Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tai lieu bao cao triet hoc va lich su hinh thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.13 KB, 9 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Chương I</b>

<b>KHÁI LƯỢC TRIẾT HỌC & LỊCH SỬ TRIẾT HỌCI. KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC </b>

<b>1. Triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của nó</b>

đại đã trở thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ có đời sống kinh tế – xã hội, văn hóa - tinhthần phát triển khá cao. Một mặt, sự phân cơng lao động xã hội và hồn thiện cơng cụ sảnxuất bằng kim loại đã làm gia tăng sản phẩm thặng dư, kéo theo sự phân hóa mạnh mẽ xã hộira thành các giai cấp, đẳng cấp, các tầng lớp, các loại hình lao động và sự xung đột quyết liệtgiữa chúng … Trong tình hình đó đã xuất hiện và phát triển nhanh tầng lớp trí thức cùng vớisự đề cao lao động trí óc và nhu cầu cần quản lý xã hội bằng tư tưởng. Cuộc đấu tranh bảo vệlợi ích của các giai cấp, đẳng cấp, các tầng lớp trên lĩnh vực chính trị – tư tưởng ngày càngkhốc liệt. Mặt khác, lúc bấy giờ ngôn ngữ viết cũng đã xuất hiện, nó khơng chỉ giúp củng cốvà phát triển đời sống văn hóa tinh thần, tạo cơ sở cho sự phát triển tư duy lý luận (trừutượng, khái quát, hệ thống,…). Các hệ thống lý luận xuất hiện, triết học đã ra đời và tồn tạicho đến tận ngày nay… Sau hơn 2500 năm tồn tại và phát triển của triết học, khái niệm triếthọc được hiểu khơng như nhau, đối tượng nghiên cứu của nó cũng thay đổi khác nhau theotừng giai đoạn lịch sử. Bên cạnh những cách hiểu mang tính truyền thống khá giống nhaucịn có những cách hiểu phi truyền thống rất khác nhau thậm chí đối lập nhau.

<i>- Thời cổ đại, lao động trí óc vừa mới tách ra khỏi lao động chân tay, tầng lớp trí thứcvừa mới hình thành, tri thức của lồi người cịn rất ít ỏi và khá đơn giản, bản thân cácngành khoa học chưa tồn tại độc lập nhau, chúng thống nhất với nhau nhờ vào triết học vàtrong triết học. Ở Trung Hoa, triết học gắn liền với các vấn đề chính trị - xã hội; ở Ấn Độ,triết học gắn liền với các vấn đề tôn giáo; ở Hy Lạp, triết học gắn liền với khoa học tự nhiênvà được gọi là triết học tự nhiên. Nói chung, lúc bấy giờ đối tượng nghiên cứu của triết họclà tri thức nói chung, tri thức thuộc nhiều/mọi lĩnh vực</i><small>1</small>. Triết học đã đạt được nhiều thànhtựu rực rỡ; nó khơng chỉ gắn liền với sự hình thành và phát triển tư duy lý luận nói chung mànó cịn đặt nền móng cho sự phát triển về sau của cả bản thân nó (triết học) lẫn các ngànhkhoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Từ đây, hình thành cách hiểu mang tính truyền thốngvề triết học. Người Trung Quốc coi triết học là sự truy tìm bản chất, là sự thấu hiểu cănnguyên của sự vật, sự việc; người Ấn Độ coi triết học là con đường suy ngẫm dẫn dắt đến vớilẽ phải, đến với những chân lý siêu nhiên (darshana); còn người Hy Lạp coi triết học là sựham hiểu biết, u thích sự thơng thái (philosophia); do đó, nhà triết học được gọi là nhàthơng thái, có khả năng nhận thức được chân lý, làm sáng tỏ được bản chất của vạn vật...Như vậy, quan niệm truyền thống dù ở phương Đông hay phương Tây, đều coi triết học làđỉnh cao của lý trí, là sử dụng lý trí để thấu hiểu thế giới, để nắm được bản chất của vạn vật,khám phá chân lý. Nói cách khác, triết học được coi như một phương thức hoạt động của lýtrí (tư duy lý luận) đào sâu, mở rộng chính nó<small>2</small>.

<i>- Thời trung cổ, ở Tây Âu, dưới sự thống trị của Giáo hội Thiên chúa giáo, triết họcbuộc phải trở thành một bộ môn của thần học. Nhiệm vụ của triết học khi đó là lý giải vàchứng minh tính “đúng đắn” của các nội dung trong Kinh thánh, củng cố niềm tin tôn giáo,hướng con người đến với Thượng đế… Đó là những thứ triết lý của các cha cố, là triết họckinh viện phục vụ cho thần học của Nhà thờ, hạ thấp lý trí để nâng cao lòng tin, thủ tiêukhoa học, mà trước hết là khoa học tự nhiên, để rộng đường phát triển thần học.</i>

- Thời phục hưng – cận đại, trong lòng xã hội phong kiến ở các nước Tây Âu sớm hìnhthành và phát triển mạnh mẽ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng với sự hồi sinhnhanh chóng và sự phát triển rực rỡ của khoa học tự nhiên.

<small>1 Ở Hi Lạp, triết học được coi như “người mẹ” của các ngành khoa học.</small>

<small>2 Sở dĩ con người phải khai thác và sử dụng hiệu quả lý trí là vì nó là một trong những cội nguồn của sức mạnh tinh thần.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

+ Vào thời phục hưng, nhu cầu phát triển của phương thức sản xuất tư bản và khoa họctự nhiên lúc bấy giờ đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi triết học phải giải đáp. Do đáp ứng được nhucầu của thời đại nên chủ nghĩa duy vật sớm hồi phục và nhanh chóng phát triển. Quan niệmcoi triết học như “Người mẹ” của các ngành khoa học xuất hiện vào thời cổ đại, bị quên lãnvào thời trung cổ, bây giờ được khôi phục lại.

+ Sang đầu thời cận đại, quan niệm coi triết học như “Người mẹ” của các ngành khoahọc đã phát triển thành quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoa học”. Thời này,không chỉ bản thân triết học phát triển nhanh mà nó cịn thúc đẩy các ngành khoa học tựnhiên phát triển mạnh mẽ, giúp lý trí triết học và hiểu biết khoa học vượt lên trên lý lẽ thầnhọc và niềm tin tôn giáo. Vào cuối thời cận đại, khi các nước Anh, Pháp đã xây dựng vữngchắc chủ nghĩa tư bản, thì nước Đức vẫn cịn là một nước phong kiến; giai cấp tư sản Đứcđang hình thành. Do sự ảnh hưởng về nhiều mặt (kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, văn hóa,tư tưởng) của các nước Anh, Pháp… từ bên ngoài và yêu cầu của giai cấp tư sản Đức từ bêntrong mà triết học cổ điển Đức đã hình thành và phát triển mạnh mẽ trên lập trường duy tâm.Đỉnh cao của triết học cổ điển Đức là triết học Hêghen. Hêghen xem triết học của mình là“khoa học của các khoa học”. Đây là hệ thống triết học - “khoa học của các khoa học” đồ sộnhất và cuối cùng trong lịch sử.

+ Cuối thời cận đại, các cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra và thắng lợi ở các nước Tây Âu,tạo tiền đề và cơ sở hiện thực cho khoa học tự nhiên đạt được nhiều thành tựu nổi bật và phânra thành các ngành độc lập nhau; chúng (mà trước hết là cơ học) lần lượt tách ra khỏi triếthọc tự nhiên. Triết học (triết học tự nhiên) “mất” đối tượng, khủng hoảng về nội dung. Quanniệm coi triết học là “khoa học của các khoa học” trở nên lỗi thời, thậm chí lố bịch; nó bắtđầu ngăn cản sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên. Chủ nghĩa thực chứng xuất hiệnkịp thời để hướng dẫn các ngành khoa học phát triển. Chủ nghĩa thực chứng cố gắng chứngminh mình là triết học của khoa học, đồng thời đối lập mình với triết học truyền thống, tứctriết học là “khoa học của các khoa học” hay siêu hình học. Chủ nghĩa thực chứng cho rằngtriết học thật sự không giải quyết vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, khơng tìm hiểu thếgiới để xây dựng thế giới quan mà nó phải giải quyết các vấn đề khả năng, hình thức, cáchthức tăng trưởng tri thức của khoa học để thúc đẩy sự phát triển khoa học…

- Sang đầu thời hiện đại, trước yêu cầu của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và sự pháttriển của khoa học tự nhiên mà triết học mácxít đã ra đời. Triết học mácxít đã đoạn tuyệt vớiquan niệm coi triết học là “khoa học các của khoa học” nhưng cũng không chấp nhận quanniệm của chủ nghĩa thực chứng về đối tượng, nội dung và vai trò của triết học. Triết họcmácxít xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết vấn đề về mối quan hệgiữa vật chất với ý thức trên lập trường duy vật và quan điểm thực tiễn; nghiên cứu nhữngquy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; từ đó định hướng cho hoạt động nhậnthức, hoạt động thực tiễn của con người nhằm cải tạo tự nhiên - xã hội phục vụ lợi ích chocon người.

- Ngày nay, ở các nước tư bản hiện đại nói riêng, trên tồn hành tinh của chúng ta nóichung, bên cạnh những thành tựu to lớn do các cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trướcđây (hiện nay là cách mạng khoa học – công nghệ) mang lại là những hậu quả nghiêm trọngvề nhiều mặt: đạo đức, xã hội, môi trường,… do chúng gây ra. Nhân loại đang đứng trướcnhiều vấn đề to lớn đòi hỏi phải giải quyết. Do vậy đã xuất hiện nhiều trào lưu triết học khácnhau hướng đến giải quyết các vấn đề khác nhau tạo nên một dòng tư tưởng “triết họcphương Tây hiện đại ngồi mácxít”. Dù rất đa dạng nhưng chúng ta dễ nhận thấy trong chúngcó những trào lưu lớn là: trào lưu triết học duy khoa học, trào lưu triết học nhân bản phi lýtính, trào lưu triết học tơn giáo, v.v. hướng vào phân tích làm những đối tượng khác nhau vớinhững mục đích khơng như nhau, thể hiện lập trường khác nhau.

 Tóm lại, qua các thời đại lịch sử khác nhau, nổi lên các vấn đề thời đại khácnhau, được giải quyết bởi các giai cấp /tầng lớp không như nhau, do vậy đã kiến tạo nên đốitượng nghiên cứu của triết học khác nhau. Điều này đã hình thành các quan niệm khác nhauvề triết học. Tuy nhiên, trong các quan điểm khác nhau đó vẫn có những điểm chung. Đó là,

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

tất cả các hệ thống triết học đều là hệ thống tri thức có tính trừu tượng và khái quát cao, xemxét thế giới trong tính chỉnh thể của nó, cố tìm ra nền tảng, bản chất (quy luật) chung chi phốivạn vật trong thế giới như một chỉnh thể. Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chungnhất của con người về thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trị của con người trongthế giới đó. Triết học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, là thái độ chung con người (giaicấp /tầng lớp) đối với hiện thực, là học thuyết tổng quát về thế giới chỉnh thể (tự nhiên, xãhội và tư duy).

- Là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, triết học phải phản ánh tồn tại xã hội (hiệnthực, cuộc sống, thời đại), nhưng cách phản ánh của nó khác cách phản ánh của các hình tháiý thức xã hội khác như tơn giáo, nghệ thuật, đạo đức,… ở chỗ nó phản ánh tồn tại xã hộibằng một hệ thống phạm trù (trừu tượng, khái quát), mang tính đảng (trên nền tảng duy vậthay duy tâm, dựa trên lợi ích của giai cấp, tầng lớp này này hay giai cấp, tầng lớp nọ).

- Là thái độ chung con người (giai cấp /tầng lớp) đối với hiện thực, triết học vạch ra chocác giai cấp /tầng lớp, mà nó là đại diện về tư tưởng, thấu hiểu được lợi ích, vai trị, sứ mạnglịch sử của mình để trở thành chính mình và hành động vì mình trong xã hội vơ cùng phứctạp.

- Là học thuyết về thế giới chỉnh thể, triết học phải dựa trên lý trí (tư duy lý luận trừutượng – khái quát) để đào sâu và mở rộng lý trí nhằm mang lại những tri thức, nhưng nhữngtri thức mà nó mang lại khác với tri thức do các ngành khoa học<small>3</small>, do các hình thái ý thức xãhội khác mang lại ở tính phổ quát của nó, ở tính phản ánh thế giới trong tính chỉnh thể thốngnhất của nó.

 Triết học là một hệ thống tư tưởng kết hợp trong mình những giá trị chung vớinhững tri thức tổng quát, do các nhà tư tưởng của các giai cấp /tầng lớp trong xã hội xâydựng nên, để giải quyết những vấn đề trọng đại do lịch sử nhân loại đặt ra dựa trên lợi íchcủa giai cấp /tầng lớp mình. Do vậy mà các hệ thống triết học từ cổ đại đến nay đều mangtính đảng. Trước khi giải quyết các vấn đề do thời đại đặt ra, các nhà triết học phải giải quyếtvấn đề cơ bản của triết học; cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học sẽ ảnh hưởng đếncách giải quyết của các vấn đề còn lại.

<b>2. Vấn đề cơ bản của triết học – chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm </b>

<i><b>a) Thực chất và nội dung vấn đề cơ bản của triết học </b></i>

 Bằng tư duy lý luận, các nhà triết học đi đến nhận định khái quát là: Tất cả hiệntượng xảy ra trong thế giới mà chúng ta luôn gặp thường ngày, chung qui lại có hai loại: cáchiện tượng vật chất và các hiện tượng tinh thần; ngồi ra khơng có bất kỳ hiện tượng nàonằm ngoài hai loại hiện tượng đó. Do vậy, trong triết học xuất hiện hai phạm trù vật chất và ýthức dùng để chỉ hai loại hiện tượng đó. Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệgiữa vật chất và ý thức<i><small>4</small>. </i>

 Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: Mặt thứ nhất (bản thể luận) địi hỏi trả lờicho câu hỏi: Vật chất hay ý thức (giới tự nhiên hay tinh thần,…) cái nào có trước, cái nàoquyết định cái nào? Mặt thứ hai (nhận thức luận) địi trả lời cho câu hỏi: Con người có khảnăng nhận thức được thế giới không?

<i><b>b) Cách giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học</b></i>

quyết định đưa đến sự xuất hiện chủ nghĩa nhất nguyên. Chủ nghĩa nhất nguyên có hai loạiđối lập nhau là chủ nghĩa (nhất nguyên) duy vật và chủ nghĩa (nhất nguyên) duy tâm

- Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trước và giữ vai trị quyết định đối với ýthức, thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức con người và khơng có

<small>3 Các khoa học cụ thể nghiên cứu những lĩnh vực/mặt riêng lẻ của thế giới hiện thực như: toán học nghiên cứu mối quan hệvề số lượng và cấu trúc không gian; vật lý học nghiên cứu các quá trình vật lý (nhiệt, điện, từ, ánh sáng…); sinh học nghiêncứu các quá trình sống xảy ra trong sinh thể.</small>

<small>4 hay quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa tự nhiên và tinh thần, giữa hình và thần, giữa khí và lý, giữa vật và tâm, giữa thiên –địa - nhân.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

ai sáng tạo ra; còn ý thức là phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người; khơng thể cótinh thần, ý thức nếu khơng có vật chất. Chủ nghĩa duy vật đã tồn tại dưới ba hình thức cơbản là chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biệnchứng<small>5</small>. Chủ nghĩa duy vật thường gắn liền với khoa học và là cơ sở lý luận cho các giai cấpthống trị tiến bộ, cách mạng trong xã hội.

<i><b>- Chủ nghĩa duy tâm khẳng định ý thức có trước, sản sinh ra và giữ vai trò quyết địnhđối với vật chất, là cơ sở tồn tại của giới tự nhiên, xã hội. Chủ nghĩa duy tâm có haitrường phái chủ yếu là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan</b></i><small>6</small>.Chủ nghĩa duy tâm thường gắn liền với tôn giáo và là cơ sở lý luận cho các giai cấp thống trịbảo thủ, phản động trong xã hội<small>7</small>.

 Cách giải quyết thứ hai thừa nhận cả hai yếu tố vật chất và tinh thần đều có trướcvà tồn tại song song, độc lập với nhau (thế giới vật chất sinh ra từ nguyên thể vật chất, thếgiới tinh thần sinh ra từ nguyên thể tinh thần) đưa đến sự xuất hiện chủ nghĩa nhị nguyên.Các nhà nhị nguyên luận muốn dung hòa giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm,nhưng cuối cùng họ thường rơi vào chủ nghĩa duy tâm hơn rơi vào chủ nghĩa duy vật.

 Ngoài hai cách giải quyết trên, trong lịch sử triết học có “con đường thứ ba” củacác nhà thức chứng luận; mà theo họ, thì vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề giả dối, do đónó khơng bao giờ có lời giải đáp đúng; mọi lời giải đáp của chủ nghĩa nhất nguyên và chủnghĩa nhị nguyên (được gọi chung là siêu hình học) chỉ là những nhầm lẫn đáng trách, dẫndắt trí tuệ con người rơi vào thế giới siêu hình, phi thực tại. Cách luận giải này đưa đến sựxuất hiện chủ nghĩa thực chứng, nhưng sự thật nó cũng là một hình thức của chủ nghĩa duytâm chủ quan đã được che đậy tinh vi bởi những nội dung thực chứng do khoa học mang lại.Dù vậy, chủ nghĩa thực chứng vẫn có giá trị đối với sự phát triển của khoa học vào cuối thờicận đại và đầu thời hiện đại.

 Lịch sử triết học trước hết là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủnghĩa duy tâm. Trong cuộc đấu tranh này chủ nghĩa duy tâm ngày càng thơng minh, càngsiêu hình tinh vi hơn, còn chủ nghĩa duy vật ngày càng thực tiễn hơn, càng biện chứng mềmdẽo hơn. Thông qua cuộc đấu tranh này mà tư duy lý luận ngày càng được phát triển hoànthiện hơn.

<i><b>c) Cách giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học</b></i>

 Cách giải quyết thứ nhất thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giớihình thành nên trào lưu khả tri trong triết học bao gồm cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩaduy tâm. Tuy nhiên, các nhà triết học khác nhau sẽ trả lời không như nhau về: bản chất củanhận thức là gì? con đường, cách thức nhận thức? chân lý là gì? tiêu chuẩn chân lý?...Thường thì các nhà triết học duy vật cho rằng nhận thức sự phản ánh thế giới vật chất, nắmbắt các qui luật, bản chất vật chất của thế giới. Còn các nhà triết học duy tâm coi nhận thếgiới không phải là phản ánh thế giới mà chỉ là sự tự nhận thức của cái tinh thần về chính nó –bản chất của thế giới….

<small>5 Xem chương 5, Mục Các hình thức lịch sử của thế giới quan duy vật.</small>

<small>6 Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, cảm giác, ý thức của con người là cái có trước và quyết định sự tồn tại của mọi sựvật và hiện tượng bên ngoài. Các sự vật và hiện tượng chỉ là “những tổng hợp của cảm giác” và tư tưởng. Phủ nhận sự tồn tạicủa thế giới khách quan, chủ nghĩa duy tâm chủ quan cũng phủ nhận ln cả tính qui luật khách quan của các sự vật và hiệntượng. Quan niệm duy tâm đã không tránh khỏi dẫn đến chủ nghĩa duy ngã. Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có mộtthực thể tinh thần tồn tại trước hoặc tồn tại ở bên ngoài và độc lập với con người, với thế giới vật chất, sản sinh ra và quyếtđịnh tất cả các quá trình của thế giới vật chất.</small>

<small>7 Về phương diện nhận thức, chủ nghĩa duy tâm xem xét sự vật một cách phiến diện, thái quá (một sự thổi phồng, bơm to),thậm chí tuyệt đối hóa của một trong những mặt, của một trong những đặc trưng, của một trong những khía cạnh của nhậnthức tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, khỏi hiện thực xã hội. Chẳng hạn, đúng là cảm giác là nguồn gốc của mọi sựhiểu biết của con người về thế giới, nhưng từ đó lại đi đến kết luận cảm giác là cái có trước, cịn các sự vật bên ngoài chỉ làphức hợp của các cảm giác thì là sai lầm, thì duy tâm. Hoặc từ vai trò năng động của ý thức trong quan hệ với vật chất mà lạiđi đến chỗ cho rằng, ý thức là cái sản sinh ra vật chất, quyết định vật chất, thì cũng là sai lầm, cũng là duy tâm. Về mặt xã hội,chủ nghĩa duy tâm thường củng cố vai trò thống trị cho các giai cấp phản động, bóc lột; hơn nữa các giai cấp này thường đềcao lao động trí óc khinh miệt lao động chân tay nên coi tư tưởng là lực lượng quyết định, còn sản xuất vật chất là lĩnh vực thứyếu, thấp hèn.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

 Cách giải quyết thứ hai cho rằng về ngun tắc con người khơng có khả năngnhận thức được thế giới. Những nhà triết học này theo thuyết bất khả tri.

<b>3. Vấn đề bản tính thế giới – phép biện chứng và phép siêu hình</b>

<i><b>a) Thực chất và nội dung vấn đề bản tính thế giới </b></i>

 Trong lịch sử tư tưởng triết học, song song với cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩaduy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa chủ nghĩa nhất nguyên và chủ nghĩa nhị nguyên để tìmhiểu bản chất của vạn vật trong thế giới là cuộc đấu tranh giữa hai phương pháp (phép) biệnchứng và phương pháp (phép) siêu hình để tìm hiểu bản tính của vạn vật trong thế giới. Vấnđề bản tính thế giới là vấn đề về phương thức tồn tại của vạn vật trong thế giới.

 Vấn đề bản tính thế giới có hai mặt: Mặt thứ nhất đòi trả lời cho câu hỏi: Các sựvật, hiện tượng trong thế giới tồn tại cô lập, tách biệt nhau hay có liên hệ, ràng buộc lẫnnhau? Mặt thứ hai đòi trả lời cho câu hỏi: Các sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại trongtrạng thái đứng im, bất động hay không ngừng vận động, biến đổi?

<i><b>b) Hai cách giải quyết vấn đề bản tính của thế giới </b></i>

 <i><b>Phép siêu hình cho rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả sự vật vậtchất lẫn sự vật tinh thần) đều tồn tại cô lập, tách biệt nhau, khơng có liên hệ, khơng ràngbuộc lẫn nhau; chúng luôn ở trạng thái tĩnh tại, đứng im, bất động, khơng chuyển hố,khơng phát triển. Nhưng nếu giả sử chúng có liên hệ, ràng buộc lẫn nhau thì đó chỉ là sựliên hệ, ràng buộc bên ngồi, mang tính ngẫu nhiên; nếu giả sử chúng có vận động, pháttriển thì sự vận động, phát triển đó chỉ là sự tăng lên hay giảm xuống đơn thuần về lượng,chỉ là lặp lại cái cũ, chứ khơng có sự ra đời của cái mới… Ở đây cần phân biệt sự khácnhau giữa phép (phương pháp) siêu hình của triết học với phương pháp trừu tượng hố,phương pháp phân tích của khoa học. Trong nghiên cứu khoa học, việc tạm thời cơ lậpsự vật, đặt nó ở bên ngồi mối liên hệ với các sự vật khác, việc tạm ngưng sự vận động vàphát triển của nó, tách nó ra thành các yếu tố, bộ phận cô lập nhau,… để nghiên cứu – làyêu cầu của phương pháp trừu tượng hoá, phương pháp phân tích của khoa học; đó làđiều kiện cần thiết để có được những hiểu biết đúng đắn trong nhận thức khoa học. Tuynhiên, phương pháp trừu tượng hố, phương pháp phân tích khơng được phép bỏ quaphương pháp thống nhất những cái trừu tượng – cụ thể hố, phương pháp tổng hợp…Phép siêu hình là quan điểm xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập, ngưng đọng, với mộttư duy cứng nhắc…</b></i>

 <i><b>Phép biện chứng cho rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả sự vật vậtchất lẫn sự vật tinh thần) không tồn tại cô lập, tách biệt nhau mà là tồn tại trong muônvàn mối quan hệ, liên hệ lẫn nhau, chúng không đứng im, bất động mà là luôn vận động,phát triển, chuyển hố lẫn nhau. Trong đó, vận động được hiểu là tự vận động, còn pháttriển là phát triển tự thân. Nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển là mâuthuẫn, tức sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tồn tại ở bên trong sự vật. Phépbiện chứng là quan điểm xem xét sự vật trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau và trongtrạng thái vận động, biến đổi không ngừng, với một tư duy mềm dẻo, linh hoạt</b></i><small>8</small>.

 Lịch sử triết học không chỉ là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủnghĩa duy tâm mà còn là lịch sử đấu tranh giữa phép biện chứng và phép siêu hình. Trongcuộc đấu tranh này, phép siêu hình ngày càng tinh vi hơn, cịn phép biện chứng ngày càngmềm dẻo hơn. Thông qua cuộc đấu tranh này mà tư duy lý luận ngày càng được phát triểnhồn thiện hơn.

<b>4. Vai trị của triết học trong đời sống xã hội</b>

<i><b>a) Chức năng thế giới quan</b></i>

 Triết học là hệ thống lý luận chung nhất về thế giới, là hạt nhân lý luận của thếgiới quan. Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người (sống ở mộtthời đại nào đó, thuộc về một giai tầng nào đó) về thế giới xung quanh, về bản thân con

<small>8 Phép biện chứng và phép siêu hình khơng chỉ là phương pháp triết học mà cịn là lý luận triết học (xem chương 6) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó<small>9</small><i>. Thế giới quan thống nhấttrong mình vũ trụ quan, ý thức hệ và nhân sinh quan của con người cụ thể. Với tính cách làcơ sở thế giới quan, triết học vừa là cơ sở vũ trụ quan, vừa là cơ sở ý thức hệ, vừa là cơ sởnhân sinh quan.</i>

<b>- Với tính cách là cơ sở vũ trụ quan, triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệ vấnđề về bản thể, về vũ trụ… để xây dựng mơ hình vũ trụ hợp lý và tiến đến làm sáng rõ vịtrí, vai trị của con người trong vũ trụ đó.</b>

<b>- Với tính cách là cơ sở ý thức hệ, triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệ vấn đềvề xã hội, về các giai – tầng trong xã hội… Để xác định những lợi ích sống cịn và nhữngmục đích bất di bất dịch mà các giai – tầng nào đó phải theo đuổi. Khao khát hướngđến lý trí của triết học hồ nhập với khát vọng hướng đến quyền lực chính trị của cácgiai – tầng tạo thành cội nguồn sức mạnh tinh thần – vật chất giúp các giai – tầng trongxã hội tự ý thức về sự tồn tại của mình và thời đại của mình để giải quyết những xungđột trong xã hội, vươn lên làm chủ cuộc sống của chính mình và đóng góp vào tiến trìnhlịch sử nhân loại.</b>

<b>- Với tính cách là cơ sở nhân sinh quan, triết học góp phần truy tìm lời giải cho hệvấn đề về đời người, về sự sống – cái chết, về hạnh phúc – khổ đau… của mỗi con ngườicá nhân trong thực tại cuộc sống (vũ trụ và cộng đồng xã hội)… Triết học góp phầnhướng dẫn hành vi con người xuyên qua những xung đột nhân cách, những ràng buộclợi ích để vươn lên trở thành con người chân chính trước những cạm bẫy của đờithường.</b>

 Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơbản đối lập nhau: thế giới quan duy vật, khoa học và thế giới quan duy tâm, tôn giáo. Cuộcđấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học biểu hiện bằng cáchnày hay cách khác cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội đối lập nhau. Chủnghĩa duy vật là thế giới quan của giai cấp, của lực lượng xã hội tiến bộ, cách mạng, gópphần tích cực vào cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội. Trong lịch sử, chủ nghĩa duy vật đãđóng vai trị tích cực trong cuộc đấu tranh của chủ nô dân chủ chống chủ nô quý tộc ở HyLạp thời cổ đại, trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến ở cácnước phương Tây thời cận đại. Ngược lại, chủ nghĩa duy tâm được sử dụng làm công cụ biệnhộ về lý luận cho giai cấp thống trị lỗi thời, lạc hậu, phản động.

<i><b>b) Chức năng phương pháp luận </b></i>

 Bất cứ lý luận triết học nào, khi lý giải về thế giới xung quanh và bản thân conngười, đồng thời cũng thể hiện một phương pháp luận<small>10</small> nhất định, chỉ đạo cho việc xây dựngvà vận dụng phương pháp. Triết học đóng vai trị định hướng cho con người trong q trìnhtìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và hoạt động thựctiễn, và do đó, nó có ý nghĩa quyết định đối với thành bại trong hoạt động nhận thức và thựctiễn của con người. Triết học là phương pháp luận phổ biến, tức lý luận vạch ra cách thức xâydựng các nguyên tắc, quan điểm (phương pháp nền tảng) hướng dẫn hành vi con người tronghoạt động thực tiễn và nhận thức. Như vậy, khi thực hiện chức năng phương pháp luận phổbiến, triết học xây dựng các phương pháp chung nhất hướng dẫn hoạt động nhận thức và hoạtđộng thực tiễn cải tạo thế giới cho con người.

<b>- Với tính cách là cơ sở phương pháp luận phổ biến trong hoạt động nhận thức,triết học xây dựng các nguyên tắc tổng quát chỉ đạo lý trí con người trong việc khám</b>

<small>9 Thế giới quan được hình thành, phát triển trong quá trình sinh sống và nhận thức của con người; đến lượt mình, thế giớiquan lại trở thành nhân tố định hướng cho con người tiếp tục quá trình nhận thức thế giới xung quanh, cũng như tự nhận thứcbản thân mình, từ đó con người xác định thái độ, cách thức hoạt động và sinh sống của mình. Thế giới quan đúng đắn là tiềnđề hình thành nhân sinh quan tích cực, tiến bộ. Thế giới quan có nhiều trình độ khác nhau: thế giới quan huyền thoại, thế giớiquan tôn giáo, thế giới quan triết học (xem chương 5).</small>

<small>10 Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tịi, xâydựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và trong thực tiễn. Phương pháp luận có nhiều cấp độ khácnhau; phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất. Phương pháp luận của triết họcchính là phương pháp luận chung nhất. Trong triết học, thế giới quan và phương pháp luận không tách rời nhau.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>phá ra bản chất của các hiện tượng đa dạng xảy ra trong thế giới xung quanh, nâng caotrình độ tư duy lý luận cho con người.</b>

<b>- Với tính cách là cơ sở phương pháp luận phổ biến trong hoạt động thực tiễn, triếthọc xây dựng các nguyên tắc tổng quát hướng dẫn hoạt động cải tạo hiện thực cuộcsống vì lợi ích của giai – tầng nói riêng, của thời đại hay nhân loại nói chung. Triết họckhơng chỉ lý giải thế giới mà nó cịn góp phần vào việc cải tạo thế giới.</b>

 Trong triết học mácxít, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất chặt chẽvới nhau; chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng; còn phép biện chứng là phépbiện chứng duy vật. Sự thống nhất đó đã làm cho triết học mácxít trở thành thế giới quan vàphương pháp luận thật sự khoa học trong nhận thức và thực tiễn hiện nay vì sự tiến bộ của xãhội.

<i><b>c) Vai trò của triết học đối với các khoa học cụ thể và đối với tư duy lý luận</b></i>

 Triết học lại có vai trị rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học cụ thể, nó làthế giới quan và phương pháp luận cho khoa học cụ thể, là cơ sở lý luận cho các khoa học cụthể trong việc đánh giá các thành tựu đã đạt được, cũng như vạch ra phương hướng, phươngpháp cho quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể. Sự hình thành, phát triển của triết học khôngthể tách rời sự phát triển của khoa học cụ thể. Tuy nhiên, triết học duy vật hay triết học duytâm, siêu hình học hay thức chứng luận có vai trị khơng như nhau. Trong lịch sử triết học,chủ nghĩa duy vật đóng vai trị tích cực đối với sự phát triển của khoa học; ngược lại chủnghĩa duy tâm thường được sử dụng làm công cụ biện hộ cho tôn giáo và cản trở khoa họcphát triển.

<b>- Vào thời cổ đại, khoa học tự nhiên mới bắt đầu hình thành, triết học tự nhiên(một hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại) đã trình bày được một bứctranh tổng quát về thế giới, đã có nhiều tư tưởng và dự báo thiên tài định hướng chokhoa học phát triển. </b>

<b>- Đến thời trung cổ ở phương Tây, triết học kinh viện là công cụ biện hộ cho tôngiáo, cản trở sự phát triển của khoa học. </b>

<b>- Vào thời Phục hưng và nhất là thời cận đại, chủ nghĩa duy vật đã phát triển gắnliền với khoa học tự nhiên, đã góp phần tích cực vào sự phát triển của khoa học tựnhiên, chống lại sự thống trị của giáo hội. Tuy nhiên vào thời kỳ này, quan điểm triếthọc là “khoa học của các khoa học” và phương pháp tư duy siêu hình vẫn giữ vai trịthống trị. Sự phát triển của khoa học vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã làm choquan điểm triết học là “khoa học của các khoa học” và phương pháp tư duy siêu hìnhkhơng cịn phù hợp nữa. Từ đó chủ nghĩa duy vật biện chứng đã ra đời.</b>

<b>- Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn luôn gắn liền vớicác thành tựu của khoa học hiện đại, là sự khái quát các thành tựu khoa học mang lại;đồng thời, nó lại đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của khoa học hiện đại. Chủnghĩa duy vật biện chứng là thế giới quan và phương pháp luận thật sự khoa học chocác khoa học cụ thể đánh giá đúng các thành tựu đã đạt được, cũng như xác định đúngphương hướng và phương pháp trong nghiên cứu. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay,cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang đạt được nhiều thành tựu to lớn làm thayđổi sâu sắc nhiều mặt của đời sống xã hội, tình hình thế giới đang có nhiều biến đổiphức tạp, thì nắm vững thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng càng cóý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng không thể thay thế đượccác khoa học khác. Theo yêu cầu của sự phát triển địi hỏi phải có sự liên minh chặt chẽgiữa triết học với các khoa học khác.</b>

 Triết học không chỉ có vai trị to lớn đối với các nhà khoa học cụ thể, mà cịn cóvai trị to lớn đối với rèn luyện năng lực tư duy của con người. Ph.Ăngghen chỉ ra: “một dântộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì khơng thể khơng có tư duy lý luận”<small>11</small> và

<small>11 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr. 489. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

để hoàn thiện năng lực tư duy lý luận, khơng có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toànbộ triết học thời trước.

<b>II. KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC </b>

<b>1. Lịch sử triết học là gì? Đối tượng và nhiệm vụ của nó</b>

 Lịch sử triết học là khoa học lịch sử nghiên cứu quá trình hình thành và phát triểncủa triết học nói chung, của các trào lưu, trường phái, học thuyết triết học nói riêng.

 Lịch sử triết học có đối tượng nghiên cứu là làm sáng rõ tính quy luật của quátrình hình thành, phát triển của triết học:

<b> Chỉ ra sự hình thành, phát triển của triết học gắn liền với các điều kiện kinh tế xã hội, với cuộc đấu tranh của các lực lượng xã hội (các dân tộc, các giai cấp, các tầnglớp trong xã hội)</b><small>12</small>.

<b>-- Chỉ ra sự hình thành, phát triển của triết học gắn liền với sự hình thành, pháttriển của các hình thái ý thức xã hội như khoa học, tơn, đạo đức, chính trị…</b><small>13</small>.

- Chỉ ra cuộc đấu tranh giữa các trào lưu, trường phái triết học, mà điển hình nhất là cuộcđấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, cuộc đấu tranh giữa phép biện chứngvà phép siêu hình<small>14</small>.

 Lịch sử triết học có nhiệm vụ:

<b>- Tìm ra thực chất của các trào lưu, trường phái, học thuyết triết học; xác định vịtrí, vai trị của chúng trong lịch sử triết học nói chung, trong từng giai đoạn lịch sử nóiriêng.</b>

<b>- Thấy được mối liên hệ, sự đan xen, thâm nhập, kế thừa … lẫn nhau giữa các tràolưu, trường phái, học thuyết triết học; đồng thời thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữachúng với tồn bộ hoạt động thực tiễn của con người, với lợi ích và mục đích của nhữnglực lượng xã hội nhất định.</b>

<b>- Phải đánh giá đúng những đóng góp tích cực, cũng như những hạn chế của cáctrào lưu, trường phái, học thuyết triết học đối với sự phát triển của tư duy lý luận nóiriêng và đối với đời sống, xã hội nói chung.</b>

<b>2. Phân kỳ lịch sử triết học</b>

 Xuất phát từ quan niệm coi triết học chỉ là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, làmột hình thức nhận thức tổng quát; Dựa theo sự phân chia tiến trình lịch sử nhân loại rathành các hình thái kinh tế – xã hội, trong đó có chú trọng đến những đặc điểm của thời đại,của dân tộc, của giai cấp sản sinh ra triết học và tính độc lập tương đối của triết học trong quá

<small> Mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau sẽ xây dựng nên các hệ thống triết học khácnhau. Sự phát triển và thay thế giữa các hệ thống triết học trong lịch sử phản ánh sự biến đổi và thay thế giữa các chế độ xãhội, phản ánh cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Chính vì vậy, nghiên cứu các tư tưởng triết học khôngthể tách rời điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện giai cấp và đấu tranh giai cấp đã sinh ra nó. Cuộc đấu tranh trong triết học làcuộc đấu tranh trên phương diện thế giới quan (nhân sinh quan, ý thức hệ), tức cuộc đấu tranh tư tưởng của các gia cấp khácnhau, thậm chí đối lập nhau. Sự phát triển của triết học không chỉ gắn liền với từng quốc gia, dân tộc, mà cịn có sự tác độngqua lại lẫn nhau, thâm nhập lẫn nhau giữa tư tưởng triết học của các quốc gia, dân tộc cũng như giữa các vùng với nhau. Sựtác động qua lại lẫn nhau, thâm nhập lẫn nhau đó góp phần thúc đẩy tư tưởng triết học nhân loại nói chung, tư tưởng triết họctừng dân tộc nói riêng phát triển. Sự phát triển của tư tưởng triết học vừa có tính giai cấp, tính dân tộc, vừa có tính nhân loại.13 Sự phát triển của triết học, một mặt phải khái quát được các thành tựu của khoa học, mặt khác nó phải đáp ứng yêu cầuphát triển của khoa học trong từng giai đoạn lịch sử. Vì vậy, với mỗi giai đoạn phát triển của khoa học, nhất là khoa học tựnhiên, thì triết học cũng có một bước phát triển. Ph.Ăngghen đã nhận định: “Mỗi khi có những phát minh của khoa học tựnhiên thì chủ nghĩa duy vật cũng thay đổi hình thức”. Do đó, việc nghiên cứu các tư tưởng triết học không thể tách rời các giaiđoạn phát triển của khoa học, nhất là khoa học tự nhiên… Sự phát triển của triết học luôn có liên hệ mật thiết với chính trị, tơngiáo, nghệ thuật… Điều này làm cho phát triển của triết học rất đa dạng. Triết học không chỉ là cơ sở lý luận cho các hình tháiý thức xã hội khác, mà nhiều khi cịn thể hiện thơng qua các hình thái ý thức xã hội khác, như thể hiện thông qua chính trị,thơng qua đạo đức, thơng qua tơn giáo, thơng qua nghệ thuật… Điều đó cho thấy, nhiều khi nghiên cứu các tư tưởng triết họcphải thông qua nghiên cứu, khái quát từ các hình thái ý thức xã hội khác.</small>

<small>14 Trong q trình đấu tranh đó, các trào lưu, trường phái triết học vừa phê phán vừa kế thừa lẫn nhau tạo ra lơgích nội tại phủ định biện chứng - trong quá trình phát triển của triết học: Các học thuyết triết học giai đoạn sau thường kế thừa những tưtưởng nhất định của triết học giai đoạn trước và cải biến, phát triển cho phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới. Việc nghiêncứu các tư tưởng triết học đòi hỏi phải nghiên cứu sự kế thừa lẫn nhau giữa các tư tưởng triết học.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

-trình phát triển của mình… chúng ta có thể phân chia lịch sử triết học ra thành Triết họcphương Đông và Triết học phương Tây.

 Tuy nhiên do điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội ở các nước phương Đơng ítbiến động so với các nước phương Tây, nên lịch sử triết học phương Đơng cũng ít biến độnghơn so với phương Tây. Vì vậy, chúng ta có thể chia lịch sử triết học, đặc biệt là triết họcphương Tây ra thành: Triết học thời cổ đại; Triết học thời trung đại; Triết học thời phục hưngvà cận đại (bao gồm cả Triết học cổ điển Đức); và Triết học thời hiện đại (Triết học mácxítvà các trào lưu triết học ngồi mácxít hiện đại).

<b>3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lịch sử triết học</b>

 Nghiên cứu Lịch sử triết học có ý nghĩa to lớn trong nhận thức lý luận và đờisống thực tiễn xã hội. Bởi vì:

<i>- Một là, nó cho ta khả năng hiểu biết và khái quát sự phát triển lịch sử tư tưởng triếthọc của nhân loại, nó chỉ rõ sự hình thành và phát triển của những phương pháp nhận thứckhoa học, nó dạy ta phương pháp nghiên cứu, đánh giá các học thuyết triết học trong lịchsử, góp phần xây dựng phương pháp tư duy đúng đắn.</i>

<i>- Hai là, nó giúp chúng ta nắm bắt được những kinh nghiệm của nhận thức khoa học, trítuệ của mỗi thời đại lịch sử được kết tinh trong triết học, nhằm làm tăng thêm sự hiểu biếtcủa mỗi con người.</i>

<i>- Ba là, nó góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay, cũng như việc xâydựng thế giới quan duy vật và tính chất hạn chế sai lầm của thế giới quan duy tâm; nó khẳngđịnh chỉ có triết học nào gắn liền mật thiết với thực tiễn và khoa học mới giúp con người tìmra được chân lý khách quan.</i>

<i>- Bốn là, nó giúp chúng ta hiểu rằng sự xuất hiện triết học mácxít là tất yếu lịch sử, phùhợp với lơgích khách quan của sự phát triển tư tưởng nhân loại, thấy rõ tính chất khoa họccủa nó khơng chỉ trong q khứ mà cho cả ngày nay và tiếp tục về sau.</i>

<i>- Một là, nghiên cứu lịch sử triết học không thể tách rời nó khỏi lịch sử đời sống vật chấtcủa xã hội, trước hết là vào cơ sở kinh tế; mặt khác, phải tìm ra sự tác động trở lại của nóđối với điều kiện kinh tế xã hội làm nền tảng cho nó.</i>

<i>- Hai là, nghiên cứu cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữaphương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình để thấy rằng khơng phải chúng làm đơngiản, làm nghèo nàn lịch sử triết học, mà trái lại nó làm phong phú thêm bởi sự đan xen lẫnnhau, thâm nhập vào nhau, kế thừa lẫn nhau và loại bỏ lẫn nhau giữa các trào lưu triết học.</i>

<i>- Ba là, nghiên cứu lịch sử triết học là phải khách quan và trung thực. Không nên đánhgiá quá cao triết học phương Tây, hạ thấp triết học phương Đông, cho rằng triết học phươngĐơng là thần bí khơng khoa học. Tránh thái độ coi thường, hay phủ định sạch trơn những disản triết học của quá khứ, không thấy sự liên hệ giữa quá khứ và hiện tại. Cũng tránh thái độgò ép và áp đặt cho lịch sử cái mà nó khơng có, thậm chí xun tạc lịch sử theo ý muốn chủquan, nhằm phục vụ cho một mục đích thực tiễn chính trị nào đó.</i>

<i>- Bốn là, nghiên cứu lịch sử triết học còn phải xác định mối quan hệ của nó với tư tưởngchính trị, pháp quyền, tơn giáo, nghệ thuật… Hơn nữa, triết học là sự khái quát về lý luậnphát triển của nhận thức, cho nên nó liên hệ mật thiết với sự phát triển của khoa học tựnhiên và khoa học xã hội.</i>

</div>

×