Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

đề tài lý thuyết tác phong trong quản trị của max weber và thực tiễn áp dụng tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.33 KB, 18 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC </b>

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

<b>1. Lý do chọn đề tài: ... 1 </b>

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu: ... 1 </b>

<b>3. Phương pháp nghiên cứu:... 1 </b>

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ... 2

<b>1. Đôi nét về tác giả Max Weber ... 2 </b>

<b>1.1 Giới thiệu chung ... 2 </b>

<b>1.2 Cuộc đời và sự nghiệp ... 2 </b>

<b>1.3 Các thành tựu ... 2 </b>

<b>2. Nguồn gốc ra đời và sự hình thành của học thuyết ... 3 </b>

<b>3. Lý thuyết quản trị hành chính của Max Weber ... 3 </b>

<b>3.1 Sự đóng góp của Max Weber trong lĩnh vực quản trị... 3 </b>

<b>3.2 Nội dung cốt lõi của thuyết quan liêu... 4 </b>

<b>3.3 Những đặc điểm và ảnh hưởng của mỗi lí thuyết ... 4 </b>

<b>3.3.1 Nguyên lí quản lý ... 4 </b>

<b>3.3.2 Quản lý gắn với quyền lực ... 5 </b>

<b>4. Phân tích ưu nhược điểm của học thuyết: ... 6 </b>

<b>4.1.Ưu điểm: ... 6 </b>

<b>4.2.Hạn chế: ... 7 </b>

<b>5. Ý nghĩa cốt lõi của học thuyết ... 8 </b>

<b>6. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam hiện nay. ... 9 </b>

<b>6.1 Tổng quan về tình hình quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam ... 9 </b>

<b>6.2 Đánh giá việc áp dụng lý thuyết tác phong của Max Weber ... 10 </b>

<b>6.3 Thành công và thách thức trong việc ứng dụng lý thuyết tại Việt Nam. ... 11 </b>

<b>6.4. Quá trình vận dụng học thuyết quản lý hành chính vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay ... 12 </b>

KẾT LUẬN ... 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 15

Phụ lục ... 16

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: </b>

Trong thời đại xã hội kinh tế phát triển, sự mở rộng thị trường, sự phát triển của luật pháp và đặc biệt là những thay đổi về bản chất của quyền lực đã hình thành lên các tổ chức, doanh nghiệp. Những thách thức, khó khăn cũng đã dần xuất hiện đó là việc áp dụng các phương pháp quản trị khác nhau vào từng loại doanh nghiệp có quy mơ khác nhau. Địi hỏi các tổ chức lớn, nhỏ khác nhau phải hiểu biết và áp dụng phương pháp quản trị như thế nào lên tập thể của mình. Max Weber- một nhà xã hội học người Đức ông đã nêu lên lý thuyết quản trị hành chính với nội dung đưa ra các quy định, luật lệ, kỷ luật và buộc lòng tất cả nhân viên phải tn theo. Chính điều đó đã cho thấy được thuyết quản trị hành chính có vai trị quan trọng trong các tổ chức quy mơ lớn vì đề cao hiệu quả, lợi ích chung tập thể lên trên những cảm xúc cá nhân

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu: </b>

Nhằm nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về thuyết quản trị hành chính cũng như các kiến thức về quản trị. Hiểu được ưu điểm cũng như hạn chế của loại quản trị hành chính.Từ đó vận hành quản trị hành chính vào các tổ chức quy mô lớn, cơ cấu phức tạp như Nhà Nước hay các tập đoàn lớn được quản lý bằng cả hội đồng chứ không phải một người lãnh đạo duy nhất

<b>3. Phương pháp nghiên cứu: </b>

Để thực hiện mục tiêu, nhóm em đã nghiên cứu bằng các phương pháp: phân tích, đọc và làm rõ vấn đề. Chọn lọc ra những thông tin cần thiết từ Internet, sách video và các nguồn khác. Trao đổi thơng tin với các thành viên trong nhóm và cuối cùng là tổng hợp nội dung chính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1. Đôi nét về tác giả Max Weber </b>

<b>1.1 Giới thiệu chung </b>

Max Weber (1864-1920) tên đầy đủ là Maximilian Karl Emil Weber, là một nhà xã hội học nổi tiếng người Đức, sống cùng một thời kỳ với Taylor và Fayol. Ông đã có những cống hiến kiệt xuất đối với lý luận quản lý cổ điển phương Tây. Weber là một nhà xã hội học, nhà sử học, nhà luật học và nhà kinh tế chính trị. Ơng đóng góp nhiều vào lý thuyết quản trị từ việc phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy là phương thức hợp lý tổ chức một công ty phức tạp.

<b>1.2 Cuộc đời và sự nghiệp </b>

Weber sinh ra tại Erfurt vùng Thuringen, nước Đức, là con trai trưởng trong một gia đình có 7 người con. Gia đình dời đến Berlin vào năm 1869, cha của Max là thành viên Hội đồng Thành phố và dân biểu Quốc hội Đức. Mẹ là một phụ nữ tri thức quan tâm đến xã hội học, tơn giáo, là một tín hữu Kháng Cách theo thần học Calvin. Bối cảnh gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy, là bước đầu tiên thúc đẩy ông tiếp cận đến các đề tài nghiên cứu sau này.

Năm 1882, ông theo học luật tại Đại học Heidelberg. Bên cạnh đó, ơng cũng tham gia những buổi thuyết trình về kinh tế, học thêm về lịch sử trung cổ, triết học và thần học. Sau đó, phục vụ quân đội Đức ở Strasbourg, từ binh nhì lên sĩ quan.

Năm 1884, trở về nhà và theo học tại Đại học Berlin. Năm 1888, ông gia nhập "Verein für Sozialpolitik", một tổ chức chuyên nghiệp cho các nhà kinh tế Đức liên kết với các trường phái lịch sử kinh tế, những người thấy được vai trò cốt lõi của kinh tế trong việc giải quyết các vấn đề xã hội đương thời, đây cũng là những nhà tiên phong trong các nghiên cứu thống kê quy mô lớn về các vấn đề kinh tế.

<b>1.3 Các thành tựu </b>

- Theo từ điển bách khoa tồn thư, ơng là người trẻ nhất trong 3 người được xem là những người thành lập ra nền xã hội học Đức, là người sáng lập ra nền xã hội học chỉ huy (Herrschaft Soziologie) và bên cạnh Émile Durkheim cũng được xem là người sáng lập xã hội học tôn giáo (Religion Soziologie). Bên cạnh đó ơng cũng được xếp cùng Karl Marx và Georg Simmel, tác giả của những tác phẩm cổ điển quan trọng của ngành xã hội học kinh tế (Wirtschafts Soziologie).

- Trong Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Max Weber bắt đầu các sưu khảo về sự hợp lý hóa, giải thích hiện tượng các giáo phái Kháng Cách, đặc biệt là các giáo hội chịu ảnh hưởng Thần học Calvin theo chủ trương khổ hạnh đã sử dụng các phương tiện thuần lý trong hoạt động kinh tế như là cách thể hiện rằng họ đang được Thiên Chúa chúc phúc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Weber cho ngành xã hội học chính trị và chính quyền là luận văn Chính trị như một nghề chuyên môn (Politik als Beruf). Weber chỉ ra rằng định nghĩa về nhà nước là vấn đề mấu chốt đối với tư duy phương Tây: nhà nước là thực thể được dành độc quyền hợp pháp sử dụng sức mạnh bạo lực.

<b>2. Nguồn gốc ra đời và sự hình thành của học thuyết </b>

Quan liêu là một khái niệm xa xưa và quen thuộc được xuất xứ từ Trung Quốc, là một khái niệm thuần phong kiến. Cốt lõi của quan niệm trên là chế độ tuyển dụng quan chức dựa trên cơ sở thi cử và thành tích. Trước cách mạng tư sản Pháp năm 1789, khái niệm bộ máy quan liêu hiện đại thuần tư sản xuất hiện.

Trong cuốn sách “ Lý luận về tổ chức kinh tế và xã hội”, Weber đã đưa ra một thể chế hành chính quan liêu. Khái niệm “ thể chế quan liêu” đây không phải là khái niệm quan liêu theo nghĩa xấu như nền kinh tế chính trị quan liêu, chủ nghĩa quan liêu, cũng khơng có nghĩa là thốt ly thực tế, chủ nghĩa giấy tờ, hiệu suất thấp…mà nó có nghĩa rằng tổ chức này tiến hành công việc quản lý thông qua chức vụ hoặc chức vị. Thể chế quản lý Hành chính trong lý tưởng nói đây khơng phải là thể chế quản lý tốt nhất hoặc phù hợp với nhu cầu nào đó mà là một hình thức thái tổ chức thuần túy, khơng có ví dụ thực tế trong hiện thực, dùng để phân biệt nó với các tổ chức mang các hình thái đặc thù khác nhau tồn tại trong thực tế, Weber đã từ những tổ chức mang hình thái đặc thù khác nhau tồn tại trong thực tế đó để rút ra 1 hình thái thuần túy nhằm thuận tiện cho sự phân tích về mặt lý luận. Weber cho rằng thể chế quan liêu là 1 tổ chức xã hội chặt chẽ hợp lý giống như 1 cỗ máy. Nó có những hoạt động chuyên nghiệp thành thạo, có quy định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm, có quy chế thực hiện nghiêm khắc và quan hệ phục tùng theo cấp bậc, do đó trở thành 1 hệ thống kỹ thuật quản lý thể chế quan liêu được thể hiện. ( theo Tailieu.VN Thuyết Quản Lí Quan Liêu Bàn Giấy Của MaxWeber )

<b>3. Lý thuyết quản trị hành chính của Max Weber </b>

<b>3.1 Sự đóng góp của Max Weber trong lĩnh vực quản trị </b>

Học thuyết của Max đã phân tích một các có hệ thống cơ cấu của các tổ chức chính thức và trình bày một cách tồn diện những đặc trưng cơ bản cần có của tất cả các tổ chức xã hội lớn tư bản chủ nghĩa. Tư tưởng cốt lõi của học thuyết là xem tổ chức như một hệ thống do cơ cấu cấp bậc của các chức vị và các bộ phận hình thành. Quyền hạn và chức trách của mỗi chức vị, bộ phận đều được xác định theo những nguyên tắc hợp lý, hợp pháp và căn cứ vào địa vị của nó trong tổ chức. Mọi hành vi chức vụ của mỗi thành viên trong tổ chức đều chịu sự ràng buộc của những quy tắc đã định.

Với sự phát triển của kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa, quy mơ của các xí nghiệp và tổ chức xã hội được mở rộng đã khẳng định một cơ cấu điển hình được ứng dụng rộng rãi dựa trên lý thuyết quản trị mà Max Weber đã đưa ra. Cống hiến của Weber đối với sự phát triển

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

của lý luận quản lý đã được các nhà khoa học về quản lý ở phương Tây thừa nhận một cách rộng rãi. Lý thuyết của ông được các nhà quản trị ứng dụng và phát triển.

<b>3.2 Nội dung cốt lõi của thuyết quan liêu </b>

Khái niệm quan liêu bàn giấy được định nghĩa là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân cơng, phân nhiệm chính xác, các mục tiêu phân biệt, hệ thống quyền hành có tơn ti trật tự. Cơ sở tư tưởng của Weber là ý niệm thẩm quyền hợp pháp và hợp lí, ngày nay thuật ngữ “quan liêu” thường khiến ta gợi lên hình ảnh một tổ chức cứng nhắc, lỗi thời, bị chìm ngập trong thủ tục hành chính phiền hà và nó hồn tồn xa lạ với tư tưởng ban đầu của Weber.( theo Giáo trình Quản trị học trang 31)

10 đặc trưng cơ bản của học thuyết quan liêu của Max Weber: - Tính chuẩn xác

- Tính nhạy bén - Tính rõ ràng - Tinh thơng văn bản - Tính liên tục

- Tính nghiêm túc - Tính thống nhất

- Quan hệ phục tùng nghiêm chỉnh - Phòng ngừa va chạm

- Tiết kiệm nhân lực và vật lực

<b>3.3 Những đặc điểm và ảnh hưởng của mỗi lí thuyết </b>

<i><b>3.3.1 Nguyên lí quản lý </b></i>

- Sự phân công lao động được xác định rõ ràng và thể chế hóa :điều này có nghĩa là trong 1 tổ chức hay cơ quan sẽ có những người đảm đương có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, những chức năng và nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng các văn bản, trong đó ghi rõ người đó sẽ và phải làm những gì.

- Hình thành trật tự thứ bậc dựa trên 1 dây chuyền chỉ huy: hình thành nên quan hệ của các thành viên là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, tạo nên 1 trật tự nhất định đảm bảo hoạt động ổn định của cơ quan, tổ chức, người cấp dưới là người thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, cấp trên không thi hành những nhiệm vụ mà cấp dưới đề ra. Quá trình hoạt động của cơ quan tổ chức như 1 dây chuyền từ cao đến thấp. Ví dụ: Chính phủ ban hành 1 quyết

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

định “ nâng cao chất lượng giáo dục ”, đối tượng sẽ chịu tác động trực tiếp sẽ là Bộ giáo dục đào tạo đến sở giáo dục đào tạo, phòng giáo dục đào tạo và cuối cùng sẽ là các hiệu trưởng, hiệu phó của các trường học. Nó hình thành nên 1 trật tự thứ bậc theo 1 dây chuyền chỉ huy.

- Tuyển chọn dựa trên năng lực nghề nghiệp qua thi sát hạch , qua trình độ, …: Muốn được vào làm việc tại 1 cơ quan, tổ chức phải có đầy đủ các giấy tờ cần thiết ( văn bằng , chứng chỉ ) đồng thời phải thông qua các đợt thi, nếu đủ năng lực nghề nghiệp và kỹ năng cần thiết thì mới được tuyển dụng.

- Cần chỉ định người quản lý: người quản lý cần có óc tư duy sáng tạo, tư duy tốt và biết cách dùng người. Năng lực của nhà quản lý được thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn, phải chứng minh được mình có năng lực phẩm chất của 1 nhà quản lý thực thụ. Khi đó nhà quản lý được chỉ định chứ không phải là tự ứng cử.

- Cần trả lương xứng đáng cho hoạt động của nhà quản lý : Việc trả lương xứng đáng cho nhà quản lý chính là việc đáp ứng được nhu cầu vật chất của nhà quản lý. Tạo nên tâm lý sẵn sàng cống hiến hết mình cho tổ chức.

- Người quản lý không nên là người sở hữu đơn vị mà mình điều hành: nếu người quản lý mang tư tưởng mình là người sở hữu tổ chức thì sẽ dễ mắc phải bệnh chuyên quyền độc đốn, giữ tất cả mọi cơng việc, đồng thời sẽ có cái nhìn chủ quan về tổ chức đưa ra những quyết định không phù hợp ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức.

- Hoạt động quản lý của nhà quản lý phải tuân thủ chặt chẽ những quy định, chuẩn mực và chịu sự kiểm tra: mọi công việc của nhà quản lý phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định của tổ chức, chịu trách nhiệm trước những sai sót. Hoạt động của nhà quản lý dưới sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo những quy định của pháp luật.

<i><b>3.3.2 Quản lý gắn với quyền lực </b></i>

- Quyền lực kiểu truyền thống : Dựa vào truyền thống cổ xưa và địa vị chính thống của người sử dụng quyền lực đó. Ơng cho rằng chế độ thủ lĩnh, trưởng bộ tộc là biểu hiện quan trọng nhất của quyền lực kiểu truyền thống. Ngoài ra cịn có hình thức cha truyền con nối. Sự phục tùng đối với quyền lực truyền thống dựa vào chỗ người cai trị chiếm giữ địa vị cai trị và việc người cai trị có thể sử dụng quyền lực là do sự ràng buộc truyền thống. Nếu trong số họ có người nào thường xuyên vi phạm quy định do truyền thống đặt ra thì họ sẽ có nguy cơ đánh mất tính hợp pháp của sự cai trị.

- Quyền lực dựa vào sự sùng bái đối với lãnh tụ siêu phàm: Loại hình này dựa vào sự sùng bái và yêu quý đối với một anh hùng có đạo đức gương mẫu. Sự phục tùng đối với loại hình này dựa vào lịng tin của cấp dưới về sự thiêng liêng của lãnh tụ ,chứ không phải là một sức mạnh cưỡng chế. Weber cho rằng loại hình quyền lực này khơng thể là cơ sở cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

một nền cai trị vững chắc. Vì cơng việc hàng ngày của một quốc gia không thể dựa vào sự ái mộ của công dân dành cho một nhân vật vĩ đại mà phục tùng theo.

- Quyền lực pháp lý: Loại hình này dựa vào tính hợp lý, hợp pháp hoặc quyền lực của người đã được xem là cốt lõi. Nếu nói rằng tất cả những loại hình quyền lực khác đều quy vào cá nhân thì quyền lực pháp lý chỉ quy vào các quy định pháp luật. Mọi việc đều thi hành theo quy định của pháp luật. Những người sử dụng quyền lực là những người thực thi các quy định của pháp luật, chứ không phải là ngọn nguồn của các quy định pháp luật. Weber cho rằng những quan lại của các quốc gia hiện đại chỉ là nô bộc của 1 quyền lực chính trị cao hơn . Ví dụ, chính phủ do bầu cử hình thành và các bộ trưởng cũng vậy. Nhưng điều Weber lo lắng là những quan lại do nhân dân bầu ra không phải đều đặt mình đúng chỗ. Trên thực tế, các quan lại không phải lúc nào cũng làm việc tuân theo phương thức họ phải tuân theo mà thường tìm cách mở rộng quyền lực để mở rộng lợi ích riêng của họ. Họ không làm việc với tư cách là những nô bộc trung thành mà họ muốn trở thành ông chủ của các bộ phận thuộc quyền.

<b>4. Phân tích ưu nhược điểm của học thuyết: 4.1.Ưu điểm: </b>

Thông qua hệ thống các quy tắc và quy định chuẩn hóa trong cơ cấu quản lý quan liêu, những văn bản sẽ được đóng khung rõ ràng, các quy tắc và qui định sẽ được cung cấp và hướng dẫn một cách cụ thể và nếu là nhân viên trong tổ chức đó thì nhất định phải tn thủ theo những nguyên tắc trên. Điều này sẽ tạo ra được sự đồng nhất trong khi làm việc, tránh gây hiểu lầm và những tranh cãi khơng đáng có giữa các thành thành viên trong tổ chức. Bộ qui định sẽ được thiết lập tốt đảm bảo sự ổn định và tính liên tục của một doanh nghiệp. Có thể nói, trong mọi cơ chế hoạt động của con người đều chịu sự tác động của quyền lực, do đó mà nguyên tắc phân cấp trong tổ chức hình thành. Mỗi cấp thấp hơn nằm dưới sự giám sát và kiểm sốt của cấp cao nhất và khơng có cấp quản lý nào là khơng được kiểm sốt. Có như vậy thì doanh nghiệp mới đi theo đúng hướng, mục tiêu đã đề ra, hiểu rõ được ai mới là người có thẩm quyền ra quyết định và điều hành phân cơng trong cơng việc. Việc có một cấu trúc quyền lực rõ ràng giúp tránh được sự lạm dụng quyền lực, đảm bảo phân công một cách công bằng, tạo nên môi trường làm việc minh bạch –nơi mọi người cảm thấy an tâm và tự tin hơn trong khi làm việc.

Bên cạnh đó, trong cơ cấu quản lý “quan liêu” sự phân công lao động (bộ phận làm việc) và chun mơn hóa cũng là một trong những điểm cần đáng lưu ý. Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn tốt, biết nhìn người nhìn việc thì phân cơng lao động sẽ hiệu quả hơn vì khi phân công đúng người, đúng lĩnh vực mà người lao động đó giỏi thì sẽ khiến cơng việc dễ và hồn thành nhanh chóng, tiết kiệm được khoảng thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Trong cơ chế này, Weber khuyến khích sử dụng các dây chuyền lắp ráp, có nghĩa là những chức năng và nhiệm vụ lớn của doanh nghiệp sẽ được chia thành các hoạt động nhỏ hơn, từ đó sẽ dễ dàng thực hiện. Dây chuyền lắp ráp được nâng cao đảm bảo quy trình sản xuất

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

được sắp xếp hợp lý, hoạt động trơn tru và liên tục. Vì khi người lao động làm một công việc lặp lại nhiều lần thì dễ tạo nên thói quen, từ đó hiểu được cách hoạt động của công việc giúp thúc đẩy việc làm nhanh và tránh ít sai sót hơn.

Và tiếp theo điều đáng nói trong lý thuyết này là về mối quan hệ quản lý phải dựa trên quan hệ chính thức, có nghĩa là mối quan hệ cá nhân giữa các nhà quản lý hoặc các nhà bộ phận thì khơng có tầm quan trọng, mọi người trong tổ chức đều phải tuân theo những nguyên tắc, nó phải hợp lý, hợp pháp, khơng cho phép có sự pha trộn trong cơng việc và tình cảm riêng. Quản lý quan liêu là một hệ thống quản lý theo quy tắc, đây là đang đề cập đến việc quản lý theo pháp luật. Là quy định dựa trên văn bản, có bằng chứng cụ thể rõ ràng, đây là điều cần thiết để giải thích có hệ thống được thực hiện thơng qua giao tiếp bằng văn bản. Là nơi xác định các trách nhiệm, quyền lợi và các điều kiện làm việc của cả người quản lý và nhân viên, nó khơng chỉ giúp xác định mà cịn là cơng cụ quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và cơng bằng trong các mối quan hệ khi làm việc với nhau. Trong mơ hình quản lý này, việc thăng chức của các nhân viên hay nhà quản lý còn dựa trên thâm niên. Với mục tiêu này có thể là nguồn động lực lớn cho nhân viên, khi họ muốn có cơ hội được người khác cơng nhận và tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình, giúp họ phát triển bản thân trở thành những người làm việc chuyên nghiệp và xuất xắc. Khơng những vậy cịn tạo được sự cạnh tranh công bằng trong môi trường làm việc, khi mọi người đều có cơ hội thăng tiến dựa trên hiệu suất và thành tích làm việc, chứ khơng chỉ dựa vào quan hệ.

Vì thế mà lý thuyết “quan liêu” rất cần thiết đối với các loại hình thức quản lý đầy phức tạp ở các xí nghiệp hiện đại hay những cơ quan chính phủ, giáo dục, các tổ chức xã hội có quy mơ lớn ngày nay, lý thuyết đó sẽ thích ứng dễ dàng hơn với những địi hỏi của xã hội hóa hiện đại hóa, thậm chí nó cịn được ứng dụng rộng rãi trong các thiết kế tổ chức và giúp các doanh nghiệp phát huy tài lãnh đạo của các quản lý một cách hiệu quả.

<b>4.2.Hạn chế: </b>

Trong lý thuyết quản trị của Max Weber những điểm hạn chế cũng tồn tại song song với những ưu điểm đó. Đầu tiên điều mà chúng ta nên cân nhắc kĩ là trong mơ hình hệ thống quan liêu, thường coi con người là cơng cụ bị động, xử lí cơng việc một cách máy móc và bỏ qua yếu tố cảm xúc con người. Wb: “Một viên chức chẳng qua chỉ là một cái răng khế trên một cỗ máy đang vận hành. Phương hướng vận hành của cỗ máy đã quy định phương hướng vận hành cơ bản, cố định của cái răng khế đó” có thể hiểu là trong một tổ chức lớn, thì mỗi cá thể trong đó khơng đủ quyền ảnh hưởng để có thể yêu cầu hay thay đổi đi hướng hoạt động cơ bản của tổ chức đó, họ chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống, dù có nổ lực thay đổi đến đâu thì cá nhân họ vẫn bị ràng buộc bởi cấu trúc quản lý này và buộc họ phải làm việc đúng theo các quy tắc đã được định ra từ trước. Có thể nói đây là hệ thống thẩm quyền và kiểm soát lỗi thời, cách mà hệ thống này hoạt động khơng được linh hoạt để thích ứng với các tính chất năng động mà một quản lý hiện đại nên có. Nó chỉ cố kiểm sốt hành vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

của con người mà không cân nhắc đến tầm quan trọng trong việc sáng tạo, hạn chế đi các ý tưởng mới mà nhân viên có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Trong kiểu quản lý như vậy, cịn ít chú trọng tới mục tiêu doanh nghiệp, các quy tắc và phương pháp được tuân thủ rất cứng nhắc và sự phụ thuộc quá nhiều vào nó khiến nhân viên không thể phát triển được trong môi trường làm việc như thế, mọi người trong tổ chức sẽ bị ảnh hưởng và làm việc cẩn thận hơn để tự “bảo vệ mình” đảm bảo việc an tồn cho bản thân, tránh các rủi ro, nguy cơ tác động từ bên ngồi. Lâu dần thì trong quan hệ giữa các bộ phận hay cá nhân giữa các thành viên sẽ hình thành nên tâm lí đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, che dấu lỗi sai và khuyết điểm của bản thân . Nếu điều này được thực hiện quá mức sẽ dẫn đến các rào cản không cần thiết cho hiệu quả của tổ chức. Làm cho các thành viên cảm thấy bị hạn chế trong việc thích ứng các tình huống mới hoặc các trường hợp thử thách đặc biệt và có ít khả năng kiểm sốt bên ngoài, làm ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của nhân viên do sự nhàm chán và khiến họ khơng thể phấn khởi được trong khi làm việc. Ngồi ra, việc ghi chép các quy định, thủ tục,.. là việc cần thiết trong quy trình quản lý quan liêu. Cơng việc viết lách tăng q mức thì chất lượng nội dung sẽ bị giảm, làm giảm giá trị thông điệp mà tổ chức muốn truyền tải. Hơn thế còn làm mất thời gian và nguồn lực công ty, hoạt động bị trì hỗn, cơng việc khơng được hồn thành đúng thời gian. Về mối quan hệ trong mơ hình quản lí này thường bị bỏ qua, khơng thừa nhận sự tồn tại và tầm ảnh hưởng của mối quan hệ khơng chính thức giữa các nhân viên. Mối quan hệ chính thức được thực hiện rất nghiêm ngặt do nó gắn liền với các quy tắc cụ thể, là nguyên nhân chính gây chậm trễ trong các trường hợp cần phải có sự đồng thuận từ các bên liên quan, tạo một môi trường làm việc áp đặt khiến thành viên trong tổ chức bị ràng buộc và không được tự do trong cơng việc của mình.

<b>5. Ý nghĩa cốt lõi của học thuyết </b>

Học thuyết quản trị của Max Weber là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản trị. Ý nghĩa cốt lõi của học thuyết này là giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức quản lý và tổ chức trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Một trong những yếu tố quan trọng của học thuyết quản trị Max Weber là sự tập trung vào quyền lực và quyền lực hình thức. Theo Weber, quyền lực khơng chỉ đơn thuần là sự kiểm sốt và điều khiển, mà cịn là sự ảnh hưởng và tác động lên người khác. Quyền lực hình thức là quyền lực được xác định và chấp nhận bởi các quy tắc và quy định trong tổ chức. Ý nghĩa của quyền lực hình thức là tạo ra sự ổn định và sự tổ chức trong một tổ chức, đồng thời giúp xác định vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân trong tổ chức.

Học thuyết quản trị Max Weber cũng nhấn mạnh về sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong quản lý. Theo Weber, quản lý chuyên nghiệp là sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý. Ý nghĩa của sự chuyên nghiệp trong quản lý là đảm bảo rằng các quyết

</div>

×