Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

Luận án tiến sĩ Việt Nam học: Biến đổi nông thôn ven đô Hà Nội trong thời kỳ Đổi mới: Trường hợp xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.83 MB, 253 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

DO DANH HUAN

BIEN DOI NONG THON VEN DO HA NOI

TRONG THOI KY DOI MOI: TRUONG HOP XA HUU BANG,HUYEN THACH THAT

LUẬN AN TIỀN SĨ VIỆT NAM HOC

<small>Hà Nội - 2022</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Đỗ Danh Huan

BIEN DOI NÔNG THON VEN ĐÔ HA NỘI

TRONG THOI KY DOI MOI: TRUONG HOP XA HUU BANG,HUYEN THACH THAT

<small>Chuyén nganh: Viét Nam hoc</small>

Mã số: 62 22 01 13

LUẬN ÁN TIÉN SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc

2. PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chỉ

<small>Hà Nội - 2022</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Đỗ Danh Huấn, cam đoan Luận án này hồn tồn khơng trùng lặp với

bất kỳ nghiên cứu nào về Hữu Bang, đây là kết quả sau nhiều năm mà tôi đã dànhthời gian nghiên cứu. Kế thừa một phần kết quả nghiên cứu là Luận văn Thạc sĩđược bảo vệ năm 2010 tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học

Quốc gia Hà Nội, tôi đã phát triển và mở rộng thành Luận án Tiến sĩ. Các tài liệunhư: sách, bài tạp chí và kết quả nghiên cứu của những người đi trước đã công bố,

cùng các nguồn tư liệu khác, khi sử dụng hoặc tham khảo, tôi đều tôn trọng và tríchdẫn nguồn cụ thé, day đủ theo quy định.

Tư liệu khai thác tại thực địa, tôi đều ghi chép cân thận và trung thực. Những<small>sai sót và hạn chê trong Luận án, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.</small>

<small>Nghiên cứu sinh</small>

Đỗ Danh Huan

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

LOI CAM ON

<small>Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Viện Việt Nam học và Khoa học</small>phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã may mắn nhận được sự hướng dẫn vàtruyền thụ của hai thầy cô là GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc và PGS.TS. Nguyễn ThịPhuong Chi. Những năm đầu ra Hà Nội hoc, làm quen với nghiên cứu, GS.TSNguyễn Quang Ngọc đã "đưa tôi trở về làng". Khi ra trường, về công tác tại ViệnSử học, PGS.TS. Nguyễn Thi Phương Chi đã truyền cho tôi phương pháp, kỹ năng,kinh nghiệm nghiên cứu và nhiều tri thức khác. Từ những gì tơi đã nhận được và

trưởng thành như ngày hơm nay, tôi vô cùng biết ơn công lao dạy dỗ và hướng dẫn

của hai thầy cô.

Tại Viện Sử học, số 38 phố Hàng Chuối, Hà Nội, là cơ quan công tác, từ khi

cịn bỡ ngỡ đến làm việc, tơi đã nhận được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi

nhất của Ban Lãnh đạo Viện qua các thời kỳ, tôi đã nhận được sự động viên của

đông đảo các cô chú, các anh chị em trong cơ quan. Nơi đây, như một mái ấm, một

ngôi nhà thứ hai, đã cho tôi cơ hội làm việc và thử sức, kiểm nghiệm với đam mênghề nghiệp của mình, tơi thật sự trân trọng và cảm ơn sâu sắc tới các thế hệ lãnh

đạo, cũng như các đồng nghiệp của Viện Sử học.

Các cán bộ trong Tịa soạn Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, đặc biệt là các thế hệđi trước, luôn tạo lập một không gian gắn kết giữa các thành viên, luôn luôn động<small>viên, quan tâm và gợi mở dé tơi hồn thành cơng việc ở Tịa soạn, cũng như việc</small>

<small>học tập.</small>

Tại cơ sở đào tạo Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốcgia Hà Nội, nơi tơi đã gan bó trong hơn 10 năm có lẻ dé theo học, tơi đã nhận được

sự u thương, quan tâm của Ban Lãnh đạo Viện qua các thời kỳ, mà trực tiếp là

GS.TS. Pham Hồng Tung, và nhiều thầy cô khác cùng các cán bộ của các phòngban trong Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, trong đó có Phịng Khu vực<small>học, nơi tơi sinh hoạt chun mơn. Hơn nữa, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ tận tình,</small>khơng ngần ngại của các anh chị, các em trong Phịng Khoa học Cơng nghệ và Đào

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>tạo, sự nhiệt thành, trách nhiệm và chun nghiệp của họ trong cơng việc, đã giúp</small>

<small>tơi hồn thành nhiệm vụ của một nghiên cứu sinh.</small>

Qua các bước Seminar và bảo vệ cấp cơ sở, luận án của tơi đã nhận được sựgop ý tận tình và những gợi mở sát thực của nhiều thầy cô trong hội đồng như:GS.TS. Phạm Hong Tung, GS.TS. Truong Quang Hải, PGS.TS. Phạm Văn Lợi, TS.

<small>Lê Dinh Tân, TS. Phùng Thi Thanh Lâm (Viện Việt Nam hoc va Khoa hoc phát</small>

trién - DHQG HN); GS.TS. Tu Thi Loan (Vién Van hoa Nghé thuat Quéc gia Viét

<small>Nam); PGS.TS. Dinh Quang Hai (Vién Su hoc - VASS); TS. Nguyễn Thị ThanhBình (Viện Dân tộc học - VASS); PGS.TS. Nguyễn Đình Lê, PGS.TS. Vũ Văn</small>

<small>Quân, PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu, TS. Đỗ Thị Hương Thảo (Trường Đại họcKHXH&NV - ĐHQG HN), cùng sự giúp đỡ chân tình của hai bạn là TS. Nguyễn</small>

Thị Huệ và TS. Tống Văn Lợi (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN). Tôi xin chân thành cảm ơn những góp ý của các thầy cơ dé luận án hồn thiện

<small>như hơm nay.</small>

Cha và mẹ là người cho tơi cuộc sống, là người cho tôi đến trường làng, vàsau này chat chiu cho tôi đi học xa nhà, không có lời cảm ơn nào, nguồn vật chat

nào có thê đền đáp đủ công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ dành cho tôi; cùng

với vợ và con là một tô ấm yêu thương, sự tần tảo, nỗ lực và chịu khó của "người

<small>bạn đời", đã gúp tơi n tâm cơng tác và học tập. Hai bên gia đình nội ngoại đã luôn</small>

quan tâm và dành sự yêu thương cho cuộc sống của chúng con, dé chúng con đisớm, về muộn, khi công tác xa, lúc công tác gan. Việc hoàn thành nhiệm vụ học tập,là để đáp lại cơng lao sinh thành, tình u thương và sự quan tâm của cha mẹ hai

bên gia đình, đó cịn là món quà gửi tặng vợ cùng cậu nhóc yêu Đức Trung. Đồng

Bụt - một làng quê nghèo ở vùng chiêm trũng của châu thổ, nhưng ln đầy ắp kỷ

niệm, đó là động lực dé tôi cố gang hoc tap va theo nghề. Chọn làng xã là chủ đề

nghiên cứu, tôi lại càng thấu hiểu và yêu quê mình.

Luận án của tôi được kế thừa từ Luận văn Thạc sĩ, do GS.VS. Đào Thế Tuấnhướng dẫn. Đến nay, Thầy đã đi xa, luận án của tơi đã hồn thành, tơi xin bày tỏ lời

cảm ơn từ đáy lòng tới Thầy - GS.VS. Đào Thế Tuan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Tại Hữu Bằng, sau nhiều năm gắn bó, qua lại, tơi nhận thấy mình như đã trở

thành người ở nơi đây. Có lẽ ngồi q hương nơi tơi sinh ra, chắc chắn sẽ khơng có

làng, xã nào ở châu thé này mà tơi đến thăm nhiều như vậy. Các cán bộ của UBNDxã Hữu Bang luôn sẵn sàng giúp đỡ, đặc biệt là tam lịng vơ cùng thân thiện và rấthiếu khách của người dân Hữu Bằng, điều đó như một nét duyên đưa tôi đến gầnhơn với họ và dé công việc nghiên cứu tại thực địa luôn thuận lợi.

Một lần nữa, cho tơi nói lời cảm ơn và bày tỏ lịng tri ân sâu sắc tới các thầycô hướng dẫn; các thế hệ cán bộ và bạn bè đồng nghiệp tại Viện Sử học; các thầy côvà các cán bộ tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển; gia đình và bạn bè;

cán bộ và nhân dân Hữu Bằng, cùng nhiều cá nhân, cơ quan, đơn vi khác, nơi tơi đã

đến liên hệ cơng tác dé hồn thành luận án, mà tơi chưa thé bày tỏ tình cảm ở đây.

<small>Nghiên cứu sinh</small>

Đỗ Danh Huan

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

BANG CHU VIET TAT

<small>CNC : Computer Numerical Control</small>

(Máy đục hoa văn gỗ điều khiển bang máy tính)

<small>ĐHKHXH&NV : Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn</small>

ĐHQG HN : Đại học Quốc gia Hà Nội<small>GS : Giáo sư</small>

<small>SWOT : Strength, Weakness, Opportunity, Threat</small>

<small>(Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức)TNHH : Trach nhiệm hữu han</small>

<small>Tp. : Thành phó</small>

<small>tr. : Trang</small>TS : Tiến sĩ

UBND : Ủy ban nhân dân

<small>VASS : Vietnam Academy of Social Sciences</small>

<small>(Viện Han lâm Khoa học xã hội Việt Nam)VS : Vién si</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

DANH MỤC CÁC BẢNG MINH HỌA

<small>Bang 1.1: Diện tích đất đai các xã của huyện Thạch Thất năm 1997 46Bảng 2.1: Diện tích và phân bố đất nông nghiệp của một số hộ đội Đình 63(nay là thơn Dinh), xã Hữu Bang (năm 1988)</small>

<small>Bảng 2.2: Tổng số hộ trong các đội sản xuất nông nghiệp ở xã Hữu Bang từ 1988 đến 64</small>

<small>Bảng 2.3: Một số hộ chuyên đồi đất nông nghiệp ở xã Hữu Bằng 65Bảng 2.4: Lan chiếm dat đai ở khu vực Cống Dang (1996 - 2002) 66Bảng 2.5: Canh tác lúa ở xã Hữu Bang (2003 - 2005) 68Bảng 2.6: Số trâu, bd ở xã Hữu Bang qua một số năm 70Bảng 2.7: Số lợn nuôi của Hữu Bằng từ năm 2014 - 2017 71Bảng 2.8: Lao động tại làng nghề gỗ xã Hữu Bang năm 2017 76Bảng 2.9: Một số công ty gỗ của người xã Hữu Bằng tại Cụm Cơng nghiệp Bình Phú 82</small>

<small>Bảng 2.10: Đơn đặt hàng của Xưởng may Anh Khánh (tháng 3 và 4 - 2015) 92</small>

<small>Bảng 3.1: Số trẻ em sinh ra hàng năm ở xã Hữu Bằng từ năm 1991 đến 2019 138Bảng 3.2: Dân số và số cặp kết hôn ở xã Hữu Bằng từ năm 2000 đến 2005 139Bảng 3.3: Dân só, số trẻ sinh ra, số người chết và số cuộc kết hôn ở xã Hữu Bằng 139từ năm 2010 đến năm 2018</small>

<small>Bảng 3.4: Diện tích, dân SỐ, mật độ dân cư các xã huyện Hoài Đức (2014) 141Bảng 3.5: Nhu cầu giao đất nhà ở tại xã Hữu Bằng (2006-2015) 144Bảng 3.6: Số lượng các vụ vi phạm pháp luật ở xã Hữu Bằng qua một số năm 145Bảng 4.1: Các thời điểm và hạng mục trùng tu, xây dựng tại khu di tích 155</small>

<small>Bảng 4.2: Thu chi tài chính tại khu di tích đình, chùa và văn chỉ năm 2009 157</small>

<small>Bảng 4.3: Các hạng mục chỉ tiêu và tiền đóng góp xây Cầu Rơ năm 2013 161Bang 4.4: Quy mô va thời điểm xây dựng một số ngôi miéu ở xã Hữu Bang 162Bảng 4.5: Mua đồ dùng trong miéu xóm Giéng (2021) 164Bảng 4.6: Tiền thu chỉ Lễ cầu mát tại chùa tháng 4 - 2006 170Bảng 4.7: Tiền công đức vào miéu Cổng Đông ngày mùng 1 và Ram 171</small>

<small>Bảng 4.8: Cac Câu đương họ Nguyễn Văn tham gia việc họ (1986 - 2002) 174</small>

<small>Bảng 4.9: Một số nhà thờ xây mới và trùng tu ở xã Hữu Bằng 176</small>

<small>Bảng 4.10: Danh sách công đức xây nhà thờ họ Nguyễn Hữu đợt 1 (2014) 177</small>

<small>Bảng 4.11: Bảng ghi công đức xây dựng nhà thờ họ Vũ Hữu năm 2014 179</small>

<small>Bảng 4.12: Số tiền đóng góp xây lại nhà thờ họ Phan Lạc năm 2018 181Bảng 4.13: Số người mat ở xã Hữu Bang qua một số năm 189Bảng 4.14: Diện tích quy hoạch nghĩa địa ở xã Hữu Bằng qua một số năm 190Bảng 4.15: Diện mạo một số nhà văn hóa ở xã Hữu Bằng 193</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

DANH MỤC CAC BIEU MINH HỌA

Biéu đồ 2.1: Suy giảm đất nông nghiệp ở xã Hữu Bang (1997 - 2016) 67Biểu đồ 2.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp của xã Hữu Bang (2005 - 2018) 72Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất thủ công nghiệp ở xã Hữu Bang (2005 - 2018) 93

Biểu đồ 2.4: Mức tiêu thụ điện ở xã Hữu Bằng qua một số năm 103

Biểu đồ 2.5: Giá trị thương nghiệp, dich vụ ở xã Hữu Bằng (2005 - 2018) 110Biểu đồ 2.6: Cơ cau sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp va 111

dịch vụ ở xã Hữu Bằng (2005 - 2018)

Biéu đồ 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất kinh tế ở xã Hữu Bang năm 2005 126

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

DANH MỤC CÁC HỘP MINH HỌA

Hộp 2.1: Phân tích SWOT về sự thay đơi của các thiết bi sản xuất đồ mộc 79Hộp 2.2: Phân tích SWOT về sản xuất theo mơ hình doanh nghiệp gỗ 86Hộp 2.3: Phân tích SWOT về phát triển các lớp tư thục trơng trẻ ở xã Hữu Bang 108

Hộp 3.1: Phân tích SWOT về gia tăng dân số ở xã Hữu Bằng 142

Hộp 4.1: Phân tích SWOT về xây dựng nhà văn hóa ở xã Hữu Bằng 194

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA

Hình 1.1: Cau trúc khơng gian của một giả thuyết về các quốc gia ở châu A 34<small>Hình 1.2: Mơ hình vùng của vùng đơ thi lớn ở Dong Nam A 35</small>

<small>Hình 3.1: So sánh bộ máy chính quyền xã và sự biến đổi kinh tế, xã hội ở xã Hữu Bằng 118</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>MỤC LỤC</small>

(9617.100011 ... 4

1. Lý do chọn đề tài...--¿- ¿5c SkEE SE EEEEEE12112112171 11111111111 cxe. 4

<small>2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU ... --. 5 5 S33 *+*EE+seeseeerseeerersee 8</small>

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...- -- 2-2 s+x+£E£E++E+Etrxerxerxerreee 84. Nguồn tur LiGu oecceccecccccsccssscsscssessessessesessessessessesuesessessessessessseesssssestesssessneaneas 10

<small>5. Dong ZOp cla LUAN 0 ... 11</small>

6. Kết cầu của luận An .eeececsececscscsesecsescsececsesesecsssvsecessvsucecsesvsesusavavssasasevseeecers 11

Chương 1: TONG QUAN LICH SỬ VAN DE, PHƯƠNG PHAP

NGHIÊN CỨU VA DIA BAN NGHIÊN CUU ...-- ¿--c+ccerxersee 12

1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề ...----c- tt 1 1 1121101101111 111111 1tkrreu 12

1.1.1. Những nghiên cứu về biến đôi kinh tế làng xã ở nông thôn

ven đô Hà Nội va châu thổ sơng Hồng ...---2- 2 2© 2+£22££+£++£xrred 15

1.1.2. Những nghiên cứu về biến đổi xã hội làng xã ở nông thôn

ven đô Hà Nội và châu thé sông Hồng. ...--- 2-2 2552 s+z+£>£z 191.1.3. Những nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng xã ở nơng thơn

ven đơ Hà Nội và châu thé sơng Hồng ...---- 2 5© 2 2+Ez+£++£xrred 21

1.1.4. Những nghiên cứu về xã Hữu Bang o..cecceccccecscssesseessessecsessesstessesseeses 231.1.5. Những nội dung được kế thừa và tiếp tục nghiên cứu ... 251.2. Một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu ...-.--- 281.2.1. Một số khái niệm ...-...---c:55+ttc2xvtEEttrtrtrtrrrtrtrrrrrrrrrrrrrrre 281.2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...----:--- s22 321.3. Bối cảnh biến đối vùng nông thôn ven đô phía Tây Hà Nội và

khái quát về địa bàn nghiên cứu ...--- ¿22 2 x+x+£xczxzxezrxerxered 391.3.1. Bối cảnh biến đổi vùng nơng thơn ven đơ phía Tây Hà Nội ... 301.3.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ...----¿-+cs¿+cxecserxrsreee 43Tiểu kết chương 1...---- 2 2£ 2£2E+2EE+EE+2EE+2EEEEEESEEEEEESEErEEkrrkrrrrerkree 59

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Chương 2: BIEN DOI KINH TE ...-2- 22 2+S2+EE£EEt2EE2EE2EEeEEeExerkerree 61<small>2.1. Nông nghiệp. ... ceceeeseeeeeseceeeeeceaeeseeseeaecaeceaeeseeaeeeeeeeeeeeeeaeeats 61</small>2.1.1. Ruộng Gat ocececceccccccccsescsecsecsecscssssscsessessessesscsscsecsessessessssesseescsseaseaee 612.1.2. Trồng trot và chăn nuôi ...ceceeeccsscesecsesseesessessessesessessessesessessesseseesess 67<small>2.2. Thủ công nghiệp. 20... eee ec eeceeeeeceeeceseeseeeeeecaeeeceeseeseeseeaeeeseeseeaeeaeeeeees 72</small>2.2.1. Nghề MOC oiececcssccescssessessesessecsessessesussucsessessessesucsucsessessessesscsesaessesseesease 722.2.2. Nghề may oi.ccccecceccsscsscssessesecsessessessssscscsessessesscsucsucsessessesscssseeacssessease 87<small>2.3. Thuromg nghi€p 1... ... 93</small>2.3.1. Từ chợ lang đến phố 0000... 93

<small>2.3.2. Năng động thi trường và buôn bán xa ...- ----c+sS< sex 98</small>

2.4.1. Dich vu cung cap 001 ..AdaL..1 1022.4.2. Dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt ...-- << << << c++<++ssssecccss 103

<small>2.4.3. Dịch vụ trông Ø1 tre €TT... - -G s11. 1 HH ng ng 1062.4.4. Dịch vụ thu gom rác thải. ...-- 5 + *+++sessessereerree 108</small>

II 8{ 70), "... 111Chương 3: BIEN DOI XA HOD oo...ceccccccceccecccccecccsessessessesesessesscseesesessessease 1133.1. Tổ chức và kết cấu xã hội ooo ccceccccecc ees cscessessessesessessesuesessesseesesseseeaes 1133.1.1. Các tổ chức xã hội quan phương ...--- 2 + + s+s£+s£+x+zxezs+rxee 1133.1.2. Các tổ chức xã hội tự nguyện. ...-- 2-2 ++cz+s+cxerssreee 1193.1.3. Kết cau xã hội theo nghề nghiệp ....cc.ccecccscscsssesssesseesseesessecsseeseesseesees 124

<small>3.2. Quan hệ xã hội ... - HH. TH HH HH 127</small>

3.2.1. Quan hệ giữa chính quyền với nhân dân - quan hệ chính trịxãhội 1273.2.2. Quan hệ làng xóm, láng giềng ...----2- ¿52 ©5+25++£++z+zxrred 1283.2.3. Củng cé và tăng cường quan hệ dòng họ ...-- 2-2 scs+cz+s4 131

3.3. Phân tang và bat đồng xã hội...-- 2-5252 nsctnterrrrrrrrreg 134

3.3.1. Phân tầng xã hội ...¿--2¿©7+c22+22E2EkEEEEEErerkrrrrrrvee 1343.3.2. Bat đồng xã hội...---2- 5c 2+ 222221 22122112212112211211.21 1 kcre. 1363.4. Một số tồn tại...--- 5c 5c n2 222 1221221211211211012111112ceye 138

3.4.1. Áp lực về dân số và dân cư ...--- ¿+ x+2E+E2EE2EEEEEerxerkerkerree 138

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

3.4.2. Áp lực về nhà ở và đất giãn dân ...--- + c+ccterkererxrrerxee 142

<small>3.4.3. Tệ nạn xã hội ... -- -- ---- 1113111112301 111111992 11 ng tre 144</small>

3.4.4. Môi trường làng nghề ...-- 2 ¿+ St+SE+E2E2EEEEEEEEEEEEEErkrrkrrree 146

Tiểu kết chương 3...-- 2-2-2 se EEE2E12E1E71211211211211 7111211121. cxe 148

Chương 4: BIEN DOI VAN HÓA... 25-5252 2E2 E2 cEcrrrrrree 150

4.1. Trùng tu, xây dựng các di tích và tổ chức lễ hội...- 150

<small>4.1.1. Trùng tu, xây dựng đình, chùa và văn chỉ. ...--- 151</small>

4.1.2. Trùng tu, xây dựng Quán chợ, Đền Phú Xuân và Cầu Rô ... 159

4.1.3. Trùng tu, xây dựng các ngơi miễu xóm ...----:--:-¿-++¿ 162

4.1.4. Tổ chức lễ hội...--:¿52++222xvtttEktrttrttrtttrrrrtrrrrrrrrrrrrrrik 164<small>4.2. Thực hành tin ngưỡng ...-. .-- - --- cà St HH He, 1674.2.1. Tăng cường việc đi lễ...-¿--- 2© +S<+E+EE+EvE2EEEEEE E121 EEckrrkeg 167</small>4.2.2. Cúng tiền công đức ...---+- 2 sS2+EE+EE+ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrree 169<small>4.3, DOmg HO 0n... ... 4.4... 172</small>

<small>4.3.1. Xây mới, trùng tu nhà tHỜY...-- xxx x9 ng ngư 172</small>4.3.2. Lập quỹ khuyến học...---¿- +¿©2++2+++cx+rx+zrxerxesrxesred 181<small>4.4, LE cui VA tang MA oe. aa... 183</small>

<small>4.4.1. LE cưới ...--- + kg HH ng ưư 18344.2. §Ễ ¡áo Ta ... 185</small>

4.5. Tạo lập thiết chế văn hóa mới ...--- 2 2 2 s+EE£Ee£EzEzEerxerxeeg 1914.5.1. Xây mới Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ ...---.2- 55+: 191<small>4.5.2. Xây mới và mở rộng các nhà văn hóa ... ... --- «+ +«c<<£+ss+ces 192</small>4.5.3. Đặt tên, gắn biển đường làng, ngõ xóm và số nhà ... -- 1944.6. Giải thé một số thiết chế văn hóa ...-- 2-5-5 S22S2+£2+Eecxerxsrez 1974.6.1. Đàn Tiên nông và Lễ xuống đồng ...---2- 2 2 2+s+cs+zs+cxez 197<small>4.6.2. Đình phường thit ... --- c1 2. 12111 1131111111111 11111 xe ree 198</small>Tidu Ket Chuong nÁẲ:':...,ÔỎ 200

KET LUẬN ...--- 2-52 5< SE 2E2211211211271 211 2112111121111.111 1111111111 re. 202DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN

QUAN DEN LUẬN ÁN ... --5c- 5c S2 E2 1111211211011 111111 ereg 207TÀI LIEU THAM KHAO ...- 2: 22E£+2E£EEE£EE2EEEEEEEEEerkrrrkrrrkeee 208

<small>PHỤ LỤC</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trên khắp lãnh thổ của đất nước Việt Nam, các đơn vị tụ cư chủ yếu là các

<small>xóm làng và được định vi trong phạm vi không gian rộng lớn gọi là vùng nông thôn.</small>

Lang ở Việt Nam, đặc biệt là làng ở vùng châu thé sông Hồng luôn là đối tượngnghiên cứu, đề tài hấp dẫn nhiều nhà khoa học.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, làng lnđóng vai trị quan trọng, nó đã tham gia vào quá trình chống ngoại xâm dé đây lùi

sự đồng hóa và nơ dịch; làng đã góp phần bảo vệ những giá trị văn hóa cơ truyềncủa dân tộc; làng cịn là nơi ni dưỡng ý thức đấu tranh bền bi, khơi dậy lòng yêu<small>nước, lòng tự hào dân tộc của mỗi con người Việt Nam...</small>

Trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, khi đất nước tiếp tục thực hiện đườnglối Đổi mới và cùng với chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đang có những chuyểnbiến mạnh trên nhiều phương diện. Những chuyền biến đó diễn ra trên khắp các

vùng miền của đất nước, từ các vùng nông thôn đồng bằng, lên miền núi cao xa,

xuống các miền biển cận kề con sóng và đi sâu vào từng làng, bản, thơn, ấp, từngxóm ở Việt Nam. Q trình biến đổi đó đang góp phần tạo nên diện mạo mới chocác vùng nông thôn nói chung và cho từng làng nói riêng và cũng bởi q trình biến

đổi, những yếu tố tích cực, là thế mạnh được phát huy dé đem lại lợi ích cho người

dân trong làng, ngược lại, có những yếu tố khơng hợp thời bị mai một, thậm chí bịtriệt tiêu... Nhưng nhìn chung, xu hướng biến đổi tích cực là bao trùm, thực tế nàycho thấy sức sống, sự uyên chuyển va khả năng thích nghi của làng ở Việt Namtrước những đổi thay của thời cuộc, dé đưa làng phát triển va bước sang một thời kỳ mới.

Trong phạm vi không gian cụ thê, tại các vùng ven của những đơ thị lớn như:Hà Nội, Hải Phịng, Vinh, Huế, Đà Nang, Thành phó Hồ Chí Minh, Cần Thơ... q

<small>trình mở rộng địa giới hành chính và mở rộng quy hoạch của các đơ thị này (có thể</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

gọi là q trình đơ thị hóa), đã tác động sâu sắc đến vùng ven đô - vốn là khu vực

nơng thơn mà hạt nhân là các làng. Chính bởi lý do này mà có nhiều vùng nơngthơn đậm chất truyền thống khi xưa, thì nay đã trở thành phố phường hiện đại. Dovậy, các làng ở vùng ven các đơ thị lớn đang có những chuyền biến sâu sắc do tác

<small>động bởi q trình đơ thị hóa, của việc mở rộng địa giới, mở rộng quy hoạch, mà</small>

trong đó Thủ đơ Hà Nội là một ví dụ điển hình, bằng việc năm 2008 đã sáp nhập

tồn bộ địa giới của tỉnh Hà Tây vào Hà Nội'.

Mặt khác, các vùng nông thôn ven đô không chỉ chịu tác động trực tiếp từcác đại đô thị - đô thị trung tâm như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh..., mà

vùng nơng thơn ven đơ cịn chịu tác động nhất định bởi các đô thị vệ tỉnh bao quanh

<small>đô thị trung tâm; trường hợp đặc thù, ở các vùng ven đơ, đã có những đơn vi làng,</small>

xã tự “tao lập hình ảnh” năng động của mình dựa trên những lợi thé vốn có, dé đưa

đến hiện tượng biến đổi "tw than", hay đơ thị hóa tự phát, mà hệ quả là từ dang dapcủa làng truyền thong đã và đang chuyên thành hình ảnh của pho, của phường!

Hữu Bằng là một làng ven đơ, do q trình vận động nội tại của cư dân nơi

đây với những tiềm năng vốn có và chịu tác động bởi bối cảnh và quá trình đơ thị

<small>hóa vùng nơng thơn ven đơ, của sự mở rộng quy hoạch hay địa giới hành chính</small>Thanh phố Hà Nội..., nên Hữu Bằng đã và đang diễn ra quá trình biến đổi nhanh,sâu và rộng khắp, được biểu hiện qua những nét điển hình sau:

Thứ nhất, xã Hữu Băng” là một làng có lịch sử và văn hóa lâu đời, xuyên

suốt quá trình hình thành và phát triển, người dân xã Hữu Bằng đã tạo dựng lênnhững giá trị văn hóa truyền thống sâu đậm, nhiều lớp, đó là những phong tục, tập

quán, sinh hoạt văn hóa và khơng gian thờ tự phong phú: Xã Hữu Bằng có đình làng

và chùa Vĩnh Phúc xây dựng từ thế ky XVII, đến nay van được bảo lưu, gìn giữ;

<small>' Nghị quyết số 15/2008/QH12, ngày 29 - 5 - 2008, của Quốc hội về việc Điều chỉnh địa giới hành chính</small>

<small>Thành phơ. Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, theo do: Hop nhat toàn bộ tinh Ha Tay vào Thanh pho Ha</small>

<small>Nội; Chuyên toàn bộ huyện Mê Linh, tinh Vĩnh Phúc vê Thanh phó Hà Nội; Chun tồn bộ 4 xã thuộc</small>

huyện Lương Son, tỉnh Hịa Bình vê thành phố Hà Nội, đó là: Xã Đơng Xn, xã Tién Xuân, xã Yên Bình và

<small>xã Yên Trung [123].</small>

<small>? Hữu Bằng là một đơn vị hành chính, đơn vị tụ cư nhất xã, nhất thôn trong suốt chiều dài lịch sử, chính vì</small>

<small>vậy, trong luận án có lúc được viết là xã Hữu Bằng, nhưng cũng có lúc việt là làng Hữu Bằng, hoặc cũng có</small>

<small>thé viết là Hữu Bang, tùy theo bối cảnh của văn phong mà luận án dùng tên gọi Hữu Bằng một cách uyênchuyên cho phủ hợp.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

gần với đình, chùa cịn có văn chỉ thờ Không Tử và các vị đăng khoa của làng từ

thời Lê sơ đến thời Nguyễn (3 Tiến sĩ, 5 Cử nhân và 20 Tú tài); tại xã Hữu Bằng,các xóm đều có miếu thờ thần thổ địa. Ngồi ra, xã Hữu Bằng cịn có Đền PhúXn thờ Tran Hưng Đạo, có Đình phường thịt - nơi thờ tổ của nghề mé và bán thịtlợn. Xã Hữu Bằng vẫn giữ được hương ước cô soạn dưới thời Nguyễn và sau này đã

thay thế bởi hương ước thời kỳ Cải lương hương chính. Tơ điểm thêm cho bức

tranh văn hóa cổ truyền ở xã Hữu Bang, cịn có nhiều từ đường dòng họ và tư giaxây theo kiểu nhà bức bàn, ngày nay vẫn được nhân dân bảo tồn. Về kinh tế, xãHữu Bằng có chợ làng (chợ Nủa) được mở vào thế kỷ XVII; có nghề thủ cơngtruyền thống nhuộm nâu và dệt vải (nay khơng cịn). Trong khi đó, sản xuất nơng

<small>nghiệp của làng gặp hạn chế do diện tích đất canh tác rat ít... Các u tơ văn hóa va</small>kinh tế của lịch sử để lại đã trở thành nền tảng và động lực, là một bộ phận góp<small>phan chi phối, thúc day q trình biến đổi của xã Hữu Bằng từ Đồi mới đến nay.</small>

Thứ hai, người dân xã Hữu Bang năng động, nhạy bén và sáng tạo, yếu tốnăng động của người dân xã Hữu Bằng trong thời cuộc, trước thương trường lànguồn vốn nhân văn tiềm ân đưa tới những chuyên biến về kinh tế, xã hội và văn

hóa của xã Hữu Bằng. Điều rất đáng chú ý là, Hữu Bằng không phải một làng buôn

cô truyền, nhưng từ khi dat nước bước vào công cuộc Đổi mới, xuất phát từ nhu cầucuộc sống "đói ăn đầu gối phải bị", người dân xã Hữu Bằng đã tham gia vàothương trường rất nhanh nhạy, năng động, sáng tạo và hiệu quả nhưng không làmmat đi bản chất của người quê, của tâm lý trong tình, họ luôn dễ gần mà không bi

xem là con buôn”. Tính cách năng động, sáng tạo và thân thiện của người dân xã

Hữu Bằng là ngọn nguồn chi phối sự phát triển vượt trội về kinh tế, làm bền chặt<small>các giá tri văn hóa, đơng thời lan tỏa hiệu ứng cô kêt xã hội.</small>

<small>> Khi nghiên cứu về các làng buôn, cụ thê là làng Phù Lưu, Từ Sơn, Bac Ninh, Nguyén Quang Ngoc da dan</small>

<small>ra "đặc tinh" của dân làng Phù Luu qua câu ca truyền miệng như sau: "các làng xung quanh Phù Lưu lại luôn</small>

<small>giữ thái độ đối lập cách biệt với Phù Lưu. Họ vẫn thường nhắc nhau đừng bao giờ quên tứ vật: '⁄4 ẩm Đông</small>

<small>Ky thuy, Vật thực Cẩm Giang kê, Vật thú Dinh Bang thê, Vat giao Phù Lưu hữu' - Nghĩa là: Cho uông nước</small>

làng Đông Ky, Chớ ăn thịt gà làng Cẩm Giang, Chớ lấy vợ làng Đình Bảng, Chớ thot với dan lang Phù

<small>Lieu’, va ho giải thích vi dân Phù Lưu buôn bán, lắm manh lới nên không thé giao du ban hữu với người PhùLưu được" [66, tr. 133].</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Thứ ba, xã Hữu Bằng là một trung tâm kinh tế, đù không nằm ở trung tâm

huyện Thạch Thất, không năm ở điểm giao nhau giữa các trục giao thông lớn,nhưng từ khi Đổi mới đến nay, xã Hữu Băng đã là một nơi có kinh tế năng độngnhất huyện Thạch That, thậm chí là trung tâm kinh tế của tiêu vùng liên huyện gồmThạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Hoài Đức... Thực tế này được biểu hiện: i/ HữuBằng là trung tâm dịch vụ, mua bán - nơi mà cư dân trong huyện, trong vùng có thểđến dé trao đối, mua bán các loại nhu yếu pham đáp ứng nhu cau hàng ngày; ii/ HữuBằng là làng nghề sản xuất đồ gỗ nội thất quy mơ đứng đầu huyện Thạch Thất vàhọ cịn có nhiều xưởng may, hai bộ phận kinh tế này, đặc biệt là nghề mộc đã trở

thành đòn bay tạo nên bước đột phá về phát triển kinh tế của xã Hữu Bang trong<small>quá trình Đổi mới, đồng thời tạo ra việc làm cho nhân dân trong làng va đông đảo</small>lực lượng lao động ở nhiều làng, xã khác trong vùng, thậm chí xa hơn tới làm thuê.

Hơn nữa, người dân xã Hữu Bằng còn là những cư dân năng động trong bn bán,làm ăn thuần thục, nên đã góp phần đây nhanh và làm cho nhịp điệu kinh tế ở đâythêm phan sôi dong; iii/ Xã Hữu Bang từ xưa vốn là làng trọng nơng, nhưng trongq trình Đồi mới, sản xuất nơng nghiệp dần giảm vai trị, việc canh nơng chi mang

tính bảo tồn, người dân khơng tham gia vào sản xuất nơng nghiệp.

Thứ tư, xã Hữu Bằng có dân số đơng nhất nhưng diện tích lại nhỏ nhất huyệnThạch That, do dân cư đơng đúc, nên diện tích đất thé cư đã trở nên quá chật hep.Do đó, nhu cầu về đất ở đã và đang đặt ra là một yêu cầu cấp thiết, cùng với nhucầu về đất giãn dân, thì nhu cầu về đất mở xưởng sản xuất nghề mộc cũng đặt ra làmột van dé quan trọng cho phát triển ở xã Hữu Bang. Từ hai khía cạnh này, xã Hữu

Bang đã và đang diễn ra việc lan chiếm hoặc chuyên đổi tự phát từ đất cây lúa thành

đất thô cư kết hợp với sản xuất thủ công.

Thứ năm, nhân dân xã Hữu Bằng rất chủ động và tích cực trong gìn giữ vàphát huy các giá trị văn hóa. Q trình biến đổi và bảo tồn văn hóa tại xã Hữu Băngdiễn ra song hành, nhưng điều đáng lưu ý là, việc gìn giữ và phát huy các giá trị vănhóa cơ truyền ở xã Hữu Bang trong quá trình Đổi mới, chủ yếu bắt nguồn từ tính<small>chủ động, tự giác của người dân.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Từ những lý do trên, tác giả chọn van dé: "Biến đối nông thôn ven đô Hà Nội

trong thời kỳ Đổi mới: Trường hợp xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất", làm đề tàiluận án tiến sĩ.

<small>2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu</small>

<small>2.1. Mục tiêu</small>

Khái quát về kinh tế, xã hội và văn hóa xã Hữu Bằng trước Đổi mới.

<small>Làm rõ những biến đôi của xã Hữu Bằng trên các mặt: Kinh tế, xã hội, văn</small>

hóa từ 1986 đến năm 2018.

Thông qua nghiên cứu về xã Hữu Bằng, luận án góp phần nhận diện rõ hơn

những biến đổi của vùng nơng thơn ven đơ phía Tây Hà Nội trong quá trình Đổi

<small>2.2. Nhiệm vụ</small>

Một là, luận án sưu tầm và hệ thống các nguồn tư liệu liên quan tới đề tài, từcác sách, các bài viết đã xuất bản, tới các nguôn tài liệu lưu tại xã Hữu Băng. Quátrình sưu tầm tư liệu được thực hiện bài bản, khoa học, đặc biệt là điền dã, khảo sát

thực địa tại xã Hữu Băng. Quá trình sưu tầm tư liệu đi liền với việc phê phán, chắt<small>lọc và kiểm định độ tin cậy, xác thực của tư liệu.</small>

Hai là, luận án thực hiện hệ thống lại các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tàinghiên cứu, qua đó vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp dé triển khai tạilàng xã Hữu Bằng và vùng nông thôn ven đơ phía Tây Hà Nội.

<small>Ba là, luận án có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi nghiên cứu như: Nguyên nhân</small>

của những biến đổi ở xã Hữu Bang có từ đâu? Những biến đổi của xã Hữu Bangtrong quá trình Đổi mới diễn ra như thé nào? Chiều hướng biến đổi ra sao? Biến đổitrên phương diện nào là chủ đạo? Kết quả của quá trình biến đổi là gì? Hiện tại vàtương lai, xã Hữu Bằng có những cơ hội và thách thức nào hay phải đối mặt vớinhững van đề gì do quá trình biến đổi mang lại?

3. Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án lay xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất,Thành phố Hà Nội (cũng có thé gọi là làng Hữu Bang, vì từ xưa tới nay Hữu Bang

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>là đơn vị hành chính nhât xã, nhât thơn), làm đơi tượng nghiên cứu chính, với các</small>

yếu tố cau thành là các hoạt động kinh tế gồm: Nông nghiệp (trong đó có ruộng dat,hoạt động canh tac lúa và chăn nuôi); tiểu thủ công nghiệp (trọng tâm là nghề mộcvà nghề may); các hoạt động thương nghiệp và dịch vụ; kết cau và tổ chức xã hộicủa xã Hữu Bằng; các sinh hoạt văn hóa, tơn giáo và tín ngưỡng, thờ tự của cư dân<small>xã Hữu Băng, bên cạnh đó cịn có giáo dục... Những u tơ này đặt trong quá trình</small>biến đổi của xã Hữu Băng, cũng như khung cảnh biến đổi của vùng nơng thơn ven

<small>đơ phía Tây Hà Nội.</small>

<small>- Phạm vi nghiên cứu</small>

<small>+ Phạm vi không gian: Luận án giới hạn trong khơng gian hành chính của xã</small>

<small>Hữu Bằng hiện nay. Về khơng gian phía Tây Hà Nội, luận án giới hạn trong phạm</small>

<small>vi các huyện Hoài Đức, Dan Phượng, Chương Mỹ, Quéc Oai, Thạch That và Phúc</small>

Thọ, với tư cách là một số huyện của tỉnh Hà Tây cũ được sáp nhập vào Hà Nội từnăm 2008, có những nét tương đồng và khác biệt với xã Hữu Băng, qua đó có thé so

sánh ở một vài khía cạnh liên quan đến nội dung luận án.

+ Phạm vi thời gian: Luận án giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1986 đếnnăm 2018!. Tuy nhiên, dé làm rõ một số nội dung của luận án, tư liệu của những

năm sau 2018, cũng được sử dụng dé minh hoa.

<small>+ Pham vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các van đề sau:</small>

- Biến đổi về kinh tế bao gồm các vấn đề: Nông nghiệp, thủ công nghiệp,

<small>thương nghiệp và dịch vụ.</small>

- Biến đổi về xã hội, đó là tổ chức xã hội, quan hệ xã hội, kết câu xã hội,<small>phân tâng xã hội.</small>

<small>“Co sở để luận án giới hạn khung thời gian từ năm 1986 đến năm 2018 là: 7 nhất, mốc thời gian nam</small>

1986, đó là vào tháng 12 năm 1986, diễn ra Dai hội Đảng tồn qc lần thứ VI, đây là Đại hội Đổi mới dat

<small>nước. Tuy nhiên trước đó, vào ci những năm 70, đầu những năm 80 (thé ky XX), dấu hiệu của đôi mới,</small>

của sự bung ra trong sản xuất nơng nghiệp đã xuất hiện, điều đó được cụ thê hỏa băng Chỉ thị 100, ngày 13

<small>-1 - -198-1 của Ban Bi thư, với việc thực hiện cơ chế khốn sản phẩm ci cùng đên nhóm và người lao động</small>

<small>(cịn gọi là Khốn 100). Sau Đại hội VI, đến ngày 5 - 4 - 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10, vê đôi mớiquản lý kinh tế nơng nghiệp (cịn gỌI la Khốn 10). Kế từ đây, sản, xuất nông nghiệp thực sự bắt đầu sang</small>

<small>một trang mới. Đên năm 1993, với việc ban hành Luật đất đai sửa đôi, càng tạo tiên đê cho nông nghiệp phát</small>

<small>triển [90, tr. 66 - 139]; Thier hai, moc thời gian năm 2018, là thời điểm tròn 10 năm Hà Tây sáp nhập vào HàNội từ ngày 1 - 8 - 2008. Trong khoảng 10 năm (2008 - 2018), việc nghiên cứu nhằm hướng đến làm rõ hon</small>

những chuyền biến của vùng nơng thơn ven đơ phía Tây Hà Nội, với tư cách là một không gian kinh tế, xã

<small>hội và văn hóa được tích hợp vào Hà Nội và chịu tác động trực tiếp bởi quá trình quy hoạch, mở rộng địa giới</small>

<small>Hà Nội vê phía Tây.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

- Biến đồi về văn hóa, bao gồm các nội dung: Bảo tồn hệ thống di tích, tăng<small>cường thực hành tín ngưỡng, sinh hoạt dịng họ, lễ cưới và tang ma, thâu nhận các</small>

sinh hoạt văn hóa mới và những biểu hiện của sự mai một văn hóa.

Trong quá trình nghiên cứu, dé làm rõ những biến đổi của xã Hữu Bằng vànhận diện sự biến đổi của vùng nơng thơn ven đơ phía Tây Hà Nội, luận án cũngliên hệ và so sánh với một số làng, xã ở vùng nông thôn ven đô Hà Nội.

4. Nguồn tư liệu

Luận án tập trung khai thác các nguồn tư liệu sau:

Nguồn tài liệu sưu tam, điển dã tại địa phương: Đây là nguồn tài liệu khá

phong phú, bao gồm những hồ sơ, báo cáo, số sách thống kê về kinh tế, xã hội, văn

hóa, bản đồ địa chính của xã Hữu Bang, hồ sơ quy hoạch làng nghề, các báo cáothường niên... của UBND xã Hữu Bằng về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa được

<small>chính quyền xã Hữu Bằng lưu giữ. Những sách vở, ghi chép của các cá nhân, gia</small>

đình, dong họ và các tơ chức xã hội...; các nguồn tư liệu tranh, ảnh cổ động, tuyêntruyền của xã Hữu Bằng. Các số sách, ghi chép của các hộ gia đình kinh doanh, sản

xuất...; tư liệu chữ Hán, như: văn bia, minh chng, hồnh phi, câu đối, hương ước

cơ, sắc phong, thần tích và gia phả của các dòng họ...; nguồn tư liệu truyền miệng:

Luận án khai thác thơng qua q trình khảo sát, phỏng vẫn người dân Hữu Bằng,băng sự hồi cố, những ký ức về thời kỳ còn là xã viên của HTX Thủ công, HTXNông nghiệp, về đời sống kinh tế, xã hội trước và trong thời kỳ Đổi mới, về tục lệcủa xóm làng cơ truyền, về đình đám và lễ hội dân gian, về sinh hoạt dòng họ theohồi ức của các cụ cao niên hay những sự kiện đã diễn ra trong làng mà họ đã trựctiếp chứng kiến hoặc được nghe kể lại; đó cịn là những lời kế của các cán bộ đươngnhiệm hoặc mãn nhiệm tham gia cơng tác tại chính quyền xã qua các thời kỳ, củangười dân xã Hữu Bang, sinh sống và trực tiếp chứng kiến những đổi thay của xãHữu Bằng trong nhiều năm đã qua...

Tu liệu đã xuất bản liên quan đến luận án: Do là các cơng trình nghiên cứuliên quan đến xã Hữu Bằng; những sách chuyên khảo đã xuất bản, các bài nghiên

cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành viết về làng ở Việt Nam, về nông thôn Việt

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Nam, nông thôn vùng ven đô Hà Nội... Ngồi ra, luận án cịn tham khảo các đề tài

nghiên cứu, các luận án, luận văn có nội dung, chủ đề liên quan trực tiếp hoặc giántiếp đến đề tài...

<small>5. Đóng góp của luận án</small>

Thứ nhất, luận án là tập hợp các nguồn tư liệu khoa học và khách quan về

biến đổi ở xã Hữu Bằng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa trong quá trình<small>Đổi mới, từ năm 1986 đến năm 2018.</small>

Thứ hai, luận án làm rõ biến đổi về kinh tế, xã hội, văn hóa của xã Hữu Bằngvà nhận diện sự biến đổi của vùng nơng thơn ven đơ phía Tây Hà Nội trong bối

<small>cảnh mở rộng quy hoạch, mở rộng địa giới của Thủ đô Hà Nội.</small>

Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho chính quyền xã Hữu Bang,cũng như huyện Thạch Thất tham khảo trong việc quản lý, xây dựng kế hoạch phát

<small>triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đồng thời, luận án còn là nguồn tư liệu tham</small>

khảo cho những ai quan tâm đến biến đồi làng xã và nông thôn vùng ven đô Hà Nội.

<small>6. Két cau của luận án</small>

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4

Chương 1: Tông quan lịch sử van đề, phương pháp nghiên cứu va địa ban

<small>nghiên cứu.</small>

Chương 2: Biên đôi kinh tế.

Chương 3: Biến đôi xã hội.Chương 4: Biễn đơi văn hóa.

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>Chương 1</small>

TONG QUAN LICH SU VAN DE,

PHUONG PHAP NGHIEN CUU VA DIA BAN NGHIEN CUU

1.1. Tông quan lich sử van dé

Nghiên cứu về làng xã, về nơng thơn ở Việt Nam nói chung và nghiên cứuvề làng xã, nông thôn ở châu thé Bắc Bộ nói riêng khơng cịn là một chủ đề mới, nóđã có q trình nghiên cứu từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho

khoa học và thực tiễn. Chủ đề này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong nước cũng

như quốc tế, thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau dé cùng hiểu về về làng xã vànơng thơn ở Việt Nam, đó là: lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội học, nhân học, dân tộc

<small>học, tôn giáo học, luật học...</small>

Mặc dù thời gian và thành tựu nghiên cứu về làng xã, nông thôn ở Việt Namđã có bề dày với nhiều cơng trình đã xuất bản, nhưng khơng vì thế mà thiếu dư địa,

hay gặp hạn chế trong đóng góp cho khoa học và thực tiễn, trong bối cảnh hiện nay,

cịn nhiều chiều cạnh, góc nhìn khác của làng xã và nơng thơn Việt Nam vẫn cầnđược nghiên cứu và lý giải, trong đó đặc biệt quan tâm đến khía cạnh biến đổi củalàng xã, của nơng thơn trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa

<small>đã và đang diễn ra, trong đó tập trung vào các làng xã và vùng nơng thơn ven các đơ</small>

<small>thị lớn.</small>

Nhìn lại những nghiên cứu về làng xã và nơng thơn Việt Nam dưới góc độ làmột thực thé "tĩnh" hiện diện trong quá khứ, đã cho thay lực lượng tham gia và cáccơng trình xuất bản rất nhiều, thành tựu này là nền tảng học thuật và tư liệu giúpcho giới nghiên cứu trong và ngoài nước hiểu sâu hơn về làng xã, về nơng thơn ởViệt Nam trong lịch sử. Đồng thời, đó cũng là co sở dé hiểu về những biến đổi củalàng xã, của nông thôn Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới. Trước Cách mạng thángTám 1945, một số công trình nghiên cứu đã ra đời như: Pierre Gourou với tác phẩm

Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ [26]; Phan Kế Bính với cơng trình Việt Nam

phong tục [7]. Sau năm 1945, một số cơng trình cũng được xuất bản như: Nguyễn

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Hồng Phong đã viết cuốn Xã thơn Việt Nam [72]; sau đó là cơng trình của Phan Huy

Lê, Chế độ ruộng dat và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ [59]; cuối những năm 60(thế ky XX), tác giả Toan Ánh đã cho ra đời bộ Nếp cũ gồm 6 tập: Hội hè đình dam;Tín ngưỡng Việt Nam; Con người Việt Nam và Làng xóm Việt Nam [2]. Đễn năm

1968, Nhat Thanh đã cho xuất bản cơng trình Phong tục làng xóm Việt Nam [84] (in

lần đầu năm 1968, in lại năm 2005). Năm 1975, đất nước thống nhất, những nghiên

cứu về làng xã, về nông thôn Việt Nam tiếp tục được nghiên cứu, trong đó có các

<small>cơng trình như Viện Sử học: Nơng thơn Việt Nam trong lịch sử (2 tập, 1977, 1978)[102] [103]; Viện Sử học: Nông dân và nông thôn Việt Nam thời Cận đại (2 tap,</small>

1990, 1992) [104] [105]. Đóng góp vào thành tựu nghiên cứu về làng xã, về nông

thôn Việt Nam trước khi tiếp cận những biến đổi của nó, đã có những cơng trình

mang tầm cỡ như của Trần Từ: Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ

[96], Hà Van Tan: Làng, liên làng và siêu làng - Máy suy nghĩ về phương pháp[83]. Nguyễn Quang Ngọc: Về một số làng buôn ở dong bằng Bắc Bộ thé kỷ XVIII -XIX [66], Phan Đại Doãn - Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Kinh nghiệm tổ chức

<small>quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử [18], Phan Đại Doãn, Làng xã Việt Nam</small>

một số van dé kinh tế-văn hóa-xã hội [19]... cùng nhiều nghiên cứu khác đã được

cơng bồ.

<small>Cùng với các học giả trong nước, thì những nghiên cứu của các nhà Việt</small>

Nam học nước ngoài về làng xã, nông thôn ở Việt Nam trước Đổi mới đã cho thaymức độ quan tâm và những đóng góp nhất định về học thuật trong chủ đề này.Trong những năm 60 (thế kỷ XX), một số nhà Việt Nam học nước ngồi đã cơng bốnhững nghiên cứu về làng xã ở Nam Bộ Việt Nam. Trước hết, phải ké tới hai cơngtrình nghiên cứu về làng Khánh Hậu đó là: G. C. Hickey, Village in Vietnam [112]

<small>(Làng ở Việt Nam), va James B. Hendry, The Small World of Khanh Hau [114]</small>

(Làng Khánh Hậu một thé giới nhỏ). Các nghiên cứu này đã phân tích nhiều chiềucạnh, cấu trúc của làng xã Nam Bộ, với mục đích hiểu làng xã, nơng thơn Nam Bộdé phục vụ q trình thực dân ở Việt Nam. Đến cuối những năm 70 (thé ky XX),

nhiều nhà Việt Nam học quốc tế đã thảo luận xung quanh người nông dân và làng

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

xã ở Đơng Nam châu Á, trong đó có Việt Nam, với đại diện tiêu biểu của hai trường

phái là kinh tế đạo đức và kinh tế chính trị, trong đó có James C. Scott, The Moral

<small>Economy of the Peasant: Rebellion and Subsistence in Southeast Asia [115] (Kinh</small>

tế dao đức của người nông dân: Sự phan kháng và mưu sinh ở Đông Nam A), va

<small>Samuel L. Popkin, The Rational Peasant: The Political Economy of Rural Social in</small>

Vietnam [117] (Người nơng dân duy lý: Kinh tế chính trị của xã hội nơng thơn ở<small>Việt Nam). Sau khi hai cơng trình này xuất bản, nó đã thu hút nhiều học giả quốc tế</small>

quan tâm và thảo luận sôi nổi. Cuộc tranh luận đó đã diễn ra trên Journal of Asian

<small>Studies (Tạp chí Nghiên cứu châu Á), với các bài đăng trên Vol XLII, No 4, August,</small>

<small>1983, như: Charles F. Keyes, Peasant Strategies in Asian Societies: Moral and</small>Rational Economic Approaches - A Symposium [110] (Những chiến lược của người

nông dân trong xã hội chau A: Một chuyên luận với những tiếp cận kinh tế dao đức

<small>và kinh tế duy lý); David Feeny, The Moral or the Rational Peasant? Competing</small>

Hypotheses of Collective Action [111] (Kinh tế đạo đức hay kinh tế duy lý củangười nơng dân? Những giả thuyết tranh luận về hình thức sản xuất tập thé); Pierre

<small>Brocheux, Moral Economy or Political Economy? The Peasants are Always</small>

Rational [116] (Kinh tế đạo đức hay kinh tế chính tri? Những người nơng dân ln

duy lý)... Tác giả Benedict Kerkvliet đã thiên về nghiên cứu làng xã, nơng thơn ởViệt Nam dưới góc độ chính trị học, với những mối liên hệ của làng xã và Nhànước thời kỳ trước Đổi mới, trong số những nghiên cứu của ơng có thé ké tới cơng

<small>trình: The Power of Everyday Politics: How Vietnamese Peasants TransformedNational Policy [109] (Sức mạnh của chính tri thường nhật: Những người nơng dân</small>

Việt Nam đã thay đổi chính sách quốc gia như thé nào). Ngồi ra, cịn nhiều nghiên

cứu khác của các học giả quốc tế về làng xã và nông thôn Việt Nam trước Đồi mới.Các nghiên cứu nêu trên, không trực tiếp xem xét quá trình biến đồi của làngxã, của nông thôn Việt Nam trong bối cảnh Đổi mới đất nước, nhưng kết quảnghiên cứu đó đã cho thấy rõ lịch sử hình thành, kết cấu kinh tế, tổ chức xã hội và

<small>sinh hoạt văn hóa của của làng xã và nơng thơn Việt Nam trong q khứ. Đó là cơ</small>

<small>sở khoa học có giá trị dé vận dụng vào tiép tục tìm hiéu về những biên đơi của làng</small>

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>xã và nông thôn Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới. Những đóng góp học thuật của</small>

các nhà Việt Nam học nước ngoài về làng xã và nơng thơn Việt Nam trước Đồi mớiđã có giá trị khoa học cao, đồng thời bổ sung thêm các lý thuyết tiếp cận.

Những tìm hiểu về biến đổi của làng xã, nông thôn Việt Nam trong thời gianqua đã có nhiều nghiên cứu được cơng bố, tác giả luận án khơng thé bao qt tồn

bộ các nghiên cứu đó, nên trong nội dung này NCS chỉ tập trung vào một số cơng

trình tiêu biểu, có liên quan trực tiếp đến nội dung luận án, đó là các cơng trìnhnghiên cứu về làng xã, về nông thôn thuộc vùng châu thé Bắc Bộ, đặc biệt là vùngnông thôn ven đô Hà Nội và được nhắn mạnh vào ba chiều cạnh liên quan trực tiếp

đến kết cấu nội dung của luận án, cụ thé như sau: 1. Những nghiên cứu về biến đổi

kinh tế, 2. Những nghiên cứu về biến đổi xã hội; 3. Những nghiên cứu về biến đổi<small>văn hóa.</small>

1.1.1. Những nghiên cứu về biến déi kinh tế làng xã ở nông thôn ven đô Hà Nộivà châu thổ sông Hồng

Từ các điểm nghiên cứu như: Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), Bát Tràng (GiaLâm, Hà N61), Tam Sơn (Từ Sơn, Bắc Ninh), Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh),Nam Giang (Nam Truc, Nam Định)... cơng trình do Tơ Duy Hợp chủ biên, Sw biếnđổi của lang - xã Việt Nam ngày nay ở dong bằng sông Hong [49], đã đề cập tới

<small>nhiều nội dung của nông thôn châu thé Bắc Bộ như: Những tác động trực tiếp của</small>

q trình đơi mới tới kinh tế nông thôn; xu hướng vận động của các quan hệ kinh tếnông thôn; những biến đổi trong hệ thống giá trị - chuẩn mực văn hóa; sự biến đổivăn hóa trong phạm vi gia đình và dòng họ; sự biến đổi trong hệ thống quản lý làng

- xã; những chuyên đôi đáng ké của các quan hệ xã hội cơ bản trong làng - xã đồng

bằng sơng Hồng dưới tác động của q trình đổi mới; hạn chế của quá trình chuyênđổi các quan hệ xã hội cơ bản trong làng - xã đồng bằng sông Hồng: vấn đề xâydựng chiến lược phát triển cộng đồng làng - xã đồng băng sơng Hong.

Cơng trình Biển đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châuthổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (Qua khảo sát một số làng), của Nguyễn VănKhánh [54] cho thấy mối quan hệ giữa nông nghiệp và ruộng đất, những biến đồi về

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

ruộng đất sẽ kéo theo biến đổi về sản xuất nông nghiệp. Cuốn sách đã đi sâu phân

tích q trình biến đổi cơ cấu ruộng đất và hoạt động kinh tế nông nghiệp với việcchuyên dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi ở từng làng cụ thể, xem đó như nhữngminh họa xác thực nhất. Trong đó, tác giả nhấn mạnh tới Nghị quyết 10 (1988) đãthay đổi căn bản quan hệ sử dụng ruộng đất và tạo ra động lực mới thúc đây sảnxuất nông nghiệp phát trién.

Nghiên cứu của Dương Bá Phượng, Bảo ton và phát triển các làng nghềtrong q trình cơng nghiệp hóa [76], đã chủ ý đến tiềm năng của làng nghề thủcông. Tác giả đã xem xét vai trò và đặt làng nghề ở vùng châu thổ sơng Hồng trongchiến lược cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Trong bối cảnh

<small>chính sách này, cần nhìn ra lợi thế cũng như thách thức mà làng nghề gặp phải trong</small>quá trình phát triển.

Làng xã ở vùng đồng băng sông Hông phát triển theo khuynh hướng trọng

<small>nông hay phi nông? Do là nội dung trong cơng trình do Tơ Duy Hợp chủ biên, Định</small>

hướng phát triển làng - xã đông bằng sông Hong ngày nay [50]. Cuôn sách ban tới

con đường phát triển của làng xã ở vùng châu thổ sơng Hồng, trong đó có giai đoạnphát triển của làng xã thời kỳ Đổi mới. Mỗi giai đoạn phát triển có những đặc điểm

chung cũng như đặc điểm riêng của làng xã. Khi bàn về mơ hình hay định hướngphát triển làng xã, nội dung sách đưa ra hai mơ hình là: Thứ nhất, mơ hình phát

triển làng xã trọng nơng nghiệp; Thứ hai, mơ hình phát triển làng xã trong phi nơng.

Phát triển làng nghề truyền thống gắn với cơng nghiệp hóa là quan điểmđược thể hiện trong cơng trình do Mai Thế Hon chủ biên, Phat triển làng nghề

truyền thống trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa [48]. Cuốn sách tiếp

cận về tiềm năng và thế mạnh của làng nghề truyền thống trong xu thé biến đổi vàphát triển chung của q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Sách nhấn mạnhđến vai trò của làng nghề truyền thống trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đạihóa; về tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống. Sách cũng nhấn mạnh, dé pháttriển làng nghề, phải gắn với chuyền dich cơ cau kinh tế nông nghiệp; gắn truyền

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

thống với hiện đại; mở rộng các loại thị trường cho làng nghề truyền thống: đa dạng

hóa các loại hình sản xuất, kinh doanh; chuyền giao và đổi mới công nghệ...

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Truyền, Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xãhội ở nơng thơn dong bằng sông Hồng trong thời kỳ Đổi mới [93], đã cho thay quanhệ mật thiết giữa kinh tế hộ với các vấn đề xã hội ở nông thôn. Sự chuyền mình củahộ gia đình đã tạo tiền đề cho sự biến đổi chung của làng xã châu thổ sông Hồng.

<small>Tác giả đã phân tích kinh tế hộ gia đình trong vai trò là chủ thé tác động tới các mối</small>

quan hệ xã hội. Kinh tế hộ gia đình góp phan vào tái cấu trúc các quan hệ họ hàng,đó là: Duy trì sự cơ kết dịng họ; sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau...

Tìm hiểu về làng nghề trong bối cảnh mới đã được thé hiện qua cơng trình

<small>của Trần Minh Yến, Làng nghề trun thống trong q trình cơng nghiệp hóa</small>[107]. Dé hiểu được giá trị của làng nghề truyền thống trong bối cảnh mới, tác giả

đã nhắn mạnh tới vai trị và đặc điểm của nó trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiệnđại hóa. Một khía cạnh khác, sách muốn đề cập tới thực trạng và xu hướng vậnđộng, phát triển của làng nghề trong quá trình Đổi mới và chịu sự tác động của cơng

<small>nghiệp hóa, hiện đại hóa.</small>

Châu thé sơng Hồng cũng như vùng ven đơ Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề

truyền thống đang thích ứng với xu thế biến đổi hiện nay, thực tế đó phản ánh qua

<small>nghiên cứu do Tạ Long chủ biên, Sự phát triển của làng nghệ La Phi [60]. Sự phát</small>

triển của nghề thủ công ở La Phù đưa tới sự ra đời của gần 30 công ty TNHH hoạtđộng trong lĩnh vực len dệt. Quan trọng hơn, sự phát triển đó cịn đưa tới sự chundịch về cơ cấu kinh tế. Sự phát triển của nghề dệt, đã kéo theo hệ quả của những

biến đổi về văn hóa, bên cạnh duy tri các sinh hoạt văn hóa truyền thống, cịn xuất

hiện các yếu tố thuộc văn hóa đơ thị.

Cơng trình Kinh tế - xã hội vùng nơng thơn huyện Gia Lâm - Hà Nội trêntiễn trình đổi mới, của Trần Thị Tường Vân [100], đã góp phan bao qt hơn về qtrình biến đổi của vùng ven đơ này. Tác giả đã cho thấy sự chuyền biến trong quanhệ sản xuất, lực lượng sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm trong nôngnghiệp; công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp; thương mai, dịch vụ. Chuyên biến về

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

kinh tế, đã đưa đến chuyên biến về xã hội va văn hóa, đó là sự đổi mới và nâng cao

của hệ thống chính trỊ cơ sở; sự chuyên biến về lao động và việc làm; về đời songvăn hóa, va y tẾ, giáo dục...

Cơng trình do Bùi Xn Đính chủ biên, Làng nghệ thủ cơng huyện ThanhOai (Hà Nội) truyền thống và biến đổi [23], đã đặt làng nghề huyện Thanh Oai

trong bối cảnh của công nghiệp hóa và hiện đại hóa, các sản phẩm làm ra gắn với

thị trường, đồng thời cơng trình cịn đưa ra những dự báo và con đường phát triểncủa các làng nghề huyện Thanh Oai trong tương lai, bao gồm cả những thuận lợi và

Nghiên cứu làng nghề trong quá trình đổi mới hiện nay có nhiều hướng tiếp

<small>cận khác nhau, trong cơng trình do Nguyễn Xn Dũng chủ biên, Hiện đại hóa làng</small>

nghệ theo chiến lược tăng trưởng xanh trường hop vùng Đông bằng sông Hồng

<small>[21], là một tiếp cận mới về làng nghề. Tăng trưởng xanh của làng nghề được phan</small>

tích dựa trên các góc nhìn như: Thực trạng phát triển làng nghề vùng đồng bằngsông Hồng: bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến làng nghé; thuận lợi, khókhăn trong việc hiện đại hóa làng nghề; ngồi ra cịn đưa ra một số giải pháp hiện

đại hóa làng nghề tầm nhìn đến năm 2030.

Q trình Đổi mới, cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đã tác động tới nhiềulàng xã ở châu thổ sông Hồng, trong nghiên cứu về một làng ở tỉnh Thái Bình củatác giả Lâm Minh Châu, Đổi mới, kinh tế thị trường và hiện đại hóa: Trải nghiệm ởmột làng nơng thơn Bắc Bộ Việt Nam [11], đã góp phần lý giải điều đó. Khu cơngnghiệp đã xuất hiện ở làng Xuân, sự hiện diện của nó đã góp phan làm thay đơi “cau

<small>trúc” kinh tê, xã hội thậm chí cả văn hóa của làng Xuân. Mở đâu là việc thu hơi đât</small>

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

đai, sau đó đến cơ hội và việc làm tại khu công nghiệp, để rồi, sự không ồn định và

bấp bênh khi đi vào làm trong khu công nghiệp. Từ người nông dân thuần phác,“đối diện” với Đơi mới, với đơ thị hóa và hội nhập quốc tế, bên cạnh những cơ hộilàm thay đổi cuộc sống, thì họ cũng phải đối mặt với những khó khăn.

Những trăn trở về làng nghề ở châu thổ sông Hồng tiếp tục được thé hiệntrong nghiên cứu do Lưu Thị Tuyết Vân chủ biên, Tiểm năng và định hướng pháttriển của các làng nghệ truyền thong vùng đồng bằng Bắc Bộ [101]. Sách nhấnmạnh đến vai trò của các nghề truyền thống trong việc phát triển công nghiệp nôngthôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các cụm công nghiệp làng nghề, đã góp phan giảiquyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, làng nghề cũnggặp những thách thức như: Thị trường tiêu thụ sản phẩm, vốn; nguyên liệu, khảnăng cạnh tranh, van dé ô nhiễm làng nghề.

<small>Hy V. Luong, Tradition, Revolution, and Market Economy in a NorthVietnamese Village, 1925 - 2006, University of Hawaii Press, Honolulu [113].</small>

Ngoài chương I va II ban về làng dưới thời thuộc dia và phong trào cách mang, thìtrong chương III của sách đã tập trung trình bày và phân tích những chuyền đổi của

kinh tế, từ đó dẫn đến những biến đổi về văn hóa, về thực hành lễ nghi. Tác giả

cũng đánh gia cao vai trò của chính sách Đổi mới, của chuyên đổi các hoạt động

<small>kinh tế, xem đó như nhân tổ làm thay đổi diện mao làng xã.</small>

1.1.2. Những nghiên cứu về biến đối xã hội làng xã ở nông thôn ven đô Hà Nội

và châu thé sơng Hồng

Ở nơng thơn hiện nay đang hình thành nhiều tổ chức và mối liên kết xã hội,thực tế này nhận thấy qua nghiên cứu của Bế Quỳnh Nga, Các tổ chức xã hội tựnguyện ở nông thôn và vai trò trợ giúp xã hội trong bối cảnh nên kinh tế chuyển đổi

<small>(Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Tây) [65]. Trong</small>

nghiên cứu này, các tổ chức xã hội tự nguyện được đặt trong mỗi quan hệ với các tổ

<small>chức chính trị, xã hội ở nơng thơn. Hơn nữa, tác giả cịn phân tích những tương tác,</small>

<small>hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm xã hội.</small>

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Nghiên cứu của Lương Hồng Quang, Các fổ chức phi quan phương trong

làng - xã vùng châu thổ Bắc Bộ (Trường hợp hội đồng niên), trong Hiện đại vàđộng thái cua truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học [77], vừalàm rõ những hoạt động và cách thức tổ chức của hội đồng niên như: tương trợ,giúp đỡ lẫn nhau dựa trên tình cảm, cơng sức và tài chính... vừa cho thấy vai trònhất định đối với việc làng, mà điển hình là tham gia vào việc tổ chức và phục vụ lễ<small>hội.</small>

Nghiên cứu của Mai Văn Hai, Ngô Thị Thanh Quý, Mạng lưới tổ chức phichính thức ở nơng thơn trong bói cảnh kinh tế thị trường hiện nay (Qua tư liệu làng

xã Tam Sơn, Bắc Ninh) [27], đã cho thấy đây là một hiện tượng phô biến ở nông<small>thôn Việt Nam thời Đổi mới. Tiền dé cho sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức</small>

phi quan phương ở nông thôn được nghiên cứu lý giải là do bối cảnh Đổi mới củađất nước, của vai trò kinh tế hộ gia đình, khiến cho đời sống cải thiện và đưa đến sựra đời của các tô chức xã hội phi quan phương.

Nếu như nghiên cứu vừa nêu trên đề cập tới bối cảnh và nguyên nhân dẫn

đến sự ra đời của nhiều tô chức phi quan phương ở nơng thơn, thì nghiên cứu của

Đặng Thị Việt Phương, Bùi Quang Dũng, Các tổ chức xã hội tu nguyện ở nôngthôn đồng bằng sông Hồng: Liên kết và trao đối xã hội [75], đã phân tích cụ thé về:Tên gọi và thời gian thành lập; cơ cấu tổ chức; đối tượng tham gia; phạm vi và kinhphí hoạt động; mục đích tham gia; các hoạt động chủ yếu của các tô chức này.

Trong một xã hội đang chuyên đổi, các giá trị cũ mới đan xen cùng tồn tại,đó là nội dung nghiên cứu do Lương Hồng Quang chủ biên, Câu chuyện làng Giang

(Các khuynh hướng, giá trị và khuôn mẫu trong một xã hội dang chuyển đổi) [78].

Qua cơng trình này, các tác giả cơ gắng lý giải về hệ thống giá trị, chuẩn mực và cáckhuôn mẫu văn hóa của một cộng đồng nơng thơn ven đơ, bị cuốn vào trào lưu đơ

thị hóa, với tất cả những mặt tích cực và hạn chế, những nghịch lý của tiễn trình

phát triển.

Dưới tác động của q trình đơ thị hóa, nhiều làng xã ven đơ Hà Nội đã

chuyền thành phường, thực tế này thé hiện qua nghiên cứu của Trần Thi Hồng Yến,

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Biến đổi về xã hội và văn hóa ở các làng quê trong q trình đơ thị hóa tại Hà Nội

<small>[108]. Dia bàn nghiên cứu của cơng trình là: Lang Nhật Tân (phường Nhật Tân,</small>

quan Tây Hồ); làng Trung Kính Thượng (phường Trung Hịa, quận Cau Giấy); làngThanh Trì (phường Thanh Trì, quận Hoang Mai). Tại các làng này, chuyển đổi cocấu kinh tế sau khi bị thu hồi đất, đã dẫn đến những biến đổi về cơ cấu tô chức và

môi trường sông; biến đổi các quan hệ truyền thống; phân tầng xã hội và tệ nạn xã

hội. Cũng từ đây, diện mạo văn hóa truyền thống cũng biến đồi.

1.1.3. Những nghiên cứu về biến đỗi văn hóa làng xã ở nông thôn ven đô Hà

Nội và châu tho sông Hồng

Những biến đổi về nghi lễ và văn hóa tại một làng trong quá trình chuyên

thành phường ở Hà Nội được thể hiện trong nghiên cứu của Shaun Kingsley<small>Malarney, Culture, Ritual and Revolution in Vietnam [118], đó là làng Thịnh Liệt,</small>

<small>quận Hoang Mai, Hà Nội. Thời điểm nghiên cứu thực hiện, Thịnh Liệt đang trong</small>

quá trình biến đồi từ xã hội nông thôn sang xã hội đô thị. Những thực hành và biếnđổi văn hóa, nghi lễ ở Thịnh Liệt gồm có: Cải cách về tang ma; cải cách về cướixin. Nghiên cứu đã tìm hiểu sự chuyền biến tâm lý của người dân về chọn bạn đời;

về sự bình đăng giữa cơ dâu và chú ré (bình dang giới); quan niệm về khách mời

trong lễ cưới; về lễ nghi trong thách cưới; đó cịn là các ngày giỗ chạp, tưởng nhớngày mat va tập tục cải tang; về không gian thờ tự và nghi lễ ở đình làng...

Lang xã xung quanh vùng ven đô Hà Nội với tập tục và nếp sống cổ truyềncũng như sinh hoạt văn hóa hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, khíacạnh này thé hiện trong nghiên cứu của Lê Hồng Lý va Phạm Thị Thủy Chung,<small>Những sinh hoạt văn hóa dân gian của một làng ven đơ (làng Đăm) [61]. Cơng</small>trình đã dựng lại bức tranh văn hóa cơ truyền làng Đăm, nhưng điều đáng chú ý là,

các tác giả đã đặt văn hóa làng Đăm trong bối cảnh đơ thị hóa của vùng ven đơ HàNội, từ đó thấy được những chuyên biến của văn hóa truyền thống. Động lực quantrọng làm chuyên biến văn hóa ở làng Dam là quá trình đơ thị hóa và sự chuyền đổi<small>cơ câu vệ kinh tê, cụ thê là từ trông lúa chuyên sang trơng hoa.</small>

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Cơng trình do Ngơ Văn Giá chủ biên, Những biến đổi về giá trị văn hóa

truyền thong ở các làng ven đơ Hà Nội trong thời kỷ đổi mới [25]. Nghién cứu chorang từ những biến đổi kinh tế - xã hội dẫn đến biến đơi về văn hóa. Từ đó, các tácgiả phân tích hiện trạng biến đổi văn hóa truyền thống của các làng xã với các biểuhiện như: Biến đổi các công trình cơng cộng; về khơi phục và phát triển nghề truyềnthống: biến đổi trong sinh hoạt tơn giáo, tín ngưỡng; biến đổi trong nếp sống vàphong tục tập quán; những biến đổi về gia đình, dịng họ.

Tác giả John Kleinen đã cắt lớp các thời kỳ phát triển của làng Tơ trongnghiên cứu, Làng Việt đối diện tương lai, hôi sinh quá khứ [57]. Làng Tơ trongnhững năm trước và khi bắt đầu công cuộc Đổi mới, giai đoạn này đã góp phan làm

<small>thay đổi diện mạo làng Tơ, trong đó biểu hiện sinh động và cụ thé là thơng qua việc</small>

thực hành các nghỉ lễ và “sáng tạo các giá trị truyền thong”.

Nghiên cứu của Nguyễn Quang Ngọc, Một số van dé lang xã Việt Nam [68],đã phân tích các yếu tố truyền thống và lồng ghép với những chuyền đổi từ khi đấtnước Đồi mới. Trong chương III và V, sách đã phản ánh sự biến đổi của nông thôn,

của làng xã Việt Nam trong những năm đầu Đồi mới, đó là: Sự trở lại của vị trí kinh

tế hộ gia đình; sự phục hồi các quan hệ truyền thống: sự tái lập cấp thôn và chứcdanh thôn trưởng; sự xuất hiện của hương ước mới ở nông thơn hiện nay; diện mạođời sống văn hóa làng xã hiện nay.

Cơng trình của Nguyễn Thị Phương Châm, Biển đổi văn hóa ở các làng quêhiện nay (Trường hợp làng Đơng Ky, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn,tỉnh Bac Ninh) [9], tác giả cho rang, những biến đổi về kinh tế được xem như tácnhân quan trọng làm biến đổi những giá trị văn hóa vốn có của các làng xã. Trongphân tích những biến đổi văn hóa, tác giả ưu tiên về: Biến đổi về khơng gian vàcảnh quan làng: biến đổi về di tích và lễ hội; biến đổi về phong tục tập quán; biếnđổi về tiếp cận thơng tin và các loại hình giải trí.

Cùng chủ đề nêu trên, Nguyễn Thị Phương Châm, Đỗ Lan Phương với cơngtrình Làng ven đơ và sự biến đổi văn hóa: Trường hợp làng Xuân Đỉnh, huyện Từ

Liêm, Thành phố Hà Nội [10], được các tác giả đặt van đề va dẫn giải từ những bối

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

cảnh của lịch sử, bối cảnh kinh tế - xã hội, của các chính sách tác động đến q

trình đơ thị hóa ở Xn Đình. Từ đó, cơng trình đi sâu vào diễn giải thực trạng biếnđổi văn hóa như: Không gian và cảnh quan của làng; sinh kế của cư dan trong lang;lối sống; các phong tục dòng họ, tang ma và cưới hỏi; sự biến đổi hệ thống di tích

<small>trong làng và việc thực hành nghi lễ của nhân dân tại các không gian thiêng...</small>

Nghiên cứu của Nguyễn Công Thao, Tim pho trong làng: Những chiêu tâmtư của người cao tuổi [87], đây là một nghiên cứu về làng Dục Nội, huyện ĐôngAnh, Hà Nội. Không gian trong làng được tác giả quan niệm gồm: Nhà ở, vườn nhà,khơng gian thiêng, gồm có đình, chùa, miếu... vốn là những nơi sinh hoạt văn hóa,tín ngưỡng của cư dân trong làng. Q trình biến đổi khơng gian ở Dục Nội, chịutác động bởi bối cảnh đơ thị hóa, điều đó đưa tới nhiều giá trị văn hóa bị xóa nhịa,

trong khi đó lại có những giá trị văn hóa được củng cố và phục hồi.1.1.4. Những nghiên cứu về xã Hữu Bằng

Những ghi chép ban đầu liên quan tới xã Hữu Bằng được biết đến qua một số

<small>công trình như: Sơn Tây tỉnh địa chí [24], của tác giả Phạm Xuân Độ, trong đó cũng</small>

giới thiệu về xã Hữu Bằng là một làng có nghề dệt truyền thống. Năm 1980, ĐỗNhật Tân bằng ghi chép cá nhân, đã hồn thành cuốn Hitu Bang xã chí [82], đã mơtả ngăn gọn về các hoạt động của người dân xã Hữu Bằng trên một số phương diện

<small>như: kinh tế, văn hóa, xã hội.</small>

Một số nghiên cứu đã xuất bản liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp xã HữuBằng như của Lê Thị Mai, Chợ làng trong quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hộinông thôn dong bang sông Hong (Nghiên cứu trường hợp chợ Hữu Bang, Thạch

That, Hà Tây) [62]. Nghiên cứu này đã đề cập đến chuyên biến kinh tế của xã Hữu

Bằng, trong đó nhấn mạnh tới diện mạo chợ Hữu Bằng trong những năm cuối thế

kỷ XX. Chợ Hữu Bằng, từ chỗ là một tụ điểm buôn bán từ xưa, đến những năm đầu

thé kỷ XXI, cùng với quá trình phát triển của kinh tế, chợ cũng da dạng các hìnhthức và mặt hàng bn bán, phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân quanhvùng. Hơn nữa, không gian chợ Hữu Bằng ngày nay ngoài bán các mặt hàng nhu<small>yêu phâm can thiệt của cuộc sơng, chợ cịn là nơi giới thiệu, bán các sản phâm tiêu</small>

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

thủ công nghiệp của nghề mộ. Sự phát triển của chợ Hữu Bang, được tác giả lý giải

và gắn liền với quá trình đơ thị hóa.

Cơng trình Chợ q trong q trình chuyển đổi, của Lê Thị Mai [63] đã chọnmẫu ba chợ, ở ba không gian khác nhau thuộc châu thổ Bắc Bộ, đó là chợ NinhHiệp (Gia Lâm, Hà Nội); chợ Thổ Tang (Vĩnh Phúc) và chợ Hữu Băng (Thạch

Thất, Hà Nội). Tác giả cũng dành nhiều tâm sức viết về xã Hữu Băng và chợ Hữu

Bằng”, nhưng chưa đầy đủ những gi liên quan đến xã Hữu Bang.

Năm 2005, Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện Thạch

Thất [51] đã hồn thành cuốn Dia chí huyện Thạch That, trong mục dia chí các xãthị tran, cũng giới thiệu giản lược về xã Hữu Bằng. Đến năm 2020, cuốn sách được

tái bản, bổ sung, nên đây là tài liệu tham khảo tốt khi nghiên cứu về xã Hữu Ban.

Trong các nghiên cứu của Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, Vai trò của vốn xã hộiđổi với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thônhiện nay [1]; Lưu Thị Tuyết Vân chủ biên, Tiém năng và định hướng phát triển củacác làng nghề truyền thống vùng đồng bang Bắc Bộ [101], mặc dù dé cập tới van đềkinh tế rộng lớn ở phạm vi châu thổ sông Hồng, nhưng hai nghiên cứu này cũng ítnhiều nhắc tới và lấy số liệu minh họa liên quan tới hoạt động kinh tế của xã HữuBằng trong quá trình chuyền biến hiện nay.

<small>Bên cạnh các nghiên cứu đã được xuất bản, còn một số luận án đã được bảo</small>

vệ liên quan tới xã Hữu Bằng như: Luận án tiễn sĩ của Phan Chí Thanh với tên gọiDịng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ qua tư liệu một số xã thuộchuyện Thạch That - tỉnh Hà Tây [86]. Luận án đã nghiên cứu về một số dòng họ

tiêu biểu ở huyện Thạch Thất, trong đó một số dịng họ ở xã Hữu Bằng cũng được

tác giả nhắc tới, nhưng chưa đầy đủ.

Luận văn thạc sỹ của Đặng Văn Biểu với chủ đề Giá tri văn hóa nghệ thuậtđình làng Hữu Bằng (huyện Thạch Thất - tỉnh Hà Tây) [6]. Luận văn chủ yếu tìm

<small>* Tác giả đã đồng nhất hai đối tượng nghiên cứu, một là “chợ Nủa” và hai là “khu buôn bán trong làng HữuBằng”. Chợ Nủa - chợ mang tên Nơm của làng Hữu Bằng, trước khi có cơng trình nghiên cứu của tác giả, nó</small>

<small>đã thuộc địa phận và qun quản ly của chính qun xã Bình Phú, huyện Thạch Thât. Như vậy, chợ Nủa</small>

<small>trong sách này không phải của xã Hữu Bang nhu tac gia da viét, Còn khu buôn ban trong làng Hữu Bằng,</small>

<small>năm ở trục đường làng, nêu theo như tên của cơng trình là tìm hiểu về chợ q, trong đó có chợ Nua, thì đơi</small>

<small>tượng chính phải là khu chợ Nủa thuộc qun quản lý của xã Bình Phú mới đúng.</small>

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

hiểu về đình xã Hữu Bằng về các giá trị kiến trúc, mỹ thuật và tín ngưỡng thờ thành

Luận văn thạc sỹ của Pham Duc Hân tìm hiểu Cum di tích đình - chùa HữuBằng (Hà Tây) kiến trúc và điêu khắc [28], đã khảo cứu và làm nỗi bật giá trị kiến

trúc, điêu khắc của đình và chùa Hữu Bằng.

Gần đây, Nguyễn Phan Khiêm đã viết cuốn Hitu Bang làng xưa, chuyện cũ[55]. Nội dung trong sách tập trung giới về diện mạo của xã Hữu Bằng trong quákhứ với các giá trị truyền thống về văn hóa, về nghề cổ truyền, về nếp sinh hoạt củangười dân xã Hữu Bằng. Cuốn sách đã cung cấp thêm tư liệu giúp tác giả luận án

hiểu sâu hơn về xã Hữu Bằng trong quá khứ.

<small>Tựu chung lại, những tìm hiéu, khảo cứu về xã Hữu Bang cịn rất ít, các cơng</small>

trình nêu trên đã chọn một số chiều cạnh của xã Hữu Bằng để nghiên cứu trong đóbao hàm ca các yếu tơ truyền thống như của: Phan Chí Thành [86]; Đặng Văn Biểu[6]; Phạm Đức Hân [28] va các yếu tố hiện đại như của: Lê Thị Mai [62] [63];Nguyễn Vũ Quỳnh Anh [1]; Lưu Thị Tuyết Vân [101]... Tuy nhiên, các nghiên cứunày mới chỉ dừng lại và chọn một khía cạnh nhỏ trong cấu trúc tổng thé của xã HữuBằng làm đối tượng nghiên cứu như: dòng họ, đình, chùa, các doanh nghiệp và vốnxã hội ở xã Hữu Bằng, làng nghề thủ công xã Hữu Băng... mà chưa xem xã Hữu

Bằng như một chỉnh thé toàn diện và đặt trong mối quan hệ, tương tác lẫn nhau.

Hơn nữa, chưa đặt xã Hữu Bang trong một quá trình hình thành va phát triển cũngnhư đặt trong bối cảnh tương tác, biến đổi của vùng nông thôn ven đô.

1.1.5. Những nội dung được kế thừa và tiếp tục nghiên cứu

1.1.5.1. Những nội dung được kế thừa

Các nghiên cứu về biến đổi kinh tế vùng nông thôn ven đô Hà Nội đã chothấy các làng xã đa phần đều chịu tác động mạnh của q trình mở rộng, quy hoạch

<small>đơ thị Hà Nội. Trong nông nghiệp, mặc dù vẫn được chú trọng và duy trì, nhưng</small>

diện tích đất nơng nghiệp đang giảm dan, người nông dân không mặn mà với canhtác cây lúa, sản xuất nông nghiệp. Thâm canh cây lúa ở vùng nơng thơn ven đơ HàNội khơng cịn chiếm vai trò chủ đạo, một mặt do thu nhập từ cây lúa không đáp

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

ứng được nhu cầu của cuộc sống, mặt khác, do các dự án quy hoạch và mở rộng địa

<small>giới đô thị Hà Nội như: Khu đô thị, đường giao thông, khu vui chơi giải trí, cụm</small>cơng nghiệp... đã thu hồi những thửa ruộng xưa kia là nguồn sống chính của ngườinơng dân. Q trình chuyền đổi cơ cấu kính tế cũng diễn ra, điều này đã làm thayđổi kết cấu kinh tế cơ truyền, thay vì trọng nơng nghiệp thì người dân đã chun

sang các hoạt động phi nơng. Bên cạnh đó, việc xuất hiện những nghiên cứu về làng

nghề thủ công truyền thống và xem xét sự phát triển của nó trong bối cảnh cơngnghiệp hóa và hiện đại hóa, một mặt đã tạo ra thời cơ mới trong phát triển, tuynhiên cũng có những thách thức nhất định đặt ra. Sự phát triển của làng nghé thủcông truyền thông cũng đã làm thay đổi diện mạo kinh tế va văn hóa của một số

<small>làng xã như một số nghiên cứu ở trên đã trình bày.</small>

Về xã hội, các nghiên cứu trên đã cho thấy, từ khi Đổi mới đến hết hai thập<small>niên đầu thé kỷ XXI, nông thôn châu thé Bắc Bộ nói chung và nơng thơn ven đơ Hà</small>

Nội nói riêng, ngày càng xuất hiện nhiều và phổ biến các liên kết xã hội (nhóm xãhội) dựa trên nhu cầu sở thích và nghề nghiệp như: Hội đồng niên, hội đồng ngũ,hội cây cảnh, hội thơ, hội đánh cờ... Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra sự kết

nối, tương trợ giữa các thành viên trong các nhóm xã hội này; các nghiên cứu Xã

hội học về nông thôn cho thấy sự phân tầng xã hội đã và đang diễn ra ở nhiều vùng

<small>thôn nông châu thổ Bắc Bộ và vùng nông thôn ven đô Hà Nội. Cùng với đó, các</small>

quan hệ xã hội ngày càng đa chiều và phức tạp hơn.

Những nghiên cứu về biến đổi văn hóa, diện mạo văn hóa ở các làng quêchâu thé Bắc Bộ va vùng nông thôn ven đô Hà Nội đã được các nghiên cứu cho

thay sự biến đổi rộng khắp, biểu hiện cụ thé và sinh động qua đời sống tơn giáo, tin<small>ngưỡng ở đình, chùa, sinh hoạt lễ hội; các hoạt động xây mới, tơn tạo đình chùa, tơ</small>

tượng, công đức, tô chức và phục hồi lễ hội... Các sinh hoạt trong dịng họ có việctơn tạo m6 ma, xây mới từ đường...; trong cưới hỏi, tang ma cũng đã và đang biếnđổi theo khuynh hướng của đô thị, giảm dan các tập tục cũ. Nhu cầu hưởng thụ vănhóa như: hội họp ầm thực, đi du lịch, đi chùa, tiếp cận thông tin, dịch vụ... đều được<small>các nghiên cứu nêu trên đê cập. Điêu quan trọng là, những biên đơi nêu trên vê văn</small>

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

hóa được các nghiên cứu chỉ ra là do sự phát triển của kinh tế, đã cho phép người

dân quan tâm nhiều hơn tới đời sống văn hóa, bên cạnh đó cịn có nhân tổ chínhsách của Đảng và Nhà nước về việc gìn giữ, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa,cộng với sự đóng góp, thương thảo của người dân về việc phục hồi các giá trị vănhóa, nên đã khiến diện mạo đời sống văn hóa ở các làng xã, các vùng nông thôn

thêm khởi sắc.

Đã có nhiều nghiên cứu cơng bố về biến đổi làng xã và nơng thơn ở Việt

<small>Nam nói chung và vùng nơng thơn ven đơ nói riêng, trong đó có vùng nông thôn</small>

ven đô Hà Nội. Thành tựu này giúp luận án có thêm cơ sở khoa học để vận dụngvào nghiên cứu trường hợp xã Hữu Băng.

1.1.5.2. Những nội dung tiếp tục nghiên cứu

Như trên đã nêu xã Hữu Bằng là một hiện tượng biến đổi theo khuynh hướngđô thị hóa tự phát, khơng có sự can thiệp hay tổ chức từ chính quyền các cấp. Xuấtphát từ nhu cầu nội tại, người dân đã tự tìm hướng đi - sinh kế mới cho mình đểphát triển. Nhìn lại các nghiên cứu nêu trên, các làng, các vùng nông thôn châu thổBắc Bộ hoặc nông thôn ven đô Hà Nội được nghiên cứu đều gắn với những biến đơi<small>từ chính sách của địa phương và trung ương, do vậy nó chịu tác động bởi những</small>quyết sách về quy hoạch cơ sở hạ tầng, cụm công nghiệp, khu đô thị... nên dẫn tớisự biến đổi ở các làng hay vùng nông thôn ven đô, những trường hợp này thườngđược gọi là hiện tượng đơ thị hóa cưỡng bức. Trong khi đó, sự biến đôi ở xã HữuBằng được xem là quá trình đơ thị hóa tự phát, đây là sự khác biệt của xã Hữu Bằng

<small>so với các làng, hay vùng nông thôn ven đô Hà Nội.</small>

Điều đáng lưu ý nữa là, các nghiên cứu nêu trên về sự biến đổi của làng xã,

của nông thôn ven đô Hà Nội chỉ ưu tiên tập trung vào một điểm nghiên cứu, màchưa mở rộng, chưa có sự liên hệ liên vùng, để qua đó tìm ra khuynh hướng biếnđổi, hay những điểm riêng, những nét chung của sự biến đổi đó. Day là khía cạnhcần được nhận diện, đối chiếu và so sánh khi nghiên cứu sự biến đổi ở xã Hữu Bằngqua đó thay được sự biến đổi chung của vùng nông thôn ven đô Hà Nội.

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

1.2. Một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu1.2.1. Một số khái niệm

Biến đổi xã hội

Theo Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng: "Biến đổi xã hội là một quá trình,qua đó những khn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế

xã hội và các hệ thong phân tang xã hội được thay đổi qua thời gian" [20, tr. 179 - 180].

Từ quan điểm trên, tác giả luận án cho răng, biến đổi xã hội là sự vận độngtất yêu, ở đó, cau trúc, các quan hệ, tổ chức và thiết chế xã hội không ngừng thayđổi. Trong một cộng đồng làng xã, biến đổi xã hội được thé hiện qua kết cau, thànhphần dân cư, sự phân tầng và chênh lệch xã hội, những tập hợp, liên kết xã hội,

cùng với cách thức tơ chức và thiết chế chi phối nó ở những thời điểm khác nhau.

Biến đổi văn hóa

<small>Theo Nguyễn Thị Phương Châm: “Biến đổi văn hóa là q trình thay đổi các</small>

yếu tố trong cơ cau của hệ thong văn hóa dưới tác động của nhiều yếu to như bốicảnh chuyển đổi xã hội, những sự giao lưu hội nhập... Trong q trình này, các yếu

tơ văn hóa trong một hệ thống ln có sự vận động khơng ngừng, trong đó có yếu tổvăn hóa mat di, có yếu tơ văn hóa được sinh ra và cũng có yếu to văn hóa được cơ

cau lại, được sáng tạo trên cơ sở của nên tảng truyền thống và tat cả những điều đó<small>tạo nên tinh dan xen phức tap” [10, tr. 54].</small>

Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy, biến đổi văn hóa

<small>cũng diễn ra như nhận định nêu trên của Nguyễn Thị Phương Châm. Theo thời gian,</small>

các thành tố văn hóa cũ dần mờ nhạt, thậm chí mat đi, thay vào đó là sự tiếp thu các

u tơ văn hóa mới, song cũng có trường hợp các thành tố văn hóa cũ được củng có,

tái tạo. Đó cịn là q trình các thành t6 văn hóa trong cấu trúc văn hóa biến đồi vàchịu sự chi phối bởi chủ thé văn hóa và các tác nhân ngoại cảnh như: đời sống kinhtế, xã hội, quá trình giao thoa và tiếp xúc văn hóa.

<small>D6 thị hóa</small>

Theo Bộ Kế hoạch và Dau tư: "Ti góc độ nhân khẩu học và dia lý kinh tế, đơ

thị hóa được hiểu là sự di cư từ nông thôn tới đô thị, là sự tập trung ngày càng

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ đô thị. Mức độ đơ thị hóa của một

quốc gia được do lường bang tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân. Vẻ mặt xã hội,đơ thị hóa được hiểu là q trình tổ chức lại mơi trường cư trú của con người. Đơthị hóa khơng chỉ thay đồi sự phân bố dân cư và những yếu to vật chất, mà còn làmchuyển hóa những khn mẫu của đời sống kinh tế - xã hội, phổ biến lỗi sống đô thi<small>tới các vùng nơng thơn, và tồn bộ xã hội. Như vậy, q trình đơ thị hóa khơng chỉ</small>diễn ra vé mặt số lượng như tăng trưởng dân số, mở rộng lãnh thổ, tăng trưởng về

sản xuất, mà còn thể hiện cả về mặt chất lượng, nâng cao mức sống, làm phong phúhơn các khn mẫu và nhu cau văn hóa" [8, tr. 60].

Theo Phan Mai Hương: “Đơ thi hóa là q trình chuyển đổi từ xã hội nơngthơn truyền thong sang xã hội đô thị hiện đại, làm thay doi không chỉ những yếu to

vật chất, mà còn chuyền biến những khuôn mẫu trong đời sống xã hoi” [53, tr. 21].

<small>Tác giả luận án quan niệm: Đơ thị hóa là q trình gia tăng những ảnh của</small>

các u tố đơ thị tới vùng nơng thơn, từ đó làm thay đổi cơ bản các yếu tố truyềnthống của nông thôn như kinh tế, xã hội, văn hóa...

<small>Vùng ven đơ</small>

Theo Trịnh Duy Ln: “Tại moi khu cư trú đang được đơ thị hóa, luôn tontại vung “lõi” (core) với sự phát triển cao cả về cơ sở vật chất, mật độ dân cư vànhịp song đơ thị. Kế tiếp đó là vùng “bán ngoại vi” (semi - periphery) tiếp giáp

<small>giữa vùng lõi với vùng nơng thơn/ ngoại ơ ở ngồi cùng (periphery).</small>

<small>Khái niệm vùng ven đơ ở các đơ thị Việt Nam có lẽ thuộc vào vùng “ban</small>

ngoại vi” nói trên. Nó cịn có khá nhiều tên gọi khác như: Vùng đệm (buffer zone),

vùng chuyển tiếp (transitional zone) - trên con đường lan tỏa của q trình đơ thị

hóa ra các vùng xung quanh theo dạng thức xâm lan, “vết dau loang”. Đây cũng là

<small>khu vực thường duoc người đi cu từ nông thôn dừng chân, “quả cảnh” trên con</small>

đường di cư tới các đơ thị tìm sinh kế. Vi vậy, vùng ven đơ cũng là nơi chứng kiếntính chất “q độ” của các mơ hình sống, lỗi sống của cả nơng thơn và đô thị phatrộn lần nhau,... Những vùng ven đô như vậy cũng khơng hé có định, ổn định mà

<small>29</small>

</div>

×