Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TÌNH YÊU ĐÔI LỨA KHÔNG PHẢI LÀ ĐỀ TÀI CHÍNH TRONG THƠ CA CÁCH MẠNG 1945 – 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.76 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH </b>

<b>KHOA NGƠN NGỮ – VĂN HĨA – NGHỆ THUẬT KHMER NAM BỘ </b>

<b>TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN “TÌNH U ĐƠI LỨA </b>

<b>KHƠNG PHẢI LÀ ĐỀ TÀI CHÍNH </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH </b>

<b>KHOA NGÔN NGỮ – VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT KHMER NAM BỘ </b>

<b>TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN “TÌNH U ĐƠI LỨA </b>

<b>KHƠNG PHẢI LÀ ĐỀ TÀI CHÍNH </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

LỜI NÓI ĐẦU ... 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ... 2

PHẦN 2: NỘI DUNG ... 3

<i>2.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ... 3 </i>

<i>2.2 Tình hình và đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ... 3 </i>

<i>2.3 Lí giải vì sao tình u đơi lứa khơng phải là đề tài chính trong thơ ca Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 ... 8 </i>

PHẦN 3: KẾT LUẬN ... 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 11

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI NĨI ĐẦU </b>

Thưa các thầy cơ!

Lời nói đầu tiên cho phép chúng tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của Trường Đại học Trà Vinh, đặc biệt là thầy cô Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ của Trường đã tạo điều kiện cho chúng tôi học học phần Văn học hiện đại Việt Nam và chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Minh đã dành thời gian, tâm huyết từ Cần Thơ về trường Đại học Trà Vinh tận tình giảng dạy và nhiệt tình hướng dẫn để chúng tơi hồn thành bài tiểu luận kết thúc học phần.

Trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm bài kết thúc khó tránh khỏi những sai sót rất mong quý thầy cô thông cảm và bỏ qua. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để chúng tôi học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn các bài báo cáo sắp tới. Cuối cùng chúng tôi xin chúc quý thầy cô tại Trường Đại học Trà Vinh, quý thầy cô Khoa Ngơn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, đặc biệt là thầy Trần Văn Minh thật dồi dào sức khỏe, thành công với sứ mệnh nhà giáo cao đẹp của mình!

<b>Xin chân thành cảm ơn. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2

<b>PHẦN 1: MỞ ĐẦU </b>

Cuộc kháng chiến cứu nước – Chiến tranh cách mạng Việt Nam diễn ra trong 30 năm từ 1945 đến 1975 kết thúc thắng lợi cách đây gần nửa thế kỉ đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử, văn học nước nhà. Văn học nhất là thơ ca Cách mạng Việt Nam giai đoạn này đã có những thành tựu, đặc điểm nổi bật và đặc biệt hơn nó cịn gắn liền với hiện thực của đất nước trong những chặng đường quan trọng. Trên cơ sở đó, đề tài chính của thơ ca Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã được xác định rõ ràng là những vấn đề lớn đi đôi với sự tồn vong vận mệnh dân tộc. Mặc dù thế nhưng vẫn có những bài thơ sáng tác ở giai đoạn này gây nhiều tranh cãi xoay quanh đề tài, tiêu biểu là tác

<i>phẩm Màu tím hoa sim của Hữu Loan khi mới ra đời bị cho là phản động và cấm lưu </i>

hành trong suốt một khoảng thời gian vì được cho là “ủy mị” bởi đề tài của bài thơ nói

<i>về tình cảm cá nhân, tình u đơi lứa, cịn nhiều tác phẩm cũng bị tương tự như thế. Cho </i>

đến ngày nay, vấn đề tình yêu đơi lứa khơng phải là đề tài chính trong thơ ca Cách mạng 1945 – 1975 vẫn còn thu hút nhiều người tìm hiểu, nghiên cứu và lí giải.

<i><b>Xuất phát từ những nguyên nhân trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Vì sao tình u đơi lứa khơng phải là đề tài chính trong thơ ca Cách mạng 1945 - 1975?” để </b></i>

làm bài tiểu luận kết thúc học phần Văn học hiên đại Việt Nam. Trong bài làm, chúng tơi sẽ tiến hành lí giải bằng những kiến thức cơ bản trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 và phân tích, chứng minh bằng những tác phẩm thơ ca cụ thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>PHẦN 2: NỘI DUNG </b>

<i><b>2.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 </b></i>

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cách mạng tháng Tám thành cơng, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa tun ngơn độc lập, xóa bỏ hồn tồn hai tầng áp bức: áp bức giai cấp và áp bức dân tộc, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, mang đến một niềm hạnh phúc lớn lao cho cả dân tộc - niềm hạnh phúc được đổi đời. Nhưng nền độc lập đứng trước những thách thức to lớn, chính quyền cách mạng non trẻ phải đương đầu với ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Bằng nhiều biện pháp thiết thực, hữu hiệu, toàn Đảng, toàn dân ta đã ra sức khắc phục hậu quả của nạn đói và đẩy lùi được giặc dốt. Nhưng hiểm họa ngoại xâm thì khơng thể tránh khỏi vì đế quốc Mỹ và các nước đồng minh nhận ra rằng nếu giữ được độc lập, Việt Nam sẽ trở thành tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở vùng Viễn Đông, nên chúng đã dùng mọi thủ đoạn để ngăn chặn điều đó xảy ra. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng

<i>nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946, bên cạnh đó trong tháng 12 năm 1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch, đã mở đầu cuộc chiến tranh, cả dân tộc Việt Nam </i>

bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm. Đây là một giai đoạn hết sức khó khăn, gian nan, thiếu thốn trăm bề nhưng đậm đà nghĩa tình qn dân, tình đồng chí và dào dạt niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-ve được ký kết, đất nước bị chia cắt thành hai miền. Với việc kí kết và thực hiện Hiệp định Giơnevơ, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam, tháng 5 năm 1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Mĩ vào thay chân Pháp, đưa Ngơ Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Tết Mậu Thân 1968, quân dân miền Nam mở cuộc tổng tiến cơng rộng khắp, tuy có ý nghĩa về mặt chiến lược nhưng chiến dịch này chưa đạt được kết quả mỹ mãn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất Tổ quốc sau 20 năm bị chia cắt.

<i><b>2.2 Tình hình và đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 </b></i>

<i>* Tình hình văn học: </i>

- Thuận lợi:

Ở miền Bắc, cuộc sống mới tuy cịn khơng ít khó khăn gian khổ, nhưng từ trong cuộc sống đó các nhà văn ln giữ được niềm tin vào chế độ và họ nhận thức sâu sắc

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

+ Phát triển với sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam:

Sự quan tâm của Đảng đối với văn học, Đảng chỉ rõ: văn học là một phận không thể tách rời của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Yêu cầu của Đảng đối với nghệ thuật: Phát triển nền văn nghệ mới với nội dung xã hội chủ nghĩa, tính dân tộc, tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc. Đối với văn nghệ sĩ: Phải thâm nhập vào đời sống thực tế, muốn là nghệ sĩ tốt trước hết phải là công dân tốt. Lãnh đạo về tổ chức với sự ra đời của Mặt trận giải phóng và Hội văn nghệ giải phóng, đội ngũ văn nghệ sĩ được tập hợp, củng cố, bước đầu chiếm lĩnh, khám phá để sáng tạo được những tác phẩm có giá trị lớn. Về tư tưởng, Đảng tuyên truyền, kêu gọi văn nghệ sĩ từ bỏ những ám ảnh của chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng bế tắc, thoát ly trước 1945 để trở về với nhân dân, với cuộc sống mới theo quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh. Đối với phương pháp sáng tác, Đảng đề cao phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa với đặc điểm hết sức ưu việt được tiếp thu từ nền văn học Xô Viết vĩ đại…

+ Lực lượng sáng tác ngày càng đông đảo và đa phong cách:

Trước cách mạng tháng Tám, hầu hết văn nghệ sĩ thường mang nỗi đau đời, rơi vào sự bế tắc, lâm vào cảnh sống mòn. Thân phận của các nhà văn, nhà thơ như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn Tn, Nguyễn Cơng Hoan... ở thời kì trước cách mạng tháng Tám chính là những bằng chứng sinh động. Nhìn chung, trong hồn cảnh của cuộc sống trước cách mạng tháng Tám, văn nghệ sĩ cùng chung một số phận với dân tộc. Sự thành công của cuộc cách mạng tháng Tám không chỉ đưa lại Độc lập, Tự do cho dân tộc, mà còn đưa lại quyền tự do sáng tác cho văn nghệ sĩ. Đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo với ba thế hệ :

Thế hệ thứ nhất gồm những cây bút có sáng tác trải dài qua hai thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Thế Lữ, Tế Hanh...

Thế hệ thứ hai gồm những cây bút trưởng thành trong chín năm kháng chiến chống Pháp: Quang Dũng, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hồng Trung Thông…

Thế hệ thứ ba gồm những cây bút trưởng thành trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước. Thế hệ này đã có sự bổ sung hỗ trợ lẫn nhau và tạo nên sự vững mạnh của đội ngũ sáng tác: Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Giang Nam, Vũ Cao, Xuân Quỳnh, Lê Anh Xuân...

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Ngoài ra, cần phải nói đến sự đóng góp khơng nhỏ của đội ngũ sáng tác không chuyên. Họ xuất hiện rất đông đảo trong phong trào văn nghệ quần chúng ở các địa phương và khắp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Lực lượng sáng tác ở Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám rất nhiệt tình, gắn bó với Tổ quốc và dân tộc. Họ vượt qua mọi gian khổ, hi sinh, đến khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc để tìm tịi, khám phá và sáng tạo.

+ Hiện thực 30 năm chiến tranh vệ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội là nguồn đề tài, chất liệu phong phú cho sáng tác văn chương:

Chiến tranh là một hoàn cảnh đặc biệt. Đời sống của con người phải chịu đựng quy luật nghiệt ngã của chiến tranh. Sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn khơng thể nằm ngồi quy luật đó, văn học cần phải nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu của đời sống chiến đấu, phải góp phần tuyên truyền động viên, phản ánh và lí giải những vấn đề trong đời sống. Sáng tác trong hồn cảnh đó, các nhà văn, nhà thơ chú tâm đến những vấn đề lớn lao của dân tộc, thời đại.

Ba mươi năm phát triển của văn học từ 1945 đến 1975 cũng là ba mươi năm đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ nhiều gian khổ và hi sinh. Vì lẽ đó, nó chủ yếu phục vụ cho hai cuộc kháng chiến, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam trong chiến đấu, cho nên: yêu nước, căm thù giặc, tình đồng đội, tình quân dân là những vấn đề được khai thác sâu sắc nhất. Các mối quan hệ vợ chồng, cha con, tình bạn, tình yêu đều là những sắc thái khác nhau của tình đồng đội. Vì thế, các sáng tác của văn học giai đoạn 1945 – 1975 chủ yếu tập vào hai mảng đề tài lớn: công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hiện thực chiến tranh cách mạng trên cả nước.

- Khó khăn:

Dân tộc ta đứng trước những thử thách mất còn, vừa sản xuất vừa chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Do chiến tranh nên hoạt động của văn học cũng có những khó khăn về điều kiện vật chất, ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học. Thực tại của cuộc sống địi hỏi nhà văn phải có sự vươn lên, nhanh chóng hịa mình vào nhịp sống khẩn trương của dân tộc. Văn học thời kì này đứng trước những thử thách quyết liệt về tư tưởng, phương pháp sáng tác, cách phản ánh hiện thực đời sống xây dựng và chiến đấu của dân tộc. Do hoàn cảnh chiến tranh, việc sáng tác, in ấn, xuất bản, cũng như lưu hành ở thời kì này cũng rất khó khăn. Bên cạnh đó, khơng đủ thời gian để sáng tác vì phần lớn phải phục vụ công cuộc kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội; lực lượng sáng tác bị tổn thất do bom đạn của kẻ thù, nhiều cây bút đã hi sinh trong kháng chiến. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của văn học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

6

<i>* Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam: </i>

- Phục vụ cách mạng và cổ vũ chiến đấu: Trong thời kỳ này, văn học đã được xây dựng để phục vụ cho cuộc chiến đấu của người Việt Nam mà hạt nhân là Việt Minh. Văn hóa được định hướng theo phương châm do Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 là Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Trong

<i>kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa - Văn hóa hóa kháng chiến” của Hồ Chí Minh cũng phản ánh mục tiêu. Văn học giai đoạn này trở thành một </i>

thứ vũ khí đắc lực để tuyên truyền, động viên người ra trận và xoa dịu nỗi đau người ở

<b>hậu phương. </b>

<i><b>Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính của Phạm Tiến Duật đã thể hiện được tinh thần </b></i>

cổ cũ chiến đấu của thơ ca. Những chiếc xe khơng kính được nhà thơ miêu tả một cách

<i>thực đến trần trụi, bom đạn của kẻ thù đã làm kính vỡ đi rồi: “Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính / Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Từ hình ảnh xe khơng kính </i>

làm nổi bật lên hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn với thái độ bình thẳn, tự tin

<i>đến khơng ngờ “Ung dung buồng lái ta ngồi / Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”. Vượt dãy </i>

Trường Sơn đi qua bom đạn khói lửa của kẻ thù, mang trên mình những thương tích thì những chiếc xe khơng kính, những chiến sĩ lái xe vẫn sôi nổi, lạc quan tin tưởng vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Sức mạnh của những dòng thơ mà Phạm Tiến Duật mang đến đã kết tụ lại cả trong trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa yêu thương của những chiến sĩ trong thời kì kháng chiến đến những người con trong thời bình, thơ ca của ông đã cổ vũ cho tinh thần chiến đấu của dân tộc một cách

<i>ngoan cường, bất khuất: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước / Chỉ cần trong xe có một trái tim” </i>

- Văn học hướng về đại chúng: Về phong cách, để có thể kháng chiến hóa văn hóa, văn học phải nhắm đến đối tượng quần chúng đông đảo mà chủ yếu là nông dân và do vậy văn học giai đoạn này được hướng đến phong cách hiện thực, đại chúng để phục vụ nhân dân, xem quần chúng là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ.

<i>Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha </i>

<i>Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ. (Từ ấy) </i>

Tố Hữu là giác ngộ ra chân lí cách mạng, đã hịa mình vào với quần chúng, xem cá nhân giờ đây là một phần của cá thể. Đối với nhà thơ, thơ ca của ông đã mở rộng đối tượng tiếp nhận và phục vụ, hịa mình với đại chúng vì cơng cuộc phục vụ kháng chiến, cơng cuộc giành độc lập dân tộc. Trước sau một lòng, trung hiếu với đất nước, với nhân dân. Xem nhân dân là máu thịt, là người nhà để luôn luôn yêu thương, bảo vệ họ như chính gia đình của mình. Người chiến sĩ cách mạng giờ đây không phải sống một cuộc

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đời đơn độc vì một cá thể riêng biệt là trên hết, ở họ mang trong mình trọng trách tồn vong của cả một dân tộc, trên đầu có ba mẹ, trên lưng có vợ con, trong tim có tổ quốc, dưới chân là anh em đã hi sinh, xung quanh là đồng đội vì thế họ khơng cho phép mình bỏ cuộc, họ đã tự mình hịa nhập vào tập thể, sống vì q hương, chờ đợi họ là đại chúng.

- Văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:

Hình tượng trung tâm của văn học giai đoạn này là hình tượng nhân dân anh hùng, nhân dân là người viết nên trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Các nhà thơ, nhà văn thường viết nhiều về niềm vui và ít viết về nỗi đau, mặc dù ai cũng hiểu rằng mất mát đau thương là điều không tránh khỏi. Trong đau thương gian khổ, con người Việt Nam dồn sức nghĩ về tương lai, hướng về tương lai với một niềm tin sâu sắc đó chính là sức mạnh tinh thần mà chỉ những người trải qua những năm tháng đó mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó.

<i>Tên Anh đã thành tên đất nước: Ơi anh Giải phóng qn! Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân. (Dáng đứng Việt Nam) </i>

Lê Anh Xuân đã khắc họa được tư thế hi sinh của người chiến sĩ và tư thế đấy đã trở thành biểu tượng của cái đẹp và sự cao cả, hình ảnh anh chiến sĩ là hình ảnh của những thế hệ tuổi trẻ Việt Nam hùng hồn ra trận với niềm tin to lớn, mãnh liệt về một ngày độc lập tự do cho dân tộc. Nhiều người đã ngã xuống mặc dù họ không để lại tuổi tên, địa chỉ, nhưng họ không bao giờ vô danh trong trái tim dân tộc, bởi thân thể và máu thịt của họ đã hịa mình vào lịng đất mẹ, làm nên dáng hình của quê hương xứ ảnh mây trắng núi Tản sông Đà, tạo dựng một Dáng đứng Việt Nam sừng sững trong thế kỉ. Hình tượng anh giải phóng quân làm cho quân giặc phải khiếp sợ chính là hình tượng mang khuynh hướng sử thi, hình tượng ấy đại diện cho cả một dân tộc Việt Nam nói lên khí thế hiên ngang, hỏa cảm dù hi sinh tất cả đề dành lấy hòa bình, cuộc sống ấm no cho những mảnh đời cù bất cù bơ, không áo cơm.

<i>Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí) </i>

Đây là một bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong bức tranh, Chính Hữu đã làm nổi bật lên cảm hứng lãng mạn trên nền cảnh rừng đêm lạnh giá với ba hình tượng gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Người lính phục kích chờ giặc đứng bên nhau trong cảnh rừng hoang sương muối bằng sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả khắc nghiệt của thời tiết, tình cảm ấy đã sưởi ấm họ trong đêm mùa đông sương muối giá rét giữa chốn rừng thiên nước độc. Hình ảnh vầng trăng vừa là người bạn đồng hành

</div>

×