Tải bản đầy đủ (.ppt) (173 trang)

Bảo dưỡng và khắc phục sự cố trạm thu phát gốc ( BTS) - cấp độ 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.52 MB, 173 trang )

BẢO DƯỠNG VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRẠM THU PHÁT GỐC (BTS)-CẤP ĐỘ 2
TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Chương trình đào tạo trọng điểm “Bảo dưỡng và khắc phục sự cố trạm thu phát gốc (BTS)” cấp đô
2, cấp độ tiếp theo và nâng cao của cấp độ 1, cung cấp cho cán bộ kỹ thuật của các VNPT tỉnh các
kiến thức và kỹ năng để có thể thực hiện tốt công tác quản lý, bảo dưỡng và khắc phục sự cố của
các trạm BTS.
MỤC ĐÍCH
Sau khóa học, học viên có thể:

Mô tả được quy trình bảo dưỡng các thiết bị trên trạm BTS hiện đang được sử dụng trên mạng thông tin di
động của VNP

Thực hiện tốt công tác bảo dưỡng thiết bị BTS theo đúng quy trình của VNPT

Nêu được cấu trúc phần cứng, phần mềm và hoạt động của thiết bị BTS

Liệt kê được các sự cố thường gặp của thiết bị BTS

Xử lý được các lỗi đơn giản thường xảy ra với thiết bị BTS

Phối hợp tốt với VNP để khai thác hiệu quả trạm BTS

Tham gia vào nhóm bảo dưỡng BTS định kỳ tại đơn vị.
MỤC ĐÍCH
Các cán bộ quản lý kỹ thuật, khai thác hệ thống mạng viễn thông của các VNPT tỉnh, thành sẽ được giao
quản lý, bảo dưỡng và ứng cứu trạm BTS. Cụ thể gồm:

Các cán bộ kỹ thuật đang vận hành khai thác mạng tại các đơn vị.

Các cán bộ, công nhân kỹ thuật đang phối hợp với VNP quản lý, khai thác, bảo dưỡng các
trạm BTS tại đơn vị.


ĐỐI TƯỢNG CỦA KHÓA HỌC
LÝ THUYẾT (02 ngày):

Quy trình lắp đặt trạm BTS

Quy trình bảo dưỡng trạm BTS

Quy trình xử lý một số sự cố thường gặp

Đo kiểm tra thiết bị trong quá trình bảo dưỡng và khắc phục sự cố
NỘI DUNG KHÓA HỌC
THỰC HÀNH (03 ngày):

Bài 1: Tham quan trạm BTS mẫu trong phòng LAB

Bài 2: Lắp đặt trạm BTS

Bài 3: Bảo dưỡng trạm BTS

Bài 4: Thực hành một số bài đo kiểm tra thiết bị
NỘI DUNG KHÓA HỌC
Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn, Vinaphone 2 đã trang bị cho khóa học điều kiện thực hành đầy đủ,
bao gồm:

Trạm BTS trong phòng Lab với đầy đủ thành phần cho học viên thực hành lắp đặt, đo
kiểm, bảo dưỡng

Các trang thiết bị đo phục vụ thực hành đo kiểm BTS
ĐIỀU KIỆN THỰC HÀNH
QUY TRÌNH LẮP ĐẶT TRẠM BTS

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

Giúp học viên nắm được các quy định về chuẩn hóa nhà trạm của Tập đoàn.

Giúp học viên nắm được quy trình lắp đặt BTS đang được áp dụng tại Công ty Vinaphone.
MỤC ĐÍCH
1. QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM
2. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT TRẠM BTS

Chuẩn bị lắp đặt

Quy trình lắp đặt các thành phần chính của nhà trạm BTS

Các mục kiểm tra sau lắp đặt
NỘI DUNG BÀI HỌC
QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM
Yêu cầu chung:

Tất cả các trạm được thiết kế và xây dựng theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuổi thọ vỏ trạm
thiết kế trên 15 năm.

Diện tích của trạm đảm bảo xây dựng công trình trạm BTS/NodeB bao gồm : vỏ trạm, cột anten,
diện tích đi lại nội bộ, diện tích làm các công trình ngầm (hệ thống tiếp đất, cống cáp).

Trạm nằm ở vị trí thuận lợi ra vào, không nằm ở những khu vực có nguy cơ bị thiên tai cao, cháy
nổ, bị ảnh hưởng hoá chất độc hại.

Trạm BTS/NodeB phải có biển hiệu ghi đầy đủ các thông tin: Đơn vị sở hữu/Đơn vị khai thác quản
lý/Tên trạm/Năm đưa vào khai thác.
QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM

CÁC HẠNG MỤC ĐƯỢC CHUẨN HÓA
1. Nhà trạm
2. Vỏ trạm chế tạo sẵn (Shelter)
3. Phòng máy phát điện
4. Phòng accu
5. Cột anten
6. Cầu cáp, cống cáp feeder
7. Tiếp đất
8. Chống sét
9. Nguồn điện
QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM
CÁC HẠNG MỤC ĐƯỢC CHUẨN HÓA (tiếp)
10. Cầu cáp phòng máy
11. Điện nội thất, chiếu sáng
12. Điều hòa, thông gió
13. Phòng cháy chữa cháy
14. An ninh đài trạm
15. Tem nhãn
16. Hồ sơ quản lý trạm
Diện tích nhà trạm:

Diện tích nhà trạm bao gồm mặt bằng chứa thiết bị (BTS/NodeB, truyền dẫn…), thiết bị nguồn.

Nhà trạm có thể lắp đặt chung các tủ BTS, tủ nguồn DC, giá accu hoặc tách riêng phòng accu tùy
theo điều kiện cụ thể.

Diện tích nhà trạm được xác định theo yêu cầu số lượng tủ BTS, NodeB, hệ thống truyền dẫn, tủ
nguồn DC, tủ accu với cấu hình tối đa của các hãng sản xuất.
1. NHÀ TRẠM
Yêu cầu diện tích nhà trạm:

1. NHÀ TRẠM
Quy định tải trọng:
Sàn phòng máy phải chịu được tải trọng của các thiết bị trạm, truyền dẫn, nguồn điện và accu. Cụ
thể áp lực lên mặt sàn như sau:

Phần sàn lắp đặt thiết bị: ≥ 600 kg/m2

Phần sàn lắp đặt accu, nguồn điện: ≥ 1.200 kg/m2
1. NHÀ TRẠM
Môi trường phòng thiết bị:

Nhiệt độ trong phòng ≤ 25
o
C vào mùa đông, ≤ 27
o
C vào mùa hè.

Độ ẩm tương đối ≤ 80%.

Nền, tường, trần nhà đảm bảo kín, khó bắt bụi, không thấm nước.

Hạn chế bức xạ mặt trời lọt vào trong phòng máy.

Phòng máy đảm bảo kín đáo và kết cấu thích hợp để bảo vệ khỏi sự đột nhập, phát triển của
các loại mối mọt, côn trùng, loài gặm nhấm.

Vật liệu làm nội, ngoại thất trạm phải sử dụng loại khó bắt cháy.
1. NHÀ TRẠM

Diện tích phòng trạm đảm bảo yêu cầu lắp đặt các thiết bị BTS, nguồn cung cấp, thiết bị hỗ trợ

như đã qui định trong mục diện tích phòng máy.

Trang bị đồng bộ các phần sau cùng Shelter: Phần điện nội thất trong vỏ trạm, hệ thống cảnh
báo ngoài, điều hòa không khí và quạt thông gió khẩn cấp, bộ chuyển đổi tự động và giám sát
điều hòa; Bảng đồng tiếp đất chính và bảng đồng tiếp đất phía ngoài vỏ trạm dưới lỗ nhập
feeder; Bộ vào cáp có thể tương thích với các loại cáp đồng trục 7/8” và 1/2”,

Lắp đặt dễ dàng.
2. VỎ TRẠM CHẾ TẠO SẴN (SHELTER)

Khi trạm có trang bị máy phát điện dự phòng cố định phải có phòng đặt máy nổ riêng. Diện tích
tùy thuộc vào từng loại công suất máy nổ, có cửa sổ thoát khí, đối lưu tốt và được bảo vệ chắc
chắn, an toàn, chống cháy nổ. Phòng máy phát điện xây mới phải có tường bao kiên cố.

Diện tích phòng máy phát điện tại trạm nút truyền dẫn: 3m x 3m, các loại trạm còn lại: 2,5m x
2,5m.

Máy phát điện loại dùng ngoài trời có thể không cần các kết cấu che chắn, tuy nhiên phải lắp
đặt mái che mưa cho máy phát điện và người vận hành.
3. PHÒNG MÁY PHÁT ĐIỆN

Trong trường hợp cụ thể có thể tách phòng accu riêng, nhưng chiều dài cáp nguồn từ accu tới
thiết bị (BTS/NodeB,…) ≤ 30m.

Nhiệt độ phòng accu ≤ 27
o
C, độ ẩm 0-70%. Đối với loại accu nước cần có hệ thống thông khí
phù hợp.

Phòng accu được quy định như sau:


Diện tích từ 4-8 m2: tùy theo loại, cấu hình lắp đặt accu .

Đối với phòng xây mới, tải trọng sàn là 1.000kg/m2. Đối với phòng cải tạo phải có tải
trọng sàn phù hợp với loại và cấu hình lắp đặt accu.

Có quạt thông gió và lưới chống chuột, bọ hoặc điều hòa nhiệt độ tùy theo yêu cầu của
loại acquy cụ thể.
4. PHÒNG ACCU
5. CỘT ANTEN

Kiểu cột anten có thể là cột tự đứng dạng giàn không gian, cột dây co hoặc cột đơn thân.

Tính toán chịu lực của cột anten phải tính đến các tải tối thiểu sau đây:

Anten thông tin di động

Anten vi ba

Bộ khuyếch đại thu phát

Sàn thao tác (chỉ áp dụng đối với cột cao >45m)

Người làm việc trên cột

Tải trọng bản thân cột

Áp lực gió cực đại (tính theo vùng gió cụ thể)

Cáp lắp đặt trên cột


Hệ thống thang, gá lắp cáp
6. CẦU CÁP, CỐNG CÁP FEEDER

Hệ thống cầu cáp nhằm mục đích dẫn các cáp thông tin từ phòng máy tới cột anten hoặc anten
trên cột:

Kết cấu vững chắc. Sản xuất bằng thép hình có tiết diện phù hợp cho từng vị trí, được cố định
chắc chắn vào tường, cột anten , sàn cột anten bằng giá đỡ, ke đỡ, bu lông.

Nếu cầu cáp dài hơn 10m phải có thanh chống cầu cáp

Hệ thống cầu cáp phải được tiếp đất, tại các điểm nối của cầu cáp phải có dây đấu nhảy hoặc
hàn cố định.

6. CẦU CÁP, CỐNG CÁP FEEDER (tiếp)

Cầu cáp phải lắp đặt thấp hơn 100mm so với mép dưới của lỗ feeder vào phòng máy;

Đủ chiều rộng (300 ~ 500 mm) và các điểm cố định cáp thông tin;

Chịu mưa nắng, ăn mòn hóa học: mạ nhúng hoặc sơn chống gỉ, sau đó sơn màu 2~3 lượt.

Có đủ vị trí để uốn cong feeder đảm bảo độ cong ≥ 25cm, đảm bảo trước khi vào phòng máy
feeder phải được uốn cong về phía dưới để nước mưa không chảy vào phòng.

Giữa các đoạn của cầu cáp phải tiếp xúc tốt về điện với nhau, và toàn bộ cầu cáp phải được tiếp
đất.

7. TIẾP ĐẤT


Hệ thống tiếp đất của trạm phải đảm bảo ba chức năng sau:

Tiếp đất công tác.

Tiếp đất bảo vệ.

Tiếp đất chống sét.

Tiếp đất công tác cho hệ thống vô tuyến được nối với:

Cực dương của nguồn cung cấp một chiều;

Cực đấu đất của anten, vỏ feeder;

Điểm nối đất của thiết bị bảo vệ cáp đồng trục;

Tiếp đất bảo vệ phải được nối tới khung giá máy của thiết bị điện, thiết bị hỗ trợ, cầu cáp trong phòng máy.

Tiếp đất chống sét: nối cột anten và thiết bị anten, feeder, vỏ cáp đi từ bên ngoài vào nhà trạm, máng cáp,
các điện cực thu sét, các bộ phận kim loại của nhà trạm với hệ thống tiếp đất để đề phòng sét đánh trực tiếp
vào anten, nhà trạm.
7. TIẾP ĐẤT (tiếp)
Điện trở tiếp đất:

Điện trở tiếp đất công tác trạm BTS/NodeB phải có giá trị: ≤ 4Ω.

Điện trở bảo vệ trạm BTS/NodeB phải có giá trị ≤ 4 Ω .

Điện trở tiếp đất xung cho cột anten và vỏ trạm phụ thuộc vào điện trở suất đất khu vực xây lắp

trạm và áp dụng theo bảng sau:

×