Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

đề tài văn hóa làng nghề làng lụa vạn phúc quận hà đông thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 75 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

<b>KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết quả, các cuộc phỏng vấn nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Em xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

<i> Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2024 Sinh viên </i>

<i> Ngọc </i>

<i> Nguyễn Hồng Ngọc </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong q trình làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cơ trong và ngồi khoa Quản lý xã hội của Học viện Hành chính Quốc gia.

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô! Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Thu Phượng, người đã dìu dắt và hướng dẫn em hồn thành đề tài này.

<i><b> Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc! </b></i>

<i> Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2024 Sinh viên </i>

<i> Ngọc </i>

<i> Nguyễn Hồng Ngọc </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

<b>DANH MỤC VIẾT TẮT </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>

1. Lý do chọn đề tài ... 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ... 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. ... 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 5

5. Phương pháp nghiên cứu ... 6

6. Đóng góp của đề tài ... 9

7. Kết cấu của đề tài: ... 9

<b>CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ LÀNG NGHỀ. ... 10 </b>

1.1. Một số khái niệm cơ bản... 10

1.1.1 Khái niệm văn hóa ... 10

1.1.2. Khái niệm làng nghề ... 11

1.1.3. Khái niệm văn hóa làng nghề ... 13

1.1.4. Bảo tồn văn hóa làng nghề ... 14

1.1.5. Phát huy giá trị văn hóa làng nghề ... 14

1.2. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề. ... 15

1.3. Các yếu tố tác động tới bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề 17 1.3.1. Yếu tố tác động bên ngoài ... 17

1.3.2. Yếu tố tác động bên trong ... 19

1.4. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề của một số địa phương, bài học tham chiếu cho làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ... 20

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.4.1. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề Bánh đa

2.1.2. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý ... 26

2.1.3. Điều kiện xã hội ... 27

2.1.4. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng ... 28

2.2. Thực trạng văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Động, thành phố Hà Nội. ... 29

2.2.1. Một số nghề truyền thống tại làng nghề Vạn Phúc ... 29

2.2.2. Các giá trị văn hóa của làng nghề Vạn Phúc ... 35

2.3. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. ... 40

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ LÀNG LỤA VẠN PHÚC, QUẬN </b>

<b>HÀ ĐỘNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ... 49 </b>

3.1. Quan điểm định hướng phát triển làng nghề truyền thống ... 49

3.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ... 50

3.2.1 Xây dựng cơ chế chính sách về bảo tồn giá trị truyền thống văn hoá làng nghề ... 51

3.2.2 Giữ gìn các giá trị văn hố truyền thống ... 51

3.2.3 Phát triển văn hoá gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội ... 52

3.2.4 Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch xanh ... 54

3.2.5 Xây dựng kênh truyền thông và mạng xã hội ... 55

3.2.6 Tăng cường sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý tại địa phương và cộng đồng XH ... 57

Tiểu kết chương 3 ... 58

<b>KẾT LUẬN ... 59 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 61 </b>

<b>PHỤ LỤC ... 63 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC VIẾT TẮT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Lý do chọn đề tài </b>

Làng nghề là một khái niệm mang tính lịch sử và văn hóa sâu sắc, đó là nơi mà một cộng đồng người dân tập trung vào việc sản xuất một loại hàng hoặc dịch vụ cụ thể, thường là dựa trên truyền thống và kỹ năng chuyền đời từ hậu duệ sang hậu duệ. Đây không chỉ là nơi sản xuất mà còn là nơi gắn kết cộng đồng, truyền thống, và văn hóa địa phương.

Việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống của làng nghề Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Việc này có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân; bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, không gian làng nghề, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng nơng thơn mới.

Làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, nổi tiếng với ngành sản xuất lụa truyền thống, là một điểm sáng trong văn hóa dân tộc Việt Nam. Làng lụa Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, nằm khoảng 10km về phía Tây Nam của trung tâm Hà Nội. Làng lụa Vạn Phúc ra đời từ thế kỷ 11, trong thời kỳ Lý – Trần. Theo truyền thuyết, vào thời Lý, làng Vạn Phúc đã nổi tiếng với nghề dệt lụa. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của làng lụa lại ở thời kỳ Lê và Nguyễn, trở thành nơi nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam.

Làng nghề Làng lụa Vạn Phúc không chỉ đại diện cho một truyền thống nghề nghiệp mà còn là đại diện của sự sáng tạo và bền vững trong sản xuất. Trước hết nó mở ra cánh cửa để khám phá sâu hơn về di sản văn hoá dân tộc. Qua việc nghiên cứu về quá trình sản xuất lụa truyền thống, từ việc nuôi tằm, chế biến tơ lụa, đến dệt và in hoa văn trên lụa, ta có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển của nghề lụa trong văn hố dân tộc và vai trị quan trọng của nó trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

đời sống hàng ngày của cộng đồng. Sự tiến bộ trong kỹ thuật sản xuất và ứng dụng công nghệ mới đã giúp làng nghề Vạn Phúc khơng chỉ tồn tại mà cịn phát triển mạnh mẽ trong thời đại hiện đại, tạo ra những sản phẩm lụa chất lượng và đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước.

Từ những nội dung trên, em quyết định chọn đề tài: “Văn hoá làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” nhằm nghiên cứu sâu về văn hoá làng nghề làng lụa Vạn Phúc cũng như mang lại cơ hội để giới thiệu và quảng bá di sản văn hoá Việt Nam ra thế giới. Việc phát triển du lịch văn hoá dựa trên nền tảng của làng nghề này không chỉ giúp cộng đồng địa phương tăng thu nhập mà còn tạo ra cơ hội cho du khách trong nước và

<b>ngoài nước khám phá và trải nghiệm văn hố đặc sắc của Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài </b>

<i><b>2.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về làng nghề Làng lụa Vạn Phúc</b></i>

<i>Nguyễn Thị Minh Châu "Văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc - Di sản và phát triển bền vững", Luận án tiến sĩ, Đại học Văn hóa Hà Nội. Luận </i>

án tập trung vào việc phân tích sâu về văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, từ quá trình hình thành, phát triển cho đến tầm vóc và vai trị của làng nghề trong việc bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế-xã hội địa phương. [3]

<i>Trần Văn Tuấn "Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển của làng lụa Vạn Phúc" Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học </i>

Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án này tập trung vào việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn và phát triển của làng lụa Vạn Phúc, đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết hiệu quả. [10]

Những cơng trình nghiên cứu trên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc và đề xuất các giải pháp để bảo tồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

và phát triển bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn một số khía cạnh cần được khám phá và nghiên cứu sâu hơn. Dựa trên những cơng trình trên, có một số khoảng trống mà đề tài cần tiếp tục nghiên cứu:

Tác động của đơ thị hóa và quy hoạch đơ thị: Nghiên cứu về cách mà q trình đơ thị hóa ảnh hưởng đến văn hóa, kinh tế và xã hội của làng nghề làng lụa Vạn Phúc, đặc biệt là trong bối cảnh của Hà Đơng. Điều này có thể bao gồm cả việc đánh giá tác động của việc phát triển đô thị và quy hoạch đô thị đối với di sản văn hóa và cách cộng đồng địa phương tương tác và thích nghi với những thay đổi này.

Tương tác giữa công nghệ và truyền thống trong sản xuất lụa: Nghiên cứu về cách mà sự phát triển của công nghệ mới ảnh hưởng đến các phương pháp sản xuất truyền thống và nghệ thuật dệt lụa tại làng nghề Vạn Phúc, đặc biệt là trong môi trường đô thị hiện đại của Hà Đông. Cần xem xét cách các nhà sản xuất lụa tận dụng công nghệ mới để tăng cường chất lượng sản phẩm

<b>mà vẫn giữ được bản sắc truyền thống. </b>

<b>2.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu văn hố làng nghề </b>

<i> “Văn hoá làng nghề bánh đa kế: Di sản và phát triển bền vững”, </i>

Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Nghiên cứu này tập trung vào văn hoá của làng nghề bánh đa kế, đồng thời khám phá vai trị của di sản văn hóa trong quá trình phát triển bền vững của làng nghề này. Đồng thời, nghiên cứu cũng xem xét những thách thức và cơ hội mà làng nghề bánh đa kế đối mặt trong quá trình phát triển, từ đó đề xuất các biện pháp và chính sách hỗ trợ phát triển bền vững của làng nghề này. [4]

<i>Nguyễn Thị Hà “Văn hoá làng gốm Bát Tràng: Di sản phát triển bền vững” , Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Luận án này tập </i>

trung vào việc nghiên cứu về văn hố của làng gốm Bát Tràng và vai trị của di sản văn hóa trong q trình phát triển bền vững của làng gốm này, đồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

thời cũng phân tích các thách thức và cơ hội mà làng gốm Bát Tràng đối mặt trong quá trình phát triển, từ đó đề xuất các biện pháp và chính sách hỗ trợ phát triển bền vững của làng gốm này. [2]

<b>2.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá làng nghề </b>

<i>Đề tài nghiên cứu “Văn hoá bảo tồn di sản làng nghề bánh đa kế: Thách thức và cơ hội” của Viện Nghiên cứu Văn hoá dân tộc. Đề tài tập trung </i>

vào việc khám phá các thách thức và cơ hội trong việc bảo tồn văn hoá và di sản của làng nghề bánh đa kế, đồng thời đề xuất các biện pháp để đảm bảo sự bền vững cho làng nghề này trong tương lai. [12]

<i>Đề tài nghiên cứu “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của làng Đục Đồng” của Trường Đại học Văn hoá Hà Nội nhấn mạnh vào việc bảo tồn </i>

và phát triển giá trị của văn hoá truyền thống trong làng Đục Đồng, đề xuất các biện pháp và chính sách để phát huy giá trị của di sản văn hoá của làng. [7]

Những cơng trình nghiên cứu trên đều nhấn mạnh vào việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển di sản văn hoá của các làng nghề khác nhau, đồng thời đưa ra các cơ hội và giải pháp cho những thách thức mà các làng nghề này đang phải đối mặt. Tuy vậy, những cơng trình nghiên cứu này vẫn còn những khoảng trống vẫn cần được nghiên cứu cho đề tài “Văn hoá làng nghề làng lụa Vạn Phúc”:

Nghiên cứu về các yếu tố văn hoá đặc trưng: Chưa có sự đi sâu vào nghiên cứu về các yếu tố văn hoá đặc trưng của làng lụa Vạn Phúc, bao gồm cả nghi lễ, truyền thống, và cách mạng văn hố.

Tác động của cơng nghệ mới: Thiếu sự phân tích về cách mà sự tiến bộ cơng nghệ có thể ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và cách mà làng nghề phản ứng và thích nghi với cơng nghệ mới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Thách thức và cơ hội trong bảo tồn và phát triển: Chưa có sự phân tích cụ thể về các thách thức và cơ hội đặt ra trước làng nghề lụa Vạn Phúc trong quá trình bảo tồn và phát triển.

Quản lý tài nguyên và môi trường: Thiếu sự tập trung vào việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và mơi trường trong q trình sản xuất lụa và cách mà nó ảnh hưởng đến sự bền vững của làng nghề.

Tương tác với cộng đồng địa phương: Chưa có sự phân tích về tác động của sự phát triển công nghiệp lụa đối với cộng đồng địa phương và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và cộng đồng.

<b>3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục tiêu nghiên cứu </b>

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích bảo tồn, giữ gìn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hoá truyền thống làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

<b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

Đề tài tập trung nghiên cứu một số nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa làng nghề

- Phân tích, đánh giá thực trạng của văn hóa làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: </b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

<i>Phạm vi không gian: Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Nội

<i>Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng văn hóa làng nghề làng lụa </i>

Vạn Phúc, quận Hà Động, thành phố Hà Nội trong thời gian từ 2018 – đầu năm 2024.

<i>Phạm vi nội dung: </i>

Tập trung nghiên cứu 3 nhóm vấn đề chính:

(1) Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa làng nghề (2) Phân tích thực trạng văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

(3) Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận </b>

Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa làng nghề. Bằng cách kết hợp lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu phân tích vai trị, nguồn gốc và tầm quan trọng của văn hố trong q trình xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, việc áp dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hoá giúp đánh giá và đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững làng nghề, tạo ra một môi trường sống văn minh, phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương.

<b>5.2. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>Phương pháp phân tích tổng hợp: </b></i>

Phương pháp phân tích tổng hợp là cơng cụ mạnh mẽ trong nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của làng nghề lụa Vạn Phúc. Phương pháp này được thực hiện như sau:

- Tổng hợp dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

cuộc phỏng vấn, cuộc thăm dò ý kiến, tài liệu lịch sử và các nghiên cứu liên quan.

- Xử lý dữ liệu: Tiến hành tiền xử lý dữ liệu bằng cách kiểm tra, lọc và chuẩn hóa để đảm bảo tính chính xác và đồng nhất của dữ liệu.

- Phân tích dữ liệu: Áp dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu như phân loại, phân tích nội dung và phân tích đa chiều để hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển của làng nghề.

- Tổng hợp thông tin: Tổng hợp các kết quả phân tích để tạo ra cái nhìn tổng thể và đầy đủ về tình hình và tiềm năng của làng nghề lụa Vạn Phúc.

- Rút ra nhận định: Dựa trên các kết quả tổng hợp, rút ra những nhận định quan trọng về các vấn đề, thách thức và cơ hội trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của làng nghề.

Phương pháp này giúp cung cấp cái nhìn tổng thể và chính xác về tình hình của làng nghề lụa Vạn Phúc, từ đó hỗ trợ quyết định và đề xuất các biện pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng nghề này.

<i><b>Phương pháp điều tra xã hội học: </b></i>

- Thiết kế nghiên cứu: Xác định mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu, lựa chọn phương pháp điều tra xã hội học phù hợp.

- Thu thập dữ liệu: Tiến hành cuộc phỏng vấn và thăm dò ý kiến với cộng đồng địa phương, những người làm việc trong ngành nghề lụa và các chun gia về văn hóa. Ngồi ra, cũng có thể sử dụng phương tiện quan sát trực tiếp để hiểu rõ hơn về các hoạt động và tương tác trong làng nghề.

- Phân tích dữ liệu: Phân tích và tổng hợp dữ liệu thu thập được từ cuộc phỏng vấn và quan sát, tập trung vào việc hiểu sâu về các giá trị, thái độ, quan điểm và hành vi của cộng đồng địa phương đối với văn hóa và bảo tồn di sản.

Rút ra nhận định: Dựa trên dữ liệu phân tích, rút ra những nhận định và

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

kết luận về tình hình và tiềm năng phát triển của làng nghề lụa Vạn Phúc, cũng như các thách thức và cơ hội trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa.

- Phương pháp này giúp hiểu sâu hơn về cộng đồng và mối quan hệ xã hội trong làng nghề, từ đó đưa ra các khuyến nghị và chiến lược phát triển phù hợp và có tính ứng dụng cao.

<i><b> Phương pháp chun gia: </b></i>

- Phân tích thơng tin: Phân tích và tổng hợp thông tin thu thập từ cuộc họp, hội thảo và phỏng vấn, tập trung vào các ý kiến và khuyến nghị của chuyên gia.

- Rút ra nhận định: Dựa trên kết quả phân tích, rút ra những nhận định và kết luận về tình hình và tiềm năng phát triển của làng nghề lụa Vạn Phúc từ góc độ của các chuyên gia.

- Phương pháp này giúp đảm bảo sự tham gia của những người có kiến thức chun mơn sâu rộng và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực, từ đó đưa ra các khuyến nghị và chiến lược phát triển có tính ứng dụng cao và đáng tin cậy.

<b> Phương pháp thống kê: </b>

- Thu thập dữ liệu: Tiến hành thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như cuộc điều tra, cuộc phỏng vấn, và tài liệu tham khảo về lịch sử, văn hóa và kinh tế của làng nghề.

- Xử lý dữ liệu: Tiến hành tiền xử lý dữ liệu bằng cách kiểm tra, lọc và chuẩn hóa để đảm bảo tính chính xác và đồng nhất.

- Mô tả dữ liệu: Sử dụng các phương tiện thống kê như biểu đồ, biểu đồ tần suất, và chỉ số mô tả để mô tả và tổng quan về dữ liệu thu thập được.

- Phân tích dữ liệu: Áp dụng phương pháp thống kê phân tích tương quan để tìm hiểu mối quan hệ và đặc điểm của làng nghề.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Rút ra nhận định: Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, rút ra những nhận định và kết luận về tình hình và tiềm năng phát triển của làng nghề lụa Vạn Phúc, từ đó hỗ trợ quyết định và đề xuất chính sách phù hợp.

Phương pháp thống kê giúp xác định các xu hướng, mối liên hệ, và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của làng nghề lụa Vạn Phúc.

<b>6. Đóng góp của đề tài </b>

- Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa làng nghề - Qua phân tích từ thực tiễn văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đơng, thành phố Hà Nội. Đề tài khóa luận đưa ra một giải pháp thích hợp, nếu được áp dụng sẽ góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

- Những kết quả nghiên cứu của đề tài khóa luận có thể dùng làm tài liệu cho việc nghiên cứu hoặc tham khảo cho những thầy cô nghiên cứu về văn hoá và sinh viên học ngành Văn hoá học.

<b>7. Kết cấu của đề tài: </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hoá làng nghề

Chương 2: Thực trạng văn hóa làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội

Chương 3: Những giải pháp nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ LÀNG NGHỀ. </b>

<b>1.1. Một số khái niệm cơ bản </b>

<b>1.1.1 Khái niệm văn hóa </b>

Văn hố (Tiếng Latinh: Cultura) là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, gồm tất cả những sản phẩm của con người. Văn hoá bao gồm cả 2 khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, phương tiện, v.v Cả 2 khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hoá.

Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hoá thường được hiểu là văn học, nghệ thuật, như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh… Các trung tâm văn hoá có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Văn hóa cũng là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận.

Văn hoá là sản phẩm của lồi người, văn hố được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hố lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hố là trình độ phát triển của con người, của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức trong đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. [9]

<i>Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngơn ngữ và Văn hố Việt </i>

Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hố – Thơng tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hố là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”. [14]

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hố Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc </i>

Thêm cho rằng: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. [9]

UNESCO (2002) thì cũng có khái niệm về VH như sau: “Văn hóa là tổ hợp các đặc điểm tinh thần, vật chất, trí tuệ, tình cảm nổi bật của xã hội hay nhóm xã hội, bao hàm cả nghệ thuật, văn học, lối sống, cùng với đường đời, hệ giá trị, truyền thống và niềm tin”. Cũng trong một nghiên cứu khác thì UNESCO lại cho rằng “ VH là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần”. [21]

Như vậy, văn hố nói chung được nhiều tác giả, các nhà NCKH về VH đã đưa ra những khái niệm, quan niệm khác nhau về VH bởi VH là vô cùng quan trọng không chỉ đối với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực dân cư, …Tuy nhiên, để có một khái niệm đầy đủ và chuẩn xác nhất về VH là chưa có. Chính vì vậy, trong khóa luận này của mình, em xin đưa ra một khái niệm về VH, khái niệm này chỉ với mục đích phục vụ cho nghiên cứu này mà khơng dành cho mục đích nào khác, theo đó:

<i>Văn hóa là tổng hợp của các giá trị vật chất và tinh thần đối trong việc khai thác, tìm kiếm trong quá trình phát triển lịch sử. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

được thành lập khá lâu đời bởi nghề thủ công truyền thống được làm, được sản xuất thủ cơng tại đó đã trải qua rất nhiều đời người. Dấu hiệu “làm” một nghề thủ công truyền thống cũng là đặc điểm để nhận diện, phân biệt với các “làng” khác.

Trên khía cạnh pháp luật thì “Làng nghề” được giải nghĩa tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định 52/2018/NĐ-CP (12/04/2018) như sau:

<i>“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, bn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nơng thơn”. Trong đó, các ngành nghề nơng thơn được quy định tại Điều </i>

<i>7. Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nơng thơn” </i>

Ngồi ra, trên khía văn văn hố, hành chính theo các nghiên cứu thì “làng nghề” cịn được hiểu như sau:

Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa, là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề là một khái niệm rất quan trọng trong việc hiểu về nền kinh tế và văn hoá của một khu vực cụ thể, đồng thời đóng vai trị quan trọng trong việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

bảo tồn và phát triển di sản văn hoá của mỗi cộng đồng.

Làng nghề thường chun mơn hố tập trung sản xuất một loại hàng dịch vụ cụ thể trong một khu vực địa lý nhất định. Mỗi làng nghề thường có một loạt các nghệ nhân, các thợ thủ công hoặc doanh nghiệp nhỏ sản xuất các sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ đặc biệt. Những người này thường được truyền thụ kỹ năng từ thế hệ trước, sự chuyên nghiệp và sáng tạo của họ thường được tôn trọng và ưa chuộng. Những sản phẩm từ làng nghề thường mang đậm dấu ấn của địa phương và có thể được coi là biểu tượng của khu vực đó.

Khơng chỉ là nơi sản xuất, làng nghề còn thường là trung tâm của các hoạt động kinh tế và xã hội địa phương. Họ có thể tạo ra cơ hội việc làm, thu hút du khách và góp phần vào sự phát triển kinh tế của một khu vực. Ngồi ra làng nghề cịn là nơi duy trì và bảo tồn các nghệ thuật, kỹ thuật truyền thống giúp định hình và phát triển văn hoá địa phương.

Làng nghề là một phần không thể thiếu của làng xã nông nghiệp cổ truyền, vì nó phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp. Mặt khác, làng nghề lại biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người nông dân trong q trình thích ứng với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội nhất định, đồng thời thể hiện rất rõ yếu tố tự mở cửa của xã hội nông nghiệp.

<b>1.1.3. Khái niệm văn hóa làng nghề </b>

Theo quan điểm của em, văn hố làng nghề là một phần quan trọng của văn hoá dân gian, đại diện cho các giá trị, phong tục và kỹ năng truyền thống liên quan đến một ngành nghề cụ thể trong một khu vực địa lý nhất định. Nó thường bao gồm các hoạt động như sản xuất hàng hố, nghệ thuật thủ cơng và các nghi lễ truyền thống liên quan đến ngành nghề đó.

Văn hố làng nghề khơng chỉ là việc sản xuất hàng hố dịch vụ mà cịn bao gồm các khía cạnh văn hoá, xã hội và kinh tế phát triển xung quanh một

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

ngành nghề cụ thể trong một cộng động hoặc một vùng địa lý nhất định.

Văn hoá làng nghề thường phản ánh tinh thần sáng tạo, cống hiến và sự kết nối xã hội trong cộng đồng, đồng thời cũng là một phần quan trọng của bản sắc văn hố tồn cầu.

<b>1.1.4. Bảo tồn văn hóa làng nghề </b>

Theo quan điểm của em, bảo tồn văn hố làng nghề là q trình giữ gìn, bảo vệ và phát triển các giá trị văn hoá, truyền thống, kỹ thuật và nghệ thuật thuộc một ngành nghề cụ thể trong một cộng đồng làng nghề. Điều này bao gồm việc ghi chép và nghiên cứu các phương pháp sản xuất truyền thống, giáo dục và đào tạo để truyền đạt kiến thức và kĩ năng cho thế hệ tiếp theo, hỗ trợ kinh tế cho các nghệ nhân và nhà sản xuất làng nghề, bảo vệ môi trường và tài nguyên cần thiết cho sản xuất, cũng như khuyến khích du lịch và tiếp thị để giới thiệu, quảng bá văn hố làng nghề. Do đó việc bảo tồn văn hố làng nghề khơng chỉ giữ gìn một phần quan trọng của di sản văn hố mà tăng cường nhận thức và đánh giá về giá trị của văn hoá làng nghề, cũng như tạo ra cơ hội kinh tế và phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương.

<b>1.1.5. Phát huy giá trị văn hóa làng nghề </b>

Theo quan điểm của em, phát huy giá trị văn hố làng nghề là q trình tận dụng và phát triển các nguồn tài nguyên văn hoá độc đáo của một cộng đồng làng nghề để tạo ra những cơ hội mới và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Điều này bao gồm việc bảo tồn và tôn trọng các truyền thống, kỹ thuật và nghệ thuật truyền thống, cũng như việc sáng tạo, áp dụng chúng vào các hoạt động kinh doanh và sáng tạo mới.

Quá trình này không chỉ đảm bảo sự tiếp tục của di sản văn hố, mà cịn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng. Bằng cách phát huy giá trị văn hoá làng nghề, cộng đồng có thể thu hút du khách, tạo ra nguồn thu nhập mới, tạo ra môi trường sống và làm việc tích cực cho cả

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

người dân và doanh nghiệp trong khu vực.

Ngoài ra, bằng cách truyền đạt kiến thức và kỹ năng về văn hoá và ngành nghề truyền thống trong việc phát triển giáo dục và đào tạo cũng là một phần quan trọng của việc phát huy giá trị văn hoá làng nghề.

Phát huy giá trị văn hố làng nghề khơng chỉ là việc duy trì và bảo tồn di sản văn hố, mà cịn là việc tạo ra những cơ hội mới và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cộng đồng.

<b>1.2. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề. </b>

Trước hết, thuật ngữ “bảo tồn” và “phát huy” được hiểu như sau theo từ điển tiếng Việt:

<i>Bảo tồn “gửi lại không để cho mất đi”. Phát huy “làm cho cái hay, cái tốt toả tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [8] </i>

Như vậy, từ cách giải nghĩa thuật ngữ như trên thì bảo tồn và phát huy được hiểu theo hai nghĩa riêng biệt, tuy nhiên “bảo tồn và phát huy” lại có những mối quan hệ trên các phương diện khía cạnh khác nhau.

Trong nghiên cứu về di sản văn hoá, theo tác giả Lê Thị Thu Nga (2020) thì bảo tồn, phát huy di sản văn hoá được hiểu như sau:

“Bảo tồn các di sản văn hóa là giữ gìn, khai thác, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống để các giá trị văn hóa ấy sống lại và tồn tại, thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân. Ngược lại với bảo tồn, hoạt động phát huy các giá trị di sản văn hóa nhằm đưa các giá trị văn hóa ấy đến với cộng đồng dân cư, giúp cộng đồng phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội phục vụ các nhu cầu cho chính cộng đồng đó” [6]

Trên khía cạnh văn hố, bảo tồn văn hố nói chung thì “bảo tồn và phát huy” giá trị VH có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và giữa chúng cũng có sự tác động lẫn nhau, cụ thể như khu phát huy giá trị của di sản VH thì trước hết cần phải giữ gìn và bảo vệ sự tồn tại của di sản VH theo đúng dạng thức ban

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

đầu vốn có của di sản VH đó. Do đó, bảo tồn là cơ sở nền tảng để phát huy giá trị của di sản VH. Hoạ ngược lại, khi phát huy tốt giá trị của di sản VH trong đời sống thực tiễn sẽ góp phần tạo ra nguồn lực về tài sản, tinh thần, ... để bảo tồn di sản VH sẽ tốt hơn.

Về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy VH làng nghề trước hết được hiểu là việc giữ gìn văn hố làng nghề và làm VH làng nghề với những tinh hoa, cái đẹp của làng nghề tục nảy nở, phát triển và nhân rộng thêm.

Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy VH làng nghề cũng được quy định tại văn bản pháp luật, cụ thể tại: Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 phê duyệt “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030”

Theo quan điểm nêu trong Quyết định, thì việc bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trị quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân; bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, khơng gian làng nghề, đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nơng thơn mới”. [9]

Trên phương diện cơ quản quản lý thì Bộ NN và PTNN cũng có Thơng tư số 05/2022 về mục tiêu Quốc gia về nơng thơn mới, trong đó thông tư cũng quy định việc bảo tồn và phát huy văn hoá làng nghề, cụ thể tại khoản 2, Điều 12 của Thông tư này đã quy định việc “Bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn”.

Từ những lý luận như trên cho thấy rằng, mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề là mối quan hệ mật thiết trong việc bảo quản giữ gìn VH làng nghề nói chung, VH nói riêng, trong đó, việc bảo tồn và phát triển luôn thực hiện đồng thời, song song với nhau, một trong hai chủ thể không thể tách rời hoặc thực hiện độc lập, tách rời nhau và về không gian và thời gian,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>1.3. Các yếu tố tác động tới bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề </b>

<b>1.3.1. Yếu tố tác động bên ngoài </b>

Các yếu tố tác động tới việc bảo tồn và phát huy giá trị VH làng nghề từ bên ngoài như sự phát triển của thế giới, truyền thơng, tồn cầu hố, giao lưu và hội nhập văn hóa,… Sự tác động từ bên ngồi này đã đưa tới cả cơ hội và thách thức đối với sự bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá làng nghề nói riêng, văn hóa khác nói chung của dân tộc ta. Sự tác động này trước hết làm cho việc bảo tồn văn hóa dân tộc, văn hố làng nghề của một quốc gia phải được thể chế hoá bằng những quy định của pháp luật, công ước, điều ước quốc tế. Cụ thể, được thông qua tại kỳ họp đại Hội lần thứ 12 tại Mexico năm 1999. Một số mục tiêu đáng chú ý của Công ước là: “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích ngành kinh doanh du lịch đẩy mạnh và quản lý du lịch theo hướng tôn trọng và phát huy di sản và các văn hóa đang tồn tại...”.

Luật Di sản văn hóa 2013; “…Các giá trị di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong nhân dân”. Điều 11, Luật DS 2013; “Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích: Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế”. Điều 12, Luật DS 2013;

Như vậy, những yếu tố bên ngoài tác động tới VH, VH làng nghề đã được bảo vệ bằng pháp luật, không chỉ là pháp luật quốc gia mà còn cả những điều ước, pháp luật quốc tế thừa nhận.

Đối với sự phát triển về kinh tế tồn cầu được xem là có tác động ảnh hưởng mạnh tới VH, VH làng nghề, bởi kinh tế đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì bản sắc VH, kinh tế cũng đóng vai trị bảo tồn, phát huy giá trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

truyền thống, giá trị văn hóa,… VH, VH làng nghề về bản chất cũng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thông qua các hoạt động khác nhau như du lịch VH, du lịch cộng đồng, … quá trình phát triển kinh tế cũng có sự tham gia của VH, Văn hoá truyền thống, VH làng nghề. Chính vì vậy, kinh tế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề ln chịu sự tác động qua lại với nhau trên cả phương diện tích cực lẫn tiêu cực, tích cực nếu kinh tế và VH, VH làng nghề cũng duy trì và phát triển, ngược lại, tiêu cực là kinh tế “phá huỷ” VH.

Trong các yếu tố bên ngoài tác động tới bảo tồn và phát huy giá trị VH làng nghề không thể bỏ qua được yếu tố truyền thông. Truyền thơng góp phần nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt của tri thức, nhân loại, dân tộc, hình thành lối sống tích cực và khẳng định những giá trị VH, giáo dục lối sống lành mạnh, giáo dục bảo vệ VH truyền thống, VH làng nghề,... Ngồi ra, truyền thơng tồn cầu cũng đang góp phần bảo vệ, quảng bá về VH, VH làng nghề của nhiều địa điểm tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Tóm lại, truyền thơng tồn cầu hóa đang tác động và có những ảnh hưởng tới việc bảo tồn, phát huy, phát triển VH truyền thống, VH, Văn hóa làng nghề,… Tồn cầu hố truyền thơng cũng đặt nền móng cho một diện mạo mới cho VH nói chung, VH làng nghề nói chung của nhân loại.

Sự hội nhập, giao lưu VH hiện nay giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm tăng cường, trao đổi về VH cũng đã tác động trực tiếp tới VH, Văn hoá làng nghề. Trong quá trình giao lưu VH, hội nhập VH có tác động mạnh tới q trình bảo tồn, phát triển và phát huy những giá trị VH, VH làng nghề, bởi hội nhập VH tác động tới cả tư tưởng, lối sống, cách thức tiếp cận của con người nói chung với VH, mặt tích cực của hoạt động giao lưu VH quốc tế cũng mang lại những giá trị về khoa học, về nghiên cứu văn hoá,… Tuy nhiên, mặt tích cực thì cũng “hồ tan” văn hố làng nghề, VH nói chung của

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

một quốc gia.

Các yếu tố bên trong tác động đến biến đổi của VH dân tộc, VH làng nghề trước hết là sự chuyển đổi từ XH truyền thống sang XH hiện đại. Trong xã hội truyền thống, những giá trị VH truyền thống được hình thành trên cơ sở của hằng số: nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đang tác động trực tiếp mạnh mẽ tới VH, VH làng nghề, quá trình này đã làm thay đổi cơ bản tới về kinh tế XH. Chính sự phát triển kinh tế đã dẫn tới q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố các ngành dịch vụ, … đã làm thay đổi về lối sống, tư tưởng và nhiễm những tệ nạn xấu ảnh hưởng tới con người.

Sự phát triển về kinh tế cũng là yếu tố tác động tới bảo tồn và phát huy giá trị VH làng nghề trong đó con người trong cơ cấu tổ chức XH của làng nghề đó cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của của sự phát triển KT như sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất từ thủ công sang công nghệ, từ sản xuất nghề thủ công sang thương mại dịch vụ, bỏ hẳn q trình sản xuất thủ cơng làng nghề truyền thống;

Bên cạnh đó, cũng khơng thể bỏ qua yếu tố của những người tại làng nghề truyền thống, đây là những người được coi là trực tiếp duy trì, phát huy và gìn giữ VH làng nghề, họ chính là những người “quyết định” tới các hoạt động của VH làng nghề, một trong những nhân tố có thể quyết định việc “tiếp tục hoặc bãi bỏ” một VH làng nghề của một địa phương trong một hoàn cảnh nhất định nào đó.

Chính sách về VH được Đảng, Chính phủ có chủ trương và chính sách đối với VH nói chung, VH làng nghề nói riêng, đây được xem là nhân tố quan trọng nhất trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị VH làng nghề của nước ta cũng như các quốc khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>1.4. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề của một số địa phương, bài học tham chiếu cho làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội </b>

<b>1.4.1. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề Bánh đa Kế, thành phố Bắc Giang </b>

Làng nghề bánh đa Kế là một ngôi làng nhỏ tại thành phố Bắc Giang, nằm ẩn mình trong vùng đất phía Bắc của Việt Nam. Với hơn một thế kỷ lịch sử, làng nghề này đã trở thành biểu tượng của nền văn hoá ẩm thực đặc trưng của Bắc Giang và cả nước. Các hộ gia đình tại làng nghề bánh đa Kế không chỉ là những nghệ nhân mà cịn là những người giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Từ việc lựa chọn nguyên liệu tốt nhất, nhào bột, căn bánh đến quá trình nướng trên lửa than hoặc gỗ, mỗi bước trong quy trình sản xuất bánh đa đều được thực hiện một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Nét đặc trưng của bánh đa Kế không chỉ là hương vị đậm đà từ bột gạo tự nhiên mà còn là sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng chiếc bánh. Bánh đa Kế thường có hình dáng tròn, mỏng và giòn, là sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị truyền thống và kỹ thuật sản xuất hiện đại. Làng nghề bánh đa Kế không chỉ là nơi tạo ra những sản phẩm chất lượng mà cịn là di sản văn hóa đáng tự hào của địa phương. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề này khơng chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội mà còn là nhiệm vụ văn hố, giữ gìn và truyền lại những giá trị quý báu cho thế hệ sau.

Hiện nay, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá làng nghề bánh đa Kế tại thành phố Bắc Giang đang là đề tài được nhiều người quan tâm. Người làng nghề cởi mở, sẵn sàng trao truyền cho mọi người trong việc tổ chức hợp tác xã nghề và mở lớp truyền nghề cho lớp trẻ. Họ là những người truyền nghề cho nhiều người không chỉ trong các huyện của tỉnh Bắc Giang mà còn một số người ở tỉnh khác như Hải Dương, Bắc Ninh sang học nghề.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Chính vì vậy cho đến giờ, bánh đa của làng Kế có mặt tại nhiều tỉnh thành. Hơn nữa, việc trải nghiệm làm nghề tại các cơ sở sản xuất vẫn diễn ra khi có nhu cầu của khách hay sự liên hệ của các nhóm học sinh, du khách đến thăm làng nghề với hộ gia đình sản xuất bánh đa. Những trải nghiệm này không chuyên nghiệp mà kết hợp với thời gian sản xuất của các hộ gia đình, nên hạn chế chỉ có thể trải nghiệm với nghề làm bánh chủ yếu vào các buổi sáng trong tuần, vào các mùa bán chạy hàng trong năm.

Công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hoá làng nghề bánh đa Kế được thực hiện rất mạnh mẽ trong thời gian qua. Trên tất cả các phương tiện truyền thông trong tỉnh đều đăng tải các hoạt động về làng nghề, tơn vinh giá trị văn hố làng nghề nói chung. Đài Phát thanh – Truyền hình Bắc Giang đã làm được những thước phim phóng sự, chuyên đề về làng nghề ở tỉnh. Trong các chương trình ẩm thực, các điểm du lịch làng nghề trên kênh VTV3, VTC, VTV4 của Đài truyền hình, và một số chương trình có trên Youtube đã có mặt sản phẩm bánh đa Kế.

Năm 2013, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thi tay nghề giỏi cho các làng nghề làm bánh đa, bánh tráng trong tỉnh. Với bánh đa làng nghề Kế có 7 thợ giỏi đi dự thi; bánh đa Thổ Hà (Việt Yên) có 3 người thi. Kết quả cuộc thi: Bánh đa Kế có 01 giải Nhất, 01 giải Nhì cho tay nghề thợ giỏi. Cả làng nghề bánh đa Kế có duy nhất cụ Nguyễn Thị Bìa, năm nay 90 tuổi, ở tổ dân phố Kế, được tơn vinh là người có cơng truyền nghề nhiều nhất vào năm 2013; Anh Nguyễn Văn Thi là một trong số những người dân làng nghề có trên 30 năm làm nghề, qua các cuộc thi, tham dự hội chợ triển lãm ở trong tỉnh, các khu vực anh Thi nhận bằng thợ giỏi của làng nghề. Cơng tác tơn vinh, người có cơng truyền nghề ở làng nghề chưa được chú trọng nhiều.

<b>1.4.2. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề nón Chng, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội </b>

Làng nghề làm nón chng tại xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội là một điểm sáng của văn hoá truyền thống và nghề thủ công tại Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Nam. Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, làng nghề này đã tồn tại từ hàng trăm năm qua và đến nay vẫn là một nơi gìn giữ và phát triển nghề làm nón truyền thống. Nghề làm nón chng tại làng Phương Trung chủ yếu sử dụng nguyên liệu là lá dừa hoặc lá ngơ, được chế biến và tạo hình thành từng chiếc nón một cách tỉ mỉ và tinh tế. Q trình sản xuất nón chng là một q trình thủ cơng đòi hỏi kỹ năng và sự tỉ mỉ, từ việc chọn lựa nguyên liệu đến việc cắt tỉa và hoàn thiện từng sản phẩm. Mỗi chiếc nón chng đều mang trong mình một nét đẹp và sự tinh tế đặc biệt, là sự kết hợp hồn hảo giữa truyền thống và hiện đại. Nón chuông không chỉ là một phần của trang phục truyền thống mà còn được sử dụng trong các hoạt động văn hoá, lễ hội và đời sống hàng ngày của người dân địa phương. Làng nghề làm nón chuông Phương Trung không chỉ là nơi sản xuất sản phẩm chất lượng mà còn là biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng và tình yêu thương với nghề truyền thống. Đồng thời, làng nghề này cũng là điểm đến thu hút sự quan tâm và khám phá của du khách trong và ngồi nước, góp phần vào sự phát triển du lịch cộng đồng và kinh tế địa phương.

Làng nghề nón Chng bảo tồn tri thức và kinh nghiệm trong q trình sản xuất. Hiện nay, có rất nhiều làng nghề truyền thống đang dần bị mai một và lãng quên nên công tác bảo tồn và phát huy vốn văn hoá truyền thống, đặc biệt là loại hình nghề thủ cơng thì cơng tác sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá giá trị nghề là một việc làm cấp thiết.

Xã Phương Trung có rất nhiều thuận lợi từ vị trí địa lý, đất đai, khí hậu nhưng bên cạnh đó cịn tồn tại một số hạn chế gây ảnh hưởng trực tiếp tới công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của làng nghề nón. Do ảnh hưởng, tác động từ nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế nên cộng đồng khơng cịn quan tâm tới nghề nón khiến cho số lao động làm nghề thủ công truyền thống cũng như số lượng sản phẩm có sự sụt giảm đáng kể. Từ xưa, nghề làm nón chủ yếu làm tại nhà, theo lối tự sản tự tiêu, tự hạch toán nhỏ của từng hộ gia đình chủ yếu lấy cơng làm lãi là chính, chưa có định

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

hướng phát triển ở quy mô lớn nên mức thu nhập không cao dẫn đến tình trạng nhiều hộ gia đình bỏ nghề chuyển sang kinh doanh các mặt hàng khác. Công tác nghiên cứu, sưu tầm các tư liệu liên quan đến làng nghề bị bỏ ngỏ, không được quan tâm. Trên địa bàn xã chưa có nhà truyền thống để lưu giữ những gì liên quan đến làng nghề. Đây là một khó khăn lớn cho những ai muốn quan tâm muốn tìm hiểu về làng nghề. Du lịch làng nghề truyền thống nón Chng chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương nên số lượng khách du lịch đến với làng nghề chưa cao.

<b>1.4.3. Bài học tham chiếu cho Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. </b>

<i><b>Thứ nhất, kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề </b></i>

Bánh đa Kế, thành phố Bắc Giang sẽ làm bài học tham chiếu cho Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội bao gồm:

Mở, tổ chức các lớp học dạy nghề dệt lụa cho trẻ em trong Làng Vạn phúc.

Tổ chức du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng tại Làng lụa Vạn Phúc. Tăng cường quảng bá hình ảnh về làng dệt lụa truyền thống trên nền tảng mạng xã hội.

Phối hợp với Sở Công thương TP. Hà Nội trong việc tổ chức thi hội tay nghề làm lụa giỏi, tôn vinh những nghệ nhân giỏi nghề.

<i><b>Thứ hai, kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề </b></i>

nón Chng, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội sẽ làm bài học tham chiếu cho Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội bao gồm:

Bảo tồn tri thức và kinh nghiệm trong quá trình sản xuất dệt lụa của Làng Vạn Phúc.

Quá trình sản xuất dệt lụa Vạn Phúc phải được thực hiện thủ cơng địi hỏi kỹ năng và sự tỉ mỉ, từ việc chọn lựa nguyên liệu đến việc hoàn thiện sản phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Tiểu kết chương 1 </b>

Cơ sở khoa học về văn hố làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và bảo tồn di sản văn hoá của mỗi cộng đồng. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu đa chiều, kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu như lịch sử, văn hoá học và nghệ thuật. Trong cơ sở khoa học này, đề tài tập trung vào việc khái quát hóa những vấn đề lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề, mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề, các yếu tố tác động đến việc bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề.

Bên cạnh đó đề tài đã tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến làng nghề, đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề để từ đó rút ra bài học tham chiếu cho làng nghề làng Lụa Vạn Phúc, Quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Bằng cách nghiên cứu sâu rộng và đa chiều, cơ sở khoa học về văn hoá làng nghề không chỉ giúp ra hiểu rõ hơn về văn hoá và truyền thống của mỗi làng nghề mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá và bảo tồn giá trị văn hoá này cho các thế hệ sau. Đồng thời, nó cũng tạo ra cơ sở để phát triển các chiến lược bảo tồn và phát triển bền vững cho các làng nghề truyền thống trong bối cảnh thế giới hiện đại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA LÀNG NGHỀ LÀNG LỤA VẠN PHÚC, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. </b>

<b>2.1. Khái quát về làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đơng, thành phố Hà Nội </b>

<b>2.1.1. Lịch sử hình thành </b>

Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng với hơn 1200 năm lịch sử phát triển, bắt đầu từ thời kỳ nhà Đinh – nhà Tiền lê, khoảng từ thế kỷ 8. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Hà Đông từng được chọn may trang phục cho triều đình.

Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, sau đó được đổi tên thành Vạn Phúc dưới triều Nguyễn. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng hơn 1100 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.

Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của xứ Đông Pháp. Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu, từ năm 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho Việt Nam.

Qua các thời kỳ lịch sử, từ thời Trần – Lê đến thời kỳ sau năm 1945, làng lụa Vạn Phúc luôn giữ vai trò là một trung tâm sản xuất lụa lớn của đất nước. Nghề dệt lụa không chỉ là nguồn thu nhập quan trọng mà còn là biểu tượng của sự thịnh vượng và văn hoá truyền thống của dân tộc.

Năm 2009, làng Vạn Phúc có khoảng 1000 khung dệt, sản xuất nhiều loại lụa cung cấp cho thị trường trong và ngồi nước, trong đó có các loại lụa cao cấp như lụa vân quế hồng điệp và lụa vân lưỡng long song phượng.

Năm 2010, để kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nghệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

nhân Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, đã thiết kế mẫu lụa Long Vân với hoa văn mang hình tượng lưỡng long chầu Khuê Văn Các được cách điệu trong hình ảnh hoa sen.

Với lịch sử hơn 1200 năm, làng lụa Vạn Phúc không chỉ là nơi sản xuất lụa mà còn là biểu tượng của sự bền vững và sức sống của nghề dệt lụa truyền thống của nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam. [18]

<b>2.1.2. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý </b>

Làng lụa Vạn Phúc nằm ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Phía Bắc giáp thơn Ngọc Trục, Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội. Phía Đơng và phía Nam là dịng sơng Nhuệ uốn khúc bao bọc hai hướng. Phía Tây giáp phường Quang Trung, quận Hà Đông. Trong không gian phát triển du lịch của Thủ đô Hà Nội, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nằm trong cụm du lịch Hà Đông và phụ cận là khu vực tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng của Hà Nội như mây tre đan Phú Vinh, dệt the La Khê…cùng nhiều di tích lịch sử như chùa Trầm, chùa Trăm Gian. Địa điểm này có những điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý đặc biệt, góp phần quan trọng vào việc phát triển nghề dệt lụa từ thời xa xưa.

<i><b>Địa hình và đất đai: Làng lụa Vạn Phúc nằm ở khu vực phía Tây của </b></i>

thành phố Hà Nội, trên đồng bằng sông Hồng. Địa hình ở đây phẳng, thuận lợi cho việc trồng cây tạo nguyên liệu dệt lụa như cây dâu tằm (mắc ca) và dâu tằm (tơ lụa). Đất đai phần lớn là đất phèn mặn, có khả năng chứa nước và giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của cây trồng.

<i><b>Khí hậu: Khí hậu ơn đới gió mùa, làng lụa Vạn Phúc trải qua mùa hè </b></i>

ẩm nhiệt và mùa đông lạnh khô. Đặc biệt, mùa hè có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, là điều kiện lý tưởng cho việc trồng mắc ca và tơ lụa. Mùa đông khô ráo và lạnh giúp làm khô tơ lụa sau khi thu hoạch.

<i><b>Nguồn nước: Làng lụa Vạn Phúc được tận dụng nguồn nước từ sông </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Hồng, sông Đáy và một số hồ nhỏ trong khu vực. Nước từ các nguồn này không chỉ cung cấp nguồn nước cho việc tưới tiêu và sinh hoạt mà cịn cần thiết trong q trình sản xuất và dệt lụa.

<i><b>Vị trí giao thơng: Làng lụa Vạn Phúc có vị trí giao thơng thuận lợi cho </b></i>

việc giao lưu thương mại, phát triển kinh tế với trục đường Tố Hữu chạy qua và có vị trí gần các tuyến giao thông quan trọng như: Tuyến quốc lộ 6 – trục đường nối Hà Nội với khu vực Tây Bắc (Mộc Châu, Sơn La…), tuyến đường vành đai 3, vành đai 4 nối Hà Nội với Hưng Yên và Lào Cai, quốc lộ 1A và đường cao tốc Hà Nội – Hoà Lạc. Điều này giúp giao thương và vận chuyển hàng hóa dễ dàng, tiện lợi cho việc tiếp cận thị trường và phát triển kinh tế của làng.

Những điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý này đã đóng góp vai trị quan trọng trong việc phát triển làng lụa Vạn Phúc thành một trung tâm nghề dệt lụa nổi tiếng của Việt Nam.

<b>2.1.3. Điều kiện xã hội </b>

Đến tháng 4 – 2019, tổng số dân của phường Vạn Phúc là 18.610 người, mật độ trung bình là 12.834 người/km2 – xếp thứ 8/17 phường trong quận.

Làng Vạn Phúc được biết đến gắn liền với nghề dệt lụa. Cư dân gốc xã Vạn Phúc từ xưa có nguồn sống chủ yếu là nghề dệt và làm ruộng. Ở đây nghề dệt là nhân tố, là đặc trưng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Lực lượng lao động làm nghề dệt chiếm tỷ lệ rất cao. Người dân Vạn Phúc vừa là chủ - vừa là thợ. Quan hệ giữa chủ và thợ khơng có sự cách biệt, cùng nhau chia sẻ công việc, nhất là khi nghề dệt bước vào “mùa vụ”.

Nghề dệt ở Vạn Phúc với sự trao đổi hàng hoá đa chiều, bao gồm: Tơ, sợi, gạo hồ, thuốc nhuộm, lương thực, thực phẩm, chất đốt, dầu đèn…phục vụ nghề dệt và cuộc sống nhân sinh. Khách ra vào mua bán các loại hàng hoá, thợ dệt thuê từ các nơi đến làm việc cho các gia đình có từ 2,3 khung dệt trở lên, làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

cho mật độ dân cư ở các xóm có sự gia tăng về mặt cơ học. Thời điểm những năm 1930 thợ đến dệt thuê, người về học việc có lúc lên tới vài trăm người. Đó là đặc điểm nổi bật, riêng có về làng nghề và cư dân ở Vạn Phúc.

Cộng đồng ở làng lụa Vạn Phúc thường có các hệ thống hỗ trợ xã hội như hội đoàn, tổ dân phố và các tổ chức phi chính phủ … Những tổ chức này thường tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội và kinh doanh để hỗ trợ cộng đồng.

Làng lụa Vạn Phúc đã tạo ra một nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng thông qua thông qua hoạt động sản xuất và kinh doanh lụa. Nghề dệt lụa không chỉ là nghề truyền thống mà cịn là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình trong làng. Ngồi ra, du lịch cũng đóng góp vào nền kinh tế địa phương thông qua việc thu hút du khách đến thăm và mua sắm.

Cộng đồng ở làng lụa Vạn Phúc coi trọng giáo dục nâng cao trình độ văn hoá học vấn và kỹ năng nghề truyền thống từ thế hệ này qua thế hệ khác cho cộng đồng. Các chương trình giáo dục và đào tạo được tổ chức để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao năng lực sản xuất. [16]

<b>2.1.4. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng </b>

Làng lụa Vạn Phúc thường tổ chức các lễ hội dệt lụa vào các dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán, lễ hội lúa mới hay lễ dệt lụa truyền thống. Trong các lễ hội này, người dân thường mặc trang phục truyền thống, thể hiện các kĩ thuật dệt lụa truyền thống và tham gia vào các hoạt động. Đây là dịp để cộng đồng tôn vinh nghề dệt lụa và gắn kết với nhau thơng qua các hoạt động văn hố và giải trí. Các phương pháp sản xuất và kỹ thuật dệt lụa truyền thống được bảo tồn và truyền lại qua các thế hệ. Các gia đình trong làng vẫn giữ ngun các bí quyết và bí mật trong q trình dệt lụa, đồng thời chia sẻ và hỗ trợ nhau trong công việc.

Nghề dệt lụa được coi trọng và người thầy là những người có uy tín và kiến thức sâu rộng trong nghề. Việc tơn trọng và kính trọng thầy cô là một

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

phong tục quan trọng, người học dệt lụa thường phải tuân thủ các nguyên tắc và quy tắc được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong quá trình sản xuất, người dân trong làng thường tơn trọng và thờ cúng các vị thần, linh vật hay thần linh bảo hộ để mong muốn có một mùa màng bội thu và sự may mắn cho cả làng. Các nghi lễ cúng này thường diễn ra vào các ngày lễ quan trọng trong năm, mọi người tham gia vào việc chuẩn bị và thực hiện các nghi lễ này với lịng tơn kính và trang trọng. Ngồi ra, các nghi lễ văn hố như lễ cúng ơng bà tổ tiên cũng được duy trì và tổ chức đều đặn.

Trong làng lụa Vạn Phúc, công việc cộng đồng là một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày. Mọi người thường giúp đỡ lẫn nhau trong việc sản xuất, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, cùng nhau tham gia vào các hoạt động xã hội và văn hố.

Gia đình là trung tâm của xã hội trong làng lụa Vạn Phúc. Sự tôn trọng và truyền thống trong gia đình ln được coi trọng, mỗi thành viên gia đình đều có trách nhiệm và vai trị riêng trong cơng việc và cuộc sống hàng ngày. Việc chăm sóc người già, tơn trọng ơng bà tổ tiên, và giữ gìn các tập tục gia đình là những giá trị quan trọng được thể hiện hàng ngày trong cuộc sống của người dân làng lụa.

<b>2.2. Thực trạng văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Động, thành phố Hà Nội. </b>

<b>2.2.1. Một số nghề truyền thống tại làng nghề Vạn Phúc </b>

Hai câu thơ ngắn của nhà thơ Nguyên Sa đã phần nào cho thấy chất lượng và vẻ đẹp của áo lụa của làng Vạn Phúc:

<i>“Nắng Sài Gịn anh đi mà chợt mát </i>

<i>Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông” (Nguyên Sa) </i>

Hà Nội đã hơn 1.000 năm tuổi, làng nghề Vạn Phúc tới nay đã được hơn một nghìn năm tuổi. Lịch sử phát triển của nước ta cho thấy, quá trình

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

phát triển gắn liền với các nghề theo đặc điểm tự nhiên của địa phương, văn hoá con người chiếm đại đa số, cụ thể như người dân vùng biển thì đan lưới, làm muối, vùng đất có hàm lượng sét cao thì làm gốm (Bát Tràng); Vùng sơng nước thì đóng thuyền (Nam Định),…Đối với làng Vạn Phúc thì dệt lụa, đây là nghề đã tương truyền với “tuổi nghề” dệt lụa hơn 1.100 năm.

“Tương truyền, bà Lã Thị Nga tổ sư của làng lụa Vạn Phúc, là người Hàng Châu Trung Quốc, theo chồng sang làm tiết độ sứ ở nước ta, ngụ tại làng Vạn Phúc nhớ quê đã đem nghề tầm tang truyền cho trai gái trong làng phát triển thành làng nghề bên dịng sơng Nhuệ. Năm 896 bà mất, do công lao trời biển của bà, dân làng đã tơn bà làm Thành hồng làng quanh năm hương khói. Thời Lý Trần, triều đình đã nhiều lần ghi công đối với nghề dệt lụa ở Vạn Phúc. Hiện nay trên tấm bia ở chùa Ngòi, còn ghi bài thơ, đại ý:

<i>Thạo nghề dệt lụa se tơ, Người dân no ấm xóm làng tốt tươi, Ơn trên xin nhớ muôn đời. </i>

Thời Nguyễn, người dân Vạn Phúc chuyên làm lụa tiến vua. Đến thời Pháp thuộc, do sự o ép của chính quyền thực dân làng Vạn Phúc vẫn phải vừa sản xuất lụa để bán vừa phục vụ giới quý tộc ăn chơi trong nước và nước Pháp, song cũng nhờ thế lụa Vạn Phúc đã nổi tiếng châu Âu, và tới năm 1931 và 1934, chính thức vinh danh tại hai thành phố Marseille và Paris Pháp. Các năm 1970 – 80, lụa Vạn Phúc đã được xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Liên Xô cũ và nay là 30 nước gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Thụy Điển…” [19]

Kho tàng ca dao đã có câu:

<i>“The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng Lụa Vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn” </i>

Trước đây, quận Vạn Phúc thuộc tỉnh Hà Tây cũ, Làng Vạn phúc thuộc

</div>

×