Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KẼM SUNFAT (ZNSO4 ) ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY DƯA LEO (CUCUMIS SATIVUS L ) Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 56 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KẼM SUNFAT </b>

<b>CỦA CÂY DƯA LEO (CUCUMIS SATIVUS L.) Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM </b>

<i><b>Quảng Nam, tháng 4 năm 2015 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S Triệu Thy Hòa.

Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được cơng bố ở bất cứ cơng trình nào khác.

<b>Tác giả </b>

<b>Nguyễn Thị Hồng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>Phần 1. MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>1.1. Lý do chọn đề tài ... 1 </b>

<b>1.2. Mục tiêu của đề tài ... 2 </b>

<b>1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2 </b>

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu ... 2 </b>

<b>Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 4 </b>

<b>Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4 </b>

<b>1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ... 4 </b>

<b>1.2. Sơ lược về cây dưa leo (Cucucmis sativus L.) ... 7 </b>

<i><b>1.2.1. Nguồn gốc và phân loại ... 7 </b></i>

<i>1.2.1.1. Nguồn gốc ... 7 </i>

<i>1.2.2.2. Phân loại ... 8 </i>

<i><b>1.2.2. Đặc điểm sinh học của cây dưa leo ... 8 </b></i>

<b>1.3. Giá trị của cây dưa leo (Cucucmis sativus L.) ... 9 </b>

<i><b>1.3.1. Giá trị dinh dưỡng ... 9 </b></i>

<i><b>1.3.2. Giá trị kinh tế và sử dụng ... 11 </b></i>

<i><b>1.3.3. Công dụng của cây dưa leo ... 12 </b></i>

<i>1.3.3.1. Giải khát, thanh nhiệt ... 12 </i>

<i>1.3.3.2. Thải độc, lợi tiểu ... 12 </i>

<i>1.3.3.3. Thực phẩm giảm cân ... 12 </i>

<i>1.3.3.4. Công dụng của dưa leo theo Tây y ... 12 </i>

<i>1.3.3.5. Công dụng của dưa leo theo Đông y ... 13 </i>

<i><b>1.3.4. Giá trị y học ... 14 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa leo (Cucucmis sativus L.) ... 14 </b>

<i><b>1.5.2. Nhân tố dinh dưỡng ... 20 </b></i>

<i>1.5.2.1. Chức năng của kẽm đối với cây trồng ... 20 </i>

<i>1.5.2.2. Vai trò của kẽm đối với cây trồng ... 21 </i>

<b>1.6. Ảnh hưởng của kẽm đến thực vật ... 21 </b>

<b>1.7. Tình hình nghiên cứu về dưa leo trong và ngoài nước ... 22 </b>

<i><b>1.7.1. Tình hình nghiên cứu dưa leo trên thế giới ... 22 </b></i>

<i><b>1.7.2. Tình hình nghiên cứu dưa leo ở Việt Nam ... 23 </b></i>

<b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26 </b>

<b>2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 26 </b>

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 26 </b>

<i><b>2.2.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu. ... 26 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>2.2.2. Bố trí thí nghiệm ... 26 </b></i>

<i><b>2.2.3. Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm ... 28 </b></i>

<i><b>2.2.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây dưa leo (Cucucmis sativus L.) ... 28 </b></i>

<i>2.2.4.1. Nghiên cứu về số lá trên cây dưa leo ... 28 </i>

<i>2.2.4.2. Nghiên cứu về diện tích lá của cây dưa leo ... 29 </i>

<i>2.2.4.3. Nghiên cứu về chiều cao của cây dưa leo ... 29 </i>

<i>2.2.4.4. Nghiên cứu về số cành trên thân chính của cây ... 29 </i>

<i><b>2.2.5. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu về phát triển của cây dưa leo ... 29 </b></i>

<i>2.2.5.1. Nghiên cứu về thời điểm ra hoa của cây ... 29 </i>

<i>2.2.5.2. Nghiên cứu về tổng số hoa trên cây dưa leo ... 29 </i>

<i><b>2.2.6. Phương pháp xử lí số liệu ... 29 </b></i>

<b>Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN ... 31 </b>

<b>3.1. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của kẽm sunfat đến tỉ lệ nảy mầm của cây dưa leo. ... 31 </b>

<b>3.2. Ảnh hưởng của kẽm đến sự sinh trưởng của cây dưa leo ... 33 </b>

<i><b>3.2.1. Kết quả nghiên cứu về số lá thật trên cây dưa leo ... 33 </b></i>

<i><b>3.2.2. Kết quả nghiên cứu về diện tích lá của cây dưa leo ... 35 </b></i>

<i><b>3.2.3. Kết quả nghiên cứu về chiều cao của cây dưa leo ... 36 </b></i>

<i><b>3.2.4. Kết quả nghiên cứu về tổng số cành trên cây dưa leo ... 38 </b></i>

<b>3.3. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của kẽm đến sự phát triển của cây </b><i><b>dưa leo ... 39 </b></i>

<i><b>3.3.1. Kết quả nghiên cứu về thời điểm ra hoa của cây dưa leo ... 39 </b></i>

<i><b>3.3.2. Kết quả nghiên cứu về tổng số hoa trên cây dưa leo ... 40 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

<i>Food and Agriculture Organization of the United Nations</i>

ADN : Deoxyribonucleic acid ARN : Acid Ribonucleic

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu </b>

3.1 Kết quả chiều dài mầm của dưa leo (mm) sau 2 ngày và 3 ngày sau khi bỏ vào đĩa peptri

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Hình 3.3 Hình ảnh đo chiều cao của cây dưa leo 38

Biểu đồ 3.1 Chiều dài mầm của dưa leo (mm) 31

Biểu đồ 3.3 Kết quả về diện tích lá của cây dưa leo (dm<small>2</small>)

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

1

<b>Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài </b>

Rau, quả là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng và là thực phẩm cần thiết không thể thiếu trong đời sống của người dân. Đặc biệt, khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng tăng lên, mục đích nhằm đảm bảo về lượng chất dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Rau cung cấp nhiều loại dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như: vitamin, protein, lipit, khoáng chất, hydrat cacbon. Rau là nguồn cung cấp vitamin rất phong phú về thành phần và hàm lượng lại rẻ tiền. Các chất bổ dưỡng ở rau, quả đã góp phần mang lại nguồn năng lượng hoàn chỉnh cho con người đồng thời đây cịn là món ăn ngon miệng. Gần đây, khoa học dinh dưỡng đã kết luận rằng rau quả còn cung cấp cho con người nhiều chất xơ, có tác dụng giải độc tố phát sinh trong q trình tiêu hóa thức ăn. Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng của con người rau quả không thể thiếu và ngày càng quan trọng.

<i>Ở nước ta cây dưa leo (Cucumis sativus) đã có từ lâu, được trồng ở tất cả </i>

các địa bàn trên cả nước nhưng chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và miền núi phía bắc. Dưa leo đem lại giá trị dinh dưỡng cao, trong 100g chứa hàm lượng đạm 0,6g, đường 1,2g, chất béo 0,1g, chất xơ 0,7g, nước 95g, năng lượng 10kcal, các vitamin và khoáng chất, kali (150mg/100g), phốt pho (23mg/100g), canxi (19mg/100g), natri (13mg/100g), sắt (1mg/100g), vitamin B, C, tiền vitamin A (có trong vỏ dưa), vitamin E (có trong vỏ dưa). Ngồi ra, dưa leo cịn có tác dụng giải khát, lọc máu, hòa tan axit uric và urat, lợi tiểu và gây ngủ nhẹ. Do hàm lượng canxi cao nên dưa leo có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn và người già. Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, dùng loại quả này cũng rất tốt nhờ lượng kali dồi dào.

<i>Nguồn dinh dưỡng của cây dưa leo (Cucumis sativus) được lấy từ đất, </i>

các chất hữu cơ trong đất nhờ sự cố định đạm trong các q trình sinh học, việc bón phân, tưới nước, lũ lụt... Ngoài các loại phân đa lượng như N, P, K thì các loại phân bón vi lượng cũng góp phần quan trọng, tuy được dùng với liều lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết để cây dưa leo tồn tại và phát triển. Trong đó kẽm

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

2 (Zn) là thành phần then chốt trong cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng. Tình trạng thiếu kẽm có thể là mối đe dọa lớn đối với sản lượng cây trồng nói chung và cây dưa leo nói riêng. Kẽm là một trong số các loại phân vi lượng thiết yếu, là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh của cây trồng, động vật và con người. Kẽm làm tăng tốc độ trao đổi chất của cây. Thiếu kẽm, các chức năng tế bào của cây bị suy yếu. Kẽm thường được bón cho cây bằng cách phun lên lá dung dịch kẽm sunfat (ZnSO<small>4</small>). Vì thế dùng kẽm (Zn) để xử lý hạt và phun vào cây trồng với liều lượng ra sao thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.

<i><b>Xuất phát từ những vấn đề trên do đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh </b></i>

<i><b>hưởng của kẽm sunfat (ZnSO<small>4</small>) đến sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa leo (Cucumis sativus L.) ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam“ để làm đề tài </b></i>

nghiên cứu.

<b>1.2. Mục tiêu của đề tài </b>

<b>- Nghiên cứu ảnh hưởng của kẽm sunfat đến tỉ lệ nảy mầm của cây dưa </b>

leo.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của kẽm sunfat đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây dưa leo

- Nghiên cứu ảnh hưởng của kẽm sunfat đến các chỉ tiêu phát triển của

<b>cây dưa leo. </b>

<b>1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu </b>

- Giống dưa leo F1 L-04 (Cucumber F1 L-04)

<b>* Phạm vi nghiên cứu </b>

- Đề tài được thực hiện trong vụ Đông - Xuân 2014 tại thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam.

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>1.4.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu. 1.4.2. Bố trí thí nghiệm </b></i>

<i><b>1.4.3. Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>1.4.5. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu về phát triển của cây dưa leo </b></i>

<i>1.4.5.1. Nghiên cứu về thời điểm ra hoa của cây 1.4.5.2. Nghiên cứu về tổng số hoa trên cây dưa leo </i>

<i><b>1.4.6. Phương pháp xử lí số liệu </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

4

<b>Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên<small>[15], [20]</small></b>

<i><b>1.1.1. Vị trí địa lý </b></i>

Thành phố Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân

<b>chủ nhân dân Lào. </b>

Thành phố Tam Kỳ, về Phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 70 km, về phía Nam, cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà khoảng 30 km và cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km, gắn với QL1A, QL40 (đường Nam Quảng Nam) và kết nối với hệ thống giao thông quốc gia gồm đường sắt, đường bộ, hàng không, đặc biệt Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối các huyện miền biển, trung du, đồng bằng và duyên hải, gắn kết với các tỉnh Tây Nguyên, Lào và khu

<b>xã tỉnh lỵ và nay là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam. </b>

Tóm lại, thành phố Tam Kỳ có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Với tiềm năng địa thế đặc thù, gần các vùng kinh tế trọng điểm và sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, cảng Tam Hiệp, thành phố Tam Kỳ đã hội tụ được các điều kiện thuận lợi để phát triển thành một đơ thị loại 2 với vai trị là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam và tương lai sẽ là trọng

<b>điểm phát triển của cả khu vực. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

5

<i><b>1.1.2. Đặc điểm địa hình </b></i>

Thành phố Tam Kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ, là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thềm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông. Địa hình có dạng đồi thấp, và đồng bằng được hình thành do bồi tích sơng, biển và q trình rửa trơi. Hướng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đơng, địa hình tồn khu vực bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang.

<i><b>1.1.3. Chế độ khí hậu thời tiết </b></i>

<i>1.1.3.1. Nhiệt độ và độ ẩm </i>

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khơ và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 26,4<small>0</small>C, khơng có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20<small>0</small>C. Độ ẩm trung bình khơng khí đạt 87%.

<i>1.1.3.2. Lượng mưa </i>

Thành phố Tam Kỳ nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.

- Mùa mưa chủ yếu tâ ̣p trung nhiều vào các tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa chiếm 70-75% cả năm. Lượng mưa tháng trong thời kỳ này đa ̣t 400mm, tháng 10 lớn nhất: 434mm.

- Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chı̉ chiếm 25-30% cả năm. Lươ ̣ng mưa tháng trong thời kỳ này chı̉ đa ̣t 25mm, tháng 3 có lượng mưa nhỏ nhất trong năm: 12mm.

<i>1.1.3.3. Hệ thống sơng ngồi </i>

1.1.3.3.1. Sơng Tam Kỳ

Là hợp lưu của 10 con sông suối nhỏ, bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây, chảy theo hướng Tây - Đơng xuống dịng chính tại Xn Bình - Phú Thọ, xã Tam Trà, huyện Núi Thành, rồi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chảy ra cửa An Hịa (Núi Thành). Diện tích lưu vực khoảng 800km<small>2</small>. Do nằm trong vùng nhiều mưa,

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

6 rừng đầu nguồn ít bị tàn phá nên dịng chảy tương đối điều hòa theo mùa. Lưu lượng lớn nhất của sông Tam kỳ là 20,7m<small>3</small>/s.

1.1.3.3.2. Sông Bàn Thạch

Là sông lớn nhất chảy qua thành phố Tam Kỳ, chảy từ phía Tây sang phía Đơng của thành phố. Sông Bàn Thạch hợp lưu với sông Tam Kỳ tại khu vực phía Đơng Thành phố, tạo thành sông Trường Giang dài 12km trước khi đổ ra biển. Lưu lượng lớn nhất của sông Bàn Thạch là 96,6m<small>3</small>/s.

Ngồi hai hệ thống sơng trên, Tam Kỳ cịn có sông Trường Giang là sông nước mặn và nước lợ chạy sát biển nối cửa An Hòa với cửa Đại - Hội An, khi lũ lớn chỉ ảnh hưởng tràn bờ vùng sát ven sơng có cao độ nền <2,5m.

1.1.3.3.3. Sơng Trường Giang

Khơng có thượng lưu và hạ lưu, chạy ngang, song song với bờ biển Quảng Nam. Sông dài trên bảy chục cây số, nối hạ lưu hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn ở phía Bắc với hạ lưu hệ thống sơng Tam Kỳ - An Tân ở phía Nam. Nguồn nước của Trường Giang được thu nhận từ hai hệ thống sông này. Nguồn nước nữa, đó là thủy triều lên xuống đổ vào và rút ra ở các cửa sông. Ở hai đầu Bắc và Nam, sơng đều thơng với biển. Phía Bắc, Trường Giang gặp Thu Bồn rồi cùng ra biển qua Cửa Đại. Phía Nam, Trường Giang hịa với sơng Tam Kỳ, An Tân rồi đổ ra biển thông qua Cửa Lở và cửa An Hòa.

Hồ chứa nước Phú Ninh nằm cách Tam Kỳ khoảng 7km điều hịa dịng chảy sơng Tam Kỳ. Hồ này là nguồn cung cấp nước cho khu vực đô thị Tam Kỳ và cho các hoạt động thuỷ lợi. Dung tích hồ W=362x10<small>6</small>m<small>3 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

7

<b>Hình 1: Bản đồ thành phố Tam Kỳ </b>

<i><b>1.2. Sơ lược về cây dưa leo (Cucucmis sativus L.)</b></i><b><small>[10], [11], [19], [21]</small></b>

<i><b>1.2.1. Nguồn gốc và phân loại </b></i>

<i>1.2.1.1. Nguồn gốc </i>

Dưa leo thuộc họ bầu bí có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm thuộc nam Châu Á, là loại cây ưa nhiệt. Những năm cuối thế kỷ 20 dưa leo là cây rau chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau trên thế giới. Những nước đẫn đầu diện tích gieo trồng và năng suất: Trung Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Tây Ban Nha. Theo FAO (1993) diện tích dưa leo trên thế giới là 1.178.000 ha, năng suất 15,56 tấn/ha và sản lượng đạt 1.832.968 tấn. Ở nước ta những năm gần đây dưa leo đã trở thành cây rau quan trọng, có ý nghĩa lớn về hiệu quả kinh tế và giải quyết vấn đề và thực phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

8

<i>1.2.2.2. Phân loại </i>

Theo phân loại thực vật, cây dưa leo thuộc:

<i>Giới (regnum): Plantae Bộ (ordo): Cucurbitales Họ (familia): Cucurbitaceae Chi (genus): Cucumis </i>

<i>Loài (species): Cucumis sativus </i>

<i><b>1.2.2. Đặc điểm sinh học của cây dưa leo</b></i><b><small>[3], [24]</small></b><i><b> </b></i>

<b>Hình 2: Cây dưa leo </b>

<b>- Rễ: Bộ rễ dưa leo phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30 - 40 cm </b>

-Thân: Thân của dưa leo là thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0.5 - 2,5 m. Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập nhiều rễ bất định. Thân trịn hay có góc cạnh, có lơng ít nhiều tùy giống. Thân chính thường phân nhánh; cũng có nhiều dạng dưa leo hồn tồn khơng thành lập nhánh ngang. Sự phân nhánh của dưa còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

9 - Lá: Lá đơn, to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuốn lá rất dài 5 - 15 cm, rìa lá nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cây cũng có kích thước và hình dáng thay đổi.

- Hoa: Hoa đơn tính cùng cây hay khác cây. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt; hoa đực mọc thành cụm từ 5 - 7 hoa, dưa leo cũng có hoa lưỡng tính. có giống trên cây có cả 3 loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ cơn trùng, bầu nỗn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở. Các giống dưa leo trồng ở vùng ĐBSCL thường ra hoa sớm, bắt đầu ở nách lá thứ 4 - 5 trên thân chính, sau đó hoa nở liên tục trên thân chính và nhánh.

Sự biến dị về tính trạng giới tính ở dưa leo rất rộng, đó là đặc tính thích nghi mạnh của cây trong điều kiện mơi trường. Nói chung, điều kiện ngày dài, nhiệt độ cao và các điều kiện bất lợi khác làm cho cây cho nhiều hoa đực. Ngoài ra, tỉa nhánh, sử dụng kích thích sinh trưởng và chế độ phân bón có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi giới tính của cây. Các dạng cây có giới tính khác nhau ở dưa leo được nghiên cứu và tạo lập để sữ dụng trong chọn tạo giống lai.

- Trái: Trái thì lúc cịn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi. Trái từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay khơng có hoa văn (sọc, vệt, chấm), khi chín trái chuyển sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Trái tăng trưởng rất nhanh tùy theo giống, có thể thu trái từ 8 - 10 ngày sau khi hoa nở. Phẩm chất trái không chỉ tùy thuộc vào thành phần các chất dinh dưỡng trong trái mà còn tùy thuộc vào độ chặc của thịt trái, độ lớn của ruột trái và hương vị trái. Trái chứa hạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200 - 500 hạt/trái.

<i><b>1.3. Giá trị của cây dưa leo (Cucucmis sativus L.)</b></i><b><small>[1], [25]</small></b>

<i><b>1.3.1. Giá trị dinh dưỡng </b></i>

Các loại rau nói chung và dưa leo nói riêng là loại thực phẩm cần thiết cho đời sống hằng ngày và không thể thay thế. Rau được coi là nhân tố quan trọng đối với sức khỏe và đóng vai trị chống chịu với bệnh tật. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngồi nước thì khẩu phần ăn của

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

10 người Việt Nam cần khoảng 2300 - 2500 Calo năng lượng hằng ngày để sống và hoạt động. Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực, rau góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người. Rau không chỉ đảm bảo cung cấp chỉ số Calo trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho cơ thể con người các loại vitamin và các loại đa, vi lượng không thể thiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể. Hàm lượng vitamin trong rau khá cao lại dễ kiếm.

Dưa leo là một thức ăn rất thơng dụng và là một vị thuốc có giá trị. Thành phần dinh dưỡng gồm Protein (đạm) 0,8g; gluxit (đường) 3,0g; xenlulose (xơ) 0,7g; năng lượng 15 kcalo; canxi 703mg; Phospho 27mg; Sắt 1mg; Natri 13mg; Kali 169mg, Caroten 90mcg, Vitamin B1 0,03mg; Vitamin C 5,0 mg.

1 2 3 4

Nước Proteim

Gluxit Xenlulose

91,3g 0,8g 3,0g 0,7g 5 Calo cho 100g 15 kcalo 6

7 8 9 10 11

Ca Na Fe K P Zn

703mg 13mg 1,0mg 169mg

27mg 0,2mg 12

13 14 15 16

Beta Caroten B1 B2 PP C

90mcg 0,03mg 0,02mg 0,2mg

5mg

<b>Bảng 1: Hàm lượng và các thành phần hóa học trong 100g quả dưa leo </b>

Trong thành phần của dưa leo chứa hàm lượng cacbon rất cao khoảng 74 - 75%, ngồi ra cịn cung cấp một lượng đường (chủ yếu là đường đơn). Nhờ khả

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

11 năng hòa tan, chúng làm tăng khả năng hấp thụ và lưu thơng máu, tăng tính hoạt động trong quá trinh oxi hóa năng lượng của mơ tế bào. Bên cạnh đó trong thành phần dinh dưỡng của dưa leo cịn có chứa nhiều axit amin không thay thế rất cần thiết cho cơ thể như Thianin (0,024 mg%); Rivophlavin (0,075 mg%) và Niaxin (0,03 mg%), các loại muối khoáng như Ca (2,0 mg%), P (27,0 mg%), Fe (1,0 mg%). Tăng cường phân giải axit uric và các muối của axit uric (urat) có tác dụng lợi tiểu, gây cảm giác dễ ngủ. Không những thế trong dưa leo cịn có một lượng muối kali tương đối giúp tăng cường quá trình đào thải nước, muối ăn trong cơ thể có lợi cho người mắc bệnh về tim mạch.

<i><b>1.3.2. Giá trị kinh tế và sử dụng </b></i>

Trong các loại rau trồng hiện nay, dưa leo là cây đứng thứ 4 trên thế giới và châu Á về diện tích (2377,888 nghìn ha năm 2003), đứng thứ 3 về sản lượng thu hoạch (37,6 triệu tấn năm 2003). Dưa leo là một trong những loại rau ăn quả có giá trị kinh tế cao trong ngành sản xuất rau của nhiều nước trên thế giới. Trong những năm gần đây số liệu thống kê, diện tích trồng dưa leo cả nước năm 2003 đạt 18,409 nghìn ha, chiếm 3,2% diện tích trồng rau các loại trên đất nông nghiệp, tăng 30% so với năm 2000, trong đó miền Bắc trồng 5,550 nghìn ha, chiếm 33% diện tích trồng dưa leo cả nước. Năng suất trung bình của dưa leo ở nước ta hiện nay mới xấp xỉ 90% so với trung bình tồn thế giới (173,1 tạ/ha). Tuy nhiên, vùng đồng bằng sông Hồng đạt năng suất 20485 tạ/ha trên diện tích hàng năm hơn 3300 ha.

Với sản lượng xấp xỉ 300000 tấn dưa leo hàng năm, phần lớn được sử dụng trong nước ở dạng tươi, còn lại cho chế biến để xuất khẩu. Theo số liệu của Tổng công ty Rau quả và Nông sản, năm 2003, các doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu 1675 tấn dưa leo, đạt kim ngạch xuất khẩu 1075529,44 USD.

Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế dưa leo là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dưa leo là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

12

<i><b>1.3.3. Công dụng của cây dưa leo</b></i><b><small>[14], [24], [25]</small></b>

<i>1.3.3.1. Giải khát, thanh nhiệt </i>

Nhờ chứa một hàm lượng nước rất cao, dưa leo có tác dụng giải khát mà khơng ai có thể phủ nhận được. Chính vì vậy, loại quả này thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn với hình thức cắt lát, chẻ miếng. Tuy nhiên, nếu ăn sống nhiều, dưa leo có thể gây khó tiêu.

Ngồi tác dụng giải khát, dưa leo cịn có tác dụng lọc máu, hòa tan axit uric và urat, lợi tiểu và gây ngủ nhẹ. Do hàm lượng canxi cao nên dưa leo có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn và người già. Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, dùng loại quả này cũng rất tót nhờ lượng kali dồi dào.

<i>1.3.3.2. Thải độc, lợi tiểu </i>

Là cơ quan quan trọng nhất trong q trình bài trừ độc tố, thận có chức năng lọc những chất độc trong máu và những cặn bã sinh ra trong quá trình phân giải các protein và bài tiết chúng ra ngoài qua nước tiểu. Với tác dụng lợi tiểu, dưa leo có thể làm sạch niệu đạo, giúp thận thải ra ngoài những chất độc trong ống tiểu.

Ngồi ra, dưa leo cịn có tác dụng hỗ trợ giải độc cho phổi, gan và dại dày. Do những đặc điểm giàu kali và ít natri, dưa leo kích thích sự lưu thông nước trong cơ thể. Ngồi ra, nó cịn có tác dụng bù đắp lượng khống cho cơ thể với tỉ lệ cực kỳ thích hợp.

<i>1.3.3.3. Thực phẩm giảm cân </i>

Nhờ tác dụng ức chế sự hình thành mỡ trong cơ thể, dưa leo rất có lợi cho người mập muốn giảm cân. Nó có khả năng khống chế đường chuyển hóa thành mỡ, đồng thời giúp tăng cường hoạt động của dạ dày, ruột, không làm tăng năng lượng cho cơ thể nhờ chứa nhiều chất xơ. Ngồi ra, dưa leo cịn giúp làm giảm cholesterol và chống khối u.

<i>1.3.3.4. Công dụng của dưa leo theo Tây y </i>

Trong dưa leo có ion Natri, Canxi, Kali, Phospho, chất khoáng, các vitamin B, C. Vỏ dưa có chứa tiền Vitamin A và vitamin E. Do hàm lượng Canxi cao nên dưa leo có tác dụng tốt đối với trẻ em tự lớn, và người già, lượng kali dồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

13 dào nên dưa leo cũng có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Do đặc điểm giàu kali, ít natri nên dưa leo kích thích sự lưu thông nước trong cơ thể, bù đắp lượng khoáng cho cơ thể.

Dưa leo có chứa một lượng lớn chất khống và ít calo nên bạn có thể chế biến để sử dụng trong chế độ ăn kiêng tránh béo phì của bản thân.

<i>1.3.3.5. Công dụng của dưa leo theo Đơng y </i>

Dưa leo là hồ qua (hoặc hồng qua), có tính hàn, vị ngọt, ít độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, mát da thịt, lợi tiểu, chữa phù thũng, sưng trướng, chữa kiết lỵ (do nhiệt), đau bụng do ruột bị kích thích, dưa leo cịn sử dụng để dưỡng da: đắp ngoài trị da nhờn, nếp nhăn, tàn nhang, nấm ngoài da.

Trong dân gian, ngoài việc ăn sống, dùng trong trộn gỏi, hay xào dưa leo với cua, người ta còn sử dụng dưa leo trong một số trường hợp sau đây:

- Chữa viêm họng: dưa leo mới hái, ngày ăn 100 - 200g, thêm chút đường hoặc muối. Dùng cho các trường hợp viêm họng, đau rát cổ họng, miệng khô, khát nước, có tác dụng thanh nhiệt giải khát.

- Xử lý thâm quầng mặt: trộn lẫn 1 muỗng canh nước ép dưa leo với 1 muỗng canh nước ép cà chua. Dùng bơng gịn hay vải mềm thấm hỗn hợp và thoa lên mặt cũng như vùng xung quanh mắt. Thận trọng tránh để nước rơi vào mắt và để khoảng 15 phút sau đó rửa sạch. Kiên trì làm một thời gian, các vết thâm quầng quanh mắt sẽ biến mất.

Phục hồi mái tóc hư tổn: mái tóc của bị khơ cứng và thô ráp hãy pha lẫn nước ép dưa leo và nước ép cà rốt, rồi sau đó bơi lên tóc thường xuyên sẽ có mái tóc trở lại đẹp suôn mềm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

14 - Chữa vết nhăn, da xù xì, mẫn đỏ, vết tàn nhang: dưa leo tươi, thái lát mỏng, đắp lên. Làm hàng ngày.

- Chữa trị mụn: dưa leo thái lát, dắp lên khắp mặt và cổ để trong vịng từ 15 đến 20 phút có thể loại trừ nguy cơ mụn và chống khô da.

<i><b>1.3.4. Giá trị y học </b></i>

Quả dùng làm thực phẩm, làm thuốc trong các trường hợp sốt nhẹ, nhiễm độc đau bụng, thống phong, tạng khớp, bệnh sởi và nhiễm trực khuẩn coli. Dùng ngoài để trị ngứa, nấm ngoài da. Rễ và lá cũng được sử dụng trị sưng đau, chữa ngộ độc; (Dưa chuột lợi tiểu, không nên ăn nhiều. Người lạnh dạ và thận yếu phải kiêng ăn).

<b>1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa leo<small>[6], [7], [16], [21], [22] </small></b>

- Vụ Thu Đông: gieo tháng 7- 8, thu hoạch 9 - 10 dương lịch, do mưa nhiều, cây có cành lá xum x, cho ít hoa trái. Trong thời kỳ trổ bông nếu gặp mưa liên tục vào buổi sáng thì cây đậu trái kém hoặc trái non dễ bị thối, vụ nầy dưa dễ bị bệnh đốm phấn nên thời gian thu hoạch ngắn.

- Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 12 - 1 dương lịch, dưa leo bò và dưa giàn đều trồng được. Vụ này thời tiết lạnh, thường có dịch bọ trĩ và bệnh đốm phấn phát triển mạnh nên phải đầu tư cao.

- Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 1-2, thu hoạch 3 - 4 dương lịch, mùa này nhiệt độ cao thích hợp cho dưa leo trồng đất. Cuối mùa nắng, thời tiết khắc nghiệt nhất trong năm, lượng nước bốc thoát qua mặt đất và lá dưa nhiều, nếu không tưới đủ nước cây sinh trưởng kém thân ngắn, lá nhỏ, hoa trái ít và cho năng suất thấp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Giống 759: Nhập nội từ Thái lan, sinh trưởng mạnh, bắt đầu thu hoạch 35 - 37 NSKG, trái thẳng, to trung bình, gai trắng, màu trái hơi nhạt hơn nhưng năng suất và tính chống chịu tương đương Mummy 331.

- Mỹ Trắng: Nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển và phân nhánh tốt, cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, tỉ lệ đậu trái cao, trái to trung bình, màu trắng xanh, gai trắng, ít bị trái đèo ngay cả ở giai đoạn cuối thu hoạch.

- Mỹ Xanh: Nhập nội từ Thái Lan, cây sinh trưởng tốt, chống chịu tốt hơn giống Mỹ Trắng, trái to tương đương Mỹ Trắng nhưng cho nhiều trái và năng suất cao hơn.

- Happy 2 và Happy 14: Nhập nội từ Hà Lan, cây phát triển rất mạnh nên cần giàn cao, cây cho 100% hoa cái, có 10% cây đực cho phấn. Do đó trong kỹ thuật trồng chú ý đảm bảo tỉ lệ cây đực trong quần thể. Trái to (dài > 20 cm, nặng > 200g), màu xanh trung bình, ruột nhỏ, gai trắng nên trái giữ được rất lâu sau thu hoạch. Dưa Happy chống chịu tốt bệnh đốm phấn và cho năng suất cao tương đương các giống F1 khác.

<i><b>* Các giống dưa leo địa phương </b></i>

- Dưa leo Xanh: Tăng trưởng khá, ít đâm nhánh nên phải trồng dày, cho trái rất sớm (32 - 35 NSKG), trái to trung bình, vỏ xanh trung bình, gai đen, dưa cho năng suất từ 20 - 40 tấn/ha. Khuyết điểm của giống là cho trái loại 2 nhiều vào cuối vụ và dễ nhiễm bệnh đốm phấn. Hiện nay giống này được Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

16 - Dưa Tây Ninh: Tăng trưởng mạnh, đâm nhánh mạnh, hoa cái xuất hiện trên dây nhánh nên thu hoạch trễ (40 - 42 NSKG), trái to dài hơn dưa leo xanh, vỏ xanh trung bình, có sọc, 2 đầu hơi nhỏ hơn phần giữa trái. Dưa Tây Ninh chịu nóng tốt, thích hợp canh tác trong thời điểm giao mùa hơn dưa Xanh và cho năng suất cao hơn. Giống này cũng được Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản.

- Dưa leo Phụng Tường: Tăng trưởng khá và ra nhánh mạnh, cho trái sớm (32 - 35 NSKG), trái dài trung bình, màu xanh trắng, gai đen, ruột đặc. Dưa Phụng Tường cho năng suất cao hơn và vỏ trái không chuyển sang vàng nhanh như dưa chuột nên được trồng phổ biến hơn.

Lượng giống trồng cho 1 ha tùy phương pháp trồng. Dưa thả bò, dưa địa phương tỉa thẳng cần 1 - 3 kg giống/ha, dưa F1 - cần 0.5 - 0.8 kg hạt/ha.

<i>1.4.1.3. Làm đất </i>

Dưa leo có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, tơi xốp và có độ màu mỡ cao. Nên chọn những chân đất có nguồn nước tưới chủ động. Có điều cần chú ý là dù là đất tốt cũng không nên trồng liên tiếp nhiều vụ, năm này sang năm khác. Sau khi trồng một vài vụ nên luân canh với cây lúa nước hoặc một số cây trồng khác như hành, ngị, rau cải... (khơng ln canh với những cây thuộc họ bầu bí, mướp, các loại dưa...) để hạn

<b>chế sâu bệnh phá hại. </b>

Đất phải làm cho tơi xốp, sạch cỏ dại. Lên luống rộng khoảng 1,0 – 1,2m, cao 0,2 – 0,25m.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

17

<i>1.4.1.4. Mật độ khoảng cách </i>

Hạt dưa leo nảy mầm rất nhanh và tỉ lệ nảy mầm cao nên có thể tỉa thẳng 2 - 3 hạt/lổ, gieo sâu 2 - 3 cm và lấp tro trấu. Trồng giống F1 để tiết kiệm giống và chăm sóc cây con được đều, nên gieo cây con trong bầu đất và đem trồng khi có lá thật. Trồng mỗi lổ một cây, các giống ít đâm nhánh trồng 2 - 3 cây/lổ. Khoảng cách trồng 0.8 - 1.5 m x 0.3 - 0.4 m, mật độ 30.000 - 50.000 cây/ha. Dưa giàn trồng hàng đơn hay hàng đôi đều được, mùa thuận nên trồng dày để có năng

<b>suất cao, mùa nghịch nên trồng thưa để dễ chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh. </b>

<i>1.4.1.5. Phân bón </i>

Nhu cầu dinh dưỡng của dưa leo khá cao, dưa leo hấp thụ mạnh nhất là kali, kế đến là đạm. Dưa leo mẫn cảm với chất dinh dưỡng trong đất và không chịu được nồng độ phân cao, vì vậy phân được bón thúc nhiều lần thay vì bón tập trung. Ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng dưa hấp thụ nhiều đạm hơn các chất khác, đến khi dưa phân nhánh và kết trái dưa mới hấp thụ mạnh kali. Tuy nhiên

<b>bón đạm dư thừa dẫn tới tình trạng cây tăng trưởng mạnh và ra nhiều hoa đực. </b>

Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẵn trong đất và nhu cầu của cây dưa leo qua từng giai đoạn sinh trưởng. Đối với giống lai nhập nội

<b>cho năng suất cao, cần bón phân nhiều hơn giống điạ phương. </b>

<b>Công thức phân thường dùng cho dưa leo trồng ở đồng bằng là: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

18 Loại phân Tổng số Bón lót

Tưới thúc (5-10 NSKG)

Bón thúc (15-20 NSKG)

Bón ni trái (35-55 NSKG)

<i><b>1.4.2. Chăm sóc </b></i>

<i>1.4.2.1. Xới vun, tưới nước </i>

- Xới vun: 3 lần vào các thời kì 3 và 5 lá thật, cây ra tua cuốn. - Tưới nước: thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

19 - Kiểm tra ở giai đoạn cây con đến trước khi cây ra hoa: ở giai đoạn này trên cây dưa leo trồng vụ xuân hè sớm và vụ thu đông thường bị bệnh sương mai giả, bọ trĩ, rệp gây hại và ruồi đục lá, sâu ăn lá. Chúng gây hại mạnh vào khoảng 20-30 ngày sau trồng. Cần theo dõi, phát hiện sớm, khi cần thiết có thể phun thuốc 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

- Ở giai đoạn từ khi ra hoa đến thu hoạch: Các loại sâu bệnh nói trên thường phát sinh rộ, gây hại nặng, có mật độ sâu nhiều, tỷ lệ bệnh cao ở thời điểm cây ra hoa, có quả rộ đến thu hoạch quả đầu tiên. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho sâu, bệnh trong vụ xuân hè, cần phun thuốc phòng trừ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày Phun đúng loại thuốc cho từng loại sâu hay bệnh và phải ngừng phun thuốc để bảo đảm thời gian cách ly an toàn trước thu quả 10 ngày. Cách phun thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn bao thuốc. Tùy theo loài sâu bệnh đã phát hiện và ở mức cần thiết phải phun thuốc mà chọn lựa dùng các thuốc sau đây:

Các loại thuốc thường dùng trừ cả rệp, bọ trĩ trên dưa chuột là Confidor 100 SL, Actara 25 MW.

Các loại thuốc thường dùng trừ ruồi đục lá Vertimex 1,8 EC, Trigord 75 WP, Regent 800 WG.

Các loại thuốc trừ sâu ăn lá: Pegasus 500 SC, Sherpa 25 EC, Sumicidin 20 EC, chế phẩm sinh học Bt v.v...

Các thuốc thường dùng trừ bệnh sương mai giả: Alliette 80 WP, Rhidomil MZ 72 WP, Oxyclorua đồng 80 WP (Vidoc), Daconil 500 SC.

Các thuốc thường dùng trừ bệnh phấn trắng: Anvil 5 SC, Vicarben-S-75 WP, Manage 5 WP.

- Ở giai đoạn sau thu hoạch đến khi trồng vụ sau:

Thu gom tiêu hủy thân lá cây sau thu hoạch, cầy đất, phơi ải.

Lên luống cao, rãnh thoát nước nhanh, chống đất quá trũng, ẩm ướt, đọng nước trước và sau khi trồng.

Luân canh với trồng nước như cây lúa, hoặc các cây họ thập tự bắp cải, su hào, hoặc các cây khác không bị các loài sâu bệnh hại dưa chuột.

</div>

×