Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Vẻ đẹp của truyện ngắn Mây trắng còn bay (Bảo Ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.98 KB, 5 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b>TIẾP CẬN “MÂY TRẮNG CÒN BAY” TỪ </b></i>

<b>ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI</b>

Bảo Ninh là nhà văn tự nguyện cả cuộc đời gánh trên mình một nỗi

<i>buồn mang tên “chiến tranh”. Nói như Mai Quốc Liên thì đó là “một nỗibuồn, một nỗi xót xa thấm đượm những trang sách. Những số phận rấtkhác nhau nhưng đều giống nhau ở sự mất mát trong chiến tranh. Có điềulà nỗi buồn ở đây khơng tuyệt vọng mà có hiệu ứng thanh lọc con người,làm cho nó “người” hơn một chút. Đó có lẽ là ý nghĩa cao nhất của những</i>

<i><b>trang truyện Bảo Ninh”(1). “Mây trắng còn bay” in trong tập “Bảo Ninh</b></i>

– tác phẩm chọn lọc” (NXB Phụ nữ) là một truyện ngắn mang nỗi buồnthanh lọc con người như thế.

Hầu hết các truyện ngắn của Bảo Ninh thường trực tiếp nhắc về quákhứ để “nhận thức lại” chiến tranh với một cái nhìn bình tĩnh hơn saunhiều năm tháng hoặc phản ánh hiện thực nhưng là hiện thực sau chiến

<i><b>tranh. Truyện ngắn “Mây trắng còn bay” là tác phẩm tiêu biểu cho kiểu</b></i>

truyện thời hậu chiến của Bảo Ninh và cũng đồng thời là tác phẩm đặctrưng cho thể loại truyện ngắn mà như nhận định của Bùi Việt Thắng:

<i>“Bảo Ninh chính là một tên tuổi xứng đáng của thế hệ 5x có cơng nhuậnsắc truyện ngắn Việt thời đương đại.”(2)</i>

<i><b>Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu “Mây trắng cịnbay” dưới góc độ các đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyện ngắn.</b></i>

<b>1.Điểm nhìn trần thuật. </b>

<b>Giống như trong rất nhiều truyện ngắn khác trong tập “Trại bảy</b>

<i><b>chú lùn” và “Chuyện xưa kết đi, được chưa”,“Mây trắng còn bay”</b></i>

được trần thuật qua điểm nhìn của nhân vật “tơi” – người chứng kiến tồnbộ câu chuyện. Lựa chọn trần thuật dưới hình thức người kể chuyện xưng“tơi” theo điểm nhìn bên trong có khả năng bao qt tồn bộ câu chuyện.Người đọc đi theo cảm xúc, tâm trạng, cảm nhận của “tôi” và vì thế khiđọc xong truyện cũng là lúc cái tôi của nhân vật “tôi” được lộ diện. Điềunày giúp cho nhà văn tái hiện được câu chuyện chân thực hơn và ln cósự nhất qn từ đầu đến cuối trong điểm nhìn, trong thế giới nội tâm củanhân vật. Từ điểm nhìn của nhân vật “tơi” mà những cuộc đời được táihiện và những vấn đề của cuộc sống vì thế cũng được hiện hình, chiêm

<i><b>nghiệm. Nhân vật “tơi” trong “Mây trắng còn bay” hầu như rất mờ nhạt</b></i>

về lí lịch cá nhân. Việc làm mờ những thơng tin cá nhân đó dường như đểBảo Ninh giúp nhân vật “tôi” hoàn toàn tập trung vào việc quan sátnhững người xung quanh và nhất là câu chuyện của người mẹ liệt sĩ.Nhân vật tự bộc lộ nội tâm, tự nhìn, tự nói, tự chiêm nghiệm và tự đánh

<i>giá. “Bằng phương thức này, người trần thuật có điều kiện phô bày, diễntả tất cả những gì bên trong sâu thẳm nhất của tâm hồn”(3) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><b>chuyển tải tư tưởng . Truyện ngắn “Mây trắng cịn bay” xoay quanh</b></i>

một tình huống chủ chốt: nhân vật “tơi” có mặt trên một chuyến bay

<i>khơng mong đợi, rơi đúng vào “ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu”. Trong</i>

chuyến bay này, anh được chứng kiến: cảnh tượng một bà mẹ liệt sĩ làmđám giỗ cho con khi máy bay đang đi qua nơi mà con của bà đã hi sinh vàthái độ của những người trong chuyến bay đó. Một truyện khơng có nhiềunhân vật, nền truyện đặt trên một khoảnh khắc éo le. Tất cả các nhân vậtđều khơng có tên, Bảo Ninh định danh họ trên nghề nghiệp (cô hướng dẫnviên), trang phục (tay vận comple), tuổi tác (bà cụ)… Trọng tâm truyện

<i>hướng vào người mẹ liệt sĩ với “hình vóc bé nhỏ, teo tóp”. Lần lượt qua các</i>

lời thoại của bà (thực chất là độc thoại), người đọc ráp nối các sự kiện vàhình dung về cuộc đời của người phụ nữ ấy: mẹ của một chiến sĩ khôngquân trẻ tuổi hi sinh ở vĩ tuyến 17, cuộc sống đời thường khổ cực và saugần 30 năm, bà mới thoả nguyện ước mong khi được đồng đội của conmình biếu tấm vé đi thăm miền đất- nơi con mình hi sinh - vào đúng ngàyanh mất.

Có lẽ câu chuyện về những người mẹ liệt sĩ khơng cịn hiếm hoi trên

<i><b>những trang viết nhưng đọc “Mây trắng cịn bay” người đọc vẫn thấy</b></i>

xót xa, ám ảnh. Người mẹ nghèo khó tội nghiệp lần đầu đi máy bay, coimáy bay như nếp nhà nhỏ, những đám mây bay ngoài cửa sổ như đám rauxanh, cây cỏ ngồi vườn. Những câu nói bắt chuyện của mẹ trong khoangmáy bay gần trăm con người không một người đáp lại khiến mẹ càng trởnên cô độc, lạc lõng giữa cuộc sống hiện đại nhộn nhịp. Sự lơ ngơ của mẹkhiến những người khách khó chịu và cả thương hại. Càng nhấn mạnh vàosự đáng thương của một con người bị bỏ lại phía sau cuộc sống hiện đại,Bảo Ninh càng làm cho người ta thấy nhói lịng hơn bởi lẽ tài sản duy nhấtcủa bà cụ bây giờ chỉ là nỗi đau của một người mẹ gần 30 năm chưa đượcđến nơi người con yêu dấu của mẹ ngã xuống. Trong quá khứ, nỗi đau mấtcon đã là một cú giáng của số phận lên người phụ nữ nhỏ bé. Và suốt 30mươi năm kể từ ngày con mất, chắc hẳn mẹ đã đau đớn không kém vớiniềm day dứt, mong mỏi đến được nơi con mình nằm xuống. Cuộc sốngkhó nghèo của hiện tại là một con đường xa ngái ngăn cản mẹ hiện thứchoá nỗi niềm đó. Qua lời giãi bày của bà cụ với “tay vận comple” người

<i>đọc cảm thấy nhức nhối biết bao: “Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên đượcđến miền cháu khuất”. Chiến tranh đã đi qua nhưng nỗi đau thì mãi cịn ở</i>

lại. Chiến tranh đã có những gương mặt phụ nữ.

Thông qua tình huống truyện, Bảo Ninh gửi gắm suy ngẫm về nhiều vấn đề như thân phậncon người thời hậu chiến; cách ứng xử của con người trước nỗi đau của đồng loại. Từ tìnhhuống truyện, các nhân vật cũng được khắc hoạ rõ nét và từ đó ta thấy được phần nào thái độ,cách nhìn nhận của một bộ phận người trong xã hội. Nhân vật “tôi”, tay vận comple, cô tiếpviên… cách hành xử của họ đã tự phân chia thành hai mảng: cảm thơng và từ chối. Tìnhhuống đó như phép thử nhận diện tâm hồn con người. “Tay vận comple”- có gương mặt hồnghào, phong thái sang trọng- chắc hẳn là một người thành đạt, có địa vị nhưng cách hành xử

<i>đầy khinh miệt, lạnh lùng. Cô tiếp viên nhã nhặn, đồng cảm, “cô đứng sững bên cạnh tôi.Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.”. Rõ ràng trong cái lặng người đó, chúng</i>

ta thấy ở cô ánh lên sự xúc động trào dâng và niềm cảm thương, thấu hiểu của cô dành cho bàcụ. Cịn nhân vật “tơi”, ban đầu, anh cũng chỉ quan tâm đến nỗi khó chịu của riêng mình

<i>“người tơi nôn nao như ngồi trên đu quay. Chưa thấy chuyến nào thấy mệt như chuyến này”.</i>

Thực ra đây cũng là điều hồn tồn dễ hiểu. Chúng ta đều vậy, ln ln có những câuchuyện của riêng ta và khi những vấn đề của ta chưa thể giải quyết thì chúng ta cũng khơng

<i>thể nhìn ngó sang câu chuyện của người khác. Nói như Nam Cao thì: “một người đau châncó lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người takhổ q thì người ta chẳng cịn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bịnhững nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất...”. Và từ đầu cho đến tận gần cuối truyện,</i>

anh chỉ đứng ngồi cuộc. Thậm chí đơi khi người ta cảm thấy anh là người bàng quan. Anhthờ ơ trước những câu hỏi của bà cụ; không lên tiếng khi tay vận comple hút thuốc, kể cả khi

<i>hắn quát nạt với giọng điệu như “tát vào mặt” bà cụ thì anh vẫn “thận trọng” quan sát. Trong</i>

khoảnh khắc ấy, Bảo Ninh đã làm chúng ta giật mình. Chẳng phải sự “thận trọng” của nhân

<i>vật “tôi” hay cái cách anh “đậy tờ báo lên mặt và nhắm mắt lại” cũng chính là cách hành xử</i>

của phần đông chúng ta khi đứng trước những sự bất công trong xã hội này đấy sao? Nhiềukhi, chúng ta cũng lựa chọn cách im lặng như thế đó. Tuy nhiên, đến cuối truyện, người đọc

<i>thấy nhẹ lịng hơn vì hành động của anh: “Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trầnmây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tơi xồingười sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưngngười phi cơng trong ảnh cịn rất trẻ”. Khép lại câu chuyện, tất cả các nhân vật hướng ra</i>

<i><b>khơng gian bên ngồi: “Ngồi cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng”. Khác với khơng gian</b></i>

chật hẹp bên trong khoang máy bay, đó là khơng gian mênh mang của đất trời. Nơi đó, có nỗiđau được hố giải, có linh hồn người chiến sĩ siêu thốt về cõi vĩnh hằng. Có những nỗi buồngửi vào gió mây, có cả sự tha thứ cho sự vơ tâm của con người… Những cây nhang toảhương thơm như một niềm thành kính, một sự cúi đầu trước anh linh những người đã ngãxuống. Hương thơm của tấm lòng người mẹ đã cho đi đứa thân u của mình.

<b>3.Ngơn ngữ và giọng điệu.</b>

Giọng triết lý, suy ngẫm là giọng điệu chủ đạo nhất có mặt hầu hếttrong các truyện ngắn của Bảo Ninh. Trong truyện ngắn này, người đọcnhận thấy một lối viết đơn giản, nhẹ nhàng nhưng cũng ẩn chứa nhiều nỗi

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>xót xa thấm đượm trong từng câu chữ. Nhan đề “Mây trắng còn bay”</b></i>

chắc hẳn đã được Bảo Ninh dày cơng suy ngẫm. Hình ảnh “mây” đượcnhắc đi nhắc lại đến 6 lần. Chắc hẳn “mây trắng” là hình ảnh gợi nhiềusuy nghĩ, liên tưởng. Mây là biểu tượng cho sự vô hạn của khơng gian vàthời gian. Nó gợi đến sự tinh sạch, đẹp đẽ và an lành. Nó giống như sự thathứ, xoa dịu nỗi đau. Và có khi nó làm ta nghĩ tới sự bất tử của nhữngngười con đã xả thân mình cho dân tộc…. Có lẽ chẳng khi nào họ mưu cầumột sự tưởng nhớ, chỉ đơn giản như áng mây bay về trời. Đoạn cuối đượccoi là đoạn trữ tình ngoại đề mang đến cảm xúc sâu lắng trong lòng người

<i>đọc. “Trong truyện ngắn của Bảo Ninh, diễn ngôn trữ tình ngoại đề hầuhết xuất hiện ở cuối tác phẩm. Nhà văn thông qua người kể chuyện đểtrực tiếp bình luận và đánh giá về chiến tranh, quá khứ, tình yêu, hạnhphúc...qua các diễn ngôn trữ tình ngoại đề. Các diễn ngôn không chỉ mangsắc thái trữ tình, sâu lắng mà còn đậm đặc màu sắc triết lý, xót xa, suy tư,trăn trở. Điều này góp phần quan trọng trong việc xây dựng hình tượng</i>

<i><b>tác giả như một người trò chuyện tâm giao với độc giả ”(4). Trong “Mâytrắng còn bay”, trữ tình ngoại đề như giây phút dành cho sự chiêm</b></i>

nghiệm, là khoảng lặng sau một giai điệu buồn… để hồn ta biết hướngđến sự cảm thông, thấu cảm cho những con người bước ra khỏi cuộc chiếnvới những vết thương không thể lành miệng. Để ta phải luôn trân quý sự hisinh của cả một lớp người. Chiến tranh đã qua đi nhưng những vết thươngvẫn cịn đó. Hình ảnh người mẹ già bên di ảnh của con - thực sự có một Tổquốc ở trên cao. Đứng trước hình ảnh đó, người đọc thấy cay cay nơi sốngmũi. Nó là sự cảnh báo con người: chiến tranh là hi sinh, là mất mát, làđau khổ chia lìa chứ khơng chỉ có vinh quang và chiến thắng. Nỗi đau vẫncịn âm ỉ, dai dẳng và nhức nhối những người ở lại. Nó như một lời nhắcnhở về giá trị của hồ bình, nhắc nhớ về những con người đã hi sinh choTổ quốc và cảnh báo về thái độ vô cảm của một bộ phận con người.

<i><b>“Mây trắng còn bay” xứng đáng là một truyện ngắn tiêu biểu cho</b></i>

phong cách viết của Bảo Ninh: một nhà văn chuyên lấy kí ức làm chất liệusáng tác. Và để người đọc hiểu hơn vì sao ơng ln tự cho mình là ngườimắc nợ dĩ vãng. Những truyện ngắn như thế này là cách giúp ông trả nợ

<i>quá khứ và cũng là cách ông đối diện với nỗi niềm của riêng mình: “thờigian năm tháng cứ trơi, dịng sơng và lịch sử, tất cả đều đổi thay nhưng mà niềm đau của đờitôi thì khơn ngi bởi ấy là một niềm đau khơng thể nói nên lời.”</i>

<b><small>Nguồn tham khảo:</small></b>

<small>1.</small> <i><small>Đọc truyện ngắn Bảo Ninh - Mai Quốc Liên, .</small></i>

<small>2.Văn xuôi gần đây và quan niệm con người</small> - <small>Bùi Việt Thắng</small>. <small>Tạp chí Văn học</small>

<small>3.Tự sự học- một số vấn đề lý luận và lịch sử, phần 2, Trần Đình Sử (chủ biên), NXB Đại học Sư phạm.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><small>4. Bảo Ninh – nhìn từ thân phận truyện ngắn - Đồn Ánh Dương, </small></i>

<small>5.Đặc điểm truyện ngắn Bảo Ninh – Bùi Đỗ Kim Thuần.</small>

<small>Trần Phương ThanhGV trường THPT Olympia</small>

</div>

×