Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÁO CÁO KHOA HỌC: PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VỀ NGHĨA CỦA TỪ HÁN VIỆT VÀ TỪ TIẾNG HÁN TƯƠNG ỨNG CÙNG NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG HÁN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.36 KB, 6 trang )


1
PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VỀ NGHĨA CỦA TỪ HÁN VIỆT VÀ
TỪ TIẾNG HÁN TƯƠNG ỨNG CÙNG NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG
GIẢNG DẠY TỪ VỰNG TIẾNG HÁN
Sinh viên: Trần Thị Tố Nga
Lớp: 061C1
Khoa NN&VH Trung Quốc
Người hướng dẫn: Lê Thị Hoàng Anh
1. Giới thiệu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Hai nước Việt Nam và Trung Quốc từ rất lâu đã có quan hệ láng giềng
hợp tác hữu hảo, trải qua quá trình lịch sử lâu dài có những trao đổi, giao lưu về
kinh tế và văn hóa, một khối lượng lớn từ tiếng Hán được truyền vào Việt Nam
và có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành và phát triển từ tiếng Việt.
Theo thống kê của các nhà ngôn ngữ h
ọc tại Việt Nam, từ Hán Việt
chiếm tỉ lệ 60%- 70% trong hệ thống từ vựng của tiếng Việt, là một bộ phận
quan trọng trong hệ thống từ tiếng Việt. Từ Hán Việt được phát triển dựa trên
từ vựng tiếng Hán, từ Hán Việt và từ tiếng Hán có mối quan hệ rất chặt chẽ với
nhau, mà từ đó có thể tìm ra những điểm tương đồng cũng như những khác biệt
thể hiện trên các mặt như ngữ âm, ngữ pháp và từ tính. Trong đó, điểm khác
biệt được thể hiện rõ ràng nhất đó là trên phương diễn nghĩa của từ.
Trong quá trình học tiếng Hán, cá nhân tôi nhận thấy rằng việc lợi dụng
các điểm tương đồng cùng với việc hiểu rõ những khác biệt về nghĩa giữa từ
Hán việ
t và từ tiếng Hán rất có lợi đối với việc học từ vựng tiếng Hán, giúp
việc học và nắm từ nhanh và hiệu quả hơn, tránh được hiện tượng dùng từ sai
hoặc không phù hợp, vì vậy tôi đã chọn đề tài này.
1.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu về vị trí


của lớp từ Hán Việt trong kho từ vựng tiếng Việ
t cùng việc tiến hành phân tích
những khác biệt về nghĩa của từ đó tìm ra những ảnh hưởng tích cực của lớp từ
Hán Việt, đồng thời chỉ ra những lỗi mà sinh viên thường hay mắc phải do bị

2
ảnh hưởng bởi từ Hán Việt trong quá trình sử dụng tiếng Hán sau đó đưa ra
những phương pháp giảng dạy từ vựng thích hợp cho các sinh viên Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu.
2.1. Khái niệm từ Hán Việt
Tiếng Việt và tiếng Hán đều là những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời. Sự
tiếp xúc giữa 2 ngôn ngữ này bắt đầu từ khi nhà Hán bắt đầu xâm chiếm nước
ta. Trong quá trình tiếp xúc, hệ thống từ vự
ng tiếng Việt tiếp nhận 1 khối lượng
từ ngữ lớn của tiếng Hán, hiện tượng tiếp nhận từ ngữ tiếng Hán diễn ra không
giống nhau qua các thời kì cả về hình thức và mức độ. Vào đời Đường, tiếng
Việt đã tiếp nhận có cách hệ thống một lượng từ ngữ tiếng Hán rất lớn bằng
con đường sách vở, những từ này nhập vào tiếng Việt dưới dạng ngữ âm đời
Đường.
Từ đó đến nay, mặc dù có những thời kì nước ta bị phong kiến Trung
Quốc tạm thời thống trị, nhưng về cơ bản chúng ta không còn chịu ảnh hưởng
trực tiếp của Trung Quốc. Các triều đại phong kiến của Việt Nam mặc dù vẫn
lấy chữ Hán làm ngôn ngữ chính thức của nhà nước, song vì không quan hệ
trực tiếp v
ới tiếng Hán như trước nữa cho nên trong khi bản thân tiếng hán trải
qua các triều đại đã biến đổi rất nhiều, nhưng ở Việt Nam chữ Hán vẫn được
đọc như dạng ngữ âm của tiếng Hán đời Đường, cách đọc đó tồn tại cho đến
ngày nay và được gọi là cách đọc Hán Việt. Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ
Hán ở Việt Nam của người Việt Nam. So với ngữ âm c
ủa chữ Hán ở đời

Đường thì cách đọc Hán Việt đã được Việt hoá ít nhiều cho phù hợp với hệ
thống ngữ âm của tiếng Việt. Từ khi có cách đọc Hán Việt thì tất cả các từ Hán
được tiếp nhận theo con đường sách vở đều được đọc theo âm Hán Việt.
Từ Hán Việt là những từ gốc Hán được đọc theo âm Hán Việt. Từ Hán
Việt chủ yếu được dùng trong ngôn ngữ văn vi
ết, mang sắc thái lịch sự, trang
nghiêm. Từ Hán Việt hiện nay bao gồm: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán
Việt đã bị Việt hóa. Từ Hán-Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng
Việt, nhiều khi không tìm được từ thuần Việt tương đương để thay thế.
2.2. Sự khác biệt về nghĩa của từ Hán Việt và từ tiếng Hán tương
ứng

3
So sánh về nghĩa giữa từ Hán Việt và từ tiếng Hán tương ứng được chia
làm 3 nhóm chính:
2.2.1. Những từ có nghĩa gần tương đồng nhau là những từ có nghĩa
và cách sử dụng căn bản giống nhau, ví dụ như国家- quốc gia、社会- xã
hội、科学- khoa học、法律- pháp luật、公安- công an Sinh viên
Việt Nam khi học những từ này sẽ học, ghi nhớ rất nhanh và gần như không
gặp khó khăn gì trong khi áp dụng vào giao tiếp th
ường ngày. Nhóm từ này
chiếm 1 tỉ lệ rất lớn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, tạo điều kiện rất thuận
lợi cho việc học từ vựng tiếng Hán đối với người Việt Nam. Tuy nhiên giữa 2
ngôn ngữ với nhau thì việc có sự tương đồng tuyệt đối về nghĩa của từ là rất
hiếm xảy ra, vì vậy người học trong quá trình sử dụng từ ngữ vẫn cần phải rất
chú ý để tránh dùng từ không chính xác.
2.2.2. Những từ có nghĩa hoàn toàn khác biệt, ngược lại, là những từ
xét trong phạm vi nhất định ý nghĩa biểu đạt hoàn toàn không giống nhau. Ví
dụ:
Từ “

究竟
”và từ Hán Việt tương ứng “ cứu cánh”: Trong “Từ điển tiếng
Hán hiện đại”, từ“
究竟
”có 3 ý nghĩa, đó là: kết quả; cuối cùng và được dùng
trong câu hỏi để biểu thị truy vấn. Nhưng căn cứ theo cuốn “Từ điển tiếng
Việt”, từ “cứu cánh” lại biểu đạt ý nghĩa hoàn toàn khác, mang ý nghĩa tương
đương với từ “trợ giúp”.
Từ“
困难
”và từ Hán Việt tương ứng “ khốn nạn” : Theo “Từ điển tiếng
Hán hiện đại”, “
困难
”chỉ một sự việc rất khó khăn, gặp nhiều trắc trở, còn từ
“khốn nạn” trong tiếng Việt là tính từ, chỉ một người rất xấu. Ví dụ: “Anh ta là
1 thằng khốn nạn!” hoặc mang ý nghĩa than vãn khi gặp phải một vấn đề rất
khó giải quyết, ví dụ: “Trời ơi, khốn nạn cái thân tôi!”. Có thể thấy, xét về
nghĩa 2 từ này mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
2.2.3. Nhóm từ có cả
nghĩa giống và khác nhau được phân thành 2
loại:
• Ý nghĩa từ tăng hoặc giảm và
• Phạm vi ý nghĩa của từ mở rộng hoặc bị thu hẹp.
Ví dụ:

4
Từ“
留意
”và từ Hán Việt tương ứng “ lưu ý”: “
留意

”và “lưu ý” đều mang
nghĩa chú ý, cần để tâm vào một vấn đề nào đó. Nhưng trong tiếng Việt, từ
“lưu ý” còn mang thêm ý “ nhắc nhở”. Ví dụ: Thầy giáo lưu ý học sinh 1 số
vấn đề thường gặp trong thi cử. Ý nghĩa của từ đã được tăng thêm.
Từ“骄傲”và từ tương ứng “kiêu ngạo”: Trong tiếng Hán,
“骄傲”mang 3 ý nghĩa đó là (1) thấy mình tài giỏi nên coi thường người
khác, (2) tự hào và nghĩa th
ứ 3 đó là cảm thấy đang tự hào về ai hoặc về việc gì
đó. Nhưng trong tiếng Việt, “kiêu ngạo” chỉ biểu đạt ý nghĩa đầu tiên. Ví dụ:
Anh ta có bố mẹ giàu nên rất kiêu ngạo. Ở đây, ý nghĩa của từ đã bị giảm đi.
2.3. Phương pháp giảng dạy từ vựng tiếng Hán
Do những nguyên nhân về lịch sử, xã hội khiến cho tiếng Việt chịu ảnh
hưởng rất lớn từ tiếng Hán và số lượng từ Hán Việt mang ý nghĩa gần tương
đồng với từ tương ứng trong tiếng Hán chiếm tỉ lệ lớn, những yếu tố này giúp
cho sinh viên Việt Nam gặp rất nhiều thuận lợi trong quá trình học tiếng Hán.
Tuy nhiên, bên cạnh đó sự khác biệt và những điểm vừa giống vừa khác
cũng khiến cho người học gặ
p không ít khó khăn trong khi học, những hiện
tượng dùng sai, hiểu sai ý nghĩa của từ vẫn tồn tại, vì vậy, trong quá trình dạy
từ vựng tiếng Hán, giáo viên cũng cần có những biện pháp đế đồng thời phát
huy những tác dụng tích cực của từ Hán việt, vừa hạn chế được những ảnh
hưởng không tốt tới việc học từ của sinh viên.
Sau đây là một số phương pháp giả
ng dạy được cá nhân tôi đưa ra sau
quá trình tìm hiểu về từ Hán Việt cũng như những ảnh hưởng của nó tới việc
học từ tiếng Hán:
• Giáo viên trong quá trình dạy từ vựng tiếng Hán cần giúp học sinh nắm
được phương pháp suy nghĩa của từ, nhưng đồng thời cũng cần yêu cầu
sinh viên không được lạm dụng phương pháp này.
• Luôn yêu cầu và nhắc nhở sinh viên trong những giờ tự

học phải kết hợp
với việc tra cứu từ điển, kiểm tra đối chiếu nghĩa để tránh hiện tượng
hiểu sai nghĩa của từ.
• Đối với những từ Hán Việt có cả nghĩa giống và khác nhau với từ tiếng
Hán, giáo viên nên giải thích thêm cho sinh viên về cách dùng, cách kết

5
hợp từ cũng như sự khác biệt về nghĩa giữa 2 ngôn ngữ, giúp sinh viên
giảm thiểu việc dùng từ không chính xác.
• Đối với đối tượng học có trình độ, độ tuổi khác nhau, giáo viên cần có
những phương pháp giảng dạy từ vựng linh hoạt để đạt được hiệu quả
dạy tốt nhất. Với những người mới bắt đầu học tiếng Hán, giáo viên cần
gi
ảng từ kĩ và tỉ mỉ hơn, yêu cầu sinh viên không chỉ học từ mà còn cần
kết hợp từ vào trong câu, dùng từ đúng và chính xác. Đối với những
người học đã có nền tảng kiến thức nhất định, giáo viên nhắc nhở sinh
viên trong quá trình tự học cần dùng từ điển cùng các tài liệu liên quan
để đối chiếu kiểm tra nghĩa của từ Hán Việt và của tiếng Hán tương ứng.


6

×