Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Các cấu trúc câu hay trong tiếng anh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.95 KB, 51 trang )

Date 16/8/2010
1) Các cấu trúc câu hay trong tiếng anh(1)
To be game: Có nghị lực, gan dạ
• to be gammy for anything: có nghị lực làm bất cứ cái gì
• To be gasping for liberty: Khao khát tự do
• To be generous with one's money: Rộng rãi về chuyện tiền nong
• To be getting chronic: Thành thói quen
• To be gibbeted in the press: Bị bêu rếu trên báo
• To be ginned down by a fallen tree: Bị cây đổ đè
• To be given over to evil courses: Có phẩm hạnh xấu
• To be given over to gambling: Đam mê cờ bạc
• To be glad to hear sth: Sung sớng khi nghe đợc chuyện gì
• To be glowing with health: Đỏ hồng hào
• To be going on for: Gần tới, xấp xỉ
• To be going: Đang chạy
• To be gone on sb: Yêu, say mê, phải lòng ngời nào
• To be good at dancing: Nhảy giỏi, khiêu vũ giỏi
• To be good at games: Giỏi về những cuộc chơi về thể thao
• To be good at housekeeping: Tề gia nội trợ giỏi(giỏi công việc nhà)
• To be good at numbers: Giỏi về số học
• To be good at repartee: Đối đáp lanh lợi
• To be good safe catch: (Một lối đánh cầu bằng vợt gỗ ở Anh)Bắt cầu rất giỏi
• To be goody-goody: Giả đạo đức,(cô gái)làm ra vẻ đạo đức
• To be governed by the opinions of others: Bị những ý kiến ngời khác chi phối
• To be gracious to sb: Ân cần với ngời nào, lễ độ với ngời nào
• To be grateful to sb for sth, for having done sth: Biết ơn ngời nào đã làm việc gì
• To be gravelled: Lúng túng, không thể đáp lại đợc
• To be great at tennis: Giỏi về quần vợt
• To be great with sb: Làm bạn thân thiết với ngời nào
• To be greedy: Tham ăn
1


• To be greeted with applause: Đợc chào đón với tràng pháo tay
• To be grieved to see sth: Nhìn thấy việc gì mà cảm thấy xót xa
• To be guarded in one's speech: Thận trọng lời nói
• To be guarded in what you say!: Hãy cẩn thận trong lời ăn tiếng nói!
• To be guilty of a crime: Phạm một trọng tội
• To be guilty of forgery: Phạm tội giả mạo
• To be gunning for sb: Tìm cơ hội để tấn công ai
Date 20/8/2010
2) Các cấu trúc câu hay trong tiếng anh(2)
* To be badly off: Nghèo xơ xác
• To be balled up: Bối rối, lúng túng(trong khi đứng lên nói)
• To be bankrupt in (of) intelligence: Không có, thiếu thông minh
• To be bathed in perspiration: Mồ hôi *ớt nh* tắm
• To be beaten hip and thigh: 1
• To be beaten out and out: Bị đánh bại hoàn toàn
• To be beautifully gowned: Ăn mặc đẹp
• To be beforehand with the world: Sẵn sàng tiền bạc
• To be beforehand with: Làm tr*ớc, điều gì
• To be behind prison bars: Bị giam, ở tù
• To be behindhand in one's circumstances: Túng thiếu, thiếu tiền
• To be behindhand with his payment: Chậm trễ trong việc thanh toán(nợ)
• To be beholden to sb: Mang ơn ng*ời nào
• To be beneath contempt: Không đáng để cho ng*ời ta khinh
• To be bent on quarrelling: Hay sinh sự
• To be bent on: Nhất quyết, quyết tâm
• To be bent with age: Còng l*ng vì già
• To be bereaved of one's parents: Bị c*ớp mất đi cha mẹ
• To be bereft of speech: Mất khả năng nói
• To be beside oneself with joy: Mừng phát điên lên
• To be besieged with questions: Bị chất vấn dồn dập

• To be betrayed to the enemy: Bị phản đem nạp cho địch
• To be better off: Sung túc hơn, khá hơn
• To be between the devil and the deep sea: Lâm vào cảnh trên đe d*ới búa, lâm vào cảnh bế tắc, tiến thoái
l*ỡng nam
• To be bewildered by the crowd and traffic: Ngơ ngác tr*ớc đám đông và xe c
• To be beyond one's ken: V*ợt khỏi sự hiểu biết
• To be bitten with a desire to do sth: Khao khát làm việc gì
• To be bitten with: Say mê, ham mê(cái gì)
• To be blackmailed: Bị làm tiền, bị tống tiền
• To be blessed with good health.: Đ*ợc may mắn có sức khỏe
• To be bolshie about sth: Ngoan cố về việc gì
• To be bored to death: Chán muốn chết, chán quá sức
• To be born blind: Sinh ra thì đã mù
• To be born of the purple: Là dòng dõi v*ơng giả
• To be born on the wrong side of the blanket: Đẻ hoang
• To be born under a lucky star: Sinh ra d*ới một ngôi sao tốt(may mắn)
2
• To be born under an unclucky star: Sinh ra đời d*ới một ngôi sao xấu
• To be bound apprentice to a tailor: Học nghề may ở nhà ng*ời thợ may
• To be bowled over: Ngã ngửa
• To be bred (to be)a doctor: Đ*ợc nuôi ăn học để trở thành bác sĩ
• To be brilliant at: Giỏi, xuất sắc về
• To be brought before the court: Bị đ*a ra tr*ớc tòa án
• To be brought to an early grave: Chết non, chết yểu
• To be brought to bed: Sinh đẻ
• To be brought up in the spirit of duty: Đ*ợc giáo dục theo tinh thần trách nhiệm
• To be brown off: (Thtục)Chán
• To be buffeted by the crowd: Bị đám đông đẩy tới
• To be bumptious: Làm oai, làm cao, tự phụ
• To be bunged up: Bị nghẹt mũi

• To be burdened with debts: Nợ chất chồng
• To be buried in thoughts: Chìm đắm trong suy nghồ
• To be burning to do sth: Nóng lòng làm gì
• To be burnt alive: Bị thiêu sống
• To be burried with militairy honours: An táng theo nghi thức quân đội
• To be bursting to do sth: Hăng hái để làm cái gì
• To be bursting with a secret; to be bursting to tell a secret: Nóng lòng muốn nói điều bí mật
• To be bursting with delight: S*ớng điên lên, vui phát điên
• To be bursting with pride: Tràn đầy sự kiêu hãnh
• To be bushwhacked: Bị phục kích
• To be busy as a bee: Bận rộn lu bù
Date25/8/2010
3) Cấu trúc câu với động từ "hope"
Cấu trúc ngữ pháp nào có thể dùng được sau động từ "hope"? Một số học viên cũng không rõ cách dùng
"will" sau động từ "hope". Sau đây tôi đưa ra cách dùng để các bạn tham khảo.
Động từ 'hope' là một động từ rất linh hoạt và nó thường được dùng ở thì hiện tại, với 'hope' ý nói tới tương
lai - chẳng hạn:
"I hope that you have a good time."
Nó cũng giống như 'if' ở trong phần đầu của câu điều kiện -
"I'll call you if anything happens."
Nhưng chúng ta cũng có thể dùng 'will' trong những ngữ cảnh nhất định -
"I hope that you will be able to finish on time." Hay là
"I hope that you'll visit us again in the near future."
Trong phần lớn các trường hợp, 'will' có thể được thay thế bằng thì hiện tại mà không làm thay đổi hay thay
đổi rất ít nghĩa của câu, nhưng lại không phải lúc nào cũng có thể làm được như vậy trong trường hợp
ngược lại.
"I hope that he has his passport with him." - không phải luôn có thể đổi thành:
"I hope that he will have his passport with him."
vì câu đầu có nghĩa cả về hiện tại lẫn tương lai, nhưng câu thứ hai chỉ có nghĩa về tương lai thôi.
3

Vì thế hope + the present tense có thể được sử dụng linh hoạt hơn là hope + will, nhưng đôi khi nó có nghĩa
giống nhau.
Thêm một vài ví dụ khác như sau:
"They hope that you'll remember your promise"
thì cũng gần như giống như :
"They hope that you remember your promise", but -
"I hope that you agree to the proposal" -
có thể có nghĩa là bạn đã trông thấy hay nghe nói về đề nghị này rồi, nhưng nếu một ai đó nói:
"I hope that you will agree to the proposal" -
thì ít có khả năng là bạn đã nhìn thấy đề nghị đó hoặc đề nghị đó có thể còn chưa được vạch ra.
Thì hiện tại tiếp diễn cũng có thể được dùng với 'hope' và sự khác biệt giữa hiện tại và tương lai càng rõ
ràng hơn khi dùng cấu trúc này. Nếu một người nào đó nói:
"I hope that you're thinking of me"
thì người nói rõ ràng là mong người kia nghĩ tới họ ngay lúc này, nhưng -
"I hope that you'll be thinking of me"
rõ ràng là muốn nói tới một thời điểm trong tương lai.
Tóm lại, có lẽ tốt hơn là nên dùng hope + present, vì cấu trúc này linh hoạt hơn và chỉ dùng hope + will nếu
bạn muốn nói rõ ý bạn là nói về tương lai.
I hope that you and your friends have enjoyed all my examples, Agata!
Date 5/9/2010
4)Sự khác nhau giữa động từ 'look', 'see' và 'watch'?

Look, See và Watch là những động từ dường như có vẻ giống nhau, đều nói về những cách khác nhau khi
dùng tới mắt để nhìn.
Tuy nhiên có hai sự khác biệt rất quan trọng, tùy thuộc vào việc bạn chủ định nhìn hay xem và bạn chăm
chú tới đâu.
Khi chúng ta nói 'see' chúng ta thường nói về những thứ mình không thể tránh không nhìn thấy, chẳng hạn
chúng ta có câu: "I opened the curtains and saw some birds outside" - Tôi kéo rèm cửa sổ và (trông) thấy
mấy con chim ở bên ngoài.
Như vậy có nghĩa là chúng ta không chủ định nhìn/xem/ngắm những con chim đó, mà chỉ là do mở cửa thì

trông thấy chúng.
Tuy nhiên khi chúng ta dùng động từ 'look', chúng ta đang nói về việc nhìn một cái gì có chủ định. Do vậy,
có thể nói "This morning I looked at the newspaper" - Sáng nay tôi xem báo, và có nghĩa là tôi chủ định đọc
báo, xem báo.
Khi chúng ta 'watch' - theo dõi, xem - một cái gì đó, tức là chúng ta chủ động nhìn nó một cách chăm chú,
thường là vì có sự chuyển động trong đó. Ví dụ, "I watched the bus go through the traffic lights" - Tôi nhìn
4
theo/theo dõi chiếc xe buýt vượt đèn đỏ, hay "I watch the movie" - Tôi xem phim. Và ở đây diễn ra ý chúng
ta chủ định muốn nhìn, xem, theo dõi, và nhìn một cách chăm chú. Thông thường là có sự chuyển động
trong đó.
Khi chúng ta dùng các động từ liên quan tới các giác quan, (nhóm từ 'look', 'see' và 'watch' là các động từ về
thị giác) thường có sự khác biệt giữa chủ định và không chủ định, vì thế chúng ta có ví dụ:
- "I heard the radio" - Tôi nghe tiếng radio, trong trường hợp này tôi không chủ định nghe đài, mà tự nhiên
nghe thấy tiếng đài, vậy thôi.
- "I listened to the radio" - tôi nghe radio, ở đây có nghĩa tôi chủ động bật đài lên và nghe đài.
Tương tự chúng ta có ví dụ:
- "I felt the wind on my face" - tôi cảm nhận thấy làn gió trên mặt mình, ở đây hoàn toàn không chủ định
nhưng nó tự xảy ra và tôi đã cảm nhận thấy nó.
- "I touched the fabric" - tôi sờ vào lớp vải, tôi chủ động 'feel the fabric" sờ vào vải để có cảm giác về nó
Điều quan trọng là khi bạn bắt gặp những động từ về các giác quan khác nhau, hãy sắp xếp chúng lại với
nhau và thử tìm sự khác biệt giữa những động từ đó.
Nhớ rằng khi bạn nhìn vào các từ tưởng như giống nhau, thì điều quan trọng là hãy tìm hiểu xem sự khác
biệt giữa chúng là gì vì về căn bản những từ nay không thể dùng thay thế cho nhau được.
Nhớ rằng 'see' - bạn thực sự không chủ định nhìn, mà tự nó xảy ra trước mắt bạn - thấy, trông thấy; 'look' -
bạn chủ định nhìn, xem một cái gì đó; còn 'watch' là chủ định và nhìn/theo dõi/xem một cách chăm chú và
thường là vì có sự chuyển động
Date 10/9/2010
5) However và Nevertheless
However và Nevertheless chỉ khác nhau chút ít về nghĩa và cách dùng. Nhiều người có thể nhầm lẫn khi sử
dụng và bối rối không hiểu nghĩa của nó là như thế nào. Chúng tôi đưa ra một số giải thích đơn giản dưới

đây:
However và nevertheless: diễn đạt sự tương phản
Chúng ta có thể sử dụng một trong hai trạng từ however hoặc nevertheless này để chỉ một điểm thứ hai mà
chúng ta muốn nói tương phản với điểm thứ nhất. Sự khác nhau của chúng là ở tính trang trọng:
nevertheless hơi trang trọng và nhấn mạnh hơn however. Hãy xét ví dụ sau:
I can understand everything you say about wanting to share a flat with Martha. However, I am totally
against it.
Rufus had been living in the village of Edmonton for over a decade. Nevertheless, the villagers still
considered him to be an outsider.
Chú ý rằng however và nevertheless thường được dùng ở vị trí đầu câu khi tương phản hai ý kiến. Tuy
nhiên chúng có thể nằm ở giữa hoặc cuối câu:
There will be no more pay increases this year. That is for sure. We have, however, agreed to carry out a full
review of pay and conditions. We have agreed, nevertheless, to carry out a full review of pay and
conditions.
He's still able to get around quite well.
His whole life has been plagued by illness, however.
His whole life has been plagued by illness, nevertheless
5
Hình thức tương đương ít dùng hơn của however và nevertheless là các từ even so, in spite of this, yet hoặc
yet still. Những từ thay thế này phù hợp hơn trong ngữ cảnh văn Nói tiếng Anh.
She's really quite ill and has been for some time. Even so / In spite of this she remains in good spirits.
He has over a million pounds in his bank account. Yet he still gets up at six every morning to go to work.
however và nevertheless: để phản biện
Nếu bạn cần viết bài luận, việc sử dụng những từ however, nevertheless, nonetheless hoặc even so để giới
thiệu phần của của ba bài văn cấu trúc ba đoạn là rất hữu ích:
* Trong phần đầu bạn có thể viết dàn bài của bài văn tranh luận, giới thiệu với từ it is often said;
* Trong phần hai bạn có thể chỉ ra những bằng chứng hỗ trợ cho những ý kiến ở phần mở đầu với những từ
it is true or certainly;
* Trong phần ba bạn giới thiệu phần phản biện với từ however hoặc với những từ khác liệt kê ở trên.
Ví dụ:

It is said that water pollution is one of the greatest evils in this country.
It is true that more and more factories are being built along this stretch of the river and that a certain amount
of waste will inevitably be discharged into the river.
However, in all the discussions that I have had with these firms' representatives, I have not found one who
does not have a responsible attitude to environmental protection
Date15/9/2010
6) Phân biệt "in hand" và "at hand"
Trước hết, xin giải thích là ‘in my hand' là một cụm từ khá rõ, với nghĩa là một vật gì đó thực sự đang nằm
trong tay bạn, hay bạn đang nắm vật nào đó trong tay.
Tuy nhiên hai cụm từ mà bạn nêu ra, ‘at hand' và ‘in hand', lại có ý nghĩa tượng trưng hơn là nghĩa thực.
Nếu bạn có cái gì đó have something at hand thì có nghĩa là bạn đang có gì đó trong tay, trong tầm tay của
bạn, gần bạn, tiện cho bạn.
Đó có thể là một cuốn sách, một vật dụng hay một thông tin, chẳng hạn:
"Make sure the safety equipment is at hand when you start working, in case there are any problems." - Nhớ
bảo đảm có sẵn các trang thiết bị an toàn khi bắt đầu làm việc, phòng trường hợp có vấn đề gì xảy ra nhé.
"I don't have Sarah's number at hand, so I'll tell you it later." - Tôi không có số điện thoại của Sarah ở đây,
vậy tôi sẽ đưa cho sau nhé
Chúng ta có thể dùng cụm từ 'to hand' cũng với nghĩa tương tự như trong ví dụ sau:
"Can you tell me how many items we sold last month? - Anh/chị có thể cho biết chúng ta bán được bao
nhiêu hàng tháng trước không?
I'm afraid I haven't got that information to hand. Can I tell you later?" - Tôi e rằng tôi không có thông tin đó
trong tay. Tôi sẽ nói với anh/chị sau có được không?
Cụm từ thứ hai, in hand, có một vài cách dùng và vài nghĩa khác nhau.
Đầu tiên là nếu bạn have something in hand, thì có nghĩa là bạn có thêm một cái gì đó, có nhiều hơn là bạn
cần. Chúng ta có thể dùng cụm từ này để Nói về thời gian, chẳng hạn:
6
"I'm not worried about finishing this essay before the deadline as I still have three days in hand." - Tôi
không lo về chuyện phải hoàn thành bài luận trước thời hạn vì tôi vẫn còn ba ngày nữa
Nếu bạn hay theo dõi bóng đá, bạn sẽ thường nghe thấy nói:
"Chelsea are two points behind the league leaders, Manchester United, but Chelsea do have a game in

hand." - Chelsea thua đội đầu bảng Manchester United hai điểm nhưng họ vẫn còn một trận trong tay.
Điều đó có nghĩa là lúc này Chelsea mới chơi ít hơn Manchester United một trận, và họ sẽ còn một trận nữa
mới bằng số trận Man U đã chơi
Nghĩa thứ hai là đang được thảo luận, đang giải quyết, khi nói tới công việc, tình huống, đề tài hay vấn đề
được miêu tả là in hand. Và như vậy, chúng ta có thể nói:
"At the moment, the topic in hand is the meaning of the phrase ‘in hand'". - Vào lúc này đề tài đang được
thảo luậnchính là nghĩa của cụm từ 'in hand'.
Nghĩa và cách dùng thứ ba là nếu bạn muốn nói bạn đang hoàn toàn kiểm soát được một tình huống khó
khăn nào đó, chẳng hạn:
"Don't worry about the preparations for the party, I've got everything in hand. You don't need to do anything
and it'll all be ready in time." -Đừng lo về việc chuẩn bị cho buổi liên hoan. Mọi thứ tôi đã lo đâu vào đấy cả
rồi. Bạn không cần phải làm gì cả và mọi thứ sẽ sẵn sàng đúng giờ.
"So, I hope I have dealt with the matter in hand and I recommend that you keep the MEC Vietnam Learning
English website at hand whenever you are studying English, as you never know what useful things you
might find in the archive."
Date25/9/2010
7)"Work" và "Job"
Trước hết, về mặt ngữ pháp, work vừa là một động từ lại vừa là một danh từ, trong khi job chỉ là danh từ
thôi.
Giờ chúng ta sẽ nói tới nghĩa của các từ này.
Work - làm việc - là một hoạt động mà bạn dùng tới nỗ lực hay năng lượng, thường là để đạt được một mục
đích hay nhiệm vụ gì đó chứ không phải là để vui chơi, giải trí. Từ này ngược hẳn nghĩa với từ play, và to
work có nghĩa là thực hiện hành động đó.
Nhìn chung, chúng ta làm việc để kiếm tiền và chúng ta thường dùng từ này như một động từ; để miêu tả
những gì việc chúng ta làm để kiếm tiền. Ví dụ:
I work for the BBC - Tôi làm cho đài BBC.
David works in a café - David làm ở một quán café.
Trong các ví dụ này, chúng ta không biết chính xác nhiệm vụ hay trách nhiệm của người đó là gì. David làm
việc ở quán café nhưng chúng ta không biết anh ấy làm việc dọn dẹp, phục vụ bàn, hay nấu đồ ăn.
Vì thế work có một nghĩa chung chung, trong khi job lại rất cụ thể, và nghĩa thông dụng nhất của từ này là

tên của chính công việc mà bạn làm để kiếm tiền. Ví dụ,
David has now got a new job. He is a cook in a small restaurant. David vừa kiếm được việc mới. Anh làm
đầu bếp tại một tiệm ăn nhỏ.
Trong ví dụ này, chúng ta biết chính xác công việc mà David làm là gì vì chúng ta biết job - nghề của anh
ấy là gì.
7
Tóm lại, chúng ta có thể Nói rằng từ job chỉ một nghề, một công việc cụ thể hay một vị trí nghề nghiệp nào
đó, như cook - đầu bếp, teacher - giáo viên, hay banker - nhân viên ngân hàng, trong khi work nói tới một
hành động làm việc chung chung.
Điều thú vị là mọi nghề nghiệp, công việc - jobs - đều phải liên quan tới việc làm - work - nhưng làm việc
lại không phải lúc nào cũng là một phần của nghề nghiệp.
Ví dụ, một người có thể working in their garden - làm việc trong vườn, có thể cắt cỏ, trồng hoa. Tuy nhiên
đó là hoạt động vào thời gian rảnh rỗi của người đó, chứ không phải là một phần công việc mà họ vẫn làm
để kiếm tiền của người đó.
Khi là động từ, work còn có các nghĩa khác, chẳng hạn, nếu bạn tả một chiếc máy làm việc như thế nào, tức
là bạn giải thích nó hoạt động ra sao.
Ví dụ: Can someone show me how the photocopier works? I don't know how to use it. - Ai có thể chỉ cho
tôi máy photocopy làm việc như thế nào không? Tôi không biết dùng nó như thế nào cả.
Tương tự, bạn có thể dùng từ work để nói nếu chiếc máy làm việc/hoạt động tốt.
Ví dụ: Don't try to use that computer. It doesn't work. We are waiting for the engineer to fix it. - Đừng có
dùng máy tính đó. Nó không làm việc. Chúng tôi đang đợi thợ đến sửa nó.
Cuối cùng, mặc dù job là tên gọi công việc mà bạn làm để kiếm tiền, job cũng chỉ một việc cụ thể mà bạn
phải làm; một việc đòi hỏi làm việc và một việc bạn có thể xác định cụ thể.
Ví dụ: I have a few jobs to do at home this weekend. I need to paint my bedroom, fix a broken door and cut
the grass. - Tôi có một vài công việc phải làm ở nhà vào cuối tuần. Tôi cần phải quét vôi phòng ngủ, chữa
cái cửa ra vào bị hỏng và cắt cỏ.
I've been working hard for the last few hours so I think it's time for me to take a break- Tôi đã làm việc rất
chăm chỉ trong suốt mầy tiếng đồng hồ vừa qua rồi, vì thế tôi nghĩ là đã đến lúc tôi có thể nghỉ ngơi.
Fortunately, the work that I do in my job is very interesting, so even though it is hard work, I don't think I
will look for another job! - Rất may là công việc mà tôi làm trong nghề của mình là khá thú vị, vì vậy mặc

dù cũng khá vất vả nhưng tôi không nghĩ là tôi sẽ đi kiếm một nghề/một công việc khác.
Thế còn bạn thì sao, Giuliana? Are you a student or do you have a job - Bạn là sinh viên hay bạn đã đi làm
và có một nghề rồi?
Whatever you do, is it hard work? - Bạn làm gì đi chăng nữa thì đó có phải làm một công việc vất vả hay
không?
Date 30/9/2010
8)"Before" và "Ago"
Đôi khi các học viên vẫn dùng nhầm lẫn giữa 2 từ "before" và "ago". Trên thực tế việc phân biệt chúng
không khó. Các bạn hãy xem những giải thích dưới đây nhé:
She is the young girl that he met many years ago when he was in a prisoner of war hospital.
The word that jars is ago where the time clause is past tense.
before - at some unknown time before now.
ago - at a certain time before, counting back from the present
Another way of writing the above sentence with before would be to make use of a past perfect tense:
8
She is the young girl that he had met many years before when he was in a prisoner of war hospital.
Even if the lapse of time had been specified, the sentence would still call for before:
She is the young girl that he met twenty years before, when he was in a prisoner of war hospital.
Ago is for counting back from the present. Therefore, when time is specified, ago is in use.
For variation, you can use earlier or previously to indicate a time before a time already in the past.
Date 5/10/2010
9) Normal, ordinary và usual

Có khá nhiều từ trong tiếng Anh có nghĩa gần giống nhau, và chúng thường gây lúng túng cho người học.
Trong đó, normal và ordinary có nghĩa rất giống nhau, còn usual có nghĩa hơi khác một chút. Tôi nghĩ là
sẽ rất hữu ích nếu chúng ta nói về cách kết hợp từ, cách các từ thường được dùng với nhau.
Khi bạn học từ vựng tiếng Anh, bạn nên dành thời gian học cả cách kết hợp từ như thế nào. Bạn có thể làm
điều đó bằng cách dùng một cuốn từ điển Anh-Anh tốt và nó sẽ giúp giải thích cho bạn về cách kết hợp từ
vựng.
Bạn cũng có thể học cách kết hợp từ bằng việc đọc thêm tiếng Anh và xem xét cách kết hợp các tính từ với

danh từ, hay các động từ với tân ngữ.v.v. Bạn cũng có thể mua các cuốn sách chuyên về từ vựng hay các từ
điển về kết hợp từ.
Trở lại với các từ mà bạn hỏi, tôi nghĩ normal và ordinary có nghĩa rất giống nhau, là: bình thường, nó là
như vậy, không có gì đặc biệt hay khác biệt.
Vậy nếu chúng ta có a normal hay ordinary day at work, nó có nghĩa là không có gì đặc biệt, khác biệt xảy
ra trong ngày - một ngày bình thường, một ngày như mọi ngày. A normal hay ordinary meal in a restaurant
- một bữa ăn bình thường, thông thường tại một nhà hàng, nghe không có gì hấp dẫn cả, nhưng có lẽ còn tốt
hơn là một bữa ăn tồi, phải vậy không?!
Có một chút sắc thái khác biệt về nghĩa khi chúng ta dùng hai từ này để nói về người: normal people và
ordinary people. Nếu chúng ta nói normal people, có lẽ nó có nghĩa là ‘những người có suy nghĩ và cư xử
giống như những người khác’.
Nhưng khi nói ordinary people thì nó có sắc thái khác biệt về nghĩa, muốn nói tới sự giàu có hay vị thế xã
hội của người đó, và nó có nghĩa là ‘những người bình thường, không giàu có’. Vậy chúng ta có thể nói :
These houses have been built for ordinary people to buy - Những ngôi nhà này được xây để những người
9
thường cũng có thể mua được.
…trong đó có ý gián tiếp nói tới mức độ giàu có của những người mua. Tôi không nghĩ là chúng ta lại nói:
These houses have been built for normal people to buy - Những ngôi nhà này được xây dành cho những
người bình thường mua.
… vì như vậy dường như là có bình luận, nhận xét về cách hành xử của những người này hơn là về thu nhập
của họ. Tương tự, nếu chúng ta đưa ra nhận xét:
His new watch is very ordinary. - Chiếc đồng hồ mới của anh ấy là rất bình thường, chẳng có gì đặc biệt.
… thì nó lại là một nhận xét hơi bất lịch sự, hay có ý tiêu cực. Từ ngược nghĩa với ordinary là
extraordinary, và nếu chúng ta nhận xét chiếc đồng hồ là extraordinary thì nó có nghĩa là ‘rất đặc biệt,
khác thường’.
Giờ trở lại với một từ nữa trong câu hỏi của bạn, usual. Từ này hơi khác hai từ kia vì nó có ý nói tới thói
quen, thông lệ. Chẳng hạn, my usual bus là chiếc xe buýt mà tôi vẫn luôn đi, vào một giờ nhất định, hàng
ngày. My usual newspaper là tờ báo mà tôi luôn mua để đọc.
Bạn cũng có thể thu xếp gặp ai đó at the usual, có nghĩa là ở nơi chốn mà bạn vẫn thường gặp, có thể là
quán bar hay quán cà phê.v.v. Trong trường hợp này không thể dùng từ normal hay ordinary được.

Cuối cùng là các khách hàng quen thuộc khi vào quán có thể gọi their usual, có nghĩa là loại đồ uống mà họ
vẫn thường gọi!
Date10/10/2010
10.Horrible và Horrific - Terrible và Terrific
Sự khác nhau giữa Horrible và Horrific và giữa Terrible và Terrific cách dùng và những ví dụ minh hoạ.
Đây là một câu hỏi khá hóc búa và chúng ta có thể hiểu tại sao mọi người lại có thắc mắc này. Cả bốn đều là
tính từ và trong tiếng Anh thường có các cặp tính từ có cùng gốc.
Thí dụ chúng ta có bored và boring, interested và interesting
Các từ mà bạn hỏi thì trông như là chúng cũng theo cùng một kiểu như vậy nhưng thực ra lại không phải
như vậy.
Horrible và horrific đều liên quan tới danh từ horror
10
Horror có nghĩa là nỗi kinh hoàng, sự sợ hãi kinh hoàng. Vì thế nếu chúng ta nói một cái gì đó horrific thì
có nghĩa là nó làm chúng ta sợ hãi kinh hoàng. Chúng ta có thể nói tới a horrific war - một cuộc chiến kinh
hoàng, hay a horrific illness - một căn bệnh đáng kinh hoàng.
Horrible có thể có nghĩa tương tự như horriffic và nó cũng có một nghĩa khác nữa. Nó cũng có thể dùng để
diễn tả điều gì đó kinh khủng, ghê gớm, đáng sợ. Vì thế chúng ta có thể nói tới a horrible traffic accident -
một tai nạn giao thông kinh khủng, hay chúng ta có thể nói: "Ugh. This coffee is horrible" - Eo ơi, cốc cà
phê này ghê quá.
Và để trả lời câu hỏi của bạn là từ nào mạnh hơn thì horrific có nghĩa mạnh hơn là horrible, nếu chúng ta nói
tới a horrific war thì nó có nghĩa kinh khủng hơn a horrible war.
Mặt khác chúng ta cũng nên nhớ rằng horrible thường được dùng nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày
trong tiếng Anh nói. Horrific thường dùng trong ngữ cảnh trịnh trọng hơn, và thường thấy trên văn viết như
báo chí hay trong sách chứ ít thấy trong văn nói.
Terrible và terrific
Bạn có thể nghĩ là hai từ này cũng có gốc từ là terror và cũng có liên quan với nhau giống như horrible và
horrific nhưng trên thực tế trong tiếng Anh hiện đại thì không phải như vậy.
Bạn có thể dùng từ terrible trong những cách sau đây:
Terrible có cả nghĩa giống như horrible, vì thế chúng ta có thể nói về a terrible accident, a terrible cup of
coffee.

Chúng ta cũng có thể dùng terrible với nghĩa rất chung, diễn tả ý là rất tồi, rất chán, không ra gì, không hay
như trong các ví dụ sau: This movie is terrible hay This actor is terrible.
Trong khi đó terrific thường được dùng với nghĩa là rất tuyệt, tuyệt vời, ngược hẳn với terrible như trong
các ví dụ sau: This homework is terrific và nó ngược nghĩa với This homework is terrible.
Terrific cũng có thể được dùng để diễn tả ý very strong, very intense như trong ví dụ: terrific speed - this
car is travelling at terrific speed.
Tóm lại có lẽ chúng ta nên nghĩ tới bốn từ này như những từ riêng lẻ với những nghĩa khác nhau.
Date 15/10/2010
11) Think of và Think about.
Sự khác nhau giữa "think of" và "think about" rất nhiều người học ngoại ngữ rất hay nhầm lẫn về cách dùng
của hai động từ này.
11
Chúng ta cần phải nhìn xem từ nào phù hợp nhất khi đi với Think of và Think about.
Về cơ bản thì "think of" thường có nghĩa là "tưởng tượng" - imagine - trong khi "think about" thường có
nghĩa gần hơn với "consider" - xem xét, suy nghĩ.
Vì vậy sự khác nhau giữa hai động từ kép này sẽ tùy thuộc vào ngữ cảnh.
Ví dụ, nếu tôi nói "I am thinking of a tropical beach, please don't interrupt me." Như vậy có nghĩa là tôi
đang nghĩ tới, tưởng tượng ra hình ảnh bờ biển nhiệt đới, tôi đang mơ về nơi đó.
Còn nếu trong một ví dụ khác như "They are thinking about whether to agree to the sale" thì "think about" ở
đây có nghĩa là đang suy nghĩ, xem xét - they are considering the sale.
Trong những trường hợp như trên, thì một cách dùng này thường hay được sử dụng thay cho cách dùng kia
trong những ngữ cảnh nhất định nào đó, như hai ví dụ trên.
Tuy nhiên khi chúng ta noi về người, chúng ta thường dùng cả hai và đều có nghĩa tương tự như nhau.
Ví dụ, nếu bạn tôi bị tai nạn và phải vào bệnh viên, tôi có thể gửi hoa và một tấm thiếp tới cho bạn với lời
nhắn gửi mà trong đó chúng ta có thể dùng cả hai Think of và Think about: "I'm thinking of you," hay "I'm
thinking about you", và nghĩa của hai câu này không khác nhau là bao.
Date 20/10/2010
12.Mẫu câu chúc mừng bằng tiếng Anh
Khi ai đó có niềm vui, thành công hay nỗi buồn và thất bại, bạn có biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn đó với họ
như thế nào không? Dưới đây là các mẫu câu dùng trong các sự kiện đặc biệt giúp bạn có phản ứng đúng

đắn trong mỗi tình huống cụ thể.
Congratulations! - Chúc mừng
Bạn có thể nói Congratulations trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, chẳng hạn như trong đám cưới, thăng
chức, vượt qua kỳ thi, hay tới những bố mẹ và gia đình mới có em bé.
Well done! - Làm tốt lắm
Bạn có thể Nói câu này với ai đó vừa vượt qua kỳ thi hay đạt được điều gì đó rất khó khăn như thăng chức.
Birthdays - Sinh nhật
Cách thông dụng nhất để nói về sinh nhật của ai đó là câu Happy Birthday - Chúc mừng sinh nhật! hoặc
trịnh trọng hơn, Many happy returns (on the day)! Chúc điều hạnh phúc đến với bạn (trong ngày này)!
Văn hoá: Sinh nhật thường là một sự kiện quan trọng hơn nhiều sự kiện khác ở Anh. Lễ sinh nhật lần thứ 18
12
rất đặc biệt bởi vì bạn đã chính thức trở thành người lớn. Trước đây, 21 tuổi mới là người lớn, và mọi người
vẫn tổ chức lễ đặc biệt này bằng cách trao một chiếc chìa khoá bạc, điều đó có nghĩa key to the door - chìa
khoá mở cánh cửa.
Before an exam or something difficult - Trước một kỳ thi hay một điều gì đó khó khăn
Hãy chúc may mắn với họ trước khi có điều gì khó khăn, hãy nói Good luck - Chúc may mắn! Nhưng nếu
ai đó rất mê tín và tin rằng nói "Good luck" sẽ mang lại kết quả ngược lại, thì bạn sẽ nghe thấy họ nói
Break a leg!
Nếu ai đó bị thất bại, bạn có thể nói Bad luck! - Thật không may mắn!
Toasting - Tiệc
Tại các buổi tiệc hay tụ tập, mọi người có thể yêu cầu bạn drink a toast - uống một chầuđể chúc mừng
một sự kiện.
Here'sto …
Let'sdrink to…
Ladies and Gentlemen, "The Bride and Groom".
Please raise your glasses to…
viết thư cho người vượt qua kỳ thi
Nếu bạn viết một bưu thiếp hay một lá thư cho ai đó đã vượt qua kỳ thi bạn có thể sử dụng câu sau:
Well done! It's a fantastic result.
Congratulations on passing! You deserve it after so much hard work.

Viết thiệp chúc đám cưới
Đây là một số câu chuẩn thường viết trên các thiệp chúc lễ cưới:
Congratulations! Wishing you many happy years together.
Wishing you the best of luck in your future together.
Viết trong hoàn cảnh đau buồn
Trong hoàn cảnh khó khăn, bạn có thể viết I was so sorry to hear that …. - Tôi rất buồn khi biết rằng
Nếu bạn viết thư cho ai đó có người thân vừa mới mất, bạn có thể viết.
I was deeply saddened to hear… - Tôi thực sự đau buồn khi biết
hay
Please accept my deepest condolences on the death of… - Xin hãy đón nhận sự cảm thông sâu sắc
nhất của tôi về sự ra đi của
13
(Bạn có thể thay "I" bằng "We", chẳng hạn như "We were very sad to hear that…")
Date 30/10/2010
13.Should have và Must have
Must have và Should have có gì khác nhau? Cách sử dụng của chúng ra sao? Trong phần này chúng ta sẽ
tìm hiểu về hai động từ này và các ví dụ minh hoạ sinh động trong từng ngữ cảnh khác nhau.
Should have được dùng để nói về những việc đã không hoặc có thể đã không xảy ra trong quá khứ.
Chẳng hạn: I should have finished this work by now - Đáng lẽ bây giờ tôi đã phải hoàn thành công việc này
rồi (mà đến giờ tôi vẫn chưa làm xong).
I should have studied harder for my exams - Đáng lẽ tôi phải học chăm chỉ hơn chuẩn bị cho các kỳ thi của
tôi.
Trong cả hai câu trên, người Nói có thể bày tỏ thái độ ân hận, lấy làm tiếc đã không làm một việc gì đó.
Chúng ta cũng có thể dùng should have để diễn tả những nghĩa vụ đã không được hoàn thành, thực thi.
Chẳng han:
He should have helped his mother carry the shopping.
Còn must have được dùng để diễn tả một việc gì đó trong quá khứ mà người nói gần như biết chắc.
Chẳng hạn nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và bạn thấy ngoài vườn cỏ ướt, bạn có thể nói:
It must have rained overnight - Chắc hẳn trời đã mưa hồi đêm hôm qua.
Chúng ta hãy thử xem xét một câu trong đó có cả should have và must have:

Jane should have arrived by now, she must have missed the bus - Jane đáng lẽ lúc này đã phải tới nơi rồi,
chắc hẳn chị ấy đã bị nhỡ chuyến xe buýt.
Trong tình huống này, vào thời điểm người nói nói câu này chúng ta nghĩ là Jane đáng lẽ đã có mặt rồi
nhưng chị ấy lại chưa tới, và chúng ta có thể đi tới kết luận là việc chị ấy muộn hẳn là do bị nhỡ xe.

Date 5/11/2010
14.Cách dùng Made of và Made from
14
Bánh Ga Tô được làm bằng " made of" hay được làm bằng "made from"? Rất nhiều người băn khoăn khi
nào thì dùng "made of" khi nào thì dùng "made from", và việc nhầm lẫn thì thường xuyên xảy ra.Vậy bài
này chúng tôi sẽ giải quyết những thắc mắc xung quanh cách dùng hai từ này cho các bạn.
Thực ra nguyên tắc dùng made of và made from khá đơn giản.
Chúng ta hãy xem các ví dụ sau với made of:
This shirt is made of cotton.
This house is made of bricks.
The keyboard I use on my computer is made of plastic.
Và chúng ta cũng có các ví dụ khác với made from:
Paper is made from trees.
Wine is made from grapes.
This cake is made from all natural ingredients.
Vậy nếu chúng ta nhìn vào các ví dụ trong nhóm đầu sẽ thấy là chúng có chung một dạng.
The cotton - vải - trong ví dụ về chiếc áo sơ mi thì khi thành chiếc áo vẫn là vải - still is cotton. Nó không
thay đổi dạng thức hay trở thành một chất liệu khác.
Cũng tương tự, the brick - viên gạch - trong ví dụ Ngôi nhà làm bằng gạch, cũng không thay đổi và vẫn là
gạch. Và nhựa làm bàn phím máy tính cũng vẫn là nhựa - plastic.
Vì thế chúng ta nói
This shirt is made of cotton.
This house is made of bricks.
The keyboard I use on my computer is made of plastic.
Còn trong trường hợp các ví dụ ở nhóm sau, cây - trees - trong ví dụ The paper is made from trees thì khi

đó cây cối - trees - không còn là cây nữa, mà đã trở thành giấy.
Nếu chúng ta nói Wine is made from grapes - trái nho - thì những quả nho đã không còn là nho khi được
làm thành rượu vang, tức nó đã chuyển từ một thứ này sang thành một chất khác, mà trong trường hợp này
là từ nho thành rượu vang.
Tương tự bột - flour - và trứng - eggs - với đường - sugar - đã làm thành bánh ngọt trong ví dụ This cake is
made from all natural ingredients.
Tóm lại quy tắc chung là:
Nếu một chất liệu nào đó vẫn giữ nguyên dạng thức của nó thì chúng ta dùng made of.
15
Nhưng nếu dạng thức của chất liệu đó thay đổi trong quá trình làm ra hay chế biến, chúng ta dùng made
from.
Alex Gooch là một giáo viên dạy tiếng Anh với hơn 10 năm kinh nghiệm. Ông đã từng giảng dạy tại Ba
Lan, Thụy Sĩ và gần đây dạy tại một số Đại học của Việt Nam.
Date10/11/2010
15.Quite là Partially hay Totally?
Nhiều người cảm thấy cảm thấy khó hiểu được nghĩa của từ 'quite' trong các cuộc trò̀ chuyện. Nó có nghĩa
là partially& hay totally. Hôm nay tôi xin mời các bạn độc giả MEC Vietnam.com và "tranghoctap.com"
tham khảo ý kiến của chuyên gia ngôn ngữ.
'quite' có nghĩa là 'partially' hay 'totally'. Câu trả lời đơn giản là từ này trong tiếng Anh có cả hai nghĩa
đó.
Nếu chúng ta nói: "I am quite happy" Câu này có nghĩa là Bạn phần nào khá hài lòng, khá vui, nhưng
không hoàn toàn hài lòng, không hoàn toàn vui. Mà nó cũng có nghĩa là hoàn toàn hài lòng, thực sự vui,
100% hạnh phúc.
Bạn có thể sẽ hỏi là thế thì làm sao biết được sự khác nhau này?
Khi một người nào đó nói: "I am quite happy" Làm sao chúng ta biết được người đó muốn nói họ hoàn
toàn hạnh phúc hay họ khá hạnh phúc?
Rất tiếc là nếu chỉ đọc câu đó trên giấy như vậy thì chúng ta không thể biết được.
Nếu tôi đọc câu 'I am quite happy', tôi thực sự không biết là nó có nghĩa 'partially' happy hay 'completely'
happy. Tuy nhiên cũng đừng lo, có những yếu tố có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.
Trước hết chúng ta có một số tính từ trong tiếng Anh với nghĩa là 'very'.

Ví dụ:
'delighted' có nghĩa là 'very pleased'
'exhausted' có nghĩa là 'very tired'
'enormous' có nghĩa là 'very big', v.v.
'Quite' thường được dùng với một trong những tính từ này và trong ngữ cảnh đó nó có nghĩa là 'totally'
hoàn toàn.
Vì thế chúng ta nói:
16
"I am quite exhausted" Trong câu này quite có nghĩa là absolutely, completely, 100% exhausted.
Bạn cứ thử nghĩ mà xem, về mặt lôgíc thì không thể có chuyện 'somewhat very tired' - nó hoàn toàn không
có nghĩa.
Thứ hai là chúng ta phải tìm hiểu ngữ cảnh của câu nói đó. Thường thường chúng ta có thể hiểu được nghĩa
của từ 'quite' mà người nói muốn diễn đạt khi nhìn vào nghĩa của cả câu
William đang có mặt ở đây với tôi chẳng hạn. Hãy thử tưởng tượng là William vừa mới ốm:
Alex: Are you feeling better now?
William: Yes, I'm feeling quite healthy, thank you. In fact, I feel great!
Trong ngữ cảnh này, William có lẽ muốn nói rằng anh đã hoàn toàn bình phục, anh cảm thấy 100% khỏe
mạnh.
Nói một cách khác, chúng ta có thể có một cuộc đối thoại như thế này:
Alex: Are you feeling better now?
William: Well, I'm feeling quite healthy, but I still have a terrible headache.
Trong trường hợp này, William có lẽ muốn nói rằng anh cảm thấy khá khỏe, nhưng chưa hoàn toàn khỏe
hẳn.
Ngoài ra khi nghe những câu này, chúng ta cũng sẽ có thể đoán được nghĩa là từ quite là partially hay
totally qua giọng nói và ngữ điệu của người nói.
Nếu người nói với bằng giọng vui vẻ, và xuống giọng ở cuối câu, thì có lẽ nó có nghĩa là người đó cảm thấy
hoàn toàn khỏe mạnh, vui vẻ.v.v.
Tuy nhiên nếu người đó nói với giọng nói có vẻ lưỡng lự, thiếu tự tin, và nếu lên giọng ở cuối câu, thì có lẽ
người đó muốn nói họ khá vui, hay đã khỏe hơn - partially happy or healthy - nhưng không phải là hoàn
toàn như vậy.

Trên thực tế, trong văn phong hơi cổ, người ta thường dùng 'quite' để diễn tả ý 'totally' hay 'completely' -
ít nhất là trong văn nói tiếng Anh.
Đôi khi người ta vẫn dùng cách này trong văn viết, đặc biệt là trong văn phong trịnh trọng, vì thế bạn có thể
đọc trong một tiểu thuyết cách diễn đạt này. Nhưng trong tiếng Anh hội thoại hiện đại, 'quite' thường có
nghĩa là 'partially'.
17
Date15/11/2010
16.Cách dùng sở hữu cách 's
Liệu có thể nói school's principal hay bank's manager hay không.
Câu trả lời là: Không, nhưng! Thông thường chúng ta không nói 'school's principal’ hay ‘bank's manager’ -
mà chúng ta nói school principal và bank manager.
Trong tiếng Anh, chúng ta có thể dùng danh từ để bổ nghĩa cho một danh từ khác. Vì thế chúng ta có thể nói
a computer expert - một chuyên gia máy tính.
Một người chịu trách nhiệm về một công ty là a company director. Một người làm chương trình phát thanh
là a radio producer. Và cũng theo cách thức đó, một người là quản lý một nhà băng là a bank manager, và
hiệu trưởng một trường là a school principal.
Trong một số ngôn ngữ, chúng ta không thể làm như vậy, nhưng trong tiếng Anh, bạn có thể đơn giản là đặt
hai danh từ cạnh nhau và đó là cách chúng ta vẫn nói trong tiếng Anh.
Có bao giờ nói school's principal, bank's manager được không?
Câu trả lời thực sự là 'Không', nhưng trong một vài ngữ cảnh rất hiếm bạn có thể muốn nói về thực tế hiệu
trưởng của một trường này chứ không phải của một trường khác, thì trong trường hợp đó, bạn có thể nói:
He's not your school's principal, he's my school's principal - Ông ấy không phải là hiệu trưởng của
trường bạn, mà là hiệu trưởng của trường tôi.
Nên chú ý là trong trường hợp này chúng ta không phải nói tới chức vụ, nghề nghiệp của ông mà chúng ta
đang nói tới tới thực tế ông thuộc về trường nào.
Những lỗi thông thường
Một lỗi thường gặp nhất hay phạm phải với dạng sở hữu cách 's là tránh không dùng nó và dùng từ 'of'. Vì
thế thay vì nói the dog's bone, người ta nói the bone of the dog, hay the woman's husband, thì nói là the
husband of the woman.
Đôi khi người ta nói The book is for my son, thay vì nói it's my son's book.

Với câu It's my son's book, phát âm dạng sở hữu cách 's là khá thú vị, vì thế tôi cho rằng thường chúng ta
không phát âm chữ 's một cách rất rõ ràng, tách biệt, vì thể người nghe thường không nhận thấy âm này.
Một trong những vấn đề gặp phải khi khi học cách dùng nó là ta cần học cách nhận ra khi nó được dùng vì
nếu nó được phát âm rất nhau, chúng ta dễ dàng không nhận ra nó và tưởng rằng không cần dùng nó.
Một điều đáng chú ý nữa là phát âm thay đổi, tùy thuộc vào âm cuối từ. Vì thế nếu từ kế thúc bằng âm /s/
18
hay /sh/ hoặc /ch/, /ge/ thì chúng ta phải thêm âm 'es' vào cuối từ, như the judge nhưng the judge's wig hay
the church, nhưng the church's congregation và đọc giống như nếu ta viết the churche's congregation.
Thế còn dạng sở hữu số nhiều thì sao?
Những nguyên tắc này chỉ là cách khi viết xuống như thế nào. Nếu trường hợp là số nhiều, chúng ta đặt dấu
' ở sau chữ -s, thay vì ở đằng trước chữ -s như trong trường hợp danh từ số ít.
Vì thế nếu chúng ta nói the girls' boyfriends, tức chúng ta đang nói tới các bạn trai của một vài cô gái, và
trong trường hợp đó, nhớ để dấu ' ở sau chữ -s khi viết.
Còn nếu chúng ta nói tới a girl's homework, thì nhớ đặt dấu ' ở đằng trước chữ -s
Date20/11/2010
17.Phân biệt cách dùng "Un-" và "Dis-"
The prefix un- has been in the language longer than dis
The Old English prefix on- (now spelled un-) was added to verbs to indicated a reversal of the action:
wind/unwind
bind/unbind
fold/unfold
do/undo
This prefix has remained alive, giving us such verb opposites as:
fasten/unfasten
buckle/unbuckle
cover/uncover
wrap/unwrap
Old English also had the prefix of negation un- that was added to adjectives, such as unborn and unburied.
We continue to form negative adjectives in this way:
unhappy

unknown
unwanted
unavailable
unconventional
uncool
unputdownable
19
Dis- came into English during the Middle English period, along with many Latin and French words. The
prefix dis- is related to bis, (two), and can be used in the sense of separation:
disjoin
disable
In the course of centuries, distinctions between un- and dis- have blurred. Sometimes the prefixes are
interchangeable. Sometimes not.
Sometimes a perceived difference may exist only in the mind of the individual English speaker.
Many speakers distinguish between disorganized and unorganized.
Disorganized applies to the sort of person who stuffs receipts into the sock drawer and can never find the
car keys. Unorganized applies to things which have not yet been arranged in an organized manner. By this
reasoning, a person would be disorganized, but an office would be unorganized.
At one time, unease and disease (first syllable stressed) could be used interchangeably with the meaning
“state of anxiety.” Now disease (second syllable stressed) has taken on the meaning of “illness.”
Angry arguments are waged over the differentiated meanings of uninterest and disinterest. The argument
is that uninterested should be used with the sense of “indifferent, lacking in interest", while disinterested
should be used only when the intended meaning is “impartial.”
When it comes to language, those who value logic above all else are just asking for derived rooted blood.
For example, the noun discontent is matched with the adjective discontented, but the adjective that
corresponds to the noun discomfort is uncomfortable.
About all one can safely say about the use of the prefixes un- and dis- is that their correct use is often a
matter of idiom.
The best way to master them is to read, listen, and look up questionable forms in a trustworthy dictionary.


Date 25/11/2010
18.Chức danh bằng Tiếng Anh - Thuật ngữ và Cách dùng
Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam tiếp cận rất nhiều thuật ngữ mới. Các thuật ngữ mới được
dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là các chữ cái viết tắt được chấp nhận như những từ ngữ phái
sinh cùng tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt. MEC Việt Nam xin giới thiệu với quý thầy cô cùng độc giả về
khái niệm, ý nghĩa các thuật ngữ liên quan đến vị trí công tác trong mỗi tổ chức.
CEO là gì? Có khi không dễ hiểu một chức vụ nào đó bằng tiếng Anh (ví dụ: Executive Offier (Nhật Bản),
20
Executive Director ( Singapore),General Manager (Đài Loan)…, hoặc thấy khó dịch một chức danh nào đó
sang tiếng Anh như: cán bộ phụ trách hiện trường, anh nuôi ).
CEO (Chief Executive Officer) tạm dịch là giám đốc điều hành. Trong nhiều tập đoàn, công ty của Mỹ (và
một số nước khác), vị trí cao nhất (top position) là Chairman hay President, dưới đó là các Vice president,
officer (hoặc director) - người điều hành, quyết định những việc quan trọng, rồi đến general manager,
manager - người phụ trách công việc cụ thể. Các chức vụ có thể được “kiêm”, thường thấy là President and
CEO. Có công ty không dùng CEO điều hành công việc hàng ngày (day-to-day running) mà thay bằng
COO (Chief Operating Officer). Chief financial officer là giám đốc tài chính - người quản “túi tiền”.
Trong các công ty của Anh, cao nhất là Chairman, rồi đến Chief Executive Director hoặc Managing
Director (hai chức này tương đương nhau nhưng Managing Director được dùng nhiều hơn). Sau đó đến các
giám đốc, gọi là chief officer/director, thấp hơn là manager. Board là từ chỉ toàn thể các director và họ họp
ở phòng gọi là boardroom. Đứng đầu bộ phận hay phòng, ban là director, ví dụ research deparment có
research director. Người đứng đầu một department, division, organization… được gọi theo cách “dân dã”,
“thân mật”, không chính thức (informal) là boss (sếp). Managing Director hay được dùng ở Úc,
Singapore… ngang với CEO, tương đương tổng giám đốc (director general hay general director) ở ta. Tuy
nhiên, ở Philippines,Managing Director được gọi là President.
Chức vụ trong các công ty lớn của Nhật hơi “rườm rà”. Chẳng hạn, Mitsui O.S.K. Lines - doanh nghiệp vận
tải hàng hải lớn nhất thế giới, điều hành (operate) đội tàu trọng tải khoảng 45,5 triệu DWT - có cả
Chairman và President. Chairman “to” hơn President (tuy cùng dịch là “chủ tịch”). President Executive
Director là chủ tịch công ty, Senior Managing Executive Officer là giám đốc điều hành cấp cao (có 3 vị
cùng chức này), rồi đến 9 giám đốc điều hành (Managing Executive Officer); ngay sau đó là 8 giám đốc
(Executive Officer). Mỗi vị nói trên phụ trách một phần việc với mức độ quan trọng khác nhau.

Qua những phần nêu trên, MEC Việt Nam có mấy gợi ý lưu ý về chức danh như sau: Khi đọc danh thiếp,
chúng ta không chỉ xem “chức gì” mà nên xem thêm chi tiết khác để biết chức ấy “to” đến đâu, có giống với
cách hiểu của ta về “chủ tịch”, “giám đốc” hay “trưởng phòng”, “cán bộ”… không. Ví dụ: Trên danh thiếp
ghi APL (một hãng vận tải biển lớn của Mỹ), sau đó APL Vietnam Limited, North Vietnam Branch
Manager. Như vậy manager này thuộc chi nhánh miền Bắc Việt Nam của công ty ở Việt Nam, không phải
của APL “xuyên quốc gia” hay của cả nước mà chỉ là “miền Bắc”. Chúng ta nên quan tâm đến hệ thống
chức vụ của mỗi nước (hay mỗi tổ chức) có liên quan, chẳng hạn Secretary là thư ký (ở ta chức vụ này
thường thuộc về phái nữ với đặc điểm trẻ trung, xinh đẹp), nhưng Secretary of State ở Mỹ là Bộ truởng Bộ
Ngoại giao (hiện nay là bà “Gạo” (Rice), lương 200.000 USD (khoảng 3,2 tỷ đồng/năm), UN Secretary
General - Tổng thư ký Liên hợp quốc - chức danh lớn nhất hành tinh… Có nước quy định Permanent
secretary ngang thứ trưởng, Senior Minister là bộ trưởng cao cấp… Thuật ngữ của Việt Nam, chúng ta hiểu
Party General Secretary là Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam,Chairman of Hanoi People’s Committee không
giống Mayor (thị trưởng)… Nhiều công ty có “Cổng/trang thông tin điện tử” (website) nên có thể vào đây
để biết “tầm cỡ” của chức vụ và công ty.
Khi dịch sang tiếng Anh, chúng ta cần xem “nội hàm” (thực chất) chức đó là gì. Cùng là “người đứng đầu”,
21
“trưởng” nhưng dịch rất khác nhau. Với Cục Hàng hải Việt Nam dùng Chairman nhưng Cục Đầu tư nước
ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) lại là General Director… Manager thường là trưởng phòng; head, chief,
director cũng là “trưởng”… Có khi “ban” lại lớn hơn cục, vụ (ví dụ: Ban Đối ngoại Trung ương Đảng) và
trưởng ban có thể dịch là Director. Trợ lý Tổng giám đốc là Assistant (to) General Director, nhưng không
nên viết tắt là Ass General Director mà không có dấu “.” (chấm) sau chữ “s” vì Ass là con lừa. Nên viết tắt
là Asst). State Bank Governor là Thống đốc Ngân hàng nhà nước (trước đây dịch là State Bank General
Director). Thủ tướng Đức là Chancellor, không dùng Prime Minister…
Chức to hay nhỏ còn do… “mẹo” dùng. Project Manager là người phụ trách một dự án - có khi hàng nghìn
tỷ đồng, nhưng có khi lại chỉ vài… triệu đồng tiền ta như dự án “marketing” để xem làm được gì mà “sống”
hay không của một công ty TNHH một thành viên do một người sở hữu đồng thời là “Tổng giám đốc”. Làm
xong “dự án” marketing đó, làm tiếp “dự án” “tìm thêm người” cho công ty đỡ “quạnh hưu” mà vẫn chỉ cần
dùng danh thiếp project manager.
Date 5/12/2010
19. Cách xưng hô thân mật trong tiếng Anh

Cách xưng hô thân mật
Cách xưng hô này thích hợp với các mối quan hệ thông thường và gần gũi
Tên (bạn bè, học sinh, sinh viên, trẻ em)
Miss/Mr + tên (sometimes used by dance or music teachers or childcare workers)
Cách xưng hô hàm chứa tình cảm
Khi gọi người yêu, bạn thân, thành viên trong gia đình hoặc trẻ em (thường là những người nhỏ tuổi hơn),
người ta thường dùng các thuật ngữ biểu lộ tình cảm, tên con vật cưng ….như:
Honey (gọi đứa trẻ, người yêu, hoặc người ít tuổi hơn)
Dear
Sweetie
Love
Darling
Babe or Baby (với người yêu)
Pal (đây là từ mà ông thường dùng để gọi cháu, cha thường dùng để gọi con)
Buddy or Bud (mang tính thân mật, suồng sã, dùng giữa bạn bè với nhau, người lớn với trẻ em; đôi
khi mang nghĩa tiêu cực)
22
Một số câu hỏi thường gặp:
Tôi nên gọi cô giáo, phụ huynh của bạn hoặc mẹ của bạn trai như thế nào?
Cách xưng hô có thể thay đổi tùy thuộc vào tuổi tác và địa vị. Nếu không chắc chắn thì bạn hãy dùng cách
trang trọng. Nếu như cách xưng hô của bạn là quá trang trọng thì người đó sẽ bảo bạn cách xưng hô khác,
như gọi bằng tên chẳng hạn.
Tôi nên gọi thầy/cô giáo của mình như thế nào?
Lúc đầu, hãy xưng hô một cách trang trọng. Thầy/ cô giáo của bạn, qua phần giới thiệu, có thể sẽ nói cho
bạn cách xưng hô thích hợp nhất. Nếu không, hãy cứ gọi một cách trang trọng cho tới khi họ bảo. Không
nên sử dụng những từ chung chung như “teacher”, bởi cách gọi này nghe có vẻ như là bạn không biết tên
thầy cô mình. ( bạn cũng không muốn bị gọi là “Student” đúng không?). Thậm chí nếu bạn có giáo viên dạy
thay, hãy gọi bằng tên cụ thể.
Tôi nên gọi bạn học của mình như thế nào?
Phụ thuộc vào tuổi tác. Trong hầu hết các lớp học, học sinh, sinh viên thường gọi nhau bằng tên. Trong lớp

có thể có một số người hơn tuổi. Để bày tỏ sự tôn trọng, hãy gọi những người này bằng họ ( trừ phi họ đề
nghị bạn gọi họ bằng tên)
Tôi nên gọi giáo viên của con như thế nào?
Hãy gọi họ bằng Mr hoặc Mrs: hãy gọi theo cách xưng hô của con bạn với giáo viên. Họ có thể sẽ yêu cầu
bạn gọi họ bằng tên khi không có sự hiện diện của con bạn ở đó
Tôi nên xưng hô như thế nào với những người trên mạng?
Phụ thuộc vào từng tình huống. Trên các mạng xã hội, bạn có thể gọi tên với giáo viên hoặc quản trị viên.
Trong email, hãy xưng hô một cách trang trọng trong lần đầu tiên liên lạc. Nếu trong thư trả lời, họ ký bằng
tên thì khi viết email lần sau bạn có thể xưng hô bằng tên với họ được.
Tôi nên gọi người quản lý ở trường học ra sao?.
Bạn nên xưng hô trang trọng cho tới khi người đó yêu cầu bạn điều khác
Tôi nên xưng hô với người hàng xóm như thế nào?
Phụ thuộc vào tuổi tác. Những người hàng xóm thường gọi nhau bằng tên, mặc dù nó còn phụ thuộc vào
từng người và tuổi tác của họ. Hãy tự giới thiệu bản thân, dùng tên của mình và xem cách người khác tự
giới thiệu như thế nào. Nếu người hàng xóm lớn tuổi hơn bạn, trong lần gặp thứ hai, bạn cũng có thể hỏi
câu: "Is it okay if I call you [ tên của người đó]?"
Tôi nên gọi đồng nghiệp như thế nào?
23
Phụ thuộc vào từng lĩnh vực. Trong nhiều ngành, người ta sử dụng tên. Nếu bạn là nhân viên mới thì những
người khác sẽ tự giới thiệu bản thân họ với bạn.
Với cấp trên, tôi nên xưng hô ra sao?
Ngôn ngữ trang trọng. Thậm chí nếu họ gọi bạn bằng tên thì bạn cũng nên gọi họ là Mr hoặc Mrs/Ms + họ
cho đến khi họ yêu cầu bạn gọi khác đi.
Gọi người lái xe buýt như thế nào?
Hãy gọi một cách trang trọng. Bạn hãy bắt đầu bằng Sir hoặc Madam/Ma’am. Lưu ý không Nói: “Excuse
me “bus driver”.” vì đó là nghề nghiệp của họ chứ không phải chức danh.
Tôi nên gọi bố/mẹ của bạn bè như thế nào?
Trang trọng. Những người ít tuổi hơn nên gọi Mr hoặc Mrs/Ms + họ. Nếu bạn của bạn nói bạn có thể gọi
cha mẹ họ bằng tên, thì bạn vẫn cứ nên hỏi người lớn câu “Is it okay if I call you [tên]?”. Nếu hai bạn đều
trưởng thành rồi thì vẫn có thể gọi bằng tên được (first name)

Tôi nên xưng hô như thế nào với những người bồi bàn, hoặc chiêu đãi viên hàng không?
Trang trọng, hoặc dùng tên. Hãy gọi Sir hoặc Madam/Ma’am nếu bạn không biết tên của họ. Tuyệt đối
không dùng “Hey waiter!" or "Hey waitress!” vì cách này bị coi là thiếu Lịch sự và có thể bạn sẽ không
nhận được sự phục vụ thân thiện. Nếu là khách hàng thường xuyên, hãy xây dựng mối quan hệ với nhân
viên, và bạn có thể gọi tên của họ.
Tôi có thể gọi những nhân viên chăm sóc khách hàng như thế nào?
Hãy xem biển tên của họ. Một số người thường đeo biển tên. Nếu trên đó ghi: "Hi, my name is Danny." Thì
bạn hoàn toàn có thể gọi người đó bằng tên: "Thank you, Danny" hoặc "Danny, could you help me find the
hamburgers?". Nếu không có biển tên hãy gọi họ là Sir hoặc Ma'am.
Date 10/12/2010
20) Thuật ngữ trong bóng đá
An Attacker = Tiền đạo A Midfielder = Tiền vệA Defender =
Hậu vệ A Goalkeeper = Thủ môn.A Captain = Đội trưởng.
A Substitute = Cầu thủ dự bị
A Manager (Coach) = Huấn luyện viên A Referee = Trọng tài
A Linesman = Trọng tài biênA prolific goal scorer = Cầu thủ ghi nhiều bàn
24
A Foul = Lỗi
Offside = Việt vị
A Penalty = Quả phạt 11m
A Free-kick = Quả đá phạt
A Corner = Quả đá phạt góc
A throw-in = Quả ném biên
The Kick-off = Quả giao bóng
A Goal-kick = Quả phát bóng từ vạch 5m50
A backheel = Quả đánh gót
A header = Quả đánh đầu
An own goal = Bàn đốt lưới nhà
An equalizer = Bàn thắng san bằng tỉ số
Hand ball = Chơi bóng bằng tay

Header = Cú đội đầu
A penalty shoot-out = Đá luân lưu
A goal difference = Bàn thắng cách biệt
The away-goal rule = Luật bàn thắng sân khách
Put eleven men behind the ball = Đổ bê tông
Dropped ball = Cách thức trọng tài tân bóng giữa hai đội
A hat trick = Ghi ba bàn thắng trong một trận đấu
Cheer = Cổ vũ, khuyến khích
A Match = Trận thi đấu
Friendly game = Trận thi đấu giao hữu
A play-off = Trận đấu giành vé vớt
Away game = Trận thi đấu diễn ra trên sân khách
Away team = Đội chơi trên sân đối phương
25

×