Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

7 thói quen khiến các sếp lớn bại trận pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.83 KB, 14 trang )

7 thói quen khiến các sếp lớn bại trận


Những thói quen dưới đây có thể bắt gặp ở các sếp lớn đã phải nếm trải
thất bại, đó cũng là những dấu hiệu được cảnh báo trước đối với những
thương hiệu bất khả chiến bại như Apple, Google và Amazone.


8 năm về trước, giáo sư Sydney Finkelstein, giáo sư ngành quản lý của
trường kinh doanh Tuck thuộc Đại học Dartmouth đã cho xuất bản cuốn
sách có tên Why Smart Executives Fail(tạm dịch “Nguyên nhân các nhà
lãnh đạo tài ba thất bại”).

Trong cuốn sách này, tác giả chia sẻ nhiều nghiên cứu do chính ông
thực hiện về những gì hơn 50 công ty từng rất thành công như Enron,
Tyco, WorldCom, Rubbermaid, and Schwinn đã làm khiến họ nếm trải
thất bại. Một điểm thú vị mà Finkelstein khám phá ra đó là các Giám
đốc điều hành của những công ty này đều có 7 thói quen chung. Ông gọi
đó là 7 thói quen dẫn đến thất bại.

Những thói quen này có thể bắt gặp ở các sếp lớn đã phải nếm trải thất
bại như Research In Motion (RIMM) – công ty điện tử sở hữu thương
hiệu Blackberry nổi tiếng. Tuy nhiên, đó cũng là những dấu hiệu được
cảnh báo trước đối với những thương hiệu bất khả chiến bại như tập
đoàn Apple (AAPL), Google (GOOG) và Amazone.com (AMZN).

Thói quen 1: Các ông chủ thường xem bản thân và công ty của họ
như một thế lực chi phối môi trường xung quanh

Đây có thể được xem là thói quen xảo quyệt nhất bởi nó tỏ ra cực kỳ
tham vọng. Liệu một công ty có nên bằng mọi cách chi phối môi trường


kinh doanh, định hình thị trường trong tương lai và vạch sẵn tốc độ tăng
trưởng? Câu trả lời là nên, song nó chỉ là một cái bẫy. Không như những
vị lãnh đạo thành danh, những người nếm mùi thất bại không bao giờ đặt
câu hỏi về địa vị thống trị của công ty, do đó không thể nhận thức được
cơ may đứng trước những thay đổi lớn lao. Họ quá đề cao khả năng
kiểm soát tình huống và đánh giá thấp vai trò của cơ hội và tình thế.

Các giám đốc kinh doanh mắc phải cái bẫy này thường nuôi ảo tưởng về
sự xuất chúng của bản thân. Họ xem bản thân như là “đạo diễn” trong
chính công ty của mình vậy. Đối với họ, nhân viên có trách nhiệm thực
hiện những viễn cảnh mà họ vạch ra cho công ty. Giám đốc điều hành
tập đoàn Samsung Kun-Hee Lee đã rất thành công với những sản phẩm
điện tử của hãng, đến mức vị giám đốc này cứ ngỡ rằng mình có thể lặp
lại thành công đó với ngành công nghiệp ô tô. 5 tỉ đô la đã được Kun-
Hee Lee đầu tư vào thị trường vốn đã bão hòa. Vì sao ư? Vì chẳng có
tiền lệ nào cả. Ông Lee chỉ đơn thuần đam mê xe hơi và mơ ước một
ngày nào đó thành công với công việc kinh doanh này.

Thói quen 2: Những người lãnh đạo thất bại thường đồng hóa bản
thân với công ty tới mức không tồn tại một ranh giới rõ rãng nào
giữa những lợi ích của cá nhân và công ty

Cũng giống như thói quen thứ nhất, điều này nghe có vẻ vô thưởng vô
phạt, thậm chí còn có ảnh hưởng tốt. Người lãnh đạo cần nguyện làm hết
mình vì công ty, lợi ích của họ cũng phải phù hợp với lợi ích của toàn
công ty. Nhưng xem xét sự việc kỹ càng hơn, bạn sẽ nhận thấy rằng
những con người này đồng hóa bản thân với công ty một cách quá mức.
Thay vì xem công ty như một công việc kinh doanh cần được phát triển
lâu dài, họ lại xem đó như một phương tiện làm gia tăng sức ảnh hưởng
của bản thân. Bằng cách đó, tâm lý về một đế chế tư nhân hùng mạnh

bắt đầu hình thành.

Những Giám đốc kinh doanh có cách nhìn như vậy thường dùng công ty
của mình để hiện thực hóa những tham vọng cá nhân. Nhiều vị giám đốc
đã nhanh chóng trượt dốc bằng cách dùng ngân quỹ công ty vì lợi ích
riêng. Những người đã có thời gian dài làm việc với thành tích kinh
doanh ấn tượng thường cho rằng họ đã giúp công ty có được nhiều hợp
đồng làm ăn, vậy nên những khoản chi cho bản thân họ nếu như quá
phung phí thì cũng chỉ là quá nhỏ nhặt với những gì họ đã cống hiến.
Cách lập luận này có lẽ là một trong những nhân tố định hình nên cách
cư xử của cựu chủ tịch tập đoàn Tyco, ông Dennis Kozlowski. Niềm
kiêu hãnh về tập đoàn cũng như sự tiêu pha phung phí của Dennis
Kozlowski dường như tồn tại để bổ trợ cho nhau. Đó là lý do vì sao ông
này làm ra vẻ chân thành khi có những bài phát biểu về đạo đức nghề
nghiệp trong khi chính bản thân mình lại đang dùng công quỹ sai mục
đích. Giữ trọng trách một Giám đốc điều hành của một tập đoàn lớn thời
nay là cách ngắn nhất để trở thành bá chủ trong đế chế riêng của họ, và
điều giả định đó quả là nguy hiểm.

Thói quen 3: Những sếp lớn bại trận thường cho rằng họ đã nghe
hết các câu trả lời

Hình ảnh về năng lực thực sự của người lãnh đạo mà chúng ta sẽ còn
mãi khâm phục: là người cực kỳ năng động, đưa ra hàng loạt quyết định
chỉ trong một phút, xử lý hàng loạt sự cố cùng một lúc và chỉ mất vài
giây để đánh giá tình hình mà người khác phải mất nhiều ngày mới giải
quyết được. Vậy nhưng hình ảnh này lại chỉ là một sự lừa gạt. Những
người lãnh đạo bao giờ cũng linh hoạt và quyết đoán thường giải quyết
công việc một cách nhanh chóng tới mức họ chẳng có cơ hội để nhận ra
kết quả. Tệ hơn, họ không sẵn sãng tiếp thu cái mới, bởi cho rằng họ đã

nghe hết các câu trả lời cho mọi vấn đề.

Giám đốc điều hành của tập đoàn Rubbermaid ông Wolfgang Schmitt
từng ưa thích việc chứng tỏ khả năng của bản thân trong việc phân loại
những vấn đề cần giải quyết chỉ trong chớp mắt. Một người đồng nghiệp
của Wolfgang Schmitt nhớ lại “Wolf thông thạo mọi chuyện trên trời
dưới biển.” Trong một cuộc thảo luận khi mọi người đang bàn về một vụ
mua lại công ty cực kỳ phức tạp mà chúng tôi thực hiện ở châu Âu, Wolf
không cần nghe đến những quan điểm trái chiều của mọi người mà chỉ
nói “Đó là điều chúng ta sắp phải làm.” Người lãnh đạo luôn cho rằng đã
đủ các câu trả lời thường bỏ qua những ý kiến của người khác. Khi một
người như thế nắm quyền điều hành công ty, có lẽ bạn nên hy vọng là
câu trả lời xuất hiện trong đầu sếp không phải là câu trả lời đúng. Nhưng
ở Rubbermaid, mọi chuyện không như vậy. Từ chỗ là tập đoàn được
ngưỡng mộ nhất theo thống kê của tạp chí Fortune năm 1993 đã bị mua
lại bởi tập đoàn Newell chỉ một vài năm sau đó.

Thói quen 4: Những người thất bại thường không nương tay loại bỏ
những ai không tuân lệnh

Các Giám đốc kinh doanh nào cho rằng công việc của họ là truyền đức
tin về tầm nhìn kinh doanh thì cũng thường hay nghĩ họ có bổn phận làm
cho những người khác phải mua các sản phẩm mình làm ra. Những ai
không đồng tình với nguyên tắc này chính là đang ngầm phá hoại tầm
nhìn kinh doanh đó. Những nhà quản lý không quyết đoán có một sự lựa
chọn khác: hoặc là thực hiện kế hoạch, hoặc là để mặc nó.

Thói quen này quả là vô cớ và tiêu cực. Giám đốc kinh doanh không cần
phải khiến mọi người nhất nhất tán thành tầm nhìn của họ mới có thể
thực hiện thành công. Trên thực tế, chỉ bằng việc gạt đi những ý kiến bất

đồng và trái chiều, những CEO này đã cô lập bản thân mình khỏi cơ hội
quý giá được tiếp cận và sửa chữa những vấn đề nảy sinh trong công
việc.

Những ai muốn hạn chế sự bất đồng chỉ khiến sự việc thêm phức tạp.
Một khi điều này xảy ra, toàn bộ công ty sẽ như mất đi sức sống vốn có
của nó. Tại công ty sản xuất đồ chơi Mattel, Jill Barad đã cho sa thải một
vài vị phó giám đốc nếu bà biết được họ đang che dấu những nghi ngờ
về cách bà điều hành công ty. Tại tập đoàn Rubbermaid, Schmitt tạo nên
một không khí làm việc khá căng thẳng, nơi mà người ta không cần đến
quyết định sa thải. Khi các giám đốc mới nhận ra họ không còn nhận
được sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo, nhiều người trong số họ rời bỏ công
việc nhanh như khi họ nhậm chức. Rốt cục, những CEO này khiến đội
ngũ nhân viên phải răm rắp tuân lệnh, nếu ai đó dám làm điều ngược lại
đồng nghĩa với đối mặt cùng thảm họa. Điều không may là không một ai
từng trải còn ở lại công ty để nhắc họ điều đó.

Thói quen 5: Những kẻ thất bại là người phát ngôn có năng lực,
thường quá ấn tượng với hình ảnh của công ty

Bạn hẳn đã biết những vị giám đốc điều hành này, những người rất nổi
tiếng trong mắt công chúng. Thế nhưng vấn đề là giữa những các
phương tiện thông tin đại chúng và sự tán tụng của nhiều người, những
nỗ lực quản lý của họ trở nên hời hợt và kém hiệu quả. Thay vì hoàn
thành nhiệm vụ, họ thường chỉ “làm màu” cho những công việc đó.

Đằng sau sự hào nhoáng của giới truyền thông là một sự thực đơn giản
không ngờ về đời sống của những vị giám đốc này: nếu không hết mình
trong các mối quan hệ công chúng, họ sẽ chẳng có được sự quan tâm
chu đáo của báo giới. Khi những con người này đã quá ám ảnh với hình

ảnh họ tạo dựng nên, họ khó có thể dành nhiều thời gian cho công việc
điều hành. Cựu chủ tịch tập đoàn Tyco – Dennis Kozlowski đôi khi xen
vào những việc cực kỳ nhỏ nhặt, trong khi phần lớn công việc điều hành
hàng ngày trong công ty lại chẳng có ai giám sát.

Khi các giám đốc điều hành xem hình ảnh công ty như là ưu tiên hãng
đầu thì đó chính là lúc họ mạo hiểm quảng bá hình ảnh đó bằng chính
các báo cáo tài chính. Thay vì xem những giấy tờ này như một công cụ
quản lý, họ đã biến chúng thành cách thức để tạo lập các mối quan hệ.
Cựu giám đốc của tập đoàn năng lượng Enron ông Jeffrey Skilling hay
cựu chủ tịch tập đoàn Tyco Kozlowski là những điển hình tiêu biểu khi
sử dụng phương thức PR này.

Thói quen 6: Thất bại vì đánh giá thấp những trở ngại

Một trong những điểm cám dỗ của việc trở thành giám đốc điều hành là
cơ hội tạo lập nên một triển vọng kinh doanh. Tuy nhiên, khi họ đã trở
nên quá say mê với triển vọng đó thì cũng là lúc họ không còn để ý đến
hay đánh giá thấp những khó khăn tại thời điểm này nữa. Và khi những
trở ngại họ đã từng bàng quan trở nên rắc rối hơn họ tưởn thì những vị
giám đốc này lại có thói quen sa lầy vào vực thẳm. Ví dụ như khi cơ
nghiệp của Webvan bị thua lỗ nặng, Giám đốc điều hành George
Shaheen vẫn đang mải mê mở rộng công việc kinh doanh mà không hay
biết sự việc.

Vì sao trong tình huống này, CEO phải đánh giá lại những hành động
của bản thân, hay chí ít là dừng lại để chiêm nghiệm xem liệu những
chính sách họ thực hiện có hiệu quả? Một số người cảm thấy họ cần phải
đúng trong mọi quyết sách, bởi nếu thừa nhận sự sai sót của bản thân, vị
trí công việc của họ có thể bị lung lay. Một khi giám đốc điều hành thừa

nhận họ đã có những quyết định sai lầm thì tất yếu sẽ có những lời ra
tiếng vào rằng họ không xứng đáng với vị trí hiện có. Những kỳ vọng
không thực tế này thực sự làm khó cho CEO khi rút chân ra khỏi những
quyết sách trước đó, vì thế mà họ càng phải nỗ lực gấp bội. Điều đó lý
giải vì sao lãnh đạo của tập đoàn Iridium và Motorola (MMI) vẫn tiếp
tục đầu tư hàng tỷ đô la để phóng các vệ tinh dù cho về sau điện thoại
thông thường vẫn là một lựa chọn thông minh hơn so với điện thoại vệ
tinh toàn cầu.

Thói quen 7: Những người nếm mùi thất bại lệ thuộc quá nhiều vào
những gì làm nên thành công của họ trong quá khứ

Nhiều CEO trên bước đường đi đến thất bại đã đẩy nhanh sự suy yếu
của công ty bằng cách quay lại với những cách thức làm việc được xem
là đáng tin cậy. Với mong muốn tận dụng những sức mạnh của bản thân,
họ duy trì một mô hình kinh doanh “tĩnh”. Họ tiếp tục cung ứng sản
phẩm cho một thị trường không còn tồn tại, hoặc không tính toán đến sự
đổi mới trong các lĩnh vực ngoài những mảng mà công ty đã từng thành
công trước đó. Thay vì cân nhắc những lựa chọn để tìm ra một giải pháp
phù hợp với tình hình mới, họ lại xem chính sự nghiệp mình gây dựng
nên như là một ví dụ điển hình và làm theo những gì đã từng mang lại
thành công trong quá khứ. Ví dụ như khi Jill Barad thực hiện việc quảng
bá phần mềm giáo dục tại công ty Mattel, bà đã sử dụng cách thức quảng
bá đã từng rất hữu hiệu khi sản phẩm búp bê Barbie tung ra thị trường,
bất chấp thực tế phầm mềm này không được phân phối hay bán ra theo
cách công ty này bán sản phẩm búp bê Barbie.

Thông thường, những CEO nào mắc phải thói quen này đều có những
“thời điểm quyết định” trong sự nghiệp của mình, có thể là một quyết
định tối quan tọng hay những lựa chọn về quyết sách làm nên thành

công rực rõ. Đó thường là thứ khiến người ta biết đến họ nhiều nhất,
giúp họ thăng tiến trong những công việc về sau. Vấn đề là sau khi đã
trải qua thời điểm quyết định đó, nếu trở thành CEO của một công ty
lớn, họ thường để những thời điểm quan trọng trong sự nghiệp của mình
quyết định vận mệnh của công ty mà không cần biết chúng có thể phi
thực tế ra sao.

Điều cốt yếu là nếu bạn có một trong những nét tính cách trên, thì ngay
bây giờ chính là thời điểm để bạn loại bỏ chúng. Nếu không phải bạn mà
sếp hay giám đốc của bạn đang mắc phải những thói quen có thể khiến
họ thất bại như trên, tốt nhất là bạn nên tìm kiếm một công việc mới đi
thôi.

×