đầy đủ, con sẽ có thể chất khỏe mạnh mà ít thiên lệch. Tiên thiênbất túc, bẩm thụ hư nhược hoặc thiên lệch có thể dẫn đến trẻ sinh trưởng phát dụcchậm, ảnh hưởng tố chất cơ thể và sự phát triển tâm lý.<sup>65</sup>

Nhân tố hậu thiên là sự tổng hợp các nhân tố sau khi sinh ra, như ăn uống, sinhhoạt, lao dục, tinh thần, tinh chí, các nhân tố từ môi trường tự nhiên, bệnh tật, dùngthuốc,... Thể chất không phải là sự tồn tại bất biến, dưới sự ảnh hưởng của hậuthiên, thể chất có thể biến đổi. Các nhân tố hậu thiên có thể ảnh hưởng đến thể chấtmạnh yếu, cũng có thể biến đổi loại thể chất.<sup>65</sup> Các yếu tố hậu thiên góp phần địnhhình thể chất do yếu tố tiên thiên quy định.<sup>25</sup>

Yếu tố môi trường là tập hợp những gì xoay quanh con người, là cơ sở để conngười tồn tại và phát triển, bao gồm: môi trường tự nhiên (khí hậu, địa lý, ơ nhiễmmơi trường) và mơi trường xã hội (môi trường sống, tâm lý xã hội, mơi trường đặcbiệt). Các yếu tố mơi trường góp phần vào quá trình phát triển và biến đổi của thểchất.<sup>25</sup>

Yếu tố tác động bao gồm: quá trình bệnh tật và quá trình điều trị. Các yếu tố tácđộng làm thay đổi tính bền vững của thể chất trong mơi trường làm biến đổi dạngthể chất, dẫn đến hình thành thể chất khác với thể chất ban đầu.<sup>25</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i><b>1.2.4. Bảng câu hỏi CCMQ</b></i>

<b>1.2.4.1 Nguồn gốc</b>

Vào cuối những năm 1970, lý thuyết phân loại thể chất theo YHCT đã đượcnghiên cứu và phát triển, xuất bản trong một bài viết có tựa đề “A Short View of theConstitutional Theory of Chinese Medicine”. Trong bài viết này đã khẳng định rằngcác thể chất có liên quan chặt chẽ với các bệnh lý.<sup>69</sup> Việc phân loại dựa trên cácthỏa thuận được thảo luận trong 108 loại y văn cổ và 168 loại y văn hiện đại, phântích tồn diện trên các đặc điểm của cơ thể, biểu hiện trên khuôn mặt, màu da, mắt,mũi, miệng, bàn tay và bàn chân, lưỡi, mạch, tính cách, chế độ ăn, nước tiểu vàphân, thay đổi bệnh lý và khả năng tương thích hoặc khơng tương thích của thuốc,cho ra 9 dạng thể chất theo y học cổ truyền, bao gồm: Bình hịa, Khí hư, Dương hư,Âm hư, Đàm thấp, Thấp nhiệt, Huyết ứ, Khí uất, Đặc biệt.<sup>70</sup>

Trong một nghiên cứu khác, các phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng đểphân loại thể chất và mơ tả đặc tính bằng cách sử dụng máy tính và phân tích thốngkê tài liệu. Đối với y văn cổ, phân tích thống kê được tiến hành trên bốn khía cạnh:tên, đặc điểm thể chất, khuynh hướng bệnh và các yếu tố hình thành. Đối với y vănhiện đại, phân tích thống kê được tiến hành trên các thể chất và mô tả đặc điểm; 408bộ dữ liệu về mơ tả đặc tính, cũng như kết quả của 1247 mẫu nghiên cứu dịch tễ họcđược phân tích. Sau đó, các thể chất được phân thành chín loại dựa trên năm khíacạnh sau: đặc điểm cơ thể, đặc điểm sinh lý, đặc điểm tâm lý, khuynh hướng bệnhtật và khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài. Điều này đã tạo ra các tiêuchuẩn ban đầu trong phân loại thể chất theo YHCT.<sup>70,71</sup>

Năm 2007, một nghiên cứu của Wang và cộng sự tiến hành dựa trên y văn cổ vàhiện đại nêu lên các đặc điểm của các thể lâm sàng trên bốn khía cạnh: cấu trúc hìnhthái (đề cập đến các đặc điểm quan sát, bao gồm cơ thể và tính cách), chức năngsinh lý, đặc điểm tâm lý (chẳng hạn như tính cách và cảm giác) và trạng thái phảnứng (khả năng thích ứng với mơi trường tự nhiên và xã hội). Bốn nhóm đặc trưngnày cung cấp một cơ sở và hướng dẫn để xác định các thể chất trong YHCT.<sup>72</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>1.2.4.2 Phân loại thể chất y học cổ truyền</b>

Bảng câu hỏi CCMQ được ban hành bởi Hiệp hội YHCT Trung Quốc. BảngCCMQ gồm 60 câu hỏi, tương đương với mỗi dạng thể chất gồm: Bình hịa, Khí hư,Dương hư, Âm hư, Đàm thấp, Thấp nhiệt, Huyết ứ, Khí uất và Đặc biệt.<sup>73</sup> Điểm củamỗi dạng thể chất được chuẩn hóa từ 0 đến 100.<sup>74</sup> Khách thể trả lời 60 câu hỏi, mỗicâu hỏi được gắn vào 5 mức độ tương ứng với 5 câu lựa chọn (khơng, hiếm khi, ít,thỉnh thoảng, ln ln). Điểm điều chỉnh thực hiện trước khi đưa vào mơ hình.<sup>75</sup>

<i>TS là tổng số điểm (điểm của mỗi mục được cộng lại, xem phụ lục 3). AS là điểm</i>

điều chỉnh.

Sau khi điều chỉnh điểm sẽ phân loại thể lâm sàng dựa vào tiêu chuẩn phân loạiđể xếp thể lâm sàng.<small>74</small>

Bảng 1.2. Bảng phân loại nhóm thể chất YHCT

Thể chất Cân bằng(Thể chất bình hịa)

AS thể Cân bằng ≥ 60

CóAS của 8 thể khơng cân bằng < 30

AS thể Cân bằng ≥ 60

Dễ cóAS của 8 thể không cân bằng < 40

Không đáp ứng các điều kiện trên KhôngThể chất không cân bằng

(Thể chất thiên lệch)

AS của 8 thể không cân bằng ≥ 40 CóAS của 8 thể khơng cân bằng 30-39 Dễ cóAS của 8 thể khơng cân bằng < 30 Không

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i><b>1.2.5. Phân loại 9 loại thể chất theo Hiệp hội Y học cổ truyền Trung Quốc</b></i>

<b>1.2.5.1 Thể Cân bằng</b>

Bảng 1.3 Đặc điểm của thể Cân bằng <sup>25,65</sup>

Đặc điểm chung Âm dương khí huyết điều hịa, hình tháicân đối, sắc diện hồng nhuận, tinh lựcdồi dào

Đặc điểm hình thể Hình thể đa phần là khỏe mạnh

Các biểu hiện thường gặp Sắc mặt, sắc da nhuận, tóc bóng mượt,mắt có thần, sắc mũi sáng nhuận, khứugiác nhạy bén, môi hồng nhuận, thíchứng với hàn và nhiệt, ngủ ngon, ăn uốngngon miệng, đại tiểu tiện bình thường,chất lưỡi hồng nhợt, rêu trắng mỏng,mạch hịa hỗn hữu lực

Đặc điểm tâm lý Tính cách dễ gần và vui vẻ.

Khả năng thích ứng với mơi trường bênngồi

Khả năng thích ứng tốt

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>1.2.5.3 Thể Khí hư</b>

Bảng 1.4 Đặc điểm của thể Khí hư <sup>25,65</sup>

Đặc điểm chung <sup>Nguyên khi bất túc, dễ mệt mỏi, hơi thở</sup>ngắn, hụt hơi, tự hãn

Biểu hiện thường gặp

Giọng nói nhỏ, yếu, lười nói, dễ mệtmỏi, dễ đổ mồ hơi, lưỡi hồng nhạt, códấu ẩn răng, mạch nhược.

Đặc điểm tâm lý Tính cách hướng nội, trầm lặng

Xu hướng mắc bệnh Dễ bị cảm mạo, sa nội tạng và phục hồichậm sau khi bị bệnh.

Khả năng thích ứng với mơi trường bênngồi

Khơng chịu được phong, hàn, thử, thấp.

<b>1.2.5.4 Thể Dương hư</b>

Bảng 1.5 Đặc điểm của thể Dương hư <sup>25,65</sup>

Đặc điểm chung <sup>Có các biểu hiện của hư hàn như là</sup>dương khí bất túc, sợ gió, sợ lạnh, taychân lạnh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Biểu hiện thường gặp <sup>Sợ lạnh, tay chân lạnh, thích ăn uống</sup>ẩm, lưỡi nhạt bệu, mạch trầm trì.Đặc điểm tâm lý Tính cách trầm lặng và hướng nội.Xu hướng bệnh <sub>Dễ mắc bệnh đàm ẩm, phù thũng, tiết tả,</sub>

Bảng 1.6 Đặc điểm của thể Âm hư <sup>25,65</sup>

Đặc điểm chung <sub>Âm dịch hư tổn, miệng khô, họng táo,</sub>ngũ tâm phiền nhiệt.

Các biểu hiện thường gặp

Nóng lịng bàn tay, bàn chân, miệngkhơ, họng táo, mũi khơ, thích uống nướcmát, đại tiện táo, lưỡi đỏ khơ, mạch tếsác.

Đặc điểm tâm lý <sup>Tính cách nóng nảy, hướng ngoại và</sup>năng động.

Xu hướng mắc bệnh <sup>Dễ mắc các bệnh hư lao, thất tình, mất</sup>ngủ, cảm ngoại tà thì dễ nhiệt hóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>1.2.5.6 Thể Đàm thấp</b>

Bảng 1.7 Đặc điểm của thể Đàm thấp <sup>25,65</sup>

Đặc điểm chung <sup>Đàm thấp trở trệ, hình thể béo bệu, bụng</sup>phệ, miệng dính nhớt, rêu lưỡi nhầy.Đặc điểm hình thể Cơ thể béo phì, bụng to nhão

Biểu hiện thường gặp

Da mặt nhiều dầu, mồ hơi nhiều và dính,ngực đầy, đàm nhiều, miệng dính nhớthoặc ngọt, thích ăn đồ béo ngọt, rêu lưỡinhầy, mạch hoạt.

Xu hướng mắc bệnh <sup>Dễ mắc các bệnh tiêu khát, trúng phong,</sup>hung tý.

Khả năng thích ứng với mơi trường bênngồi

Khả năng thích ứng kém với mùa mưavà môi trường ẩm ướt.

<b>1.2.5.7 Thể Thấp nhiệt</b>

Bảng 1.8 Đặc điểm của thể Thấp nhiệt <sup>25,65</sup>

Đặc điểm chung

Chủ yếu là thấp nhiệt nội uẩn, như damặt bóng nhờn, miệng đẳng, rêu vàngnhầy.

Đặc điểm hình thể Đa phần là cân đối hoặc hơi gầy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Các biểu hiện thường gặp

Da mặt bóng nhờn, dễ nổi mụn, họngkhô miệng đắng, cơ thể nặng nề, cảmgiác đi tiêu không hết, phân sệt dính,tiểu tiện ít vàng sậm, ở nam bìu dễ ẩmướt, phụ nữ dễ bị huyết trắng, chất lưỡiđỏ, rêu vàng dính, mạch hoạt sác.

Xu hướng mắc bệnh Dễ nổi mụn, hoàng đản, nhiệt lâm.

Khả năng thích ứng với mơi trường bênngồi

Rất khó thích nghi với nhiệt độ ẩm hoặcnóng vào cuối mùa hè và đầu mùa thu.

<b>1.2.5.8 Thể Huyết ứ</b>

Bảng 1.9 Đặc điểm của thể Huyết ứ <sup>25,65</sup>

Đặc điểm chung <sup>Đặc trưng chủ yếu là ứ huyết như da xỉn</sup>màu, lưỡi tím.

Các biểu hiện thường gặp

Đốm đen trên da, tăng sắc tố, dễ bị banxuất huyết, lưỡi sẫm màu hoặc điểm ứhuyết, tĩnh mạch tối màu, tím hoặc tĩnhmạch dưới lưỡi nổi rõ, mạch sáp.

Đặc điểm tâm lý <sup>Dễ cáu gắt và hay quên, xu hướng dễ</sup>mắc bệnh liên quan đến mẫn cảm, đau,...

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Thích nghi với mơi trường bên ngồi Khơng chịu được hàn tà.

<b>1.2.5.9 Thể Khí uất</b>

Bảng 1.10 Đặc điểm của thể Khí uất <sup>25,65</sup>

Đặc điểm chung <sub>Khí uất, trầm cảm, lo âu, suy nhược là</sub>đặc trưng của khí uất.

Biểu hiện thường gặp

Dễ cảm thấy buồn bã và chán nản. Dễcảm thấy lo sợ và lo lắng. Dễ bị tổnthương hay xúc động. Dễ cảm thấy sợhãi hay hoảng sợ. Ngực đầy tức (Nặngngực) hoặc vùng bụng đầy trướng. Haythở dài mà khơng có lý do. Cổ họng cảmgiác bị vướng hoặc có hịn cục.

Đặc điểm tâm lý <sup>Hướng nội, không ổn định, nhạy cảm và</sup>hay lo.

Xu hướng mắc bệnh Mai hạch khí, trăm bệnh dễ mắc.

<b>1.2.5.10 Thể Đặc biệt</b>

Bảng 1.11 Đặc điểm của thể Đặc biệt <sup>25,65</sup>

Đặc điểm chung <sup>Bất thường bẩm sinh, với các khuyết tật</sup>sinh lý, dị ứng...

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Đặc điểm hình thể

Những người bị dị ứng thường khơng cóđặc điểm thể chất đặc biệt, những ngườicó dị tật bẩm sinh bất thường có thể cóhình dạng bất thường hoặc có khiếmkhuyết về thể chất.

Các biểu hiện thường gặp

Thể chất quá mẫn thường gặp thở khịkhẻ, thở rít, ngứa ngoài da, nghẹt mũi,hắt hơi,... Những người mắc bệnh ditruyền có di truyền dọc đặc điểm bẩmsinh, gia đình. Những trường hợp mắcbệnh trong thai kỳ do chịu ảnh hưởngcủa mẹ đối với sự tăng trưởng và pháttriển của thai nhi.

Đặc điểm tâm lý Thay đổi theo chất lượng cuộc sống.

Xu hướng mắc bệnh

Những người bị dị ứng dễ bị hen suyễn,dị ứng phấn hoa và dị ứng thuốc, cácbệnh di truyền như bệnh máu khóđơng,... các bệnh về thai nhi như ngũ trì(đứng muộn, đi muộn, phát dục muộn,mọc răng và nói chậm), ngũ nhuyễn (đầumềm, gáy mềm, tay và bàn chân mềm,cơ bắp mềm, miệng mềm).

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>1.3. Các nghiên cứu liên quan</b>

<i><b>1.3.1. Nghiên cứu mối liên quan giữa thể chất YHCT và mức độ trầm cảm trênsinh viên đại học</b></i>

Một nghiên cứu thí điểm cắt ngang của Sin Yee Yap và cộng sự<sup>21</sup> nhằm xác địnhmối liên quan giữa trầm cảm và các loại thể chất y học cổ truyền Trung Quốc, cũngnhư các yếu tố quyết định tâm lý trong sinh viên đại học ở Malaysia.

Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 9 đến ngày 28 tháng 9 năm 2020 trong số 80sinh viên đại học ở Malaysia. Những người tham gia đã hoàn thành bảng câu hỏikhảo sát trực tuyến, bao gồm bảng câu hỏi đánh giá trầm cảm PHQ-9, bảng câu hỏiCMCQ, thang điểm thái độ rối loạn chức năng (DAS), thang đo mức độ căng thẳng- lo âu - trầm cảm (DASS-21), thang điểm mức độ căng thẳng cảm nhận ( PSS-10),và thang điểm RSES, đánh giá trầm cảm, tình trạng cơ thể, rối loạn chức năng tháiđộ, căng thẳng, căng thẳng nhận thức và lòng tự trọng. Nhiều phân tích hồi quytuyến tính đã được thực hiện để xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến trầmcảm. Tỷ lệ trầm cảm chung của sinh viên đại học là 33,8%. Phân tích hồi quy đabiến cho thấy rằng những đối tượng có tình trạng Khí uất có xu hướng có nguy cơ

<i>mắc bệnh trầm cảm cao hơn (B = 0,089; p = 0,011), những đối tượng có thể chấtCân bằng (B = -0,077; p = 0,049) hoặc lòng tự trọng (B = -0,325; p = 0,001) cao có</i>

nguy cơ mắc bệnh trầm cảm thấp hơn.

<i><b>1.3.2. Nghiên cứu liên quan thể chất y học cổ truyền và bệnh trầm cảm ở phụ nữtrưởng thành</b></i>

Nghiên cứu cắt ngang của Shih-Lin Chen và cộng sự<sup>76</sup> (2020) trên 1423 phụ nữ.Sử dụng bảng câu hỏi với 44 mục gồm nhiều yếu tố khác nhau và Bảng câu hỏi vềthể chất YHCT BCQ gồm Thiếu dương, Thiếu âm và Ứ đàm. Kết quả chỉ ra rằngthể Thiếu dương (p = 0,022) hoặc Thiếu âm (p = 0,017), sống độc thân (p = 0,027-0,033), việc sử dụng các chất bổ sung sức khỏe cho phụ nữ trước đây (p = 0,005-0,008) và hút thuốc (p = 0,033-0,036) có liên quan với nguy cơ trầm cảm cao hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i><b>1.3.3. Nghiên cứu thể chất khí uất liên quan trầm cảm ở sinh viên đại học TrungQuốc có tiền sử bị ngược đãi khi còn nhỏ</b></i>

Nghiên cứu của Huiyuan Huang và cộng sự<sup>77</sup> (2022) trên 2108 sinh viên đại họctừ 18-25 tuổi trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021.Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành bốn bảng câu hỏi tự báo cáo, baogồm bảng câu hỏi ngắn về ngược đãi thời thơ ấu (CTQ-SF), bảng câu hỏi thể chấtKhí uất (QSC) - tỷ lệ con của Bảng câu hỏi về thể chất Y học Trung Quốc đơn giảnhóa, thang đánh giá khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc (DERS) và thang đánh giátrầm cảm Beck-II (BDI-II). Kết quả có mối liên quan giữa ngược đãi thời thơ ấu vàthể chất Khí uất, cũng như mối liên quan giữa thể chất Khí uất và trầm cảm ở sinhviên.

<i><b>1.3.4. Nghiên cứu liên quan giữa thể chất khí uất và trầm cảm trên nữ sinh viênđại học</b></i>

Nghiên cứu của Mingfan Liu và cộng sự<sup>78</sup> (2017) về mối liên quan giữa thể chấtKhí uất và trầm cảm trên 1200 sinh viên nữ. Bảng câu hỏi thể chất Khí uất (QSC),thang đo phản ứng của một người đối với tình trạng chán nản (RRS), thang đo trầmcảm của Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học (CES-D) được sử dụng để đánh giá mốiliên quan này.

Thống kê mô tả và hệ số tương quan Pearson được sử dụng. Các mối tương quancho thấy rằng trầm cảm có tương quan thuận với thể chất Khí uất ( r = 0,48 và p <0,01).

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Thiết kế nghiên cứu</b>

Nghiên cứu cắt ngang phân tích.

<b>2.2. Đối tượng nghiên cứu</b>

Sinh viên đủ 18 tuổi và đồng ý tham gia nghiên cứu.

<i><b>2.2.4. Tiêu chuẩn loại trừ</b></i>

Đang điều trị rối loạn tâm thần không phải trầm cảm.

<b>2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu</b>

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành từ 12/2022 đến 06/2023.Địa điểm nghiên cứu: Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

<b>2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu</b>

Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ với độ chính xác tuyệt đối:

Trong đó, ước lượng một tỷ lệ trong quần thể với:Độ chính xác tuyệt đối (hay sai số cho phép) d = 0,05.Độ tin cậy 95%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Tỉ lệ ước tính trong quần thể P = 17,5%. Tỉ lệ thể bình hịa trong nghiên cứu củaSin Yee Yap<sup>21</sup>. Cỡ mẫu tính được là 222.

Dự trù mất mẫu 10% do đối tượng thỏa vào tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu.Do đó, cỡ mẫu xác định là 244.

Uống rượu bia

Biến danh định. Có các giá trị<sup>21</sup>:Mỗi tháng tối đa 1 lần.

Mỗi tháng 2-4 lần.Mỗi tuần 2-3 lần.

Mỗi tuần từ 4 lần trở lên.

Hút thuốc lá Biến nhị giá. Có 2 giá trị có hoặc khơngTriệu chứng hoặc

bệnh làm ảnh hưởnghọc tập

Biến nhị giá. Có 2 giá trị có hoặc khơng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Biến nhị giá. Có 2 giá trị có hoặc khơng.

Có: AS thể Cân bằng ≥ 60 và AS của 8 thể không cân bằng <40.

Thể chất thiên lệch

Biến danh định. Có 8 giá trị:

Dương hư, Âm hư, Khí hư, Đàm thấp, Thấp nhiệt, Huyết ứ,Khí uất, Đặc biệt.

AS thiên lệch ≥ 40.AS thể Cân bằng <sup>Biến định lượng.</sup>

AS thể Cân bằng, theo thang điểm CCMQ.AS thể Dương hư <sup>Biến định lượng.</sup>

AS thể Dương hư, theo thang điểm CCMQ.AS thể Âm hư <sup>Biến định lượng.</sup>

AS thể Âm hư, theo thang điểm CCMQ.AS thể Khí hư <sup>Biến định lượng.</sup>

AS thể Khí hư, theo thang điểm CCMQ.AS thể Đàm thấp <sup>Biến định lượng.</sup>

AS thể Đàm thấp, theo thang điểm CCMQ.AS thể Thấp nhiệt <sup>Biến định lượng.</sup>

AS thể Thấp nhiệt, theo thang điểm CCMQ.AS thể Huyết ứ <sup>Biến định lượng.</sup>

AS thể Huyết ứ, theo thang điểm CCMQ.AS thể Khí uất <sup>Biến định lượng.</sup>

AS thể Khí uất, theo thang điểm CCMQ.AS thể Đặc biệt <sup>Biến định lượng.</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Tổng điểm của thang

đo trầm cảm PHQ-9 <sup>Biến định lượng.</sup>

<b>2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu</b>

Số liệu được thu thập bằng phiếu thu thập số liệu (phụ lục 1 )

<b>2.7. Quy trình nghiên cứu</b>

Bước 1: Thu thập danh sách sinh viên, lấy mẫu ngẫu nhiên theo danh sách lớp.SV thoả tiêu chuẩn chọn và không thỏa tiêu chuẩn loại trừ sẽ được đưa vào nghiêncứu, mỗi lớp chọn ít nhất 41 sinh viên để tiến hành khảo sát.

Bước 2: Tiến hành thu thập số liệu bằng cách ghi nhận thông tin từ phiếu thuthập số liệu (phụ lục 1), phân loại mức độ trầm cảm bằng PHQ-9 và phân loại thểchất YHCT bằng bảng câu hỏi CCMQ.

Bước 3: Tiến hành nhập liệu vào phầm mềm và thống kê mô tả đặc điểm mẫu.Bước 4: Xác định mối liên quan giữa thể chất Cân bằng và trầm cảm

Bước 5: Xác định mối tương quan giữa dạng thể chất thiên lệch và trầm cảm trênSV.

<b>2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu</b>

Cơng cụ thu thập số liệu và thống kê: phần mềm SPSS 25

<i><b>2.8.1. Thống kê mơ tả.</b></i>

Biến số định tính sẽ được trình bày theo tần suất, tỉ lệ %.

Biến số định lượng có phân phối chuẩn sẽ được trình bày: trung bình độ lệchchuẩn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Biến số định lượng có phân phối khơng chuẩn sẽ được trình bày: trung vị vàkhoảng tứ phân vị.

Thống kê phân tích: dữ liệu được phân tích bằng kiểm định chi bình phương(hoặc Fisher nếu n < 5) với các biến số định tính; bằng student’s t-test (biến số phânphối bình thường).

<i><b>2.8.2. Xác định mối liên hệ giữa biến thể chất y học cổ truyền, trầm cảm</b></i>

Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến, với X là giá trị của biến độc lập (điểm AScủa từng loại thể chất theo CCMQ), Y là giá trị biến số phụ thuộc (tổng điểm theothang đo PHQ-9)

<i>Y = B0 + B1X1 + B2X2 + … + BnXn + ε</i>

<b>2.9. Đạo đức trong nghiên cứu</b>

- Đề tài nghiên cứu thu thập thông tin bằng cách ghi nhận từ bảng câu hỏi. Cácđối tượng tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện, được cung cấp đầy đủ cácthơng tin về nghiên cứu.

- Có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.

- Chỉ được nhận vào nghiên cứu khi ĐTNC đã đồng ý và ký vào văn bản thỏathuận tham gia nghiên cứu.

- Có quyền ngừng tham gia nghiên cứu bất cứ lúc nào.

- Khi tham gia nghiên cứu, SV sẽ mất thời gian khoảng 25 phút để hồn thànhbảng câu hỏi, ngồi ra khơng cịn nguy cơ nào khác.

- Thơng tin nghiên cứu sẽ được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.- Tất cả các thông tin của SV chỉ có nghiên cứu viên và Hội đồng Đạo đứcnghiên cứu Y sinh học được tiếp cận. Các thông tin liên quan đối tượng nghiên cứuđược đảm bảo bí mật, tên được ghi cụ thể đến họ, tên lót và viết tắt chữ cái đầu tiêncủa tên.

</div>

×