Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

LUẬN VĂN:Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.04 KB, 88 trang )





LUẬN VĂN:

Đổi mới việc thực hiện chính sách
dân tộc đối với đồng bào các dân tộc
thiểu số tỉnh Kiên Giang hiện nay










Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta có 54 dân tộc anh em, các dân tộc đã đoàn kết gắn bó với nhau trong suốt
trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước. Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam Đảng ta luôn xác định: "Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong
những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam".
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
càng có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng các dân
tộc ở nước ta, cũng như tiềm năng thế mạnh của từng dân tộc trên nguyên tắc "Bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ lẫn nhau" góp phần xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu "Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".


Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chỉ thị, nghị
quyết và những chính sách cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng, các miền trong nước, củng cố và tăng cường
khối đại đoàn kết dân tộc. Đương nhiên, quá trình thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ở từng nơi, từng lúc còn có nhiều vấn đề đặt ra cần phải được tiếp
tục nghiên cứu một cách có hệ thống và đề xuất những giải pháp kịp thời.
Cũng như đồng bào các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, đồng bào các dân
tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở Kiên Giang nói riêng có truyền
thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, cách mạng kiên cường đã góp phần to lớn trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc trước đây và trong công cuộc xây dựng đất
nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Mặc dù ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh
sống hiện nay đã có đổi mới và tiến bộ hơn trước, nhưng nhìn chung đời sống của đồng
bào vẫn còn nhiều khó khăn và sự chênh lệch về đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa, trình
độ dân trí giữa đồng bào các dân tộc thiểu số so với đồng bào Kinh, giữa đồng bào dân
tộc thiểu số này so với đồng bào dân tộc thiểu số khác, ở cùng một địa bàn dân cư hay

từng địa phương như ở tỉnh Kiên Giang hiện nay còn khá rõ rệt. Đặc biệt là tình trạng
phân hóa giàu nghèo - do tác động của nền kinh tế thị trường - đang tiếp tục diễn ra trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bước vào thập niên đầu của thế kỷ XXI, xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế và
khu vực tăng lên và các mặt tích cực và tiêu cực của chúng luôn diễn ra đan xen và tác
động nhiều mặt, nhiều chiều. Vấn đề dân tộc và tôn giáo trên thế giới còn đang diễn biến
phức tạp, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách thực hiện âm mưu "Diễn biến hòa bình"
hòng lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Kiên Giang ở vào một địa bàn rất "nhạy
cảm" của đất nước, trong khu vực, cho nên những diễn biến tình hình nói trên tác động
không ít đến tình hình trong tỉnh.
Do đó, việc thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, nhằm góp
phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị để Kiên Giang tránh
tụt hậu, hội nhập với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế phát
triển của khu vực là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Đổi mới việc

thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang
hiện nay " có ý nghĩa quan trọng và thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn, không
những đáp ứng yêu cầu cấp bách mà còn có ý nghĩa lâu dài.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm, thể hiện bằng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Ngoài ra, gần đây có một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến nội
dung của đề tài ở nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như: "Bước đầu tìm hiểu tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc Việt Nam", ủy ban Dân tộc và miền núi, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Trịnh Quốc Tuấn:
"Giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 4/1989; Bùi Xuân Trường: "Một số vấn đề
dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện
nay", Tạp chí Giáo dục lý luận, số 2/1996; Cư Hòa Vần: "Thực hiện chính sách dân tộc

của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Quốc
phòng toàn dân, số 1/1998; Đặng Vũ Liêm: "Thực hiện chính sách dân tộc trong sự
nghiệp đổi mới trên các vùng biên giới", Tạp chí Dân tộc và thời đại, số 32/1996; Hoàng
Đức Nghi: "Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi, cải thiện
đời sống nhân dân", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 2/1999; Nguyễn Khắc Mai:
"Những vấn đề đặt ra đối với chính sách dân tộc trong tình hình hiện nay", Tạp chí Quốc
phòng toàn dân, số 2/1998; Lâm Chí Việt: "Các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang góp phần
dựng nước và giữ nước", các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001.
Trong những năm qua có nhiều tác giả đề cập đến việc thực hiện chính sách của
Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có luận văn thạc sĩ triết học chuyên ngành chủ nghĩa xã
hội khoa học nghiên cứu trực tiếp và có hệ thống về đề tài: "Đổi mới việc thực hiện
chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Kiên Giang hiện nay".
Kế thừa kết quả của những công trình khoa học, những bài viết trước đây, luận

văn tiếp tục nghiên cứu để góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang, chủ yếu là đồng bào dân tộc
Khơ-me chiếm 12,19% và đồng bào dân tộc Hoa chiếm 2,16% so với tỷ lệ dân số trong
toàn tỉnh, còn đồng bào các dân tộc thiểu số khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Do đó, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu việc thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khơ-me (có ít nhiều so sánh với đồng
bào dân tộc Hoa) cư trú trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Thời gian khảo sát chủ yếu từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới cho đến
nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
4.1. Mục đích

Mục đích của luận văn là góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất
phương hướng giải pháp nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đối
với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ
- Phân tích thực trạng tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục và việc thực
hiện chính sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang.
- Xác định những nhu cầu bức thiết về đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang.
- Xác định phương hướng và giải pháp chủ yếu đổi mới việc thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước ở tỉnh Kiên Giang.

- Để giải quyết các vấn đề đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn vận dụng
tổng hợp phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử,
phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh, hệ thống, điều tra xã hội
học.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần tạo lập cơ sở lý luận cho việc xác định những yêu cầu khách
quan và nội dung của sự đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đối với
đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang. Từ thực trạng việc thực hiện chính sách dân
tộc ở tỉnh Kiên Giang luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm

đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng cho phù hợp với tình hình thực tế ở
tỉnh Kiên Giang.
- Kết quả đạt được trong luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu những vấn đề liên quan đến dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy các môn dân
tộc học, văn hóa học, chủ nghĩa xã hội khoa học, triết học
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình
bày trong 3 chương, 7 tiết.

Chương 1
đặc điểm cư trú, tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa
và mối quan hệ của các dân tộc ở tỉnh Kiên giang

1.1. Đặc điểm cư trú và quá trình hình thành của cộng đồng các dân tộc thiểu
số ở kiên giang
Kiên Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam đất nước với bờ biển dài 200 km,
đường biên giới 56,8 km giáp Vương quốc Campuchia, phía đông và đông nam giáp tỉnh
An Giang và tỉnh Cần Thơ, phía nam giáp tỉnh Cà Mau, phía tây giáp Vịnh Thái Lan.
Kiên Giang là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên

là 6.245 km
2
trong đó đất nông nghiệp 388.000 ha, đất lâm nghiệp 220.000 ha; dân số
1.517.000 người, mật độ bình quân 243 người/km
2
. Kiên Giang là tỉnh có nhiều dân tộc sinh
sống, dân tộc kinh chiếm 84,6%, dân tộc Khơ-me chiếm 12,98%, dân tộc Hoa chiếm
2,16%, ngoài ra còn các dân tộc Tày, Nùng
Kiên Giang chia thành bốn vùng kinh tế: Vùng tứ giác Hà Tiên, vùng sông Hậu,
vùng bán đảo Cà Mau, vùng biển Hải Đảo. Có thể nói rằng, cách đây vài ba thế kỷ, cha
ông ta đã dày công khai phá vùng đất hoang vu xưa kia, xây đắp nên vùng đất Nam Bộ
trù phú tươi đẹp ngày nay, trong đó tỉnh Kiên Giang là một tỉnh thuộc vùng đất cực Tây
Nam Bộ. Tỉnh Kiên Giang gồm một nửa đất liền, một nửa còn lại là đảo, phần đất liền là
lưu vực của các kênh, rạch, sông Cái Lớn, sông Cái Bé. Vốn là một nửa của dải đất sông
Hậu và biển tạo thành đồng bằng của các sông thuộc các huyện như: huyện Giồng Riềng,
huyện Gò Quao, huyện Châu Thành là vùng đất phù sa mầu mỡ.
Trước kia vốn được nói tới là vùng đất "làm chơi ăn thật", phía Nam tỉnh Kiên
Giang từ sông Cái Lớn trở xuống bán đảo Cà Mau là những cánh rừng tràm bát ngát với
các "sân chim", "vườn chim, máng chim" nổi tiếng.
Về phần đảo, có trên 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc ở
vùng biển phía Tây Nam tỉnh Kiên Giang. Cách bờ biển Hà Tiên 45 km, cách thị xã Rạch

Giá 115 km; phần đảo và các núi đá xung quanh thị xã Hà Tiên chủ yếu là núi đá vôi, đá
hoa cương và nhiều loại đá quý.
Nhìn trên bản đồ hành chính, tỉnh Kiên Giang có hình dáng như chiếc thước thợ
(chữ L). Về địa lý là một tỉnh có nhiều nét khá độc đáo; bởi lẽ có rừng, đảo, biển, đồng
bằng, núi; các sông, kênh, rạch đều chảy theo hướng Tây, vì biển Kiên Giang ở phía Tây;
khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều mang tính chất "nửa Đại Tây Dương, nửa xích đạo".
Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang thường sống xen kẽ với đồng bào dân
tộc Kinh. Trong quá trình lịch sử lâu dài, phần nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số

sinh sống vùng sâu, vùng xa trục lộ giao thông, chủ yếu sống bằng nghề nông, trồng
lúa nước. Do đó, từ xưa đến nay đồng bào các dân tộc thiểu số luôn gặp khó khăn
trong cuộc sống, thậm chí hiện nay nhiều nơi vẫn chưa thoát khỏi cảnh đói nghèo do
thiếu vốn sản xuất, đông con, chưa biết tính toán làm ăn nên mức sống rất thấp so với
đồng bào dân tộc Kinh.
Đồng bào các dân tộc thiểu số Kiên Giang định cư chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa
vùng đất phèn mặn, vùng kháng chiến cũ, căn cứ địa cách mạng, xa trục lộ giao thông,
thiếu nước ngọt cho sản xuất, cũng như cho đời sống hàng ngày. Có một bộ phận đồng
bào dân tộc thiểu số sống xen kẽ với các dân tộc Kinh ở thị trấn, thị xã nhưng họ ít
tham gia buôn bán. Ngoài ra, còn một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số sống theo trục
lộ giao thông như ở huyện Hòn Đất, Châu Thành, Hà Tiên, Gò Quao Nhiều tài liệu cho
thấy trên vùng đất đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng đất Kiên Giang nói
riêng, đến lập nghiệp sinh sống sớm nhất là người Khơ-me. Vì vậy, từ lâu họ đã quen với
vùng đất ngập nước, lụt lội, trên rừng có cọp, dưới sông thì cá sấu, họ vẫn luôn bám đất
để sinh sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc. Họ đã sớm cải tạo vùng đất trũng, đầm
lầy bao quanh để trồng cây lúa nước ngay khi chưa xuất hiện người Kinh và người Hoa.
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang đã sớm tìm được giống lúa và kỹ
thuật canh tác thích hợp, họ biết lợi dụng thủy triều lên đưa nước vào ruộng, đắp đập giữ
nước, rồi phá đập khai nước ra để rửa phèn cho đất ruộng. Cứ như vậy họ tạo ra đồng
ruộng chứa đầy phù sa. Mặt khác, đối với một số ruộng ở xa kênh rạch thì họ đắp bờ

thành từng ô vuông giữ nước mưa, khi cần họ tát nước vào ruộng bằng gầu vai, gầu sòng.
Có thể xem đó là một phát minh độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số trong thời kỳ đầu
làm thủy lợi, cải tạo tự nhiên và kỹ thuật canh tác.
Để phù hợp với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đồng bào các dân tộc thiểu số ở
Kiên Giang thường định cư trên giồng đất để khai thác vùng đất trũng, ngập nước phèn
mặn xung quanh mình. Những điểm tụ cư đó dần dần thu hút một số tộc người khác đến
cùng sinh sống, tạo thành những phum và sóc. Phum, sóc là đơn vị cư trú của đồng bào
dân tộc Khơ-me ở Kiên Giang nói riêng, đồng bào dân tộc Khơ-me đồng bằng Nam Bộ
nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số khác ở khu vực này. Hiện nay phum và sóc

của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang tuy không phải là đơn vị hành chính
chính thức, nhưng đó là một thực thể tồn tại qua nhiều thế kỷ nay. Trong từng phum, sóc
đồng bào sống hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau, đồng thời họ sống trung thực, hòa hợp với
tất cả các dân tộc anh em ở xung quanh cùng nhau hướng về hạnh phúc bình dị. Trong
từng sóc có ngôi chùa phật là trung tâm sinh hoạt tôn giáo đồng thời cũng là trung tâm
sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tóm lại, tỉnh Kiên Giang là vùng đất nằm ở cực Tây Nam Bộ của Việt Nam, có
những nét đặc thù về vị trí, địa lý, điều kiện tự nhiên có núi, rừng, bờ biển, một phần đất
liền - đồng bằng, một phần là biển đảo. Đã nhiều thế kỷ qua, đất ở vùng duyên hải Kiên
Giang vẫn không ngừng vươn ra biển. Tỉnh Kiên Giang không chỉ nổi bật ở sự sinh động
về cảnh quan thiên nhiên mà còn nổi bật ở vị trí thuận lợi cho quá trình tiếp xúc, giao lưu
kinh tế văn hóa với những miền quê khác. Vị trí mở cửa đó là một trong những tiềm năng
phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của tỉnh Kiên Giang, đồng thời cũng đặt ra những
nhiệm vụ nặng nề trong lĩnh vực an ninh vùng biên giới của tỉnh.
Trong thực tế, lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Kiên Giang có quan hệ mật
thiết với lịch sử hình thành phát triển các cộng đồng dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ. Tiến
trình lịch sử phát triển Kiên Giang thể hiện nét đặc thù riêng trên một ý nghĩa tương đối,
nhưng đó là nét đặc thù trong sự thống nhất của cả cộng đồng các dân tộc cùng một lãnh thổ
quốc gia Việt Nam.

- Vào thế kỷ XIV, XV ở Campuchia, đế chế Ăng-co, Nhà nước quân chủ chuyên
chế trung ương tập quyền, cai trị hà khắc bắt dân chịu sưu cao thuế nặng, để thỏa mãn sự
xa hoa lãng phí cung đình. Sự phản kháng của nhân dân và giới quý tộc ly khai bị triều
đình dùng quân đội nhà nghề và hình phạt dã man để đàn áp. Cùng lúc đó giặc ngoại xâm
(quân Xiêm) vào giày xéo, gây bao cảnh tang tóc cho nhân dân. Trong hoàn cảnh đó một
số khá đông đồng bào dân tộc Campuchia chạy loạn về đồng bằng sông Cửu Long (trong
đó có Kiên Giang) tạo thành tộc người Khơ-me Nam Bộ, tách khỏi khối đồng tộc của
mình ở Campuchia và trở thành một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Vào thế kỷ XVII, ở nước ta chiến tranh giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn diễn ra
liên miên, nhân dân đói khổ vì sưu cao, thuế nặng, lại bị bọn tham quan ô lại áp bức bóc

lột dã man, bị bắt đi lính để phục vụ cho chiến tranh cùng với nhiều lý do khác nữa,
một bộ phận khá đông trong số họ phải rời bỏ quê hương để tìm đến đồng bằng sông Cửu
Long. Đối với những người dân tha phương cầu thực thì đây là nơi dung thân lý tưởng.
Họ dựng lều lập xóm để nương tựa nhau làm ăn, sinh sống. Đặc biệt là vào khoảng thời
gian 1658-1669, để gấp rút xây dựng lực lượng chống đàng ngoài (chúa Trịnh), chúa
Nguyễn bằng nhiều chính sách - từ khuyến khích đến cưỡng bức - đã tạo ra làn sóng di
dân ồ ạt đến vùng này.
Đến cuối thế kỷ thứ XVII, đầu thế kỷ XVIII đã hình thành khu dân cư đồng bào
dân tộc Việt và chính thức được đặt thành trấn Hà Tiên (năm 1714) do Mạc Cửu làm tổng
binh. Trấn Hà Tiên đã xuất hiện trên bản đồ nước Đại Việt từ đó.
Như vậy ở Kiên Giang, đầu thế kỷ XVIII đã hình thành cộng đồng dân cư và được
xác nhận trong bản đồ hành chính của nước ta. Cộng đồng dân cư đó gồm nhiều dân tộc,
trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh (đa số), sau đó là dân tộc Khơ-me và sau nữa là dân
tộc Hoa. Các dân tộc thiểu số Khơ-me, Hoa là một bộ phận của cộng đồng dân cư ở Kiên
Giang nói riêng, của Nam Bộ Việt Nam nói chung.
Đồng bào dân tộc Khơ-me cư trú trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, hình thành khu cư
trú phum, sóc mang nặng tính chất làng, xã, nông thôn in đậm dấu vết của các làng, xã,
gia tộc khác hẳn ở Campuchia phum, sóc là đơn vị hành chính. Do đó, ở Kiên Giang

người đứng đầu trong phum, sóc do chính nhân dân trong phum, sóc lựa chọn, không có
quan địa phương, cấp chính quyền trung gian, điều đó cho thấy rằng vùng đất Kiên Giang
không được Nhà nước Ăng-co quản lý.
Đồng bào dân tộc Khơ-me ở Kiên Giang có quan hệ gắn bó với đồng bào dân tộc
Campuchia, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán, nghi lễ tôn giáo và ngôn ngữ có nhiều
điểm giống nhau, những diễn biến tình hình ở Campuchia và Việt Nam nói chung đều tác
động ảnh hưởng đến tâm tư đồng bào dân tộc Khơ-me hai nước (Việt Nam - Campuchia).
Đồng bào dân tộc Khơ-me với bản chất thật thà, dễ tin, có tinh thần đoàn kết dân tộc
nhưng cũng nặng tư tưởng hẹp hòi dân tộc, sợ bị đồng hóa, tin vào phép nhiệm mầu của
Trời và lòng nhân ái bao la của Phật, nhưng cũng nặng mê tín, dị đoan, một bộ phận lớn
trình độ giác ngộ về giai cấp còn thấp.

Đối với đồng bào dân tộc Khơ-me vấn đề dân tộc và tôn giáo gắn bó với nhau chặt
chẽ, họ rất mộ đạo, đại bộ phận theo phật giáo tiểu thừa, thanh niên khi đến tuổi trưởng
thành đều đi tu, coi đó như một nghĩa vụ đền đáp công ơn cha mẹ và có như vậy mới
được mọi người kính trọng, được coi như là người có học thức. Sư sãi dân tộc Khơ-me
phần đông xuất thân từ thành phần lao động, họ sống chủ yếu nhờ sự dâng cơm của đồng
bào dân tộc Khơ-me ở các sóc. Vì vậy, họ gắn bó với đồng bào dân tộc Khơ-me, ảnh
hưởng rất sâu sắc đến đời sống tinh thần của quần chúng Khơ-me. Đồng bào dân tộc
Khơ-me coi sư sãi là hiện thân của đức phật nên rất tôn trọng và tin tưởng. Ngôi chùa của
đồng bào dân tộc Khơ-me, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, do đó được đồng bào dân tộc
Khơ-me góp công xây dựng và bảo vệ.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, kẻ địch có nhiều âm mưu
thủ đoạn thâm độc thực hiện chính sách "chia để trị" gây sự chia rẽ kỳ thị dân tộc, chúng
"dùng đồng bào dân tộc Khơ-me chống đồng bào dân tộc Kinh" và "dùng đồng bào dân
tộc Kinh chống lại đồng bào dân tộc Khơ-me". Trong các cơ quan hành chính và quân
đội của Mỹ - Ngụy có nhiều người dân tộc Khơ-me tham gia, một số trí thức dân tộc
Khơ-me được đào tạo ở các trường của Pháp rồi đưa trở lại Việt Nam, bổ sung vào guồng
máy cai trị của chủ nghĩa thực dân Pháp. Tiếp theo, đế quốc Mỹ tuyển chọn người trong

các tầng lớp trên của dân tộc Khơ-me, đào tạo trở thành tay sai đắc lực phục vụ âm mưu
chống phá cách mạng hai nước Việt Nam - Campuchia tiểu biểu như: Sơn Ngọc Thành,
Sơn Thái Nguyên; chúng dựng lên và nuôi dưỡng các tổ chức đảng phái chính trị phản
động dùng màu sắc tôn giáo dân tộc để lừa mị quần chúng nhân dân, tập hợp lực lượng
chống phá cách mạng Việt Nam, tiểu biểu như: các tổ chức "Khơ-me Sơ rây", "Cơ quan
tổng nha Miên vụ"
Sau khi đất nước thống nhất, đặc biệt từ 1976- 1985 bọn phản động luôn lợi dụng
vấn đề dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chúng kích động gây
chia rẽ hận thù dân tộc. Lợi dụng mọi sơ hở thiếu sót của Đảng ta trong việc thực hiện
chính sách dân tộc để kích động tư tưởng chống đảng, chống chính quyền, chống chế độ
xã hội chủ nghĩa. Một số tên đứng ra tập hợp nhen nhóm tổ chức như: "Đảng khăn trắng",
"Linh hồn", "Khơ-me" lôi kéo từ 300 - 500 người tham gia, gây bạo loạn ở Tào Hợi -

Giục Tượng, huyện Châu Thành - Kiên Giang.
Có những tổ chức bị ta phá, nhưng sau đó chúng khôi phục lại như "Đảng khăn
trắng" làm cho tình hình an ninh trật tự vùng đồng bào Khơ-me từng lúc diễn biến phức
tạp.
Đến tháng 7/1993 Chính phủ Liên hiệp ở Campuchia thành lập, các đảng phái
phản động ở Campuchia tăng cường hoạt động mạnh, sử dụng địa bàn Campuchia làm
nơi đứng chân, dùng bọn phản động Việt Nam lưu vong, làm lực lượng xung kích, tiêu
biểu như: Trần Hồ (tức Phi Hùng), Nguyễn Văn Quân (Quang Lộc) bọn này móc nối
với tướng Kim Anh (Campuchia) tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam. Chúng
lập ra các tổ chức nhân danh đồng bào dân tộc Khơ-me Nam Bộ, đòi quyền lợi hoặc nhân
danh các đảng phái tuyên truyền các luận điệu "Lục tỉnh Nam Bộ là đất của Campuchia"
để xuyên tạc vu cáo Việt Nam đàn áp đồng bào dân tộc Khơ-me; kích động tư tưởng gây
hận thù dân tộc, lôi kéo mua chuộc để tuyển chọn người trong vùng đồng bào dân tộc
Khơ-me đưa đi huấn luyện, đào tạo, rồi cho xâm nhập trở lại Việt Nam hoạt động chống
phá cách mạng nước ta, nhằm gây ra những vụ lộn xộn nội bộ và trên biên giới, buộc ta
phải đối phó, giải quyết.

Tại Campuchia nổi lên 5 hội được gọi là: Vùng lãnh thổ Khơ-me hạ của
Campuchia, Khơ-me krôm như: ("Hội người Khơ-me Krôm" do Kiên An (Sóc Trăng)
cầm đầu); "Hội ái hữu Khơ-me" "Campuchia Krôm" do Kim Phiên ở Trà Vinh cầm
đầu, "Hội bảo cứu Khơ-me krôm" do San Mô Ni (quê Trà Vinh) sáng lập và do Lâm
Sung cầm đầu, "Hội bảo vệ nhân quyền Campuchia Krôm do Hen Sa Đoan (quê Trà
Vinh) cầm đầu, "Hội sư sãi Campuchia Krôm" do Thạch Sa Môn (quê Trà Vinh) cầm
đầu. Các hoạt động chiến tranh tâm lý diễn biến khá phức tạp, nổi lên là tuyên truyền,
kích động tư tưởng hẹp hòi gây mâu thuẫn, nghi kỵ trong nội bộ, chia rẽ giữa đồng
bào dân tộc Kinh và đồng bào dân tộc Khơ-me, giữa cán bộ người Kinh và cán bộ
người Khơ-me, gây sự hoài nghi về chính sách dân tộc của Đảng ta. Ví dụ đưa ra luận
điệu cho rằng: đồng bào Khơ-me Nam Bộ nói chung (trong đó có Kiên Giang) không
được tôn trọng, không được đối xử bình đẳng, Đảng Cộng sản chưa thật tin ở cán bộ
người dân tộc Khơ-me. Một số nơi xuất hiện băng hình video, cát sét có nội dung xấu, ví

dụ nói rằng: "Ai phản đạo là phản dân tộc Campuchia", phao tin là đang chuẩn bị giải
phóng vùng Khơ-me Nam Bộ", đưa ra các hình ảnh nhằm ca ngợi người lính chế độ cũ,
cùng tranh ảnh sách báo đồi trụy lưu truyền trong các vùng đồng bào dân tộc Khơ-me.
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, trực tiếp ảnh
hưởng đến tâm tư tình cảm và lòng tin của đồng bào Khơ-me đối với Đảng.
Do sự tác động lôi kéo của kẻ thù, mối quan hệ giữa đồng bào dân tộc Khơ-me ở
nước ta và ở Campuchia diễn ra không bình thường. Sự hoạt động của các phần tử xấu
trốn sang Campuchia đã làm cho trên tuyến biên giới bộ và vùng nước đã xảy ra hàng
trăm vụ cướp vũ trang, tống tiền, tranh chấp tài nguyên, ngư trường gây thiệt hại lớn đến
tính mạng và tài sản của nhân dân ta. Tình hình xâm canh, xâm cư ở biên giới còn xảy ra,
đặc biệt là các vụ tranh chấp đều có sự khuyến khích của chính quyền Campuchia. Bọn
phản động đã tuyển lựa huấn luyện, cài cắm người vào nội địa ta. Các tổ chức phi chính
phủ quốc tế, núp dưới danh nghĩa hoạt động từ thiện đã lợi dụng đi sâu vào vùng dân tộc
Khơ-me, xâm nhập vào chùa chiền, tiếp xúc sư sãi để thu nhập tin tức, chúng đã tuyển
người để huấn luyện cách thu thập, moi tin thường xuyên báo cáo về nước Mỹ.

Tình hình đặc điểm trên là nguyên nhân của mọi nguyên nhân tạo ra những nhân
tố có thể dẫn đến bùng nổ vấn đề dân tộc, nếu chúng ta thiếu quan tâm thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng, thiếu chủ động cảnh giác phòng ngừa. Vì vậy, các cấp lãnh đạo
và chỉ đạo đều cần nhận thấy rõ những đặc điểm tình hình để có những giải pháp hữu
hiệu, thực hiện đúng đắn đường lối của Đảng, và thực hiện chính sách dân tộc phù hợp
với từng địa phương trong thời kỳ đổi mới đất nước.
Cách đây hai, ba thế kỷ, lúc đầu người Khơ-me chưa đủ mạnh để khai phá vùng
đầm lầy mênh mông hoang dã ở đồng bằng sông Cửu Long, họ chỉ quần cư thành từng
Phum, Sóc theo vùng đất cao ở ven sông, ven biển, xung quanh vùng Bảy núi. Đến thế kỷ
XVII, khi người Việt và một bộ phận người Hoa di cư đến cùng chung sống với người
Khơ-me khai phá vùng đất mới này, từ đó đồng bằng sông Cửu Long mới được khai khẩn
thực sự.
Người Hoa ở Kiên Giang, theo các tài liệu cho thấy, từ trước năm 1754, Mạc Cửu
cùng khoảng 400 người Hoa di dân từ các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến ở Trung Quốc

đến khai phá vùng đất Hà Tiên; Trên địa bàn rộng lớn trấn Hà Tiên lúc bấy giờ gồm có
các tỉnh như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và Kiên Giang, đã có mặt những
người Việt và người Khơ-me, người Hoa đều đến định cư lập nghiệp. Đặc biệt Mạc Cửu
là người đã có công tập hợp các cư dân thành 7 xã để làm nơi sinh sống; tiêu biểu thời
Mạc Thiên Tích (Mạc Thiên Tứ) con trai của Mạc Cửu. Địa bàn dân cư đa dân tộc ở trấn
Hà Tiên, được mở rộng đến tận bờ Tây sông Hậu. Ngày nay người Hoa sinh sống tại
Kiên Giang, phần lớn là có nguồn gốc từ những di dân người Hoa, hầu hết họ đều là
những người lao động nghèo, trốn tránh ách áp bức bóc lột, và chính sách kỳ thị dân tộc
của nhà Thanh - Triều đình phong kiến thống trị ở nước Trung Hoa lúc bấy giờ.
Về đời sống tâm linh, người Hoa thường thờ tổ tiên, thần tài, thần đất, thần nhà
trong gia đình, ở cộng đồng họ đều thờ phật, thờ quan Công, thờ ông Bổn, Bà Thiên Hậu.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, người Hoa ở Kiên Giang cũng như
các dân tộc khác, đều ý thức được mình là một dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt
Nam. Vì vậy, đồng bào dân tộc Hoa ở địa phương đã tích cực tham gia quản lý chính

quyền tại các xã trong tỉnh. Hơn nữa, có nhiều người Hoa là cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham
gia các tổ chức xã hội ở địa phương.
- Đồng bào dân tộc thiểu số (mà số đông là đồng bào Khơ-me) sống xen kẽ với
đồng bào dân tộc Kinh, tương đối tập trung ở một số huyện: Hòn Đất, Gò Quao, Giồng
Riềng, Châu Thành, Kiên Lương
Từ lịch sử lâu đời, số đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới. Chính nơi đây đều là căn cứ địa cách mạng, nơi che chở nuôi
dưỡng bảo vệ cán bộ, chiến sĩ trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc,
thống nhất đất nước.
Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng bào các dân tộc luôn luôn gắn
bó với Đảng, cách mạng, đoàn kết đấu tranh chống bọn đế quốc xâm lược, giải phóng dân
tộc, giành độc lập tự do cho dân tộc, đồng bào các dân tộc thiểu số tin tưởng vào sự lãnh
đạo của Đảng trong tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cũng như trong công
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Họ biết ơn Đảng đã đem lại hòa bình, cuộc sống ấm no
hạnh phúc cho toàn dân tộc. Hơn nữa đồng bào các dân tộc thiểu số giữ vững khối đoàn

kết giữa các dân tộc anh em, bền vững lâu dài, cùng chung sống hòa thuận, giúp nhau
góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời họ cùng chung sức làm thất bại mọi
âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, đặc biệt là làm thất bại âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa
đế quốc dùng chiến lược "diễn biến hòa bình" để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và
chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta.
Nhưng hiện nay vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Khơ-me
nói riêng còn chậm phát triển về kinh tế - xã hội so với vùng đồng bằng và đô thị, sự
chênh lệch còn rất rõ rệt, đời sống của đồng bào gặp không ít khó khăn. Đặc điểm sống
xen kẽ với các dân tộc anh em, tạo nên mối quan hệ giao lưu hiểu biết lẫn nhau, giúp đỡ
nhau cùng nhau tiến bộ, tuy nhiên, cũng có những biểu hiện chưa thông cảm nhau về tâm
lý, tình cảm, phong tục và điều đó cũng ít nhiều gây trở ngại cho việc củng cố quan hệ
đoàn kết giữa các dân tộc anh em.

- Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang, chủ yếu xuất thân từ nông dân lao
động, chuyên sống bằng nghề nông, canh tác độc canh cây lúa, với tâm lý sản xuất nhỏ,
phân tán, trình độ văn hóa thấp so với người Kinh và người Hoa.
Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, từ nền sản xuất phân
tán, tập trung bao cấp chuyển sang nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã
từng bước làm thay đổi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở nông thôn. Phần đông đồng
bào dân tộc tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển nông thôn
mới. Tuy thế, đời sống xã hội ở nhiều vùng còn gặp khó khăn so với nhiều nơi khác trên
địa bàn của tỉnh. Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Kiên Giang.
- Tuyệt đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số Kiên Giang là những người lao động
cần cù, thật thà, chất phác ngay thẳng trong cuộc sống, rất ghét sự lừa dối.
Trong phong tục tập quán, đồng bào vẫn còn giữ truyền thống lâu đời, nam thanh
niên khi đến tuổi nhất thiết phải vào tu ở ngôi chùa. Họ quan niệm rằng chỉ bằng con
đường "tu thân tích đức" thì trình độ con người mới được nâng lên và có đủ cơ sở để lý
giải những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, mới tránh được mọi đau khổ trong đời, làm

cho tâm con người có được sự tĩnh tại, thông minh sáng suốt để quyết đoán công việc.
Tôn trọng đạo Phật, giáo lý đạo Phật đã ăn sâu vào tâm tư tình cảm của họ, nhưng cũng
từ đó dễ dẫn đến hiện tượng mê tín dị đoan, thờ cúng, bói toán, lên đồng, lên tổ trong khi
đau yếu hoặc khi gặp những việc không may trong cuộc sống.
Các lễ hội hàng năm một mặt thể hiện lòng mê tín của đồng bào đối với thần linh,
mà theo họ vẫn còn là lực lượng thiêng liêng phù hộ, độ trì. Mặt khác, cũng thể hiện lòng
tôn trọng truyền thống, lấy đó làm nguồn động viên nhau vượt qua những khó khăn thử
thách, để xây dựng cuộc sống mới.
- Đồng bào dân tộc thiểu số Kiên Giang có truyền thống yêu quê hương đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ và cuộc chiến tranh biên giới Tây
Nam, đồng bào Khơ-me nói riêng, đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung ở đây đã thể
hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng cùng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nhiều đồng bào dân
tộc thiểu số đã hy sinh anh dũng, nhiều vùng đồng bào dân tộc là căn cứ địa cách mạng,
là cơ sở tin cậy của nhiều cán bộ. Ngoài ra, đồng bào dân tộc còn góp nhiều của cải và
sức người cho cuộc chiến tranh nhân dân. ý chí tiến công cách mạng của đồng bào dân
tộc thiểu số vì lý tưởng sống "Không có gì quí hơn độc lập tự do" được biểu hiện nổi bật.
Ngày nay cần tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước của đồng bào Khơ-me và đồng
bào các dân tộc thiểu số khác nhằm phát triển kinh tế - xã hội, để từng bước đưa dân tộc
thiểu số thoát cảnh nghèo khó, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên
Giang
Quán triệt việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng nói chung, cụ thể là Chỉ
thị 117 CT/TƯ ngày 29/9/1981, Chỉ thị 68CT/TW ngày 18/4/1991 của Ban Chấp hành
Trung ương về công tác vùng đồng bào dân tộc Khơ-me, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân
tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác dân tộc, bằng những chủ
trương, biện pháp tích cực, đã làm chuyển biến một bước quan trọng đối với đồng bào
các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang nói chung, đồng bào Khơ-me Kiên Giang nói riêng.
Những thành tựu đã đạt được là:
Về kinh tế - xã hội

Trong nông nghiệp, cùng với việc tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
việc xác định hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, thực hiện cơ chế giao đất giao rừng
lâu dài cho nông dân sản xuất, thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh chăn nuôi, cải tạo vườn
tạp trồng cây ăn trái, đánh bắt nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công
nghiệp đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân lao động. Trình độ sản
xuất kinh tế hộ gia đình ngày càng được nâng lên theo hướng sản xuất hàng hóa.
Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn mua sắm máy cày, máy xới, máy bơm nước; sử dụng
giống mới có năng suất chất lượng cao, ứng dụng các biện pháp canh tác tiến bộ, đưa

khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, hình thành các mô hình kinh doanh tổng hợp VAC,
VACR, nông - lâm - ngư kết hợp để tiết kiệm kinh phí, nâng cao hiệu quả sản xuất
nông nghiệp. Kinh tế hộ nông dân đã có bước phát triển, bước đầu hình thành mô hình
kinh tế trang trại làm ăn đạt hiệu quả.
Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ mọi người được tự do sản
xuất kinh doanh đúng pháp luật. Việc sắp xếp lại sản xuất, bố trí lại lao động, thực hiện
khoán sản phẩm, đổi mới trang thiết bị, công nghệ gắn với kinh doanh, khuyến khích đầu
tư trong nước, đã làm xuất hiện các phong trào thi đua lao động sáng tạo nâng cao chất
lượng sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần đưa sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển theo cơ chế mới tạo nên sự thay đổi
về cơ cấu, ngành nghề và địa bàn lao động.
Những năm qua, Kiên Giang đã khai hoang hơn 70.000 ha đất đưa vào sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp; diện tích lúa hai vụ từ 40.000 ha đến 230.000 ha năm 2000, tăng
xấp xỉ 6 lần so với 1987. Sản lượng lương thực từ 1,6 triệu tấn thóc năm 1995 đến 1999
là 2 triệu tấn thóc, bình quân lương thực tăng từ 1.200 kg/người năm 1995, lên 1.400
kg/người năm 1999, hình thành một số vùng nguyên liệu chế biến, trồng và khoanh nuôi
tái sinh 47.000 ha rừng. Đánh bắt hải sản tiếp tục có bước phát triển, đóng mới và sửa
chữa đưa vào sử dụng 7.043 chiếc tàu với tổng công suất tăng gấp 3 lần so với trước đây, đặc
biệt là phương tiện đánh bắt xa bờ tăng 530 chiếc tàu. Sản lượng đánh bắt cá tăng từ
190.755 tấn đến 218.500 tấn năm 1999 [57, tr. 4].
Được sự hỗ trợ của Trung ương và sự đầu tư của tỉnh, nhiều công trình cơ sở hạ

tầng đã được xây dựng ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me như thủy lợi, giao thông, điện,
đường, nước phục vụ cho sinh hoạt Nhờ đó diện tích đất canh tác được thâm canh tăng
vụ, số hộ có nước sạch sử dụng ngày nhiều hơn, chương trình xóa cầu khỉ, tôn tạo nền
nhà "sống chung với lũ" cũng đã góp phần việc tháo gỡ khó khăn đối với đồng bào dân
tộc Khơ-me, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.
Việc giúp đỡ cho đồng bào dân tộc Khơ-me vay vốn sản xuất được quan tâm hơn.
Hàng năm đồng bào dân tộc Khơ-me vay bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Riêng nguồn

vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn từ năm 1991 - 1999 đã lên tới trên 10 tỷ
đồng, trong đó 5 tỷ đồng hỗ trợ cho sản xuất. Để khắc phục tình trạng thiếu đất canh tác
đối với đồng bào dân tộc, các địa phương trong tỉnh đã vận động đưa 312 hộ dân tộc
Khơ-me không có đất sản xuất đến khai thác, canh tác sản xuất ở huyện Hà Tiên, huyện
Hòn Đất thuộc vùng tứ giác Long Xuyên, đến nay nhiều hộ đã ổn định sản xuất và cuộc
sống dần được cải thiện [64, tr. 2].
Nhờ nguồn vốn vay từ ngân hàng và nguồn vốn vay của các chương trình dự án
khác, cùng việc hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhiều vùng dân tộc
Khơ-me ổn định đời sống, số hộ đủ ăn, khá ngày càng tăng, đặc biệt đã giảm hộ nghèo
đáng kể (từ 60% năm 1991 xuống còn dưới 30% năm 1998. So với tỷ lệ chung toàn tỉnh
còn 14,7%).
Mặc dù đời sống của đồng bào dân tộc Khơ-me có được nâng lên, nhưng còn
chậm so với các đồng bào Kinh và Hoa. Sự chênh lệch giữa các dân tộc trong khu vực
còn khá lớn và sự phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, số hộ nghèo không có đất và thiếu đất
vẫn còn nhiều, đặc biệt ở một số vùng sâu, vùng xa tỷ lệ hộ đói nghèo là 50%, trong khi
bình quân chung toàn tỉnh chỉ có trên 14%, có khoảng 8% số hộ không có đất và thiếu đất
sản xuất; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc Khơ-me còn nhiều
khó khăn, ngành nghề phát triển chậm [64, tr.12].
* Văn hóa - giáo dục y tế
Cùng với tiến bộ kinh tế, đời sống tinh thần các dân tộc nói chung, dân tộc Khơ-
me nói riêng cũng có những chuyển biến tích cực.
- Bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được tôn trọng bảo vệ

và phát huy, nhiều lễ hội truyền thống được duy trì, di tích lịch sử văn hóa của đồng
bào được sự quan tâm giúp đỡ đầu tư để tôn tạo sửa chữa. Đoàn Nghệ thuật dân tộc
Khơ-me tỉnh Kiên Giang được duy trì và đầu tư kinh phí hoạt động thường xuyên.
Mạng lưới thông tin tuyên truyền được chú ý và phát triển tốt. Thông qua việc cấp
máy thu hình, băng casette cho các chùa để sử dụng làm phương tiện phục vụ đồng
bào dân tộc, thường xuyên được cấp băng, tài liệu có nội dung tuyên truyền phổ biến

pháp luật của Nhà nước, đã phát huy tác động tích cực của các chùa trong việc góp
phần nâng cao dân trí, tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước trong đồng bào dân tộc Khơ-me.
Tất nhiên, bên cạnh việc tôn trọng tập quán của các dân tộc, chính quyền, đoàn thể
địa phương, cơ sở còn quan tâm vận động, giáo dục đồng bào từng bước cải tiến lễ hội,
tập tục lạc hậu cho phù hợp với tiến trình đổi mới và sự phát triển chung của tỉnh và cả
nước.
Hệ thống trường dân tộc nội trú ba huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Hà Tiên có
số đông đồng bào dân tộc Khơ-me đã hoạt động tốt. Hiện nay tỉnh Kiên Giang có 4
trường dân tộc nội trú, trong đó có 1 trường cấp tỉnh, 3 trường cấp huyện, có tổng số
990 em học sinh dân tộc Khơ-me, trong đó có 730 em được trợ cấp học bổng. Ngoài
ra, số học sinh dân tộc toàn tỉnh được huy động đến trường hàng năm đều tăng lên khá
rõ rệt Công tác bổ túc văn hóa, mẫu giáo được chú trọng, việc xóa mù, phổ cập giáo
dục tiểu học được quan tâm hơn. Nhiều huyện, xã có đồng bào dân tộc Khơ-me được
công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. ở bậc
tiểu học có tài liệu giáo trình song ngữ để dạy và học. Lãnh đạo tỉnh thực hiện chính
sách giảm miễn học phí và cấp học bổng, sách giáo khoa cho con em dân tộc học giỏi và
con em các gia đình thuộc diện chính sách. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên người dân tộc
còn thiếu, số lượng chất lượng giáo dục nhìn chung chưa cao, so với công tác giáo dục
của tỉnh.
Về chăm sóc sức khỏe, đến nay hầu hết các xã ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me
đều đã có trạm y tế, y cụ và thuốc chữa bệnh được tăng cường tốt hơn. Công tác tiêm
chủng mở rộng được thực hiện đều khắp trên địa bàn, các loại bệnh phụ khoa, đường

ruột, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em bước đầu thực hiện có hiệu quả, công tác kế
hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh hơn, việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường được
chú ý hơn. Đội ngũ cán bộ y tế người dân tộc Khơ-me từng bước được đào tạo tăng về số
lượng và nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Nhìn chung, tình hình đặc điểm, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục y tế của đồng
bào dân tộc Khơ-me Kiên Giang có nét đặc thù, nhưng không tách biệt với đặc điểm
chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ngược lại, nét đặc thù đó làm phong phú
thêm nền văn hóa dân tộc Việt Nam, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo
thành sức mạnh tổng hợp của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
1.3. Mối quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang trong quá trình đấu
tranh dựng nước và giữ nước
Trải qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước đồng bào dân tộc Khơ-me đoàn
kết gắn bó với đồng bào dân tộc Kinh và đồng bào dân tộc Hoa cùng nhau khai phá cải
tạo thiên nhiên, biến mảnh đất hoang vu xưa kia trở thành vùng đất phì nhiêu màu mỡ,
có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - an ninh quốc phòng.
Kiên Giang là một tỉnh nằm giáp biển, chịu sự tác động của biển, của nhịp độ thủy
triều. Kiên Giang có vùng đất nước ngọt quanh năm và cũng có vùng đất phèn mặn, thiếu
nước ngọt trầm trọng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất vào mùa khô. Những
vùng đất thiếu nước ngọt này thường tập trung những cư dân nghèo, thường là vùng căn
cứ cách mạng trước đây, đã từng chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh chống
Pháp và chống Mỹ của đất nước ta.
Ngày nay, Kiên Giang là hai tỉnh Rạch Giá và Hà Tiên sát nhập lại, với đơn vị
hành chính là 11 huyện, và 2 thị xã: Thị xã Rạch Giá, thị xã Hà Tiên. Kiên Giang là vùng
đất có nhiều dân tộc cư trú hỗn hợp trong lịch sử và hiện tại, nhưng chủ yếu là dân cư
thuộc đồng bào dân tộc Kinh, đồng bào dân tộc Khơ-me, đồng bào dân tộc Hoa. Theo số
liệu thống kê, tổng điều tra dân số năm 1999 dân số Kiên Giang là 1.487.553 người,
trong đó dân tộc kinh là 1.273.378 người, chiếm 85,6%, dân tộc Khơ-me 181.338 người
chiếm 12,19%, dân tộc Hoa 32.150 người chiếm 2,16%, các dân tộc khác chiếm 0,05%.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, ở tỉnh Kiên Giang dân tộc thiểu số chủ yếu là đồng bào

dân tộc Khơ-me sau đó là đồng bào dân tộc Hoa.

Tín ngưỡng tôn giáo, Kiên Giang là vùng đất có nhiều tôn giáo chẳng hạn như:
Thiên chúa giáo, Tin lành, Phật giáo đại thừa và tiểu thừa, Is Lam giáo, đều là những tôn
giáo phổ biến trên thế giới; đồng thời có những tôn giáo địa phương, chỉ tồn tại ở Nam
Bộ như: đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và nhiều hình thức tín
ngưỡng thờ kiek-tà-arặc. Thờ các vị thần có công với nước như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn
Trung Trực đã trở thành phong tục trong dân gian, dân tộc từ lâu đời.
Đặc điểm cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số là sống xen kẽ với đồng bào
dân tộc khác, ngoài một bộ phận cư trú ở các thị xã, thị trấn, còn phần đông đồng bào dân
tộc thiểu số đều sinh sống ở vùng nông thôn, đất phèn, nước mặn, tập trung ở các huyện
như: huyện Châu Thành, huyện Gò Quao, huyện Giồng Riềng, huyện Kiên Lương, huyện
Hòn Đất, huyện Phú Quốc Nếu đồng bào dân tộc Khơ-me sinh sống chủ yếu bằng nghề
sản xuất nông nghiệp, trồng cây lúa nước ở đất ruộng thì đồng bào dân tộc Hoa lại sống
chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và làm rẫy, chẳng hạn như: có nhiều gia đình dân tộc
Hoa có từ 5-10 ha rẫy trồng hoa màu. Tuy nhiên, cả đồng bào dân tộc Khơ-me và đồng
bào dân tộc Hoa, đều sống đan xen với đồng bào dân tộc Kinh trên địa bàn Kiên Giang.
Vì vậy, tỉnh Kiên Giang là vùng đất cộng cư chung chủ yếu của ba dân tộc anh em
cùng sinh sống, họ đều chung vui những lễ, tết hàng năm như: tết Nguyên Đán của đồng
bào dân tộc Kinh, tết nửa năm (mừng 5 tháng năm âm lịch) hay tết chôl chnăm thmây của
đồng bào dân tộc Khơ-me. Trong các ngày lễ, tết, đồng bào các dân tộc đều đi thăm mộ
tổ tiên, cúng chùa, thăm hỏi chúc mừng tuổi thọ của nhau, đồng thời làm những thứ bánh
đặc trưng truyền thống. Đặc biệt là trong những gia đình hỗn hợp có Việt - Khơ-me - Hoa
hoặc Khơ-me - Hoa hay Việt - Hoa thì những ngày tết lễ của ba dân tộc đều không thể
thiếu được trong đời sống từng gia đình. Nhiều người Khơ-me, người Hoa nghe và nói
được tiếng tiếng phổ thông và ngược lại, nhiều đồng bào dân tộc Kinh cũng nghe và biết
tiếng Khơ-me, tiếng Hoa họ quan hệ giao tiếp hàng ngày, có thể chuyển từ ngôn ngữ
này sang ngôn ngữ kia một cách tự nhiên. Hàng ngày, khi cần trao đổi giao lưu hàng hóa,
khoa học kỹ thuật, chính trị, tình cảm họ thường bắt đầu từ ngôn ngữ phổ thông.


Thực tế cho thấy, sự đan xen và giao lưu về tín ngưỡng, tôn giáo giữa ba dân tộc
anh em trên địa bàn Kiên Giang khá đậm nét. Trước đây việc thờ cúng ông bà của đồng
bào dân tộc Khơ-me chủ yếu tập trung ở các chùa thuộc phum và sóc. Ngày nay thì cả ba
dân tộc đều lập bàn thờ ông bà ở nhà, bàn thờ phật của đồng bào dân tộc Khơ-me được
đặt ngay giữa nhà theo lối đồng bào dân tộc Hoa và cũng không nhất thiết là phải quay về
hướng mặt trời như trước đây. Ngoài ra, đồng bào dân tộc Khơ-me còn thờ thần linh,
thượng đế gần giống như đồng bào các dân tộc Việt, đồng bào dân tộc Hoa. Như vậy,
các dân tộc có sự tiếp thu những yếu tố văn hóa của nhau, nhưng vẫn bảo tồn và phát
huy những giá trị và sắc thái văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời cùng góp
phần làm giàu cho các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Thường năm đồng bào Khơ-me tổ chức các lễ Hội biểu hiện đậm sắc thái văn hóa
dân tộc Khơ-me như: Lễ vào năm mới (tết Chôl chnăm thmây). Lễ cúng ông bà (tết Sen
Đôn ta); lễ cúng trăng (Oóc om boóc). Ngoài việc tổ chức lễ cúng tạ ơn mặt trăng đã đem
lại mùa màng bội thu, đồng bào ở khắp nơi trong tỉnh đều tập trung tổ chức đua ghe ngo
ở huyện Gò Quao.
Lễ hội đó có ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh đoàn kết giữa các dân tộc và đồng
bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang. Từ đó không chỉ thu hút đồng bào dân tộc Khơ-me
mà còn thu hút đồng bào các dân tộc Kinh và Hoa nhiệt tình ủng hộ tham gia tích cực,
làm cho quan hệ giữa các dân tộc ngày càng tốt đẹp.
Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và thống trị ở nước ta, chúng thực hiện
chính sách "chia để trị", bọn thực dân Pháp thực hiện nhiều chính sách về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội để áp bức bóc lột, gây chia rẽ dân tộc, nhằm tạo ra sự biến động lớn
trong đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc ở Kiên Giang.
Truyền thống đoàn kết được phát huy, đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khơ-me
luôn luôn kề vai sát cánh nhau trong công cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, giành độc
lập cho dân tộc. Từ đó có nhiều cuộc khởi nghĩa mà tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của
vị anh hùng áo vải Nguyễn Trung Trực đã thu hút đông đảo đồng bào Kinh, Khơ-me,
Hoa tham gia nghĩa quân cùng nhau chống Pháp.

Giữa những năm 1930, chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên được thành lập

ở Rạch Giá, từ đó phong trào cách mạng chuyển sang giai đoạn mới. Dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng, theo quan điểm "Đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng
tương trợ để đấu tranh cho độc lập tự do và hạnh phúc chung" chi bộ Đảng Cộng sản
hướng phong trào đấu tranh của các đồng bào dân tộc Kiên giang vào mục tiêu trước
mắt là giành lại ruộng đất từ tay địa chủ và bọn thực dân, tiến hành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, đánh đổ đế quốc phong kiến giành lại độc lập dân tộc. Đồng bào các
dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc Kinh cùng tham gia Hội tương tế, Hội ái Hữu, Hội
nhà Giàng để đoàn kết đấu tranh chống hành động cướp ruộng đất, đòi quyền dân sinh
dân chủ. Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của nông dân, các dân tộc ở Rạch Giá, Hà
Tiên, liên tiếp nổ ra trong những năm 1938 - 1939 và đã trở thành một trong những
trung tâm phong trào đấu tranh của nông dân cả nước thời kỳ 1936 - 1939. Năm 1945
Cách mạng tháng Tám thành công, lần đầu tiên trong lịch sử, đồng bào các dân tộc
Kinh, Hoa, Khơ-me được đổi đời, từ thân phận người dân mất nước, nô lệ họ đã trở
thành người làm chủ đất nước, trở thành người tự do, làm chủ vận mệnh đất nước Tổ
quốc của mình.
Từ khi thực dân Pháp tái chiếm Rạch Giá và Hà Tiên, Kiên Giang hình thành hai
vùng khác biệt: vùng do địch kiểm soát và vùng căn cứ cách mạng.
1946 - 1954, vùng căn cứ cách mạng, các phong trào kháng chiến chống thực dân
Pháp phát triển mạnh mẽ, xây dựng được nhiều khu căn cứ địa cách mạng vững chắc cho
cuộc kháng chiến lâu dài của quân và dân Kiên Giang và khu 19. Đồng thời Đảng bộ
Rạch Giá, Hà Tiên tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân tập trung xây
dựng vùng nông thôn giải phóng, đẩy mạnh phong trào "Kháng chiến kiến quốc". Tiếp
tục thực hiện chủ trương cấp đất cho nông dân, có thể nói rằng tỉnh Rạch Giá có số đất và
số người được tạm cấp đất cao nhất so với các tỉnh ở Nam Bộ như: (6/1952 tỉnh Rạch Giá
cấp 59.948 ha đất cho 88.167 hộ nông dân, 1953 khoảng 3/4 số đất canh tác nông nghiệp
trong vùng giải phóng ở Rạch Giá và Hà Tiên được cấp nông dân). Đảng bộ hai tỉnh
Rạch Giá và Hà Tiên đã đẩy mạnh công tác Khơ-me vận và Hoa vận. Năm 1948 tỉnh
Rạch Giá thành lập "ủy ban vận động quốc dân thiểu số Cao Miên" và tỉnh Hà Tiên thành

lập "Ban vận động Cao miên giải phóng" nhằm tập hợp lực lượng đồng bào dân tộc

Khơ-me, đồng bào dân tộc Hoa tham gia cuộc kháng chiến chống bọn thực dân phong
kiến [67, tr. 644].
Tỉnh ủy Rạch Giá và Hà Tiên đề ra và thực hiện nhiều chủ trương để tập hợp lực
lượng đồng bào dân tộc Hoa, tham gia ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp. Cụ thể ở Hà
Tiên đã thành lập Hội "Việt - Hoa thân hữu", Rạch Giá thành lập "ủy ban Công vụ Huê
Kiều" nhằm mục đích tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng cộng sản và Mặt
trận Việt minh.
Ngoài ra, các xã còn thành lập "Liên Hiệp hội" nhằm thu hút thanh niên và đồng
bào dân tộc Hoa tham gia các phong trào ở địa phương. Năm 1949 cách mạng Trung
Quốc giành những thắng lợi to lớn, gây ảnh hưởng tích cực đến các phong trào đấu tranh
của nhân dân ta, Tỉnh ủy Rạch Giá phát động "Tuần lễ thanh niên Huê Kiều" và tổ chức
các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể hiện tình đoàn kết cộng đồng trong đồng bào các
dân tộc, ủng hộ và tham gia phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Điều đó đã
góp phần khích lệ phong trào đấu tranh của đồng bào dân tộc Khơ-me, đồng bào dân tộc
Hoa, đồng bào dân tộc Kinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thành tựu to lớn đạt được ở tỉnh Rạch Giá, Hà Tiên nói lên vai trò to lớn của đồng
bào các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang và đồng bào dân tộc Kinh cùng kề vai sát cánh
trong các cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, đồng thời cũng thể hiện truyền thống
đoàn kết giữa các dân tộc, lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước của đồng bào các dân
tộc ở Kiên Giang.
Do đa số dân cư của đồng bào dân tộc Khơ-me, và đồng bào dân tộc Hoa cư trú ở
những địa bàn chiến lược, vùng căn cứ cách mạng, vùng kháng chiến, thị xã, thị trấn, nên
Mỹ - Ngụy đã tập trung mũi nhọn hoạt động vào các địa bàn trên nhằm thực hiện âm
mưu giành dân, chia rẽ tình đoàn kết các dân tộc, đánh phá phong trào cách mạng, tiêu
diệt phong trào cộng sản.
1954 - 1975, đế quốc Mỹ - Ngụy áp dụng hàng loạt chính sách đối với vùng
nông thôn, như ban hành các chỉ thị: Số 02, số 07, số 56 nhằm gây tình trạng sáo canh

×