Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

skkn cấp tỉnh phát triển năng lực học sinh thông qua việc giải quyêt các bài toán thực tế về phần điện trường vật lý 11 ở trường thpt tĩnh gia 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

<b>TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4</b>

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

<b>PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC GIẢIQUYẾT CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ VỀ PHẦN ĐIỆN TRƯỜNG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b><small>1. MỞ ĐẦU...1</small></b>

<small>1.1. Lí do chọn đề tài...1</small>

<small>1.2. Mục đích nghiên cứu...1</small>

<small>1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu...2</small>

<small>1.4. Phương pháp nghiên cứu...2</small>

<small>1.5. Những điểm mới của SKKN...2</small>

<b><small>2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...2</small></b>

<small>2.1. Cơ sở lí luận...2</small>

<small>2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...3</small>

<small>2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề...3</small>

<small>2.3.1. Mô tả giải pháp...3</small>

<small>2.3.2. Hệ thống câu hỏi và bài tập thực tế...4</small>

<small>2.3.3. Xây dựng đề kiểm tra theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025...13</small>

<small>2.4. Hiệu quả của sáng kiến...19</small>

<small>2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục...19</small>

<small>2.4.2. Đối với bản thân...19</small>

<small>2.4.3. Đối với đồng nghiệp và tổ nhóm chun mơn...19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1. MỞ ĐẦU</b>

<b>1.1. Lí do chọn đề tài</b>

Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh làm chủkiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sốngvà tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng vàphát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâmhồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sựphát triển của đất nước và nhân loại.

Vật lí học là mơn học đặc thù, trong đó nội dung kiến thức khơng phải là líthuyết đơn thuần mà gắn liền với thực tiễn cuộc sống<small>. Đó là mơn học khoa học thựcnghiệm giúp học sinh phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sốngquanh ta.</small>

Thực tế hiện nay rất nhiều trường đại học chọn hình thức tuyển sinh thông qua bài thi đánh gia năng lực, đặc biệt năm 2024 bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng cấu trúc mới cho đề thi tốt nghiệp THPT bắt đầu thực hiện từ năm 2025, theocấu trúc đề minh họa mơn Vật lí thì các câu hỏi liên quan đến bài toán thực tế là rấtnhiều. Trong đó kiến thức về điện trường chiếm một tỉ lệ khơng nhỏ. Thực tế khi giảng dạy chương trình Vật lí lớp 11 tơi nhận thấy rằng học sinh thường lúng túng

<b>khi học kiến thức về điện trường, các em thường nói đùa với nhau : “Điện trườnglà ma quái”, vì nhiều kiến thức rất trừu tượng, rất khó hình dung. Ai cũng biết, </b>

điện trường là môi trường mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan mà phải dùng các mơ hình, thí nghiệm trực tiếp, thí nghiệm ảo,…

Đứng trước thực trạng phổ biến trên, tôi nhân thấy việc sử dụng các bài tậpvà câu hỏi thực tế để giảng dạy chương điện trường Vật lí lớp 11 là điều rất cầnthiết. Qua đó góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học Vật lí, giúphọc sinh lĩnh hội và vận dụng kiến thức tốt hơn vào đời sống. Qua đây tôi xin chia

<i><b>sẻ một vài kinh nghiệm của bản thân cùng đồng nghiệp qua đề tài “Phát triểnnăng lực của học sinh thông qua việc giải quyết các bài tốn thực tế phần điệntrường Vật lí 11 ở trường THPT Tĩnh Gia 4”.</b></i>

<b>1.2. Mục đích nghiên cứu</b>

Tơi nghiên cứu đề tài này, nhằm những mục đích sau:

- Hệ thống bài tập định tính và câu hỏi thực tế phần điện trường lớp 11 để sửdụng trong qua trình dạy học và kiểm tra đánh giá.

- Đưa số liệu đơn giản vào một số hiện tượng thực tế để các ứng dụng trởnên gần gủi hơn nhằm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn và có hứng thúhọc mơn Vật lí hơn. Từ đó hướng đến phát triển các năng lực toàn diện cho họcsinh: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lựcsáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng côngnghệ thông tin và truyền thông,...

- Cập nhật một số ứng dụng thực tế hiện đại để học sinh vận dụng kiến thứcVật lí để lý giải.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Đặt ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức của mình vào giảiquyết các vấn đề thực tiễn hay bắt gặp trong cuộc sống về phần điện trường.

- Xây dựng hình thức tổ chức dạy học bằng mơ hình thực tế nhằm nâng caochất lượng dạy và học mơn Vật lí ở trường THPT Tĩnh Gia 4.

- Đánh giá được ưu điểm, khuyết điểm và rút ra những kinh nghiệm khi sửdụng câu hỏi thực tế vào giảng dạy kiến thức điện trường cho học sinh lớp 11,đồng thời làm tư liệu phục vụ thiết thực hơn nữa cho công tác giảng dạy của bảnthân và đồng nghiệp trong những năm học tới.

<b>1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu</b>

Trong phạm vi nhỏ của đề tài, tơi chỉ xin trình bày các vấn đề thực tế trongphần điện trường của chương trình Vật lí 11 THPT. Với đề tài này, tôi nghiên cứuchủ yếu trong phạm vi khối lớp 11 ở Trường THPT Tĩnh Gia 4 năm học 2023-2024.

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu</b>

Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích dữ liệu, phân dạng bài tốn theo mức độ nhận thức.- Phương pháp mơ hình.

- Phương pháp lý thuyết tính tốn.

<b>1.5. Những điểm mới của SKKN</b>

Năm học 2023-2024 là năm đầu tiên thực hiện sách giáo khoa 11 theochương trình giáo dục phổ thông 2018 , cũng là dấu mốc đặc biệt mà học sinh khối11 làm quen với sự thay đổi cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT của bộ Giáo dục vàĐào tạo. vì vậy nội dung và cách tiếp cận có nhiều thay đổi. Tơi đã sử dụng bàitốn thức tế để học sinh tiếp cận với kiến thức phần điện trường dễ dàng hơn, cácem được rèn luyện kiến thức và kĩ năng tốt nhất cho kì thi tốt nghiệp THPT năm2025.

<b>2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lí luận </b>

Câu hỏi và bài tập thực tế là các khái niệm được giáo viên sử dụng thườngxuyên trong quá trình dạy học, luyện tập rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, phát triển nănglực cho sinh cũng như kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Câu hỏi và bài tập là mộthệ thống thông tin xác định bởi hai tập hợp gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại lẫnnhau, bao gồm: những điều kiện ban đầu và những yêu cầu đặt ra.

Đặc thù của bộ mơn Vật lí là hầu hết các kiến thức có mối liên hệ chặt chẽvới thực tế cuộc sống, nên phần lớn các câu hỏi và bài tập sử dụng trong dạy họcVật lý cũng thường gắn liền với thực tế cuộc sống và gọi đó là các câu hỏi, bài tậpthực tế Vật lí.

Câu hỏi và bài tập thực tế nói trên bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Thứ nhất, bài tập định tính: đó là những bài tập mà khi giải, học sinh khôngcần thực hiện các phép tính phức tạp mà chỉ phải làm những phép tính đơn giản, cóthể tính nhẩm được, đồng thời phải thực hiện những phép suy luận logic trên cơ sởhiểu rõ bản chất các khái niệm, định luật Vật lí.

Thứ hai, câu hỏi thực tế là các câu hỏi liên quan đến những vấn đề rất gầngũi với thực tế đời sống mà khi trả lời, học sinh không những phải vận dụng linhhoạt các khái niệm, quy tắc, định luật Vật lí mà cịn phải nắm chắc và vận dụng tốtnhững hệ quả của các khái niệm, quy tắc, định luật ấy vào thực tiễn.

Thứ ba, bài tập thực tế có khi chỉ yêu cầu học sinh vận dụng một đơn vị kiếnthức đơn giản, có khi phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức đã được học để giảiquyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Việc giải quyết các vấn đề đó làm tiền đềcho các cải tiến kĩ thuật hoặc đôi khi là sáng tạo, phát minh ra những cái mới cóthể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống.

<i><b>2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm</b></i>

<b>Chương trình Vật lí 11 –THPT thì tổng cả năm có 70 tiết. Trong đó chương</b>

điện trường có 17 tiết. Việc giảng dạy các kiến thức về phần điện trường ở trườngphổ thông nhiều lúc phải dạy lý thuyết nhiều, các kiến thức rất trừu tượng nên họcsinh khó hiểu bản chất. Điện trường là môi trường mà các giác quan của conngười không thể cảm nhận được nên phải dùng các hình ảnh, hiện tượng thực tếcuộc sống hoặc các thí nghiệm nhưng có nhiều bộ thí nghiệm về điện trường haymáy phát tỉnh điện Win-shurst đã bị hỏng.

Việc liên hệ kiến thức thực tế của học sinh ở trường THPT Tĩnh gia 4 hiệnnay còn gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, yêu cầu học sinh tính tiền điện trung bìnhtrong một tháng ở gia đình thì rất nhiều học sinh khơng thể nào tính được.

Nhiều bài tập trong sách giáo khoa thường chú trọng về các bài tập tính tốnđịnh lượng, chưa có câu hỏi và bài tập đi sâu về kiến thức thực tế Vật lí. Các bàitập thiếu hình ảnh đi kèm để học sinh có thể liên hệ cấu tạo, hoạt động một cáchtrực quan.

Các bài tập thường diễn đạt ở dạng: cho các đại lượng này, tìm các đại lượngkhác. Việc diễn đạt các bài tập như vậy thường rất khô khan, không thu hút đượchọc sinh hào hứng để bắt tay vào giải quyết vấn đề thực tiễn.

Vì những lí do trên nên việc xây dựng hệ thống các câu hỏi và bài tập thựctế về phần điện trường là rất cần thiết đề phát triển năng lực giải quyết thực tiễnđối với học sinh ở trường THPT Tĩnh gia 4.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề</b>

<i><b>2.3.1. Mô tả giải pháp</b></i>

Hệ thống các câu hỏi, bài tập thực tế liên quan đến kiến thức phần điệntrường trong chương trình Vật lí 11 THPT. Nhiều vấn đề được kèm theo hình ảnhminh họa để học sinh dễ hình dung, liên hệ thực tế một cách trực quan hơn.

Đưa ra các bài toán thực tế yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giảiquyết các tình huống thực tiễn cuộc sống: Diễn đạt các bài toán, câu hỏi dưới dạngđặt ra các tình huống thực tế đang cần được giải quyết, u cầu học sinh xử lí tìnhhuống, giải quyết vấn đề. Việc giải quyết vấn đề này không những đạt được nộidung kiến thức dạy học mà còn giúp đưa học sinh đến gần gũi hơn với thực tế cuộcsống.

Cập nhật, tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý các dụng cụ, thiết bị máy móc, các ứng dụng thực tế liên quan đến phần điện trường trong chương trình Vật lí 11 THPT

<b>2.3.2. Hệ thống câu hỏi và bài tập thực tế.</b>

Sau đây tơi xin trình bày minh họa các câu hỏi, bài tập thực tế đã được sửdụng trong quá trình dạy học của mình khi giảng dạy phần điện trường thuộcchương trình Vật lí 11 THPT. Việc sử dụng các câu hỏi và bài tập thực tế được tôisử dụng vào tiết bài tập.

Các vấn đề điện trường tơi trình bày ở đây gồm có dạng bài tập cung cấp thơng tin sau đó có câu hỏi liên quan và bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm đúng sai hoặc câu trắc nghiệm trả lời ngắn theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT của bộ giáo dục từ năm 2025

<b>a. Dạng câu hỏi cung cấp thơng tin</b>

<b>Câu 1. Giải thích tại sao bụi bám chặt vào các cánh</b>

quạt máy bằng nhựa mặc dù các cánh quạt này thườngxuyên quay rất nhanh.

<b>Lời giải : Do khi quay các cánh quạt cọ xát vào khơng</b>

khí nên bị nhiễm điện và hút các hạt bụi nhẹ trongkhơng khí, làm chúng dính chặt vào cánh quạt.

<b>Câu 2. Các xe bồn chở xăng/dầu thường được treo</b>

một sợi dây xích dài làm bằng sắt dưới gầm xe.Trong q trình di chuyển, sẽ có những lúc dây xíchđược chạm nhẹ xuống mặt đường. Hãy giải thích vìsao người ta phải làm như vậy?

<b>Lời giải : Vì khi di chuyển, thân xe chở xăng/dầu có thể cọ xát với khơng khí và </b>

thành của bồn chứa nên dễ bị nhiễm điện gây ra cháy nổ. Do vậy các xe chở xăng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường để truyền điện tích dư từ xe xuống mặt đường<small>.</small>

<b>Câu 3. Vào những ngày thời tiết lạnh, đặc biệt là vào</b>

mùa đông, ta thường hay gặp một số hiện tượng như: bị“điện giật” khi chạm tay vào tay nắm cửa kim loại haynghe tiếng lách tách khi thay quần áo. Vậy nguyênnhân của hiện tượng này là gì?

<b>Lời giải : Đây chính là hiện tượng tĩnh điện và chúng</b>

không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Thông

thường, yếu tố tĩnh điện từ quần áo, chăn chủ yếu do ngun liệu, tính chất lý hóa của các loại xơ sợi bên trong. Tĩnh điện là hiện tượng xảy ra do mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu, do sự tương tác giữa các điện tích với nhau.

<b>Câu 4. Điện trường có nguy hiểm không và tại sao ta không nên đứng lâu dưới</b>

đường dây điện cao thế?

<b>Lời giải: Cơ thể người là một khối dẫn điện. Nếu ta đứng gần điện trường thì điện</b>

tích dương bị đẩy về phía điện thế thấp cịn điện tích âm thì được dẫn về nơi cóđiện thế cao. Cơ thể người sẽ bị phân cực. Nếu điện trường mạnh có thể ảnh hưởngkhơng tốt đến sức khỏe. Dòng điện trong đường dây cao thế thay đổi chiều liên tụclàm cho điện tích trong cơ thể “chạy qua chạy lại” sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến cơthể. Vì vậy, khi đứng lâu dưới đường dây điện cao thế sẽ rất nguy hiểm.

<b>Câu 5. Ngày nay, công nghệ sơn tĩnh điện được sử</b>

dụng rất phổ biến với các ưu điểm vượt trội so vớicông nghệ sơn thường. Em hãy nêu ngun lí hoạtđộng về cơng nghệ sơn tĩnh điện.

<b>Lời giải : Sơn tĩnh điện được phủ lên trên bề mặt</b>

vật liệu bằng một loại súng phun sơn đặc biệt. Khibột sơn tĩnh điện đi qua súng phun tĩnh điện sẽ

được đun nóng và tích điện dương (+) tại đầu kim phun, sau đó đi qua kim phun vàdi chuyển theo điện trường để đến vật liệu sơn đã tích điện âm (-). Lúc này nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích, bột sơn từ từ bám vào quanh vật liệu sơn.

Phương pháp này giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu, và có thể di chuyểnvào hầu hết các bề mặt bị khuất.

<b>Câu 6. Trong ống phóng</b>

điện tử , hiệu điện thế giữahai cặp bản nằm ngang vàgiữa hai cặp bản thẳng đứngsẽ làm chùm electron bị lệchnhư thế nào?

<b>Lời giải : Khi tia electron đi</b>

qua cặp bản nằm ngang sẽ bịlệch theo trục Oy tức là lệch

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

theo phương thẳng đứng (có thể lên trên hoặc xuống dưới tuỳ vào dấu của các bản

<b>cực). Khi tia electron đi qua cặp bản thẳng đứng sẽ bị lệch theo trục Ox tức là lệch </b>

theo phương nằm ngang (có thể sang lệch ra phía trước hoặc phía sau tuỳ vào dấu của bản cực). Kết quả là tia electron đi ra khỏi 2 cặp bản cực này và đập vào màn hình phát ra điểm sáng mong muốn.

<b>Câu 7. Màn hình cảm ứng được sử dụng ngày</b>

càng phổ biến. Trong đó, màn hình cảm ứng điệndung (sử dụng tụ điện) hoạt động dựa vào khảnăng nhường hoặc nhận điện tích của cơ thể conngười khi có sự tiếp xúc với các thiết bị điện. Vậy,tụ điện là thiết bị có những đặc tính gì

<b>Lời giải: Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn đặt</b>

gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điệnmơi.Tụ điện có khả năng tích và phóng điện

<b>b. Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.Câu 1. Thông thường sau khi sử dụng khăn lông để lau</b>

mắt kính ta thấy sẽ có một vài mảnh vụn của lơng tơ cịnbám lại trên kính, đó là hiện tượng nhiễm điện do:

<b>A. hưởng ứngB. Tiếp xúc</b>

<b>C. Cọ sátD. khác cấu tạo vật chất.Đáp án: C</b>

<b>Câu 2. Sơ đồ máy lọc bụi được trình bày</b>

hình trên. Khơng khí có nhiều bụi được quạtvào máy qua lớp lọc bụi thông thường. Tạiđây, các hạt bụi có kích thước lớn bị gạt lại.Dịng khơng khí có lẫn các hạt bụi kích thướcnhỏ vẫn bay lên. Hai lưới 1 và 2 thực chất làhai điện cực: lưới 1 là điện cực dương, lưới 2là điện cực âm. Khi bay qua lưới 1 các hạt bụi

nhiễm điện dương. Do đó, khi gặp lưới 2 nhiễm điện âm, các hạt bụi bị hút vàolưới. Vì vậy, khi qua lưới 2, khơng khí đã được lọc sạch bụi. Sau đó, có thể chokhơng khí đi qua lớp lọc bằng than để khử mùi. Bằng cách này có thể lọc đến 95%

<b>bụi trong khơng khí. Theo em, máy lọc bụi trên hoạt động vào lực nào sau đây?A. Lực hút của Trái Đất lên các hạt bụi.</b>

<b>B. Lực hấp dẫn giữa các hạt bụi và lưới điện.C. Lực ma sát giữa các hạt bụi và lưới điện.D. Lực tương tác giữa các điện tích.</b>

<b>Đáp án: D</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Câu 3. Khoảng cách giữa hai cực của ống</b>

phóng tia <i><small>X</small></i> bằng <i><small>2 cm</small></i>, hiệu điện thế giữa haicực là <i><small>100 kV</small></i>. Cường độ điện trường giữa haicực bằng

<b> A. </b><i><small>200 V /m</small></i><b>. B. </b><i><small>50 V /m</small></i>.

<b> C. </b><i><small>2000 V /m</small></i><b>. D. </b><i><small>5000000 V /m</small></i>.

<b>Đáp án: D</b>

<b>Câu 4. Mặt trong của màng tế bào</b>

trong cơ thể sống mang điện tích âm,mặt ngồi mang điện tích dương.Hiệu điện thế giữa hai mặt này bằng0,07V. Màng tế bào dày 8nm. Cườngđộ điện trường trong màng tế bàonày là:

<b>A. 8,75.10</b><small>6</small><b>V/m B. 7,75.10</b><small>6</small>V/m

<b>C. 6,75.10</b><small>6</small><b>V/m D. 5,75.10</b><small>6</small>V/m

<b>Đáp án<small>: A</small></b>

<b>Câu 5. Một tụ điện khởi động cho động cơ có các</b>

thơng số như hình vẽ. Đơn vị VAC (hoặc V.AC)là điện áp ứng với dòng điện xoay chiều, cònVDC (hay V.DC) là điện áp ứng với dòng điệnmột chiều cùng được đọc là vôn. Thông số điện áp370 VAC được hiểu là

<b>A. điện áp tối thiểu khi mắc tụ điện vào.B. điện áp mà tụ điện hoạt động tốt nhất.</b>

<b>C. điện áp xoay chiều hiệu dụng cao nhất để đảm bảo cho tụ hoạt động tốt. Đây</b>

không phải là thông số điện áp một chiều.

<b>D. điện áp mà khi mắc tụ điện vào thì điện dung bằng </b><i><small>15 μ F</small></i>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><small>0,1 g</small></i>, tích điện âm <i><small>q=−10</small></i><small>−8</small><i><small>C</small></i> được móc bằng hai dây chỉ và treo vào giá như hình. Lấy <i><small>g=10 m/s</small></i><sup>2</sup>.

<b>a) Khi cân bằng viên bi lệch về phía bên phải. </b>

<b>b) Tác dụng lên viên bi gồm có trọng lực </b><small>⃗</small><i><small>P</small></i> và lực điện <small>⃗</small><i><small>F</small></i>

<b>c) Góc lệch giữa dây treo và phương thẳng đứng là 45</b><small>0</small>.

<b>d) Điện trường giữa hai bản đổi chiều khi điện tích của viên bi đổi dấu.Đáp án</b>

<b>Câu 2. Trong các máy gia tốc hạt (cyclotron), các hạt</b>

tích điện được gia tốc giống như cách chúng được giatốc trong các ống phóng điện tử, tức là thơng qua mộthiệu điện thế. Giả sử một proton được bơm với tốc độban đầu 1,00.10<small>6</small> m/s vào giữa hai bản phẳng cách nhau5,00 cm.

<b>a) Điện trường có phương vng góc với hai bản và</b>

hướng từ bản dương sang bản âm.

<b>b) Coi điện trường giữa hai bản là đều, chiều dương là hướng sang phải. Trong </b>

điện trường, proton chuyển động theo chiều dương.

<b>c) Nếu tốc độ thoát của proton là 3.10</b><small>6</small> m/s thì hiệu điện thế giữa hai bản là 418 V.

<b>d) Độ lớn cường độ điện trường giữa hai bản là 836 000 V/m.Đáp án: </b>

<b>Câu 3. Có thể xem mơ hình hạt nhân uranium là một</b>

quả cầu có bán kính 7,40.10<small>-15</small> m. Biết hạt nhân uraniumcó 92 proton, điện tích của một hạt proton là 1,60.10<small>-19</small>

C. Xem gần đúng tồn bộ điện tích của hạt nhânuranium tập trung tại tâm của quả cầu. Hạt nhân

uranium sau đó giải phóng một hạt alpha () chứa hai proton tại bề mặt của hạtnhân (hiện tượng phóng xạ)

<b>a) Cường độ điện trường tại bề mặt hạt nhân trước khi phóng xạ là 2,42.10</b><small>21</small> V/m

<b>b) Cường độ điện trường tại bề mặt hạt nhân sau khi phóng xạ là 2,47.10</b><small>21</small> V/m

<b>c) Lực tương tác tĩnh điện giữa hạt nhân và hạt α là lực đẩy.d) Lực điện tác dụng lên hạt α tại bề mặt hạt nhân là 758N.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Đáp án: </b>

<b>Câu 4. Một đám mây dông bị phân thành hai</b>

tầng, tầng trên mang điện dương cách xa tầngdưới mang điện âm. Đo bằng thực nghiệm,người ta thấy điện trường trong khoảng giữahai tầng của đám mây dông đó gân đều,hướng từ trên xuống dưới với <i><small>E=830 V /m</small></i>,khoảng cách giữa hai tầng là <i><small>0,7 km</small></i>, điện tíchcủa tầng phía trên ước tính được bằng

<i><small>Q</small></i><sub>1</sub><small>=1,24 C</small>. Coi điện thế của tầng mây phíadưới là <i><small>V</small></i><sub>1</sub>. Chọn mốc thế năng tại tầng phía dưới.

<b>a) Điện thế của tầng mây phía trên là </b><sup>16.10 ( )</sup><sup>7</sup> <i><sup>V</sup></i>

<b>b) Thế năng điện của tầng mây phía trên là 720440 (J)</b>

<b>c) Tiếp tục đo bằng thực nghiệm tầng mây phía dưới của đám mây dơng, người ta </b>

thấy nó nằm cách mặt đât khoảng <i><small>6450 m</small></i>. Trong khoảng không gian nằm giữa mặt đất và tầng dưới đám mây có điện trường đều hướng thẳng đứng từ dưới lên trên với <i><small>E=250 V /m</small></i>. Điện tích của tầng dưới đám mây ước tính được là <i><small>Q</small></i><sub>2</sub><small>=−2,03 C</small>. Chọn mốc điện thế là mặt đất, điện thế của tầng phía dưới đám mây dơng trên là 28.10<small>6</small> (V)

<b>d) Thế năng điện của tầng dưới đám mây dông là −3273375 (J)Đáp án: </b>

<b>d. Dạng câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn.</b>

<b>Câu 1. Khi phát hiện một đám mây dơng có kích thước nhỏ, một</b>

trạm quan sát thời tiết đã đo được khoảng cách từ đám mây đó đếntrạm cỡ bằng <i><small>6350 m</small></i>, người ta cũng xác định được cường độ điệntrường do nó gây ra tại trạm cỡ bằng <i><small>450 V /m</small></i>. Hãy ước lượng độlớn điện tích của đám mây dơng đó bằng bao nhiêu Coulomb. Coiđám mây như một điện tích điểm.

<b>Hướng dẫn: Điện tích đám mây có thể ước lượng theo công thức</b>

<i><small>E . r</small></i><small>2</small>

<i><small>k</small></i> <sup>=</sup>

<small>450. 63502</small>

<small>9. 10</small><sup>9</sup> <sup>=2,02C</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Câu 1Ghi kết quả</b>

<b>Câu 2. Máy lọc khơng khí sử dụng cơng nghệ ion</b>

âm sẽ phát ra các ion âm vào trong khơng khí. Điệntrường đều của Trái Đất làm phân tán rộng chùmion âm này và hướng chúng lên phía trên. Tác dụngnày làm tăng khả năng để các ion âm kết hợp đượcvới các hạt bụi mịn mang điện dương tức là tăngkhả năng lọc bụi mịn, khơng khí ở nơi có điệntrường trái đất bằng <i><small>120 V /m</small></i> hướng thẳng đứng từtrên xuống dưới. Lực điện của Trái Đất tác dụnglên ion âm nói trên có độ lớn là … x10<small>-19</small> N.

<b>Hướng dẫn: Lực điện mà trái đất tác dụng lên ion OH</b><small>-</small> là

<b>Câu 3. Bộ tụ điện trong chiếc đèn chụp ảnh có điện dung</b>

850 μF được tích điện đến hiệu điện thế 5,5V. Mỗi lần đènF được tích điện đến hiệu điện thế 5,5V. Mỗi lần đènlóe sáng tụ điện phóng điện trong thời gian 4ms. Cơng suấtphóng điện của tụ điện là bao nhiêu W?

<b>Hướng dẫn: Năng lượng đèn flash sử dụng trong 1 lần lóe</b>

<b>Hướng dẫn: </b>

</div>

×