Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Hạng Kiên Thống Thể Phong Hàn Thấp Bằng Cấy Chỉ Kết Hợp Bài Tập Dƣỡng Sinh.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 117 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC </b>

<b>NGUYỄN THỊ BẠCH MAI </b>

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÂ ĐIỀU TRỊ HẠNG KIÊN THỐNG THỂ PHONG HÀN THẤP BẰNG CẤY CHỈ

KẾT HỢP BÀI TẬP DƯỠNG SINH

<b>LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II </b>

<b> HUẾ - 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

VAS Visual Analogue Scale : Thang điểm đánh giá mức độ đau

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1 </b>

<b>Chương 1. TỒNG QUAN TÀI LIỆU ... 3 </b>

1.1. Tổng quan về Hạng kiên thống theo Y học cổ truyền ... 3

1.2. Tổng quan Y học hiện đại về Thoái hoá cột sống cổ ... 7

1.3. Giới thiệu phương pháp Cấy chỉ ... 14

1.4. Giới thiệu phương pháp Dưỡng sinh ... 18

1.5. Một số cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước ... 23

<b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 28 </b>

2.1.Đối tượng nghiên cứu ... 28

2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 29

2.3. Quy trình và các bước tiến hành nghiên cứu ... 30

2.4. Các biến số và định nghĩa biến số trong nghiên cứu ... 34

2.5. Phương pháp đánh giá ... 38

2.6. Xử lý số liệu ... 42

2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ... 43

<b>Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 44 </b>

3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Hạng kiên thống thể phong hàn thấp ... 44

3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị Hạng kiên thống thể phong hàn thấp bằng cấy chỉ kết hợp tập dưỡng sinh... 52

<b>PHỤ LỤC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Bảng 2.4. Ý nghĩa thang đo mức độ đau VAS (Visual Analog Scale) ... 39

Bảng 2.5. Đánh giá hiệu quả giảm đau qua thang điểm VAS ... 39

Bảng 2.6. Tầm vận động cột sống cổ ... 41

Bảng 3.1. Phân bố độ tuổi của bệnh nhân ... 44

Bảng 3.2. Phân bố giới tính của bệnh nhân ... 45

Bảng 3.3. Trình độ học vấn của bệnh nhân ... 45

Bảng 3.4. Tính chất lao động của bệnh nhân ... 45

Bảng 3.5. Nơi cư trú của bệnh nhân ... 46

Bảng 3.6. Đặc điểm sinh hiệu khi vào viện ... 46

Bảng 3.7. Tiền sử đau vai gáy ... 47

Bảng 3.8. Tình hình điều trị trước khi đến viện ... 47

Bảng 3.9. Bệnh kèm theo ... 47

Bảng 3.10. Thời gian kéo dài cơn đau ... 48

Bảng 3.11. Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau ... 48

Bảng 3.12. Yếu tố làm tăng/giảm đau ... 48

Bảng 3.13. Triệu chứng kèm theo đau ... 49

Bảng 3.14. Mức độ đau theo cảm giác chủ quan khi vào viện ... 49

Bảng 3.15. Tầm vận động khi vào viện ... 50

Bảng 3.16. Đặc điểm Xquang cột sống cổ... 50

Bảng 3.17. Giai đoạn thối hóa cột sống cổ ... 51

Bảng 3.18. Triệu chứng lâm sàng theo YHCT lúc nhập viện ... 51

Bảng 3.19. Thay đổi điểm trung bình VAS theo các thời điểm ... 52

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Bảng 3.20. Mức đau theo thời gian ... 53

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa hình ảnh X-quang với hiệu quả giảm đau sau can thiệp (D28) ... 54

Bảng 3.22. Thay đổi điểm cải thiện tầm vận động trung bình theo các thời điểm ... 54

Bảng 3.23. Cải thiện tầm vận động cột sống cổ theo thời gian ... 55

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa hình ảnh X-quang với hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ sau can thiệp (D28) ... 56

Bảng 3.25. Thay đổi điểm ảnh hưởng chức năng sinh hoạt hằng ngày (NPQ) trung bình theo các thời điểm ... 57

Bảng 3.26. Sự thay đổi mức độ ảnh hưởng chức năng theo thời gian ... 58

Bảng 3.27. Mối liên quan giữa hình ảnh X-quang với mức độ ảnh hưởng chức năng sau can thiệp (D28) ... 58

Bảng 3.28. Tỷ lệ cải thiện triệu chứng chóng mặt ... 59

Bảng 3.29. Cải thiện của Lưỡi ... 59

Bảng 3.30. Bảng cải thiện các triệu chứng khi xúc chẩn ... 60

Bảng 3.31. Cải thiện giấc ngủ ... 60

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH </b>

Hình 1.1. Hình ảnh các đốt sống cổ ... 8

Hình 1.2. Tư thế thư giãn ... 20

Hình 1.3. Động tác thở bốn thời có kê mơng và giơ chân ... 21

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ </b>

Biểu đồ 3.1. Phân bố độ tuổi của đối tượng nghiên cứu ... 44

Biểu đồ 3.2. Phân bố đặc điểm X-quang ... 51

Biểu đồ 3.3. Thay đổi điểm VAS trung bình qua các thời điểm ... 53

Biểu đồ 3.4. Thay đổi tầm vận động cổ trung bình theo thời điểm ... 55

Biểu đồ 3.5. Thay đổi điểm NPQ theo thời gian ... 57

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Hạng kiên thống do phong hàn thấp là tình trạng đau cổ gáy do các cơ vùng cổ vai gáy như cơ thang, cơ ức đòn chủm gặp lạnh co cứng gây đau và hạn chế vận động khi quay đầu, cổ [35]. Hạng kiên thống thể phong hàn thấp theo Y học hiện đại là đau cổ gáy do thối hóa cột sống cổ. Theo nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2016” [48], đau cổ gáy là nguyên nhân hàng thứ tư gây ra khuyết tật, với tỷ lệ lưu hành hàng năm vượt quá 30%; gần 50% cá nhân sẽ đau liên tục hoặc tái phát thường xuyên gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [47], [48]. Đau cổ

<i>gáy do nhiều nguyên nhân khác nhau và gặp ở nhiều lứa tuổi tuy nhiên các đối </i>

tượng có bệnh lý thối hóa cột sống là thường gặp nhất, chiếm trên 80% [7], [36]. Độ tuổi thối hóa cột sống được phát hiện ngày càng trẻ hóa nhưng tỷ lệ cao vẫn tập trung ở nhóm người trên 55 tuổi [36]. Giảm đau là điều trị đầu tay trong các trường hợp đau cổ gáy. Tuy nhiên việc dùng thuốc lâu dài và không đúng chỉ định thường mang lại nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng trên cơ quan tiêu hóa, tim mạch, nội tiết…[43]

Quận Bình Tân là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn, là một trong những quận có mật độ dân cư cao so với các quận huyện khác tại thành phố Hồ Chí Minh [2]. Tại bệnh viện quận Bình Tân, năm 2019, có hơn 48.000 lượt khám về bệnh lý do thối hóa cột sống, trong đó thối hóa cột sống cổ chiếm 17% và năm 2020 chiếm 25,5% [3]. Riêng khoa Y học cổ truyền tỷ lệ bệnh nhân điều trị đau cổ gáy năm 2020 chiếm 65,2% [3]. Số lượng ca tiếp nhận điều trị bằng các thủ thuật không dùng thuốc qua hai năm cũng tăng. Từ đó cho thấy vai trị và nhu cầu lớn trong điều trị các bệnh lý đau cột sống nói chung hay đau cổ gáy nói riêng bằng Y học cổ truyền của người dân ở một bệnh viện đa khoa tuyến quận là cần thiết và đáng quan tâm.

Ngày nay, việc phối hợp điều trị đa mơ thức đang được khuyến khích. Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ tự tiêu vào huyệt nhằm duy trì sự kích thích lâu dài; một trong các phương pháp điều trị đau hiệu quả đã được chứng minh và sử dụng rộng rãi trong các khoa lâm sàng ở nhiều nơi trên thế giới [69], [72]. Cấy chỉ giúp người

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

bệnh tiết kiệm được thời gian, chi phí điều trị, đi lại. Bên cạnh đó, để có một cơ thể dẻo dai khỏe mạnh, đẩy lùi các đợt tái phát của bệnh lý đau do thối hóa; việc duy trì tập luyện được xem là cần thiết. Phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đã được nghiên cứu và áp dụng giảng dạy trong các chương trình đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền ở các trường đại học Y khoa tại Việt Nam [40]. Kết hợp các động tác dưỡng sinh với Thở bốn thời có kê mông và giơ chân của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng cùng với cấy chỉ ở người bệnh Hạng kiên thống thể phong hàn thấp không những điều trị mà còn giúp người bệnh xây dựng và duy trì thói quen tự tập luyện tại nhà. Từ đó lan tỏa tinh thần tự tập luyện khơng chỉ của cá nhân mà cịn gia đình, cộng đồng để chủ động phòng ngừa những đợt tái phát của thối hóa cột sống, duy trì cơ thể khỏe mạnh; nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Tại Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện quận Bình Tân, chúng tôi thực hiện việc kết hợp phương pháp Cấy chỉ và hướng dẫn bài tập Dưỡng sinh cho các bệnh nhân Hạng kiên thống thể phong hàn thấp tự tập tại nhà đã ghi nhận nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên chúng tơi chưa phân tích đánh giá hiệu quả của việc kết hợp này

<b>bằng thống kê cụ thể vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu </b>

<b>quả điều trị Hạng kiên thống thể phong hàn thấp bằng Cấy chỉ kết hợp bài tập Dƣỡng sinh”. </b>

<i><b>Mục tiêu nghiên cứu: </b></i>

<i>1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Hạng kiên thống thể phong hàn thấp. </i>

<i>2. Đánh giá hiệu quả điều trị Hạng kiên thống thể phong hàn thấp bằng Cấy chỉ kết hợp bài tập Dưỡng sinh. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Chương 1 </b>

<b> TỒNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<b>1.1. TỔNG QUAN VỀ HẠNG KIÊN THỐNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.1.1. Quan niệm và nguyên nhân sinh bệnh </b>

Trong các từ điển về Hán văn, “Hạng” (項) có nghĩa là vùng sau cổ hay gọi là gáy; “Kiên” (肩) nghĩa là cái vai. Như vậy “Hạng kiên thống” là chỉ tình trạng đau mỏi vùng cổ vai gáy [29]. Đau cổ gáy có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau với các tính chất và nguyên nhân khác nhau như phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập, chấn thương, vẹo cổ…[35], [41]. Tình trạng đau cổ gáy có thể xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài hay có những đợt cấp tái phát. Thơng thường kiểu đau cổ gáy âm ỉ, có những đợt tái phát thường thấy ở các đối tượng có bệnh lý thối hóa khớp đặc biệt là thối hóa cột sống. Thối hóa khớp theo YHCT thường được xếp vào phạm vi chứng “tý” [17]. Trong y học cổ truyền, “Tý” nghĩa là đóng lại, là bế tắc khơng thơng. Cơ thể có sức đề kháng kém là yếu tố thuận lợi tạo sơ hở cho phong hàn thấp thừa cơ xâm nhâp gây tổn thương kinh lạc, cản trở lưu thơng khí huyết và gây đau. Bệnh lâu ngày không chữa hoặc chữa không tốt sẽ làm tổn thương cân cơ gây yếu và teo cơ [17]. Theo Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, điều cốt yếu của chứng tý là do bên trong cơ thể bị hư suy, hai kinh can thận bị suy yếu khiến cho tinh huyết giảm, không nuôi dưỡng được gân xương, tà khí thừa cơ xâm nhập vào cơ thể mà gây nên bệnh. Sách Nội kinh có chia ra 5 chứng tý, nhưng tóm lại khơng ngồi ba khí phong, hàn, thấp gây nên [17].

Như vậy, về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây thối hóa khớp theo Y học cổ truyền bao gồm:

<i>1.1.1.1. Phong hàn thấp tà </i>

Những người sống trong môi trường lạnh ẩm kéo dài, lúc ra mồ hôi mà gặp gió lạnh hoặc nhiệt độ hạ thấp đột ngột khiến cho phong hàn thấp tà có cơ hội xâm nhập vào vai gáy, dẫn đến khí huyết tại chỗ không thông mà phát sinh đau nhức vùng cổ, vai, lưng, chi trên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>1.1.1.2. Huyết ứ </i>

Cột sống cổ có phạm vi hoạt động lớn, dễ bị chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc các vi chấn thương trong sinh hoạt và lao động cũng khiến cho gân xương kinh mạch tổn thương, khí huyết tại vùng vai gáy vận hành khơng thơng, khí trệ huyết ứ gây đau.

<i>1.1.1.3. Can thận bất túc, tinh huyết thiếu </i>

Trẻ nhỏ tiên thiên bất túc, thận khí chưa đủ hoặc người già thận khí hư, bệnh lâu ngày hại thận khiến can thận hư, thận tinh bất túc, gân xương không được nuôi dưỡng gây đau nhức.

<i>1.1.1.4. Khí huyết hư </i>

Người già cơ thể hư suy; bệnh lâu ngày hoặc thể chất hư nhược; tỳ vị hư, thiếu nuôi dưỡng sau bệnh; các nguyên nhân gây mất máu hoặc thận khí bất túc, tiên thiên không đủ nuôi dưỡng sinh hậu thiên bất túc, tất cả những nguyên nhân này đều khiến cho khí huyết bất túc không nuôi dưỡng được cơ nhục vùng vai gáy mà phát sinh đau nhức.

<i>1.1.1.5. Thất tình nội thương </i>

Sự biểu hiện thái quá của bảy loại tình chí khiến cho rối loạn hoạt động khí cơ, tạng phủ khí huyết thất điều, can khí uất kết dẫn đến khí trệ huyết ứ tại vùng vai gáy mà sinh ra đau nhức.

<i>1.1.1.6. Ăn uống không điều độ, đàm thấp nội sinh </i>

Hoạt động hoá sinh thuỷ cốc từ đồ ăn thức uống thành chất tinh vi là cơ sở hố sinh khí huyết, duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể, đảm bảo các chức năng sinh lý. Nếu ăn uống không đầy đủ hoặc quá dư thừa hoặc ăn quá nhiều đồ ăn béo ngọt, sống lạnh… có thể gây tổn thương tỳ vị, cơng năng vận hố thất thường, hố sinh khí huyết bất túc khiến cho cơ nhục vùng vai gáy không được tư dưỡng hoặc thuỷ thấp nội đình, lâu ngày hoá đàm ứ trệ tại kinh lạc gân xương vùng vai gáy, từ đó phát sinh đau nhức.

Các nguyên nhân này có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau trong việc phát sinh và làm nặng thêm tình trạng đau vai gáy. Trên lâm sàng bệnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

có thể phát sinh do 1 nguyên nhân, nhưng cũng có thể do 2 hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau, cần biện chứng rõ ràng để có phép điều trị thích hợp.

Triệu chứng biểu hiện với tình trạng đau vùng cổ gáy, tăng khi trời lạnh, khi vận động. Đau cổ gáy thường đi kèm với tình trạng co cứng, căng các gân cơ vùng cổ gáy hay còn gọi gáy cứng [7], [35], [41].

<b>1.1.2. Tổng quan các thể bệnh và phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền </b>

Thầy thuốc YHCT chẩn bệnh đều căn cứ vào bát cương và điều trị bệnh theo bát pháp. Điểm nổi bật trong YHCT là các thể hóa điều trị. Dù cùng một tên bệnh nhưng mỗi bệnh nhân lại là một cơ thể khác nhau nên cách điều trị sẽ khác nhau tuy nhiên tất cả đều được xem xét một cách toàn diện và thống nhất. Chứng hạng kiên thống trong YHCT tùy theo nguyên nhân được phân thành các thể bệnh khác nhau sau đây [17], [41].

<i>1.1.2.1. Thể phong hàn [7], [41] </i>

 Triệu chứng

- Đau nhức vùng cổ, vai, có điểm đau cố định ở cổ, có thể sờ thấy co cơ ở cổ vai gáy, cứng cổ, hạn chế vận động. Đau, tê, nhức tứ chi, có thể có cảm giác nặng mỏi, tê, đau nặng đầu. Đau cổ gáy có thể lan xuống vai tay.

- Sợ lạnh, gặp lạnh hoặc thì đau tăng, chườm ấm nóng thì giảm đau, thích ấm. - Lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng. Mạch phù khẩn.

- Tiểu nhiều, nước tiểu trong.

 Pháp trị: Khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc.

 <b>Phương dược: Quế chi gia cát căn thang gia giảm hoặc Quyên tý thang. </b>

 Châm cứu: Châm tả Hậu khê, Phong trì, Đại chùy, Liệt khuyết, Kiên tĩnh, Hợp cốc, Thiên trụ, Giáp tích C4-C7, A thị huyệt.

<i>1.1.2.2. Thể phong hàn thấp </i>

 Triệu chứng: Cổ, gáy, vai và lưng trên đau nhức, hạn chế vận động; tay chân tê mỏi, mình mẩy nặng nề khơng có sức; thích ấm sợ lạnh, ghét lạnh, cảm giác lạnh cổ gáy, xoa bóp đỡ đau; tiểu tiện trong dài, đại tiện thường; chất lưỡi nhạt màu,

<b>rêu lưỡi trắng nhờn dính; mạch phù hoạt. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

 Pháp trị: Khu phong tán hàn trừ thấp, chỉ thống, bổ khí hồ dinh.

 Phương dược: Quyên tý thang gia giảm; Khương hoạt thắng thấp thang, Ma hoàng phụ tử tế tân thang.

 Châm cứu: Đại trữ, Ngoại quan, Phong trì, Phong phủ, A thị huyệt.

<i>1.1.2.3. Thể phong nhiệt </i>

 Triệu chứng: Cổ gáy cứng đau cấp tính, cảm giác nóng rát, đau tăng khi gặp nóng, đau giảm khi tiếp xúc với lạnh. Hơi ghét lạnh và gió, sốt, chảy nước mũi vàng, đau đầu, ra mồ hơi, khát nước, bồn chồn, đau nhức tồn thân. Rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác

 Pháp trị: Khu phong thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống

 <b>Phương dược: Sài cát giải cơ thang; Khung chỉ thạch cao thang, Cúc hoa trà </b>

điều tán.

 Châm cứu : Ngoại quan, Hợp cốc, Khúc trì, Phong mơn, Phong trì, Liệt

<b>khuyết, Đại chuỳ, A thị huyệt. </b>

<i>1.1.2.4. Khí trệ huyết ứ [7] </i>

 Triệu chứng: Đầu, gáy, vai, vai lưng đau, tê, đau ê ẩm, đau vùng nhất định, ban ngày đỡ, ban đêm đau nhiều hơn, ấn vào đau, chân tay tê mỏi, co rút (đêm bị nhiều hơn ngày), miệng khô, lưỡi đỏ tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch Sáp, Huyền.

 Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ, thơng kinh hoạt lạc, chỉ thống.

 <b>Phương dược: Đào hồng ẩm hoặc chọn theo đối chứng lập phương. </b>

 Châm cứu: Hậu khê, Phong trì, Kiên tĩnh, Hợp cốc, Thiên trụ, Giáp tích

<b> C4-C7, Thân mạch, Tam âm giáo, Thủ tam lý, A thị huyệt. </b>

<i>1.1.2.5. Can Thận hư [7] </i>

 Triệu chứng: Gáy, vai và lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt, hoa mắt, gị má đỏ, mồ hơi trộm, họng khơ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế, Sát.

 Pháp trị: Tư dưỡng Can Thận, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc.  <b>Phương dược: Hổ tiềm hoàn gia giảm. </b>

 Châm cứu: Thái khê, Đại trữ, Huyền chung, Giáp tích C4-C7, Thủ tam lý, Thiên trụ, A thị huyệt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>1.1.2.6. Thể khí huyết hư nhược </i>

 Triệu chứng: Cổ, vai, lưng, chi trên đau nhức âm ỉ; kèm cảm giác tê bì chi trên, thân thể mệt mỏi vô lực; đau tăng lên khi lao động hoặc mệt nhọc, đau giảm khi nghỉ ngơi; hoa mắt chóng mặt, hay quên, hồi hộp đánh trống ngực, đoản khí; chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng; mạch tế vô lực.

 Pháp trị: Bổ khí dưỡng huyết

 <b>Phương dược: Bát trân thang gia giảm; Quy tỳ thang khi bệnh nhân có các </b>

triệu chứng chủ yếu là hoa mắt chóng mặt, nhức đầu vùng chẩm kèm đau nhức cổ vai gáy.

 Châm cứu: Đại trữ, Phế du, Tâm du, Tỳ du, Tam âm giao, Túc tam lý, Uyển cốt, Kiên ngoại du, A thị huyệt. Châm bổ ngoại trừ Uyển cốt, Kiên ngoại du.

<i>1.1.2.7. Thể đàm thấp </i>

 Triệu chứng: Cổ, vai, lưng, chi trên đau nhức, khơng có sức lực để hoạt động, toàn thân khốn đốn vô lực; bệnh hay tái phát, khó điều trị dứt điểm; ngực sườn đầy tức, chóng mặt, nặng đầu; buồn nơn, nơn, ăn ít; chất lưỡi nhạt, rêu trắng dính; mạch nhu tế.

 Pháp trị: Kiện tỳ hoá đàm, thư cân thông lạc

 <b>Phương dược: Đạo đờm thang gia vị; Bán hạ bạch truật thiên ma thang </b>

<b>trong trường hợp mà các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, nhức đầu là chủ yếu. </b>

 Châm cứu: : Xích trạch, Túc tam lý, Phong long, Điều khẩu, Âm lăng tuyền. Châm tả ngoại trừ Túc tam lý.

Ngồi ra cịn có thể kết hợp một số phương pháp điều trị khác thuộc YHCT như xoa bóp bấm huyệt vùng cổ vai gáy, nhĩ châm, thủy châm, ôn châm, hỏa châm và các phương pháp thuộc YHHĐ như dùng thuốc, ngoại khoa, vật lý trị liệu kéo dãn cột sống tùy theo mức độ và diễn tiến của bệnh [7], [67].

<b>1.2. TỔNG QUAN Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ THOÁI HOÁ CỘT SỐNG CỔ </b>

Theo kết quả điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, các bệnh về xương khớp trong đó thối hóa khớp chiếm tỷ lệ cao nhất (33,9%) là bệnh lý liên quan chặt chẽ với tuổi, là nguyên nhân chính gây đau, mất khả năng vận động, giảm chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

lượng cuộc sống ở người cao tuổi; tiếp theo đó là lỗng xương với 10,4% và thấp khớp là 9% [38], [56]. Thoái hoá cột sống cổ (THCSC) là bệnh phổ biến, là tổn thương hay gặp nhất của cột sống cổ và đứng hàng thứ hai sau thoái hoá cột sống thắt lưng (THCSTL).

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Cột sống cổ trên bao gồm C1 (đốt đội) và C2 (đốt trục). Những điểm khác biệt về mặt giải phẫu giúp C1 thực hiện vai trị đóng góp khoảng 50% gập duỗi cổ tuy nhiên lại hạn chế sự di chuyển sang bên của xương chẩm [21]. Ngược lại đối với đốt trục C2, các đặc điểm khác biệt về giải phẫu giúp C2 chịu trách nhiệm cho khoảng 50% chuyển động quay của [21], [53]. Cột sống cổ dưới có các đoạn vận động giống như cột sống thắt lưng, gồm Đĩa đệm, dây chằng, khớp đốt sống, lỗ gian đốt, phần mềm ở cùng đoạn đốt sống tương ứng [10].

<i>1.2.1.2. Giải phẫu chức năng cột sống cổ [65] </i>

<b>- Chức năng vận động: cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột sống </b>

thắt lưng. Bình thường khoảng 80<sup>o</sup> – 90<sup>o</sup> khi gập, khoảng 70<sup>o</sup> khi duỗi, khi nghiêng bên có thể lên đến 45<sup>o</sup>, và 90<sup>o</sup> khi xoay sang hai bên [65]. Trong lâm sàng để đánh giá cử động của cột sống cổ dựa vào động tác gập đạt tới mức cằm chạm vào ngực, động tác duỗi đạt tới mức ụ chẩm ở tư thế nằm ngang, động tác nghiêng có thể đạt mức tai chạm đầu trên xuống cánh tay và động tác xoay có thể đạt tới mức cằm ở trên vai [24], [25].

<b>- Chức năng chịu tải trọng: Các khoang gian đốt C2-C3, C5-C6 là nơi chịu </b>

tải trọng nhất ở cột sống cổ. Thoát vị đĩa đệm cổ thường xảy ra ở những vị trí trên do thường xuyên chịu tải trọng lớn hơn và di động nhiều hơn [65].

<i><b>- Chức năng bảo vệ tủy: tủy sống được tạo bởi các cung sau của thân đốt </b></i>

sống và được bao bọc bởi ống sống. Từ đây các rễ thần kinh đi ra chi phối các chức năng khác của cơ thể [65].

<b>1.2.2. Thoái hoá cột sống cổ </b>

<i>1.2.2.1. Khái niệm </i>

Thối hóa cột sống cổ (THCSC) là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, liên quan đến tư thế vận động. Thối hóa ở đốt sống cổ đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất [6].

Hội chứng cổ vai cánh tay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm [6].

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>1.2.2.2. Nguyên nhân </i>

Quá trình lão hóa của tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp, quanh khớp (cơ cạnh cột sống, dây chằng, thần kinh...) và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp [6], [38]. Q trình tích tuổi và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài là 2 yếu tố liên quan chặt chẽ với thối hóa khớp [19], [38].

- Thối hóa sinh học theo tuổi.

- Các chấn thương mạn tính do tư thế nghề nghiệp.

- Các tình trạng khác như nhiễm khuẩn dị ứng, rối loạn nội tiết và chuyển hóa gồm đái tháo đường, tăng cholesterol, bệnh gout, phụ nữ mãn kinh, các dị dạng cột sống cổ, di truyền và bệnh lý tự miễn cũng là những yếu tố tác động đến q trình thối hóa của xương khớp [19], [38].

<i>1.2.2.3. Sinh lý bệnh [38] </i>

 Thối hóa khớp: tổn thương khớp mỏm móc- đốt sống, hư biến tế bào sụn mặt khớp, bao hoạt dịch và xương dẫn đến mất tính đàn hồi của khớp. Gai xương phát triển nhanh do vận động khớp q tải.

 <b>Thối hóa đĩa đệm: có hai q trình lão hóa và thối hóa bệnh lý đan xen </b>

nhau. Q trình thối hóa đĩa đệm xuất hiện ở tuổi 30 và tăng dần liên tục trong suốt cuộc đời. Thối hóa bệnh lý do các vi chấn thương, tăng lực nén lên đĩa đệm, yếu tố miễn dịch làm các mâm sụn và vịng xơ bị rách

 Thối hóa dây chằng: dây chằng dọc sau dày lên và tham gia tạo gai xương, dây chằng vàng dày lên và kém đàn hồi.

Trong thối hóa cột sống cổ, một số triệu chứng xuất hiện do tình trạng hẹp ống sống cổ bởi thối hóa khớp gây hẹp ống xương, các dây chằng dày lên gây hẹp ống dây chằng. Hẹp lỗ động mạch đốt sống và đè ép vào động mạch từ phía sau và bên làm hạn chế dịng máu trong lịng mạch gây chóng mặt, mất ngủ.

<i>1.2.2.4. Triệu chứng lâm sàng </i>

Biểu hiện lâm sàng của THCSC rất đa dạng, có các hội chứng chính sau:

<b>- Hội chứng cột sống cổ: đau, có thể kèm theo co cứng vùng cơ cạnh cột sống </b>

cổ cấp hoặc mạn tính; triệu chứng đau tăng lên ở tư thế cổ thẳng hoặc cúi đầu kéo dài, mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng, thay đổi thời tiết đặc biệt bị nhiễm lạnh; có

<b>điểm đau cột sống cổ; hạn chế vận động cột sống cổ [6], [38]. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>- Hội chứng rễ thần kinh cổ: còn gọi là hội chứng cổ- vai- cánh tay, thường </b>

gặp nhất ở C5-C6, C6-C7. Khoảng 70% bệnh nhân THCSC có biểu hiện của hội chứng rễ thần kinh cổ [19]. Đau kèm cảm giác kiến bò, tê rần dọc cánh tay, có thể lan đến các ngón tay. Đau tăng lên khi vận động cột sống cổ hoặc khi ho, hắt hơi,… Có thể kèm theo hiện tượng chóng mặt, yếu cơ hoặc teo cơ tại vai, cánh tay bên tổn thương [6], [19]. Thực hiện nghiêm pháp “Dấu bấm chuông” và nghiệm pháp Spurling để đánh giá tổn thương rễ thần kinh cổ.

<b>- Hội chứng động mạch đốt sống: nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán và </b>

hai hố mắt thường xảy ra vào buổi sáng; có khi kèm chóng mặt, ù tai, buồn nơn, hoa mắt, mờ mắt, nuốt vướng; đau tai, lan ra sau tai, đau khi để đầu ở một tư thế nhất định,. Ngoài ra một số triệu chứng khác như nuốt đau, dị cảm ở hầu, cảm giác nghẹn ở thực quản do các gai xương trực tiếp kích thích thần kinh giao cảm, hoặc do gai xương lớn ở cạnh trước đốt sống cổ chèn đẩy thực quản; Rung giật nhãn cầu ngang theo hướng nhất định [6], [19].

<b>- Hội chứng ép tủy: là biểu hiện nghiêm trọng nhất của THCSC, là nguyên </b>

nhân phổ biến nhất của hội chứng tủy ở người cao tuổi. Do các gai xương ở phía sau thân đốt chèn ép vào phía trước tủy. Bệnh khởi phát từ từ với các biểu hiện: đầu tiên là dáng đi không vững, tê ở thân, bàn tay vụng về. Lâu dần có thể liệt cứng và teo cơ tay chân, tăng phản xạ gân xương, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ vịng. Chẩn đốn chủ yếu dựa vào CT-Scaner hoặc MRI cột sống cổ [6], [19].

<b>- Biểu hiện khác: Dễ cáu gắt, thay đổi tính tình, rối loạn giấc ngủ, giảm khả </b>

năng làm việc, cột sống cổ có thể biến dạng, vẹo và hạn chế một số động tác... Tùy theo vị trí cột sống cổ bị tổn thương mà có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời các biểu hiện trên [6], [38].

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

phân loại thang điểm gồm năm cấp, từ 0 - khơng bị thối hóa, cho đến cấp 4 - hẹp khe gian đốt sống nghiêm trọng, đặc xương dưới sụn và gai xương nặng [54].

Gore và cộng sự đã mở rộng các tiêu chí chấm điểm cho sự thay đổi thối hóa để bao gồm ba tham số: hẹp khe gian đốt sống, đặc xương dưới sụn và thối hóa xương. Độ 0 không bị hẹp khe gian đốt sống, không bị đặc xương dưới sụn và khơng hình thành gai xương. Độ I giảm 25% diện tích trong việc hẹp khe gian đốt sống, đặc xương dưới sụn và hình thành gai xương. Độ II giảm 50% diện tích trong việc hẹp khe gian đốt sống, đặc xương dưới sụn vừa phải và hình thành gai xương kích thước vừa phải. Độ III là hẹp khe gian đốt sống 75%, đặc xương dưới sụn nghiêm trọng và hình thành gai xương nhiều [50].

<i><b>Bảng 1.1. Phân độ thối hóa cột sống cổ [77] </b></i>

<b>Yếu tố </b>

<b>Độ thối hóa cột sống cổ </b>

Hẹp khe gian đốt sống (%) 0 - 25 25 - 50 50 - 75 75 - 100

<2 mm

Trung bình

2 – 4 mm <sup>Lớn, >4 mm </sup>Trượt đốt sống Không <3 mm 3 – 5 mm >5 mm - Chụp cắt lớp vi tính: giúp đánh giá tốt các tổn thương xương, những bất thường mà Xquang quy ước không thể phát hiện được nhưng đánh giá sụn, đĩa đệm không tốt bằng cộng hưởng từ [6], [19].

- Chụp cộng hưởng từ: phương pháp có giá trị nhất xác định chính xác vị trí rễ bị chèn ép, vị trí thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm, mức độ hẹp ống sống, đồng thời có thể phát hiện các nguyên nhân ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u, …) [6].

- Điện cơ: giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.

- Các xét nghiệm phát hiện dấu hiệu viêm, bilan phosphor - calci thường ở trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên cần chỉ định xét nghiệm bilan viêm, các xét nghiệm cơ bản nhằm mục đích loại trừ những bệnh lý như viêm nhiễm, bệnh lý ác tính và cần thiết khi chỉ định thuốc [6].

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Thuốc giảm đau. Thuốc giãn cơ.

- Các phương pháp không dùng thuốc: vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và tập vận động cột sống cổ nhẹ nhàng.

- Các phương pháp khác: tiêm ngoài màng cứng, mang đai cổ.  Phẫu thuật đƣợc chỉ định khi:

- Các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng hoặc đã điều trị bảo tồn tại cơ sở

<b>chuyên khoa không kết quả. </b>

- Các dấu hiệu X-quang chứng tỏ có sự chèn ép thần kinh phù hợp với thăm khám lâm sàng.

- Trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật nới rộng khớp mỏm móc- đốt sống. - Có trượt đốt sống độ 3 – 4.

<b>- Vận động trị liệu - xoa bóp trị liệu: Làm giảm đau, cải thiện tuần hoàn, tăng </b>

cường sức mạnh cơ, tăng tầm vận động khớp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>1.2.2.8. Diễn tiến bệnh thối hóa cột sống cổ </i>

 Đau cấp tính là đau < 6 tuần với nguyên nhân xác định [46], [61]. Đau cấp có nguyên nhân tương đối rõ ràng và thường biến mất khi lành bệnh. Thường do viêm hoặc hoạt tính thần kinh bất thường. Đau cấp thường dễ định vị [46]. Tóm lại, đau cấp tính là phản ứng của cơ thể trước tác nhân gây đau, có ý nghĩa bảo vệ, thường kèm theo cảm xúc lo lắng [66].

 Đau mạn là chứng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần. Đau mạn tính khơng có ý nghĩa bảo vệ mà mang tính phá hoại, khởi phát bởi tác nhân đa yếu tố, cơ thể khơng phản ứng mà thích nghi [61].

<b>1.3. PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ </b>

<b>1.3.1. Khái niệm về Cấy chỉ </b>

Cấy chỉ hay còn gọi là nhu châm, là phương pháp đưa chỉ tự tiêu vào huyệt nhằm duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu [33]. Đây là một phương pháp châm cứu mới, áp dụng tiến bộ của y học hiện đại trên cơ

<b>sở kế thừa lý luận và kinh nghiệm của châm cứu truyền thống [26]. </b>

Cấy chỉ được áp dụng đầu tiên tại Việt nam từ những năm 1960, chủ yếu ở miền Bắc đến nay đã cho thấy được hiệu quả điều trị tốt, được công nhận và ứng dụng trong thực tiễn lâm sàng khắp cả nước [26], [33].

Năm 2013, Bộ Y tế Việt Nam ban hành “Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu” trong đó có cấy chỉ [5].

Tháng 12 năm 2020, Bộ Y tế Việt Nam ban hành “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Y học cổ truyền” bao gồm 69 quy trình. Trong đó có 50 quy trình về cấy chỉ điều trị các bệnh (quy trình 18- 68) khẳng định được vai trò quan trọng của cấy chỉ trong điều trị bệnh không dùng thuốc [8].

Ưu điểm của cấy chỉ là tiện lợi, tiết kiệm thời gian đến bệnh viện để châm cứu mỗi ngày, chỉ được cấy vào huyệt có tác dụng kích thích liên tục tùy thuộc vào thời gian tan của chỉ, giảm được đau đớn cho bệnh nhân đối với những người sợ kim [33].

<b>1.3.2. Cơ chế tác dụng của phương pháp Cấy chỉ </b>

<i>Cơ chế tác dụng của cấy chỉ dựa trên sự kết hợp của tác dụng kinh lạc và tác dụng y học vật lý, hóa học từ chất liệu chỉ, tác dụng này kéo dài liên tục ngay tại vị </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

trí các huyệt được cấy cho đến khi chỉ tan hoàn toàn. Cơ chế giảm đau của cấy chỉ được giải thích thơng qua cơ chế giảm đau của châm cứu [26], [33].

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy cơ chế giảm đau của châm cứu có liên quan yếu tố thần kinh – thể dịch. Hiệu quả giảm đau của châm cứu thể hiện tích cực nhất trong điều trị đau mạn tính (khoảng 55-85%) tương đương với Morphin (70%) [32]. Theo học thuyết Y học cổ truyền, bệnh sinh ra là do mất cân bằng Âm – Dương trong cơ thể, rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc [1]. Châm cứu có tác dụng điều hòa Âm - Dương và điều hòa cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc.

Giải thích cơ chế của cấy chỉ theo thần kinh sinh học thì tác dụng điều trị của cấy chỉ dựa trên:

- Phản ứng tại chỗ: người bệnh có cảm giác đắc khí (căng, tức, nặng) tại vị trí cấy chỉ. Sự giải phóng các encephalin và endorphin cục bộ, dưỡng bào trong mô liên kết tại chỗ châm được kích hoạt đóng vai trị quan trọng trong hiệu quả giảm đau [33], [55].

- Phản xạ thân thể - tự chủ ở tiết đoạn tủy sống: chỉ được cấy trên mơ sẽ kích thích các sợi thần kinh hướng tâm dẫn truyền đến sừng sau tủy sống và cả sợi giao cảm đi đến nội tạng trong cùng một khoanh tủy sống [33].

- Phản xạ thân thể tự chủ ở mức não bộ: các xung động thần kinh từ nơi cấy chỉ được dẫn truyền lên vùng não tương ứng gây ra các phản ứng toàn thân [33].

- Phản ứng toàn thân thể hiện qua cơ chế thần kinh – thể dịch khi có một vật lạ được cấy vào trong mơ cơ thể [33].

- Một điểm nổi bật của cấy chỉ là cịn có tác dụng tăng chuyển hóa mạnh mẽ do tính chất của một protein tự tiêu. Trong q trình tự tiêu, tại vị trí cấy chỉ sẽ sinh ra một loạt các phản ứng hóa sinh tại chỗ như:

- Tăng tái tạo protein và carbonhydrat, giảm dị hóa, tăng đồng hóa, tăng protein, giảm acid lactic, tăng dinh dưỡng cho cơ [33].

- Tăng sinh lưới mao mạch, cải thiện tuần hoàn vùng cấy chỉ đồng thời có thể sản sinh những sợi thần kinh mới trong bó cơ [33].

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>1.3.3. Đặc điểm chỉ cấy [33] </b>

Chỉ được sử dụng trong cấy chỉ là chỉ tự tiêu. Có nhiều loại chỉ khác nhau như chỉ catgut, chỉ polyglycolic acid, chỉ polylactic acid, chi polydioxanone … Mỗi loại có thời gian tan khác nhau vì vậy tùy vào mục đích điều trị mà bác sĩ chọn loại chỉ có thời gian tan phù hợp với mục tiêu trị liệu trên bệnh nhân.

Chỉ Catgut là loại chỉ tự tan thông dụng và được sử dụng nhiều các cơ sở y tế hiện nay. Đây là loại chỉ được làm từ ruột gia súc hoặc cừu, thời gian tự tiêu khoảng 10 ngày. Catgut chromide có thời gian tự tiêu khoảng 20 ngày.

<b>1.3.4. Chỉ định và chống chỉ định [8] </b>

<i>1.3.4.1. Chỉ định </i>

Theo Quyết định số 5480/QĐ-BYT ban hành ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, cấy chỉ được chỉ định rộng rãi trong các bệnh lý mãn tính và một số bệnh cấp tính được bác sĩ chỉ định.

 Về thần kinh: Liệt nữa người do đột quỵ, Liệt mặt ngoại biên, Liệt tứ chi, Động kinh, Bại não,..

 Về cơ xương khớp: hội chứng vai gáy, hội chứng thắt lưng hơng, thối hóa khớp, viêm quanh khớp vai

 Tim mạch: Huyết áp thấp  Hô hấp: Hen suyễn, COPD

 Tiêu hóa: hội chứng dạ dày –tá tràng, táo bón…

 Tiết niệu – sinh dục: bí tiểu, hội chứng tiền mãn kinh, di tinh, liệt tinh….  Một số bệnh thuộc các chuyên khoa khác.

<i>1.3.4.2. Chống chỉ định </i>

 Các bệnh truyền nhiễm cấp tính (SARS, cúm…)  Cơ thể quá suy kiệt, sức đề kháng giảm,

 Phụ nữa có thai, cho con bú

 Da vùng huyệt cấy bị viêm nhiễm, lỡ loét  Dị ứng với các loại chỉ

 Có xu hướng hoặc mắc các bệnh về máu khó đơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

 Có vật cấy ghép không tan vùng muốn cấy chỉ  Da vùng cấy sưng phù, đỏ

<i>1.3.4.3. Phác đồ huyệt cấy chỉ điều trị đau vai gáy theo Bộ y tế [8] </i>

Phác đồ huyệt cấy chỉ điều trị đau vai gáy do thối hóa cột sống cổ gồm các huyệt gia giảm sau: Giáp tích C4 - C7, Thiên trụ, Huyền chung, Khúc trì, Kiên trung du, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Kiên trinh, Thiên tông, Ngoại quan, Đại trữ, A thị huyệt.

Dựa vào lý luận YHCT, bệnh do phong hàn xâm nhập vào cơ thể có các tính chất của phong tà, hàn tà như đau lan ra vai xuống tay hoặc đau kèm tính chất co cứng cơ, cứng gáy và làm hạn chế vận động cổ. Khi điều trị người thầy thuốc có thể tùy theo bệnh cảnh mà gia giảm thêm một số huyệt như Phong trì, Phong môn,

<i>Cách du, Huyết hải, Thái xung, Đại chùy [29], [33]. (Xem thêm Phụ lục 4) 1.3.4.4. Liệu trình điều trị </i>

Với loại chỉ phổ biến dùng hiện này là catgut chromic nên mỗi lần cấy sẽ cách

<b>nhau 10-14 ngày. Tùy vào diễn biến của bệnh nhân mà có thể cấy 2-3 lần [8]. </b>

<b>1.3.5. Theo dõi và xử trí tai biến </b>

Theo dõi người bệnh 15-30 phút sau khi cấy chỉ. Quan sát sự xuất hiện các phản ứng bình thường và bất thường.

<i>1.3.5.1. Các phản ứng bình thường sau cấy chỉ [26], [33] </i>

- Phản ứng tại chỗ: Do sự kích thích của chỉ và vết thương trong thời gian 1-5 ngày tại chỗ gây phản ứng viêm vơ trùng có sưng đau và nóng. Đây là hiện tượng bình thường khơng cần phải xử trí gì. Sau khi tiến hành thủ thuật nhiệt độ có thể tăng lên và kéo dài 5-7 ngày. Đây được xem là dấu hiệu điều trị tốt.

- Phản ứng tồn thân: đa số bệnh nhân khơng có phản ứng gì trong và sau cấy chỉ. Rất ít bệnh nhân sốt đến 38-39<sup>o</sup>.

<i>1.3.5.2. Các phản ứng bất thường sau cấy chỉ [26], [33]. </i>

- Chỉ lộ ra ngoài, đau nhức: Khi đầu chỉ lộ ra ngoài, dùng banh vô trùng rút chỉ ra, sát trùng rồi băng lại. Sau cấy chỉ có thể đau tê vùng cấy chỉ, nguyên nhân là do phối hợp thở không đúng trong lức cấy chỉ gây co cơ. Đau sẽ giảm dần và hết sau 1-2 ngày hoặc 1 tuần sẽ hết.

- Chảy máu: do kim chạm vào mạch máu khi cấy chỉ. Xử trí bằng cách dùng bơng gạc khô vô khuẩn ấn chặt tại chỗ, không day.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

- Nhiễm trùng: không phổ biến, hiếm xảy ra trừ trường hợp bệnh nhân đang có tình trạng nhiễm trùng mạn tính khoang miệng, họng và tai hoặc do khả năng miễn dịch kém. Tai biến xảy ra do sơ suất trong khâu khử trùng trước, trong và sau khi cấy chỉ. Xử trí bằng cách loại bỏ sợi chỉ cấy, dẫn lưu mủ (nếu có). Trường hợp nhẹ có thể sử dụng NSAID và kháng sinh tại chỗ trong 3-5 ngày. Trường hợp nhiễm trùng nặng gây ra các phản ứng tồn thân thì điều trị kháng sinh theo phác đồ.

- Tổn thương thần kinh: rối loạn cảm giác vùng da hoặc yếu liệt vận động do thần kinh chi phối. Do cấy không đúng huyệt hoặc chỉ xâm lấn vào thần kinh lớn.

- Vướng kim: kim không thể đâm tiếp vào hoăc không thể rút ra; do người bệnh lo sợ, nín thở, co thắt cơ đột ngột. Xử trí là khơng cố gắng đâm thêm vào, trấn an để bệnh nhân thả lỏng cơ để cơ mềm ra.

- Vựng châm: người bệnh mặt xanh tái, vã mồ hơi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nhịp tim nhanh, tay chân lạnh. Xử trí bằng cách rút kim, đặt người bệnh nằm đầu thấp, hít thở thở sâu chậm, kiểm tra mạch, huyết áp. Day ấn các huyệt Nhân trung, Hợp cốc, hơ nóng các huyệt Khí hải, Quan ngun, Dũng tuyền [33].

<b>1.4. PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH </b>

<b>1.4.1 Định nghĩa và mục đích của phương pháp Dưỡng sinh </b>

Phương pháp Dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập nhằm đạt được bốn mục đích bồi dưỡng sức khỏe, phịng bệnh, từng bước chữa bệnh mạn tính và tiến tới sống lâu và sống có ích.

Chương Thượng cổ Thiên Chân luận trong Nội kinh Tố Vấn có bàn về thuật giữ gìn sức khỏe để sống lâu. Con người muốn sống khỏe, sống lâu cần phải biết Đạo, tuân theo quy luật Âm –Dương; rèn luyện tinh thần vững mạnh từ bên trong, giảm lo âu, tính tốn, suy nghĩ; Giữ gìn chân khí được lưu thơng thuận lợi khắp cơ thể để lục phủ ngũ tạng được nuôi dưỡng và vận hành suông sẻ; Thức ngủ điều độ và xa lánh những thói xấu ảnh hưởng đến sức khỏe [13]. Tuệ tĩnh đã đút kết các nguyên tắc dưỡng sinh thông qua hai câu thơ sau:

“Bế tinh dưỡng khí tồn thần Thanh tâm quả dục tu chân luyện hình”

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Dưỡng sinh thể hiện những yếu tố cần thiết để tồn tại một cách khỏe mạnh của con người. Nội dung của dưỡng sinh bao gồm [13]: Luyện thư giãn; Luyện Thở; Tập thể dục dưỡng sinh, xoa bóp; Thực dưỡng; Thái độ tâm thần trong cuộc sống; Lao động và nghỉ ngơi; Vệ sinh, phòng bệnh; Sống lâu tích cực.

Ưu điểm của phương pháp dưỡng sinh là dễ tập, dễ làm, có hiệu quả nâng cao sức khỏe, tiết kiệm thời gian, chi phí, kiến thức dựa trên nền tảng từ lâu đời và đang dần được chứng minh tính khoa học của nó [13].

<b>1.4.2. Bài tập dưỡng sinh cho người Hạng kiên thống theo phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng </b>

<i>1.4.2.1. Phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng </i>

Phương pháp dưỡng sinh của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng cập nhật gần như toàn diện các vấn đề tập luyện thường xuyên để rèn luyện các cử động, ăn uống hợp lý với từng cá thể, thái độ tâm thần trong cuộc sống đến vệ sinh, nghỉ ngơi, thư giãn để hồi phục cả phần thân và thần. Phương pháp thể hiện sự kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn của các lý luận y học cổ truyền cùng với những bằng chứng khoa học thuyết phục của y học hiện đại [13].

<i>1.4.2.2. Các nguyên tắc của tập luyện dưỡng sinh [13] </i>

Phương pháp dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng nhằm giúp góp phần phịng chữa bệnh mãn tính. Khi tập luyện dưỡng sinh cần chú ý một số nguyên tắc sau:

 Tập vừa sức, không thái quá, không bất cập  Tập luyện theo đặc điểm cá nhân

 Cường độ tập cần tùy theo tình hình bệnh

 Cần tuân thủ tuần tự từng bước, từ nhẹ đến nặng, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

<i>1.4.2.3. Bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng </i>

Trong phương pháp dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng, bài tập dưỡng sinh được xây dựng chủ yếu dành cho người lớn tuổi, người bệnh, tập từ tư thế nằm rồi

<i><b>chuyển dần sang các tư thế ngồi và đứng. Có bảy tầng dưỡng sinh nên tuân thủ [13]. </b></i>

Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi hướng dẫn bệnh nhân đau cổ vai gáy các động tác dưỡng sinh có chọn lọc ở 3 tầng đầu là các tầng cơ bản, dễ nhớ, dễ làm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>1.4.3. Cấu trúc bài tập Dƣỡng sinh chữa Hạng kiên thống </b>

Trong nghiên cứu này, chúng tôi vận dụng các nguyên tắc trong phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng và tác dụng của các động dưỡng sinh để cấu thành bài dưỡng sinh gồm 5 động tác: Luyện thư giãn; Thở bốn thời có kê mông và giơ chân; Ưỡn cổ; Chào mặt trời; Rắn hổ mang.

Động tác Luyện thư giãn và Thở bốn thời có kê mơng và giơ chân có tác dụng luyện nghỉ ngơi chủ động, tạo sự cân bằng hai quá trình hưng phấn và ức chế; cân bằng âm dương, cải thiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ [40] là một trong những triệu chứng thường gặp trong Hội chứng động mạch đốt sống ở người bệnh đau cổ gáy do THCSC.

Bên cạnh động tác tại chỗ như Uỡn cổ thì Động tác Chào mặt trời và Rắn hổ mang vừa tác động vào cổ gáy vừa vận động các khớp xương sống và cơ sau thân, luyện tập phần cơ vùng lưng [40]. Sự vận động của cột sống đều có liên hệ đến sự vận động của khối cơ lưng, khi một cơ co thắt hoặc có một vị trí đốt sống bị di lệch hoặc xuất hiện bệnh lý thì sẽ kéo theo sự thay đổi chức năng các cấu trúc lân cận như dây chằng, cơ kề cận. Trên thực tế lâm sàng chúng tôi ghi nhận người bệnh đau cổ gáy do thối hóa cột sống cổ thường có đau thắt lưng trước đó vì vậy chúng tơi chọn thêm 2 động tác này vào đề tài nghiên cứu của chúng tôi.

<i>1.4.3.1. Luyện thư giãn [13],[40] </i>

Thư giãn là một trạng thái nghỉ ngơi chủ động, toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp giảm đến mức thấp nhất. Luyện thư giãn là luyện quá trình ức chế của hệ thần kinh và tương đồng luyện phần Âm của cơ thể. Đây là bài tập luôn luôn xuất hiện trong các bài tập luyện theo phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng.

<i><b>Hình 1.2. Tư thế thư giãn [2] </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Chỉ định trong các trường hợp mất ngủ, lao động trí óc và chân tay làm căng thẳng thần kinh, stress. Mỗi lần tập 10 hơi thở.

<i>1.4.3.2. Luyện thở bốn thời có kê mơng và giơ chân [13], [40] </i>

<i><b>Hình 1.3. Động tác thở bốn thời có kê mơng và giơ chân [2] </b></i>

Phương pháp luyện thở cân bằng Âm –Dương. Bốn thời bao gồm:

 Thời 1 là thời hít vào sâu tối đa để dưỡng khí vào tận đáy phổi, thúc đẩy lưu thơng tuần hồn và khí huyết, xoa bóp nội tạng. Kê mơng làm tăng khả năng gắng sức của cơ hồnh thì hít vào.

 Thời hai là thời giữ hơi. Giữ hơi nhằm hoàn chỉnh sự trao đổi oxy tại phế nang. Ở thời này người tập cố gắng hít thêm để thanh quản ln mở tránh tình trạng nén hơi, đồng thời giơ chân và di động qua lại. Thời một và thời hai là luyện hưng phấn thần kinh tương đương với luyện phần Dương.

 Thời ba là thời thở ra. Thở ra nhẹ nhàng qua mũi không kiềm thúc để bắt đầu giai đoạn luyện ức chế và nhờ có kê mơng mà việc thở ra được gần tối đa, giúp thải ra ngồi được nhiều khí cặn.

 Thời bốn là thời nghỉ, thả lỏng toàn thân để tiếp túc bắt đầu trở lại thời một.  Thời ba và thời bốn đại diện cho quá trình luyện ức chế hay luyện phần âm.  Cả bốn thời đều có sự phân bổ thời gian mỗi thời tương đương nhau, thể hiện sự quân bình Âm –Dương trong cơ thể.

 Chỉ định: các hội chứng tâm thể (tăng huyết áp, hen suyễn, hội chứng dạ dày tá tràng, suy nhược thần kinh, căng thẳng mất ngủ); các trường hợp ứ trệ tạng phủ, khí huyết như (táo bón, đau bụng kinh…) và làm tăng tính dẫn truyền thuốc đến tế bào. Lần tập 10 hơi thở.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Tác dụng: Vận động các cơ ở lưng, cổ. Làm lưu thơng khí huyết vùng lưng cổ. Lần tập 10 hơi thở.

<i>1.4.3.5. Động tác chào mặt trời [13], [40] </i>

Tư thế chuẩn bị: quỳ một chân, mông ngồi trên gót chân, bàn chân duỗi; chân kia duỗi ra phía sau. Hai tay chống hờ xuống giường hai bên đầu gối. Thực hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

động tác đưa hai tay lên trời, hai tay thẳng, hai cánh tay ngang với hai tai, thân ưỡn ra sau tối đa, hít vào tối đa, giữ hơi mở thanh quản đồng thời dao động thân trước sau, hạ tay xuống chống giường thở ra triệt để có ép bụng. Làm 1-2 lần, rồi đổi bên.

<i>huyết” [16]. Nghiên cứu tiến hành trên 42 bệnh nhân (BN) trong 28 ngày thực hiện </i>

tại Viện Y Dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy sau điều

<i><b>trị tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả khá là 95,2% và trung bình là 4,8%. Phương pháp </b></i>

điều trị cải thiện tốt rõ rệt qua các chỉ số và thang điểm đánh giá trên lâm sàng, với p<0,05, đồng thời cũng khơng gây bất kì tương tác và các tác dụng phụ nào [16].

Võ Thị Mỹ Phương và cộng sự (2017) thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả giảm đau trong điều trị thối hóa cột sống cổ bằng phương pháp cấy chỉ kết hợp tập vận động cột sống cổ đơn giản” [27] tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng ghi

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

nhận trên hai nhóm mỗi nhóm 30 bệnh nhân. Nhóm chứng tập vận động cổ và điện châm, nhóm nghiên cứu tập vận động cổ và cấy chỉ. Sau 14 ngày đầu điều trị, hiệu quả giảm đau của nhóm chứng và nhóm nghiên cứu khác nhau khơng ý nghĩa thống kê. Nhưng sau 14 ngày tiếp theo, nhóm kết hợp cấy chỉ và tập vận động cổ có hiệu quả giảm đau tốt hơn nhóm chứng. Tồn q trình xét thấy hiệu quả giảm đau của cả nhóm chứng và nhóm can thiệp khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê [27].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Minh và cộng sự (2021) trên 60 đối tượng được chẩn đoán đau vùng cổ gáy do THCSC [23]. Các BN được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30 BN. Nhóm đối chứng được chiếu đèn tần phổ tại vùng đau thời gian 30 phút, sau đó tiến hành xoa bóp bấm huyệt vùng cổ, vai, cánh tay bên đau. Nhóm nghiên cứu được điều trị như nhóm chứng nhưng kết hợp thêm cấy chỉ vào các huyệt theo phác đồ, quy trình thực hiện kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc kết hợp cấy chỉ và chiếu đèn tần phổ và xoa bóp bấm huyệt làm tăng hiệu quả giảm đau khoảng 90% so với nhóm chỉ chiếu đèn và xoa bóp. Đồng thời tầm vận động cột sống cổ và chất lượng cuộc sống hằng ngày cải thiện tốt hơn trước thời điểm điều trị và khác biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng. Kết quả được đăng trên Tạp chí Y học Việt Nam tập 507, số 1, năm 2021 [23].

Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Văn Trung và cộng sự (2019) về “Đánh giá hiệu quả giảm đau và cải thiện vận dộng của điện châm kết hợp cấy chỉ catgut vào huyệt trong điều trị THCSC tại khoa YHCT bệnh viện phong – da liễu Trung ương Quy Hòa năm 2015”. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có so sánh trước sau về hiệu quả của cấy chỉ kết hợp với điện châm trong điều trị đau vai gáy do THCSC cũng cho kết quả tương tự như các nghiên cứu trước. Hiệu quả giảm đau và cải thiện tầm vận động cổ được ghi nhận mỗi ngày và hiệu quả này thấy rõ nhất vào ngày thứ 10 và tăng dần đến mức 15. Mặc dù đây là nghiên cứu trước – sau nhưng kết quả của đề tài đã nhằm củng cố thêm hiệu quả của phương pháp cấy chỉ trong điều trị bệnh lý về thối hóa [39].

Trong một đề tài khác của tác giả Đỗ Thị Kim Chung và cộng sự báo cáo năm 2021 về đánh giá “Tác dụng của phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp Quyên Tý

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

thang trong điều trị đau vai gáy do thối hóa cột sống cổ” [9] cũng cho thấy hiệu quả giảm đau, cải thiện tầm vận động cột sống cổ và chất lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày tăng lên khi có sự kết hợp của cấy chỉ và bài thuốc Quyên Tý thang. Cụ thể trong nghiên cứu này 100 đối tượng được chẩn đoán đau vai gáy do THCSC thể phong hàn thấp kèm Can Thận âm hư theo Y học cổ truyền được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm. Nhóm nghiên cứu gồm 50 BN tiến hành cấy chỉ kết hợp bài Quyên tý thang. Nhóm đối chứng gồm 50 BN tiến hành điện châm kết hợp bài Quyên tý thang. Kết quả nghiên cứu sau 30 ngày điều trị, ở cả 2 nhóm đều cải thiện điểm VAS trung bình, mức độ hạn chế tầm vận động, mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày (p < 0,05). Nhóm nghiên cứu có xu hướng cải thiện mức độ đau và mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày tốt hơn so với nhóm chứng tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả được đăng trên Tạp chí Y học việt nam tập 508 - tháng 11 - số 2 – 2021 [9].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích và cộng sự (2019) về đề tài “Đánh giá kết quả điều trị giảm đau trong điều trị đau vai gáy do thối hóa cột sống cổ bằng phương pháp cấy chỉ” [4] cũng cho thấy kết quả tương tự như các nghiên cứu trên. Cụ thể nghiên cứu tiến hành trên 60 BN đau vai gáy do THCSC trong thời gian 30 ngày. Hiệu quả của cấy chỉ ở BN đau cổ gáy là rõ rệt và có ý nghĩa thống kê. Từ 96,7% BN ban đầu có mức đau nặng sau khi được cấy chỉ thì tỷ lệ hết đau tăng lên 94% trong 30 ngày. Đề tài này cũng báo cáo rằng 60 BN được cấy chỉ thì khơng ghi nhận có trường hợp nào gặp các phản ứng bất lợi do việc cấy chỉ gây ra. Điều này cho thấy việc sử dụng cấy chỉ trong điều trị là an tồn và có thể áp dụng rộng rãi ở tuyến y tế cơ sở. Kết quả được đăng trên Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, ĐH Thái Nguyên [4].

Tác giả Nguyễn Tuyết Trang và cộng sự (2016) tiến hành đề tài nghiên cứu “Hiệu quả của phương pháp điện châm và cấy chỉ catgut trong điều trị đau vai gáy do THCSC”. Kết quả đề tài cho thấy hiệu quả giảm đau vai gáy ở cả hai nhóm điện châm và cấy chỉ khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05), điều này tương đồng với kết quả của tác giả Đỗ Thị Kim Chung (2021) tuy nhiên nghiên cứu này lại ghi

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

nhận thêm hiệu quả cải thiện tầm vận dộng cổ của nhóm cấy chỉ tốt hơn nhóm điện châm và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Cả hai nghiên cứu đều có những số liệu cho thấy mức độ an tồn của phương pháp cấy chỉ là rất cao [37].

<b>1.5.2. Một số cơng trình nghiên cứu liên quan Hạng kiên thống ở nước ngoài </b>

Jo và cộng sự (2022) thực hiện một nghiên cứu phân tích tổng quan hệ thống và mạng lưới để so sánh và xếp hạng hiệu quả của các phương thức châm cứu khác nhau trong điều trị đau vai gáy [75]. Tổng cộng có 65 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với 5266 người tham gia và 9 biện pháp can thiệp đã được đưa vào. Ba phân tích tổng hợp mạng được xây dựng cho các yếu tố sau: cường độ đau (42 thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, 3158 người tham gia), khuyết tật liên quan đến đau (21 thử nghiệm lâm sàng, 1581 người tham gia) và tỷ lệ hiệu quả (40 thử nghiệm lâm sàng, 3512 người tham gia). Kết quả chỉ ra rằng hỏa châm, ôn châm, cấy chỉ và điện châm được xếp hạng cao hơn so với các biện pháp can thiệp khác (chăm sóc thơng thường, giả châm, không điều trị); hào châm chỉ hiệu quả hơn châm cứu giả và không điều trị trong việc giảm điểm số chỉ số đau và chỉ số tàn tật. Hỏa châm đứng đầu trong số 9 phương pháp can thiệp. Mười hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên bao gồm 8 can thiệp được báo cáo về tỷ lệ hiệu quả cho kết quả theo thứ tự là hỏa châm, ôn châm, cấy chỉ và điện châm hiệu quả hơn đáng kể so với chăm sóc thơng thường, hào châm và dùng thuốc tây [75].

Nghiên cứu của Zou và cộng sự (2016) [74], thực hiện trên 2 nhóm đối tượng có bệnh lý thối hóa cột sống cổ trong thời gian 4 tuần. Mỗi nhóm 30 đối tượng. Nhóm nghiên cứu áp dụng cấy chỉ mỗi tuần một lần; nhóm chứng áp dụng hào châm mỗi ngày một lần từ 15-20 phút. Đánh giá dựa vào sự thay đổi các triệu chứng của THCSC, thang đánh giá chức năng, bảng câu hỏi về nỗi đau của MPQ- McGill (MPQ) và tỷ lệ hiệu quả. Kết quả cho thấy nhóm cấy chỉ có điểm số Thang điểm đánh giá chức năng và triệu chứng THCSC, điểm MPQ và tỷ lệ hiệu quả cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm hào châm [74], [75].

Một nghiên cứu lâm sàng khác của Xian và cộng sự (2012) [70], trên 60 đối tượng thối hóa cột sống cổ được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm (n =30). Nhóm nghiên cứu cấy chỉ mỗi tuần một lần, nhóm chứng hào châm 6 lần mỗi tuần, mỗi lần

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

30 phút. Các đối tượng được can thiệp và đánh giá trong 2 tuần. Kết quả cho thấy điểm thối hóa đốt sống cổ và điểm câu hỏi MPQ, tỷ lệ hiệu quả của nhóm nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Một vài phản ứng không mong muốn cũng xuất hiện nhu ư xuất huyết dưới da (n=2) tuy nhiên khơng có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu này được tiến hành trong thời gian ngắn hơn (2 tuần) so với nhiều nghiên cứu về cấy chỉ khác (4 tuần) nhưng vẫn cho thấy hiệu quả vượt trội của phương pháp cấy chỉ so với hào châm đơn thuần [70], [75].

Nghiên cứu của Zhao và cộng sự (2015) tiến hành với số mẫu cao hơn ở mỗi nhóm (n=60) và trong thời gian ngắn hơn (10 ngày) [73]. Nhóm cấy chỉ chỉ cấy một lần và nhóm hào châm mỗi ngày một lần 30 phút. Tác giả chỉ đánh giá dựa trên tỷ lệ hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấy chỉ có tỷ lệ hiệu quả cao hơn có ý nghĩa thống kê so với hào châm thông thường ngay từ lần đầu cấy và giảm được số lần gây đau cho BN [73].

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>Chương 2 </b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

Bệnh nhân được chẩn đoán là Hạng kiên thống thể phong hàn thấp điều trị tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện Quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2021 đến tháng 6/2022.

<b>2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân </b>

<i>2.1.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh theo YHCT </i>

 BN được chẩn đoán Hạng kiên thống thể phong hàn thấp dựa vào các triệu

<b>chứng sau: [7] </b>

 <b>Cổ, gáy, vai và lưng trên đau nhức (+) </b>

 <b>Thích ấm sợ lạnh, cảm giác lạnh cổ gáy, xoa bóp đỡ đau (+) </b>

 Hạn chế vận động cổ gáy, có thể đau lan vai, cánh tay (±)  Tay chân tê mỏi, mình mẩy nặng nề khơng có sức (±)  Tiểu tiện trong dài, đại tiện thường (±)

 Lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhờn dính; mạch phù hoạt (±)

<i>2.1.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh theo YHHĐ </i>

- BN nam hoặc nữ, tuổi ≥ 40. Được chẩn đoán đau cổ gáy (mã ICD: M54.2). - Có thể có một hoặc nhiều hơn trong 3 hội chứng sau: [6]

 Hội chứng cột sống cổ: đau và co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ. Có điểm đau tại cột sống cổ, hạn chế vận động cột sống cổ.

 Hội chứng rễ thần kinh cổ: Tê, đau lan hoặc hạn chế vận động cổ, vai, tay. Nghiệm pháp Spurling, Dấu chuông bấm.

 Hội chứng động mạch đốt sống: nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán, chóng mặt, ù tai.

- Tiêu chuẩn cận lâm sàng: X-Quang cột sống cổ tư thế thẳng nghiêng, chếch ¾ phải/trái độ I hoặc II [16], có 1 trong các dấu hiệu [77]:

 Gai xương thân đốt sống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

 Hẹp khe gian đốt sống từ 25% trở lên.  Đặc xương dưới sụn.

 Trượt đốt sống.

- BN tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.

<b>2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ </b>

- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.

- BN có các bệnh lý về rối loạn tâm thần, không giao tiếp được. - Người bệnh suy kiệt hoặc có các bệnh lý nặng, cấp tính kèm theo.

- Người bệnh đang sử dụng thuốc có tác dụng giảm đau như các thuốc kháng viêm NSAIDs, corticoid, các thuốc giảm đau đơn thuần (paracetamol), các thuốc an thần, chống động kinh.

- Đau cổ gáy do các nguyên nhân như u tủy, chèn ép tủy, chấn thương tủy, thoát vị đĩa đệm…

- Đau cổ gáy không thuộc thể phong hàn thấp theo YHCT. - Vùng cổ vai gáy có vết thương hở, viêm, lở loét.

- Có tiền sử dị ứng với chỉ catgut hoặc các chất có tính chất tương tự chỉ catgut trước đây.

- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú trong 6 tháng đầu.

- Thuộc nhóm chống chỉ định của cấy chỉ và không thực hiện được các động tác dưỡng sinh trong nghiên cứu này.

<b>2.1.3. Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu </b>

- Loại khỏi nghiên cứu nếu BN không tuân thủ quy trình điều trị.

<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu </b>

Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước sau điều trị.

<b>2.2.2. Phương pháp chọn mẫu </b>

Chọn mẫu thuận tiện, gồm 55 bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh đến khám và điều trị ngoại trú tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện Quận Bình Tân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>2.2.3 Phương tiện nghiên cứu </b>

- Hồ sơ bệnh án của BN: bao gồm hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử.

- Bộ máy đo huyết áp cơ Yamasu xuất xứ Nhật Bản, đồng hồ có vạch chia chuẩn từ 20 – 300 mmHg, độ chính xác ± 3 mmHg.

- Thước đo mức độ đau VAS. - Thước đo tầm vận động.

- Bộ hồ sơ tham gia nghiên cứu gồm: phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu, phiếu thu thập thông tin đối tượng tham gia nghiên (Phụ lục 1), bộ câu hỏi đánh giá chất lượng sống (Phụ lục 2), Tờ hướng dẫn tập dưỡng sinh (Phụ lục 3).

- Phòng thủ thuật vơ khuẩn tại bệnh viện quận Bình Tân.

- Bộ cấy chỉ bao gồm: chỉ catgut số 4/0, kim tiêm 23G, kim đẩy chỉ Khánh Phong đảm bảo vô trùng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

- D28: sau 28 ngày tính từ ngày D0, thời điểm hoàn thành nghiên cứu trên một đối tượng.

<b>2.3.2. Quy trình tiến hành nghiên cứu </b>

<b>- Tập huấn cho 1 Bác sĩ về NC, cách thăm khám, bệnh án, lập phiếu theo </b>

- Hướng dẫn BN cài giờ báo thức nhắc tập, tuân thủ tập luyện.

- BN được bác sĩ gọi điện mỗi 2 ngày để giám sát, động viên, nhắc nhở, thăm hỏi, giải đáp thắc mắc và nhắc tái khám đúng ngày.

- Tại D14, BN thực hiện bài tập cho bác sĩ xem sau khi thăm khám.

<b>2.3.2.1. Tại thời điểm D0 </b>

- Bác sĩ nghiên cứu tiến hành khám, chỉ định cận lâm sàng, tra cứu hồ sơ điều trị và chọn bệnh theo tiêu chuẩn. Bác sĩ thông tin đến người bệnh về nghiên cứu, tư vấn và giải thích các thắc mắc của bệnh nhân, lấy phiếu đồng thuận tham gia.

- Trường hợp bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, bác sĩ thực hiện khám và kê toa theo quy trình của bệnh viện.

- Trường hợp các đối tượng đồng ý tham gia, bác sĩ lập hồ sơ bệnh án, sau đó lập phiếu theo dõi, đánh giá trước và sau điều trị. BN nhận và xem tờ hướng dẫn tập Dưỡng sinh (phụ lục 3).

- Điều dưỡng kiểm tra sinh hiệu lại báo bác sĩ. BN được hướng dẫn tập theo phụ lục 3 cho đến khi tập đúng, nghỉ 15 phút.

- Tại phịng vơ khuẩn, điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân chuẩn bị tư thế thoải mái, bộc lộ vùng huyệt trước khi bác sĩ tiến hành cấy chỉ.

- Bác sĩ tiến hành khám và kiểm tra lại vùng chuẩn bị cấy chỉ, xác định huyệt sẽ cấy và sát trùng vùng cấy chỉ. Chọn huyệt theo phác đồ Bộ Y tế và tùy theo biểu hiện bệnh trên đối tượng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Phác đồ huyệt chung: Giáp tích C4 - C7, Thiên trụ, Khúc trì, Kiên trung du, Kiên </b>

tỉnh, Kiên ngung, Kiên trinh, Thiên tông, Ngoại quan, Huyền chung, Đại trữ [8]. - Bác sĩ thực hiện thủ thuật cấy chỉ

 Rửa tay sạch, đi găng tay vô trùng.

 Cắt chỉ Catgut từng đoạn khoảng 0,5cm - 1cm. Luồn chỉ vào nòng kim.  Châm kim nhanh qua da và đưa chỉ từ từ vào huyệt.

 Dùng ngón tay ấn lên sát chân kim rồi rút kim ra, dán băng vô trùng hoặc đặt gạc vô trùng lên huyệt vừa cấy chỉ, dán băng dính lên để giữ gạc. - Theo dõi: người bệnh 15-30’ sau khi cấy chỉ và xử trí tai biến (nếu có). - Bệnh nhân được hướng dẫn cách vệ sinh, ăn uống, một số phản ứng sau cấy chỉ có thể gặp và nhận phiếu “dặn dò sau cấy chỉ”.

- Bác sĩ hẹn bệnh nhân tái khám sau14 ngày.

<i>2.3.2.2. Tại thời điểm D14 </i>

- Bác sĩ thăm khám ghi nhận vào bệnh án và phiếu điều tra nghiên cứu.

- BN thực hiện các động tác Dưỡng sinh cho bác sĩ kiểm tra, nghỉ 15 phút, lấy sinh hiệu và tiến hành cấy chỉ lần 2.

- BN tiếp tục tập Dưỡng sinh tại nhà như lần 1. - Bác sĩ hẹn BN tái khám vào ngày 28.

<i>2.3.2.3. Tại thời điểm D28 </i>

- Bác sĩ khám và đánh giá các chỉ số lần cuối, ghi nhận vào phiếu điều tra nghiên cứu, tổng kết tình hình bệnh nhân sau điều trị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU </b>

Khám, tư vấn, giải thích về NC đến các BN thỏa tiêu chuẩn NC BN kí giấy đồng thuận tham gia NC

<b>Thu thập số liệu đầu vào: </b>

Mức độ đau (thang điểm VAS) Đo tầm vận động cột sống cổ Thang điểm NPQ

Bảng đánh giá triệu chứng theo YHCT

BN thực hiện bài tập Dưỡng sinh

Bảng đánh giá triệu chứng theo YHCT

<i><b>(Số liệu D28) </b></i>

</div>

×