Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Đánh Giá Độ Bền Vật Liệu 2.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.79 MB, 34 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI</b>

<b>VIỆN KH & KT VẬT LIỆU</b>

<b>Bộ môn Cơ học và Cơng nghệ tạo hình vật liệu</b>

<b>ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN VẬT LIỆU</b>

<b>Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Lê Thái Hùng Sinh viên thực hiện: Đặng Tuấn Anh - 20196013 Vũ Văn Hiếu – 20196094</b>

<b> Phạm Trung Kiên – 20196131 Nguyễn Phương Thảo - 20196235 Khóa học K6: 4</b>

Hà Nội, 5/5/2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>PHƯƠNG PHÁP THỬ KHÔNG PHÁ HỦY</b>

<b>1. Khái niệm</b>

NDT là viết tắt của Non Destructive Testing hay Kiểm tra không phá hủy đề cậpđến một loạt các phương pháp kiểm tra cho phép đánh giá và thu thập dữ liệu về vật liệu,hệ thống hoặc thành phần mà không làm thay đổi hay hư hại vật cần kiểm tra.

<b>2. Mục đích, ý nghĩa</b>

Đối với các ứng dụng trong thực tế, mục tiêu của NDT là đảm bảo rằng các cơngtrình, cơ sở hạ tầng quan trọng, sản phẩm được duy trì đúng cách để tránh tai nạn cũngnhư đảm bảo chất lượng.

Kiểm tra không phá hủy dùng để phát hiện các khuyết tật (bất liên tục) có thể xuấthiện trong vật liệu như vết nứt, rỗ khí, ngậm xỉ, tách lớp, khơng ngấu, khơng thấu trongcác mối hàn, kiểm tra ăm mòn kim loại, tách lớp của vật liệu composite, đo độ cứng củavật liệu, kiểm tra độ ẩm của bê tông, đo bề dày vật liệu, bề dày màng sơn, độ dày lớp mạ,xác định kích thước và định vị cốt thép trong bê tơng.

Mục đích của việc kiểm tra nhằm đánh giá đặc tính của vật liệu, thành phần, cấutrúc hoặc hệ thống về sự khác biệt đặc trưng hoặc khuyết tật và sự khơng liên tục dựa trêncác tiêu chí kỹ thuật được quy định mà không gây ra thiệt hại cho bộ phận được thửnghiệm ban đầu sau khi kết thúc q trình kiểm tra.

Việc đánh giá có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong q trình sản xuất cũng nhưđảm bảo tính tồn vẹn trong q trình sử dụng vật liệu, thiết bị. Đánh giá tính chất vậtliệu, thiết bị trước khi xảy ra các hư hỏng nặng hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẰNG DÒNG ĐIỆN XỐY(ET/ETC)</b>

<b>1. Mục đích, ý nghĩa của phương pháp</b>

- Kiểm tra dịng điện xốy được sử dụng như một phương pháp không phá hủy để pháthiện các khuyết tật bề mặt và dưới bề mặt trong vật liệu dẫn điện.

<b>2. Phương pháp/nguyên lý thực hiện, tiêu chuẩn thực hiện (vật liệu khácnhau), chuẩn bị mẫu</b>

Cấu tạo của thiết bị đo:

Nguyên lý: Nguyên lý hoạt động của Kiểm tra dòng điện xoáy là sử dụng các hiện tượngtự nhiên của cảm ứng điện từ để tìm các khuyết tật trong vật liệu dẫn điện.

- Một số tiêu chuẩn đi kèm

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

+ Tiêu chuẩn quốc tế: ISO 15549:2018 Nondestructive testing Eddy current testing General principles.

-+ Tiêu chuẩn quốc tế: Iso 12718:2019 Non-destructive testing – Eddy current testing+ Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 10394:2014 Thử nghiệm không phá hủy - Kiểm tra dịngđiện xốy - Ngun tắc chung.

+ Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM E309-16 Standard Practice for Eddy Current Examination ofSteel Tubular Products Using Magnetic Saturation.

+ Tiêu chuẩn Châu Âu: EN 1711:2000 Non-destructive testing of welds - Eddy currentexamination of welds by complex plane analysis.

<b>3. Ưu, nhược điểm của phương pháp</b>

+ Chỉ kiểm tra được vật liệu dẫn điện

+ Các vết nứt song song với bề mặt khó phát hiện

+ Có thể bị ảnh hưởng bởi tính thấm từ nếu kiểm tra vật liệu sắt từ+ Độ sâu kiểm tra bị hạn chế

<b>4. Các thông số cần xác định, đo và tính tốn, ví dụ</b>

Các thơng số cần đo và tính tốn bao gồm:

- Tần số dịng điện xốy: tần số càng cao thì độ sâu xâm nhập càng thấp và ngược lại. Tầnsố thường được chọn sao cho độ sâu xâm nhập bằng 1/3 đến 1/2 bề dày của vật liệu. - Cường độ dịng điện xốy: cường độ càng cao thì tín hiệu càng rõ và ngược lại. Tuynhiên, cường độ quá cao có thể gây nhiễu và làm giảm độ nhạy.

- Điện trở cuộn dây: điện trở càng nhỏ thì dịng điện xốy càng lớn và ngược lại. Điện trởcuộn dây phụ thuộc vào số vịng, đường kính và loại dây.

- Khoảng cách giữa cuộn dây và vật liệu: khoảng cách càng nhỏ thì tín hiệu càng rõ vàngược lại. Khoảng cách nên được giữ ổn định trong quá trình kiểm tra.

- Tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của cuộn dây: tỷ lệ này ảnh hưởng đến hình dạng củatừ trường và khả năng phát hiện các khuyết tật theo hướng khác nhau.

Ví dụ cụ thể:

- Với phương pháp dịng điện xốy, ta cần xác định cường độ dòng điện tại các điểm củamẫu thử. Với các cường độ chênh lệch, ta có thể xác định sơ bộ kích thước của vết nứt - Xác định vết nứt trong chi tiết dạng ống với đầu dò dạng cuộn dây

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

+ Cường độ dòng điện là 28 mA khi đầu dò bắt đầu đi qua mẫu (dạng ống)

+ Khi đầu dò bắt đầu đi qua vết nứt, cường độ dòng điện bắt đầu giảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

+ Cường độ dòng điện khi đầu dò đi hết vết nứt, cường độ dòng điện khác so với ảnh 4.2một phần là do độ nhạy của thiết bị đo.

+ Tuy nhiên, với các vết nứt có tiết diện vng góc với đường sinh của ống, phương phápdịng điện xốy khơng thể xác định được (do tiết diện song song với các đường sức từnên khơng sinh ra dịng điện cảm ứng)

<b>5. Thiết bị thực hiện</b>

<b> - Phương pháp dịng điện xốy u cầu các thiết bị sau:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Hình 1.2 Các thiết bị kiểm tra dịng điện xốy

- Máy phát tín hiệu: là thiết bị sinh ra tín hiệu điện xoay chiều có tần số thích hợp để cấpcho đầu dò.

- Đầu dò: là thiết bị chứa cuộn dây dẫn điện được gọi là cuộn cảm ứng, có chức năng tạora từ trường xoay chiều và nhận được tín hiệu từ trường rò do khuyết tật hoặc vật liệu gâyra.

- Mạch thu: là thiết bị nhận và xử lý tín hiệu từ đầu dị để hiển thị lên màn hình hoặc máyin.

- Màn hình: là thiết bị hiển thị kết quả kiểm tra dưới dạng sóng hoặc số.- Máy in: là thiết bị in kết quả kiểm tra ra giấy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>6. Nhận xét chung</b>

Kiểm tra dòng điện xoáy là một kỹ thuật rất phổ biến để kiểm tra các thành phầncủa nhà máy điện như các ống tube của máy sinh hơi, ống tube của bộ đun nước, cánhquạt và rô-to của tuabin, và trong các bộ phận khác. Dựa trên cảm ứng điện từ, kiểm tradòng điện xoáy được sử dụng rộng rãi để nhận diện sự khác biết về các điều kiện vật lý,cấu trúc và luyện kim của các kim loại dẫn điện. Kiểm tra dịng điện xốy có thể được sửdụng cho kiểm tra ống tube, kiểm tra bề mặt và đôi khi được sử dụng để kiểm tra mốihàn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẰNG THẨM THẤU CHẤT LỎNG</b>

<b>1. Mục đích, ý nghĩa của phương pháp</b>

- Kiểm tra thẩm thấu chất lỏng là một trong những phương pháp kiểm tra không phá hủyphổ biến nhất trong cơng nghiệp. Nó dùng để kiểm tra các vết nứt trên bề mặt kim loại,mối hàn sau khi gia công, đặc biệt là các vật liệu không nhiễm từ như thép không gỉ.

<b>2. Phương pháp/nguyên lý thực hiện, tiêu chuẩn thực hiện (vật liệu khácnhau), chuẩn bị mẫu </b>

- Người ta phun một chất lỏng có khả năng thẩm thấu cao và có màu sắc dễ phân biệt lênbề mặt vật cần kiểm tra. Nếu trên bề mặt có các vết nứt dù là rất nhỏ, chất thẩm thấu sẽngấm vào và đọng lại ở các khe nứt. Sau đó, tiếp tục phun lên bề mặt kiểm tra một chấtkhác gọi là “chất hiện màu”, làm cho phần chất thẩm thấu đã ngấm vào các vết nứt nổi rõlên.

- Quy trình thực hiện phương pháp kiểm tra thẩm thấu chất lỏng có 6 bước cơ bản nhưsau:

+ Làm sạch bề mặt: bề mặt cần khơng có bụi bẩn, gỉ sét, cáu cặn, dầu mỡ, đồng thời phảiđủ nhẵn để lau sạch chất thẩm thấu mà không để lại cặn

+ Phun chất thẩm thấu: chất thẩm thấu thường được phun bằng bình xịt hoặc bơi bằngbàn chải. Cần chờ một thời gian để chất thẩm thấu thấm vào các vết nứt và lỗ rỗng(thường kéo dài 30 phút)

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

+ Loại bỏ chất thẩm thấu: tất cả chất thẩm thấu phải được loại bỏ bằng giẻ sạch, khơ,khơng xơ cho đến khi sạch hồn toàn.

+ Phun chất hiện màu: một lớp phủ mỏng, nhẹ của chất hiện màu nên được phun lên bộphận kiểm tra. Đợi cho các vết nứt, lỗ hổng hiện rõ lên (từ 10 đến 60 phút)

+ Đánh giá các dấu hiệu (vết nứt, lỗ hổng): độ dài của vết nứt có thể tăng theo thời giankhi chất thẩm thấu chảy ra. Chiều dài của dấu hiệu được đo để đánh giá

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

+ Hậu kì sạch sẽ: cần phải loại bỏ hết chất hiện màu sau khi đã được đánh giá.

- Một số tiêu chuẩn liên quan tới kỹ thuật kiểm tra thẩm thấu chất lỏng: + EN ISO 12706 Non-destructive testing – Penetrant testing – Vocabulary.

+ EN ISO 3059 Non-destructive testing – Penetrant testing and magnetic particle testing– Viewing conditions

+ EN ISO 3452-1 Non-destructive testing – Penetrant testing – Part 1: General principles.+ EN ISO 3452-2 Non-destructive testing – Penetrant testing – Part 2: Testing ofpenetrant materials.

+ EN ISO 3452-3 Non-destructive testing – Penetrant testing – Part 3: Reference parts.+ EN ISO 3452-4 Non-destructive testing – Penetrant testing – Part 4: Equipment.+ EN ISO 3452-5 Non-destructive testing – Penetrant testing – Part 5: Penetrant testing attemperatures higher than 50°C.

+ EN ISO 3452-6 Non-destructive testing – Penetrant testing – Part 6: Penetrant testing attemperatures lower than 10°C.

<b>3. Ưu, nhược điểm của phương pháp</b>

<b>- Ưu điểm: </b>

<b>+ Độ nhạy cao với các vết nứt nhỏ</b>

<b>+ Dễ dàng kiểm tra các bộ phận có hình dạng phức tạp+ Kiểm tra nhanh chóng</b>

+ Các thiết bị kiểm tra có thể dễ dàng vận chuyển, tương đối rẻ+ Dễ thực hiện

+ Không phụ thuộc vào hình dạng vật kiểm.- Nhược điểm

+ Chỉ có thể kiểm tra bề mặt và bề mặt phải nhẵn, vật liệu không xốp

+ Không thể kiểm tra một số loại vật liệu (bê tông, gỗ, giấy, phải và một số loại sợi thủytinh)

+ Cần làm sạch các bộ phận và vật liệu kiểm tra+ Cần xử lý hóa chất đúng cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

+ Cần trang bị bảo hộ lao động đầy đủ

+ Các khuyết tật phải hở trên bề mặt, không phát hiện được các khuyết tật dưới bề mặt. + Các kết quả không giữ được lâu.

<b>4. Các thông số cần xác định, đo và tính tốn, ví dụ</b>

Các thơng số cần xác định, đo là:

- Thời gian thẩm thấu: là thời gian để chất lỏng thẩm thấu vào các lỗi trên bề mặt vật liệu.Thời gian thẩm thấu phụ thuộc vào loại chất lỏng, loại vật liệu, kích thước và hình dạngcủa lỗi. Thời gian thẩm thấu càng dài thì khả năng phát hiện lỗi càng cao.

- Thời gian loại bỏ: là thời gian để loại bỏ bớt chất thẩm thấu dư thừa trên bề mặt vật liệusau khi thẩm thấu. Thời gian loại bỏ phải đủ để loại bỏ chất lỏng không cần thiết nhưngkhông quá dài để làm mất chất lỏng trong các lỗi.

- Thời gian hiện màu: là thời gian để chất lỏng trong các lỗi được phát triển thành các dấuhiệu nhìn thấy được. Thời gian hiện màu phụ thuộc vào loại chất phát triển, nhiệt độ vàđộ ẩm mơi trường. Thời gian phát triển càng dài thì độ nhạy của phương pháp càng cao.- Độ nhạy: là khả năng của phương pháp kiểm tra để phát hiện các lỗi nhỏ nhất có ýnghĩa kỹ thuật. Độ nhạy có thể được xác định bằng cách so sánh kết quả kiểm tra với cáctiêu chuẩn hoặc các mẫu có lỗi đã biết trước.

- Độ chính xác: là khả năng của phương pháp kiểm tra để cho ra kết quả giống nhau khikiểm tra cùng một vật liệu nhiều lần hoặc bởi nhiều người khác nhau. Độ chính xác cóthể được đánh giá bằng cách tính tốn sai số hoặc độ lệch chuẩn của kết quả kiểm tra.- Độ nhớt của chất thẩm thấu: là độ trơn của chất lỏng, ảnh hưởng đến khả năng ngấmvào các khuyết tật. Độ nhớt của chất thẩm thấu được đo bằng máy đo độ nhớt(viscometer) theo các tiêu chuẩn hoặc nhà sản xuất chất thẩm thấu.

- Đường kính của chỉ thị: là kích cỡ của vùng màu hoặc phát quang trên bề mặt vật liệusau khi phun chất hiển thị, cho biết vị trí và hình dạng của khuyết tật. Đường kính của chỉthị được đo bằng thước hoặc kính lúp có vạch chia.

- Góc nghiêng của khuyết tật: là góc giữa pháp tuyến của bề mặt vật liệu và phươngvng góc với phương của khuyết tật. Góc nghiêng của khuyết tật ảnh hưởng đến chiềudài của khuyết tật. Góc nghiêng của khuyết tật có thể được ước lượng bằng cách so sánhvới các mẫu có góc nghiêng biết trước.

Một ví dụ cụ thể và tính tốn:

+ Thời gian thẩm thấu: giả sử ta sử dụng chất lỏng huỳnh quang để kiểm tra mối hàn củaống thép có đường kính 10 cm và chiều dài 1 m. Theo tiêu chuẩn ASTM E1417, ta cócơng thức tính tốn thời gian thẩm thấu tối thiểu như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Vậy ta cần để chất lỏng huỳnh quang trên bề mặt ống thép ít nhất 2.5 phút để có khả năngphát hiện các lỗi trên mối hàn.

+ Thời gian loại bỏ: giả sử ta sử dụng dung mơi để xóa bớt chất lỏng dư thừa trên bề mặtống thép. Theo tiêu chuẩn ASTM E1417, ta có cơng thức tính tốn thời gian xóa tối đanhư sau:

Trong đó:

T<small>max</small>: Thời gian loại bỏ tối đa (giây)L: Chiều dài ống thép (m)V: Tốc độ loại bỏ dung môi (m/s)Giả sử ta chọn V=0.1 (m/s) cho dung mơi, ta có:

Vậy ta cần loại bỏ dung mơi trên bề mặt ống thép nhanh chóng trong vịng 600 giây đểkhông làm mất chất lỏng trong các lỗi.

+ Thời gian hiện màu: giả sử ta sử dụng chất phát triển dạng bột để hút chất lỏng trongcác lỗi ra ngoài và tạo thành các dấu hiệu huỳnh quang. Theo tiêu chuẩn ASTM E1417, tacó cơng thức tính tốn thời gian phát triển tối thiểu như sau:

+ Độ nhạy: giả sử ta muốn kiểm tra khả năng phát hiện các lỗi có chiều rộng từ 0.05 mmtrở lên của phương pháp kiểm tra bằng thẩm thấu chất lỏng. Ta có thể sử dụng các mẫu cólỗi chuẩn với các chiều rộng khác nhau để so sánh kết quả kiểm tra với kết quả mongmuốn. Ví dụ, ta có thể sử dụng các mẫu có lỗi chuẩn với chiều rộng là 0.05 mm, 0.1 mm,0.2 mm, 0.5 mm và 1 mm để kiểm tra. Nếu phương pháp kiểm tra có thể phát hiện đượccác lỗi từ 0.05 mm trở lên, ta nói rằng độ nhạy của phương pháp là cao. Nếu chỉ phát hiệnđược các lỗi từ 0.1 mm trở lên, ta nói rằng độ nhạy của phương pháp là trung bình. Nếuchỉ phát hiện được các lỗi từ 0.2 mm trở lên, ta nói rằng độ nhạy của phương pháp làthấp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

+ Độ chính xác: giả sử ta muốn kiểm tra độ chính xác của kết quả kiểm tra bằng thẩmthấu chất lỏng khi kiểm tra cùng một mẫu nhiều lần hoặc bởi nhiều người khác nhau. Tacó thể sử dụng cơng thức tính tốn sai số hoặc độ chính xác có thể được xác định bằngcách sử dụng các tiêu chuẩn có chứa các lỗ hổng nhân tạo với kích thước đã biết. Độchính xác của phương pháp có liên quan đến nhiều yếu tố như loại và độ tinh khiết củachất lỏng và chất phát triển, kích thước và hình dạng của các lỗi, nhiệt độ và áp suất môitrường, cách thức quan sát và đánh giá kết quả.

+ Đường kính chỉ thị, góc nghiêng của khuyết tật giúp ta xác định chiều dài của khuyếttật qua cơng thức:

Trong đó:

L: chiều dài của khuyết tật (cm) D: đường kính ống thép (cm)α: góc nghiêng của khuyết tật (°)Giả sử vết nứt có góc nghiêng α = 45° ta có:

<b>5. Thiết bị</b>

Các bình xịt dung mơi lon aerosol

- Bình thứ nhất (chất làm sạch): là một chất lỏng hoặc khí có khả năng loại bỏ các chấtbẩn, dầu mỡ, sơn hoặc các chất gây cản trở cho quá trình thẩm thấu. Chất làm sạch có thểđược bơm, xịt, ngâm hoặc quét lên bề mặt kiểm tra trước và sau khi sử dụng chất thẩmthấu.

- Bình thứ hai (chất hiển thị): là một chất lỏng hoặc bột có khả năng tạo ra chỉ thị khuyếttật bằng cách kết hợp với chất thẩm thấu. Chất phát hiện có thể có màu sắc hoặc huỳnhquang để tạo ra độ tương phản cao với nền của vật liệu kiểm tra. Chất phát hiện có thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

được bơm, xịt, ngâm hoặc quét lên bề mặt kiểm tra sau khi loại bỏ dư lượng chất thẩmthấu.

- Bình thứ ba (chất thẩm thấu): là một chất lỏng có độ nhớt thấp và độ tương thích caovới vật liệu kiểm tra. Chất thẩm thấu có thể có màu sắc hoặc huỳnh quang để dễ dàngnhìn thấy khi chiếu ánh sáng trắng hoặc tia cực tím. Chất thẩm thấu có thể được bơm, xịt,ngâm hoặc quét lên bề mặt kiểm tra.

<b>6. Nhận xét chung </b>

Phương pháp này có thể được sử dụng cho các ứng dụng như kiểm tra các vật liệukim loại hoặc phi kim loại không xốp như thép, nhôm, đồng, nhựa, cao su, gốm, v.v.Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để kiểm tra các khuyết tật như nứt, rỗ, lỗ xỉ,tách lớp, v.v. trên các bộ phận và thiết bị trong các ngành cơng nghiệp như hàng khơng, ơtơ, dầu khí, năng lượng, v.v.

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, dễ quan sát và đánh giá chỉthị khuyết tật, có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu và hình dạng.

Phương pháp này có nhược điểm là chỉ có thể phát hiện các khuyết tật hở ra trênbề mặt, không thể phát hiện các khuyết tật ẩn sâu bên trong vật liệu. Ngoài ra, phươngpháp này còn yêu cầu bề mặt kiểm tra phải được làm sạch kỹ lưỡng trước và sau khi kiểmtra, cần có ánh sáng đủ để quan sát chỉ thị, và có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môitrường như nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn

<b>PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẰNG TỪ TÍNH</b>

<b>1. Mục đích và ý nghĩa của phương pháp</b>

Phương pháp kiểm tra khơng phá hủy bằng từ tính (hay còn được gọi là phươngpháp bột từ) được ứng dụng cho kiểm tra phát hiện khuyết tật như rạn nứt bề mặt ở mối

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt, sự nóng chảy khơng đủ, các rạn nứt phía dưới bề mặt, rỗxốp lẫn xỉ và độ ngấu mối hàn không đầy đủ.

<b>2. Phương pháp/nguyên lý thực hiện, tiêu chuẩn thực hiện (vật liệu khácnhau), chuẩn bị mẫu </b>

- Nguyên lý: Phương pháp này dùng để phát hiện các khuyết tật dạng các vết rạn, nứt,phân lớp, vết gấp (đo bền mỏi, nhiệt luyện, đúc, hàn, gia công cắt gọt, …) trên bề mặthoặc sát bề mặt vật kiểm.

- Phương pháp: Sau khi được từ hóa thích hợp, bề mặt vật kiểm sẽ được phủ một lớp chấtkiểm (bột từ, bột từ huỳnh quang, huyền phù bột từ). Tại những vị trí có khuyết tật, từtrường bị gián đoạn tạo ra những cực từ cục bộ hút bột từ xung quanh, hình thành các vânbột từ nhìn thấy được.

- Các bước thực hiện:

1. Đánh giá tình trạng bề mặt. Mặc dù điều này không quá quan trọng đối với thửnghiệm thẩm thấu, nhưng cần phải tránh các bề mặt nhám có thể gây kết quả nhầmlẫn hoặc khơng chính xác.

2. Bề mặt sau đó phải được làm sạch bằng chất tẩy rửa thích hợp để loại bỏ chất bẩncó thể cản trở chuyển động của các hạt trên bề mặt.

3. Sau đó, bộ phận có thể được từ hóa bằng cách sử dụng kỹ thuật đã được lựa chọn.4. Đánh giá.

5. Bộ phận sau đó nên được kiểm tra với các đường từ thông theo hướng xấp xỉ 90độ để kiểm tra ban đầu. Lưu ý: Trong một số trường hợp, có thể cần phải khử từbộ phận trước khi kiểm tra ở góc 90 so với góc ban đầu nếu từ trường dư cao hơntừ trường được sử dụng.

6. Đánh giá.7. Hoàn thành báo cáo.

8. Bộ phận sau đó phải được làm sạch kỹ lưỡng và nếu cần, sơn một lớp chống gỉ.- Các tiêu chuẩn áp dụng phương pháp kiểm tra bột từ

+ ASTM E1444/E1444M - 16e1: Standard Practice for Magnetic Particle Testing+ ISO 9934-1:2016: Non-destructive testing – Magnetic particle testing – Part 1: Generalprinciples

+ ISO 9934-2:2015: Non-destructive testing – Magnetic particle testing – Part 2:Detection media

+ ISO 9934-3:2015: Non-destructive testing – Magnetic particle testing – Part 3:Equipment

+ TCVN 4396:1986: Kiểm tra không phá hủy - Phương pháp dùng bột từ- Điều kiện kiểm tra:

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

+ Vật kiểm tra phải có tính chất từ tính (có khả năng dẫn từ), độ từ thẩm mR > 300. + Phải đạt được sự tiếp cận bề mặt đối tượng kiểm tra.

+ Bề mặt phải khô, không có dầu, mỡ, nước và bẩn gỉ. + Các lớp sơn phủ không được dày quá 150 mm.

+ Đối tượng kiểm tra phải được từ hóa và sau đó cần được khử từ.

<b>3. Ưu nhược điểm của phương pháp</b>

- Ưu điểm:

<small></small> Nhanh chóng và tương đối khơng phức tạp.

<small></small> Cho ra chỉ thị ngay lập tức về các khuyến tật.

<small></small> Cho thấy các khuyến tật bề mặt và gần bề mặt và đây là những khuyến tật nghiêmtrọng nhất khi chúng gây tập trung ứng suất.

<small></small> Có thể điều chỉnh để sử dụng tại công trường hoặc phân xưởng.

<small></small> Các vật thể lớn hay nhỏ đều có thể kiểm tra được.- Nhược điểm:

<small></small> Bị hạn chế vì chỉ áp dụng cho các vật liệu sắt từ - sắt và thép và không thể áp dụngtrên thép không gỉ.

<small></small> Yêu cầu nguồn cấp điện.

<small></small> Không thể sử dụng phương pháp này nếu có lớp sơn dày trên bề mặt.

<small></small> Có thể xuất hiện các chỉ thị giả hoặc chỉ thị khơng liên quan. Do đó, việc giải đốnlà một nhiệm vụ u cầu trình độ chun mơn.

<small></small> Vật thể được kiểm tra phải được khử từ sau khi kết thúc q trình kiểm tra

<b>4. Các thơng số cần xác định, đo và tính tốn, lấy ví dụ</b>

Các thơng số cần đo và tính tốn trong phương pháp này bao gồm:

+ Cường độ từ trường: là độ lớn của từ trường được tạo ra trên vật liệu kiểm tra. Cườngđộ từ trường có thể được đo bằng các thiết bị như đồng hồ Gauss, đồng hồ Tesla hoặcđồng hồ từ trường.

+ Hướng từ trường: là hướng của các đường sức từ trong vật liệu kiểm tra. Hướng từtrường có thể được xác định bằng cách sử dụng các nam châm chỉ thị hoặc các thiết bịkhác.

+ Loại và lượng hạt sắt từ: là các vật liệu từ tính nhỏ được phủ lên bề mặt vật liệu kiểmtra để thu hút và tạo thành các chỉ thị khuyết tật. Có các loại hạt sắt từ là khô và ướt, tùythuộc vào việc chúng có được lơ lửng trong chất lỏng hay không; hoặc khả kiến hay phátquang. Lượng hạt sắt từ cần dùng phải đủ để tạo ra các chỉ thị rõ ràng và không quá nhiềuđể gây nhiễu.

</div>

×