Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Giáo trình đánh giá đất đai pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 177 trang )

i
MỤC LỤC
TỰA
MỞ ĐẦU
Chương I:TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 1
1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 1
1.1.1 Khái ni
ệm và sự cần thiết của đánh giá đất đai 1
1.1.2 M
ục tiêu của đánh giá đất đai 2
1.1.3 Ph
ương pháp đánh giá đất đai trực tiếp và gián tiếp 3
1.1.4
Đánh giá đất đai với các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường 4
1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ÐÁNH GIÁ ÐẤT ÐAI 4
1.2.1 Những nghiên cứu cho mục tiêu bảo vệ môi trường và 4
s
ản xuất nông nghiệp
1.2.2 Những nghiên cứu đánh giá đất đai cho mục tiêu bảo vệ 5
môi trường và lợi nhuận
1.3 CÁC HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ - PHÂN HẠNG THÍCH NGHI 8
ĐẤT ĐAI KHÔNG THEO FAO
1.3.1 Phân hạng khả năng đất đai USDA, 1961 8
1.3.2 Phân h
ạng khả năng đất đai USDA và những điều khác với quốc tế 10
1.3.3 Phân h
ạng đất đai USBR cho tưới, 1953 12
1.4 PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CỦA FAO (1976) 12
1.4.1 Mục đích 12
1.4.2 Qui trình
đánh giá đất đai 13


1.4.3 Nguyên lý
đánh giá đất đai 15
1.4.4 M
ức độ chi tiết và tỉ lệ khảo sát cho đánh giá đất đai 16
1.4.4 Ph
ương pháp cho đánh giá đất đai 17
Chương II: ĐẤT ĐAI VÀ ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI 19
2.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI 19
2.2 ĐẤT ĐAI: ĐẶC TÍNH ĐẤT ĐAI-CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI 20
2.2.1 Đặc tính đất đai 20
2.2.2 Ch
ất lượng đất đai 21
2.2.3 M
ối liên hệ giữa đặc tính đất đai và chất lượng đất đai 25
2.2.4 Đơn vị đất đai - bản đồ đơn vị đất đai và đơn vị 26
đánh giá đất đai
2.2.5 Chọn lựa giữa chất lượng đất đai và đặc tính đất đai 35
nh
ư là cơ sở cho đánh giá đất đai
ii
Chương III: SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ 37
H
Ệ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
3.1 ĐẤT ĐAI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 37
3.1.1 Sử dụng chính đất đai 37
3.1.2 Ki
ểu sử dụng đất đai 38
3.2. HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 39
3.3
ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI VÀ HỆ THỐNG CANH TÁC 43

3.3.1 Hệ thống canh tác trong đánh giá đất đai 43
3.3.2 H
ệ thống canh tác bền vững trong đánh giá đất đai 44
Chương IV: ĐẤT ĐAI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 49
CHO ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
4.1 CHỌN LỌC VÀ MÔ TẢ KIỂU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 49
4.1.1 Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai 49
4.1.2 Mô t
ả kiểu sử dụng đất đai 51
4.1.3 M
ột vài thí vụ về chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai 58
4.2 CHỌN LỌC CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI CHO 67
ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
4.2.1 Chọn lọc chất lượng đất đai 67
4.2.2
Đo lường và ước lượng chất lượng đất đai: Yếu tố chẩn đoán 68
4.2.3 Bi
ến động thời gian trong đánh giá chất lượng đất đai 69
4.2.4 Ch
ọn lựa yếu tố chẩn đoán cho chất lượng đất đai 69
đối với một số kiểu sử dụng đất đai
4.3 YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 71
4.3.1 Chọn lọc yêu cầu sử dụng đất đai 71
4.3.2 L
ượng hóa yêu cầu sử dụng đất đai: Phân cấp yếu tố 73
4.3.3 M
ột vài thí dụ về yêu cầu sử dụng đất đai và phân cấp yếu tố 77
Chương V: PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI 82
5.1 TIẾN TRÌNH ĐỐI CHIẾU 82
5.1.1 Đối chiếu 82

5.1.2 K
ết quả 83
5.2. PHÂN HẠNG KHẢ NĂNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI 84
5.2.1 Kết hợp các yếu tố 84
5.2.2 Điều kiện giới hạn 84
5.2.3 Phương pháp tham số 85
5.2.4 Thí d
ụ kết quả thích nghi đất đai sau khi đối chiếu 86
iii
5.3. CẤU TRÚC CỦA PHÂN HẠNG KHẢ 88
NĂNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
5.3.1 Bộ thích nghi 88
5.3.2 L
ớp thích nghi 88
5.3.3 L
ớp phụ thích nghi 88
5.3.4 Đơn vị thích nghi 88
5.4. LOẠI PHÂN HẠNG KHẢ NĂNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI 91
5.4.1 Phân hạng khả năng thích nghi đất đai định tính 91
ho
ặc định lượng
5.4.2 Vai trò c
ủa kinh tế 92
5.5 PHÂN TÍCH KINH TẾ 93
5.5.1 Giới thiệu 93
5.5.2 Th
ời gian của những hoạt động kinh tế 93
5.5.3 Ngu
ồn số liệu 93
5.5.4 Ph

ương pháp phân tích 94
5.6 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG 95
5.6.1 Ảnh hưởng nội tại 95
5.6.2
Ảnh hưởng ngoại tại 96
5.7. MÔ HÌNH SAU CÙNG CHO ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 97
Chương VI: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 98
CÁC C
ẤP TỈNH, HUYỆN,XÃ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
6.1. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ 98
PHÂN H
ẠNG THÍCH NGHI Ở ĐBSCL
6.2 ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH: 99
T
ỈNH CÀ MAU
6.2.1 Đơn vị bản đồ đất đai 99
6.2.2 Ch
ọn lọc kiểu sử dụng đất đai có triển vọng (LUTs) 100
6.2.3 Ch
ất lượng đất đai/yêu cầu sử dụng đất đai cho LUTs 100
6.2.4 Phân c
ấp yếu tố cho kiểu sử dụng đất đai 105
6.2.5 K
ết quả phân hạng khả năng thích nghi đất đai 109
6.3 ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN: 120
HUY
ỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG
6.3.1 Nhận xét tổng quát 120
6.3.2
Đánh giá thích nghi đất đai theo đặc tính tự nhiên 120

6.4 ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI CẤP XÃ: 137
XÃ SONG PHÚ HUY
ỆN TAM BÌNH , TỈNH VĨNH LONG
6.4.1 Đánh giá thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên 137
6.4.2 Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác trên 153
c
ơ sở đánh giá đa mục tiêu
iv
6.4.3 Đề xuất kiểu sử dụng cho các vùng thích nghi 166
6.4.4 Xác định thành phần sản xuất của nông hộ 168
TÀI LIỆU THAM KHẢO 169
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động của con người trong sử dụng đất đai ngày càng tăng, mà nguồn
tài nguyên này ngày càng hiếm đi. Ðiều này đã dẫn đến yêu cầu là phải quy
hoạch sử dụng đất đai có hiệu quả và phải có hệ thống. Những quyết định thay
đổi trong sử dụng đất đ
ai sẽ đưa đến khả năng: cho lợi nhuận cao trong sử dụng
đất đ
ai hay thất bại hoàn toàn. Trong sự thay đổi dụng đất đai này, hiện nay
thường mang tính chất kinh tế nhiều hơn là chú ý đến tác động thay đổi môi
trường. Chủ trương và quyết định trong việc sử dụng đất đai là hoạt động chính
trị, thường xuyên bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng kinh tế và xã hội; còn điều
kiện tự nhiên của đất đai thì biến động lớn về các mặt: địa hình, khí hậu, địa
chất, đất, nước và thực vật bao phủ. Do đó, trong việc thay đổi sử dụng đất đai
c
ần thiết phải chú ý đến các điều kiện thuận lợi và bất lợi của môi trường.
Do sự tăng trưởng nhanh của dân số trong những năm gần đây, đồng thời
chưa có một phương pháp đánh giá cho sự phát triển nông nghiệp liên quan đến
hiệu quả kinh tế nên đã không kiểm soát được sự khai thác quá độ đất đai và hậu
quả là suy thoái giá trị tài nguyên đất đai; đây là sự phát triển không bền vững.

Vì thế, chính sách sử dụng đất đai cần dựa trên sự phân tích năng suất (hay lợi
nhuận) một cách khoa học và thực tiễn trong mối quan tâm đến môi trường. Một
hệ thống sử dụng đất đai tốt nhất cho thấy cần thiết phải nghiên cứu chi tiết tập
quán sử dụng đất đai, hệ thống nông nghiệp địa phương. Đối với vùng có diện
tích đất có nguy cơ môi trường bị phá huỷ thì cần được thực hiện và đánh giá
thông qua kết quả khảo sát thực tế ngoài đồng để xác định các thông số cho đánh
giá đất đai. Từ kết quả của đánh giá đất đai, có thể đề nghị kế hoạch v
à quy
ho
ạch đất đai một cách hợp lý. Do đó, đánh giá đất đai là cơ sở và nền tảng cho
quy ho
ạch sử dụng đất đai. Đánh giá đất đai ngoài việc liên quan đến các thuận
lợi và bất lợi của môi trường, kết quả này cũng cung cấp đầy đủ những thông tin
về tính chất của đất đai và hoạt động của con người trên đó, nên kết quả này rất
thích hợp cho những người thực tế như nông dân hay những nhà kỹ thuật hay
chuyên môn vận dụng chọn lọc và đề nghị cho nhiều mục tiêu riêng lẻ hay đa
mục tiêu phối hợp, làm cơ sở cho những quyết định về quản lý và sử dụng đất
đai.
Ở Việt Nam trong những năm 1992, Bộ
Nông Nghiệp và Phát triển Nông
thôn đ
ã tổ chức Hội nghị toàn quốc về Đánh Giá Đất Đai và đã đồng ý, thống
nhất là sử dụng phương pháp Đánh giá đất đai của FAO (1976) làm nền tảng cho
đánh giá đất đai ở Việt Nam. Do đó trong phần giảng dạy về Đánh Giá Đất Đai,
tác giả sẽ đi sâu hơn về phương pháp đánh giá đất đai của FAO (1976).
Đá
nh giá đất đai là môn học được xây dựng để giảng dạy cho các ngành
Nông nghi
ệp, ở các trường Đại học. Học phần này cung cấp kiến thức chuyên
ngành cho sinh viên

để đi sâu hơn trong việc xác định khả năng thích nghi của
đất đ
ai đối với các loại cây trồng hay sử dụng đất đai khác nhau. Với sự hiểu
biết và biết cách đánh giá thích nghi là cơ sở vững chắc giúp cho sinh viên học
tiếp phần học phần quy hoạch sử dụng đất đai. Trong học phần này cũng giúp
sinh viên ứng dụng cụ thể kiến thức về các môn học cơ sở như hóa lý đất, phì
nhiêu đất đai và khí tượng thủy văn vào trong thực tế đối với cây trồng trong
mối liên quan thông qua đánh giá thích nghi. Giúp sinh viên nắm bắt được các
vấn đề cơ bản về đất đai và biết làm thế nào để xây dựng các đơn vị đất đai trên
c
ơ sở của các đặc tính đất đai. Sự liên quan giữa đất đai và sử dụng đất đai với
các yếu tố tác động trong hệ thống sử dụng đất đai. Từ đó sinh viên có thể so
sánh trong điều kiện thực tế. Trang bị cho sinh viên về phương pháp đánh giá
kh
ả năng thích nghi của đất đai, từ đó làm cơ sở cho sinh viên phân chia sử dụng
đất đ
ai trong thực tế. Giúp sinh viên nhận thức được vai trò quan trọng của điều
kiện tự nhiên của đất đai đối với việc phân chia sử dụng đất đai trong các vùng

điều kiện tự nhiên khác nhau.
Tác gi

1
Chương I
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
1.1.1 Khái ni
ệm và sự cần thiết của đánh giá đất đai
Hoạt động của con người trong sử dụng đất đai ngày càng tăng, mà
nguồn tài nguyên này ngày càng hiếm đi. Ðiều này đã dẫn đến yêu cầu là phải

quy hoạch sử dụng đất đai có hiệu quả và phải có hệ thống. Những quyết định
thay đổi trong sử dụng đất đai sẽ đưa đến khả năng: cho lợi nhuận cao trong
sử dụng đất đai hay thất bại hoàn toàn. Trong sự thay đổi sử dụng đất đai này,
hi
ện nay thường mang tính chất kinh tế nhiều hơn là chú ý đến tác động thay
đổi môi trường. Chủ trươ
ng và quyết định trong việc sử dụng đất đai là hoạt
động chính trị, thường xuy
ên bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng kinh tế và xã
h
ội; còn điều kiện tự nhiên của đất đai thì biến động lớn về các mặt: địa hình,
khí h
ậu, địa chất, đất, nước và thực vật bao phủ. Do đó, trong việc thay đổi sử
dụng đất đai cần thiết phải chú ý đến các điều kiện thuận lợi và bất lợi của
môi trường. Theo Atkinson (1987), đã nghiên cứu nhận thấy công tác đánh giá
đất đai được nhiều quốc gia xem như là mặt trận khẩn cấp của việc sử dụng
tốt nguồn tài nguyên nước, tài nguyên đất. Từ đó việc khảo sát đất là mục tiêu
chung c
ủa quốc gia trong việc xây dựng hệ thống phân hạng đất đai đồng nhất
bằng kỹ thuật đánh giá đất đai (khả năng đất đai và thích nghi đất đai), cung
cấp cơ sở có giá trị thực tế trong việc quyết định kế hoạch sử dụng đất đai và
ngu
ồn tài nguyên đất đai được tốt nhất. Do vậy, các đề nghị cho sử dụng đất
đ
ai cần kết hợp với các thông tin cần thiết để xây dựng nên kế hoạch như: thị
trường đất đai, diện tích ưu tiên cho đất nông nghiệp, vùng đất cần bảo vệ,
các dữ liệu địa chính và quan điểm của nhà nước trong phát triển, (Stanfield
và Singer, 1993; trong Nguyễn Khắc Thành, 2004).
Ð
ể khẳng định hơn , Brish và Tiwari (1996) đã xác định việc mối liên

quan gi
ữa đánh giá đất đai đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của
tài nguyên tự nhiên. Do sự tăng trưởng nhanh của dân số trong những năm gần
đây, đồng thời chưa có một phương pháp đánh giá cho sự phát triển nông
nghiệp liên quan đến hiệu quả kinh tế nên đã không kiểm soát được sự khai
thác quá độ đất đai và hậu quả là suy thoái giá trị tài nguyên đất đai; đây là sự
phát triển không bền vững. Vì thế, chính sách sử dụng đất đai cần dựa trên sự
phân tích năng suất (hay lợi nhuận) một cách khoa học v
à thực tiễn trong mối
quan tâm đến môi trường. Một hệ thống sử dụng đất đai tốt nhất cho thấy cần
thiết phải nghiên cứu chi tiết tập quán sử dụng đất đai, hệ thống nông nghiệp
địa phương. Đối
với vùng có diện tích đất có nguy cơ môi trường bị phá huỷ
thì cần được thực hiện và đánh giá thông qua kết quả khảo sát thực tế ngoài
đồng để xác định các thông số cho đánh giá đất đai. Từ kết quả của đánh giá
đất đai, có thể đề nghị kế hoạch v
à quy hoạch đất đai một cách hợp lý. Do đó,
đánh giá đất đai là cơ sở và nền tảng cho quy hoạch sử dụng đất đai. Đánh giá
đất đai ngoài việc liên quan đến các thuận lợi và bất lợi của môi trường, kết
2
quả nầy cũng cung cấp đầy đủ những thông tin về tính chất của đất đai và hoạt
động của con người trên đó, nên kết quả n
ày rất thích hợp cho những người
thực tế như nông dân hay những nhà kỹ thuật hay chuyên môn vận dụng chọn
lọc và đề nghị cho nhiều mục tiêu riêng lẻ hay đa mục tiêu phối hợp, làm cơ
sở cho những quyết định về quản lý và sử dụng đất đai. Dựa trên cơ sở các tài
li
ệu: Cẩm nang phân hạng đất đai cho đa mục tiêu của Mahler (1970); Ðánh
giá đất đai cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của Beek và Bennema
(1972); Ðánh giá

đất đai cho đất nông thôn của Brickman và Smyth (1973) thì
đánh giá đất đai là hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm trên cơ sở
đánh giá thích nghi cấp quốc gia, cấp v
ùng và cấp địa phương. Nguyên tắc là
đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho loại sử dụng đất riêng biệt trên cơ sở
phương pháp đánh giá FAO (1976) và phát triển thành các phương pháp đánh
giá đất đai cho các mục đích khác nhau. V
ì thế, đất đai có những đặc điểm
khác với đất như: diện tích, hình dạng, kích thước và vị trí. Ðây chính là
nh
ững tính chất cần thiết cho đánh giá đất đai. Tóm lại, đất đai là loại tài
nguyên không tái t
ạo được và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt
Nam. Vì vậy, trong tương lai để bảo đảm cho việc sử dụng nguồn tài nguyên
đất đai một cách có khoa học thì cần thiết phải tiến hành công việc đánh giá
đất đai và từ đó sử dụng vào nhiều mục tiêu cho cả trước mắt lẫn lâu dài.
1.1.2 Mục tiêu của đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai phải được đặt trong mối quan hệ đến thực trạng sử
dụng đất đai hiện tại. Tuy vậy, thông thường thì nó phải bao gồm việc thay
đổi và hiệu quả cúa nó khi thay đổi sử dụng đất đai và trong một vài trường
hợp cũng thay đổi trong bản thân của đất đai.
Đ
ánh giá phải quan hệ đến kinh tế của những doanh nghiệp hay trang
trại, kết quả xã hội cho người dân trong vùng và cho cả quốc gia, và những
hậu quả, lợi hay hại cho môi trường. Do đó, mục tiêu của đánh giá đất đai là
ph
ải trả lời những câu hỏi sau:
- Đất đai hiện nay đang được quản lý thế nào và những gì sẽ xảy ra
nếu sử dụng đất đai hiện tại không thay đổi?
- Có cách gì để cải thiện phương pháp canh tác hiện nay đối với sử

dụng đất hiện tại?
- Những cách sử dụng đất đai nào khác mà có thể liên quan đến khả
năng về tự nhiên, kinh tế, và xã hội của vùng này?
- Trong nh
ững kiểu sử dụng này thì cái nào có thể cho được khả năng
s
ản xuất bền vững hay lợi ít khác?
- Những ảnh hưởng nào làm xấu môi trường, kinh tế, xã hội kèm theo
c
ủa mỗi loại sử dụng đất đai trên?
- Nh
ư vậy ta phải đầu tư những gì cần thiết để cho được xản lượng
mong ước và có ảnh hưởng môi trường thấp nhất?
- Những lợi nhuận gì có được từ mỗi dạng sử dụng?
3
Nếu giới thiệu một sử dụng đất đai mới bao gồm luôn sự thay đổi có ý
nghĩa trong bản thân của đất đai, thí dụ như xây dựng hệ thống tưới, thì những
câu hỏi bổ sung thêm sau đây cần được trả lời:
- Những thay đổi gì trong điều kiện của đất đai thì có khả thi và cần
thiết, và làm thế nào để có được các điều kiện đó?
- Nh
ững gì không cần thiết phải đầu tư mà vẫn có thể thực hiện được
những sự thay đổi này?
Ti
ến trình đánh giá không xác định được tự nó thay đổi sử dụng đất đai
mà nó ph
ải được thực hiện, và quyết định những cơ sở dữ liệu nào cần được
cung cấp. Nó sẽ được hiệu quả hơn trong vai trò của nó là kết quả từ đánh giá
đất đai sẽ cho được những thông tin về hai hoặc nhiều hơn những dạng tiềm
năng của sử dụng trong mỗi vùng đất đai trong đó bao gồm luôn cả kết quả,

lợi và hại của mỗi dạng sử dụng đó.
1.1.3 Phương pháp đánh giá đất đai trực tiếp và gián tiếp
Đất đai có thể được đánh giá một cách trực tiếp bằng cách thử nghiệm
hay thí nghiệm các loại cây trồng, hay vật nuôi và sau đó xem kết quả những
gì có thể xảy ra. Cụ thể mà nói thì kết quả này chỉ sử dụng cho một vùng
chuyên bi
ệt và cho một cách sử dụng riêng biệt nào đó.
Trên th
ực tế thì người ta đã ngoại suy kết quả này sang những vùng
khác có cùng
điều kiện dựa trên cơ sở những đơn vị bản đồ đất đai. Đánh giá
tr
ực tiếp thường có giá trị giới hạn, ngoại trừ nhà đánh giá có được nhiều
nguồn số liệu thu thập được. Những thông tin hiện có thì thường không đầy
đủ, hoặc vẫn c
òn một số nghi vấn hay những phần hở cần bổ sung thêm.
H
ầu hết các hệ thống đánh giá đất đai là hệ thống gián tiếp. Hệ thống
gián tiếp cho một giả định rằng một loại đất cụ thể nào đó và những đặc tính
của nó sẽ ảnh hưởng đến sự thành công cho một kiểu sử dụng đất đai riêng
bi
ệt từ những đặc tính có thể biết được. Sự hữu dụng của đất đai có thể được
đá
nh giá theo 3 cách: thích nghi đất đai, khả năng đất đai, và giá trị đất đai.
Th
ường có sự nhầm lẫn giữa thích nghi đất đai và khả năng đất đai.
- Thích nghi
đất đai thì liên hệ đến một loại sử dụng cụ thể, thí dụ
như thích nghi cho cây lúa mùa, hay cho cây màu
- Kh

ả năng đất đai thì liên hệ đến một khoảng sử dụng, thí dụ như khả
năng đất nông nghiệp, lâm nghiệp hay cho khu vui chơi du lịch
- Khả năng đất đai thì khó có thể đánh giá cụ thể hơn là thích nghi đất
đ
ai khi mà chúng ta chọn ưu tiên cho các loại sử dụng. Khả năng đất
đ
ai đã được sử dụng để đánh giá đất đai ở Canada và Mỹ. Trong
những năm gần đây một hệ thống đánh giá đất đai ra đời đã không
s
ử dụng hệ thống khả năng đất đai mà sử dụng hệ thống khả năng
thích nghi,
đó là hệ thống đánh giá đất đai của FAO, 1976.
4
1.1.4 Đánh giá đất đai với các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường
Yếu tố kinh tế xã hội cũng giữ vai trò rất quan trọng trong đánh giá đất
đ
ai. Những yếu tố kinh tế xã hội thay đổi theo từng vùng khác nhau liên quan
đến các khu vực dân cư, những hoạt động của con người, những quyết định
liên quan đến chính trị và hành chánh cho phép qui hoạch, chính sách bao cấp
sản phẩm nông dân, hay những yếu tố mà không thể lượng hóa được như: tập
quán, đạo giáo
Do đó trong đánh giá đất đai cần chú ý:
(i) Thứ nhất là những giới hạn về điều kiện tự nhiên đến sử dụng đất đai
trong
đó bao gồm luôn về hiện trạng sản xuất nông nghiệp; và
(ii) Th
ứ hai là ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội lên sự chọn lọc
và đưa ra thực hiện các kiểu sự dụng đất đai.
S
ự ảnh hưởng về môi trường trong sử dụng đất đai cũng là vấn đề quan

trọng nhất hiện nay cần thiết phải được chú ý trong khi thực hiện đánh giá đất
đ
ai. Sự suy thoái môi trường do con người khai thác tài nguyên đất đai không
theo qui ho
ạch và định hướng đã làm cho chất lượng đất đai ngày càng cạn
kiệt dần đi và môi trường tự nhiên dần dần bị phá huỷ làm thay đổi lớn hệ
sinh thái của một vùng và ảnh hưởng đến các vùng khác.
Do
đó trong phương pháp đánh giá đất đai phải đạt các yêu cầu về cây
trồng, kinh tế - xã hội và môi trường. Đây là tính bền vững trong đánh giá quy
ho
ạch sử dụng đất đai.
1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ÐÁNH GIÁ ÐẤT ÐAI
1.2.1 Nh
ững nghiên cứu cho mục tiêu bảo vệ môi trường và sản xuất nông
nghiệp
Sự thích hợp của đất đai đối với những chức năng sử dụng đất đai khác
nhau thì rất lớn trên thế giới. Ðối với tài nguyên tự nhiên thì đất đai có tính
năng động lớn trong không gian v
à thời gian. Chất lượng của đất đai đối với
những chức năng của nó có thể được cải thiện (nhưng thường khó khăn ở đất
đ
ã bị hoặc đang bị suy thoái bởi sử dụng của con người). Sự suy thoái đất đai
do con người tạo ra đ
ã xuất hiện ở nhiều nơi và thông qua quá trình lịch sử,
văn minh của nhân loại. V
à từ đó đã dẫn đến diện tích của hoang mạc đã gia
tăng rất lớn bởi hoạt động trực tiếp của con người do việc tăng dân số trên thế
giới và sự gia tăng của việc khai thác sử dụng đất đai để thoả mãn nhu cầu của
con người (ISRIC, 1990).

Ðiều này cũng đã được Shortle and Miranowski
(1986) chứng minh rằng khi giải quyết các yêu cầu của con người thì cũng
đồng thời l
àm giãm đi nguồn nước bị ô nhiễm xảy ra ở Mỹ. Ðây là một cố
gắng lớn dùng trong quản lý nông nghiệp một cách thực tiễn. Hiệu quả của
chương tr
ình nghiên cứu làm gia tăng lợi nhuận, cải thiện sự hiểu biết rất lớn
của nông dân và kế hoạch của nông trại , và nghiên cứu nầy cũng đã phân tích
5
những ảnh hưởng: nhận biết sự rủi ro có thể chấp nhận được trong việc bảo
vệ thiên nhiên bằng cách làm đất, kiến thức cần được nâng cao, trong đó đã
giúp cho nông dân đoán được sự xói mòn khoáng chất trong đất.
Theo Areola, Ofomata (1978), cho thấy có những bằng chứng về mối
quan hệ đất - người đã xuống cấp. Từ đó một diện tích lớn đất nông thôn đã
ki
ệt độ phì, sự xói mòn đất đã đe dọa khả năng sản xuất không đủ lương thực
do mở rộng đô thị, sự tàn phá các vùng châu thổ, đầm lầy và đã dẫn đến
hiện tượng thường xuyên gia tăng của ngập lụt và thiệt hại nặng do lũ, nên
vi
ệc sử dụng đất cần phải được kiểm soát.
Kết quả ước tính của FAO (Yudelman, 1994), nguồn đất thích hợp có
thể mở rộng được 90 triệu ha ở năm 2010, diện tích thu hoạch gia tăng được
124 triệu ha bởi cường độ trồng trọt sẽ gia tăng mạnh với sự gia tăng thêm
lượng tưới cho đất ở những quốc gia đang phát triển đã mở rộng được 24,5
triệu ha. Hoặc những nghiên cứu chi tiết hơn đối với việc tưới nước bổ sung
thì tiềm năng ở các quốc gia đang phát triển ở châu Phi và Việt Nam đều thấy
có ảnh hưởng đến an ninh lương thực và có xu thế bất lợi trong phát triển
nông nghiệp (Norse and Sombroek, 1995).
1.2.2 Những nghiên cứu đánh giá đất đai cho mục tiêu bảo vệ môi trường
và lợi nhuận

Trong tổng hợp báo cáo của FAO (1995) cho thấy tỷ lệ của sự suy thoái
đất đai đang tiếp tục khủng hoảng. Tuy nhi
ên, sự suy thoái đất đai có thể được
chỉnh sửa nếu đất đai được sử dụng một cách hợp lý hay tất cả các chức năng
của đất đai được quan tâm suy nghĩ từ góc độ của địa phương, quốc gia và
toàn c
ầu. Và ngược lại sự suy thoái đất đai càng nghiêm trọng hơn ở những
nơi không có quy hoạch sử dụng đất đai h
oặc thực hiện theo thứ tự, hoặc nếu
có một quyết định sử dụng đất đai sai hay định kiến lãnh đạo sử dụng đất
không hợp lý.
Ðể khắc phục tình trạng này, có thể có những biện pháp như đối với
việc tránh tác động tổn hại nhiều đến sự phát triển và đạt được một sự bền
vững trong phát triển nông nghiệp. Có phương pháp điều chỉnh việc sử dụng
đất đai được tr
ình bày, đó là một hoạt động được xác định trên nền tảng của
qui luật chắc chắn có hiệu quả đối với từng thời kỳ sử dụng đất. Một khoảnh
đất được xem l
à thích hợp khi sử dụng có hiệu quả đối với cả lúa, thổ cư và
được đánh giá thông qua việc định lượng. Kết quả nghi
ên cứu cho thấy rằng
phương pháp nầy đóng góp cho kế hoạch sử dụng đất trong việc t
ìm ra chương
trình để điều chỉnh đối với trồng lúa là đất được sử dụng ổn định và có những
kiến nghị cho sự phát triển ổn định lâu dài.
Theo Ceemat, Antony and France (1984), s
ự suy thoái đất đai ở vùng
nhi
ệt đới do hậu quả của sự xói mòn là rất lớn. Hiện nay, con người đã có khả
năng điều khiển sự xói m

òn thông qua các kinh nghiệm sản xuất, biện pháp là
s
ử dụng đất trên cơ sở một kế hoạch sử dụng đất chống xói mòn.
6
Theo Hunter; Keller (1983), qua việc sửa soạn đất canh tác và hệ thống
2 vụ có thể được mở ra trong nhiều địa thế khác nhau đối với sản xuất và đã
làm giãm b
ớt sự mất đi của đất trong trường hợp làm ruộng bậc thang nếu sửa
soạn đất thật đúng thì trong thực tế cùng một khoanh đất có thể làm giãm đi
xói mòn hơn 50% nhưng cũng gia tăng giá thành sản xuất 5-10 dollar/ha, nếu
hệ thống canh tác có tính khả thi tốt thì sự mất đi do xói mòn giãm 75-80%,
hay có s
ự chênh lệch một ít nhờ không có sự trả lại sau thu hoạch do hệ thống
quản lý tốt. Ngoài ra việc sử dụng hoa màu khác nhau thì cũng cho mức độ
xói mòn khác nhau. Ví dụ trồng bông vải không giãm xói mòn bằng bắp và
đậu nành. Hoặc sự trả lại sau thu hoạch cũng làm giãm xói mòn như sự luân
phiên trồng trọt.
Theo Ross; Hoyt; Nelsen (1985) có 5 loại đất vùng châu thổ Okana có
vườn quả từ 12
-40 năm đã được nghiên cứu để xác định ảnh hưởng của thực tế
đất vườn trên đặc điểm hoá học, khoáng học đất. Những đất n
ày có cấu trúc
thô, và hơi thấp hàm lượng carbon hữu cơ, sự chua hóa được tạo bởi phân
bón. Việc tưới nước và thuốc diệt cỏ (động vật ăn cỏ) đã hạ thấp giá trị pH đất
từ giữa 5-6 trong líp trồng và giữa các cây xuống 3-3,5 những cây gần nhau và
có s
ự giãm sút rất lớn chủ yếu là sự trao đổi cation trong dung tích, % bảo hoà
base, t
ỷ lệ thay đổi Ca/Mg, Ca/K, Mg/K, pH phụ thuộc chủ yếu vào sự gia
tăng hàm lượng chất hữu cơ và cơ cấu đất.

Một số nghiên cứu chỉ rõ hơn trong sử dụng đất đai là cần đảm bảo một
hệ sinh thái bền vững và hệ thống xã hội phát triển hoặc là tạo ra kết quả của
sự suy giãm tài nguyên. Do vậy, để phục hồi tình trạng cân bằng giữa sự phá
hoại và sự hữu dụng của tài nguyên là vấn đề quan trọng cho cả hai: con
người v
à những đặc điểm tự nhiên trong hệ sinh thái. Cần có sự phân tích hiện
trạng và tiềm năng sử dụng đất đai, từ đó cho phép phục hồi lại đất đai, xác
định các nhân tố giới hạn m
à từ đó có thể được làm hạn chế bớt đi hoặc ngưng
suy thoái đất đai và sản xuất gia tăng (Geerling and Bie, 1986).
Tuy nhiên, rất nhiều khuyến cáo cho rằng sự phát triển dân số nhanh đã
làm tăng sản xuất lương thực và tạo sự khủng hoảng của đất và nước, thêm
vào đó công nghiệp chiếm lĩnh sự gia tăng mức độ sử dụng tài nguyên khoáng
s
ản lớn. Tất cả điều này có thể gây ra sự thiệt hại đến môi trường tự nhiên,
điều này đã xảy ra với những quốc gia công nghiệp phát triển mạnh, không
nên lặp lại ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có sự quan tâm đến khai
thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và kế hoạch sử dụng đất trong
công nghiệp là những quan điểm rất quan trọng (Arndt and Luttig, 1987).
Ðiều này cũng được tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (1995) chứng
minh rằng ở khía cạnh bền vững có liên quan một cách đặc biệt đến nền nông
nghiệp là cần điều chỉnh hoàn thiện những chính sách nông nghiệp để đóng
góp cho nền nông nghiệp bền vững. Sử dụng nguồn tài nguyên một cách tốt
nhất. Chức năng tai hại của thị trường hoá, sự quan trọng của điều kiện địa
phương ở việc quyết định sự bền vững và thường tác động của sản xuất nông
nghiệp có liên quan chặt chẽ về chính sách. Ðịnh hướng chính sách về sự đo
lường đặc biệt mà nó đ
ã được chấp nhận bởi chính phủ của các quốc gia
OECD để xác định 5 điểm thảo luận môi trường có quan hệ đến sự bền vững
7

(bảo vệ đất - bảo vệ tự nhiên-mất cân bằng dinh dưỡng - ô nhiễm chất thải rắn
- ô nhiễm thuốc trừ dịch bịnh) đã được nghiên cứu.
Việc sử dụng đất đai đa mục tiêu nẩy sinh vấn đề nghiêm trọng hơn
được nghi
ên cứu bởi Sutanto; Dulbahri và Sukwardjono (1979), cho rằng việc
thay đổi cách sử dụng đất đai qua nghi
ên cứu cho thấy chất lượng của đất
trồng sẽ bị suy thoái nhanh, làm giãm diện tích đất trồng trọt và sự mở rộng
các vùng đất thêm do gia tăng dân số: khoảng 12% đất cây trồng cạn, 5,5%
đất ngập, 3,6% diện tích đất ở.
Ðiều nầy cũng được chứng minh bằng sự
nghiên cứu về giá trị xã hội của sự phá vở môi trường đã dẫn đến hình thành
nhi
ều chính sách môi trường như Trung Quốc hiện thời, trong đó gồm: sự chỉ
đạo sử dụng đất nông nghiệp, việc nghi
ên cứu về đất nước, sự trồng rừng, sự
phòng ngừa về y học để chống ô nhiễm (Kapp, 1974).
Ðã từ lâu, con người đã biết dựa vào điều kiện tự nhiên để cải tạo tự
nhiên từng bước cho phù hợp và có nhiều bài học kinh nghiệm đắt giá. Như
kết quả nghiên cứu của Lê Quang Trí (1996) đã chứng minh được: kinh
nghiệm của người nông dân dưới ảnh hưởng khác nhau của sự hạn chế về mặt
tự nhiên, nhưng những người nông dân trong vùng đất phèn đã phát triển
những kiểu thực hành khác nhau để khắc phục những hạn chế về đất trong sản
xuất của họ, và cho những kết quả khả quan trong việc khai thác tốt tài
nguyên đất và nước như:
- Chọn lựa cơ cấu cây trồng thích hợp và mùa vụ thích hợp như lúa,
khoai, mía
- Vi
ệc tưới và hệ thống kinh tiêu nước cho vùng lúa năng suất cao .
- Tạo lớp đất bồi cho hoa màu trồng cạn.

- Tạo lớp đất bồi thấp cho cây lúa từ sự canh tác lúa mùa địa phương.
- Thêm cỏ hoặc rơm phủ trên mặt của lớp đất bồi sau khi trồng hoa
màu cạn.
- Không cày cho việc canh tác 2 vụ lúa cao sản.
- Xây dựng đê, đập, cống thoát trên vùng nhiễm mặn.
- Xây dựng hệ thống rãnh cho hệ thống Lúa-Tôm càng xanh trên
nh
ững vùng nước ngọt.
- Xây dựng hệ thống rãnh cho việc nuôi Tôm-Cua trên những vùng
đất phèn, mặn.
Kết quả đã để lại một hiện trạng đặc thù của Ðồng bằng sông Cửu long,
từ chỗ chỉ dựa vào tự nhiên là chủ yếu để khai thác môi trường chưa biến đổi
lớn, tiến đến mục tiêu gia tăng lương thực, nhất là sau năm 1975, dẫn đến tình
tr
ạng khai thác độc canh làm môi trường tài nguyên bị phá huỷ. Nền nông
nghiệp chỉ thiên về khai thác tài nguyên tự nhiên mà chưa chú trọng đúng mức
đến việc tái tạo chúng (l
àm mặn hoá hoặc phèn hóa một số vùng). Vì vậy, hiện
trạng nầy cần phải được chú ý giải quyết và mục tiêu quan trọng là phải bảo
8
đảm an toàn lương thực, đồng thời phải đa dạng hoá nền nông nghiệp, tức là
đa dạng hóa cơ cấu sử dụng đất và mục tiêu bảo vệ môi trường.
Ðặc biệt từ kết quả đánh giá thích nghi đất đai cho mục tiêu phát triển
nền nông nghiệp sinh thái đã đề ra những biện pháp kỹ thuật đặc thù. Riêng ở
ÐBSCL với đề tài nghiên cứu - Phát triển phương thức quản trị đối với vùng
đất phèn dựa vào kinh nghiệm của nông dân và kiến thức của chuyên gia đã
cho th
ấy:
- Trong thực tế chất lượng đất đai quyết định cơ bản đến các kiểu sử
dụng đất, cơ cấu mùa vụ (trên vùng đất phèn).

-
Công tác đánh giá thích nghi đất đai được thực hiện ở cấp độ nông
trang để có những quyết định quản lý tối ưu dùng để cải tiến nâng
cấp thích nghi, để từ đó sẽ có những đề nghị về khoa học kỹ thuật
mới cho từng đặc thù của từng vùng như kiểu sử dụng đất, cơ cấu
mùa vụ và loại cây trồng (Lê Quang Trí, 1996).
1.3 CÁC HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ - PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
KHÔNG THEO FAO
Nhiều quốc gia đã và đang phát triển tạo ra những phương pháp phân
h
ạng và đánh giá đất đai cho riêng mình. Có nhiều hệ thống phân hạng đất đai
hay
đánh giá khả năng đất đai được sử dụng một cách rộng rãi trước đây và
hi
ện nay.
1.3.1 Phân hạng khả năng đất đai USDA, 1961
- Dựa trên cơ sở kết hợp ảnh hưởng khí hậu và đặc tính cố định của
đất l
ên khả năng sản xuất, thiệt hại do xoái mòn và yêu cầu quản lý
đất.
- Tùy điều kiện từng địa phương hệ thống này được cải biên sửa đổi
cho thích hợp.
- Nhược điểm của hệ thống là phân hạng tương đối tổng quát và
không áp d
ụng được khả năng sử dụng đất đai đa dạng trên cùng
m
ột điều kiện đất đai.
1.3.1.1 Định nghĩa những lớp khả năng
Những định nghĩa được đề ra bởi Klingebiel & Montgomery, 1961. Hệ
thống được chia ra làm 8 lớp với các loại đất được phân thuộc vào 8 lớp này.

-
Đất thuộc lớp 1: có một ít giới hạn trong sử dụng
- Đất thuộc lớp 2: có một vài giới hạn làm giảm sự chọn lựa của cây
trồng hoặc đòi hỏi tính thực hành trung bình trong bảo vệ.
- Đất thuộc lớp 3: có giới hạn khá trầm trọng làm giảm sự chọn lựa
của cây trồng, đòi hỏi thực hành đặc biệt trong bảo vệ, hay cả hai.
9
- Đất thuộc lớp 4: có giới hạn rất trầm trọng làm giảm sự chọn lựa của
cây trồng, đòi hỏi sự quản lý phải thật cẩn thận, hay cả hai.
- Đất thuộc lớp 5: có ít hoặc không có sự nguy hại xói mòn nhưng có
nh
ững giới hạn khác, mà thực tế khó khắc phục làm giảm sự sử dụng
rộng rãi cho thâm canh chăn nuôi đồng cỏ, trồng cây rừng, hay dinh
dưỡng loài hoang dã hay sự che phủ (thông thường là đất ngập).
- Đất thuộc lớp 6: có giới hạn trầm trọng thông thường không thích
nghi cho canh tác và giới hạn sử dụng rộng rãi cho chăn nuôi đồng
cỏ, trồng cây rừng, hay dinh dưỡng loài hoang dã hay sự che phủ.
- Đất thuộc lớp 7: có những giới hạn rất trầm trọng làm không thích
h
ợp cho canh tác và giới hạn sử dụng rộng rãi cho chăn thả đồng cỏ,
trồng cây rừng, hay loài hoang dã.
-
Đất và dạng hình đất thuộc lớp 8: có những giới hạn mà không thể
sử dụng sản xuất mang tính thương mại và hạn chế trong việc sử
dụng cho khu nghĩ ngơi, hoang dã, cung cấp nước, hay những mục
đí
ch thẩm mỹ.
Khi gia tăng số lớp sẽ hạn chế cường độ sử dụng đất đai. Do vậy có
một sự tiềm ẩn và phân hạng cho các loại chính của sử dụng đất đai như: rất
thâm canh (1), thâm canh (1-2), thâm canh trung bình (1-3), canh tác bị giới

hạn (1-4), đồng cỏ thâm canh (1-5), đồng cỏ trung bình (1-6), đồng cỏ có giới
hạn (1-7), lâm nghiệp (1-7), hoang dã (1-8).
1.3.1.2 Tính chất của phân hạng khả năng đất đai USDA
Hệ thống này khởi đầu là áp dụng và phát triển tại Mỹ và hiện nay vẫn
còn đang được sử dụng.
- Quan hệ đến những đặc tính đất đai tương đối tường xuyên. Với lý
do này thì những đặc tính đất đai lý học như sa cấu thì cho giá trị
trọng lượng cao hơn các đặc tính đất đai hoá học như pH.
- Trong m
ột lớp có thể có những loại đất khác nhau nhưng có cùng
c
ấp độ giới hạn giống nhau (trong một lớp phụ cùng vậy).
- Không có phân cấp sản xuất. Lớp 4, đất đai có thể cho sản xuất cao
hơn lớp 1 nhưng cũng dễ bị phá vỡ.
- Không tính đến lợi nhuận.
- Tính đơn, thừa nhận quản lý mức trung bình - cao.
- N
ếu có sự cải thiện chính yếu trong đất đai thì đất đai sẽ được phân
hạng lại. Chi phí cải thiện thì không được tính đến.
- Những yếu tố như: khoảng cách đến chợ, loại đường, kích thước hay
vị trí thửa đất, vị trí của nông trang hay thửa đất thì cũng không
được tính đến.
- Kết luận: phân hạng đất với tầm nhìn rất hẹp.
10
1.3.1.3 Phân hạng đơn vị đánh giá
a. Phân hạng đơn vị đánh giá: (1) chỉ định trực tiếp
Người đánh giá đặt đơn vị trong một lớp theo sự mô tả của lớp. Thí dụ,
đơ
n vị bản đồ có một vài giới hạn mà làm giảm sự lựa chọn của cây trồng hay
yêu cầu thực hành bảo vệ ở mức trung bình, nhà đánh giá đặt vào lớp 2.

Không có những biểu bảng hay những quy trình quyết định rỏ ràng, nhà đánh
giá ch
ọn lớp phù hợp nhất với đơn vị đất đai.
b. Phân hạng đơn vị đánh giá: (2) biểu bảng
Phương cách này được tiến hành thực hiện phân hạng cho nhiều mục
tiêu (và được sử dụng bởi những người khảo sát có ít kinh nghiệm), bảng giải
đ
oán có thể được xây dựng, trình bày cho thấy giá trị tối đa của đặc tính đất
đ
ai mà có thể chấp thuận được trong mỗi lớp. Thí dụ: lớp 1: yêu cầu độ dốc <
1%, lớp 2 <3%, lớp 3 < 8%, lớp 4 < 15% Những giới hạn này có được từ
việc nghiên cứu thực tế trong sử dụng đất đai. Không có bất kỳ lý do ưu tiên
nào
để thay đổi giới hạn này mà tất cả đều dựa trên cơ sở ảnh hưởng của nó
đến sử dụng đất đ
ai. Những giới hạn này có thể thay đổi khác nhau giữa các
vùng, như vùng có lượng mưa cao thì độ dốc quy định sẽ thấp hơn. Những đặc
tính đất đai có thể kết hợp như giữa độ dốc và sa cấu. Tuy nhiên vấn đề đặt ra
là bảng này có thể dẫn đến phân hạng lẫn lộn đất đai với những sự kết hợp
không thường xuyên của đặc tính đất đai (đặc biệt là cảm giác trong định
nghĩa cho các lớp).
1.3.2 Phân hạng khả năng đất đai USDA và những điều khác với quốc tế
Đây là hệ thống phân loại của thế giới, và nhà đánh giá đất đai sẽ rất
thường sử dụng hệ thống này. Phân loại đơn vị bản đồ đất (ở mức độ chi tiết
biểu loại) theo khả năng của đất trong việc hổ trợ cho những loại tổng quát
của sử dụng đất đai mà không có sự suy thoái hay những ảnh hưởng ngoại tại
có ý nghĩa, cho quy hoạch nông trang. Những người sử dụng ban đầu của hệ
thống này là các nhà bảo vệ đất ở cấp Huyện của Mỹ là những người cố vấn
cho nông dân những cách sử dụng thích hợp nhất trên cánh đồng của họ. Với
hệ thống này không thể sử dụng để quy hoạch quản lý chi tiết mà chỉ là một

phần trong kế hoạch bảo vệ đất đai.
11
1.3.2.1 Những định nghĩa
a. Khả năng đối lại với sự thích nghi.
Khả năng liên hệ đến những loại sử dụng đất đai chung (tương tự như
FAO "loại sử dụng chính") hơn là một loại sử dụng chuyên biệt (Kiểu sử dụng
đất đ
ai của FAO) mà được sử dụng cho sự thích nghi của nhũng vùng đất đai.
Do
đó mà ta không thể thực hiện được dưới dạng chi tiết trong quản lý sử
dụng đất đai khi sử dụng phân hạng theo khả năng.
b. Lớp, lớp phụ, và đơn vị
Rất giống các lớp, lớp phụ và đơn vị quản lý trong phân hạng của FAO.
- Lớp khả năng: cấp độ chung của "tốt" cho ý nghĩa của "khả năng
thâm canh trong s
ử dụng": 1= tốt, 8= xấu. Do một số lý do mà đôi
khi h
ệ thống ban đầu đã được dụng bằng số la mã: I, II, VIII. Khi sử
dung số Ả Rập với cùng lý do đó thì hệ thống đo lường là S1.
- L
ớp phụ khả năng: chỉ những giới hạn chính, bằng cách sử dụng một
hay nhiều chử mẫu tự. Lớp phụ USDA: "e" = nguy hại xói mòn, "w"
= n
ước dư thừa, "s" = tầng đất hữu dụng, "c" = giới hạn do khí hậu
(nhiệt độ, lượng mưa). Lớp 1 không có lớp phụ.
- Đơn vị khả năng: sự phân chia lớp phụ sẽ đưa đến yêu cầu về quản
lý. Cấp độ và những loại chung trong giới hạn thì giống như Lớp
phụ, nhưng có những sự khác nhau trong những yêu cầu quản lý
quan trọng, vói lý do này, những đơn vị khả năng có thể thể hiện lên
b

ản đồ và sử dụng bảng để khuyến cáo sử dụng và quản lý. Như: lớp
phụ 3s có thể chia ra 3S1 và 3S2. Những đơn vị được định nghĩa cho
từng địa phương dựa trên những chi tiết mô tả. Thông thường thì nó
t
ương ứng với cấp độ biểu loại của đất trong các khảo sát chi tiết cấp
xã.
-
Đơn vị đánh giá đất đai: Đây là những đơn vị bản đồ của việc kiểm
kê nguồn tài nguyên đất, thông thường cho những khảo sát đất chi
tiết thích hợp cho quy hoạch nông trang.
1.3.2.2 Sự thích hợp về mặt quốc tế
Hệ thống này được thích hợp rộng và đôi khi cũng thích hợp được trong
đ
iều kiện địa phương:
- S
ố cải biên và/hay sự định nghĩa các lớp
- Bảng phân cấp địa phương
- Nh
ững mẫu tự cho các lớp phụ khác cho các yếu tố quan trọng mang
tính địa phương
-
Đa phân hạng cho những cấp độ quản lý khác nhau (thí dụ tính
truyền thống hay cải thiện)
12
- Lớp 5 không phải là lớp đặc biệt, nhưng có trong cùng tỷ lệ như
những lớp khác
- Chỉ có (4) thì thật sự cấp cao về quan điểm, dự đoán kiểu sử dụng
đất đ
ai. Sự thay đổi này là cơ sở đưa đến việc hình thành khung
h

ướng dẫn của FAO trong đánh giá đất đai.
- Phân h
ạng đăc tính đất đai đã ảnh hưởng lớn cho khung hướng dẫn
của FAO. Hệ thống này vẫn hữu dụng trong việc quy hoạch bảo vệ
đất cho nông trang v
à cho tạo nhóm đơn vị khảo sát bản đồ đất để
đư
a vào nhóm quản lý tổng quát. Vấn đề chính: (1) hoàn toàn bỏ
quên yếu tố kinh tế xã hội, (2) đất đai không được đánh giá cho một
sử dụng riêng biệt.
1.3.3 Phân hạng đất đai USBR cho tưới, 1953
- Dùng để nghiên cứu tiền khả thi và khả thi cho phát triển hệ thống
tưới.
- Liên hệ đến các yếu tố: đất, địa hình, khả năng thoát nuớc đến chi
phí phải trả cho một nông trang cần phải tưới.
1.4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CỦA FAO (1976)
Dựa trên cơ sở của các tài liệu: Cẩm nang phân hạng đất đai đa mục
tiêu của Mahler, Iran, 1970; Đánh giá đất đai cho qui hoạch sử dụng đất nông
nghiệp của Beek và Bennema, 1972; Đánh gia đất đai cho đất nông thôn của
Brinkman và Smyth, 1973, các nhà khoa học của FAO đã xây dựng nên một hệ
thống khả năng phân hạng thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai
khác nhau.
Đây là hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm trên cơ sở
đá
nh giá thích nghi cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương.
Nguyên t
ắc là đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho loại sử dụng đất
riêng biệt trên cơ sở phương pháp đánh giá đất đai FAO, 1976 và phát triển
hình thành các phương pháp đánh giá đất đai cho: nông nghiệp sử dụng nước
trời, 1983; lâm nghiệp, 1984; nông nghiệp sử dụng tưới, 1985; cho đồng cỏ

thì đang phát hành.
1.4.1 Mục đích
Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai FAO là:
- Xác
định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và qui trình đánh giá
đất đai cho sử dụng đất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản; hay cho lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên.
- Có kh
ả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp địa
phương của cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.
- Cho được một cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên của đất
đ
ai, những chiều hướng về kinh tế xã hội, và sự thay đổi môi
13
trường, cũng như các biện pháp kỷ thuật đang áp dụng của đất đai
và s
ử dụng đất đai. Từ đó cung cấp những thông tin cần thiết cho
qui hoạch sử dụng đất đai.
- H
ệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ
thống đánh giá đất đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả.
- Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ
thống đánh giá đất đai mới riêng cho các vùng chuyên biệt.
- Hệ thống này đã và đang được áp dụng rộng rãi cho các nước trên
th
ế giới.
1.4.2 Qui trình đánh giá đất đai
Qui trình đánh gia đất đai được mô tả và tiến hành qua các bước sau:
i. Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở kết quả
đ

iều tra khảo sát các nguồn tài nguyên đất đai như: khí hậu, địa
hình, đất, nước, thực vật, nước ngầm. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai sẽ
có những đặc tính đất đai riêng và khác so với những đơn vị bản đồ
đất đ
ai lân cận.
ii. Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên
quan
đến mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bởi
các nhà qui hoạch cũng như phải phù hợp với những điều kiện về
kinh tế xã hội và tự nhiên môi trường trong khu vực đang thực
hiện.
iii. Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai
thành các ch
ất lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này có
ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc.
iv. Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn
lọc, hay gọi là yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở của các chất
lượng đất đai.
v.
Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất
đ
ai được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng
trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn
đ
oán. Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích nghi đất đai
c
ủa mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai.
Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên
thiên nhiên và nh
ững yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trường của sử dụng

đất đ
ai. Do đó trong việc thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà
khoa h
ọc về đất, cây trồng, hệ thống canh tác, cũng như các chuyên gia về lâm
nghiệp, kinh tế và xã hội. Tùy theo từng vùng và mục đích đánh giá qui hoạch
sử dụng đất đai cho từng vùng khác nhau mà thành phần các nhà khoa học
tham gia cũng thay đổi.
Các bước thực hiện trong qui trình đánh gia đất đai được trình bày một
cách hệ thống trong sơ đồ của Hình 1.1.
14
Hình 1.1: Qui trình đánh giá đất đai cho qui hoạch sử dụng đất đai. De Vos
t.N.C., 1978; H. Huizing, 1988; Lê Quang Trí, 1997.
MỤC ĐÍCH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
Quốc gia, vùng, khu vực, Huyện
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
CẦN THAY ĐỔI
Kiến thức về điều kiện
sinh học, tự nhiên
Kiến thức về điều kiện
kinh tế-xã hội
THẢO LUẬN BAN ĐẦU
Diện tích, mục đích, tỉ lệ,
phương pháp, thời gian
KHẢO SÁT SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
Hiện trạng sử dụng, HTCT, quản lý
và năng suất, các TN
KHẢO SÁT ĐẤT ĐAI
Khí hậu,địa chất, địa mạo,
nước, đất, thực vật
KHẢO SÁT KT-XH

Dân số, cơ sở hạ tầng, thị
trường, giá, lưu thông
Bản đồ đơn vị đất đ
ai và
đặc tính đất
Bản đ
ồ sinh thái khí hậu
nông nghiệp
Chọn lọc kiểu sử dụng đất
đ
ai và định nghĩa
Hiện trạng sử dụng đất đ
ai
và cách quản lý
YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI
Sử dụng đất có thể điều chỉnh
theo chất lượng đất đai
Chất lượng đất đai có thể cải
thiện theo yêu cầu sử dụng
ĐỐI CHIẾU
THÍCH NGHI HIỆN TẠI V
À
TIỀM NĂNG CHO MỖI
ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI
BẢN ĐỒ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
Phân tích KTXH + Môi tr
ường
Phân tích theo không gian, so sánh khả năng
phát tri
ển, qui hoạch sử dụng đất đai

Phân bố theo không gian
chiều hướng KTXH
Phân bố theo không gian hiện
trạng sử dụng đất
Quyết định, thực hiện và/hay đề nghị
nghiên cứu thêm trong tương lai
THEO DỎI TIẾN TRÌNH
15
1.4.3 Nguyên lý đánh giá đất đai
Sáu nguyên lý cơ bản sau đây được sử dụng cho cho đánh giá đất đai
theo FAO, 1976:
Th
ường chúng ta nghe: “Đây là đất tốt”, nhưng lại không chỉ rõ được
“tốt cho cái gì”. Hay các hệ thống phân hạng khả năng đất đai của USDA thì
th
ường không chỉ rõ loại cây trồng và phương cách quản lý. Do đó:
-
Nguyên lý 1: Khả năng thích nghi đất đai phải được đánh giá
và phân h
ạng cho một loại sử dụng chuyên biệt.
Những hạng thích nghi thường được định nghĩa một cách chung chung
là thích nghi cao, thích nghi trung bình mà không xác định về năng suất và
m
ức đầu tư để đạt năng suất. Do đó:
-
Nguyên lý 2: Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận
và mức đầu tư cần thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác
nhau.
Đất là một trong những thành phần chính của đất đai, do đó khi đánh
giá

đất đai thường được thực hiện bởi các nhà khoa học đất mà thiếu các
ngành chuyên môn khác như nông học, kinh tế, môi trường, xã hội. Do đó:
-
Nguyên lý 3: Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành.
Các đề án đánh giá đất đai ở các nước đang phát triển thường thiếu
những kiến thức thông tin có hiệu quả về những điều kiện về môi trường tự
nhiên, kinh tế xã hội, mà những yếu tố này có liên quan đến vùng đang nghiên
c
ứu. Do đó:
-
Nguyên lý 4: Đánh giá cần phải đứng trên quan điểm sự ảnh
hưởng và liên quan các yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế
và xã hội đến vùng đang nghiên cứu.
Khi đánh giá đất đai, thường những hậu quả về sinh thái môi trường
như: đất xoái mòn, gia tăng bịnh sốt rét, sự mặn hóa, thiếu nguồn nước ngọt ở
hạ lưu không được chú ý đề cập đến trong khi thực hiện. Nên trong các đề
án lâu dài thường bị thất bại là do các kết quả trên đem lại. Do đó:
-
Nguyên lý 5: Đánh giá phải xây dựng trên nền tảng tính bền
vững.
Đánh giá đất đai đôi khi được thực hiện một cách độc lập để xác định
tính thích nghi của một kiểu sử dụng chuyên biệt nào đó, thí dụ như chỉ cho
cây mía mà quên đi khả năng cho lợi nhuận cao hơn khi so sánh với các kiểu
sử dụng khác. Do đó:
16
- Nguyên lý 6: Đánh giá thích nghi thường phải so sánh nhiều
kiểu sử dụng với nhau.
1.4.4 Mức độ chi tiết và tỉ lệ khảo sát cho đánh giá đất đai
Đánh gia đất đai được thực hiện ở các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào
k

ết quả của các tỉ lệ bản đồ khác nhau. Theo Young, 1976 thì có thể phân biệt
ra 6 mức độ khác nhau để khảo sát cho đánh giá đất đai:
-
Tỷ lệ biên soạn: ở mức độ này thì bản đồ đánh giá đất đai được
biên soạn dựa trên cơ sở các tư liệu đã có trước và được tổng hợp
lại trong phạm vi toàn thế giới hay một vùng lớn. Tỉ lệ sử dụng là
1/1.000.000 hay nh
ỏ hơn. Phương pháp sử dụng là đánh giá chất
lượng đất đai. Kết quả được sử dụng để đánh giá nguồn tài
nguyên
để giải quyết vấn đề lương thực trên thế giới hay trong
vùng. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này được thực hiện ở tỷ
lệ 1/1.000.000 đến 1/5.000.000.
- Tỷ lệ khảo sát thăm dò: dựa trên cơ sở biên soạn các tài liệu
đ
ang có và bổ sung thêm một số thông tin từ các lát cắt thực địa
xuyên qua các vùng chưa biết. Mức độ này thường áp dụng cho
cấp quốc gia, với tỉ lệ thay đổi từ 1/1.000.000 đến 1/250.000.
Vẫn sử dụng phương pháp đánh giá chất lượng đất đai. Ở mức độ
này dùng để kiểm kê tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Trong
đ
iều kiện Việt Nam, mức độ này được thực hiện ở tỷ lệ cả nước
1/1.000.000.
-
Tỷ lệ khảo sát sơ bộ: theo FAO, thì đây là mức độ thấp để kiểm
kê nguồn tài nguyên thiên nhiên trong một vùng của một quốc
gia. Mức độ này để xác định những nhóm sử dụng chính cho từng
vùng. Tỉ lệ thực hiện là 1/100.000 đến 1/250.000. Áp dụng
phương pháp đánh giá chất lượng đất đai và bán số lượng đất đai.
K

ết quả có thể sử dụng cho việc chọn khả năng ưu tiên phát triển
của các đề án trong vùng. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này
được thực hiện ở cấp vùng với tỷ lệ 1/250.000.
- Tỷ lệ bán chi tiết: theo FAO đây là mức độ trung bình thường
thực hiện trong các khu vực mà kết quả khảo sát thăm dò cho
th
ấy có nhiều triển vọng phát triển. Mục tiêu của mức độ này là
ch
ọn những kiểu sử dụng chuyên biệt cho từng khu vực để hổ trợ
cho việc xây dựng các dự án khả thi. Áp dụng từng phần phương
pháp
đánh giá số lượng đất đai. Tỉ lệ bản đồ sử dụng là 1/25.000
đến 1/100.000. Kết quả sử dụng cho thực hiện dự án khả thi và
qui ho
ạch vùng nông thôn. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ
này được thực hiện ở cấp Tỉnh với tỷ lệ 1/100.000 cho tỉnh lớn
và 1/50.000 cho tỉnh có diện tích nhỏ.
17
- Tỷ lệ chi tiết: theo FAO đây là mức độ cao cần thiết thực hiện để
phát triển dự án khả thi trong từng khu vực nhỏ. Áp dụng phương
pháp
đánh giá số lượng chi tiết đất đai. Tỉ lệ sử dụng là 1/10.000
đến 1/25.000. Kết quả được sử dụng để cung cấp thông tin cho
vùng dự án và qui hoạch Huyện hay liên xã nông thôn. Trong
điều kiện Việt Nam, mức độ này được thực hiện ở cấp Huyện với
tỷ lệ 1/25.000.
- Tỷ lệ thật chi tiết: theo FAO đây là mức độ rất cao để cung cấp
thông tin và tư liệu cho việc quyết định cách quản lý và cải thiện
về canh tác trong nông trang như áp dụng hệ thống tưới, khu
chuyên biệt cho từng loại cây hay lượng phân bón cần áp dụng.

Tỉ lệ lớn hơn 1/10.000. Kết quả dùng để qui hoạch xã thôn hay
trang tr
ại. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này được thực hiện
ở cấ
p Xã với tỷ lệ 1/5.000, tuy nhiên tùy điều kiện mà có thể
thực hiện quy hoạch cấp ấp (xóm, làng hay thôn)
1.4.4 Phương pháp cho đánh giá đất đai
Trong đánh giá đất đai bao gồm việc điều tra khảo sát trong cả hai
phần: điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Do đó có hai phương pháp phân
bi
ệt rõ ràng dựa trên hai yếu tố trên và tùy thuộc vào thời gian thực hiện. Kết
quả hai phương pháp được trình bày cụ thể trong Hình 1.2.
1.3.4.1 Phương pháp đánh giá đất đai hai giai đoạn
Trong phương pháp này thì giai đoạn đầu chủ yếu là khảo sát đánh giá
đất đai về mặt điều kiện tự nhiên. Sau đó, đến giai đoạn hai là điều tra khảo
sát, đánh giá và phân tích về mặt kinh tế xã hội. Thuận lợi của phương pháp
này là khi nghiên c
ứu chỉ tập trung theo từng phần theo từng phương pháp rõ
ràng. Th
ời gian thực hiện cũng được uyển chuyển và nhân sự cũng dễ dàng tổ
chức.
1.3.4.2 Phương pháp đánh gia đất đai song song
Nghiên cứu điều tra khảo sát điều kiện tự nhiên và phân tích các yếu tố
về kinh tế xã hội cùng thực hiện một lúc. Thuận lợi của phương pháp này là
có s
ự hợp tác đa ngành cùng thực hiện. Phương pháp này thường được thực
hiện cho các tỉ lệ chi tiết và bán chi tiết.
Tuy nhiên hai phương pháp này có thể kết hợp nhau tạo thành một
chuổi liên tiếp như kết quả khảo sát thăm dò hay sơ bộ thì có thể áp dụng
phương pháp hai giai đoạn để làm tiền đề cho việc xây dựng tỉ lệ bản đồ chi

tiết và bán chi tiết bằng phương pháp song song. Tuy nhiên, trong thực tế thì
gi
ữa hai phương pháp này cũng chưa được rõ ràng vì trong phương pháp hai
giai
đoạn, ở giai đoạn đầu chọn lọc kiểu sử dụng đất đai cho đánh giá thích
nghi thì c
ũng cần những thông tin từ lãnh vực kinh tế xã hội.
18


Hình 1.2: Ph
ương pháp hai giai đoạn và phương pháp song song cho đánh giá
đất đai theo FAO, 1976.
THẢO LUẬN
BAN ĐẦU
KHẢO SÁT
CƠ BẢN
KHẢO SÁT
CƠ BẢN
PHÂN
TÍCH
KINH
T



H
ỘI
PHÂN LOẠI
ĐẤT Đ

AI
ĐỊNH TÍNH

ĐỊNH LƯỢNG
Phân loại đất đai
định tính/ bán định
lượng
Phân tích kinh tế v
à
xã hội
Phân hạng đất đai
định lượng
QUYẾT ĐỊNH
QUI HOẠCH
Giai đoạn đầu
Giai đoạn hai
Phương pháp song songPhương pháp hai giai đoạn
19
Chương II
ĐẤT ĐAI VÀ ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI
2.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI
2.1.1 Ð
ất đai
2.1.1.1 Ðịnh nghĩa:
Định nghĩa đất đai : Brinkman và Smyth (1976), về mặt địa lý mà nói
đất đai “là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc
tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí
quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm : Không khí, đất
và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và động vật và kết quả của những
hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và

trong tương lai” (Lê Quang Trí, 1996).
Tuy nhiên
đến năm 1993, trong Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio
de Janerio, Brazil, (1993), thi đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu
theo nghĩa rộng thì xác định đất đai là “diện tích cụ thể của bề mặt trái đất,
bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề
mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ,
sông, suối, đầm lầy), các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với nước ngầm và
khoáng s
ản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư
của con nguời, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại
(san nền, hồ chứa nước, hay hệ thống thoát nước, đường xá , nhà cửa ) (UN,
1994).
Nh
ư vậy đất đai có thể bao gồm:
- Khí hậu
- Đất
- Nước
- Địa hình/địa chất
- Thực vật
- Động vật
- Vị trí
- Diện tích
- Kết quả hoạt động của con người
Theo P. M. Driessen và N. T Konin (1992), chúng ta cần phân biệt giữa
thuật ngữ đất và đất đai, vì đất chỉ là một trong những thuộc tính của đất đai

×