Tải bản đầy đủ (.doc) (250 trang)

Nghiên cứu văn bản “Bảo Đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 250 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

<b>HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI</b>

<b>NGUYỄN DANH LONG</b>

(PHÁP DANH THÍCH VÂN PHONG)

<b>NGHIÊN CỨU VĂN BẢN</b>

<b>“BẢO ĐỈNH HÀNH TRÌ BÍ CHỈ TỒN CHƯƠNG”</b>

<b>Ngành: Hán Nơm Mã số: 9.22.01.04</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM</b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Tá Nhí2. PGS. TS. Vương Thị Hường</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôidưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí và PGS.TS. Vương ThịHường. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng,trích dẫn theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tơi tựtìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưatừng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

<b>TÁC GIẢ LUẬN ÁN</b>

<b>NGUYỄN DANH LONG(Thích Vân Phong)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Để hoàn thành luận án này, NCS xin gửi lời cảm ơn đến Học viện Khoahọc xã hội (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) nơi NCS được học tập.Xin được cảm ơn các giảng viên của Học viện đã dành nhiều tâm huyết trựctiếp giảng dạy, truyền tải những kiến thức chun mơn, giúp NCS nâng caotrình độ sau khóa đào tạo.

Đặc biệt, NCS. muốn bày tỏ lịng biết ơn tới tới Nghiệp sư Hịa thượng,TS. Thích Thanh Quyết, PGS. TS. Nguyễn Tá Nhí và PGS. TS. Vương ThịHường - những người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ, dìu dắtNCS với những kiến thức khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai,nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Xin cảm ơn các bạn đồng môn đã tạo điều kiện giúp đỡ NCS. nghiêncứu, tiếp cận tài liệu, thu thập số liệu để hoàn thành luận án.

NCS. cũng xin được cảm ơn sự quan tâm, khuyến khích, động viên củagia đình, người thân trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

NCS. rất mong nhận được sự đóng góp nhận xét và chỉ bảo của quý thầycô, các nhà nghiên cứu để tiến bộ hơn nữa trong học tập.

<b>Nghiên cứu sinh</b>

<b>Nguyễn Danh Long(Thích Vân Phong)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>1.1.2. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử qua một số cơng trình biên dịch...17</i>

<i>1.1.3. Các cơng trình, bài viết nghiên cứu về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử...20</i>

<i>1.1.4. Một số cơng trình sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch về khoa cúng...25</i>

<i><b>1.2. Cơng trình nghiên cứu về văn bản tác phẩm Bảo đỉnh hành trì...30</b></i>

<b>1.3. Định hướng nghiên cứu của luận án...36</b>

<b>Tiểu kết chương 1...36</b>

<i><b>Chương 2. KHẢO SÁT, MƠ TẢ VĂN BẢN BẢO ĐỈNH HÀNH TRÌ...38</b></i>

<i><b>2.1. Mơ tả văn bản Bảo đỉnh hành trì...38</b></i>

<i>2.1.1. Văn bản lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm...38</i>

<i>2.1.2. Văn bản lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam...53</i>

<i>3.2.1. Phân tích quá trình truyền bản...75</i>

<i>3.2.2. Tên gọi, nội dung tác phẩm...81</i>

<i>3.2.3. Chọn bản nghiên cứu và biên dịch công bố...88</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><b>Chương 4. ẢNH HƯỞNG CỦA TÁC PHẨM BẢO ĐỈNH HÀNH TRÌ</b></i>

<b>ONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA XÃ HỘI...97</b>

<i><b>4.1. Bảo đỉnh hành trì và Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử thời Trần...97</b></i>

<i>4.1.1. ‘Bảo đỉnh hành trì’ và Phật giáo thời Trần...98</i>

<i>4.1.2. ‘Bảo đỉnh hành trì’ và tư tưởng của Trúc Lâm tam tổ...101</i>

<i>4.1.3. ‘Bảo đỉnh hành trì’ với tư tưởng tam giáo (Nho - Phật - Đạo)...104</i>

<i><b>4.2. Bảo đỉnh hành trì và nghi thức thờ cúng...108</b></i>

<i>4.2.1. Tín ngưỡng dân gian...109</i>

<i>4.2.2. Tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ...110</i>

<i><b>4.3.Bảo đỉnh hành trì trong đời sống văn hóa Phật giáo...110</b></i>

<i>4.3.1. ‘Bảo đỉnh hành trì’ và sự hồ hợp với tín ngưỡng bản địa...112</i>

<i>4.3.2. ‘Bảo đỉnh hành trì’ và sự lan tỏa trong văn hóa Phật giáo...117</i>

<i><b>4.4. Bảo đỉnh hành trì trong đời sống văn hóa xã hội...124</b></i>

<i>4.4.1. ‘Bảo đỉnh hành trì’ và tư tưởng nhập thế vì dân...124</i>

<i>4.4.2. ‘Bảo đỉnh hành trì’ và sự đóng góp tốt đời đẹp đạo...128</i>

<b>...Tiểukết chương 4...135</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3 <i><b>Phụ lục 3: Nguyên bản chữ Hán văn bản Bảo đỉnh</b></i>

<i>hành trì bí chỉ tồn chương, kí hiệu VHv.1096</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Lý do chọn đề tài</b>

<i>Tác phẩm Thích thị Bảo đỉnh hành trì bí chỉ tồn chương 釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋cịn gọi là Bảo đỉnh hành trì bí chỉ tồn chương 釋釋釋釋釋釋釋釋(gọi tắt là Bảođỉnh hành trì 釋 釋 釋 釋 ), tác phẩm do Đệ Trúc Lâm tam tổ</i>

Huyền Quang 釋釋 tên thật là Lý Đạo Tái 釋釋釋(1254 - 1334) định bản (thuthập, sửa chữa và biên tập). Tác phẩm sử dụng chữ Hán và có xen chữ Nơm,ghi chép các nghi lễ trong đạo Phật, các bài văn hướng dẫn cách thức thựchành nghi thức hành lễ trong trai đàn, như: trà thang, đề ngạch sớ, đề Kim

<i>đồng Ngọc nữ, lễ phát hỏa trong phát tấu, giải oan, phá ngục, v.v... Bảo đỉnhhành trì được lưu hành rộng rãi trong các chùa Phật ở Việt Nam, thư viện địa</i>

phương, thư viện trung ương và đặc biệt phổ biến trong tư gia các thầy cúng.Tác phẩm từ trước đến nay vẫn được coi là bí chỉ của Thiền phái Trúc Lâm vàtác phẩm này cũng được coi là tác phẩm hướng dẫn thực hành nghi lễ tôn giáotiêu biểu cho biểu hiện nhập thế của Phật giáo Trúc Lâm.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phát triển trong thời kỳ quốc gia Đại Việtđộc lập tự chủ và có ảnh hưởng lớn tới đời sống văn hóa xã hội đương thời vàcả đời sau. Thậm chí cho đến thế kỷ thứ XXI này, nhiều ngôi Thiền viện TrúcLâm đã vượt qua địa giới nơi xuất phát của nó ở tỉnh Quảng Ninh mà mở rộngkhắp nơi, trải dài trong cả nước từ cùng đồng bằng như Vĩnh Yên, ThanhHóa… tới các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lào Cai… cho tới tận các đảo ởkhơi xa như huyện đảo Cô Tô (Thiền viện Trúc Lâm Cô Tơ), huyện đảo PhúQuốc (Thiền viện Hộ Quốc)... Thậm chí tầm ảnh hưởng của Thiền phái TrúcLâm đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam sang đến Paris (Pháp); Thiền viện Vơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

trì tại California (Mỹ)... Điều đó quả thật đã thu hút sự quan tâm của các Phật tửcả trong và ngoài nước.

Là một tu sĩ Phật giáo, ngay từ khi mới xuất gia tu đạo, tơi vơ cùng hâmmộ cơng hạnh của các vị hồng đế nhà Trần. Điều khiến tôi từng phải trăn trởsuy nghĩ tại sao các vị hoàng đế triều Trần lại sẵn sàng từ bỏ ngai vàng caoquý để đến với cảnh chùa hoang vắng tĩnh mịch? Phải chăng do sự tốt đẹp củatư tưởng Phật giáo hay cảnh giới khác của các vị hồng đế nhà Trần trongthời đại bình yên mới? Và trách nhiệm vì dân vì nước của các vị Hồng đế ấycó liên quan gì tới trách nhiệm xây dựng một Thiền phái của riêng ngườiViệt?... Sự uyên áo mầu nhiệm của Thiền phái đã đồng hành cùng với lòng tincủa Phật tử suốt chặng đường lịch sử đó như thế nào?... Chính vì những trăntrở, suy nghĩ ấy mà trong quá trình tu tập của mình, tơi vẫn ln ln tìmhiểu, nghiên cứu để lý giải những vấn đề đó. Và đến khi được tiếp xúc với tác

<i>phẩm Bảo đỉnh hành trì, tơi đã ngộ ra nhiều điều, trong đó có việc: Xây dựng</i>

“tốt đời đẹp đạo” chính là lý tưởng chân tu đồng thời cũng là lý tưởng cao đẹpmà các vị thiền sư nhà Trần trong đó có các vị Phật Hồng hướng tới. Hơnnữa, từ khi được Sư phụ là Thượng tọa Thích Thanh Quyết giao trách nhiệmtrơng coi đèn hương thờ Phật tại chùa Đồng ở khu thắng tích Yên Tử, tơi càngthấm thía và dần nhận chân được điều tốt đẹp mà Phật Hồng Trần NhânTơng xây dựng, xiển dương.

Những đặc trưng văn hóa tín ngưỡng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử từviệc thờ cúng Tam tổ ở Tổ đường cho đến các nghi thức cúng lễ trong những

<i>ngày lễ trọng đều được thu nạp trong Bảo đỉnh hành trì. Và nội dung của Bảođỉnh hành trì được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt tôn giáo,</i>

song về mặt văn bản tác phẩm này đến nay vẫn chưa được nghiên cứu kỹ. Vớinhững lý do như đã trình bày, tơi thấy cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn,kỹ hơn về văn bản tác phẩm này. Vì thế tơi đã lựa chọn “Nghiên cứu văn bản

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>2. Mục tiêu khoa học</b>

<i>Luận án nghiên cứu văn bản học nhóm văn bản Bảo đỉnh hành trì, tiến</i>

hành xác lập thế hệ bản sao và xác định bản tin cậy (thiện bản). Từ đó, nghiên

<i>cứu giá trị tác phẩm Bảo đỉnh hành trì về nội dung và nghệ thuật, nhằm giới</i>

thiệu tác phẩm Phật giáo do Đệ tam tổ Huyền Quang định bản trong đời sốngvăn hóa Phật giáo thời Trần gắn liền với Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử trongđời sống văn hoá hiện nay.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

<i>Nghiên cứu nhóm văn bản Bảo đỉnh hành trì hiện lưu trữ tại Viện </i>

Nghiên cứu Hán Nôm (06 bản) và Thư viện Quốc gia Việt Nam (03 bản).Tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, gồm các bản có kí hiệu:

- VHv.1096: 95 tờ, 22 x 15 cm. (Bản in).- VHv.1097: 88 tờ, 27 x 15 cm. (Bản in).- AH.a1/4: 127 tờ, 29 x 16.5 cm (Bản viết tay).- A.2838: 92 tờ, 27 x 15 cm. (Bản in).

- AC.225: 93 tờ, 27 x 15 cm. (Bản in).- A.2760: 57 tờ, 27 x 15 cm. (Bản viết tay).

Tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, gồm các bản có kí hiệu:- R.311: 95 tờ, 22 x 15 cm. (Bản in).

- R.332: 95 tờ, 22 x 15 cm. (Bản in).- R.3199: 93 tờ, 22 x 15 cm. (Bản in).

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu</b></i>

<i>Văn bản tác phẩm Bảo đỉnh hành trì bí được lưu trữ ở Viện Nghiên cứu </i>

Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam.

<i>Phạm vi nghiên cứu của luận án đi sâu nghiên cứu văn bản tác phẩm Bảo </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

bản; vấn đề ảnh hưởng của tác phẩm trong đời sống văn hóa Phật giáo nóiriêng và văn hóa xã hội nói chung.

Ngồi ra, khi cần có sự đối chiếu, so sánh, tìm luận cứ chứng minh chocác luận điểm đã đưa ra, chúng tôi sẽ có thể mở rộng nghiên cứu tới các vănbản Hán Nôm khác viết về Thiền phái Trúc Lâm, về Phật giáo nói chung vàPhật giáo Việt Nam nói riêng.

<b>4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>4.1. Cơ sở lý thuyết</b></i>

Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc sưutầm, bảo tồn, nghiên cứu khai thác và phát huy văn hóa truyền thống, xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Những tri thức về Ngữ văn Hán Nôm, Phật học, lịch sử, tôn giáo, tínngưỡng được vận dụng lý thuyết nghiên cứu khoa học trong từng chương củaluận án.

<i><b>4.2. Phương pháp nghiên cứu</b></i>

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, luận án đã vận dụng một sốphương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp nghiên cứu văn bản học Hán Nôm: Nhằm xác định rõ vềtác giả, niên đại biên soạn và quá trình truyền bá văn bản. Trong qua trìnhnghiên cứu văn bản đã kế thừa các kinh nghiệm nghiên cứu văn bản học củanhững người đi trước, như kinh nghiệm chọn thiện bản, các phương pháp xácđịnh tác giả, niên đại của tác phẩm,...

- Phương pháp nghiên cứu Mộc bản học: Đặc điểm định hình văn bản,bản khắc in, sửa chữa thay thế ván và những chỗ tàn khuyết… để tìm ranhững đặc điểm mang dấu ấn riêng của thư tịch in.

- Phương pháp nghiên cứu Phật học, văn hóa học: Những vấn đề về Phậtgiáo truyền thừa và ảnh hưởng của Phật giáo, của tín ngưỡng tới đời sống xã

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Nhằm đối chiếu vấn đề trên nhiềubình diện có mối liên quan tới nhau như lịch sử Phật giáo, văn hóa Phật giáo,ngơn ngữ chữ viết Hán Nơm....

- Luận án áp dụng lý thuyết Thơng diễn học hay cịn gọi là Thuyên thíchhọc (Hermerneuties): Đây là một lý thuyết hướng tới sự giải thích, cắt nghĩalàm nổi bật thơng tin văn bản dịch so với nguyên tác. Các vấn đề dịch thuật từHán sang Việt, nhất là phiên dịch tài liệu Hán Nôm để giải mã thông tin nộidung của văn bản về đặc trưng văn hóa tơn giáo, tín ngưỡng, văn học. cótrong tác phẩm.

Mặt khác, luận án cịn sử dụng phương pháp phân tích, tìm những cứliệu từ bên trong tác phẩm (nội chứng) và những cứ liệu từ bên ngoài tácphẩm (bằng chứng) để minh chứng cho những kết luận đã đưa ra. Các thao tácnhư thống kê định lượng, phân tích tổng hợp,... để chứng minh, làm rõ cácluận điểm khoa học cũng sẽ được luận án áp dụng.

<b>5. Đóng góp mới của đề tài</b>

<i>- Giới thiệu một cách có hệ thống văn bản Bảo đỉnh hành trì từ văn khắc</i>

mộc bản đến các văn bản in từ mộc bản (thư tịch).

<i>- Làm rõ các vấn đề văn bản như: Cấu trúc văn bản, tác giả văn bản, xácđịnh bản nghiên cứu và biên dịch công bố (thiện bản) tác phẩm Bảo đỉnh hànhtrì.</i>

<i>- Nghiên cứu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Bảo đỉnhhành trì, giải mã, giới thiệu về tác phẩm Phật giáo, hướng tới sự bảo tồn vàphát huy giá trị của tác phẩm. Giới thiệu vai trò của văn bản Bảo đỉnh hành trì</i>

trong hệ thống tác phẩm Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.

<i>- Qua văn bản Bảo đỉnh hành trì, nghiên cứu các hoạt động sinh hoạt văn</i>

hóa, hành trì khoa nghi và những vấn đề Phật giáo của Phật giáo Trúc Lâm

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>- Phiên âm toàn bộ và tuyển dịch một số nội dung trong tác phẩm Bảođỉnh hành trì.</i>

<b>6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án</b>

<i><b>6.1. Ý nghĩa lý luận</b></i>

- Luận án góp phần cung cấp cái nhìn khái quát về một văn bản củaThiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng như những tác động của tác phẩm tronglịch sử và đời sống xã hội hiện nay.

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc thực hành nghi lễ tôngiáo và nghiên cứu đời sống tâm linh của người Việt.

<b>7. Kết cấu của luận án</b>

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án sẽđược triển khai thành 4 chương chính với các nội dung được xác định nghiêncứu chủ yếu như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

<i>Chương 2: Khảo sát, mơ tả văn bản Bảo đỉnh hành trì.</i>

<i>Chương 3: Q trình truyền bản và nội dung, tác giả tác phẩm Bảo đỉnhhành trì</i>

<i>Chương 4: Ảnh hưởng của tác phẩm Bảo đỉnh hành trì trong đời sống</i>

văn hóa xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Tư tưởng Phật giáo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phát triển trong thời kỳquốc gia Đại Việt độc lập tự chủ và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống vănhóa-xã hội Việt Nam. Vì thế, có thể nói rằng văn hóa tư tưởng Phật giáoThiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã đặt nền tảng cho sự phát triển văn hóa tư tưởngPhật giáo Việt Nam nói riêng và lịch sử văn hóa tư tưởng Việt Nam nói chung.

Vương triều nhà Trần (1226-1400), trong khoảng thời gian 176 năm đãxây dựng Đại Việt trở thành một quốc gia hùng cường, phát triển mạnh mẽvới nhiều lĩnh vực: Qn sự, chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục,…Các vị hồng đế đứng đầu triều đình đều rất quan tâm đến Phật giáo, nhất làvị vua thứ 3 của đời Trần- Hồng đế Trần Nhân Tơng 釋 釋 釋 (1258-1308),người từng được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh bậc nhấttrong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nhà vua cũng là người đã sáng lập Thiềnphái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà. Sự kiện vua Trần

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nhận: “Kỷ Hợi năm Hưng Long thứ 7 (1299)... Mùa thu, tháng 7, xây am NgựDược trên núi Yên Tử. Tháng 8, Thượng hoàng từ phủ Thiên Trường lại xuấtgia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh” [119, Q6, tờ 7a,b]. Từ đây, vua-nhà tu hànhhội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để thực hiện ý nguyện “xuấtgia tu đạo và hành đạo”. Đó là thực hiện chí nguyện lập Thiền phái Trúc LâmYên Tử, trên cơ sở thống nhất các Thiền phái bấy giờ- điều mà trước đó ơng nộicủa Điều Ngự Giác Hồng là vua Trần Thái Tơng đã tâm huyết, đặt nền móng.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phát triển trong thời kỳ quốc gia Đại Việtđộc lập tự chủ và Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn tới đời sống văn hóa xã hội

<i>đương thời. Bảo đỉnh hành trì là tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng Phật giáo</i>

thời Trần. Các nhà nghiên cứu Phật học cho rằng lịch sử du nhập và truyền báPhật giáo Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn: giai đoạn từ thế kỷ thứ II đến thếkỷ thứ III, đánh dấu sự có mặt của Phật giáo được ghi nhận là một tôn giáo,mang đậm hơi thở của Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Thời gian tiếp theo chođến thế kỷ thứ IX khẳng định sự có mặt của Phật giáo là một tơn giáo đượcdân chúng đón nhận rộng rãi với dấu ấn của hai thiền phái chính là Tỳ Ni ĐaLưu Chi và Vô Ngôn Thông. Giai đoạn thứ 3, đặc biệt quan trọng đối vớiPhật giáo Việt Nam bởi giai đoạn này tư tưởng của Phật giáo đã ăn sâu vàođời sống tinh thần của người dân. Phật giáo tại Việt Nam giai đoạn thứ 3 đãhòa quyện và gắn liền với phong tục, tín ngưỡng thờ cúng thần linh của ngườiViệt, tạo nên nét riêng của Phật giáo Việt. Điều này vơ cùng quan trọng vì saumột thời gian gốc rễ của Phật giáo đã hòa hợp và gắn kết với tư tưởng, đờisống tinh thần dân tộc. “Giai đoạn ba, từ hậu bán thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứXIV, tức cuối thời Trần. Có thể nói, đây là thời kỳ Phật giáo được phát triểncực thịnh mà đỉnh cao là sự thống nhất các thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, VôNgôn Thông, Thảo Đường… lập nên Thiền phái Trúc Lâm ở Yên Tử, do sựhết lòng ủng hộ của Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ” [82]. Tuy

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

nhiên, để lại dấu ấn tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam, mang hơi thở của tưtưởng dân tộc thì phải đến cuối đời Trần (thế kỷ XIV) mới thể hiện rõ nét.

<i>Tác phẩm Bảo đỉnh hành trì từ lâu đã được giới nghiên cứu Phật giáo,</i>

nhất là trong giới tu hành Thiền phái Trúc Lâm coi là bộ sách tiêu biểu chohoạt động thực hành tín ngưỡng và mang tính nhân văn sâu sắc nhưng vănbản đó hiện tại như thế nào, nội dung các khoa nghi là gì, con đường truyềnbản ra sao,… đều chưa được nghiên cứu. Vì vậy, mục đích nghiên cứu của đềtài là làm rõ những vấn đề về văn bản và các vấn đề: Giá trị nội dung văn bản,mối liên hệ qua lại giữa tín ngưỡng tơn giáo và thực hành tín ngưỡng, sức ảnhhưởng của nội dung văn bản tới đời sống xã hội hiện nay.

<i>Tác phẩm Bảo đỉnh hành trì bí chỉ tồn chương từ trước đến nay vẫn</i>

được coi là bí chỉ của Thiền phái Trúc Lâm và tác phẩm này cũng được coi làtác phẩm hướng dẫn thực hành nghi lễ tôn giáo tiêu biểu cho biểu hiện nhậpthế của Phật giáo Trúc Lâm nên càng cần được nghiên cứu, làm rõ. Tác phẩmđược ứng dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt tơn giáo này có sức sốngtrường tồn và còn nguyên giá trị cho đến tận ngày nay.

<b>1.1. Lược khảo các cơng trình nghiên cứu về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử</b>

<i><b>1.1.1. Tư liệu Hán Nôm về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử</b></i>

Đạo Phật từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Côngnguyên. Các vị Cao tăng ở Tây Thiên Trúc như Ma ha Kỳ vực, Khương TăngHội, Chi Cương Lương Sám, Mâu Bác, Khâu Đà La lần lượt đến xứ Giao

<i>Châu truyền đạo. Sách Thiền uyển tập anh 釋釋釋釋 ghi lại lời tâu của Thiền</i>

sư Đàm Thiên với Hồng đế nhà Tùy có đoạn viết: “Xứ Giao Châu có đườngthơng với Thiên Trúc. Khi Phật Pháp mới đến Giang Đơng chưa khắp, thì ởGiao Châu đã có tới 20 ngơi bảo tháp, hóa độ được hơn 200 vị tăng, dịchđược 15 bộ kinh Phật rồi” [89, tr.204].

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Kinh Phật là sách ghi lại những giáo lý mà đức Phật Thích Ca từng diễnthuyết. Tùy thời thuyết giáo, đức Phật đã giảng 12 bộ kinh. Điều này trongcác câu đối tán thán công đức của đức Phật mà chúng ta thường gặp trong cácngôi chùa cổ của Việt Nam:

<i>Khải giáo lợi quần mê, thập nhị bộ kinh quy chưởng ác;Thị thân vi chân tể, tam thiên sát độ tổng quyền hành </i>

Nghĩa là:

<i>Mở giáo pháp làm lợi cho kẻ muội mê, mười hai bộ kinh trong tay nắm chắc, Lấy thân mình làm kẻ chăn dân đích thực, ba ngàn cõi đất tự biết điềuhành.</i>

Giáo lý của nhà Phật chỉ gói gọn trong 12 bộ kinh, đời sau các tổ lại có

<i>luận bàn để có được con số nhiều hơn. Kinh Phật mà các vị Cao tăng ở Tây</i>

Trúc đưa sang viết bằng tiếng Phạn, khi đến Giao Châu phải dịch ra tiếngHán. Hồng đế nhà Tùy nói đến ở đây là Tùy Văn đế (589 - 605), chứng cứnày cho thấy đến thế kỷ thứ 7 xứ Giao Châu ta đã bị nội thuộc vào các triềuTây Hán, Đông Hán, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần của phương Bắc dàiđến hơn 700 năm rồi. Do vậy lời sư Đàm Thiên nói, lúc này ở đất Giao Châuđã dịch được 15 bộ kinh từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, đồng nghĩa là để nắmđược giáo lý trong kinh Phật, người dân Giao Châu đã đọc bản kinh bằng chữHán.

Đến đời Lý - Trần, chữ Hán được sử dụng rộng rãi trong đời sống xãhội. Các văn kiện chính thức của triều đình như chiếu chỉ, sắc lệnh đều viếtbằng chữ Hán. Đặc biệt, triều đình cịn tổ chức các kỳ thi Nho học hoàn thiệntừ thi Hương ở các địa phương cho đến thi Hội, thi Đình ở Kinh đơ ThăngLong, do vậy số người thông thạo văn bản chữ Hán ngày càng nhiều. Các vịtăng ni ở nhà chùa có khả năng đọc hiểu kinh Phật bằng chữ Hán cũng ngàycàng tăng thêm. Nhà Tống đã gửi tặng nhà nước Đại Việt bộ kinh bằng chữ

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>Đạo giáo nguyên lưu 釋 釋 釋 釋 [146] do Hòa thượng Phúc Điền biên soạn</i>

ghi nhận, năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) đời Lê Ý Tông, vị sư Tổ thứ hai chùaLiên Tơng là Hịa thượng Tính Tuyền vâng chiếu lệnh của triều đình sangđỉnh Hồ Sơn ở Quảng Châu nước Thanh tu học và thỉnh kinh. Khi về nước Sưtổ đã sưu tầm được 300 bộ sách đưa về cất giữ tại chùa Càn An ở Hà Thành.Sau đó Sư tổ cịn lựa chọn các sách có giá trị đem khắc in để phổ biến rộng

<i>rãi, như: Từ bi thủy sám khai pháp 釋釋釋釋釋釋, khắc in năm 1739; Từ bi Tammuội thủy sám kinh văn 釋釋釋釋釋釋釋釋, khắc in năm 1739; Dược sư Lưu LiQuang Như Lai bản nguyện 釋釋釋釋釋釋釋釋釋, khắc in năm 1739; Diệu phápLiên Hoa kinh 釋釋釋釋釋, khắc in năm 1739; Tứ phần luật đại cương 釋釋釋釋釋,</i>

khắc in năm 1746. Hiện số ván khắc in kinh Phật này cịn

lưu giữ tại Tổ đình Liên Phái, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Việcnày giúp cho việc hoằng dương đạo pháp có được bước tiến xa hơn, rộngkhắp hơn.

Một tác phẩm được cho rằng khắc in sớm từ cuối đời nhà Trần đề cập

<i>đến các vị xuất gia tu hành của Thiền phái, đó là Thánh đăng lục 釋釋釋. Văn</i>

bản in thời Trần hiện chưa tìm thấy nhưng ở bản in đời Lê cho biết nội dungđề cập đến 5 vị vua đời Trần xuất gia tu hành, ngộ đạo và hoằng hóa đạo Phậtlà: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông vàTrần Minh Tông. Tại Viện Nghiên cứu Hán Nơm cịn lưu một bản ký hiệuA.2569, mang tên “Việt Quốc Yên Tử sơn Trúc Lâm chư tổ thánh đăng ngữlục 釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋” do Sa mơn Tính Quảng Thích Điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Điều thuật 釋釋釋釋釋釋釋釋, in năm 1730 và được trùng san vào năm CảnhHưng thứ 11 (1750).

<i>Dựa vào nội dung của Thánh đăng lục, Thiền sư Chân Nguyên (tự là Thanh Hanh soạn (釋釋釋釋釋釋釋釋釋 ra Trần triều Thiền tông chỉ Nam</i>

<i>truyền tâm quốc ngữ bản hạnh 釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋 (gọi tắt là Thiền</i>

<i>tông bản hạnh 釋釋釋釋) bằng chữ Nôm. Văn bản này được in lại nhiều lần</i>

(Gia Long thứ 4-1805; Bảo Đại thứ 7-1932…). Tác phẩm thuộc loại diễn calịch sử, nội dung đề cập đến tư tường thiền học, công hạnh tu hành của các vuaTrần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.

<i>Tam tổ thực lục 釋釋釋釋 là cơng trình được ra đời vào thế kỷ XVIII do</i>

Thiền sư Tính Quảng và Ngơ Thì Nhậm sưu tầm, tập hợp [122]. Tác phẩmcho rằng Thiền phái này chỉ truyền thừa ba đời là Trần Nhân Tông, Pháp Loa

<i>và Huyền Quang rồi sau đó bị gián đoạn. Sách Tam Tổ thực lục ghi lại sự việc</i>

tháng Giêng năm 1308 ngài Điều Ngự Giác Hoàng đem 100 hộp kinh sử

<i>ngoại điển và 10 hộp Kinh Đại tạng cỡ nhỏ viết bằng máu trao cho Tổ Pháp</i>

Loa, để mở mang học rộng kinh nội điển và kinh sử ngoại điển. Cũng trong

<i>Thực lục chép đến tháng 12 năm Đại Khánh thứ 6 (1319) Thượng hồng TrầnAnh Tơng tự chích ngọc huyết ra viết Kinh Đại tạng kích thước nhỏ đặt vào</i>

trong 20 hộp ban tặng cho Tổ sư Pháp Loa. Tại Viện Nghiên cứu Hán Nơmcó 1 bản, kí hiệu A.786 do Sa mơn Thích Điều Điều trùng đính 釋釋釋釋釋釋釋, năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765).

<i>Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi sự kiện ngài Điều Ngự Giác Hoàng đã </i>

tiếp nối Trần Thái Tông bước vào con đường tu hành vào năm Kỷ Hợi năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Hưng Long thứ 7 (1299). Từ đây, ngài thực hiện chí nguyện lập Thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử, trên cơ sở thống nhất các Thiền phái bấy giờ.

<i>Bộ Đại Việt sử ký toàn thư 釋釋釋釋釋釋 đã biên dịch giới thiệu thân</i>

thế sự nghiệp của chư vị tiền bối của Thiền phái Trúc Lâm n Tử, như Quốcsư Phù Vân (cịn có các tên Trúc Lâm, Đạo Viên, Viên Chứng), Trần TháiTông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ và vị sư tổ thành lập Thiềnphái Trúc Lâm Yên Tử là Trần Nhân Tơng (Phật hồng Trần Nhân Tơng, Đầu

<i>Đà Hồng Giác Điều Ngự). Đặc biệt, có những ghi chép trong Đại Việt Sử kýtồn thư rất có ý nghĩa khi nghiên cứu q trình truyền thừa hay văn hóa tín</i>

ngưỡng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Vào năm Đinh Dậu, Thiên Ứng ChínhBình năm thứ 6 (1237)... Lập cơng chúa Thuận Thiên họ Lý, là vợ của HoàiVương Liễu, anh của vua, làm Hồng hậu Thuận Thiên. Giáng Chiêu Thánhlàm cơng chúa. Bấy giờ Chiêu Thánh khơng có con mà Thuận Thiên đã cómang Quốc Khang 3 tháng. Trần Thủ Độ và cơng chúa Thiên Cực bàn kín vớivua là nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau. Vì thế Liễu bất bình nên đãhội qn ở sơng cái làm loạn. Vì chuyện ấy mà nhà vua áy náy trong lòng nênnhân ban đêm vượt rào ra khỏi kinh thành đến chỗ quốc sư Phù Vân trên núiYên Tử rồi ở lại đó khơng về.

<i>Sách An Nam chí lược 釋釋釋釋 mô tả về núi Yên Tử rằng, tên núi còn gọilà Yên Sơn hoặc là Tượng Sơn. Sách Dư địa chí 釋 釋 釋 (hay cịn gọi là</i>

<i>An Nam vũ cống 釋釋釋釋) của Nguyễn Trãi (1380-1442) viết: “Biển và Lục</i>

Đầu, Yên Tử ở về Hải Dương. Biển là Biển Đông, Lục Đầu là tên sông do sáucon sông hợp nguồn lại nên gọi là Lục Đầu, Yên Tử là tên núi. Các vua Trầnthường xuất gia tu hành ở đây/ 釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>Đại Nam nhất thống chí 釋釋釋釋釋 chép rất chi tiết về cảnh quan và</i>

chùa chiền ở đây: “Núi n Tử: Ở phía Đơng Bắc cách huyện Đơng Triều 35dặm, cịn gọi là núi Voi (Tượng Sơn). Nhánh bên tả chạy xuống thành núi Tổcủa các núi miền Hải Đông. Năm Tự Đức thứ 3 (1850 triều ta) liệt vào hàngdanh sơn, chép vào điển thờ (tự điển). Xét núi này các vua thời Trần cho làđất danh thắng, lập am tu hành lễ Phật. Pháp Loa và Huyền Quang đều tu ởđây. Vua Nhân Tông nhà Trần có dựng am Tử Tiêu cịn gọi là am Ngọa Vân,viện Thạch Thất và Mỵ Ngữ. Suối Giải Oan rộng ước 2 trượng, bắt nguồn từtrên đỉnh núi, nước xanh biếc mát lạnh cũng gọi là Hổ Khê… Từ ngồi đivào, đầu tiên là chùa Trình, qua dốc đỏ, tới chùa Suối Tắm (tương truyền VuaTrần Nhân Tông vào đây đã dừng lại tắm) chếch lên phía trên là chùa CầmThực (khi Vua xuống tắm để đồ ăn dự phòng nơi đây đã bị cầm thú ăn hết nêngọi là Cầm thực). Tiếp đến là Long Động tự (chùa Long Động, tên Nôm làchùa Lân, bây giờ đổi thành Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử). Đi thẳng qua dốcHạ Kiệu (vì khi vua Trần Anh Tơng đi đến đây, phải xuống kiệu, nên gọi nhưthế) là đến chùa Giải Oan...” [6, tr.1233-1234].

<i>Bài ký Động thiên phúc địa 釋 釋 釋 釋 của Tơn Quang Đình đời nhà</i>

Đường (Trung Quốc) viết: “Núi Yên Tử là một trong 72 phúc địa của An

<i>Nam”. Đại Thanh nhất thống chí 釋釋釋釋釋 chép: “An Kỳ Sinh đời Hán tuđắc đạo ở đây”. Hải nhạc danh sơn đồ 釋釋釋釋釋 đời Tống cho rằng núinày “phúc địa thứ tư”. Minh sử Lễ chí 釋釋釋釋 chép: “Nước An Nam có 21</i>

danh sơn liệt vào điển thờ, thì núi Yên Tử và núi Kiệt Đặc là hai trong số ấy.Năm Hồng Vũ thứ 2 (1369), vua nhà Minh sai sứ sang tế, lại vẽ địa đồ mangvề. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), núi này được xếp vào hàng danh sơn ghi vàođiển thờ” [6, tr.1235-1236].

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>Lịch triều hiến chương loại chí 釋釋釋釋釋釋 của Phan Huy Chú 釋釋</i>

釋 (1782-1840) viết về Yên Tử như sau: “Núi Yên Tử cảnh trí lại càng lạtuyệt. Vua nhà Trần thường xuất gia tu ở núi ấy”. (Núi Yên Tử ở huyện ĐôngTriều, tương truyền Yên Kỳ Sinh tu luyện ở đấy cho nên đặt tên núi như thế.Nay cịn có di tích cái lị nấu thuốc. Trên núi có các cảnh đẹp như ngọn TửTiêu, am Ngọa Vân và Long Động. Thời Trần, Huyền Quang thiền sư tu ở

<i>trên núi). Trong bài Thiền tông chỉ nam tự 釋釋釋釋釋, Trần Thái Tông viết:</i>

“Trẫm thấy Thái sư (trỏ Trần Thủ Độ) cùng các kỳ lão khăng khăng khôngchịu bỏ trẫm, liền đem lời ấy bày tỏ với quốc sư. Quốc sư cầm tay trẫm nói:Phàm đã là bậc nhân quân tất phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn củamình; lấy tấm lịng của thiên hạ làm tấm lịng của mình. Nay mn dân đãmuốn đón bệ hạ về thì bệ hạ khơng về sao được! Duy có việc nghiên cứu nộiđiển, xin bệ hạ đừng chút xao lãng mà thơi. Vì thế trẫm cùng mọi người trở vềKinh, miễn cưỡng lên ngôi. Trong khoảng hơn chục năm, mỗi khi được rảnhviệc trẫm lại hội họp các vị tuổi cao đức cả để tham vấn đạo Thiền. Cịn nhưcác kinh điển của đại giáo thì khơng kinh nào không nghiên cứu” [91].

<i>Trúc Lâm Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục 釋釋釋釋釋釋釋釋 (Thượng sĩngữ lục 釋釋釋釋) của Trần Quốc Tảng (Tuệ Trung Thượng Sĩ), tác phẩm</i>

ghi lại các cuộc đối thoại giữa Thượng sĩ Tuệ Trung và học trò về triết họcPhật giáo, nhất là triết thuyết của phái Trúc Lâm ở Yên Tử; cùng các bài kệ,ca, tụng… của Tuệ Trung và một số người khác. Viện Nghiên cứu Hán Nơmlưu bản có kí hiệu A.1932 do Thiền sư Pháp Loa biên tập, Tỳ khiêu Tuệ

<i>Nguyên khắc lại, in năm Chính Hịa thứ 4 (1683). Trong bài Lược dẫn thiềnphái 釋釋釋釋釋 có sơ đồ các thế hệ truyền đăng của phái Vô Ngôn Thông từ</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Nhân Tông Đệ nhất tổ phái Trúc Lâm thuộc thế hệ thứ 6 trong sơ đồ này. Đâylà một tác phẩm trác tuyệt, triết lý uyên thâm của Phật giáo nói chung và TrúcLâm nói riêng. Tuệ Trung Thượng Sĩ là cư sĩ tại gia do ngộ đạo, được cả cư sĩcùng Tăng sĩ tìm đến tham học với mong muốn người học đạo chỉ quí trọngvấn đề giác ngộ, chớ không quan tâm bởi những vấn đề khác. Tác phẩm

<i>Thượng sĩ ngữ lục 釋釋釋釋 đã được dịch ra quốc ngữ. Có thể kể đến một số</i>

bản dịch của các dịch giả Thích Thanh Từ (1996), NXB. TP Hồ Chí Minh;hay của Lý Việt Dũng (2003), NXB. Mũi Cà Mau;…

<i>- Thiền uyển tập anh 釋釋釋釋, bản cổ nhất được biết đến là bản trùng</i>

san năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715). Bản của Viện Nghiên cứu Hán Nơm kýhiệu A.2767 là bản do Hịa thượng Phúc Điền đính chính và cho in lại là năm

<i>1859. Bản Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở trang 1 ghi: Trùng khắc Đại NamThiền uyển truyền đăng tập, quyển thượng, Phúc Điền Hịa thượng đính tử (釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋). Theo ghi chép trong Thiền uyển tập</i>

<i>anh, đến thời Lý nước ta có ba thiền phái: Thiền phái Vơ Ngôn Thông, Thiền</i>

phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Thiền phái Thảo Đường. Trong đó Thiền phái VơNgơn Thơng là thiền phái bắt nguồn của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Thiềnphái này bắt đầu từ Thiền sư Vô Ngôn Thông. Thiền sư Hiện Quang là vịThiền sư đầu tiên lập chùa và tu ở Yên Tử, hình thành nên Phật giáo Yên Tử.

<i>Theo Thiền uyển tập anh ghi: “Thiền sư Hiện Quang (? - 1221). Núi Yên Tử.</i>

Thiền sư người Kinh đô Thăng Long, họ Lê, húy Thuần… Năm 11 tuổi, đượcThiền sư Thường Chiếu ở chùa Lục Tổ nhận nuôi làm đệ tử. Sư học tập thôngminh tấn tới, mỗi ngày tụng đọc cả vạn câu. Chưa đầy 10 năm đã thông giỏicả Tam giáo, nhưng chưa kịp suy cứu yếu chỉ Thiền tơng thì Thường Chiếuđã quy tịch… Sư bèn đi vân du khắp chốn tùng lâm tìm thầy học đạo, sau gặp

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

mà đất lịng đột nhiên bừng sáng, bèn thờ Tri Thơng làm thầy… Sau đó sưvào núi Uyên Trừng phủ Nghệ An thụ giới cụ túc với Thiền sư Pháp Giới…Sau gần 10 năm, sư muốn tìm nơi khác để tu hành đến trọn đời, bèn đến chỗsau trong núi Yên Tử, kết am tranh mà ở… Mùa xuân năm Tân Tị niên hiệuKiến Gia thứ 11 (1221), trước khi thị tịch, sư nghiêm trang ngồi trên tảng đá,đọc bài kệ… Đọc xong sư an nhiên mà hóa. Mơn nhân là Đạo Viên làm lễmai táng sư trong hang núi” [90]. Như vậy, Phật giáo Yên Tử bắt đầu từThiền sư Hiện Quang. Học trò của Thiền sư Hiện Quang là Thiền sư ĐạoViên (tức Phù Vân, Trúc Lâm, Viên Chứng). Dịch giả Ngô Đức Thọ -

<i>Nguyễn Thúy Nga đã tổ chức dịch và chú Thiền uyển tập anh, NXB. Văn học,</i>

1993 [90]. Dịch giả nhận xét: Đây là tác phẩm viết về các thiền phái và sựtích những nhà tu hành đạo Phật xuất sắc của Việt Nam (thế kỷ XIII vềtrước). Tìm hiểu về nguồn gốc truyền thừa của các thiền phái Phật giáo vàoViệt Nam, một trong những tài liệu Hán Nôm có niên đại sớm, đáng tin cậyghi chép về Phật giáo.

<i>Khóa hư lục 釋釋釋 của Trần Thái Tơng được Đào Duy Anh giới thiệu,</i>

phiên dịch và chú (1974), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội; Tác phẩm nàycũng được một số nhà nghiên cứu, biên dịch quan tâm như: Trọng Dươngkhảo cứu, phiên chú (2009), NXB. Văn học xuất bản; Sa mơn Thích Trí Hảidịch (2015), NXB. Tơn giáo xuất bản;... Nội dung tác phẩm là những bàigiảng về đạo Phật do Trần Thái Tơng soạn; những bài kệ nói về “tứ sơn”(sinh, lão, bệnh, tử); bài sám hối khuyên người đời chăm tụng kinh, ăn ở cóđức và chăm làm điều thiện.

<i><b>1.1.2.Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử qua một số cơng trình biên dịch</b></i>

<i>Bộ Thơ văn Lý - Trần (NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội; Tập 1, 1977;</i>

Tập 2 (quyển Thượng), 1988; Tập 3, 1978) có lẽ là cơng trình sớm thu thập

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trần Thái Tông được chọn biên dịch 4 bài văn

<i>và tác phẩm Khóa hư lục 釋釋釋. Trần Thánh Tông được chọn biên dịch 16 bài</i>

thơ. Tuệ Trung Thượng Sĩ được chọn biên dịch 50 bài thơ văn và tuyển dịch

<i>tác phẩm Thượng sĩ ngữ lục 釋釋 釋 釋. Trần Nhân Tông được chọn biên dịch 37bài thơ văn, đặc biệt là 2 bài phú viết bằng chữ Nôm là Cư trần lạc đạo phú 釋釋釋釋釋 và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca 釋釋釋釋釋釋釋. Đồng</i>

Kiên Cương (Pháp Loa) được chọn biên dịch 7 bài thơ văn. Lý Đạo Tái(Huyền Quang) được chọn biên dịch 25 bài thơ văn. Những tác phẩm nêu trênrất có giá trị khi nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

<i>Trong bài viết Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học trong Thơ vănLý - Trần, Tập 1, Đặng Thái Mai viết: “Vua quan thời đại này ln biết tìm ở</i>

đồng q, hoặc ở chùa chiền những giờ phút êm đềm để di dưỡng tinh thần,để suy nghĩ về lẽ sống. Và những cuộc tuần du hay vi hành như vậy xemchừng cũng chưa đến nỗi làm cho đời sống hàng ngày của nhân dân phải quáphiền hà. Đối với tầng lớp quí tộc hồi này, những ngày tế lễ… Những ngàyhội ở các chùa lớn vẫn tập hợp tập hợp chung quanh các vị cao tăng được chỉđịnh để thuyết pháp trước cả triều đình, nhà vua, hồng hậu, hồng tử, cơngchúa, với tăng ni và quần chúng nhân dân. Trước đức Phật mọi người đềubình đẳng”. Đây chính là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của Phật giáo thời Lý-Trần nói chung và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng.

<i>Bộ Thơ văn Ngô Thời Nhậm, gồm 5 tập do Lâm Giang chủ biên (2003 –</i>

2006), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản. Tập 5 biên dịch và giới thiệu

<i>tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh (văn). Nội dung tác phẩm nêu lên</i>

những tư tưởng chủ yếu của phái Trúc Lâm cùng một số bài kệ, tiểu sử của 3vị tổ phái Thiền Tông Trúc Lâm như: Trần Nhân Tông (tổ thứ nhất), PhápLoa (tổ thứ hai) và Huyền Quang (tổ thứ ba). Cũng về chủ đề này cịn có

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>Tổng tập văn học Nôm Trúc Lâm Yên Tử, NXB. Thông tin và Truyền thông,</i>

xuất bản năm 2014; tác phẩm phiên âm và giới thiệu các văn bản Nôm mộc

<i>bản hiện lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm, gồm các tác phẩm Thiền tông bảnhạnh, Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Hoa Yên tự phú,Giáo tử phú, Thiếu thất phú, Du Yên Tử sơn nhật trình, Thiền tịch phú,...</i>

<i>Lê Mạnh Thát (1980) trong Chân Nguyên thiền sư toàn tập do Tu thư</i>

Vạn Hạnh xuất bản, in Roneo, hai tập [23], nghiên cứu về con người và sựnghiệp của Thiền sư Chân Nguyên và sưu tầm các tác phẩm của ChânNguyên cho biết: Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726) là một cao tăng sốngvào thời Lê Trung hưng. Sư là người phục hưng thiền phái Trúc Lâm, là mộttác gia văn học Phật giáo cũng như văn học dân tộc. Một số tác phẩm của

<i>khác các Thiền sư như Nam Hải Quan Âm bản hạnh 釋釋釋釋釋釋, Thiềntông bản hạnh 釋釋釋釋, Thiền tịch phú 釋釋釋, Kiến tính thành Phật 釋釋釋釋, Ngộ đạo nhân duyên đẳng kệ 釋釋釋釋釋釋 có giá trị triết học, thiền</i>

học, ngơn ngữ. Ngồi ra, sư cịn có một số tác phẩm khác giúp chúng ta tìmhiểu một số vấn đề về tư tưởng, sinh hoạt thiền môn, âm nhạc Phật giáo ViệtNam thời Lê - Nguyễn. Các học giả như Hoàng Xuân Hãn, Thanh Từ, HoàngThị Ngọ, Thích Phước An cũng có cơng trình nghiên cứu về tác phẩm của Thiềnsư Chân Nguyên.

<i>Toàn tập Minh Châu Hương Hải của Lê Mạnh Thát (2000), NXB. Tp.</i>

Hồ Chí Minh [25]. Nội dung sách giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cùngtrước tác của Thiền sư Hương Hải. Đáng lưu ý là phần giới thiệu tác phẩm

<i>Hương Hải thiền sư ngữ lục 釋釋釋釋釋釋 của Thiền sư Hương Hải. Về tác</i>

<i>phẩm này, Trần Văn Giáp cho rằng: “Sách Hương Hải thiền sư ngữ lục, tuy</i>

khối lượng nhỏ, nhưng là bộ sách có thể đại biểu cho tư tưởng Phật giáo triết

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>Nam, sáng tạo từ triều Trần (thế kỷ XIII)”. Thiền tông bản hạnh (2021) đượcgiới thiệu trong Trúc Lâm Yên Tử Phật giáo tùng thư [86] đã tiếp thu quan</i>

điểm của Hồng Thị Ngọ. Ngồi ra, cịn một số các tác phẩm dịch thuật kháccủa các học giả tiền bối như Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Hịa thượngThích Thanh Từ, thầy Lê Mạnh Thát và nhiều quý vị khác.

<i>Trúc Lâm Yên Tử Phật giáo tùng thư do Thích Thanh Quyết và Trịnh</i>

Khắc Mạnh đồng chủ biên, cùng sự tham gia của Trần Trọng Dương, DươngVăn Hoàn, Phạm Văn Tuấn, Thích Vân Phong và Lê Quốc Việt, do NXB.

<i>Khoa học xã hội ấn hành năm 2021 [86]. Trúc Lâm Yên Tử Phật giáo tùngthư với các phần như sau: 1. Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử và danh thắng Yêntử, phần này tập trung nghiên cứu các vấn đề: lịch sử truyền thừa Phật giáo</i>

Trúc Lâm Yên Tử, tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, danh thắng Yên Tử

<i>-hiện tại và tương lai. 2. Di sản Hán Nôm ở Yên Tử, phần này giới thiệu lịch sử</i>

các di tích Phật giáo, cùng việc sưu tập và biên dịch toàn bộ hệ thống di sảnHán Nơm hiện cịn lưu giữ ở n Tử, như: hồnh phi, câu đối, văn bia, văn

<i>chng và văn trên một số đồ thờ,... 3/ Di sản Hán Nôm của Phật giáo TrúcLâm Yên Tử, phần này giới thiệu di văn Hán Nôm của chư vị Thiền sư Phật</i>

giáo Trúc Lâm Yên Tử, như: Thiền sư Huệ Quang, Quốc sư Phù Vân, Hồngđế Trần Thái Tơng, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Đệ nhất tổ, Đệ nhị tổ, Đệ tam tổ,

<i>Hòa thượng Chân Nguyên, v.v... 4/ Di sản Hán Nôm về Yên Tử, phần này giớithiệu di văn Hán Nơm có liên quan đến vùng đất Phật Yên Tử, như: Trúc LâmĐại sĩ xuất sơn đồ, Thanh Mai Viên Thông tháp bi, Dục Thúy sơn Linh Tếtháp ký, Đề Yên Tử sơn Hoa n tự, Sắc phong Hồng đế Trần Thái Tơng,Sắc phong Hồng đế Trần Thánh Tơng, Sắc phong Hồng đế Trần NhânTông, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, v.v... Bộ Trúc Lâm Yên Tử Phật giáotùng thư đã sưu tầm, biên dịch, chú thích phần lớn các di sản Hán Nơm về</i>

Trúc Lâm n Tử hiện cịn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i><b>1.1.3.Các cơng trình, bài viết nghiên cứu về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử</b></i>

<i>Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, NXB. Sài Gòn xuất bản</i>

năm 1973 trong phần đạo Phật và văn hóa, tác giả nghiên cứu từ cứ liệu cácvăn bia thời Lý - Trần. Riêng phần viết về thân thế và sự nghiệp Thiền sư

<i>Pháp Loa, tác giả đã dựa vào Tam tổ thực lục và văn bia tháp Viên Thông</i>

Thanh Mai để nêu lên những sinh hoạt Phật giáo thời Trần.

<i>Thanh Từ trong Thiền sư Việt Nam (1973), Tu viện Chơn Không xuất</i>

bản, giới thiệu thân thế và sự nghiệp của các thiền sư Việt Nam thuộc cácphái, như: Tì Li Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường và Thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử. Về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, sách giới thiệu 5 vị: TuệTrung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang và Hương Hải.Về Thiền sư Hương Hải có phải thuộc phả hệ Trúc Lâm hay khơng, hiện cónhiều ý kiến khác nhau, đây là ý kiến riêng của Thích Thanh Từ nhưng cũngcó phần giống như nhận định của Trần Văn Giáp.

<i>Hoàng Xuân Hãn đã giới thiệu văn bản Thiền tơng bản hạnh trên Tạpchí Phật học Vạn Hạnh, Sài Gịn năm 1966; sau đó tiếp tục được giới thiệutrên Tập san Khoa học xã hội, số 5, 6, 7 (Paris, Cộng hòa Pháp) vào các năm1978, 1979, 1980. Hoàng Thị Ngọ đã khảo cứu, phiên âm và chú thích Thiềntơng bản hạnh, NXB. Văn học, 2009. Nội dung tác phẩm Thiền tông bảnhạnh viết về lịch sử đạo Phật truyền vào nước ta và sự tích phái Trúc Lâm ở</i>

Yên Tử cùng các bài phú viết bằng chữ Nôm thời Trần.

<i>Trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư chủ biên (1988), ở</i>

phần thứ hai viết về Phật giáo từ thời Ngô đến thời Trần (giữa thế kỷ X - thế kỷXIV), Chương IX viết về Phật giáo thời Trần, tác giả đã phác họa tình hình Phậtgiáo Việt Nam thời kỳ này cũng như giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, trước táccủa các vị tiền bối và chư tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; cũng như các công

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>Nam nói chung [63]. Cùng chủ đề lịch sử Phật giáo Việt Nam, có bộ Lịch sửPhật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát (2002), NXB. Tp. Hồ Chí Minh [26],…</i>

<i>Nguyễn Hùng Hậu (1997), với cơng trình Lược khảo tư tưởng Trúc LâmViệt Nam đã tập trung nghiên cứu, nêu ra những điểm độc đáo, đặc sắc của</i>

Phật giáo thời Trần, đặc biệt là của Thiền Trúc Lâm Yên Tử; xác định vai trị,vị trí của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong lịch sử Việt Nam cũng như lịchsử Phật giáo nói chung và lịch sử văn hóa tư tưởng nói riêng. Từ đó xác địnhnội dung cần được lý giải tại sao Thiền Trúc Lâm Yên Tử lại xuất hiện, xuấthiện một cách ngẫu nhiên hay theo qui luật tất yếu lịch sử. Những tư tưởng cơbản của Tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) bắt nguồn từđâu, đặt trên nền tảng cơ sở văn hóa dân tộc Việt Nam [49].

<i>Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm (1997), ra mắt tác phẩm Tuệ TrungThượng Sĩ với Thiền tơng Việt Nam, do Tp. Hồ Chí Minh xuất bản. Đặc biệtlà Thiền tơng bản hạnh của Hịa thượng Chân Nguyên được nhiều nhà nghiên</i>

cứu quan tâm tìm hiểu.

<i>Nguyễn Tài Thư chủ biên (1993) trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập</i>

1, NXB. Khoa học xã hội, ở Phần thứ ba đã viết về Thời kỳ phục hồi và xâydựng quốc gia độc lập (thế kỷ X - thế kỷ XIV). Tác giả viết về tình hình tưtưởng, văn hóa xã hội thời kỳ này, trong đó có nghiên cứu liên hệ tới tư tươngPhật giáo nói chung và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng [64]. Cùng chủ

<i>đề lịch sử tư tưởng Việt Nam, có bộ Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn</i>

Đăng Thục (1992), NXB. Tp. Hồ Chí Minh.

<i>Nghiên cứu về Tam tổ trong Nghiên cứu về Trúc Lâm tam tổ, Luận án</i>

TS. do Thích Thanh Đạt thực hiện năm 2000, bảo vệ tại Hội đồng đào tạoViện Sử học, tập trung nghiên cứu thân thế sự nghiệp hoằng dương Phậppháp của ba vị sư tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (Trần Nhân Tông, PhápLoa, Huyền Quang) qua đó khẳng định vị trí, vai trị của Phật giáo thời Trần

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>hóa, xã hội Việt Nam. Tam tổ hành trạng 釋釋釋釋 đã được Trần Tuấn Khải</i>

dịch (1971), NXB. Phủ Quốc vụ khanh xuất bản tại Sài Gòn.

<i>Năm 2007, Phạm Văn Tuấn bảo vệ luận văn Thạc sỹ với đề tài Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên thiền sư. Luận văn đã sưu tầm, giới thiệu vàkhảo cứu hệ thống văn bản Kiến tính thành Phật 釋釋釋釋. Trong luận văn</i>

tác giả đã khảo sát rất kỹ vấn đề văn bản học của tác phẩm này.

<i>Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam của Hà Văn Tấn, NXB. Hội Nhà văn,</i>

2005; tại mục “Chùa Việt Nam”, tác giả cho người đọc tiếp xúc với một diệnmạo mới cho vấn đề nghiên cứu Phật giáo, đó là nghiên cứu các kiến trúcchùa, tháp, tượng thờ,… khẳng định sự hưng thịnh của văn hóa Phật giáo Lý–Trần, trong dó có nhiều chùa, tháp,… thuộc hệ thống chùa Thiền phái TrúcLâm Yên Tử.

<i>Chùa Yên Tử, do Trần Trương biên soạn (2011), NXB. Văn hóa Thơng</i>

tin ấn hành. Cuốn sách giới thiệu lịch sử hệ thống chùa ở danh thắng Yên Tửcũng như lễ hội nơi đây. Cuốn sách có nhiều ý nghĩa khi nghiên cứu về vănhóa tín ngưỡng Thiền phái Trúc Lâm n Tử. Khi viết đề tựa cho cuốn chùaYên Tử, nguyên Phó Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt NamNguyễn Khánh viết: “Người ta quan tâm đến Yên Tử khơng phải vì chùa lớn,kiến trúc đặc biệt mà quan tâm đến ý nghĩa lịch sử của Yên Tử, văn hóa Phậtgiáo Việt Nam. Ở đây, bản sắc dân tộc Việt Nam, tư tưởng, tâm hồn ViệtNam được thể hiện rất rõ”.

<i>Kỷ yếu hội thảo Tuệ Trung Thượng Sĩ với Thiền tông Việt Nam, do</i>

Trung tâm Nghiên cứu Hán Nơm, Viện Khoa học xã hội TP Hồ Chí Minh tổchức năm 1993, tập hợp nhiều bài viết về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng củaTuệ Trung Thượng Sĩ đối với văn hóa Việt Nam nói chung và Thiền tơng

<i>Việt Nam nói riêng. Về văn hóa có một số bài viết đáng lưu ý, như: Mạch</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>Tuệ Trung Thượng sĩ là sức sống tâm linh mãnh liệt của Tống Hồ Cầm,Thượng sĩ ngữ lục trong văn hóa dân tộc của Thích Đức Nghiệp, Dấu ấnThiền tơng trong văn hóa Việt Nam của Hồ Lê, Tinh thần nhân bản nơi cácthiền sư tiêu biểu Phật giáo Trúc Lâm đời Trần của Hịa thượng Thích Giác</i>

<i>khá nhiều bài liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, như: Chùa tháp và Phật giáo thời Trần qua những dấu tích hiện cịn của Tạ QuốcKhánh, Các di tích tiêu biểu của Phật hồng Trần Nhân Tơng qua lăng kínhkhảo cổ học của Tống Trung Tín, Những di tích lịch sử văn hóa liên quan tớiĐiều Ngự Giác Hoàng Trúc Lâm Đệ nhất tổ của Nguyễn Văn Hà và NgôĐăng Lợi, Về Phật hồng Trần Nhân Tơng - Danh nhân văn hóa của TrầnHồng Liên, Lễ hội Yên Tử - Một cuộc hành hương về cõi Phật của Lê HồngLý, Bàn về sự nghiệp bảo tồn và phát huy Thiền phái Trúc Lâm đời Trầntrong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam hiện nay của Thích Thanh Nhiễu,…</i>

<i>-Luận án Tiến sĩ Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái TrúcLâm do Thích Phước Đạt bảo vệ năm 2008 tại Trường Đại học Khoa học Xã</i>

hội và Nhân văn, TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu lịch sử truyền thừa Thiềnphái Trúc Lâm trong bối cảnh lịch sử dân tộc của thời đại thời Lý-Trần, đồngthời lý giải hành trạng của các tác giả, cùng với sự phân tích giá trị tư tưởngvà nghệ thuật của các tác phẩm.

<i>Nghiên cứu văn bia tỉnh Bắc Giang, luận án TS. của Nguyễn Văn Phong,</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

chùa và văn bia ở tỉnh Bắc Giang có liên quan đến lịch sử phát triển và vănhóa Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Bài “Khảo về Thanh Mai Viên Thông tháp bi” của Phạm Văn Tuấn

<i>(2014), Tạp chí Hán Nơm, số 6 (127) tiến hành giám định văn bản, so sánh,dịch thuật, đưa ra một văn bản gần nhất với bản gốc của Thanh Mai ViênThơng tháp bi, góp phần vào việc nghiên cứu về văn hóa Phật giáo thời Trần</i>

nói chung và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng.

Bài “Kho mộc thư chùa Vĩnh Nghiêm với giá văn hóa” của Nguyễn Văn

<i>Phong trên Tạp chí Hán Nơm, số 5 (2005); đã giới thiệu kho Mộc bản chùa</i>

Vĩnh Nghiêm. Chùa Vĩnh Nghiêm là một đại danh lam cổ tự, một thiền viện,trung tâm đào tạo tăng tài trong nhiều thế kỷ và lịch sử phát triển Thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử. Việc thúc đẩy nghiên cứu hệ thống mang tính liên ngànhvề kho Mộc bản kinh Phật và thư tịch Hán Nơm đồ sộ ở chùa Vĩnh Nghiêmgóp phần làm rõ hơn, sâu sắc hơn các giá trị di sản Phật giáo, cũng như lịchsử truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Những nghiên cứu ấy sẽgóp phần làm phát huy thêm giá trị lịch sử, văn hóa của Phật giáo Trúc LâmYên Tử nói riêng và Phật giáo nói chung. Những nghiên cứu ấy sẽ góp phầnvạch ra diện mạo đời sống tôn giáo, mà mạng lưới các hệ thống chùa chiềnThiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong sự liên hệ với hàng loạt các chùa tổ kháctại nhiều tỉnh khác, v.v... Như vậy, đặt kho Mộc bản kinh Phật và thư tịch HánNôm chùa Vĩnh Nghiêm trong tương quan với văn hóa Việt Nam, chúng ta sẽtìm hiểu được chức năng của ngơi chùa cũng như Phật giáo đối với đời sốngnhân dân và văn hóa Việt Nam truyền thống. Đặc biệt ở chùa Vĩnh Nghiêm

<i>có bộ Mộc bản Thiền tơng bản hạnh, gồm 8 quyển, Sa môn Thanh Hanh viết</i>

lời dẫn cho bản khắc năm Bảo Đại thứ 7 (1932), hết sức có giá trị khi nghiêncứu về lịch sử Phật giáo, văn học Phật giáo, văn tự học chữ Nôm và văn bản

<i>học Hán Nôm. Mộc bản bộ Thiền tông bản hạnh là bộ mộc bản duy nhất hiện</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

bộ mộc bản san khắc ở Yên Tử, bộ mộc bản năm 1745 (do Hòa thượng ChânNguyên tổ chức san khắc), bộ mộc bản san khắc năm Gia Long thứ 4 (1805).

<i>Mộc bản Thiền tông bản hạnh khắc 8 tác phẩm (gồm Thiền tông bản hạnh,Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Hoa Yên tự phú, Giáotử phú, Thiếu thất phú, Du Yên Tử sơn nhật trình, Thiền tịch phú). Thiền tơngbản hạnh đã được nhiều thế hệ các nhà khoa học nghiên cứu và phiên âm,</i>

giới thiệu (nhất là các bài phú chữ Nôm thời Trần).

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ở trêncho thấy, Thiền phái Trúc Lâm được đã đề cập và quan tâm nghiên cứu từ rấtlâu. Có rất nhiều nghiên cứu có giá trị về mặt học thuật, thành tựu đạt đượctrong các nghiên cứu trong lịch sử là rất lớn. Các cơng trình đề cập đến nhiềumặt, nhiều khía cạnh của Thiền phái Trúc Lâm cũng như đánh giá ảnh hưởngcủa nó trong lịch sử.

<i><b>1.1.4.Một số cơng trình sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch về khoa cúng</b></i>

<i>Bộ Việt Nam Phật điển tùng san 釋釋釋釋釋釋 do Tổng hội Phật giáo</i>

Bắc Kì phát hành năm 1943, dưới sự bảo trợ của EFEO tại Hà Nội. 4 bản in

<i>(bộ: 8 tác phẩm, in thành 10 tập). Các sách kinh điển của đạo Phật: Bát nhãtrực giải (1 tập), Pháp Hoa đề cương (1 tập), Chư kinh nhật tụng (2 tập), Lễtụng hành trì tập yếu chư nghi (1 tập), Thụ giới nghi phạm tổng tập (2tập), Trần triều dật tồn Phật điển lục (1 tập), Trần Thái Tông ngự chế khóahư lục (1 tập), Thiền uyển kế đăng lục (1 tập). Trong đó đáng chú ý tập Lễtụng hành trì tập yếu chư nghi 釋釋釋釋釋釋釋釋 có tuyển chọn một số</i>

khoa nghi hành trì của Phật giáo do Thiền phái Trúc Lâm biên soạn, hiệuđính. Hiện bộ sách này cũng có ở Viện Nghiên cứu Hán Nơm với các kí hiệuVHv.1514/1-2, VHv.1800/1, A.3115/2-5, 8.

<i>Tạp tiếu chư khoa 釋 釋 釋 釋 , bộ sách được in năm Tự Đức thứ 12 (1859),</i>

Thành Thái thứ 4 (1892) từ bản khắc gỗ lưu tàng tại chùa xã Xuân

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>Lôi, huyện Vũ Giang, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tạp tiếu chư khoa, là bộ</i>

khoa cúng thông dụng ở miền Bắc nước ta. Sách có hai lời tựa: Tựa thứ

<i>nhất Tạp tiếu chư khoa tân tự của Sa môn Tinh Tiến. Tựa thứ hai là lời giới</i>

thiệu của Hịa thượng Phúc Điền khơng đề mục tên riêng. Bản n Viên 釋釋được thầy trị Sa mơn Huệ Tập Thích Huỳnh Huỳnh và Tinh Tiến Thích SâmSâm tổ chức tuyển tập san khắc vào niên hiệu Tự Đức thứ 12 (1858). ViệnNghiên cứu Hán Nơm cịn lưu được sách với kí hiệu A.899/1-3, VHv.1109,A.1950/1-5...

<i>Thủy lục chư khoa 釋釋釋釋. do nhà sư Tuệ Đăng Chân Nguyên 釋釋釋</i>

釋, phái Trúc Lâm (Yên Tử) soạn. Tăng Thống Thanh Như Sa Môn 釋釋釋釋 đề tựa. Các khoa cúng trong chùa trên cạn và dưới nước được các vị Tổ sưThiền môn soạn nhằm làm phương tiện độ sinh: thỉnh phật, nghinh sư, chiêuhồn, tiếp vong linh, tẩy uế, tạo lỗi, sám hối v.v. Tổng hợp 6 nhóm khoa cúng,

<i>chi tiết 29 khoa như Nghinh sư duyệt định, Dự tiếp linh khoa, Phát tấu nghi,Thỉnh phật khoa, Triệu linh khoa, Chúc thực khoa. Ở Viện Nghiên cứu Hán</i>

Nơm cịn giữ được 4 bản in, 1 bản viết. Trong đó có kí hiệu VHt.19 được intại chùa Vĩnh Phúc vào năm Thành Thái thứ 6 (1894). Bộ sách được coi lànghi lễ Phật giáo Việt Nam. Sách đã được dịch giả Quảng Minh dịch nghĩa,phiên âm, chú thích, NXB. Hồng Đức xuất bản năm 2013.

<i>Thích điển kì an diên sinh cơng văn 釋釋釋釋釋釋釋釋 do Thiền Hịa</i>

Tử 釋釋釋, tự Đức Tơng 釋釋soạn. Liêu Vĩnh đường in năm Lê Cảnh Hưngthứ 35 (1774). Gồm 68 bài văn cúng Phật (tấu, sớ, điệp, bạch, trạng, tụngkinh, sám hối…) để cầu yên, cầu thọ, trừ bệnh, giải oan… Cách làm sớ, điệp,lập đàn chay. Một số bản vẽ minh họa. Viện Nghiên cứu Hán Nơm cịn giữđược 1 bản in, kí hiệu A.2573.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>Ứng phó dư biên 釋釋釋釋釋釋là bản in từ bản khắc gỗ vào năm Thành</i>

Thái thứ 7 (Ất Mùi 1895), được khắc bản tại chùa Hưng Phúc, xã Xuân Lôi,tổng Bất Phí, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh xưa, do trụ trì Chính Đại biêntập. Nội dung sách được soạn bằng chữ Nôm, chia thành hai phần: Phần đầulà Tổng tập, gồm các bài ca; Phần sau gọi là Biệt tập gồm các bài chầu văn.

<i>Những bài ca, bài hát mang màu sắc Phật giáo hoặc Đạo giáo như: Bảo đườngca 釋釋釋, Ban Xá bản 釋釋釋; Trạo thuyền bản 釋釋釋; Triệu linh thán 釋</i>

釋 釋 .... Tác phẩm này cũng được chọn làm đề tài nghiên cứu của Học viên

<i>Cao học ngành Hán Nơm Thích Minh Trí có tên Nghiên cứu văn bản Ứng phódư biên tổng tập, bảo vệ năm 2020 tại Đại học KHXH và NV, Đại học Quốc</i>

gia Hà Nội. Luận văn đã khảo sát văn bản và phạm vi ứng dụng của văn bản,giới thiệu nghi lễ, văn hóa Phật giáo, làm rõ văn bản bao gồm những khoa

<i>cúng được trích trong sách Thủy lục chư khoa, Tạp tiếu khoa, các bài vịnh,</i>

ngự vấn, phú, văn chầu của tín ngưỡng thờ mẫu ở trong các sách khác đãđược tập hợp lại, sao chép nguyên bản hoặc được chuyển thể từ chính văn chữ

<i>Hán sang thơ chữ Nơm lục bát. Các khoa nghi trong Ứng phó dư biên tổngtập 釋釋釋釋釋釋 hiện nay vẫn được sử dụng tại nhiều ngơi chùa, trong các</i>

khóa lễ cầu siêu độ hoặc nghi lễ tang ma...

Viện Nghiên cứu Hán Nơm cịn lưu giữ được rất nhiều văn bản, tác phẩm về các khoa nghi và thực hành khoa nghi. Trong đó có thể kể đến một

<i>số tác phẩm tiêu biểu như: Đại Đà la kinh 釋釋釋釋 do nhà sư Nguy Nguy,</i>

tự Phổ Lợi in lại tại chùaThánh Chúa, năm Tự Ðức thứ 13 (1860). Kí hiệuAC.505. Kinh Phật nói về việc kiên trì tụng niệm để giải trừ tội lỗi, gột rửatiền duyên. Kinh Long Vương khuyên theo đạo Phật, làm điều thiện, tránhđiều ác. Các nghi lễ cúng Phật, văn cầu mưa, kệ, châm ngôn... Tác phẩm

<i>Cơng văn độ âm 釋釋釋釋 do Bình Dân Nguyễn Văn Khẩn soạn năm Nhâm</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Tuất, kí hiệu VHb.169. Gồm các bài văn chầu khi thỉnh Phật, lập đàn chay,siêu độ vong hồn; các bài sớ cúng tiên linh, cúng tế phụ mẫu trong các dịptuần tiết...

Về các cơng trình nghiên cứu, cũng có rất nhiều các nghiên cứu đề cậpđến khoa nghi, thờ cúng của Phật giáo, đáng chú ý có một số nghiên cứu sau:

<i>Tác phẩm Truyện cụ Nguyễn Du của Lê Thước, năm 1924, nhà in Mạc ĐĩnhChi, Hà Nội, trong tác phẩm này có đề cập tới Thí thực cơ hồn văn với tiêuđề Văn chiêu hồn; Năm 1965 Xuân Diệu có bài Đọc văn chiêu hồn củaNguyễn Du in trên Tạp chí Văn học số 11 đã bình luận và giảng giải về giá trịtác phẩm Văn chiêu hồn của Nguyễn Du. Và còn nhiều nhà nghiên cứu khácđã giới thiệu và tìm hiểu về bài văn Tế cơ hồn. Những nghiên cứu về các bàivăn tế cơ hồn có nội dung tương tự 2 bài Thỉnh âm hồn văn dụng quốc âm vàHựu quốc âm văn trong văn bản Ứng phó dư biên tổng tập.</i>

<i>Luận văn Thạc sỹ Nghi lễ thờ cúng của Phật giáo ở Đồng bằng Bắc Bộhiện nay do Tạ Văn Tác bảo vệ tại trường Đại học KHXH và NV, Đại học</i>

Quốc gia Hà Nội năm 2014 đã khảo cứu và cho rằng: Trong quá trình dunhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam, nghi lễ Phật giáo luôn làmột trong những yếu tố tạo thành tính đặc trưng của văn hóa Phật giáo ViệtNam nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung.

<i>Luận văn Thạc sĩ, Nghiên cứu nhóm văn bản Thí thực cơ hồn văn lưu trữ</i>

tại Viện Nghiên cứu Hán Nơm của Học viên Thích Thanh Đạt, Đại học Quốcgia Hà Nội bảo vệ năm 2020, nghiên cứu nhóm văn bản có nội dung thí thực

<i>cơ hồn trong các sách: Bảo cúng văn tạp lục 釋 釋 釋 釋 釋 , Thủy lục chưkhoa toàn tập 釋釋釋釋釋釋, Ứng phó dư biên tổng tập 釋釋釋釋釋釋.</i>

<i>Luận án Tiến sĩ Sự hội nhập Nhật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyềnthống của người dân Hà Nội hiện nay do Thích Thanh Nhiễu bảo vệ tại Đại</i>

học Quốc gia Hà Nội năm 2016 đã nghiên cứu chỉ ra sơ sở của sự hội nhập

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

những giá trị văn hóa của sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thời cúngtruyền thống và đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa đó.

<i>Luận văn Thạc sỹ Nghi lễ cầu an, cầu siêu trong Phật giáo ở miền Trunghiện nay do Thích An Nhiên thực hiện năm 2018 bảo vệ tại Học viện Khoa</i>

học xã hội đã khảo cứu các tín ngưỡng tại miền Trung trong đó đặc biệt làkhảo cứu tín ngưỡng thờ cúng Phật qua các khoa cúng cầu siêu, cầu an tại cáckhu vực miền Trung, trọng tâm là khu vực thành phố Huế để thấy rằng cácnghi lễ của Phật giáo đã ăn sâu vào tiềm thức và hiện diện trong bất cứ thờikhắc nào trong đời sống nhân dân.

<i>Luận văn Thạc sỹ đề tài Cúng cô hồn theo nghi thức Mông sơn thí thực</i>

của do Nguyễn Tấn Khang bảo vệ năm 2020, tại Trường Đại học Khoa họcXã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM. Luận văn đã nghiên cứu về

<i>thực hành cúng cô hồn theo nghi thức Mơng Sơn thí thực của Phật giáo Bắc</i>

truyền tại địa bàn TP.HCM. Từ đó, chỉ ra được vai trị, ý nghĩa và giá trị của

<i>việc cúng cô hồn theo nghi thức Mơng Sơn thí thực trong đời sống của người</i>

Việt tại đây.

Sự thống kê, phân chia, xếp loại thành từng vấn đề của chúng tơi nhưtrên cũng chỉ mang tính chất tương đối, sơ khảo vì bề dày thành tích nghiêncứu về Thiền phái Trúc Lâm là vô cùng lớn. Và để kết thúc phần này, chúngtôi muốn nhấn mạnh thêm rằng, các cơng trình nghiên cứu trước đây về Thiềnphái Trúc Lâm Yên Tử có thể được chia thành 4 nhóm vấn đề như đã nêu, chủyếu tập trung vào các khía cạnh:

1. Lịch sử hình thành, q trình truyền thừa và triết lý Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

2. Thân thế, sự nghiệp, trước tác của chư vị tiền bối và ba vị sư Tổ và hệ thống các cơng trình, di tích tơn giáo.

3. Vấn đề hoằng dương Phật pháp và vai trò của Thiền phái Trúc Lâm đối với văn hóa xã hội, qua đó giới thiệu, biên dịch các tác phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

4. Nghi thức hành trì trong các khoa cúng và vai trò của các khoa cúngcủa Thiền phái Trúc Lâm trong đời sống văn hóa xã hội.

<i>Từ đây có thể thấy tuy Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương được coi là</i>

một văn bản tiêu biểu về mặt hành trì, phổ biến trong ứng dụng của Thiềnphái Trúc Lâm Yên Tử nhưng ít được đi sâu nghiên cứu.

<i><b>1.2. Cơng trình nghiên cứu về văn bản tác phẩm Bảo đỉnh hành trì</b></i>

<i>Văn bản Bảo đỉnh hành trì được coi là văn bản thực hành nghi lễ rất nổi</i>

tiếng của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Tuy nhiên, như trên đã nói, mặc dù córất nhiều thành tựu trong nghiên cứu Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, song các

<i>nghiên cứu về mặt văn bản của tác phẩm Bảo đỉnh hành trì cịn ít được nhắc</i>

tới. Có thể kể ra đây một số cơng trình đã đề cập đến tác phẩm này:

<i>Bảo đỉnh hành trì trong trang ttps://lib.nomfoundation.org/collection cho</i>

biết văn bản này do chùa Phổ Nhân (Phổ Nhân thiền tự 釋釋釋釋) in. Trongvăn bản ghi: “釋釋釋釋釋釋釋釋/釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋/ 釋釋釋釋

釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋/ 釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋/

<i>Bảo đỉnh hành trì bí chỉ tồn chương/Trúc Lâm đệ tam tổ tự Huyền Quang</i>

Tôn giả định bản/Thanh Hà Hoằng Man Tây Hương tục đế Vũ Đức Mậu tựHuệ Minh tân đính san/Viên Minh đệ tử Bật sơ tự Quảng Tốn hiệu Châu Tạngsự hưu bái thức”.

Trong bài viết về chùa Viên Minh (Phú Xuyên, Hà Nội) [4] giới thiệu

<i>nơi đây cịn tàng trữ nhiều ván in, trong đó có một bản Bảo đỉnh hành trì bíchỉ tồn chương có niên đại năm Khải Định thứ 3 (1918) / 釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋</i>

釋, được giới thiệu nội dung gồm: “Các nghi lễ trong đạo Phật; các

bài văn, các đạo bùa dùng trong lúc làm đàn chay, giải oan, phá ngục…Chuyện mục Kiện Liên; 1 bài văn Nơm nói về cách cúng Phật”.

- Bản chép tay có kí hiệu AH.a1/4 hiện lưu ở Viện Nghiên cứu Hán Nơm

<i>có tên là Hưng n tỉnh Yên Mỹ huyện Liêu Xã tổng Liêu Trung xã cổ tự chỉ /</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋釋, có phần ghi Trần triều Phật tổ tu luyện</i>

<i>bí quyết 釋釋釋釋釋釋釋釋, tiếp đến ghi tên tác giả là Trúc Lâm Đệ Tam tổ</i>

Huyền Quang đại ngộ Thiền sư định bản và người biên tập là Bật sơ tử PhápChiếu trụ trì chùa Liêu Trung biên tập năm Gia Long thứ 6 (1807). Tuy tên

<i>văn bản khơng phải là Bảo đỉnh hành trì nhưng nội dung bên trong chứa đựngnhiều bí quyết tu trì, phảng phất bóng dáng của Bảo đỉnh. Căn cứ vào việc</i>

Thiền sư ở chùa Liêu Trung đã đổi lại là “tu luyện bí quyết” một số nhà khoa

<i>học đã đặt ra giả thuyết Thiền sư trụ trì chùa Liêu Trung đã dựa vào Bảo đỉnh</i>

để mật giải các bí quyết tu hành đắc đạo của Phật tổ triều Trần.

<i>Trong Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu do Trn Ngha </i>

-Franỗois Gros (ng Ch biên, 1993), NXB. Khoa học xã hội, đã giới thiệu về

<i>sách Bảo đỉnh hành trì bí chỉ tồn chương 釋釋釋釋釋釋釋釋 [cịn có tên là</i>

<i>Bảo đỉnh hành trì 釋釋釋釋] hiện Viện Nghiên cứu Hán Nơm có 04 văn bản các</i>

kí hiệu VHv.1096, VHv.1097, A.2838, A.2760 và nhận định sách do “HuyềnQuang tôn giả 釋釋釋釋 soạn. Bật sô tử Quảng Tốn 釋釋釋釋

釋 viết tiểu dẫn năm Khải Định thứ 3 (1918). Vũ Đức Mậu 釋釋釋tự HuệMinh 釋 釋 hiệu đính và trơng coi việc in tại chùa Viên Minh, xã Cổ Liêu, tổngKhai Thái, phường Thường Tín”.

<i>Tên sách Thích thị Công văn định chế quốc ngữ 釋釋釋釋釋釋釋釋</i>

<i>được ghi trong Thư mục đề yếu được nhiều cơng trình nghiên cứu khoa họcchú ý. Riêng trong Thơ văn Lý - Trần, các soạn giả lại ghi tên là Thích thị Bảođỉnh hành trì quốc ngữ văn 釋釋釋釋釋釋釋釋釋. Soạn giả khảo dịch Thơ</i>

<i>văn Lý- Trần cho biết đã hợp chung cả hai phần Thích thị Bảo đỉnh hành trí bíchỉ tồn chương và Thích thị Cơng văn định chế quốc ngữ, nên đặt thành tênnhư vậy. Song vấn đề không chỉ nằm ở tên sách mà tác giả của Thơ văn Lý-</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>Trần, đặt vấn đề nghi ngờ: “Hiện nay trong kho Thư viện Khoa học xã hộicịn có quyển Thích thị Bảo đỉnh hành trì quốc ngữ văn. Bìa ghi rõ do Huyền</i>

Quang soạn, nhưng đọc vào chúng tôi thấy không phải”. Tuy nhiên nghi ngờ“thấy không phải” không được các nhà khảo cứu thơ văn Lý-Trần làm rõ.

Thư viện Quốc gia đã giới thiệu kho thư tịch cổ, hiện đang lưu trữ tạiđây, trong đó có đề cập tới văn bản mang kí hiệu R.311. Và trên trang Webcủa Thư viện Quốc gia Việt Nam là cập nhật 15 tháng 3 năm 2016, giới thiệu về văn bản Bảo đỉnhhành trì rằng: “Hành trì và nghi thức trong hành lễ đạo tràng. Do Huyền</i>

Quang Tôn giả biên trước. Văn bản ghi Viên Minh tự (chùa Viên Minh). Cótrang chữ Hán, sau đó đến trang phiên âm, dịch nghĩa”. Trên trang điện tử,Thư viện Quốc gia cũng đính kèm bản số hóa văn bản R.311.

<i>Bảo đỉnh hành trì bí chỉ tồn chương 釋釋釋釋釋釋釋釋, viết bằng song</i>

ngữ trên cập nhật ngày 10 tháng 6 năm 2019, môtả niêm luật hành trì, cách làm đàn lễ cúng bái cũng như minh họa việc phiêndịch và hướng dẫn âm đọc. Văn bản sử dụng chữ in mầu để đánh dấu nhữngchữ Nơm và phần cước chú.

<i>(Hình ảnh Bảo đỉnh hành trì bí chỉ tồn chương được giới thiệu trên </i>

)

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>Cùng thể loại giới thiệu nguyên văn như văn bản song ngữ Bảo đỉnh hànhtrì 釋 釋 釋 釋 được giới thiệu trên </i> thì trên

<i>cũng giới thiệu hình ảnh văn bản Thích thị Bảo đỉnhhành trì bí chỉ tồn chương 釋釋釋釋釋釋釋釋釋 đã được số hóa. Bản số hóa cho thấy</i>

văn bản được viết tay cả phần chữ Hán và phần chữ Quốc ngữ (latinh).

<i>(Hình ảnh văn bản Bảo đỉnh hành trì bí chỉ tồn chương trên</i>

Trang web giới thiệu nội dung văn bản gồmcác nghi lễ trong đạo Phật; các bài văn, các đạo bùa dùng trong lúc làm đànchay, giải oan, phá ngục v.v. Chuyện mục Kiện Liên; 1 bài văn Nơm nói vềcách cúng Phật.

<i>Trong q trình khảo về việc cúng tế trong văn bản Bảo đỉnh hành trì bíchỉ tồn chương, nhà nghiên cứu Phạm Văn Tuấn với bài viết “Nguyễn Du vàVăn tế Thập loại chúng sinh trong tương quan văn hóa Phật giáo”, trên Tạpchí Hán Nôm, số 2 (75) 2006, tr.50-57 cho rằng: “các chùa Việt lưu truyềnsách Bảo đỉnh hành trì tập hợp khoa nghi bí mật nội truyền do Huyền Quang</i>

</div>

×