Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

"LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI. THỰC TIỄN VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 ĐẾN NAY" - TL Triết học Mác - Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.55 KB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TWKHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG</b>

<b>TIỂU LUẬN</b>

<b>TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN</b>

<b>Họ và Tên: Lê Thị Kiều TrangMã SV: 2254030046</b>

<b>Lớp HP: 1170012_01</b>

<b>HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ĐỀ TÀI</b>

<b>LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINHTẾ - XÃ HỘI. THỰC TIỄN VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN</b>

<b>1945 ĐẾN NAY</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>A. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài: </b>

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội củatriết học Mác-Lênin, một trong ba bộ phận hợp thành triết học Mác. Là kết quả củasự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biệnchứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại, chủ nghĩaduy vật lịch sử lý giải sự tiến hóa của xã hội lồi người bằng sự phát triển của trìnhđộ sản xuất. Cụ thể, trình độ sản xuất thay đổi khiến quan hệ sản xuất thay đổi, sựthay đổi quan hệ sản xuất lại dẫn đến những mối quan hệ xã hội thích ứng vớinhững quan hệ sản xuất đó thay đổi. Những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệxã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống pháp lý và chính trị. Chủnghĩa duy vật lịch sử của Mác trở thành phương pháp luận của nhiều nhà nghiêncứu trong các bộ môn như sử học, xã hội học, …

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử(hay còn gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội). Học thuyết hình thái kinhtế - xã hội vạch ra những quy luật cơ bản của sự vận động phát triển xã hội, đượckhoa học thừa nhận là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xãhội. Ngày nay, thế giới đang có những biến đổi to lớn, nhưng lý luận về học thuyếthình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên giá trị sâu sắc và thời đại.

Theo chủ nghĩa Mác-Lenin, trong lịch sử lồi người đã sẽ tuần tự xuất hiện 05 hìnhthái kinh tế xã hội từ thấp đến cao: Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy,hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nơ lệ, hình thái kinh tế xã hội phong kiến, hìnhthái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, và hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa. Tuynhiên, các nhà kinh điển cũng chỉ rõ, mặc dù sự thay thế nhau của các hình tháikinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, nhưng sự thay thế ấy bao giờcũng trải qua một q trình biến đổi, chuyển đổi, đó là thời kỳ quá độ. Quá độ đilên xã hội chủ nghĩa được khẳng định là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hộitư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ nghĩa. Do đó, quá độ lên chủ nghĩa xã hộilà tất yếu khách quan và là một thời kỳ lâu dài với nhiều con đường, bước đi vớinhững nội dung, tính chất và đặc thù khác nhau. Bên cạnh đó, học thuyết Mác -

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Lênin cũng dự báo khả năng bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đối với một số nướctrong những điều kiện cụ thể.

Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, sự lựa chọn con đường xã hội chủnghĩa đã rõ ràng và dứt khoát. Cương lĩnh chính trị đầu tiên được hội nghị thànhlập Đảng (2-1930) thông qua đã nêu rõ mục tiêu chiến lược của cách mạng ViệtNam là: "Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập", "để đi tới xã hội cộng sản".Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 nhấn mạnh con đường phát triển của Cáchmạng Việt Nam "bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hộichủ nghĩa". Sự lựa chọn dứt khốt đó bắt nguồn từ quá trình nghiên cứu và tìmhiểu của chủ tịch Hồ Chí Minh với lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, để Ngườilựa chọn chủ nghĩa ấy trở thành xương sống cho sự phát triển của Đất nước ta saunày. Tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, đồng thời có sự vận dụng, phát triển sáng tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnhViệt Nam; Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rõ bên cạnh việc học tập kinh nghiệmcủa các nước xã hội chủ nghĩa khác thì cần phải có phương pháp xây dựng chủnghĩa xã hội gắn với thực tiễn và lịch sử của Việt Nam. Vận dụng học thuyết hìnhthái kinh tế xã hội trong những mối quan hệ khách quan của xã hội và thời đại,Việt Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đang bước những bước đivững chắc, với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùngcường, sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Xuất phát từ những căn cứ trên, tôi đã chọn "LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁCVỀ HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI. THỰC TIỄN VẬN DỤNGỞ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 ĐẾN NAY" làm đề tài nghiên cứu.

<b>2. Mục đích nghiên cứu:</b>

Nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Từđó làm cơ sở để tìm hiểu thực tiễn vận dụng học thuyết đó ở Việt Nam giai đoạn1945 đến nay.

<b>3. Phương pháp nghiên cứu:</b>

- Phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịchsử.

- Phương pháp kết hợp Lôgic với lịch sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Khảo sát, phân tích mặt chính trị - xã hội trên điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp có tính liên ngành và cụ thể: phân tích và tổng hợp; thống kê; sosánh; điều tra xã hội học, sơ đồ hóa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>B. NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ HỌC THUYẾTHÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI</b>

<b>1. Sự hình thành học thuyết kinh tế - xã hội</b>

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hộiloài người, nhất là lịch sử xã hội tư bản, các nhà sáng lập chủ nghĩa khoa học - C.Mác và Ph. Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. ĐượcC. Mác và Ph. Ăngghen khởi xướng, V.I. Lênin bổ sung, phát triển và thực hiệnhố trong cơng cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô Viết, học thuyếtnày đã đem đến một làn gió mới cho việc nghiên cứu lịch sử, khoa học và xã hội:nó vạch rõ những quy luật vận động cơ bản của xã hội, học thuyết này còn làm nổibật những yếu tố cấu thành hình thái kinh tế - xã hội và xem xét xã hội trong quátrình biến đổi, phát triển khơng ngừng của nó.

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịchsử dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sảnxuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sảnxuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quanhệ sản xuất ấy. Là một hệ thống hồn chỉnh có cấu trúc phức tạp, hình thái kinh tế -xã hội bao gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗimặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, cómối quan hệ biện chứng và thống nhất.

<b>2. Các quy luật về mối quan hệ biện chứng của học thuyết hình thái kinh tế xã hội</b>

<i><b>-2.1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội</b></i>

Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành sản xuất. Sản xuất là hoạt độngkhông ngừng sáng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần nhằm mục đích thoả mãn nhucầu tồn tại và phát triển của con người. Quá trình sản xuất diễn ra trong xã hội lồingười chính là sự sản xuất xã hội - tức “sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiệnthực” (Ph. Ăngghen). Sự sản xuất xã hội bao gồm ba phương diện không tách rờinhau là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trong đó, sản xuất vật chất giữ vai trị cùng quyết định toàn bộ sự vận động, pháttriển của đời sống xã hội.

Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động trựctiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạora của cải xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Với ýnghĩa là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội lồi người, vai trị quan trọng củasản xuất vật chất được thể hiện trên ba phương diện: Trước hết, sản xuất vật chất làtiền đề trực tiếp tạo ra tư liệu sinh hoạt nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của conngười. Không chỉ thế, sản xuất vật chất là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử củacon người, bởi nhờ sự sản xuất ra của cải vật chất, con người đồng thời sáng tạo ratoàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Cuối cùng, theo Ph.Ăngghen, “lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”, sản xuất vật chất là điềukiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người. Nhờ lao động sản xuất, con người cóthể tách khỏi, hoà nhập và cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinhthần, đồng thời sáng tạo ra chính bản thân con người.

<i><b>2.2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất</b></i>

<i>2.2.1. Phương thức sản xuất</i>

Về định nghĩa, phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trìnhsản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội lồi người. Đó làphương thức khai thác những của cải vật chất cần thiết cho hoạt động tồn tại vàphát triển xã hội. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuấtvới một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.

<i>2.2.1.1. Lực lượng sản xuất</i>

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất tạo rasức sản xuất và năng lực thực tiến làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tựnhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Cụ thể, người lao động làcon người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhấtđịnh trong quá trình sản xuất; là chủ thể sáng tạo và đồng thời cũng là chủ thể tiêudùng mọi của cải vật chất xã hội. Trong khi đó, tư liệu sản xuất là điều kiện vậtchất cần thiết để tổ chức sản xuất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Tư liệu sản xuất có cấu trúc gồm tư liệu lao động (yếu tố vật chất con người dựavào để tác động lên đối tượng lao động) và đối tượng lao động (yếu tố vật chấtđược tư liệu lao động tác động lên để biến đổi thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sảnxuất). Tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động và phương tiện lao động.Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất tác động lên đối tượnglao động. Công cụ lao động là những phương tiện vật chất mà con người sử dụngđể tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng tạo ra của cải vật chất.Có thể nói, cơng cụ lao động là yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất,đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay khi cuộc cách mạng khoa học công nghệhiện đại phát triển, công cụ lao động được cơng nghệ hóa.

Lực lượng sản xuất chính là sự kết hợp giữa “lao động sống” với “lao động vậthóa”. Trình độ của lực lượng sản xuất chính là trình độ phát triển của cơng cụ laođộng, trình độ phát triển khoa học cơng nghệ, trình độ phân công lao động, kinhnghiệm, kỹ năng của người lao động. Như vậy, lực lượng sản xuất là sự thể hiệnnăng lực thực tiễn cơ bản nhất – năng lực sản xuất vật chất của con người.

<i>2.2.1.2. Quan hệ sản xuất</i>

Quan hệ sản xuất là mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sảnxuất và tái sản xuất xã hội. Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệusản xuất, quan hệ trong tổ chức, quản lý quá trình sản xuất, quan hệ trong phânphối sản phẩm; chúng có mối quan hệ biện chứng, mỗi mặt đều có tác động thúcđẩy hoặc kìm hãm những mặt khác. Quan hệ sản xuất vẫn hình thành một cáchkhách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan củacon người. Chính vì thế, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sảnxuất.

<i>2.2.2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất</i>

Là hai khía cạnh cốt lõi của phương thức sản xuất, mối quan hệ biện chứng giữalực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quy luật cơ bản của sự vận động và pháttriển xã hội.

Lực lượng sản xuất có vai trị quyết định đối với quan hệ sản xuất. Lực lượng sảnxuất là yếu tố năng động nhất, thường xuyên biến đổi và biến đổi đầu tiên trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

sản xuất. Lực lượng sản xuất là nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của mọilĩnh vực trong xã hội. Thêm nữa, lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời, nội dungvà tính chất của một kiểu quan hệ sản xuất mới trong lịch sử. Lực lượng sản xuấtphát triển đến một trình độ nhất định thì tất yếu quan hệ sản xuất cũ trở nên khơngcịn phù hợp, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó lẽ dĩ nhiên sẽdẫn đến việc thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới để thúc đẩylực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.

Bên cạnh đó, quan hệ sản xuất cũng tác động to lớn trở lại lực lượng sản xuất.Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối với lực lượng sản xuất chứ không chịusự quy định một cách thụ động. Ngoài ra, quan hệ sản xuất cũng quy định mụcđích, cách thức sản xuất và phân phối sản phẩm lao động, trực tiếp ảnh hưởng tớinăng suất, chất lượng trong sản xuất. Hơn thế nữa, quan hệ sản xuất phù hợp vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuấtphát triển; bởi lẽ nếu khơng phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sảnxuất. Sự phù hợp này quyết định mục đích, xu hướng phát triển của nền sản xuấtxã hội; trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; đem lại năng suất, chấtlượng, hiệu quả cho sản xuất.

Trạng thái vận động từ sự phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp mới ởtrình độ cao hơn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một mâu thuẫnmang tính biện chứng. Trong các giai đoạn đó, con người cần phát hiện và giảiquyết mâu thuẫn, “bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội” để thiết lập sự phùhợp mới làm cho quá trình sản xuất bước lên một nấc thang cao hơn.

<i><b>2.3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội</b></i>

<i>2.3.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội</i>

Cơ sở hạ tầng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử là toàn bộ những quan hệ sản xuấtcủa một xã hội mang sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tếcủa xã hội đó. Thơng thường, cơ sở hạ tầng của một xã hội ở một giai đoạn lịch sửnhất định bao gồm ba loại quan hệ sản xuất: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệsản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống; trong đó, quan hệ sản xuất thống trịđặc trưng cho cơ sở hạ tầng của xã hội đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiếtchế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trênmột cơ sở hạ tầng nhất định. Theo đó, kiến trúc thượng tầng là tồn bộ những quanđiểm tư tưởng về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học...cùng những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phải, giáo hội, cácđoàn thể và tổ chức xã hội khác.

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm và quy luật phát triển riêng.Chúng cùng tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại, đồng thời đều có mối liênhệ trực tiếp hoặc gián tiếp với cơ sở hạ tầng, cùng nảy sinh trên cơ sở hạ tầng, phảnánh những cơ sở hạ tầng nhất định. Bên cạnh đó, trong xã hội có giai cấp, kiến trúcthượng tầng mang tính giai cấp, trong đó nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng.Bất cứ nhà nước nào cũng là cơng cụ chun chính của giai cấp thống trị về mặtpháp lý – chính trị, tức giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu, thống trị tất cảcác mặt của đời sống xã hội.

<i>2.3.2. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượngtầng của xã hội</i>

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, “Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượngtầng có quan hệ biện chứng không tách rời nhau”. Mối quan hệ biện chứng ấy làquy luật cơ bản của sự vận động phát triển lịch sử xã hội. Cơ sở hạ tầng và kiếntrúc thượng tầng là hai mặt cơ bản của xã hội gắn bó chặt chẽ, hữu cơ; trong đó cơsở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, đồng thời kiến trúc thượng tầng tácđộng mạnh mẽ trở lại cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng trước hết giữ vai trị quyết định nội dung và tính chất của kiến trúcthượng tầng. Mỗi một cơ sở hạ tầng nhất định sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượngtầng tương ứng, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó. Trong xã hội có giai cấp,quan hệ sản xuất thống trị sẽ sinh ra kiến trúc thượng tầng nhằm duy trì nó; do đó,giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì đồng thời cũng thống trị đời sống chính trịvà đời sống tinh thần của xã hội. Hơn thế nữa, “cơ sở kinh tế thay đổi thì tồn bộcái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” (C. Mác).Ngun nhân của tính chất biến đổi đó suy cho cùng là do sự phát triển của lựclượng sản xuất. Tuy nhiên, sự phát triển của lực lượng sản xuất chỉ trực tiếp gây rasự biến đổi của cơ sở hạ tầng; sau đó nó mới làm cho kiến trúc thượng tầng chuyển

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

đổi một cách căn bản. Sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng diễnra trong từng hình thái kinh tế – xã hội cụ thể cũng như trong quá trình thay thếmột hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời sang một hình thái kinh tế - xã hội mới.Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự biến đổi đó tất yếu là kết quả của cuộc đấutranh giữa các giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội.Mặt khác, sự thay đổi của cơ sở hạ tầng đưa tới sự thay đổi của kiến trúc thượngtầng, dẫu vậy không phải mọi bộ phận của kiến trúc thượng tầng đều biến đổi nhưnhau. Những bộ phận như chính trị, pháp luật… thay đổi nhanh chóng; trong khiđó những nhân tố riêng lẻ như tôn giáo, nghệ thuật.. thay đổi chậm hơn; có nhữngnhân tố của kiến trúc thượng tầng cũ vẫn được kế thừa để xây dựng kiến trúcthượng tầng mới.

Ngược lại, các yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũng có tác động to lớn đối với cơsở hạ tầng. Sự tác động tích cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầngđược thể hiện ở chức năng: kiến trúc thượng tầng có trách nhiệm ln củng cố, bảovệ và định hướng xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó; ngăn chặnnhững mầm mống tự phát của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mới; đấutranh xóa bỏ tàn dư cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ. Thực tế, trong xãhội có giai cấp đối kháng, kiến trúc thượng tầng bảo đảm địa vị thống trị giai cấpthống trị trong kinh tế. Vì vậy, kiến trúc thượng tầng đã trở thành cơng cụ, phươngtiện để duy trì sự thống trị về kinh tế của giai cấp thống trị xã hội. Tác động củakiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai hướng: Nếu kiến trúcthượng tầng tác động cùng chiều với sự phát triển của cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy cơsở hạ tầng phát triển. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngược chiều sẽ kìm hãmhoặc thậm chí hủy diệt cơ sở hạ tầng sinh ra nó. Hiệu quả tác động của kiến trúcthượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có to lớn hay khơng đều phụ thuộc vào nhậnthức và cách vận dụng quy luật kinh tế – xã hội vào thực tiễn của con người.

<b>3. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên</b>

<i><b>3.1. Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội lồi người</b></i>

Có thể nói, tiến trình lịch sử lồi người là một q trình lơgic với nhiều quy luậtvận động, phát triển khách quan. Những quy luật khách quan đó xuất phát từ sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tương tác qua lại giữa các khía cạnh của hình thái kinh tế - xã hội. Chính các quyluật đó là lý do khiến cho tuy là phạm trù xã hội, nhưng hình thái kinh tế - xã hộilại có khuynh hướng phát triển như một quy luật tự nhiên, vận động phát triển nốitiếp nhau từ thấp đến cao. Trên cơ sở đó, C. Mác đã đi đến kết luận: “Tôi coi sựphát triển của các hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.Dù con người làm nên lịch sử nhưng sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xãhội không chịu sự tác động của con người mà tuân theo các quy luật xã hội kháchquan. Nguồn gốc sâu xa của sự biến đổi đó nằm ở chỗ: Sự phát triển của lực lượngsản xuất gây nên sự thay đổi của quan hệ sản xuất; từ đó thúc đẩy sự biến đổi củakiến trúc thượng tầng. Ba yếu tố đó là căn bản của hình thái kinh tế xã hội; khichúng thay đổi tất yếu sẽ dẫn đến hình thái kinh tế - xã hội này được thay thế bằnghình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn.

Dọc theo tiến trình lịch sử nhân loại, quá trình thay thế của các hình thái kinh tế xã hội xảy ra tuần tự từ hình thái kinh tế - xã hội ngun thủy; nơ lệ; phong kiến;tư bản chủ nghĩa và hiện tại là cộng sản chủ nghĩa. Có thể nói, các hình thái kinh tế- xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao chính là con đường phát triểnchung nhất của tiến bộ lịch sử. Tuy nhiên, con đường phát triển của mỗi dân tộcchẳng những bị chi phối bởi các quy luật chung mà còn bị tác động bởi các điềukiện riêng biệt về tự nhiên, chính trị, truyền thống văn hóa... Chính vì vậy, qtrình lịch sử - tự nhiên của xã hội không chỉ diễn ra bằng con đường phát triển tuầntự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, một hoặc một vài hình thái kinh tế - xã hội nhấtđịnh. Dẫu vậy, việc bỏ qua đó cũng diễn ra theo một q trình lịch sử - tự nhiênchứ không phải theo ý muốn chủ quan, duy ý chí.

<i><b>-3.2. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội có giá trị khoa học bền vững và ýnghĩa cách mạng</b></i>

Sự ra đời của học thuyết về hình thái kinh tế xã hội đã lật đổ vị trí thống trị của chủnghĩa duy tâm trong khoa học xã hội. Học thuyết này đã chứng minh: Lịch sửkhông phát triển theo chiều hướng ngẫu nhiên, theo lực lượng siêu nhiên, hay phụthuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Động lực phát triển của lịch sử là dohoạt động thực tiễn của con người mà trước hết là thực tiễn sản xuất vật chất dưới

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

sự tác động của các quy luật khách quan. Bên cạnh đó, học thuyết hình thái kinh tế- xã hội ra đã trở thành cơ sở phương pháp luận khoa học cho sự phân tích lịch sử,xã hội. Học thuyết này đã bác bỏ các quan niệm trừu tượng, duy vật tầm thường,duy tâm phi lịch sử xã hội, ý thức chủ quan và từ đó đề xuất phương pháp nghiêncứu mới: khi nghiên cứu lịch sử - xã hội phải bắt đầu nghiên cứu từ quá trình sảnxuất, cơ sở hạ tầng kinh tế của từng xã hội trong từng thời kỳ lịch sử. Mặt khác,theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, xã hội là một thể thống nhất các mặt gắnbó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất là quanhệ cơ bản, quyết định các quan hệ xã hội khác. Vì lẽ đó, học thuyết này trở thànhcơ sở vững chắc nhất để phân kỳ lịch sử bởi nó đã vạch ra mối quan hệ giữa cácmặt trong đời sống xã hội và các quy luật vận động, phát triển của xã hội từ thấpđến cao.

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội khẳng định lịch sử - xã hội của con người làquá trình lịch sử có quy luật cũng giống như những quy luật tự nhiên. Cho nên,muốn nhận thức và cải tạo đời sống xã hội cũ, ta phải đi sâu nghiên cứu các quyluật vận động phát triển của xã hội, phải nhận thức và tác động cả ba yếu tố lựclượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. C. Mác chỉ rõ dẫu trảiqua những bước quanh co song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩaxã hội. Hơn thế nữa, quá trình tiến tới chủ nghĩa xã hội nhất định cần có sự đấutranh giai cấp, đấu tranh cho Chủ nghĩa xã hội, “bởi vì con người làm nên lịch sử,mà lịch sử sẽ không thúc đẩy cuộc đấu tranh nào và tư bản sẽ cố kháng cự sự sụpđổ của chính nó”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG II: LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI</b>

<b>VẬN DỤNG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 ĐẾN NAY1. Điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945</b>

<i> Cánh mạng tháng 8 năm 1945 đã đem đến cho nhân dân Việt Nam cơ hội được</i>

làm chủ vận mệnh của chính mình và từ đó có thể làm chủ vận mệnh của đất nước.Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, Đất nước ta cũng phải đối mặtvới nhiều thách thức nan giải. Đầu tiên chính là sự đe dọa của “thù trong giặcngồi”: Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân lăm le lật đổchính quyền; trong khi đó từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, Quân Anh âm mưu giúp đỡPháp quay trở lại xâm lược. 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp trên cả nước, các thế lựcthù địch trong nước chống phá chính quyền...

Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội cũng tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối: Nền kinhtế nông nghiệp nước ta vốn đã lạc hậu, nay lại bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranhnên đã dẫn đến những hâu quả to lớn như nạn đói, dịch bệnh, lũ lụt lớn, hạn hánkéo dài; một nửa số ruộng đất khơng canh tác được. Kho bạc nhà nước hồn tồntrống rỗng. Các ngành sản xuất sa sút, ngưng trệ, hàng hóa khan hiếm, thị trườngđình đốn, tiêu điều. Lạm phát phi mã, bản thân đồng tiền Đông Dương mất giánghiêm trọng. Hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ; hủ tục, tệ nạn xã hội nhiễunhương… Cuộc sống của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ quả thực vơ cùng khốnđốn, tình hình Đất nước "ngàn cân treo sợi tóc".

<b>2. Điều kiện Việt Nam quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua hình thái kinh tế- xã hội Tư bản chủ nghĩa</b>

<i><b>2.1. Hiện thực mơ hình Chủ nghĩa xã hội hình thành ở Việt Nam</b></i>

Mơ hình Chủ nghĩa xã hội đã được Nguyễn Ái Quốc tiếp cận, nghiên cứu và truyềnbá vào Việt Nam từ những năm 1920 - sau khi Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhấtnhững luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin. Chủ nghĩaxã hội đã sớm ra đời ở nước Nga sau thắng lợi lớn của cuộc Cách mạng Xã hội chủnghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 vĩ đại. Cùng với sự ra đời của nước Nga Xơ -viết chính là diện mạo đầu tiên của chủ nghĩa xã hội hiện thực theo một nghĩa

</div>

×