Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.89 MB, 275 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<small>Hà Nội - 2021</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><small>Chuyén nganh: Luu trir hoc</small>
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ
CỦA HỘI ĐÔNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Chủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học
<small>Luận án Tiên sĩ</small>
PGS.TS. Vũ Thị Phụng TS. Cam Anh Tuấn
<small>Hà Nội - 2021</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Hoạt động hợp tác quốc tế về lưu trữ củaViệt Nam từ năm 1962 đến năm 2017” là công trình nghiên cứu của tơi.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài là trung thực và
chưa từng được ai cơng bố trong các cơng trình trước đây. Trong q trình thực
hiện luận án, tơi có kế thừa những nguồn tai liệu của các nhà nghiên cứu đi trước,có trích dan đầy đủ và ghi trong phan tài liệu tham khảo.
<small>Tác giả luận án</small>
Lê Tuyết Mai
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><small>nước, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Viện phim Việt Nam; lãnh đạo và</small>
nguyên lãnh đạo phụ trách bộ phận lưu trữ của Bộ Quốc phịng, Bộ Ngoại giao... Tơixin được bày tỏ lịng biết ơn vì tất cả những sự giúp đỡ nhiệt tình, q báu này.
Tơi cũng xin được thé hiện lịng biết ơn sâu sắc tới hai giáo viên hướng dan làPGS. Vương Đình Quyền và TS. Cam Anh Tuan - Những người đã hỗ trợ, giúp đỡ
tôi rất nhiều trên con đường học thuật, nghiên cứu và luôn động viên kịp thời trong
suốt q trình nghiên cứu dé tơi có thé đạt được kết quả như ngày hôm nay.
<small>Quản trị Văn phịng, đặc biệt là PGS. TS. Vũ Thị Phụng, TS. Nguyễn Liên Hương và</small>
duy sắc bén trong nghiên cứu khoa học là những pham chat và tố chất cần thiết dé cóthé hồn thành được trọn vẹn một cơng trình nghiên cứu như luận án tiến sĩ.
Các thầy, cơ kính mến - đặc biệt GS. TS. Hoàng Khắc Nam và đồng nghiệp tạiKhoa Quốc tế học là những người tôi thực sự rất biết ơn bởi họ đã giúp tôi từngbước tự tin và khơng ngừng cố gắng, hồn thiện hơn trên con đường nghiên cứu
<small>mình đã chọn.</small>
Lời cảm ơn cuối cùng nhưng cũng vô cùng quan trọng tôi xin được dành cho
gia đình, bạn bè thân thiết, những người ln ủng hộ và hỗ trợ tôi mọi lúc, mọi nơiđề tôi có thể hồn thành Luận án.
<small>Tác giả luận án</small>
Lê Tuyết Mai
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...---¿---¿©+¿©++2x+2£x+zx++zx+zrxezrxerseee 10
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...----22 szxeczezzs+red 11<small>6. Tai 1i6u tham 1ha0 on... eee eceeeceeseeceeseeceeseesecseceeeseceeceeeseeeseeaeeaesaesaeeaeereeeeees 14</small>
<small>7. DOng QOp CUA LUAN AN... eee ... 16</small>
8. BO cục của luận AM woes eecseeecsssecsssesesseessnecesnscesnscessscessneessusessnecesneeesneeesneeesneses 16
Chương 1. TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU...ssssssssessesssssessesseeees 18
1.1. Khái quát nguồn tài liệu nghiên cứu về hop tác quốc tế...:---:--- 181.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ly luận về hợp tác quốc tẾ...-.--- 18
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu hợp tác quốc té về lưu trữ
và “hop tác quốc tế về lưu trữ của Việt Nai ””...-©22©5s2ckccte+E+ESEerkerrrresred 21
1.2. Những van dé đã được nghiên COU .o...cccccccccsssesssesssesssssseessecssessessecssecssseseessecases 251.2.1. Nghiên cứu VỀ |ý ÏUẬNH...¿- + £©S£St‡SkÉESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrerkee 26
1.2.2. Nghiên cứu về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lưu trữ của thé giới
<small>VA VIEL NAM PEEESSĂ... ... ... . . .. 3]1.3. Nhan xét CHUNG oo... eee eeecseesecsecseceececeeesseeseesessessecsessecsessaeaseeeeseesecsesaeeaeenees 53</small>
1.3.1. Về cách tiếp cận và phương pháp nghién CUU voeccccceccecescescesvessesseseeseeseeses 53
1.3.2. Về nội dung Nghién CứN... -©5+©5£+Se EE‡EEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrrrree 54
1.3.3. Những vấn dé chưa được dé cập đến hoặc chưa được làm rõ... 561.4. Những van đề luận án tập trung giải quyết...---¿©-+©c++cx++zxrzrxerseee 58
IhaaiadiầiiiÝỔỔIẢẮIÁIẮẮÁẮỶẮỶẮỶẮỶ... 58
1.4.2. VE thc tie nan. ... 58
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG
HỢP TAC QUOC TE VE LƯU TIRŨ...2- 5° 2s s£5s2+ss£ssessesssessesse 59<small>QL. Co an... ... 59</small>
<small>2.1.1. Các khái HÏỆHH... «hành 59</small>
2.1.2. Vai trị của hợp tác quốc té VỀ WU trib cecceecesccsscessessesssessessesssessesseesesseessen 63
2.1.3. Nguyên tắc hợp tác quốc té VỀ WU HFÏP...---©2+-©++ccc+cc+csrterterrrrseei 66
2.1.4. Hình thức va nội dung hợp tác quốc tế VỀ lưu tri coeeceeccescesseescessesseeseessee 692.1.5. Các yếu tố tác động đến hoạt động hợp tác quốc tế về lưu trữ... 74
2.1.6. Tiêu chi đánh giá hiệu quả của hoạt động hợp tác quốc tế về lưu trữ... 79
2.2. Quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế<small>2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và quy định chung cua Nhà nước</small>
'2J/2,18:(2)1158/17.5/71.17171. 58.2 NaŨ... 82
2.2.2. Quy định về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lưu trữ... 84F72787 §.1x.¡.1-@AS PP... 88Chương 3. QUÁ TRINH HỢP TÁC QUOC TE VE LƯU TRU
CUA VIET NAM TỪ NĂM 1962 DEN NĂM 2017 ...---s- 2s sscsecses 90
3.1. Giai đoạn thiết lập và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế của Lưu trữ
<small>M806 756,017... ... 90</small>
3.1.1. Các yếu tổ tác động đến hoạt động hợp tác quốc tế về leu trữ
<small>của Việt Nam giai đoạn 1962 - ÏQ6Ố...- -- St kg key 90</small>
3.1.2. Hoạt động hop tác quốc tế về lưu trữ của Việt Nam giai đoạn 1962 - 1986... 943.1.3. Nhận xét về hoạt động hợp tác quốc té trong lĩnh vực lưu trữ
<small>của Việt Nam giai đoạn 1962 - ] 9Ö Õ...- -- 55+ St St *tEsEEEkEseksrkerrsrersrrrerrrrke 104</small>
3.2. Giai đoạn tăng cường và mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế của Lưu trữ
<small>\4iJ8) 00621520007 ... 107</small>
3.2.1. Các yếu tổ tác động đến hoạt động hợp tác quốc tế về lưu trữ
<small>của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2Ú Ï 7... - -c- 5s + s tk *vEEeEEeEEkeEtsktseeekeerrerrrrsee 107</small>
3.2.2. Hoạt động hợp tác quốc tế về leu trữ của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2017... 111
3.2.3. Nhận xét về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lưu trữ
<small>của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2Ú Ï7... «S5 tt SE HH ng re 13]</small>
Tiểu kết chương 3 essecssesssessscssscssesssesssesscssssssssssessscsssssuessucssssssssssessucsssesuessscsseeseees 135
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Chương 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ HỢP TÁC VÀ ĐÈ XUẤT MỘT SĨGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC
QUOC TE VE LƯU TRU CUA VIET NAM...-.s-ss< se se csessessesses 1374.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về lưu trữ của Việt Nam
từ năm 1962 đến năm 2017...---++++©©++++£E++tttEEkttEEkktrttrrrttrrrrrrrrrrrrrree 137
<small>ADD. THÀnhH (Ut ... nh HH HH Hà HH HH HH tt nưệt 137</small>
4.1.2, HAN 1a n nh h<...-AdẬA... 1494.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về lưu trữ
<small>CUA 1100 .. :‹+1iI. 153</small>4.2.1. Hoạch định chiến lược hợp tác quốc 16 VỀ lưu trữỄ...cccccccccrseses 1534.2.2. Hồn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động hợp tác quốc tế
4.2.3. Tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động hợp tác quốc tế về lưu trữ... 164Tiểu kết CHUONG 4 cesecssssessvessessesssessessesssessessessscssessessssssesscsssssssssesscssesassssssscsaseaeessees 165
0009005 ... 167
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIA
TÀI LIEU THAM KHẢO...--- 5< 5£ <2 se ©Ss£Ess£EssEsseEssersserserssere 172<small>PHỤ LỤC</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">DANH MỤC TỪ VIET TAT
Từ viết tắt Tiếng Anh/Tiếng Pháp Tiếng Việt
<small>AIAF Association internationale Hiệp hội Luu trữ các nước nói</small>
des archives francophones _ | tiếng Pháp
<small>CHDC Cộng hịa Dân chủ</small>
<small>CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dânĐCS Đảng Cộng sản</small>
<small>FIAF International Federation of | Liên đoàn các Viện Lưu trữ phim</small>
Film Archives quéc té
<small>LTNN Lưu trữ Nha nước</small>
Branch of the International | đồng Lưu trữ Quốc tế
<small>Council on Archives</small>
<small>SEAPAVAA South East Asia - Pacific Hiệp hội Lưu trữ Nghe nhìn Đơng</small>Audio - Visual Archives Nam A - Thai Binh Duong
<small>TBCN Tu ban chu nghia</small>
<small>TLLT Tài liệu lưu trữ</small>
<small>VPTW Văn phòng Trung ương</small>
<small>VT & LTNN Văn thu va Luu trữ Nha nướcXHCN Xã hội chủ nghĩa</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">DANH MỤC BANG, SƠ BO, BIEU ĐỎ
Bảng 1.1. Thống kê các cơng trình nghiên cứu lý luận về HTQT... 18Bang 1.2. Thống kê các công trình nghiên cứu “Hợp tác quốc tế về lưu trữ”... 22Bảng 1.3. Thống kê các cơng trình nghiên cứu “Hợp tác quốc tế về lưu trữ
<small>CUA Vidt NAM” 7... :‹-1... 23</small>
Bảng 1.4. Quan điểm về “Hợp tác quốc tế” qua các thời kỳ...-.--- 5+: 27
Bảng 3.1. Thống kê số lượng đoàn cán bộ lưu trữ Việt Nam di tham quan,
<small>khảo sát kinh nghiệm ở nước 'IðOÀÀI...-- 5 5 << 1E E3 vn TH nh Hưng 94</small>
Bang 3.2. Tông hợp số đoàn chuyên gia nước ngoài tới Việt Nam trao đổi,
hướng dẫn về các biện pháp bao đảm an toàn và tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ .... 103
<small>Bảng 3.3. Hỗ trợ của Lưu trữ Việt Nam dành cho Lưu trữ Lào</small>
<small>gial doan 1996 - 2017 010ẼẺ8.. ... 120</small>
Bang 3.4. Tổng hợp một số ấn phẩm tiêu biéu do Cục Luu trữ
Nhà nước/ Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước phối hợp với các cơ quan quốc tế
biên soạn và phát hành từ năm 1995 đến 2017...---¿- ¿+2 +++++zx++z++zszzex 130Sơ đồ 2.1. Các yếu tố tác động tới hoạt động hợp tác quốc tế về lưu trữ... 79Sơ đồ 4.1. Mơ hình hoạch định chiến lược hợp tác quốc tế về lưu trữ ... 154Biểu đồ 4.1. Tông hợp số lượng hợp tác song phương và đa phương về lưu trữ
<small>của Việt Nam vào các năm 1962, 1986 và 2017 ...--- 55c ssccssseeeees 145</small>
Biểu đồ 4.2. Minh họa về sự mở rộng nội dung hợp tác quốc tế về lưu trữ
<small>của Việt Nam vào các năm 1962, 1986 và 2017 ...---- + c2 cccssseeees 146</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">DANH MỤC HÌNH ANH
Hình ảnh 3.1: Cán bộ Cục Lưu trữ Phủ thủ tướng đón tiếp chuyên gia lưu trữ
Liên Xô, LN.Kunticốp năm 1963 tại Hà Nội...---- 55 2< ssccsssseeeeees 96
<small>Hình ảnh 3.2: Doan cán bộ Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng tham dự Hội nghị“Những người lãnh đạo cơ quan Lưu trữ các nước Xã hội chủ nghĩa”</small>
tại Tiệp Khắc, năm 1974... ¿+ 22+ S121 SE 511155 111231111151 11 111111111 ru 101Hình ảnh 3.3: Đại biểu lưu trữ các nước Đông Nam Á dự Hội nghị SARBICA
<small>“Đánh giá và loại hủy tài liệu” do Cục Lưu trữ Nhà nước Việt Nam đăng cai</small>
tổ chức tại Hà Nội, năm 1995...--c:+c+tEttEkttrrtrrrrrrrrrirrirrrrrree 122Hình ảnh 3.4: Can bộ lưu trữ Việt Nam nghiên cứu tài liệu tại Lưu trữ Quốc gia
<small>Hải ngoại tại Aix-en-provence, Cộng hịa Pháp, năm 2009 ...-.- --«+--+2 125</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">1. Lý do chọn đề tài
Hợp tác quốc về lưu trữ là một hoạt động quốc tế quan trọng của các quốc gia.Thông qua HTQT về lưu trữ, các quốc gia có cơ hội học tập, chia sẻ kinh nghiệmquản lý; hỗ trợ, giúp đỡ nhau xây dựng và phát triển ngành lưu trữ trong nước phùhợp với mục tiêu đề ra nhưng không xa rời với sự phát triển của lưu trữ thế giới. Nhưvậy, ngành lưu trữ của một quốc gia muốn phát triển được thì khơng thể khơngHTQT về lưu trữ.
Trong q trình hình thành, phát triển, các quốc gia đã sản sinh ra nhiều TLLT và
<small>thường xuyên khai thác, sử dụng thông tin TLLT phục vụ cho hoạt động quan lý.</small>
Dù thê chế chính trị khơng giống nhau, đặc trưng về văn hóa khác nhau nhưng nhìn
chung, các quốc gia trên thế giới đều coi TLLT là di sản văn hóa của quốc gia, dântộc. Chính sự tương đồng về quan điểm đối với TLLT đã dẫn đến nhu cầu hợp tác
giữa các nước trong việc tìm kiếm những phương pháp tối ưu nhất nhằm bảo quan
và phát huy giá trị của TLLT của quốc gia nói riêng, thế giới nói chung. Đặc biệtđối với những quốc gia có liên đới với nhau về lịch sử, có sự giao thoa về TLLT thì
nhu cau hợp tác và cùng nhau chia sẻ thông tin TLLT nhằm làm sáng tỏ các sự kiện
lịch sử của đất nước càng trở nên cần thiết.
Trên thế giới, lich sử HTQT về lưu trữ khởi nguồn từ cuối thế ky XIX khi cácchuyên gia về lưu trữ tại những quốc gia đã xây dựng được hệ thống tổ chức lưu
trữ riêng bat đầu có nhu cầu tập hợp với nhau để cùng trao đổi va phát triển
chuyên môn, nghề nghiệp. Đến năm 1948, với sự ra đời của Hội đồng Lưu trữ
Quốc tế (ICA) và sau này là sự mở rộng chi nhánh cua ICA tại các khu vực, cộng
với việc thành lập một số tô chức lưu trữ khác như AIAF, FIAF... hoạt độngHTQT về lưu trữ diễn ra ngày càng phô biến hơn. Cùng với sự phát triển của khoahọc, công nghệ, hoạt động HTQT về lưu trữ vẫn không ngừng mở rộng ở tất cảcác nước, các khu vực trên thế giới, nội dung hợp tác cũng trở nên phong phú vàđa dạng hơn. Sự gia tăng các hoạt động HTỌT về lưu trữ tại các quốc gia, khu vựcđã chứng minh rằng HTQT về lưu trữ ln gắn liền với tiến trình phát triển của
<small>ngành lưu trữ.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Đối với Việt Nam, ngành lưu trữ được xây dựng và dần trưởng thành trong bối
cảnh đất nước gặp rất nhiều khó khăn do phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hai cuộcchiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Trong tam nhìn chiến lược quốc gia, HTQTvề lưu trữ là một trong những nội dung thuộc chính sách HTQT của Việt Nam.Ngay từ khi chuẩn bị xây dựng cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ, ngành lưu trữ
đã được nhà nước hỗ trợ và giúp đỡ thiết lập những mối quan hệ hợp tác đầu tiên
mà chủ yếu với các nước XHCN. Nhờ hợp tác quốc tế, Lưu trữ Việt Nam không chỉ
tiết kiệm được thời gian, kinh phí khi ứng dụng được các thành tựu, kinh nghiệm vềlưu trữ của các nước mà cịn nhanh chóng đạt được nhiều tiễn bộ. Đặc biệt từ saunăm 1986, cùng với công cuộc đôi mới tồn diện đất nước, trong đó có chính sáchđối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, hoạt độngHTQT về lưu trữ của Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới với nhiều thay đôiquan trọng. Kể từ thời ky này, Lưu trữ Việt Nam đã dan thay đổi trong tư duy
<small>HTOQT về lưu trữ theo hướng ngày càng chủ động, tích cực tham gia vào các cơ chế</small>
<small>hop tác song phương và đa phương với phạm vi rộng mở hơn, nội dung hợp tác</small>cũng đa dạng, phong phú hơn so với thời kỳ trước đó. Những đặc điểm nổi bật và
chuyên biến trong hoạt động HTQT về lưu trữ của Việt Nam từ năm 1962 - 1986 vàsau năm 1986 là một vấn đề rất đáng quan tâm, nghiên cứu.
Dưới góc độ pháp lý, điều 40 của Luật Lưu trữ năm 2011 đã khang định HTQT
về lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động cần có sự quản lý của nhà nước. Trong bốicảnh tồn cầu hóa và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu, rộng trong mọi lĩnhvực, nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế và tác
động của HTQT về lưu trữ đối với sự phát triển của ngành từ năm 1962 - năm
thành lập cơ quan quản lý nhà nước về công tác lưu trữ cho tới cuối năm 2017 làmột việc làm cần thiết. Hiện nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu về hoạt động
<small>HTQT của ngành Lưu trữ Việt Nam do các học giả trong và ngoài nước thực hiện.</small>
Tuy nhiên, những nghiên cứu có tính hệ thống, tồn diện, đưa ra được những tổngkết về lý luận và thực tiễn hoạt động HTQT trong lĩnh vực lưu trữ của Việt Namthời kỳ từ năm 1962 đến năm 2017 vẫn cịn thiếu. Do đó, nghiên cứu hoạt động
HTQT về lưu trữ của Việt Nam là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ cơ sở khoa học về hoạt động HTQT của Lưu trữ Việt
Nam, giúp ngành lưu trữ nâng cao khả năng hội nhập để phát triển trong bối cảnh
hội nhập quốc tế đang là một xu thé tất yếu hiện nay. Đồng thời, kết quả nghiên cứu
về hoạt động HTQT về lưu trữ của Việt Nam cũng sẽ là một trong những căn cứkhoa học dé ngành lưu trữ hoạch định chính sách phát triển trong tương lai.
Xét ở góc độ thực tiễn, nghiên cứu sẽ đánh giá, tổng kết những kết quả, hiệu quả
dat được và tồn tại, hạn chế của hoạt động HTỌT về lưu trữ của Việt Nam trong
thời kỳ 1962 - 2017; phân tích rõ những tác động của hoạt động HTQT về lưu trữđối với sự phát triển của ngành lưu trữ và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.Những đóng góp quan trọng này đã khăng định được vai trò, vị thế của ngành lưu
trữ đối với sự phát triển của xã hội.
Với những nhận thức như trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Hoạt động hợp tác
quốc tế về lưu trữ của Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2017” làm chủ đề nghiên
cứu cho Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ học.
<small>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</small>
<small>2.1. Mục dich nghiên cứu</small>
Mục đích của luận án là phân tích và làm rõ qua trình HTQT về lưu trữ của ViệtNam từ năm 1962 đến năm 2017. Từ đó, luận án đánh giá hiệu quả hoạt độngHTQT về lưu trữ của Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2017 và đề xuất một số giải
<small>pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này sau năm 2017.</small>
<small>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</small>
Thứ nhất, luận án hệ thống những nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam về HTQT
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Đề thực hiện luận án, chúng tôi đã đặt ra một số câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
<small>như sau:</small>
Câu hoi 1: Cơ sở ly luận của hoạt động HTQT về lưu trữ?
Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra với câu hỏi này: “Hoạt động HTQT về lưu trữdựa trên hệ thống lý luận về HTQT nói chung và lý luận lưu trữ học”.
Câu hỏi 2: Những kết quả và hiệu quả được trong hoạt động HTQT về lưu trữ
của Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2017?
Gia thuyết nghiên cứu được đưa ra với câu hỏi này: “Hoạt động HTQT về lưu trữcủa Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2017 đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhậnvề tổ chức quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ. Tuy nhiên, hoạt động này vẫncòn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục”.
Câu hỏi 3: Cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
<small>động HTQT về lưu trữ của Việt Nam?</small>
Chúng tôi đã đưa ra giả thuyết nghiên cứu với câu hỏi 3 là: “Các giải pháp nângcao hiệu quả hoạt động HTQT về lưu trữ của Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ
<small>sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn”.</small>
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Pham vi nghiên cứu: Bao gồm phạm vi thời gian, phạm vi không gian và phạm vi
<small>nội dung.</small>
- Phạm vi thời gian: Thời kỳ từ năm 1962 đến hết năm 2017.
Năm 1962 được chọn làm mốc khởi đầu nghiên cứu vì đây là năm Cục Lưu trữ
Phủ Thủ tướng được thành lập. Ké từ thời điểm nay, công tác lưu trữ nói chung vàhoạt động HTQT về lưu trữ nói riêng đã có sự quản lý tập trung, thống nhất củaNhà nước. Mặc dù lay mốc 1962 là thời điểm bắt đầu nghiên cứu nhưng một số hoạtđộng HTQT về lưu trữ trước năm 1962 cũng vẫn được dé cập trong luận án vì đâylà những hoạt động mở đường đầu tiên cho các HTQT sau này. Cuối năm 2017, CụcVT & LTNN (tiền thân là Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng) tròn 55 năm đi vào hoạt
động, đây là mốc thời gian ngành Lưu trữ Việt Nam tiến hành những hoạt động
<small>10</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">tong kết, đánh giá rút kinh nghiệm, đề ra các phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêuphát triển trong tình hình mới. Đồng thời, mốc thời gian kết thúc nghiên cứu vàonăm 2017 cách thời điểm hiện tại (2021) một khoảng lùi lịch sử nhất định là khoảngthời gian nhăm kiểm nghiệm, đánh giá, nhìn nhận các hoạt động HTQT về lưu trữtừ năm 1962 đến năm 2017 một cách tương đối rõ ràng và chính xác. Một lý doquan trọng khác là tai liệu, tư liệu chúng tôi thu thập phục vụ nghiên cứu tính đếnhết năm 2017 là đầy đủ và tồn diện nhất.
- Phạm vi không gian của luận án: Việt Nam và các đối tác có HTQT về lưu trữvới Việt Nam. Ngoài ra, khi nghiên cứu về các yếu tơ quốc tế tác động tới q trìnhhợp tác này, luận án có mở rộng nghiên cứu thêm các yếu tố trên phạm vi thế giới.
<small>- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung phân tích hai nội dung hợp tác chính của Lưu</small>
trữ Việt Nam là hợp tác về tổ chức, quản lý công tác lưu trữ và chuyên môn, nghiệp vụlưu trữ. Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung hợp tác do Cục VT<NN - cơ quan quản lý nhà nước về công tác lưu trữ được ủy quyền đại diện choquốc gia tham gia các hoạt động HTQT về lưu trữ.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành lưu trữ học, lịch sử và
quan hệ quốc tế, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cách tiếp cận lưu trữ học: Đây là cách tiếp cận cơ bản của luận án vì
Cách tiếp cận lưu trữ học giúp tìm hiểu các phương diện khác nhau và những vận
động có tính chất riêng biệt của ngành lưu trữ trong HTQT, đồng thời giúp phan
<small>tích rõ hơn những nội dung đặc thù của ngành lưu trữ trong quá trình HTQT.</small>
Thứ hai, cách tiếp cận lịch sử được vận dụng khi xem xét hoạt động HTQT của
Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2017 qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và trong
những điều kiện lịch sử khác nhau. Cách tiếp cận này giúp thấy rõ hơn sự phát triển
mang tính q trình về hoạt động HTQT trong lĩnh vực lưu trữ của Việt Nam.
Thứ ba, cách tiếp tiếp cận quan hệ quốc tế: Đây là cách tiếp cận được sử dụng
nhằm xem xét về quá trình HTQT vốn là xu thế lớn trong quan hệ quốc tế hiện nay.Cách tiếp cận này giúp làm rõ động cơ, hành vi và kết quả của quá trình HTQT về
<small>lưu trữ của Việt Nam trong thời kỳ 1962 - 2017.</small>
<small>11</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận án, chúng tôi đã sử dụng nhiều<small>phương pháp nghiên cứu.</small>
<small>Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mac </small>
-Lênin được thê hiện ở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Luận án nghiên cứu các hoạt động HTQT về lưu trữ của Việt Nam thời kỳ 1962
<small>-2017 như một quá trình vận động liên tục trong từng bối cảnh lich sử cụ thé và đặt</small>
trong mối liên hệ với giai đoạn trước va sau đó. Dong thời, tác giả luận án cũngđứng trên lập trường khách quan khi nhìn nhận, đánh giá về hoạt động hợp tác quốctế về lưu trữ của Việt Nam trong thời kỳ này.
Phương pháp nghiên cứu cụ thé được áp dụng trong luận án chủ yếu là các phươngpháp nghiên cứu liên ngành của lưu trữ học, lịch sử và quan hệ quốc tế như sau:
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: là hai phương pháp có mỗi liên hệmật thiết với nhau. Phương pháp lịch sử theo hướng đồng đại và lịch đại được ápdụng khi nghiên cứu các hoạt động HTQT về lưu trữ Lưu của Việt Nam theo tiến
<small>trình lich sử phát triển trong một thời gian dài, từ năm 1962 - 2017. Dé thấy rõ được</small>
những đặc điểm nỗi bật và sự khác biệt trong hoạt động hợp tác quốc tế về lưu trữ
của Việt Nam trước và sau khi gia nhập các tô chức quốc tế và khu vực về lưu trữ,
<small>thời kỳ 1962 - 2017 được phân kỳ thành hai giai đoạn nhỏ hơn là 1962 - 1986 và</small>
1986 - 2017. Giai đoạn 1962 - 1986, Việt Nam chủ yếu xây dựng và phát triển quanhệ hợp tác về lưu trữ với các nước XHCN, trọng tâm là Liên Xô va củng cố quan hệ
hợp tác với Lào, Cam-pu-chia. Bat đầu từ cuối năm 1986, lịch sử lưu trữ Việt Nam
ghi nhận hai sự kiện quan trọng, có tác động trực tiếp tới hoạt động HTQT về lưutrữ. Thứ nhất, Cục Lưu trữ Nhà nước gia nhập và trở thành thành viên chính thức
của Hội đồng Lưu trữ Quốc tế (ICA) và chi nhánh Đông Nam A của Hội đồng Lưutrữ quốc tế (SARBICA) vào tháng 10/1986. Thứ hai, lần đầu tiên, Báo cáo chính tricủa Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V trình bày tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã có chỉ đạo trực tiếp về phương hướng
<small>! Ngày 14/10/1986, Hội đồng Lưu trữ Quốc tế đã có cơng văn số AC/MV-86/594 cơng nhận Cục Lưu trữ</small>
<small>Nhà nước Việt Nam là một thành viên chính thức. Thơng tin này được đề cập đến trong bài viết của tác giả</small>
<small>Vũ Thị Minh Hương (2007), “45 năm hội nhập quốc tế của Lưu trữ Việt Nam”, Tạp chí Văn thư — Lưu trữViệt Nam (8), tr.8.</small>
<small>12</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">phát triển đối với ngành lưu trữ: “Tổ chức tốt cơng tác lưu trữ; bảo vệ an tồn và sử
dụng có hiệu quả tai liệu lưu trữ quốc gia” [111, tr.762]. Ké tir thoi diém nay, hoatđộng HTQT của Luu trữ Việt Nam đã có những bước phat triển rõ rệt cả về chiềurộng và chiều sâu. Phương pháp logic được sử dụng khi nhận định, đánh giá về hoạt
<small>động HTQT trong lĩnh vực lưu trữ từ năm 1962 - 2017 dé thấy được sự phát triển</small>
<small>của công tác này trong các giai đoạn lịch sử.</small>
- Phương pháp sứ liệu học: Được vận dụng khi xem xét, đánh gia khối tài liệuHTQT về lưu trữ hiện đang được bảo quản và khai thác tại Cục Văn thư và Lưutrữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Lưu trữ VPTW Đảng. Cá biệt,có những tài liệu phản ánh sự kiện HTỌT về lưu trữ được lưu giữ ở Cục VT <NN từ cuối những năm 1980 trở về trước không đảm bảo về mặt thê thức vàkhông phải là bản chính, bản sao hợp pháp. Trong trường hợp này, để xác địnhtính chính xác của thơng tin trong tài liệu, chúng tơi phải tìm kiếm thêm các văn
<small>bản có nội dung phản ánh tương tự hoặc có liên quan tới tài liệu ở các Phông lưu</small>
<small>trữ khác như Phông Phủ Thủ tướng (Mục lục 1, Mục luc 3); Phơng Cục Lưu trữ</small>
Văn phịng Hội đồng Bộ trưởng (giai đoạn 1962 - 1983); Phông Cục Lưu trữ Nhà
<small>nước (giai đoạn 1962 - 1982); Phong Cục VT & LTNN (giai đoạn 1984 - 2003)...</small>
<small>trước khi khai thác, sử dụng.</small>
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng khi chúng tôi tập hợp, kiểm tra số lượng
các hồ sơ, đơn vị bảo quản có liên quan đến vấn đề HTQT về lưu trữ trong cácPhong lưu trữ. Ngoài ra, phương pháp thống kê cịn được sử dụng dé tính số lượng
<small>cơng việc đã được thực hiện trong từng nội dung hợp tác trên thực tiễn.</small>
- Phương pháp hệ thong: Sử dụng xuyên suốt luận án khi đặt HTQT về lưu trữ của
Việt Nam trong tông thể các hoạt động HTQT của Việt Nam nói chung cũng nhưtrong dịng chảy HTQT của thế giới thời kỳ 1962 - 2017. Phương pháp hệ thống được
sử dụng để tìm ra những yếu tổ tác động từ bên ngồi mang tính hệ thống đến HTQT
về lưu trữ của Việt Nam một cách đầy đủ và toàn diện. Ngồi ra, phương pháp này
cịn được sử dung dé tim ra những đóng góp của HTQT về lưu trữ đối với sự phát
triển chung của ngành Lưu trữ Việt Nam.
- Phương pháp so sánh: Áp dụng khi so sánh về hoạt động HTQT về lưu trữ củaViệt Nam với các nước khác; so sánh hình thức hợp tác, đối tác hợp tác, nội dung
<small>13</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">HTQT về lưu trữ trong hai giai đoạn là từ năm 1962 - 1986 và từ cuối năm 1986 —2017 dé thay rõ sự thay đối và phát triển của hoạt động này.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Thơng qua q trình chọn lọc, tổng hợp vàphân loại thơng tin, tác giả luận án đã đi sâu phân tích các nhân tổ tác động đến hoạtđộng hợp tác quốc tế về lưu trữ của Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử; hình thức
và nội dung hợp tác quốc tế về lưu trữ trong từng giai đoạn cụ thé dé từ đó đưa ra
được những nhận định, đánh giá về hoạt động này.
- Phương pháp phỏng van, xin ý kiến chuyên gia: HTQT về lưu trữ là một hoạt
động mang tính thực tiễn cao vì vậy việc phỏng vấn các chuyên gia, các cán bộ đã
từng hoặc đang trực tiếp tham gia và có kinh nghiệm trong cơng tác này là điều hếtsức cần thiết. Các chuyên gia được lựa chọn dé phỏng van, xin ý kiến là lãnh đạo và<small>nguyên lãnh đạo của Cục VT & LTNN, Cục Luu trữ VPTW Đảng; lãnh đạo, nguyên</small>lãnh đạo phụ trách bộ phận lưu trữ của Lưu trữ Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Viện
phim Việt Nam... va cán bộ phụ trách mảng công việc liên quan đến HTQT về lưutrữ. Nội dung phỏng vấn với đối tượng nguyên lãnh đạo/ lãnh đạo cơ quan lưu trữ sẽtập trung vào một số vấn đề như: Những thành tựu nồi bật, hạn chế trong hoạt động
<small>HTQT của Lưu trữ Việt Nam; nhận định và định hướng của Dang, Nhà nước, ngành</small>lưu trữ về xu thế hợp tác trong thời gian tới. Nội dung phỏng vấn với đối tượng phỏng
vấn là lãnh đạo/ nguyên lãnh đạo phụ trách bộ phận lưu trữ/ hoạt động HTQT về lưutrữ, cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động HTQT về lưu trữ sẽ là những khó khăn, hạnchế trong quá trình triển khai các hoạt động HTQT về lưu trữ và đề xuất khắc phụcnhững khó khăn, vướng mắc này...
Nói tóm lại, với cách tiếp cận mang tính liên ngành, luận án khơng sử dụng riênglẻ từng phương pháp nghiên cứu cụ thê mà có sự kết hợp linh hoạt giữa các phươngpháp để có thể nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan và toàn điện về vấn đề
<small>nghiên cứu.</small>
<small>6. Tài liệu tham khảo</small>
<small>Luận án sử dụng nhiều nguồn tài liệu tham khảo, bao gồm:</small>
Thứ nhất, các sách chuyên khảo, tham khảo về lý luận HTQT và phan ánh hoạt độngHTQT về lưu trữ như: Cuốn The intelligence of Democracy (Trí tuệ dân chủ) củaCharles E. Lindblom xuất bản năm 1965; cuốn Essentials of International relations
<small>14</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">(Những yếu tố cần thiết trong quan hệ quốc tế) của Karen A. Mingst, Heather Eiko
McKibben và Ivan M Arreguin-Toft xuất ban năm 2018; cuốn Hội nhập quốc tế và
Nam với cuốn Hợp tác và hội nhập quốc tế: Ly luận và thực tiễn (2017); cuôn Ahistory of Archival Practice (Lịch sử công tác lưu trữ) của Paul Delsalle xuất bản năm
Vương Đình Quyền, Nghiêm Kỳ Hồng, Đào Thị Diến...
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu, luận án, luận văn, bài viết công bồ trên tạp chí,báo cáo tại hội thảo khoa học... đề cập tới lý luận về HTQT và hoạt động HTQT vềlưu trữ như: Bài nghiên cứu của Helen Milner với chủ dé: “International Theories of
Cooperation among Nations, Strength and Weakness” (Những lý thuyết quốc tế vềhợp tác giữa các quốc gia: Điểm mạnh và điểm yếu) (1992); bài báo Structures for
international co-operation in the archival field (Cac cau tric HTQT trong lĩnh vực
<small>lưu trữ) của Axel Plathe đăng trên Tạp chí Archivum số 3/1997; bài viết Công tác</small>
lưu trữ Việt Nam trong moi quan hệ với công tác lưu trữ các nước XHCN đăng trênTạp chí Văn thư - Lưu trữ số 2/1986 của tác giả Nguyễn Văn Thâm; báo cáo Danhgiá kết quả hợp tác giữa Lưu trữ Việt Nam và một số nước trong nhiên cứu về lưutri của tác giả Đào Duc Thuận trình bày tại Hội thảo khoa học quốc tế về địnhhướng phát triển ngành lưu trữ học vào năm 2017...
Thứ ba, các văn bản, tài liệu lưu trữ quy định về hoạt động HTQT và phản ánhhoạt động HTQT về lưu trữ của Việt Nam: Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia (2001), LuậtLưu trữ năm 2011; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại
hội Đại biểu toàn quốc từ lần thứ IIT đến lần thứ XIII; Nghị quyết 22-NQ/TW; Nghị
quyết số 31/NQ-CP; Quyết định số 596 QĐ-TTg; Quyết định số 579/QD-BNV...
Đặc biệt, luận án khai thác và sử dụng 95 hồ sơ lưu trữ của các Phông lưu trữ, bao
gồm: Phông Phủ Thủ tướng: 5 hồ sơ; Phơng Văn phịng Chính phủ: 2 hồ sơ; PhơngBộ Văn hóa (Bộ Văn hóa Thẻ thao và Du lịch): 5 hồ sơ; Phông Cục LTNN (Cục VT& LTNN): 77 hồ sơ; Phông Cục Lưu trữ VPTW Đảng: 6 hồ sơ. Những hồ sơ lưu trữnày là nguồn tài liệu quan trong và có giá trị tin cậy cao, cung cấp nhiều thông tin liên
quan tới các hoạt động HTQT về lưu trữ của Việt Nam chưa được cơng bố trước đó.
<small>15</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20"><small>7. Đóng gop của luận án</small>
Về mặt khoa học: Luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu tồn diện và có hệ
thống hoạt động HTQT về lưu trữ của Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2017. Với
cách tiếp cận liên ngành, luận án đã xây dựng và đúc kết hệ thống lý luận và
<small>HTQT trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tiễn và từ nhận thức của cá nhân.</small>
Đồng thời, luận án làm rõ các yếu tố tác động đến hoạt động HTQT về lưu trữ;
bước đầu xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động HTQT về lưu trữ.
Đây là những đóng góp quan trọng về mặt lý luận của luận án.
Về thực tiễn: Từ việc phân tích q trình và đánh giá hiệu quả của hoạt độngHTQT về lưu trữ của Việt Nam thời kỳ 1962 - 2017, luận án đã đề xuất những biệnpháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này. Do đó, luận án là một nguồn tài liệu
<small>tham khảo mới phục vụ cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên... có quan</small>
tâm tới tình hình HTQT về lưu trữ của Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử. Luậnán cũng giúp các đơn vị đào tạo về lưu trữ có thêm cơ sở định hướng nội dung đàotạo chun mơn phù hợp với bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay, khi hợp tác và hộinhập quốc tế đã trở thành một xu thé tất yếu. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của
<small>luận án sẽ giúp các cơ quan lưu trữ trong việc định hướng và thực thi hoạt động hợp</small>
tác quốc tế nhằm nâng cao vai trò, vị thế và bước đầu nâng tầm ảnh hưởng củangành Lưu trữ Việt Nam trên trường quốc tế.
thế giới và ở Việt Nam của các học giả nước ngoài và trong nước. Đồng thời,
chương này cũng chi ra những khoảng trống trong các van dé đã được nghiên cứunhư khái nệm HTQT về lưu trữ, nguyên tắc, hình thức, nội dung, vai trò của HTQTvề lưu trữ; những yếu tố tác động đến hoạt động HTQT về lưu trữ và tiêu chí đánhhiệu quả của HTQT về lưu trữ... Đây chính là những vấn đề luận án sẽ tập trunggiải quyết ở những chương tiếp theo.
<small>16</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">Chương 2: Cơ sở lý luận và pháp lý của hoạt động hợp tác quốc tế về lưu trữ
Chương 2 tập trung giải quyết hai van đề chính. Thứ nhất, chương này sẽ làm rõ
khái niệm “Hợp tác quốc tế về lưu trữ”; nhấn mạnh vai trò của hoạt động HTQT về
lưu trữ, đưa ra những nguyên tắc, hình thức, nội dung, các yếu tố tác động và cơ sởđánh giá hiệu quả HTQT về lưu trữ. Thứ hai, sau khi làm rõ những vẫn đề về lýluận, chương 2 đưa ra các cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động HTQT về lưu trữ
<small>của Việt Nam.</small>
Chương 3: Quá trình hợp tác quốc tế về lưu trữ của Việt Nam từ năm1962 đến năm 2017
Chương3 tập trung nghiên cứu quá trình hợp tác quốc tế về lưu trữ của Việt Namtừ năm 1962 - 2017. Thời kỳ từ năm 1962 đến năm 2017 được chia làm hai giaiđoạn là giai đoạn 1962 - 1986 và giai đoạn cuối năm 1986 - 2017. HTQT về lưu
trữ của Việt Nam ở giai đoạn sau có sự phát triển vượt bậc về phạm vi, hình thức,
nội dung hợp tác do có những thay đổi mang tính bước ngoặt kể từ khi Lưu trữViệt Nam tham gia sâu, rộng hơn vào các cơ chế hợp tác song phương và đaphương về lưu trữ.
Chương 4: Đánh giá hiệu quả hợp tác và đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về lưu trữ của Việt Nam
Chương 4 tập trung đánh giá kết quả và bước đầu đánh giá hiệu quả hoạt động
HTQT vẻ lưu trữ của Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2017. Trên cơ sở đó, luận ánđề xuất một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động HTQT về lưu trữ sau
<small>năm 2017.</small>
<small>17</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Chương 1. TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát nguồn tài liệu nghiên cứu về hợp tác quốc tế
“Hoạt động hợp tác quốc tế về lưu trữ của Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2017”là một đề tài có tính liên ngành giữa lưu trữ học, quan hệ quốc tế và lịch sử. Do đó, vanđề chúng tơi tập trung tìm kiếm là các cơng trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn liênquan tới “Hợp tác quốc tế về lưu trữ” và “Hợp tác quốc tế về lưu trữ của Việt Nam”.
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận về hợp tác quốc té
Dé tìm hiểu các thơng tin có liên quan tới các từ khóa về “Hợp tác quốc tế”,chúng tơi đã tiễn hành sưu tầm và tập hop tài liệu từ các nhà xuất bản trên thế giớivà trong nước; Thư viện Quốc gia Việt Nam; Trung tâm thư viện Đại học Quốc giaHà Nội; Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
<small>được như sau:</small>
Bảng 1.1. Thống kê các cơng trình nghiên cứu lý luận về hợp tác quốc tế<small>* Ở trong nước</small>
TT | Loại hình Số Tác gia tiêu biểu, Nội dung
lượng thời gian công bố
1. | Sách 05 Nguyễn Quốc Hùng, - QHOT và hội nhập quốc tê;
chuyên khảo Hoàng Khắc Nam (2006), | - Cơ sở lý luận và thực tiễn củaĐặng Văn Thai (2009), _ | hợp tác và hội nhập quốc tế;
Hoàng Khắc Nam (2014, | - Tưtưởng Hồ Chí Minh về HTQT;
<small>2017), Bùi Thanh Sơn - Cơ sở ly luận của hội nhập</small>(2015) quốc tế và quá trình hội nhập
quốc tế của Việt Nam.
đăng trên 2006, 2011, 2013, 2016, | luận về “Hội nhập quốc tế” của
<small>tạp chí, 2017), Phạm Quốc Trụ | thế giới và Việt Nam;</small>
website va (2011), Đặng Dinh Quy | - Chủ nghĩa tự do đối với xây
<small>hội thảo (2012) dựng cơ sở lý luận cho hợp tác</small>
khoa học và hội nhập quốc tế:
<small>- Điều kiện và lợi ích của HTQT;</small>
<small>- Mơi trường với xung đột vàhợp tác trong QHQT;</small>
<small>18</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><small>* Ở ngồi nước</small>
<small>TT | Loại hình Sơ Tác giả tiêu biển, Nội dung</small>
<small>lượng thời gian công bô</small>
<small>1. | Sách 10 Charles Linblom (1965), | - Khái niệm hợp tác và HTQT;</small>
chuyên Gerald Marwell và David | - Điều kiện cho HTQT;
khảo R. Schmitt (1975), Robert | - Kết quả của HTQT;
Keohane (1984), Joseph | - Mâu thuẫn quốc tế và HTQT;
Grieco (1990), Andrew |- Quan điểm của các trườngMoravesik (1992), Mark | phái trong lý thuyết quan hệR. Amstutz (1995), Paul R. | quốc tế về HTQT.
<small>Vioti va Mark V. Kaupi(2001), Jennifer Sterling(2002), Scott Burchill va 6</small>
<small>tác gia khác (2009),</small>
<small>Mingst, Karen A,,</small>
<small>McKibben, Heather Elko</small>
2. | Cac bài 11 Robert Jervis (1978), R. | - Điều kiện cho HTQT;
viết đăng Harrison Wagner (1983)|- Sự có di có lại về lợi ích<small>trên tạp Charles Lipson (1984) | trong HTQT;</small>
<small>chí và hội Robert Axelrod và Robert | - Hợp tác toàn diện thông qua</small>
<small>thảo khoa O. Keohane (1985), Janne | các thỏa thuận;</small>
<small>học Gowa (1986), Robert | - Tác động của quy mô trongKeohane (1986), Joseph M. | HTQT;</small>
Grieco (1988), Helen | - Van đề cơ ban, han chế của
<small>Milner (1992), James D. | HTQT va chiến lược vượt qua</small>
Fearon (1998), Scott | những han chế;
Barrett (1999), Kate | - Các bước phát triển trong lýO’Neill, Jorg Balsiger, | thuyết HTQT và sự kiểm tra
<small>Stacy D. VanDeveer (2004)hiệu qua (tác động) của HTQT.</small>
: Tác giả thong kê năm 2020
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Qua bảng thống kê có thé thay rõ một số sự khác biệt trong nghiên cứu lý luận về
“hợp tác quốc tế” của học giả trong nước và ngoài nước như sau:
- Ở nước ngoài: Nghiên cứu lý luận chung về HTQT chủ yếu được các nhà nghiên
cứu thuộc lĩnh vực khoa học chính trị và quan hệ quốc tế cơng bồ ở hai thể loại chính
là sách chun khảo và các bài viết đăng trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học.b. Thời gian cơng bố:
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu lý luận về HTQT được các học giả nướcngồi thực hiện và cơng bố sớm hơn các học giả Việt Nam. Một trong những cơngtrình được cơng bố sớm nhất có thể kế đến là cuốn The intelligence of Democracy(Trí tuệ dân chủ) của học giả Charles E. Lindblom vào năm 1965 đã đề cập tới kháiniệm về hợp tác, là nền tảng lý thuyết để các học giả sau này phát triển thành kháiniệm “hợp tác quốc tế”. Các nghiên cứu lý thuyết về HTQT của các học giả nướcngoài quan tâm nghiên cứu sôi nồi từ những năm 1960 - 1990 của thế kỷ trước vàcác nghiên cứu này có xu hướng giảm dần vào những năm 2000. Tuy nhiên, đầunăm 2018, quan điểm của các trường phái trong lý thuyết quan hệ quốc tế về HTQTmột lần nữa được tong hợp, bổ sung, cập nhật trong cuốn sách Essentials ofInternational relations (Những yếu to can thiết trong quan hệ quốc tê) của ba tac
<small>gia Karen A. Mingst, Heather Eiko McKibben va Ivan M Arreguin-Toft. Day là</small>
cơng trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến lý thuyết về HTQT được công bốgần đây nhất mà chúng tơi tìm được.
Nghiên cứu lý luận về HTQT trong nước do kế thừa hệ thống lý thuyết của nướcngoài nên diễn ra muộn hơn. Một trong những cơng trình nghiên cứu sớm nhất machúng tơi khảo cứu được là vào năm 2002 của tác giả Hoàng Khắc Nam tổng hợpcác khái niệm và nội dung về hội nhập quốc tế. Nghiên cứu lý thuyết kết hợp vớithực tiễn về hội nhập quốc té của Việt Nam cũng là một chủ đề được tác giả Bùi
<small>Thanh Sơn (Bộ Ngoại giao) thực hiện vào năm 2015.</small>
<small>20</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu “hợp tác quốc tế về lưu trữ” và “hợp tác quốc tévề lựu trữ của Việt Nam”
Dé có thé nắm hiểu các nguồn tài liệu có liên quan đến van đề “hợp tác quốc tếvề lưu trữ”và “hợp tác quốc tế về lưu trữ của Việt Nam”, ngoải việc tim kiếm cácnguồn thông tin như đã đề cập tại phần 1.1.1, chúng tôi đã tra tìm thêm thơng tintai Cục VT & LTNN; Trung tâm Lưu trữ quốc gia II trực thuộc Cục VT &
<small>LTNN; Cục Lưu trữ VPTW Đảng; Viện Phim Việt Nam; Trường Dai học Khoa</small>
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; các tạp chí về lưu trữ nhưAmerican Archivist, Comma, Archivum, Archivaria ...và một số website cung cấp
<small>ngn tư liệu như:</small>
HTOQT về lưu trữ nói chung và của Việt Nam nói riêng là chủ đề thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Bang 1.2 va bảng 1.3 đã tổng hợp những cơng trình
nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn của hoạt động này như sau:
<small>21</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">Bảng 1.2. Thống kê các cơng trình nghiên cứu hợp tác quốc tế về lưu trữTT | Loại hình Số Tác giả tiêu biểu, Nội dung
lượng thời gian công bố
1. | Sách 02 James Lowry (2017), |- Sự phát triển của các mạngchuyên khảo Paul Delsalle (2018) | lưới nghề nghiệp quốc tế về lưu
<small>trữ và hợp tác xuyên biên giới</small>
về lưu trữ từ năm 1910 đến nay;- Hồi hương TLLT và HTQTtrong hồi hương TLLT.
bài viết
<small>đăng trêntạp chí vàhội thảokhoa học</small>
<small>Alfred Wagner (1979),</small>
Tổng cục Luu trữ Liên
<small>Xơ (1984), Frank B.</small>
<small>(1987) - 1988,Richard J. Cox (1990),Chiyoko Ogawa (1991),Michael Roper (1995),Margarita Vazquez deParga (1995), Jean-Pierre</small>
<small>Wallot (1994, 1996),</small>
<small>Almamy Stell Conte</small>
<small>(1996), Jan van denBroek (1996), AxelPlathe (1997), ErkNorberg (2003), FeAngela M. Verzosa</small>
<small>(2004), Anais Wion</small>
<small>(2006), Evelyn Goyannes</small>
<small>Dill Orrico va _ EliezerPires da Silva (2011),Aadu Must (2014), Zhu</small>
- Cơ sở, nguyên tắc, hình thức,phương pháp HTQT về lưu trữ
và biện pháp củng cố, nâng caohiệu quả hợp tác về lưu trữ trong
- Su thay đơi về mơ hình hoạt
<small>động lưu trữ thơng qua các hoạt</small>
<small>động HTQT.</small>
<small>22</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Bảng 1.3. Thống kê các cơng trình nghiên cứu hợp tác quốc tế
<small>* Ở trong nước</small>
<small>về lưu trữ của Việt Nam</small>
a Số Tác giả tiêu biểu, thời gian ”
<small>TT Loại hình ˆ F Nội dunglượng cơng bơ</small>
1. | Sách chuyên 3 Nguyễn Văn Thâm và Nghiêm Kỳ |- Những kết quả đạt
khảo, giáo Hồng (2006); Nguyễn Văn Thâm, | được thơng qua HTQTtrình Vương Đình Quyền, Nghiêm Kỳ | về lưu trữ từ sau 1975
Hồng, Đào Thị Diễn (2010); Phan | đến 2015.
<small>Đình Nham, Bùi Loan Thùy (2015)</small>
(Cao cấp lý Lưu trữ Việt Nam trong
luận chính trị) thời kỳ đơi mới.
<small>3. | Luậnán 2 Phạm Thị Khánh Ngân (2017), |- Bảo vệ và phát huy</small>tiễn sĩ Trần Việt Hoa (2019) giá trị các di sản tư liệu
<small>4. | Các bài 28 | Nguyễn Văn Thâm (1986), Phan | - Hop tác song phương</small>
nghiên cứu Đình Nham (1987), Vũ Tiến | và đa phương của Lưuđăng trên tạp (1989), Tiết Hồng Nga (1992), | trữ Việt Nam với cácchí và hội Nguyễn Trọng Biên (1992, 2002), | nước, các tổ chức quốcthảo khoa Dương Văn Khảm (2005, 2013), | tế về khoa học kỹ thuật,học Nguyễn Minh Sơn (2005), Nguyễn | đào tạo cán bộ, triển
<small>Thị Thúy Bình (2008), Vũ ThịMinh Hương (2009, 2012, 2014,</small>
<small>2020), Nguyễn Thị Nga, NguyễnThị Huệ (2012, 2013), Nguyễn</small>
<small>Minh Phương (2013), Đào ĐứcThuận (2016, 2017), Cam Anh</small>
Tuấn (2016), Vũ Thị Phụng (2011,
<small>2017), Dinh Hữu Phượng (2018)...</small>
<small>lãm tài liệu lưu trữ...</small>
<small>23</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><small>khoa học Lemoine (2011) - Hợp tác lưu trữ Pháp - Việt Nam</small>
và triển vọng Việt Nam tham giaHội nghị quốc tế cấp cao về lưu trữNguồn: Tac giả thong kê năm 2020
Qua 2 bảng thống kê có thé thấy một số đặc điểm nổi bật về loại hình và thời
gian cơng bố trong các nghiên cứu như sau:a. Về loại hình:
Vấn đề “hợp tác quốc tế về lưu trữ” và “hợp tác quốc tế về lưu trữ của Việt Nam”
được các học giả nước ngoài và Việt Nam công bố chủ yêu dưới dạng sách chuyên<small>khảo, giáo trình, luận án và các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí, báo cáo hội thảo.</small>
Tuy nhiên, trong các sách tham khảo, giáo trình trong và ngồi nước đã thống kê ở
trên thì vấn đề “hợp tác quốc tế về lưu trữ của Việt Nam” chỉ là một phần nội dung
nhỏ được đề cập mà không phải là chủ đề chính.
Qua tìm hiểu của chúng tơi, mới chỉ có 01 luận văn tốt nghiệp lý luận chính trịcao cấp vào năm 2005 của tác giả Vũ Thị Minh Hương có nghiên cứu trực tiếp vềchủ đề “Hội nhập quốc tế của Lưu trữ Việt Nam trong thời kỳ đôi mới”. Hiện nay,
chưa có luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nào nghiên cứu vấn đề này.b. Thời gian công bố:
“Hợp tác quốc tế về lưu trữ” là vấn đề được các học giả nước ngồi nghiên cứuva cơng bồ từ khá sớm. Một trong những bài viết được công bố sớm nhất là của tác
<small>gia Morris Riegers vào năm 1972 đăng trên tạp chí The American Archivist với chủ</small>
đề “Archives in Developing Countries: The Regional Training Center Movement”(Luu trữ ở các nước dang phát triển: Hoạt động của các trung tam đào tao khu
<small>24</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">vực). Từ năm 1990 cho đến nay, HTQT trong lĩnh vực lưu trữ trên thế giới vẫn là
van đề được các nhà khoa học nghiên cứu thường xuyên và ngày càng phong phú vềchủ đề, phản ánh sự đa dạng về bản sắc của lưu trữ khắp nơi trên thế giới.
Đối với Việt Nam, cơng trình nghiên cứu “hợp tác quốc tế về lưu trữ” được công
bố sớm nhất vào năm 1986 là bài viết của tác giả Nguyễn Văn Thâm đăng trên Tập
san Văn thư - Lưu trữ số 2 (74) với chủ đề “Công tác lưu trữ Việt Nam trong mốiquan hệ với công tác lưu trữ các nước Xã hội chủ nghĩa”. Đây cũng là mốc thờigian đánh dấu vấn đề HTỌT của lưu trữ Việt Nam bắt đầu thu hút được sự chú ý
của nhiều nhà nghiên cứu về lưu trữ học. Từ những năm 2000 đến nay, các nghiêncứu được thực hiện thường xuyên hơn. Cụ thể: có 04 cuốn sách chun khảo, giáo
trình; 01 luận văn cao cấp lý luận chính trị; 02 luận án tiến sĩ và 28 bài nghiên cứucủa các học giả trong và ngồi nước được cơng bố trong khoảng thời gian từ năm2000 - 2020 có nghiên cứu hoặc dé cập tới vấn đề HTQT về lưu trữ.
Qua các con số thống kê và phân tích trên có thé thay rằng, các van đề có liênquan tới “hợp tác quốc tế”; “hợp tác quốc tế về lưu trữ” và “hợp tác quốc tế về lưu
<small>trữ của Việt Nam” ngày càng thu hút được sự chú ý của các hoc giả nước ngoai và</small>
Việt Nam. Các cơng trình nghiên cứu về những chủ dé nay chủ yếu thé hiện dưới
<small>dạng sách tham chuyên khảo, giáo trình, bài đăng trên các tạp chí, website, báo cáo</small>
tại hội thảo khoa học... Nhìn chung, vấn đề “hợp tác quốc tế”, “hợp tác quốc tế về
lưu trữ” đều được các học giả nước ngoài nghiên cứu và công bố sớm hơn những
nhà nghiên cứu trong nước. Đối với ngành Lưu trữ Việt Nam, vấn đề “hợp tác quốctế” đã được các học giả Việt Nam và một vài học giả nước ngoài nghiên cứu từ thậpniên 1980 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một luận văn thạc sĩ,luận án tiễn sĩ nào nghiên cứu sâu và toàn diện về quá trình HTQT của Lưu trữ ViệtNam từ năm 1962 đến năm 2017.
1.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu
Dé hiểu được gốc rễ các vấn đề về lý luận HTQT trong lĩnh vực lưu trữ, trước hết
cần tiếp cận các nghiên cứu về lý thuyết HTQT dưới góc độ quan hệ quốc tế vìnhững nghiên cứu nay là nền tang để luận giải những van đề về HTQT trong nhiềulĩnh vực cụ thé, trong đó có lĩnh vực lưu trữ.
<small>25</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">1.2.1. Nghiên cứu về lý luận
1.2.1.1. Khái niệm về hợp tác quốc tế
Khái niệm “hợp tác quốc tế” được các học giả bắt đầu bàn luận từ giữa những
năm 1960 của thế kỷ trước. Tiêu biểu trong số đó phải kế đến là Charles Lindblom
<small>(1965), Robert O. Keohan (1984), Helen Milner (1992) ... Theo Robert Axelrod và</small>
Robert O. Keohane (1985), hợp tác diễn ra khi “các chủ thể điều chỉnh hành vi củahọ trước các mong muốn thực tế hoặc dự đoán về mong muốn của những ngườikhác” [189, tr.226]. Dựa trên quan điểm của Robert Axelrod và Robert O. Keohane
nhưng xem xét dưới góc độ quản trị tồn cầu, nhà nghiên cứu Sebastian Paulo
(2014), trong tơng luận về “International Cooperation and Development” (HTQTvà phát triển) nhân dip kỷ niệm 50 năm thành lập Viện Nghiên cứu phát triển Đứcđã đưa ra khái niệm về “hợp tác quốc tế” như sau:
“Hop tác (quốc tê) mô tả những tương tác nhằm dat được những mục tiêu chung
khi những ưu tiên của các chủ thể có thể là khơng tương đơng (hịa hợp) hoặckhơng phải là khơng thể nhân nhượng (xung đội) ” [206, tr.3].
Đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu quốc tế, trong cuốn “Hội nhập quốc tếvà những van dé đặt ra doi với Việt Nam” của Bộ Ngoại giao xuất bản năm 2015 doBùi Thanh Sơn chủ biên, khái niệm “hợp tác quốc tế” được định nghĩa: “Hop tacquốc tế mang nghĩa rộng là các nước (tổ chức va cá nhân của các nước) cùng nhau
<small>làm việc chung, thường trên cơ sở các bên cùng có lợ?” [169, tr.26]</small>
Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả Hoàng Khắc Nam trong cuốn “Hop tdc vàhội nhập quốc tế: Lý luận và thực tién” xuất bản năm 2017 thì các khái niệm hiệnthời về HTQT mới chi tập trung vào cách thức tiễn hành hợp tác mà chưa chỉ rađược hết các đặc điểm quan trọng của HTQT. Từ đó, tác giả đã xác định một kháiniệm mới về HTQT: “Hợp tác quốc tế là sự phối hợp hịa bình giữa các chủ thểquan hệ quốc tế nhằm thực hiện các mục đích chung” [146, tr. 5].
Như vậy, cho đến hiện nay các học giả vẫn còn có những quan điểm khác nhau
<small>về khái niệm “hợp tác quôc tê”, cụ thê như sau:</small>
<small>26</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Bảng 1.4. Quan điểm về hợp tác quốc tế qua các thời kỳTác giả Quan điểm
<small>Robert Keohane (1984, tr.51 - 52) hành vi của mình tới những ưu tiên thực</small>
<small>Helen Milner (1992, tr.467) tế hoặc được dự báo của chủ thể khác</small>
thơng qua q trình phối hợp chính sách.
<small>Robert Axelrod và Robert O. Keohane | Trong tinh trạng vô chính phủ, hợp tác</small>
(1985, tr.226) diễn ra khi các chủ thể điều chỉnh hành vicủa mình trước các mong muốn thực tế
hoặc dự đoán về mong muốn của những
<small>người khác.</small>
nhăm đạt được những mục tiêu chung khinhững ưu tiên của các chủ thé có thé là
khơng tương đồng (hịa hợp) hoặc khơng
phải là khơng thể nhân nhượng (xung đột).
<small>Bùi Thanh Sơn HTQT mang nghĩa rộng là các nước (các</small>
(2015, tr. 18) tổ chức và cá nhân của các nước) cùng<small>nhau làm việc chung, thường trên cơ sởcác bên cùng có lợi.</small>
(2017, tr. 14) chủ thể quan hệ quốc tế nhằm thực hiện
<small>các mục đích chung.</small>
Ngn: Tác giả thống kê năm 2020
1.2.1.2. Phân loại hợp tác quốc tế
Dựa trên những nghiên cứu về HTQT của các học giả, Hồng Khắc Nam (2017)cũng đã tơng hợp, phân tích và đưa ra ba cách phân loại chính về HTQT như sau:
Thứ nhất, phân loại dựa trên lĩnh vực hoạt động. Theo cách phân loại này, hợptác có thể phân chia thành hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa...
Thứ hai, phân loại căn cứ trên số lượng chủ thé tham gia HTQT. Theo cách phânloại này sẽ có hợp tác song phương là hợp tác giữa hai chủ thể quan hệ quốc tế vàhợp tác đa phương là hợp tác có từ ba chủ thé trở lên.
<small>Thứ ba, phân loại dựa theo quy mô không gian. Theo cách này hợp tác được phân</small>
chia làm hai loại là hợp tác khu vực và hợp tác toàn cầu.<small>27</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">1.2.1.3. Các yếu to tác động đến hop tác quốc tế
Quá trình hợp tác quốc tế giữa các quốc gia ln chịu sự tác động bởi các yếu tố
chủ quan của các chủ thê tham gia hợp tác và các yếu tố khách quan từ mơi trường
bên ngồi. Những yếu tố kéo và đây đối với quá trình HTQT cũng được các học giảnhìn nhận như các điều kiện cho hợp tác quốc tế. Điều kiện ở đây được hiểu là nhữngyếu tố “làm cho hop tác dé xay ra hon, dé thuc hién duoc hon, dé duoc duy tri lau
dai hon va dé dem lai két quả tích cực hon hoặc ngược lai” [146, tr.57]. Do đó, xem
xét về điều kiện của HTQT cũng là xác định các yếu tô tac động đến hoạt động nay.
Lý thuyết về điều kiện cho hợp tác quốc tế được đề cập đầu tiên bởi các học giả
<small>như Kenneth A. Oye trong “Explaining Cooperation under Anarchy: Hypotheses</small>
and Strategies” (Giải thích hợp tác trong tình trạng vơ chính phủ: Những gia thuyếtvà chiến lược) năm 1985; Helen Milner trong “International Theories of
Cooperation Among Nations: Strengths and Weaknesses” (Những lý thuyết quốc tế
về hop tác giữa các quốc gia: Điểm mạnh và điểm yếu) năm 1992... Lý thuyết nàyđược Hoàng Khắc Nam tổng hợp và bồ sung trong cuốn “Hợp tác và hội nhập quốctế: Lý luận và thực tiễn ” năm 2017.
Trước hết, học giả Kenneth A. Oye, nhà khoa học chính trị người Mỹ đã đưa ra lýthuyết về các yếu tố tác động tới q trình hợp tác dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện
thực. Từ góc độ của một nhà hiện thực chủ nghĩa, ông đưa ra các giả thiết: (i) Môi
trường quốc tế là vơ chính phủ; (ii) tất cả các quốc gia đều đặt lợi ích về chủ quyềncao hơn; (iii) mơi trường vơ chính phủ tạo ra những kết quả tương tác khác nhau và(iv) những mơ hình hợp tác được xác định là các hợp tác ngầm, các đàm phán đaphương và song phương chính thức cùng với sự hình thành nên các chế độ quốc tế.
Trong điều kiện các giả thiết như vậy, có 3 yếu tố có thé tác động tới q trình hợp
tác quốc tế của các chủ thể. Yếu 16 thứ nhất là các tính tốn lợi ích từ các bên tham
gia hợp tác. Những tính tốn lợi ích của các bên sẽ có tác động định hướng triển vọngcủa quá trình hợp tác. Nếu các bên đạt được đồng thuận về lợi ích sẽ thúc đây hợp tácvà nếu mâu thuẫn về lợi ích sẽ cản trở quá trình này. Yếu t6 thir hai là triển vọng vềviệc tiếp tục tương tác trong tương lai sẽ quyết định mối quan hệ hợp tác giữa các
bên. Nếu những tương tác hay mối quan hệ giữa các chủ thể có tính ổn định và có thé
<small>28</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">kéo đài trong tương lai thì khả năng hợp tác sẽ cao và ngược lại, nếu những tương tác
giữa các chủ thể hạn chế thì quá trình hợp tác cũng khó được thúc đây sâu và rộng.
Yếu to thứ ba là số lượng chủ thê tham gia hợp tác ngày càng lớn thì HTQT càng khó
diễn ra do cảng khó đạt được sự đồng thuận [202, tr. 1-22].
Helen Milner (1992) cho rằng có 10 yếu tố cau thành HTQT trong đó có 6 yếu tơtừ hệ thống quốc tế hay là các yếu tố khách quan và 4 yếu tố chủ quan ở cấp độ
có đi có lại; (ii) Số lượng chủ thể tham gia vào hợp tác; (iii) Sự lặp đi lặp lại; (iv)Chế độ quốc tế; (v) Cộng đồng nhận thức luận; (vi) Sự bất đối xứng quyền lực [200,tr.466-480]. Đồng thời, ông đưa ra 4 yếu tố chủ quan thuộc cấp độ trong nước baogồm: (vii) Thuyết Da nguyên tập trung vào các nhóm lợi ích hay đảng phái trongnước; (viii) Thuyết giới tinh hoa tập trung vào người tham gia hoạch định chính sách;(ix) Thuyết Thé chế quốc gia tập trung vào cấu trúc hoạch định chính sách trong nướcvà (x) Học thuyết Mác về tính trung tâm của chủ nghĩa tư bản và giai cấp đối với hợptác” [146, tr.77]. Quan điểm của Helen Milner có nhiều tương đồng với Kenneth A.Oye khi cùng đề cập tới ba yếu tơ - những tính tốn lợi ich của các chủ thé, mối quanhệ có đi có lại và số lượng chủ thé tham gia hợp tác. Tuy nhiên, Milner đã b6 sungthêm các yếu tố quan trọng khác như: sự bất đối xứng quyền lực trong mối quan hệ
và các yếu tô thuộc về các lực lượng bên trong quốc gia cùng quy trình hoạch định
<small>chính sách của mỗi quốc gia.</small>
Kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, tác giả Hoàng Khắc Nam (2017) trongcuốn sách “Hop tác và hội nhập quốc tế: Lý luận và thực riễn ” đã tiến hành sắp xếp
lại, bồ sung và đưa thêm những điều kiện mới tác động đến HTOQT. Tác gia đã chia
các điều kiện của HTQT thành hai nhóm lớn là các điều kiện bên ngoài và các điềukiện bên trong cũng là những yếu tố và tác động xuất phát từ trong chủ thé. Theotác giả, có 6 điều kiện bên ngồi của HTQT hay cịn được hiểu là 6 yếu tố bên ngồi
tham gia HTQT; (iii) Luật lệ trong QHQT; (iv) Cau trúc của hệ thống quốc tế; (v)Một số thành tô khác của hệ thống quốc tế: bao gồm mức độ tương tác của hệ thông
quốc tế và tác động từ xu hướng trong quan hệ trong hệ thống quốc tế; (vi) Tác
<small>29</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">động từ các nước liên quan khác. Ngoài các điều kiện bên ngoài, tác giả cũng đưa ra
6 thêm điều kiện bên trong có ảnh hưởng đến HTQT là: (vii) Sự tính tốn lý trí;
<small>(viii) Long tin; (ix) Các nhóm lợi ích trong nước; (x) Giới tinh hoa xã hội; (xi) Thể</small>
chế trong nước và cơ chế hoạch định chính sách; (xii) Giá trị và bản sắc [146, tr. 91]. Tác giả đã bổ sung thêm các yếu tô khách quan quan trọng khác từ quan điểmChủ nghĩa Hiện thực mới gồm cấu trúc quốc tế, xu hướng quan hệ trong hệ thống
59-quốc tế... và các yếu tố chủ quan hay điều kiện bên trong từ góc độ của chủ nghĩa
Kiến tạo gồm: lòng tin, giá trị và bản sắc.
Theo tác giả, tất cả các điều kiện bên ngoài và bên trong của HTQT được đưa racho đến hiện nay đều có những vấn đề cịn tranh luận về sự cần thiết cũng như khảnăng tác động đến hợp tác của các yếu tố. Vì vậy, sự phân chia này chỉ mang tínhchất tương đối do các điều kiện có sự đan xen và tác động qua lại lẫn nhau.
1.2.1.4. Đánh giá hiệu quả của quá trình hợp tác quốc tế
Theo quan điểm của 2 học giả người Mỹ Kate O’Neill, J'org Balsiger và học giangười Anh Stacy D. VanDeveer trong một nghiên cứu năm 2004 với chủ đề “Actors,
<small>Norms, and Impact: Recent International Cooperation Theory and the Influence of</small>
the Agent-Structure Debate” (Chủ thé, chuan mực và tác động: Ly thuyết HTQT ganđây và anh hưởng của cuộc tranh luận về Phan tử - Cấu trúc) cho đến đầu những năm
2000, đánh giá hiệu quả của HTQT van là một chủ đề nghiên cứu day thách thức.
<small>Cơng trình nghiên cứu của 3 học giả đã tổng hợp toàn bộ những quan điểm của các</small>
học giả từ năm 1995 - 2000 về đánh giá hiệu quả của HTQT. Cụ thé, Bernauer (1995)đã đưa ra 3 tiêu chí dé đánh giá hiệu quả HTQT là (1) chủ thé tham gia hợp tác điềuchỉnh hành vi theo hướng dự định của các bên hợp tác; (2) giải quyết được những vấnđề mà các bên tham gia hợp tác dự định giải quyết, (3) quá trình hợp tác được thựchiện một cách đầy đủ và công bằng. Năm 1998, Victor và cộng sự; Weiss & Jacobson
<small>cũng đưa ra hai tiêu chí đánh giá hiệu quả HTQT thơng qua q trình (1) thực hiện</small>
hoặc tuân thủ (thông qua Luật pháp quốc gia) cam kết giữa các bên và (2) đạt đượckết quả hoặc giải quyết được vấn đề đã cam kết trên thực tế. Tiếp theo, Helm &
<small>Sprinz (1999), Mitchell & Bernauer (1998), Sprinz (2000), Young O. (2001) đã đưara 1 tiêu chí mới đánh giá hiệu quả HTQT là đánh giá ty trọng tác động (ảnh hưởng)</small>
<small>30</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">của cơ chế hợp tác đến kết quả của hợp tác. Dưới góc nhìn của học giả Downs D.W
<small>(2000), HTQT được coi là hiệu quả khi đáp ứng được 3 tiêu chí: (1) sự linh hoạt của</small>
<small>chủ thé khi tham gia hợp tác, (2) sự thay đổi của chủ thé trước và sau hợp tác và (3)</small>
các chủ thé tham gia có thé học hỏi được từ quá trình hợp tác. Tổng hợp toàn bộ quanđiểm về đánh giá hiệu quả của quá trình HTQT, ba học gia đã rút ra kết luận: đánhgiá hiệu quả của HTQT vẫn là mảng nghiên cứu thách thức trong nghiên cứu về quan
hệ quốc tế bởi cho đến thời điểm này vẫn chưa có sự thống nhất về tiêu chí và cũng
chưa có thang đánh giá cụ thê.
1.2.2. Nghiên cứu về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lưu trữ của thé giới và Việt Nam
HTOQT trong lĩnh vực lưu trữ là một trong những van đề dành được sự quan tâmcủa nhiều nhà nghiên cứu trên thé giới và Việt Nam. Các nghiên cứu lý luận và thựctiễn HTQT về lưu trữ trên thế giới và ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở 6 vấn đề
<small>HTOQT về lưu trữ; (3) lợi ich của HTQT về lưu trữ; (4) mơ hình HTQT về lưu trữ;</small>
(5) các hình thức HTQT về lưu trữ; (6) nội dung HTQT về lưu trữ.1.2.2.1. Lịch sử hợp tác quốc tế về lưu trữ
Ở cấp độ toàn cầu, cuốn “A history of Archival Practice” (Lịch sử công tác lưu trữ)của tác giả người Pháp Paul Delsalle (2018) và bài viết của nhà nghiên cứu Jan van
den Broek (Hà Lan) với tiêu đề “From Brussels to Beijing” (Từ Brussels tới Bac
<small>Kinh) đăng trên Tạp chí Archivum số 43 năm 1997 đã phân tích ngắn gọn về lịch sử</small>
hợp tác lưu trữ xuyên biên giới thông qua sự ra đời và phát triển của mạng lưới quốctế về lưu trữ từ năm 1910 cho đến những năm cuối cùng của thé kỷ XX. Sự phát triển
của mạng lưới này đã mở đầu cho một số hoạt động HTỌT về lưu trữ như các Đại hội
quốc tế về lưu trữ; Hội nghị bàn tròn về lưu trữ (CITRA); Chương trình quản lý hồ
sơ và tài liệu lưu trữ (RAMP) va dẫn đến sự ra đời các ấn phẩm quốc tế về lưu trữ.
Ở cấp độ khu vực, có bài viết của Lê Tuyết Mai (2019) đăng trên tạp chí Nghiêncứu Châu Âu số 1 (19) với tựa đề “Cooperation on archives in the European Unionin the period of 1993 - 2008” (Hợp tác về lưu trữ trong Liên minh Châu Âu (EU) từnăm 1993 - 2008). Bài viết đã khắc họa những thành tựu đạt được trong việc hợp
tác về lưu trữ giữa các nước thuộc EU từ năm 1993 - 2008: Thành lập và duy trì
<small>31</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">hoạt động của các diễn đàn về lưu trữ và lưu trữ điện tử; xây dựng, áp dụng và cập
nhật theo yêu cầu thực tế các mô hình quản lý hồ sơ điện tử; thành lập nhóm các
chuyên gia lưu trữ Châu Âu (EAG)... Đồng thời, bài viết cũng nhận định những
hạn chế của quá trình hợp tác về lưu trữ giữa các nước trong EU như: Nhóm cácchuyên gia lưu trữ Châu Âu (EAG) chưa phát huy được vai trò tham vấn cho Ủyban Châu Âu về các chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến công tác lưu
trữ; Hội đồng các nhà lưu trữ các quốc gia Châu Âu (ENBA) và EAG chưa phối
hợp tốt với nhau trong tổ chức các cuộc hop, thảo luận các van đề quan tâm về lưutrữ; nhiều sáng kiến về lưu trữ đặt trong lĩnh vực số hóa khiến các sáng kiến mớicủa EU có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đối với lĩnh vực lưu trữ chưa được cácnhà lưu trữ và các cơ quan lưu trữ tiếp cận một cách đầy đủ và nhanh chóng...Những hạn chế này đã được các nhà lưu trữ nhận thay và nhiều van đề tới nay đã
được khắc phục với mục đích hướng tới việc bảo tồn tồn vẹn và phát huy một
nguồn di sản văn hóa chung của Liên minh Châu Âu - tài liệu lưu trữ.
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về lịch sử lưu trữ như cuốn “Luu tri ViệtNam - Những chặng đường phát triển” của hai tác giả Nguyễn Văn Thâm vàNghiêm Kỳ Hồng (2006) và cuốn “Lịch sử lưu trữ Việt Nam” của nhóm tác giảNguyễn Văn Thâm, Vương Đình Quyền, Nghiêm Kỳ Hồng, Đào Thị Diến (2010)
đã dành một phần nhỏ giới thiệu khái quát về những kết quả đạt được trong vấn đềtăng cường va mở rộng HTQT về lưu trữ trong giai đoạn 1975 - 1986 va 1986 -2010. Những cơng trình này chủ yếu đề cập tới lịch sử phát triển của ngành Lưu trữViệt Nam, trong đó HTQT chi mang tinh chất giới thiệu. Một số cơng trình khác
nghiên cứu tập trung hơn vào vấn đề hợp tác quốc tế của lưu trữ Việt Nam đăng trên
Tạp chí Văn thư - Lưu trữ, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội như: Tiết Hồng Nga
<small>(1992): “Công tác HTQT 30 năm qua của ngành Lưu trữ Việt Nam”; Vũ Thị Minh</small>
Hương (2007): “45 năm hội nhập quốc tế của Lưu trữ Việt Nam”; Nguyễn Thị Nga,Nguyễn Thị Huệ (2012): “50 năm HTOT về lưu trữ ở Việt Nam”; Lê Tuyết Mai
<small>(2020): “HTOT cua Việt Nam trong công tác lưu trữ giai đoạn 1958 - 1990”...</small>
Những công trình nghiên cứu này đưa ra một bức tranh tồn cảnh về quá trình hợp
tác và thành tựu nổi bật đạt được của ngành Lưu trữ Việt Nam từ những bước đầu
<small>32</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">tiên của quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế cuối những năm 1950 cho đến
<small>khoảng thời gian sau này, khi Việt Nam đã chủ động tham gia sâu, rộng hơn vao</small>
quá trình hội nhập quốc tế về Lưu trữ.
1.2.2.2. Khang định tính tat yếu, tam quan trọng của hop tác quốc tế về lưu trữ
Nhiều nghiên cứu đã khang định rang, HTQT về lưu trữ là một hiện tượng tất yếutrong xã hội và có tầm quan trọng đối với sự phát triển của ngành. Trong bài viếtđăng trên Tạp chí Văn thư - Lưu trữ số 2 năm 1986, tác giả Nguyễn Văn Thâmnhận định: “sự mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực lưu trữ là một điều có
<small>tinh quy luật” [172, tr.13].</small>
Axel Plathe (1997), trong bài viết với chủ dé “Structures for international operation in the archival field” (Các câu trac HTQT trong lĩnh vực lưu trữ) đăng trênTạp chí Archivum số 43 cho răng: Trong bối cảnh cơng nghệ thông tin và truyềnthông ngày càng phát triển nhanh chóng và tác động tới mọi khía cạnh của đời sống
<small>co-xã hội thì HTQT về lưu trữ “khơng chỉ đơn giản là sự trao đổi về kinh nghiệm kỹ</small>
thuật và chun mơn nghiệp vụ mà cịn góp phần thiết lập sự tương tác giữa các nênvăn hóa có ảnh hưởng lan nhau nhưng vẫn khang định được bản sắc của chínhminh” [203, tr.77]. Trong trường hop có những tình huống phát sinh đặc biệt có thédẫn đến sự phá hủy hoặc mất mát tài liệu lưu trữ thì HTQT về lưu trữ càng trở nên
quan trọng hơn. Tarasov V.P. (1996) trong báo cáo trình bày tại Hội nghị quốc tế lần
thứ XIII của ICA tổ chức ở Bắc Kinh đã nhắn mạnh về tam quan trọng của HTQT vềlưu trữ trong tình huỗng này “nhw một phương tiện can thiết đưa ra biện pháp dé cáchưu trữ vượt qua khủng hoảng mà trong đó các lưu trữ tự tìm thấy chính minh, bat kể
bản chất của mối đe dọa hoặc nguy hiểm ” [208, tr.6].
HTQT về lưu trữ có được vị trí quan trọng như vậy là nhờ sự đóng góp của Hội
đồng Lưu trữ quốc tế (ICA), một tổ chức quốc tế có vị trí trung tâm trong việc hỗ trợ,
kết nối các hoạt động về lưu trữ trên khắp thé giới. ICA được coi là “t6 chức quốc tếdành riêng cho việc bảo tôn, cải thiện và thúc day việc sử dụng hiệu quả nguồn di sảnlưu trữ của con người trên toàn thé giới" [191, tr.39]. Nhà lưu trữ người Mỹ, FrankB. Evans trong bài viết “Promoting Archives and Research: A Study in International
Cooperation” (Thúc đây lưu trữ và nghiên cứu: Nghiên cứu trường hợp về HTQT)
<small>33</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">đăng trên Tạp chí American Archivist số 50, năm 1987 đã khăng định “Sự ra đời củaICA giúp cho UNESCO có thể thực hiện những hoạt động nhằm tăng cường kha
năng tiếp cận và sử dụng hiệu quả hơn TLLT trên phạm vi toàn cầu và phát triển cơ
sở hạ tang lưu trữ của các nước thành viên, đặc biệt là các nước dang phát triển”.
<small>Hiệu qua của những hoạt động mà ICA mang lại trong lĩnh vực lưu trữ đã được</small>
khang định qua thời gian va ICA được đánh giá “/d t6 chức bảo trợ tập hợp được
các chuyên gia quốc tế, các hội nghé nghiệp quốc tế về lưu trữ. Các chuyên gia và
những hội nghề nghiệp này là những nhân tơ đóng góp phần lớn vào sự hợp táchiệu quả về lưu trữ trong học thuật và thực hành nghề nghiệp” [203, tr.84].
1.2.2.3. Lợi ích của hợp tác quốc tế về lưu trữ
Theo tác giả Hồng Khắc Nam, trong HTQT “(oi ích là nhân to quan trọng nhấtbởi đó là nguyên nhân hàng dau và động lực chủ yếu của hợp tác và hội nhập quốc
tế. Khơng có lợi ích thì khơng có hợp tac...” [146, tr.40]. Thông thường, kết qua đạt
được sau hợp tác là các bên đều nhận được lợi ích. Riêng với lĩnh vực lưu trữ, “HATQTkhông làm mat di, trái lại càng làm cho các mặt ưu việt trong công tác lưu trữ củamoi nước phát triển” [172, tr.14]. Xét ở phạm vi các nước XHCN, trong báo cáo trìnhbày tại Hội nghị lần thứ 9 Những người Lãnh đạo cơ quan lưu trữ các nước XHCNnăm 1984 ở Việt Nam, đại diện Tổng cục Lưu trữ Liên Xô đã khang định: HTQT “/am
tăng cường ảnh hưởng có lợi lần nhau, góp phan làm dong đều trình độ phát triển và
tiếp tục kiện tồn cơng tac lưu trữ ở các nước cộng đồng XHCN” [178, tr. 2].
1.2.2.4. Mơ hình hợp tác quốc tế về lưu trữ của các nước xã hội chủ nghĩa
Nghiên cứu lý thuyết HTQT về lưu trữ trong phạm vi các nước XHCN là một
chủ đề được quan tâm vào cuối thế kỷ thứ XX. Những công trình này tập trung ở
một số nội dung sau:
+ VỀ cơ sở hợp tác: Đối với các nước XHCN, mặc dù sự phát triển về lưu trữ của
mỗi nước có những nét khác biệt mang tính đặc thù nhưng đều có cùng quan điểmvề nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất trong cơng tác lưu trữ. Do đó, cơ sở đểxây dựng mối quan hệ hợp tác về lưu trữ chính là “sự nhát trí về nội dung XHCN và
<small>mục tiêu xây dựng công tác lưu trữ của mỗi nước trên cơ sở phương pháp luận</small>
<small>chung cua chủ nghĩa Mác - Lênin” (172, tr.14].</small>
<small>34</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">+ Về nguyên tắc hợp tác: Theo quan điểm của các nhà lưu trữ học Xô viết, sự
hợp tác trong công tác lưu trữ giữa các nước XHCN được thực hiện trên nguyên tắc
“giúp đỡ lẫn nhau về trao đổi kinh nghiệm cơng tác nhằm mục dich nâng cao vai<small>trị xã hội của các Viện lưu trữ Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội và chủ nghĩa cộng sản” [178, tr.1-2]</small>
<small>+ Hình thức và nội dung hợp tác:</small>
Trong báo cáo trình bày tại Hội nghị lần thứ 9 những người lãnh đạo cơ quan lưu
trữ các nước XHCN năm 1984 ở Việt Nam, đại diện Tổng cục Lưu trữ Liên Xơ
cũng đã phân tích một số những hình thức HTQT về lưu trữ chủ yếu được áp dụng
trong các nước XHCN tính đến năm 1984 là: Tổ chức Hội nghị những người lãnhđạo cơ quan lưu trữ các nước XHCN; các hoạt động nghiên cứu khoa học tập thể;
các cuộc họp chun gia về lưu trữ.
Ngồi những hình thức hợp tác như Tổng cục Lưu trữ Liên Xô đã đề cập, tác giảNguyễn Văn Thâm (1986) còn bổ sung thêm hình thức hợp tác khác như: Đào tao
cán bộ: trao đôi, công bố các TLLT liên quan đến lịch sử mỗi nước [172, tr.16].
+ Biện pháp nhằm củng có và tăng cường hợp tác giữa các nước XHCN tronglĩnh vực lưu trữ: Dựa trên những tổng hợp và phân tích về tình hình hợp tác giữa
các nước XHCN trong lĩnh vực lưu trữ cho đến năm 1984, cũng tại Hội nghị lần thứ
IX những người lãnh dao co quan lưu trữ các nước XHCN, đại diện của Tổng cụcLưu trữ Liên Xô (1984) cho rằng, dé tiếp tục củng cô sự hợp tác này, cần phải thựchiện ngay một số biện pháp cấp thiết như:
- Phát triển hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ và phân công lao động quốc tế XHCN khigiải quyết các van dé cấp bách của công tác lưu trữ trên cơ sở lưu trữ học Mác - Lénin;
- Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về vấn đề áp dụng kỹ thuật mới và kinh
chuyên gia về vấn đề này;
- Tăng cường tiếp xúc trực tiếp giữa các Viện lưu trữ cùng loại của các nước
<small>XHCN (trung ương và tinh);</small>
- Đóng góp ý kiến và triển khai các hình thức giúp đỡ khác cho các cơ quan lưutrữ của từng nước XHCN riêng biệt nhằm giải quyết những vấn đề phát triển công
<small>tác lưu trữ, đào tạo cán bộ;</small>
<small>35</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">- Tổ chức hội nghị công tác trưởng biên tập các tạp chí lưu trữ để trao đổi
<small>kinh nghiệm;</small>
- Tiếp tục phát hiện và trao đổi các bản sao tài liệu lịch sử về quan hệ hữu nghị
<small>giữa nhân dân các nước XHCN trên cơ sở cùng có lợi;</small>
- Mở rộng trao đổi sách báo về lưu trữ và các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ;
- Cơ quan lưu trữ các nước XHCN cũng phối hợp tham gia vào hoạt động củaHội đồng lưu trữ Quốc tế và các cơ quan chuyên môn của Hội đồng [178].
Đối với Việt Nam, trong bài viết của mình, Phan Đình Nham (1987) đã đưa ramột số những đề xuất để ngành lưu trữ có thể phát triển quan hệ hợp tác với các
<small>nước XHCN như sau:</small>
- Quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc đồn kết vàhợp tác tồn diện với Liên Xơ, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nướcXHCN anh em khác dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin;
- Quán triệt và thực hiện tốt việc phát triển và củng cô quan hệ đặc biệt giữa 3
<small>nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia hợp tác toàn diện, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng</small>
từng bước ngành lưu trữ phù hợp với tình hình đặc điểm của mỗi nước;
- Mở rộng quan hệ với các tổ chức lưu trữ quốc tế như Hội đồng lưu trữ quốc tế(ICA), chỉ nhánh Đông Nam Á của Hội đồng lưu trữ quốc tế (SARBICA);
- Tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học của các nước XHCN;
<small>- Mở rộng hợp tác với cơ quan lưu trữ các nước XHCN trong nghiên cứu lý luận</small>
về tô chức sử dụng tài liệu và hồn thiện các hình thức tổ chức sử dụng trên thực tếdé phát huy tối đa hiệu qua của TLLT. [147, tr.45, 62]
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Thâm (1986), muốn nâng cao hiệu quả
HTOQT về lưu trữ giữa Việt Nam va các nước XHCN, ngoài tiếp thu kinh nghiệm
<small>của các nước XHCN anh em một cách có chọn lọc, áp dụng sáng tạo trên cơ sở thực</small>
tiễn của Việt Nam thì cần có nhiều hình thức hợp tác sinh động mới, kết hợp hai
<small>hịa giữa lý luận và thực tiễn. [172, tr.24].</small>
Như vậy, những nghiên cứu lý luận HTQT về lưu trữ trên thế giới và Việt Namđã khăng định được tính tất yếu, tầm quan trọng và lợi ích của HTQT về lưu trữ.
Đặc biệt, trước những năm 1990, đã có những nghiên cứu khá chi tiết về hợp tác
<small>36</small>
</div>