Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

TPP: HOW CAN VN’S ENTERPRISES OVERCOME CHALLENGES FOR DEVELOPMENT?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.44 KB, 9 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TPP: HOW CAN VN’S ENTERPRISES OVERCOME CHALLENGES FOR DEVELOPMENT? </b>

ABSTRACT

Optimism in VN after TPP approved 2/10/2015 mushrooms on media, especially in beneficial sectors such as textiles and fisheries. International integration, more than ever, is deeply seeping into Vietnamese corporates and regulatory agencies, motivating them to study thoroughly about specific provisions whether directly or indirectly relative, weigh the details of the advantages and disadvantages of themselves, their opponents at home and abroad, to prepare for the upcoming scaly war, which may be, for some businesses, a survival fight.

The article aims to give some analyses of the advantages and difficulties in some typical sectors, helping readers and related businesses get more diverse views to better prepare both physically and mentally for the event.

Tags: TPP, VN’s enterprises, advantageous sectors, specific provisions.

<b>GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP VN VƯỢT THÁCH THỨC ĐỂ PHÁT TRIỂN TRONG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN TPP? </b>

Nguyễn Đức Châu Tóm Tắt

Niềm lạc quan tại VN sau khi TPP được thông qua ngày 2/10/2015 xuất hiện đầy dẫy trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt đối với các ngành hưởng lợi cao như dệt may, thủy sản. Hội nhập quốc tế hơn bao giờ hết đang thấm sâu vào các doanh nghiệp, cơ quan điều hành VN, thúc đẩy họ tìm hiểu cụ thể kỹ lưỡng hơn về các quy định liên quan trực tiếp hay gián tiếp, cân đo chi tiết những mặt ưu thế và nhược điểm của bản thân, các đối thủ trong và ngoài nước, để chuẩn bị cho cuộc chiến quy mơ và đối với một vài DN, có thể là cuộc chiến sống còn sắp đến.

Bài viết nhằm mục đích đưa ra một số phân tích các thuận lợi và các khó khăn đối với một vài ngành tiêu biểu, góp phần cho độc giả và các DN liên quan có góc nhìn đa dạng hơn, để chuẩn bị tốt hơn cả về vật chất lẫn tinh thần.

Từ khóa: TPP, FTA, ngành hưởng lợi, dệt may, thủy sản, ngành đồ uống, ngành sữa. I. BỐI CẢNH CHUNG

Gần đây, sau khi TPP được thông qua ngày 2/10/2015, các ngành kinh doanh ở VN đang ít nhiều cảm giác được cơn gió TPP đang tiếp cận (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương – một hiệp định thương mại tự do giữa 12 quốc gia: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản).

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Một số tỏ ra hồ hởi trong khi số khác lại lo âu. Khá nhiều quan điểm lạc quan khi thảo luận gam màu hồng TPP như GDP tăng khoảng 2,5% vào 2020; Xuất khẩu tăng thêm khoảng 68 tỷ USD vào

<i>2025; “sẽ có khoảng 60% đến 70% sản phẩm, mặt hàng của Việt Nam sẽ giảm thuế suất thuế xuất khẩu xuống 0%”; “Nguồn thu thuế xuất nhập khẩu chỉ giảm tỷ trọng trong thu ngân sách cịn trong thu tuyệt đối khơng giảm”; “quan hệ thương mại giữa các nước có quan hệ thương mại gắn bó như trên sẽ theo tính chất bổ sung lẫn nhau mà khơng mang tính cạnh tranh” (Khánh Huyền, 2015). </i>

Tuy nhiên, vài quan điểm thận trọng băn khoăn với việc những dòng vốn cực lớn sắp đổ bộ từ các tập đồn có cơng nghệ vượt trội – theo Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Tài chính), ơng Hà Duy Tùng, khi TPP được ký kết chính thức, Việt Nam có thêm 28 tỷ USD từ thu hút đầu tư nước ngồi (Khánh Huyền, 2015), có chất xám chun mơn rất sâu, rất thành thuộc thậm chí cịn có thể tác động đến thơng lệ quốc tế, thì việc ứng phó của các doanh nghiệp (DN) VN sẽ như thế nào? Các vụ kiện tụng quốc tê liên quan đến hàng hóa VN liệu sẽ giảm đi xét về mức độ lẫn số lượng thua kiện?

II. CƠ HỘI

Các ngành hưởng lợi:

2.1 Ngành đầu tiên chúng tôi đề cập là ngành gỗ và chế biến gỗ. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, “Ngành gỗ và chế biến gỗ được cho là ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia TPP, ngành gỗ sẽ được hưởng ba lợi ích rất lớn” (a) xuất xứ ngành gỗ “Tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu gỗ là yếu tố tiên quyết trong ngành chế biến gỗ”; (b) “quan hệ thương mại nội khối sẽ thuận lợi hơn, thu hút vốn đầu tư của các quốc gia trong ngành gỗ sẽ mạnh hơn”; (c) “các doanh nghiệp trong ngành gỗ dễ dàng tiếp cận được công nghệ mới, quản trị mới của các quốc gia tiên tiến, chất lượng hàng hóa theo đó sẽ cao hơn” (Thùy Dung, 2015).

Thêm một tin vui nữa: Đoàn doanh nghiệp Chile đến VN những ngày cuối tháng 10/2015 theo sự phối hợp tổ chức của Văn phòng Cục Xúc tiến Thương mại Chile tại Việt Nam (ProChile Vietnam) và Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) để quảng bá ngành gỗ của Chile. Các sản phẩm chính gồm: bột giấy, ván ép, gỗ xẻ, dăm gỗ, molding, giấy báo… với giá rất cạnh tranh trên thị trường thế giới, thấp hơn khoảng từ 10 -15% so với thị trường nhập khẩu gỗ truyền thống của doanh nghiệp Việt Nam là New Zealand (Thanh Tân, 2015).

Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân của người viết, chưa vội bàn đến vấn đề lợi thế vốn, việc cạnh tranh ngay trong công nghệ ngành này cũng đã là 1 yếu tố cần xem xét. Vì riêng mặt cơng nghệ, tính thủ cơng rất cao của ngành chế biến gỗ VN hãy cịn kém rất xa so với tính tự động hóa của các quốc gia tiên tiến sẽ đương nhiên là 1 rào cản gây bất lợi cho sản phẩm gỗ VN. Các máy cưa, bào, đục, lộng… trong ngành đều thuộc các thế hệ đầu; trong khi các máy móc tương tự ở Nhật Bản đều áp dụng cơng nghệ tự động hóa, vi tính hóa cao có thể tạo ra hàng loạt các sản phẩm tuyệt đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

giống nhau trong một thời gian ngắn hơn nhiều. Chưa kể đến tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc tế đòi hỏi mức độ khắt khe về độ sấy khô, độ bền, tác động đến môi trường, … của sản phẩm.

2.2 Kế tiếp, theo phân tích của Dragon Capital, các ngành hưởng lợi khi gia nhập FTA, TPP bao gồm; thủy sản, dệt may.

(Nguồn: Dragon Capital, trích từ stockbiz.vn, 2015)

Ngành thủy sản (Thủy sản Hùng Vương - HVG, Vĩnh Hoàn - VHC) được xem là hưởng lợi nhất bởi FTA sẽ không ảnh hưởng đến chi phí đầu vào. Cả HVG và VHC đều nhập khẩu khoảng 30% nguyên liệu đầu vào, chủ yếu là thức ăn chăn nuôi từ đậu tương của Mỹ, Brazil, Uraguay. Hiện thuế nhập khẩu với loại hàng hóa này đã về 0% (Minh Phương, 2015).

Về đầu ra, thị trường xuất khẩu chính của cả HVG và VHC đều là Mỹ và EU. Tham gia hiệp định thương mại tự do với EU sẽ mở đường để xóa bỏ thuế đánh vào cá tra của Việt Nam (hiện là 5,5%). Thuế nhập khẩu đối với cá tra Việt Nam vào Mỹ hiện đang là 0% nhưng thuế chống bán phá giá lại là vấn đề nhức đầu nhiều năm nay. Các doanh nghiệp VN rất kỳ vọng TPP sẽ giúp dỡ bỏ loại thuế này. Trong khi đó, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng bởi chi phí sản xuất thấp (Minh Phương, 2015).

Nhưng kèm theo theo đó là mối lo từ trong nội bộ rằng chúng ta có thể đánh mất các thị trường xuất khẩu thủy sản khi từ đầu năm đến nay, số lượng hàng bị trả về do vị phạm chỉ tiêu hàm lượng thuốc kháng sinh cấm sử dụng đã gần tương đương với số lượng cả năm 2014 (181 lô so với 187 lô). Lý do, theo Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), nông dân và nhà máy sử dụng hóa chất để bảo quản. Doanh nghiệp xuất khẩu vì chạy đua hạ giá thành nhằm tìm kiếm đơn hàng đã trực tiếp ép giá nông dân và họ khơng cịn lựa chọn nào khác đành sử dụng biện pháp trên vì chúng giúp giữ giá rẻ nhất. Theo ơng Đặng Quốc Tuấn, Phó Tổng

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Giám đốc Tập đoàn Việt - Úc,“Những đơn hàng tốt, những thị trường tốt chúng ta đang đánh mất dần vì cuộc chiến giá rẻ”(Ngọc Ánh, 2015).

Ngồi ra, người tiêu dùng trong nước sẽ không khỏi lo âu vì các lơ hàng bị trả về này chắc chắn sẽ khơng bị DN tiêu hủy vì chưa có tiền lệ nào như vậy. Chúng sẽ được phù phép bán ra trong nước để gỡ vốn và trong lúc việc kiểm định dư chất kháng sinh tại VN chỉ thực hiện theo kiểu “vài mẫu đại diện”, danh sách chất kiểm định khá khiêm tốn, thì người tiêu thụ VN lại có cơ hội “hưởng” các sản phẩm có thể gây hại đến sức khỏe này (Ngọc Ánh, 2015).

2.3 Kế tiếp là ngành dệt may. Cũng theo Dragon Capital, ngành dệt may với các công ty đầu ngành như Vinatex, Sợi Thế Kỷ, Dệt may Thành Công, cũng được xem là ngành hưởng lợi nhiều nhất. “Hơn 90% hàng dệt may của Việt Nam được xuất sang Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, nhưng hiện thuế nhập khẩu tại các thị trường vẫn khá cao, trung bình tại EU là 12%, Mỹ từ 5,6% đến 19%”. BVSC (2015) cũng báo cáo rằng dệt may là lĩnh vực mà Việt Nam là nhà xuất khẩu đứng thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) vào thị trường Mỹ và thứ ba vào Nhật. Các hiệp định FTA, TPP sẽ dỡ bỏ hàng rào thuế quan và đem lại lợi nhuận, doanh số cao hơn cho ngành dệt may nói chung (Minh Phương, 2015).

Sự lạc quan nói trên cịn được củng cố bởi con số “biết nói” doanh thu 17 tỷ USD và kỳ vọng sẽ đạt 30 tỉ USD vào năm 2025. Chưa dừng lại ở đó, báo Tuổi Trẻ mới đây đăng bài về khu công nghiệp dệt may nở rộ nhằm đón đầu TPP (tuoitre.vn, 2015). Theo đó có thể nhận thấy niềm lạc quan đã ảnh hưởng tích cực cụ thể vào xu thế đầu tư đón đầu, vì ai cũng biết, đầu tư vào KCN phải có tầm nhìn vài chục năm, khơng phải kiểu chụp giật như chứng khoán, vàng, hay ngoại tệ.

Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, việc áp dụng quy tắc về xuất xứ (ROO) theo quy định TPP có thể gây ra phiền tối khơng nhỏ. “…sản phẩm dệt may của Việt Nam chỉ được miễn thuế khi nguyên liệu tự sản xuất hoặc nhập từ một nước cũng tham gia TPP” (Minh Phương, 2015). Lý do là vì đa số các công ty dệt may VN đều nhập nguyên liệu từ các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc vốn là các nước không gia nhập TPP. Như vậy việc hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ có vẻ khơng dễ dàng như nhiều người mong đợi. Ngoài ra, để hưởng mức thuế 0% này, theo báo cáo của cơng ty chứng khốn Tân Việt, “các sản phẩm dệt may của Việt Nam phải có mọi cơng đoạn sản xuất “từ sợi trở đi” thực hiện trong nước hoặc tại các nước trong khu vực TPP” (Phan Hằng, 2015). Báo cáo cũng cho biết thêm chỉ có CTCP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Cơng là có thể đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe nói trên cịn một số cơng ty khác như: CTCP Sản xuất thương mại may Sài Gòn (GMC), CTCP Đầu tư và thương mại TNG (TNG), CTCP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL), CTCP Vải sợi may mặc Miền Bắc (TET), CTCP May Phú Thịnh Nhà Bè (NPS), chỉ mới có thể làm cơng đoạn cắt và may (Phan Hằng, 2015). Có nghĩa là họ không đủ tiêu chuẩn để hưởng mức thuế ưu đãi nói trên. Các cơng ty này chỉ có thể “hưởng sái” khi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn đơn hàng gia công của các doanh nghiệp nước ngoài (Cha u Hue ̣, 2015).

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Ngoài ra, thách thức rất lớn với các DN dệt may trong nước là tiêu chuẩn khá khắt khe về lao động và môi trường của TPP. Nếu xét về các tiêu chuẩn này thì hiện tại ít có DN VN nào đạt được để hưởng các mức thuế nói trên. Và khi vi phạm những tiêu chuẩn này, những lơ hàng đã được miễn thuế có thể bị truy thu thuế ngược lại và thậm chí DN có thể bị phạt. Ngành dệt may là ngành thâm dụng lao động, nhiều khi phải tăng ca để đáp ứng đủ sản phẩm, nhưng quy định về giờ quy định của TPP khác với truyền thống trong ngành tại VN. Do đó, các DN dệt may trong nước sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc tăng ca ngồi giờ quy định nhằm đáp ứng đơn hàng. Về tiêu chuẩn mơi trường, VN và Trung Quốc có vẻ là 2 nước “dễ dãi” khi đối phó với vấn đề chất thải gây tác hại đến môi trường. Trong dệt may, ngành nhuộm gây tác hại đến môi trường nhiều nhất vì vơ số các hóa chất sử dụng trong q trình, tẩy, cán, nhuộm, hấp... Thơng thường, chi phí xử lý nước thải khá cao, nên các DN thường cố tình lách luật, cắt xén cơng đoạn này (ví dụ: Vedan, Formosa), điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị kiện bởi các nhà đầu tư nước ngồi và có thể sẽ không thể xuất khẩu sang các nước thành viên TPP (Phan Hằng, 2015).

Cũng theo Dragon Capital, các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận hành cảng và logistics (hiện VN có khoảng 1.300 DN dịch vụ logistics) được hưởng lợi gián tiếp do khối lượng hàng hóa thương mại tăng mạnh sẽ cần thêm nhu cầu vận tải và dịch vụ logistics (Thanh Tân, 2015). Các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển các khu công nghiệp như Kinh Bắc City - KBC và Itaco - ITA cũng có lợi do DN nước ngoài sẽ đổ bộ vào Việt Nam trước thềm các hiệp định FTA. Ngành xây dựng và cơ sở hạ tầng đại diện là các tập đoàn CTD, CII, HUT, IJC… cũng hưởng lợi do nhu cầu xây dựng nhà máy và cơ sở hạ tầng tăng khi Việt Nam tham gia các hiệp định FTA (vinanet.vn, 2015). III. THÁCH THỨC

Các ngành cạnh tranh:

Theo phân tích của Dragon Capital, các ngành khơng được hưởng lợi khi gia nhập FTA, TPP bao gồm; dược phẩm, thực phẩm và đồ uống, ngành thép, ngành ô tô và lốp xe (Minh Phương, 2015). Thực ra, chúng tôi tin rằng danh sách có thể dài hơn với ngành chăn ni và nơng nghiệp, đơn giản vì VN là quốc gia nông nghiệp, nhưng trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ thảo luận vài ngành tiêu biểu như: ngành đồ uống và sữa, ngành chăn nuôi và nông nghiệp.

2.1 Trước hết, chúng ta phân tích ngành đồ uống và sữa.

Hiệp định TPP sẽ tạo cho ngành đồ uống có cồn ở Việt Nam có nhiều cơ hội mới như: Gia tăng xuất khẩu do các nước TPP xóa bỏ thuế quan theo cam kết, được áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cơ hội thu hút đầu tư từ phía các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các nước TPP khác vào ngành đồ uống Việt Nam, DN Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (VietinbankSc, 2015).

Mặt khác, theo ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) – thách thức rất lớn là sẽ phải mở cửa thị trường hoàn toàn, các biện pháp bảo hộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

sẽ bị loại bỏ (Hồng Quân, 2015). Những loại đồ uống mang tính cạnh tranh lớn bao gồm rượu vang, rượu mạnh, nước giải khát từ các tập đồn khổng lồ nước ngồi hồn tồn có khả năng chèn ép sản phẩm trong nước. Việc nâng cao năng lực quản lý và chất lượng cũng như đa dạng hóa sản phẩm ngay dù có thực hiện tốt đi nữa cũng khơng thể nào có hiệu quả một sớm một chiều.

Kế đó, TPP cũng mang đến nhiều thách thức khác: Việc giảm thuế nhập khẩu xuống 0% khi TPP có hiệu lực sẽ đưa ngành này vào cuộc cạnh tranh khốc liệt. Tâm lý ưa thích sự dụng sản phẩm ngoại của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam sẽ làm giảm thị phần của các doanh nghiệp thuần nội địa. Dự thảo gia tăng thuế TTĐB của Bộ Tài Chính với mặt hàng nước giải khát có cồn, trong đó, bia và rượu trên 20 độ sẽ chịu thuế suất 65% thay vì 50% như trước đây, rượu dưới 20 độ chịu thuế 35%, thay vì 25%. (VietinbankSc, 2015).

Năm 2014, ngành hàng này đã "ngấm đòn" kinh tế khó khăn với sự xác nhận của các DN Việt. Tốc độ tăng trưởng sản xuất của Bia Sài Gịn đã chậm lại, thay vì tăng trên 10%/năm, năm nay, Sabeco chỉ đạt mức tăng trưởng từ 6 - 8% so với năm 2012. DN ngành này rỏ ràng không thể không lo âu với hàng chục đối thủ ngoại đến từ nhiều quốc gia cực kỳ kinh nghiệm có bề dày hàng thập kỷ như Carlsberg của Đan Mạch và Sapporo đến từ Nhật Bản. TS Phan Đăng Tuất - Chủ tịch Sabeco - cho biết: “Khơng có một thị trường nào mà sự cạnh tranh đã khốc liệt như ở thị trường Việt Nam” (Hồng Quân, 2015). Hơn ai hết, các DN trong nước đã cảm nhận được cuộc chiến không cân sức đang điễn ra và sẽ tăng tốc với mức độ ngày càng đáng sợ: chưa ai quên được vụ Coca Cola và Chương Dương, Tribeco. Mỹ, Nhật Bản, Canada, Mexico, Chilê... là các quốc gia rất mạnh về xuất khẩu rượu bia và nước giải khát. Với các chiến lược dày dạn kinh nghiệm và các chiến thuật marketing độc đáo, họ dễ dàng giành được phân khúc bia cao cấp, nhắm vào tầng lớp tiêu thụ trung lưu, sức mua vẫn tăng trưởng ổn định dù khó khăn kinh tế đang hiện hữu. Trong khi đó, các hãng bia nội mới chỉ tập trung vào phân khúc bình dân và cố tình dâng phân khúc bia cao cấp cho các DN ngoại. Khi TPP có hiệu lực, chúng tôi lo ngại rằng nếu thuế nhập khẩu giảm, giá bia ngoại tự dưng rẻ hơn hẳn, người tiêu dùng VN sẽ chuyển sang dùng bia cao cấp thì bia nội sẽ mất dần thị phần (Hồng Quân, 2015).

Đối với ngành sữa, một số nước trong Hiệp định TPP như New Zealand đang dư cung, giá thành sản phẩm sữa đang tụt dốc, gây khốn khó cho cả nơng dân lẫn ngân sách chính phủ. Theo tuyên bố của Thủ tướng New Zealand John Key vào đầu tháng 8/2014, ngành sữa nước này hiện đang trong tình trạng khó khăn vì tình trạng dư cung. Chúng ta đều biết ngành sữa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế nước này vì đóng góp đến 30% tổng sản lượng xuất khẩu. Mỹ dù tình hình có nhẹ hơn, nhưng cũng đối mặt tình trạng dư cung (Thu An, 2015). Với lệnh cấm vận sữa và các sản phẩm từ sữa của TT Putin, các quốc gia có thế mạnh ngành này đã lao đao và đổ bán sản phẩm tràn ngập châu Âu với giá không tưởng. Giá thu mua sữa khô đã tách bơ từ nông dân xuống mức

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

3,85 đô la New Zealand/kg trong mùa vụ 2015 - 2016, trong khi mới chỉ một năm trước, giá mặt hàng này có giá 8,4 đơ la New Zealand/kg (Thu An, 2015).

<b>Đối với các sản phẩm từ sữa nhập khẩu từ Mỹ đạt 264 triệu USD trong năm 2014, với thuế suất </b>

hiện tại là 20%, sẽ bị loại bỏ trong vòng 5 năm sau khi TPP có hiệu lực. Thuế suất các sản phẩm từ pho mát, bột sữa và sữa nước sẽ bị loại bỏ ngay lập tức (Đăng Tùng, 2015). Thuế suất các sản

<b>phẩm từ sữa nhập khẩu từ các quốc gia khác cũng sẽ loại bỏ, có nghĩa là giá cả lại cịn rẻ hơn, khả </b>

năng chiến thắng của DN nước ngoài càng cao hơn. Đứng trước cơ hội TPP, giá sữa khoảng 12.000 VND/L tại châu Âu hiện tại (được báo chí cho là rẻ hơn cả nước đóng chai) của New Zealand và Mỹ sẽ tràn đầy cơ hội xâm nhập vào thị trường VN đang gây vật vã cho dân chúng với giá sữa ngấp nghé 30.000 VND/L. Các DN trong nước liệu có thể gối cao ngủ yên như cả chục năm ăn bát vàng? Liệu người tiêu dùng VN có vì lịng u DN nội địa mà vẫn tiếp tục ủng hộ giá sữa cao gấp hơn 2 lần?

<b>3.2 Ngành chăn nuôi và nông nghiệp. </b>

Theo nội dung của bản tóm tắt Hiệp định TPP về nơng nghiệp, Việt Nam sẽ bãi bỏ thuế quan áp dụng cho trên 90% sản phẩm hiện đang nhập khẩu từ Mỹ trong vịng năm năm tới hoặc có thể

<b>sớm hơn (Đăng Tùng, 2015). </b>

Khi thịt lợn từ Mỹ xuất khẩu sang thị trường Việt Nam với giá trị 2.2 triệu USD trong năm 2014 với mức thuế suất áp dụng cho thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn hiện tại là 30% sẽ về 0% sau 5-10 năm, chúng tơi dự báo khối lượng sẽ tăng mạnh hơn vì giá thành thấp hơn đến 30%. Sau khi gia nhập WTO, với thuế suất nhập khẩu thịt 10-12% từ các quốc gia ngồi Mỹ như hiện tại, người chăn ni ở VN một số đã bỏ nghề, một số sử dụng chiêu “thuốc tăng trọng”, và khi mức thuế này về 0% DN chăn ni VN chắc chắn khó lòng trụ lại thị trường. Chưa kể khi Hiệp định FTA với ASEAN có hiệu lực, sản phẩm thịt từ Thái Lan cũng đủ sức tiêu diệt thêm một số DN VN. “Từ đầu năm 2012, giá thịt heo duy trì trên 50.000 đồng/kg thì đến nay chỉ còn từ 34.000-38.000 đồng/kg, trong khi giá thành chăn nuôi lên tới 46.000 – 47.000 đồng/kg. Như vậy, khi một con heo xuất chuồng, trung bình người chăn nuôi lỗ trên dưới 10.000 đồng/kg heo hơi”. Giá thịt giảm chưa phải là vấn nạn cuối cùng vì thức ăn gia súc, các trang thiết bị chăn nuôi, thuốc thú y, điện, nước… đều tăng chóng mặt (sonongnghiepdaklak.gov.vn, 2015). Ai cũng thấy tính nhỏ lẻ, thiếu quy mô tại DN chăn nuôi VN, nhưng các chuyên gia đầu ngành cho rằng việc đầu ra, đầu vào đều phụ thuộc DN ngoại thì DN VN rõ ràng khơng chịu nổi (Nam Thiên, 2015).

<b>Cịn đối với các sản phẩm gia cầm đạt giá trị nhập khẩu từ Mỹ là 92.7 triệu USD trong năm </b>

2014, khi TPP có hiệu lực, mức thuế suất áp dụng cho gia cầm và các sản phẩm thịt hiện tại là 40% sẽ được loại bỏ sau 13 năm. Thuế suất áp dụng cho sản phẩm thịt gà đông lạnh sẽ được loại bỏ sau

<b>11 năm (Đăng Tùng, 2015). Theo ơng Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam </b>

Bộ cho biết hiện giờ, “thịt gà về tới Việt Nam có giá 19.000 đồng/kg, bán ra thị trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

23.000-27.000 đồng. Khi vào TPP, giá rẻ thêm bao nhiêu ơng cũng chưa dự đốn được. Trong khi đó, hiện tại, giá thành ra đến thị trường của mỗi kg gà trong nước đã lên tới 37.000 đồng” (Nam Thiên, 2015). Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, với đà giá các loại thịt lợn, bò, gà trên thị trường lao dốc thế này, các DN và người chăn nuôi nhỏ lẻ VN cùng với quy mô tầm thấp của họ, chắc chắn sẽ đối mặt với tương lai không sáng sủa sắp đến.

III. Kết luận

TPP tạo nên một bầu khơng khí lạc quan cho nền kinh tế VN, ít ra là trên phương tiện truyền thông. Tương tự như VN, cách đây 21 năm, dân chúng Mexico cũng hào hứng như thế sau khi tham gia NAFTA cũng với Mỹ và Canada. Tuy vậy, hiện nay nếu so sánh với lúc Hiệp định NAFTA có hiệu lực ngày 1/1/1994, mức lương người lao động vẫn khá thấp do phải cạnh tranh từ Châu Á và Trung Mỹ. Cơ hội cải thiện cuộc sống ở Mexico vẫn chưa tiến triển được như kỳ vọng. Các quy định về bảo vệ môi trường đã bị chèn ép hay bỏ qua vì phải tuân thủ những quy định bảo vệ các nhà đầu tư nước ngồi.Nơng sản giá rẻ từ Mỹ, Canada tràn vào khiến nhiều nông dân phá sản. Chúng tôi hơi băn khoăn liệu VN sẽ chịu cảnh tương tự hay không.

Sau khi tổng kết vài ngành tiêu biểu như trên, chúng tôi cho rằng cũng nên thận trọng với việc giảm thu ngân sách do trực tiếp cắt giảm mạnh nhiều dòng thuế trong bối cảnh ngân sách chúng ta đang cạn dần hiện nay. Các quy định bảo vệ các nhà đầu tư nước ngồi có thể sẽ gây thiệt hại phần nào cho các DN Việt. Cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ có thể gây bất lợi cho các DN VN vì phải đương đầu với các nhà cung cấp hùng mạnh, đầy kinh nghiệm, có sẵn thị phần và uy tín trên thế giới,” đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ” (thuvienphapluat.vn, 2015). “Việc thực thi các yêu cầu cao về môi trường, lao động, cạnh tranh… và các ràng buộc mang tính thủ tục khi ban hành các quy định liên quan đến rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ...” chắc chắn sẽ tạo ra khá nhiều phiền toái cho DN nội địa, chưa kể đến việc tổ chức thực hiện các yêu cầu này sẽ là một gánh nặng lớn đối với Nhà nước VN (thuvienphapluat.vn, 2015).

Thực ra, các nhà thiết kế các hiệp định FTA và TPP đã tính rất lỹ sao cho phần lợi nhuận béo bở nhất tại các thị trường sơ khai sẽ chắc chắn chảy vào hầu bao các tập đoàn kinh doanh khổng lồ, kinh nghiệm dày dạn, được bảo vệ hết sức chặt chẽ. Xây dựng nền tảng pháp lý chặt chẽ, cải tiến công nghệ, tăng năng suất, hạ giá thành, sản phẩm đáp ứng thị hiếu thị trường, nâng cao tính cạnh tranh, tạo nguồn vốn bền vững, tầm nhìn dài hạn….là sự chuẩn bị cần thiết đối với DN VN.

<b>Tài Liệu Tham Khảo </b>

<i><b>1. Cha u Hue ̣ (2015), Các nhóm ngành được hưởng lợi lớn từ TPP, </b></i>

trích ngày 27/10/2015.

<i>2. Đăng Tùng (2015) Xóa bỏ thuế 90% sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ Mỹ trong vịng 5 năm, </i>

vong-5-nam-118-445751.htm, trích ngày 27/10/2015.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i> Hồng Quân (2015), Rượu, bia nội trước thách thức TPP: Làm sao ngăn “dòng chảy” bia ngoại? </i>

chay-bia-ngoai-146054.bld, trích ngày 27/10/2015.

<i> Khánh Huyền (2015), Gia nhập TPP: 70% hàng hóa của Việt Nam sẽ có thuế xuất khẩu bằng 0%, trích ngày 27/10/2015.

<i><b>5. Minh Phương (2015), Dragon Capital: Dệt may, thủy sản, logistic, hạ tầng được lợi nhiều nhất </b></i>

<i>từ FTA, TPP, </i>

<i>Thời báo ngân hàng, trích ngày 27/10/2015. </i>

<i><b>10. Thu An (2015), “Khủng hoảng sữa” New Zealand làm chậm TPP, </b></i>

11. Thùy Dung (2015), <i>Với TPP, nông nghiệp sẽ phải thay đổi, </i>

12. Vân Hằng (2015), con-10-nam-de-chuan-bi/637854.antd) trích ngày 27/10/2015.

Website Chứng khốn Bảo Việt: det-may-khong-de-huong-loi-tu-tpp.aspx, trích ngày 27/10/2015.

Website Sở Nông Ngiệp Đak Lak: sonongnghiepdaklak.gov

15. Website Thư viện Pháp luật: luan-gop-y/11524/nhung-bat-loi-o-thi-truong-noi-dia-khi-viet-nam-thuc-hien-tpp, trích ngày 27/10/2015.

</div>

×