Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

SOME INFORMATION ON THE PHOTO COLLECTION OF “PARIS CONFERENCE ON VIETNAM, 1968 - 1973” CURRENTLY STORED AT THE VIETNAM NATIONAL MUSEUM OF HISTORY 10 ĐIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 8 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>CN. HỒNG NGỌC CHÍNH</b>

<i>(Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)</i>

Một số thơng tin về sưu tập hình ảnh "HỘI NGHỊ PARIS

VỀ VIỆT NAM 1968 - 1973"

hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Cách đây 50 năm, ngày 27/1/1973 tại Paris, Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết, sau gần 5 năm (1968-1973) đàm phán lâu dài hết sức khó khăn và phức tạp. Với 202 phiên họp công khai, gồm 28 phiên họp giữa Việt Nam và Mỹ, 174 phiên họp hội nghị bốn bên, 36 phiên họp riêng cấp cao (12 phiên trong khuôn khổ hội nghị hai bên và 24 phiên hội nghị bốn bên). Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở Việt Nam được ký tắt ngày 23/1/1973 giữa đại diện hai Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và Hoa Kỳ, được ký chính thức ngày 27/1/1973 giữa bốn Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự Hội nghị (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa) tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế Kléber, Paris, Cộng hòa Pháp. Hiệp định Paris là một thắng lợi quan trọng của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiệp định bảo đảm những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, quy định việc rút hết quân đội viễn chinh Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam, là kết quả của cuộc đấu tranh kết hợp

chặt chẽ trên 3 mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao. Hiệp định mở đường cho thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975, kết thúc hơn một thế kỷ đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, đem lại độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.

** *

Kho phim ảnh của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện lưu giữ một thư mục hình ảnh và phim về Hội nghị Paris bao gồm 255 hình ảnh, 04 đĩa ghi hình trong đó phần nội dung có nhắc tới sự kiện Hội nghị Paris, đó là: “Cuộc đụng đầu lịch sử”, “50 năm dưới lá cờ vẻ vang của Đảng”, “75 năm Đảng Cộng sản Việt Nam” và “Bản hùng ca Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (1972 - 2007). 01 series phim “Hiệp định Paris 1973 gồm 5 tập (mỗi tập có thời lượng 30 phút): Tập 1: “Từ Giơnevơ đến Paris”; Tập 2: “Tuy hai mà một”; Tập 3: “Vừa đánh vừa đàm”; Tập 4: “Đỉnh cao chiến thắng”; Tập 5: “Hịa bình cho dân tộc”. 01 series phim về Hiệp định Paris tiếp nhận từ Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ gồm ba phim “Việt Nam - cuộc trường chinh tới hịa bình”, “Hịa bình cho Việt Nam”, “Việt Nam”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Trong quá trình xây dựng sưu tập cho 255 hình ảnh về Hội nghị Paris, qua nghiên cứu và thống kê chúng tôi đã phân loại và đánh giá theo các chủ đề như sau:

- Nhóm ảnh Việt kiều tại Pháp đón chào đồn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa tới Paris, bao gồm 18 ảnh.

- Nhóm ảnh Bộ trưởng Xuân Thủy và các thành viên trong đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đi thăm Paris, bao gồm 34 ảnh.

- Nhóm ảnh đón tiếp các Đại sứ, Bộ trưởng, các Đồn khách và Việt kiều tại Paris, bao gồm 40 ảnh.

- Nhóm ảnh diễn biến trên bàn Hội nghị Paris, bao gồm 80 ảnh.

- Nhóm ảnh Trụ sở của đồn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi diễn ra Hội nghị Paris, bao gồm 11 ảnh.

- Nhóm ảnh Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh tại Paris, bao gồm 10 ảnh.

- Nhóm ảnh đồn Mỹ và đồn Việt Nam Cộng hịa, bao gồm 6 ảnh.

- Nhóm ảnh về ngơi nhà số 11, phố Darthé, Choisy-le-Roi, nơi diễn ra các cuộc gặp riêng giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và cố vấn Henry Kissinger giai đoạn năm 1969, bao gồm 7 ảnh.

- Nhóm ảnh nơi diễn ra các cuộc gặp riêng giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và Chính phủ Mỹ giai đoạn năm 1972, bao gồm 15 ảnh.

- Nhóm ảnh về Lễ ký tắt Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam (23/1/1973), bao gồm 8 ảnh.

- Nhóm ảnh Lễ ký chính thức Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở Việt Nam (27/1/1973), bao gồm 13 ảnh.

- Nhóm ảnh đại diện 12 Chính phủ tham gia Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Paris, với sự có mặt của Tổng thư ký Liên hợp quốc, ký Định ước quốc tế về Việt Nam (từ ngày 26/2 đến 2/3/1973), bao gồm 13 ảnh.

Nhìn chung các hình ảnh đều ở tình trạng đã cũ nhưng còn sử dụng tốt, vẫn thường xuyên

được các cán bộ bảo tàng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến nghiên cứu khai thác. Trong tổng số 255 hình ảnh chỉ có rất ít hình ảnh có chú thích tương đối đầy đủ, cịn lại đa số nội dung cịn sơ sài, hoặc thiếu chú thích về xuất xứ hay thiếu thông tin về sự kiện, thời gian, nhân vật, địa điểm, người chụp... Từ thực tế trên, một cơng tác chun mơn mang tính cấp thiết là<i><b> “Nghiên </b></i>

<i>cứu, xác minh, bổ sung thông tin” đã được phòng </i>

Tư liệu - Thư viện thực hiện với nhóm hình ảnh

<i><b>“Hội nghị Paris về Việt Nam”, với mục đích phục </b></i>

vụ cho cơng tác tư liệu hóa, số hóa, nhằm bảo quản lâu dài nguồn tài liệu này, phục vụ tốt cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến khai thác, cũng như các hoạt động chuyên môn của bảo tàng.

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, thẩm định bổ sung thơng tin cho nhóm ảnh trên dựa vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau như: các nhân chứng tham gia việc đàm phán và ký kết Hiệp định Paris, các tư liệu sách, báo, tạp chí viết về sự kiện trên tại kho thư viện của Bảo tàng, Bộ Ngoại giao, Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước, Thông tấn xã Việt Nam… và đã bổ sung 314 thơng tin cho các hình ảnh còn thiếu nội dung bao gồm: 65 thông tin về nhân vật, 14 thông tin về địa điểm, 235 thông tin về thời gian. Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu liên quan đến Hội nghị Paris 1968-1973.

- Hình 1: Bức ảnh về phiên họp riêng tại căn nhà Saint Nom la Bret<i>èche giữa cố vấn đặc biệt </i>

Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy và tiến sỹ Henry Kissinger.

Trong ảnh có rất nhiều nhân vật không xác minh được. Sau khi gặp gỡ nhân chứng là ông Phạm Ngạc, thư ký kiêm phiên dịch viên cho đồn Việt Nam Dân chủ Cộng hịa tại Hội nghị Paris giai đoạn 1968 - 1973, bức ảnh đã được bổ sung thông tin đầy đủ như sau: <i>Cuộc họp riêng giữa hai đoàn tại căn nhà ở Saint Nom la Bretèche của phía Mỹ và đạt được thỏa thuận cuối cùng, ngày 13/1/1973. Trong ảnh (bên trái, từ ngoài vào) </i>

là các đồng chí: Phan Hiền (phụ trách quan hệ với Mỹ, Bộ Ngoại giao), Xuân Thủy (Trưởng đoàn), Lê

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Đức Thọ (cố vấn đặc biệt), Nguyễn Cơ Thạch (Thứ trưởng Ngoại giao), Nguyễn Đình Phương (phiên dịch), Huỳnh Văn Trình (thành viên), Trần Quang Cơ (Vụ trưởng Bắc Mỹ), Trần Hoàn (cố vấn). Phái đoàn Mỹ: thư ký Peter Tarnoff (trợ lý của Henry Kissinger), William Sullivan (phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về Đông Á và Thái Bình Dương), Henry Kissinger (cố vấn đặc biệt), Winston Lord (thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia), George Aldrich (cố vấn pháp lý). Hàng ngồi quay lưng lại, từ trái sang phải: Phạm Thế Đống (thư ký của cố vấn Lê Đức Thọ), Hoàng Hoa (tức Hồ Quang Hóa, cố vấn quân sự), Lưu Văn Lợi (cố vấn pháp lý), David Engel (phiên dịch đồn Mỹ).

- Hình 2: Bức ảnh lễ đón đồn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) tới sân bay Le Bourget (Pháp), ngày 7/5/1968. Từ trái sang phải gồm các ông: Mai Văn Bộ (Tổng Đại diện VNDCCH tại Pháp), Xuân Thủy, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Trưởng đồn), Nguyễn Đình Phương (phiên dịch tiếng Anh).

<b><small>Hình 1. Bức ảnh phiên họp riêng tại căn nhà Saint Nom la </small></b>

<small>Bretèche giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy và tiến sỹ Henry Kissinger (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)</small>

<b><small>Hình 2. Lễ đón đồn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tới sân bay Le Bourget (Pháp), ngày 7/5/1968</small></b>

<small>(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Hình 3: Bức ảnh lễ đón cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ tại sân bay Le Bourget (Pháp), ngày 23/6/1968. Từ trái sang phải gồm các ông: Mai Văn Bộ (Tổng Đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp), Lê Đức Thọ (Ủy viên Bộ Chính trị, cố vấn đặc biệt của đồn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), Xuân Thủy - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Trưởng đồn).

- Hình 4: Bức ảnh thành viên của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chụp ảnh tại nơi ở và làm việc tại trường Đảng ở Choisy-le-Roi, (ngoại ô Paris) ngày 2/9/1968. Từ trái sang phải gồm các ông: Nguyễn Thành Lê (người phát ngôn của Đoàn), Trần Công Tường (Luật sư), Lê Đức Thọ (Ủy viên Bộ Chính trị, cố vấn đặc biệt), Xuân Thủy, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Trưởng đồn), Hà Văn Lâu (Phó đồn), Nguyễn Minh Vỹ (thành viên, sau là Phó đồn), Phan Hiền (thành viên Bộ Ngoại giao phụ trách về Mỹ).

- Hình 5: Bức ảnh cuộc đàm phán hai bên giữa đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hịa (bên phải), ơng Xn Thủy (Trưởng đồn) và đồn Chính phủ Mỹ do ơng Averell Harriman (Trưởng đồn) tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Paris, tháng 5/1968.

<b><small>Hình 3. Lễ đón cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ tại sân bay Le </small></b>

<small>Bourget (Pháp), ngày 23/6/1968(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)</small>

<b><small>Hình 4. Thành viên của đồn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chụp </small></b>

<small>ảnh tại nơi ở và làm việc tại trường Đảng ở Choisy-le-Roi, ngày 2/9/1968 (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)</small>

<b><small>Hình 5. Cuộc đàm phán hai bên giữa đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hịa </small></b>

<small>và đồn Chính phủ Mỹ tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Paris, tháng 5/1968 (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b><small>Hình 6. Giờ nghỉ của cuộc họp giữa hai đoàn Việt Nam </small></b>

<small>Dân chủ Cộng hịa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 25/1/1969</small>

<small>(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)</small>

- Hình 6: Bức ảnh trong giờ nghỉ của cuộc họp giữa hai đồn Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 25/1/1969. Đồn Việt Nam Dân chủ Cộng hịa (bên trái, từ trái sang phải) gồm các ông: Nguyễn Minh Vỹ (thành viên), Hà Văn Lâu (Phó đồn), Xuân Thủy (Trưởng đoàn), Lê Đức Thọ (Ủy viên Bộ Chính trị, cố vấn đặc biệt), Mai Văn Bộ (Tổng Đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp), Nguyễn Thành Lê (người phát ngơn của đồn), Phan Hiền (thành viên Bộ Ngoại giao phụ trách về Mỹ). Đồn Mặt trận Dân tộc Giải phóng (bên phải, từ phải sang trái): Nguyễn Văn Tiến (đại biểu), Nguyễn Thị Bình (Phó đồn), Trần Bửu Kiếm (Trưởng đồn), Trần Hồi Nam (Phó đồn), Đỗ Thị Duy Liên (đại biểu), Dương Đình Thảo (người phát ngơn của đồn).

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b><small>Hình 7. Cố vấn Lê Đức Thọ (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger (Hoa Kỳ) trao đổi bút </small></b>

<small>sau khi ký tắt Hiệp định ngày 27/1/1973 (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)</small>

- Hình 7: Bức ảnh cố vấn đặc biệt của đồn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ và cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Herry Kissinger trao đổi bút sau khi ký tắt Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại Hịa bình ở Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber, Paris ngày 23/1/1973.

Qua q trình xác minh, chúng tơi đã xác định được tác giả của phần lớn số ảnh tư liệu<i><b> “Hội nghị Paris về Việt Nam” (1968-1973) hiện đang lưu giữ </b></i>

tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là ơng Văn Lượng - phóng viên nhiếp ảnh chính thức của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn lại là của tác giả Lương Xuân Tâm - nhiếp ảnh gia của đồn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Trong quá trình thẩm định xác minh bổ sung thơng tin, ngồi những thơng tin được tra cứu từ các nguồn tài liệu văn bản chính thống, chúng tơi còn gặp gỡ các nhân chứng từng trực tiếp tham gia sự kiện trên như: Bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam, Trưởng phái đồn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị bốn bên về hịa bình cho Việt Nam trong giai đoạn 1968-1973; ông Phạm Ngạc - thư ký kiêm phiên dịch tiếng Anh cho Đoàn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris giai đoạn 1968-1973, sau này là Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế của Bộ Ngoại giao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Được sự góp ý của các nhân chứng, chúng tôi nhận thấy cần phải sưu tầm bổ sung một số nhóm hình ảnh cịn thiếu cho sưu tập, đó là:

- Hình ảnh Nhân dân Thủ đơ chăm chú theo dõi tin ký tắt Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở Việt Nam (23/1/1973) qua loa phóng thanh cơng cộng.

- Hình ảnh trong các gia đình ở Thủ đơ, mọi người chăm chú theo dõi tin qua đài.

- Hình ảnh về nửa triệu số báo Nhân dân đưa tin Ký tắt Hiệp định Paris được phát hành tại Hà Nội (các hình ảnh về: xe bán báo lưu động, nhân dân Thủ đô hồ hởi mua báo đọc tại chỗ…).

- Hình ảnh về việc thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam: Mỹ Ngụy vi phạm Hiệp định Paris; việc tố cáo sự vi phạm Hiệp định của Mỹ Ngụy.

- Hình ảnh về đồn đại biểu quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa<i> tại Ban Liên hợp quân sự 4 bên </i>

do Thiếu tướng Lê Quang Hịa làm Trưởng đồn.- Hình ảnh Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát tại Sài Gịn: đồn Ba Lan, đồn Hungari, đồn Canada.

- Hình ảnh Trại Đa vít (Tân Sơn Nhất) nơi Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa trong Ban Liên lạc quân sự 4 bên.

- Hình ảnh đợt đầu tiên ta trao trả 116 nhân viên quân sự Hoa Kỳ bị bắt trong chiến tranh tại sân bay Gia Lâm, ngày 12/02/1973.

Tóm lại, với những kết quả thu được trong quá trình xác minh bổ sung thông tin, chúng tôi hy vọng sẽ từng bước kiện tồn kho phim ảnh, từ đó xây dựng kế hoạch sưu tầm bổ sung các hình ảnh cịn thiếu nhằm làm phong phú thêm cho sưu tập hình ảnh <i><b>“Hội nghị Paris về Việt Nam”. Trong quá trình thực hiện công tác </b></i>

chuyên môn chúng tôi nhận thấy đây là một sưu tập có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và ý nghĩa chính trị sâu sắc; là một nguồn sử liệu hết sức quí giá, rất cần được quan tâm bảo quản, gìn giữ và phát huy giá trị để giới thiệu cho công chúng trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam nói chung, sự gay go quyết liệt trên mặt trận ngoại giao nói riêng, cũng như phần nào hiểu rõ hơn về sự đoàn kết, ủng hộ của nhân dân thế giới giành cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tài liệu tham khảo

<small>Nguyễn Thị Bình 2012. </small><i><small>Gia đình, bạn bè và đất nước, Nxb. Tri thức, Hà Nội. </small></i>

<small>Vũ Thiên Bình 2018. </small><i><small>Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 - Thắng lợi của đàm phán hịa bình gay go nhất thế kỷ XX, </small></i>

<small>Nxb. Lao động, Hà Nội. </small>

<small>Borton L. 2012. </small><i><small>Hội nghị Paris về Việt Nam - Nhìn lại 1968 - 1973, Nxb. Thế giới, Hà Nội.</small></i>

<small>Nguyễn Thành Lê 2018. </small><i><small>Cuộc đàm phán Paris về Việt Nam (1968 - 1973), Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

SOME INFORMATION ON THE PHOTO COLLECTION OF “PARIS CONFERENCE ON VIETNAM, 1968 - 1973” CURRENTLY STORED AT THE VIETNAM NATIONAL MUSEUM OF HISTORY

<small>The Photographic and Film Archive of the Vietnam National Museum of History currently holds a bibliography of photos and movies related to the Paris Conference, including 255 photos and 04 CDs. In general, the photos are in old but still well-used condition, and are still regularly researched and exploited by museum officials, domestic and foreign organizations and individuals. Out of 255 photos, only a few have relatively complete information, the rest have sketchy captions, or lacks information about events, time, location, people, photographer and so on. Museum staff have conducted research and appraisal for the photo collection based on various sources of information such as: witnesses involved in the negotiation and signing of the Paris Peace Accords; documents, books, newspapers and magazines written about the event at the libraries of the Museum, the Ministry of Foreign Affairs, the Department of State Records and Archives, the Vietnam News Agency... On that basis, the collection have been added 314 information, including: 65 information about people, 14 information about location, 235 information about time.</small>

</div>

×