Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Guitar Nhạc Lý Căn Bản Từ A pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.04 KB, 27 trang )

Guitar Nhạc Lý Căn Bản Từ A-Z - Phần 1
LỜI NÓI ĐẦU
Khi hướng dẫn học phần lý thuyết song song với xướng âm, không nên học hết mọi điểm
như được ghi theo thứ tự trong sách này. Nhưng điểm nào dễ hiểu, cần thiết, chúng ta học
trước, những gì khó hiểu, phức tạp, chúng ta sẽ trở lại sau.
Đề nghị:
• Xướng âm I học các chương I, II, III, IV,
• Xướng âm II học các chương V, VI, VII, VIII,
• Xướng âm III học các chương IX, X, XI, XII.
Tuy nhiên nếu cần, vẫn có thể thảy đổi các chương, hoặc học trước một số điểm có trong
các chương sau. Các học viên vẫn có thể đọc trước các chương để có cái nhìn tổng quát
về môn học. Sau mỗi chương đều có những tiểu đề để ôn tập.
Vì soạn ra để dạy kèm với môn xướng âm, nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong được
sự góp ý của bạn đọc.
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT
1. Muốn hiểu ngôn ngữ viết, tối thiểu ta phải biết đánh vần, đọc chữ. Tương tự như vậy,
muốn xem và hiểu một bản nhạc, ta cũng phải hiểu được các ký hiệu âm nhạc, và biết
xướng âm. Có thể nói Nhạc pháp (gồm nhạc lý và xướng âm) là cửa ngõ dẫn vào âm
nhạc.
2. Âm nhạc là một bộ mộn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình ý của con người.
Nó được chia ra hai loại chính, đó là thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa
trên lời ca, nên ý tưởng và tình cảm cụ thể và rõ ràng. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên
âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, nó gợi ý, gây cảm giác hơn là nói
lên một tình cảm nào rõ rệt. Cần phải học hỏi nhiều hơn mới lĩnh hội được.
3. Nghệ thuật là kết quả của hoạt động của con người biết dùng các phương tiện khả giác
một cách khéo léo, tài tình, để thông đạt tình ý của mình. Trong âm nhạc, các phương
tiện đó là âm thanh. Do đó, âm nhạc chủ yếu làm cho tai nghe. Muốn thưởng thức âm
nhạc, phải nghe thực thụ chứ xem bằng mắt thì chưa đủ.
4. Âm thanh dùng trong âm nhạc thường có bốn đặc tính này :
4.1. Cao thấp (cao độ)


4.2. Ngắn dài (trường độ)
4.3. Mạnh nhẹ (cường độ)
4.4. Đục trong, sáng tối … (âm sắc).
Thiếu một trong các đặc tính trên thì chỉ là tiếng động. Hiện nay người ta dùng nhiều
tiếng động khác nhau trong âm nhạc, nhằm tăng cường mức độ diễn cảm cũng như tính
tiết tấu của âm nhạc. Đó là các nhạc cụ thuộc bộ gõ như trống con, trống cái, phách,
maracas, triangle, cymbal …
5. Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm
thanh với các đặc tính của chúng. Môn ký âm là ghi âm thanh lại
CHƯƠNG I
KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN CAO ĐỘ
1. Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA,
SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI.
Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống
thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một
(còn gọi là bát độ).
2. Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên : đô : C,
rê : D, mi : E, fa : F, xon : G, la : A, xi : B (hiện nay B chỉ Xi giáng, còn H chỉ Xi
thường).
3. Ở một số nước như Trung Hoa, Nhật Bản … người ta còn dùng số thay cho tên gọi
bằng chữ. Thí dụ : 1 : đô, 2 : rê, 3 : mi … (1 chỉ dấu bậc I, 2 chỉ dấu bậc II, 3 chỉ dấu bậc
III …, 7 chỉ dấu bậc VII, muốn lên cao một bát độ, ta thêm dấu chấm trên con số, muốn
xuống thấp một bát độ, ta thêm dấu chấm dưới con số 1, 1 …). Số có 1 gạch là dấu móc,
dấu có một gạch ngang là dấu trắng. Dấu không có gì là dấu đen…
Thang thất âm Đô luôn được trình bày dưới dạng 7 âm cơ bản đi liền nhau cộng thêm với
âm đầu của thang âm được lặp lại ở bát độ : Đô Rê Mi Fa Xon La Xi (Đô).
4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau.
· Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô.
· Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô
với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi.

Ta có sơ đồ :
Đô–Rê–Mi-Fa–Xon–La–Xi-Đô (mỗi gạch ngang chỉ nữa cung, nguyên cung gồm 2 nửa
cung).
Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6
nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ – Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng
nửa cung một (ở đây chỉ mới nói đến hệ âm điều hoà do nhạc sĩ Jean-Sebastien Bach
(1685-1750)và Jean Philippe Rameau (1683-1764) cổ võ và được chấp nhận rộng rãi cho
đến nay).
5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống
từng nửa cung điều hoà.
5.1. – Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.
- Thăng kép : (x) làm tăng lên 2 nửa cung.
5.2. – Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.
- Giáng kép : (bb) làm giảm 2 nửa cung.
5.3. – Dấu bình : ( n ) cho trở về cao độ tự nhiên,
không còn bị ảnh hưởng của các dấu hoá cấu thành cũng như dấu hoá bất thường.
Ở một số nước như Đức, Nga … khi dùng chữ cái La-tinh A, B, C … người ta thêm vần
is thay dấu thăng : Cis : Đô# ; Eis : Mi# ; Ais : La# ; Cisis : Đôx … và thêm vần es thay
dấu giáng : Ces : Đôb ; Ceses : Đôbb ; Des : Rêb ; Ees —> Es : Mib ; Aes —> As : Lab.
6. Nhờ các dấu hoá đặt trước các dấu nhạc trên khuông nhạc, các bậc cơ bản được nâng
cao hoặc hạ thấp tạo thành các “bậc chuyển hoá” : Đồ – Đô# (Rêb) – Rê – Rê# (Mib) –
Mi – Fa – Fa# (Xonb) – Xon – Xon# (Lab) – La – La# (Xib) – Xi – Đô (các dấu hoá này
được gọi là các dấu hoá bất thường. Chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong
cùng một ô nhịp, khác với các dấu hoá cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc, còn gọi là hoá
biểu, ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc).
- Nửa cung dị chuyển : (diatonic đọc là đi-a-tô-ních) là nửa cung tạo nên bởi 2 bậc khác
tên kề nhau.
- Nửa cung đồng chuyển : (chromatic đọc là crô-ma-tích) là nửa cung tạo nên bởi 2 bậc
cùng tên.
- Nguyên cung dị chuyển : được tạo nên bởi 2 bậc khác tên kề nhau.

- Nguyên cung đồng chuyển : được tạo nên bởi 2 bậc cùng tên như Fa – Fa x, Xon –
Xon bb hoặc 2 bậc khác tên không kề nhau : Đô# – Mib, Xon# – Xib. Trên thực tế đây
là quãng ba giảm.
TD 5
a) 2 bậc cùng tên b) 2 bậc khác tên không kề nhau (= quãng 3 giảm)
7. Muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh, người ta dùng đến khuông nhạc và khoá
nhạc.
7.1. Khuông nhạc : Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song
song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11
bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ :
7.2. Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc
được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc.
Hiện nay thường dùng 3 loại khoá chính sau :
a) Khoá Xon dòng 2 :
- Dành cho bè nữ và các đàn âm khu cao như violon, Flute, Oboe …
- Dành cho các bè nam cao và trầm : gồm khoá Xon Ricordi và khóa Xon hạ quãng 8
b) Khoá Fa dòng 4 : dành cho các giọng nam và các dàn thuộc âm khu trầm như
Violoncello (cello), Contrabasso, Fagotto, Trombone …
c) Khoá Đô dòng 3 : dùng cho đàn viola.
8. Âm La mẫu có tần số 440 là âm chuẩn được đa số chấp nhận : nó được ghi trên
khuông nhạc khoá Xon 2, nằm ở khe thứ 2. Người ta gọi đó là âm La 3, vì nó nằm trong
bát độ thứ 3 của 4 bát độ hợp ca của giọng người.
Với hai khoá Xon và Fa, chúng ta có thể xác định chính xác độ cao tuyệt đối của các âm
thanh thuộc âm vực giọng hát hợp ca trải dài trong 4 bát độ. Có những nhạc khí có thể
phát ra âm thanh trầm hơn quá 1 bát độ (La – Xi – Đồ – Rê … Đô1) hoặc cao hơn 2 bát
độ (Đô5 – Rê – Mi … Đô6). Để khỏi dùng đến quá nhiều dòng kẻ phụ, ta dùng dấu
chuyển độ :
- Dấu chuyển độ lên : Phải tấu âm thanh lên cao hơn 1 bát độ : Ghi số 8 ở trên dòng
nhạc, ngay chỗ bắt đầu phải chuyển độ, và thêm những vạch ngang rời song song với
khuông nhạc cho đến khi diễn tấu bình thường như cao độ ghi trên khuông nhạc (có khi

người ta viết chữ Octava đúng hơn Ottava Alta (8va Alta) … loco, loco báo hiệu trở lại
bình thương (TD 6a).
- Dấu chuyển độ xuống : Phải tấu âm thanh thấp hơn 1 bát độ : Ghi số 8 dưới khuông
nhạc với các vạch ngang rời cho đến khi không phải chuyển độ nữa (có khi thay bằng chữ
Ottava bassa (8va bassa) … loco (TD 6b)).
TD 6 : Dấu chuyển độ
a) chuyển độ lên Ottava … loco b) chuyển độ xuống Ottava bassa … loco
TIỂU ĐỀ ÔN TẬP
Chương mở đầu : Khái niệm tổng quát
Chương I : Ký hiệu âm nhạc liên quan đến cao độ
1. Cho biết khái niệm về âm nhạc.
2. Nghệ thuật là gì ? Phương tiện truyền đạt của âm nhạc là gì ?
3. Các đặc tính của âm nhạc ?
4. Tiếng động khác với âm thanh ở chỗ nào ? Có được dùng trong âm nhạc nhiều không ?
5. Người ta dùng phương tiện nào để gọi tên các dấu nhạc có âm thanh cao thấp khác
nhau ?
6. Thông thường khoảng cách về cao độ tương đối giữa hai dấu nhạc kề nhau có giống
nhau không ? Có mấy loại khoảng cách ?
7. Dấu hoá là gì ? Có mấy loại ? Dấu hoá cấu thành và dấu hoá bất thường khác nhau thế
nào ?
8. Cis, Cisis, Ces, Es, As, Ceses nghĩa là gì ?
9. Phân biệt các bậc cơ bản và bậc chuyển hoá ?
10. Nửa cung dị chuyển và đồng chuyển là gì ?
11. Nguyên cung dị chuyển và nguyên cung đồng chuyển là gì ?
12. Khuông nhạc là gì ? Công dụng của khuông nhạc và khoá nhạc ?
13. Có mấy loại khoá nhạc thường dùng hiện nay ?
14. Tại sao gọi âm La mẫu là La 3 ?
15. Chuyển độ là gì ? Ký hiệu ra sao ?
Người ta dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các dấu nhạc từ rất lâu, trước khi tu sĩ
Guido d’Arrezzo (990-1050) một giáo sự âm nhạc, vào khoảng năm 1025, đã đặt ra các

chữ đô-rê-mi-fa-xon-la-xi dựa trên một bản nhạc Bình ca trong bài Thánh thi kính thánh
Gio-an Tẩy Giả sau đây :
Chữ UT=C, RE = D, MI = E, FA = F, SOL = G, LA = A
Còn SI = B/H là do âm đầu của 2 chữ Sancte Joannes ghép lại.
Chữ UT khó nghe, khó đọc, nên sau được thay bằng chữ DO (có lẽ do chữ DOMINUS,
nghĩa là ông chủ, Đức Chúa …), do ông Bononcini dùng lần đầu tiên trong cuốn Musico
Prattico (1673).
Bát độ gồm 310,01 savart, nửa cung có 25,086 savart, nguyên cung : 50,172 savart. Bát
độ còn được chia thành 12 prony, nửa cung có 1 prony. Ông Holder chia bát độ thành 53
comma, nguyên cung 9 comma, nửa cung dị chuyển (diatonic) của ông chỉ có 4 comma,
nửa cung đồng chuyển (chromatic) có 5 comma : Hiện nay người ta không theo lối chia
của ông nữa.
Guitar Nhạc Lý Căn Bản Từ A-Z - Phần 2
CHƯƠNG II
KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG ĐỘ
A. trưỜng đỘ tương đỐi :
1. Để ghi trường độ tương đối giữa các âm thanh, người ta dùng các dấu nhạc với 7 hình
dạng khác nhau.
- Dấu tròn ( w )lâu bằng 2 dấu trắng ( h )
- Dấu trắng ( h ) lâu bằng 2 dấu đen( q )
- Dấu đen ( q ) lâu bằng 2 dấu móc đơn ( e )
- Dấu móc đơn ( e ) lâu bằng 2 dấu móc đôi ( x )
- Dấu móc đôi ( x ) lâu bằng 2 dấu móc ba ( r )
- Dấu móc ba ( r ) lâu bằng 2 dấu móc tư ( • )
Như vậy một dấu tròn : 2 trắng : 4 đen : 8 móc đơn : 16 móc đôi : 32 móc ba : 64 móc tư.
2. Dấu lặng : là những ký hiệu cho biết phải ngưng, không diễn tấu âm thanh trong một
thời gian nào đó. Các dấu lặng trong thời gian tương ứng với dạng dấu nhạc nào, thì cũng
có tên gọi tương tự.
3. Dấu chấm : là ký hiệu đi sau dấu nhạc, hoặc dấu lặng, có giá trị bằng nửa trường độ ký
hiệu đi trước nó.

Thí dụ :
q . = q + e
h . . = h + q + e
4. Dấu nối : là đường vòng cung nối liền nhiều dấu nhạc với nhau. Có 2 loại :
4.1. Dấu nối 2 dấu nhạc cùng cao độ làm kéo dài trường độ dấu nhạc đầu, bằng tổng số
trường độ của cả hai dấu nhạc.
h + h = w
4.2. Dấu nối nhiều dấu nhạc khác cao độ (còn gọi là dấu luyến) cho biết phải diễn tấu các
dấu nhạc đó liền tiếng với nhau.
5. Dấu lưu (Dấu miễn nhịp) : là nửa vòng cung nhỏ có một chấm ở giữa U đặt trên hoặc
dưới ký diệu âm nhạc nào thì cho nó được kéo dài bao lâu tuỳ ý.
6. Ô nhịp : là phần khuông nhạc được giới hạn bởi 2 vạch nhịp.
Trong nhạc mới, thường người ta chia bài nhạc thành nhiều ô nhịp. Các ô nhịp có tổng số
các ký hiệu bằng nhau. Muốn biết mỗi ô nhịp có trường độ bao nhiêu ta căn cứ vào số
loại nhịp (số tiết nhịp) viết ở đầu bài nhạc, gọi tắt là số nhịp.
7. Số nhịp : là một phân số cho ta biết phải chia dấu tròn ra làm mấy phần, và tử số cho ta
biết trong mỗi ô nhịp có mấy phần như vậy. Thí dụ 2/4 : dấu tròn chia làm 4 phần, mỗi
phần bằng một dấu đen và trong mỗi ô nhịp ta có 2 dấu đen hoặc các ký hiệu tương
đương hai dấu đen (xem thí dụ 9).
8. Phách : là đơn vị thời gian trong âm nhạc, giống như bước chân người đi trong không
gian. Nhờ phách mà ta cảm nhận được sự chuyển động của âm thanh trong thời gian.
8.1. Phách chia 2 : là loại phách có thể chia ra 2 phần đều nhau.
Thí dụ : Trong loại nhịp 2/4, mỗi ô nhịp có hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen. Dấu đen
này có thể chia thành hai dấu móc đơn :
q = e e
Loại nhịp gồm phách chia 2 gọi là loại nhịp chia 2 (nhị phân) hoặc nhịp đơn.
8.2. Phách chia 3 : Là loại phách có thể chia ra 3 phần đều nhau.
Thí dụ : Trong loại nhịp 6/8 gồm hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen chấm. Phách này có
thể chia thành 3 dấu móc đơn :
q . = e e e

Loại nhịp gồm phách chia 3 gọi là loại nhịp chia 3 (tam phân) hoặc loại nhịp kép.
9. Các nhóm dấu bất thường :
9.1. Liên ba : Là 3 dấu nhạc có trường độ bằng nhau, nhưng khi diễn tấu thì trường độ
của chúng bằng trường độ 2 dấu nhạc cùng hình dạng.
9.2. Liên năm, liên sáu, liên bảy : Là diễn tấu 5, 6 hoặc 7 dấu thay vì chỉ phải diễn tấu 4
dấu cùng hình dạng.
9.3. Liên hai : là 2 dấu nhạc có trường độ bằng nhau nhưng được diễn tấu trong thời gian
bằng 3 dấu cùng hình dạng.
Nói cách khác là dấu nhạc có chấm (loại phách chia 3) thay vì được chia 3 như thường lệ
thì chỉ được chia 2 thôi.
9.4. Liên tư : Là diễn tấu 4 dấu thay vì cần diễn 6 dấu cùng hình dạng.
10. Các ký hiệu dùng để lặp lại :
10.1. Lặp lại một âm hình giai điệu nào đó trong cùng một ô nhịp, thay vì viết ra cả thì
chỉ cần viết 1 lần rồi ghi các vạch xiên chỉ trường độ.
10.2. Một âm thanh hoặc một hợp âm cần nhắc lại thì ghi tổng số trường độ và thêm các
gạch chỉ trường độ phải lặp lại :
10.3. Lặp lại luân phiên nhiều lần âm thanh hoặc hợp âm (trémolo)
10.4. Lặp lại nguyên 1 hoặc 2 ô nhịp :
10.5. Lặp lại một đoạn nhạc : dùng dấu hồi đoạn ] } (Td 18a)
10.6. Lặp lại một đoạn dài, hoặc cả bài : Dùng dấu hồi tống @ (Td 18b)
Khi phần cuối đoạn lặp lại có khác biệt với phần cuối đoạn đầu thì người ta ghi dấu
ngoặc vuông với số 1 hoặc chữ a trên phần khác biệt của đoạn đầu, và ghi dấu ngoặc
vuông với số 2 hoặc chư b trên phần cuối của đoạn lặp lại.
Lần đầu diễn theo số một (còn gọi là volta 1) cho đến dấu hồi tống thì lặp lại lần 2, bỏ
volta 1, nhảy qua volta 2.
Người ta có thể thay dấu hồi tống bằng chữ DC (Da Capo nghĩa là trở lại từ đầu. Da Capo
al fine = Trở lại từ đầu cho đến chỗ TẬN của bài).
Bài nhạc nào có đoạn kết riêng, gọi là CODA thì người ta ghi dấu A hoặc để báo hiệu chỗ
phải sang đoạn kết. Dấu báo kết A … được ghi 2 lần, lần đầu thường kèm theo chữ Al
Coda (sang đoạn kết), lần hai ghi ngay đầu đoạn kết với chữ CODA. (Td 19c)

B. trưỜng đỘ TUYỆT ÐỐI:
Muốn biết một âm thanh phải kéo dài bao nhiêu giây, người ta phải dùng tới những ký
hiệu khác để diễn tả tốc độ của các âm thanh, còn gọi là nhịp độ của âm thanh (Tempo).
Ký hiệu ghi nhịp độ đều đặn : các chữ ghi nhịp độ thường cho ta 3 mức độ chính, đó là
vừa, chậm và nhanh. Muốn chính xác hơn, người ta ghi thêm số phách hoặc số dấu nhạc
phải diễn tấu trong một phút gọi tắt là số nhịp đoä.
1.1 CHỮ VIẾT Ý NGHĨA SỐ NHỊP ĐỘ
Nhịp độ chậm Largo Chậm rãi 40-60
Larghetto Bớt chậm rãi 60-66
Lento Chậm
Adagio Chậm 66-76
Grave Trịnh trọng
Nhịp độ vừa Andante Khoan thai 76
Andatino Bớt khoan thai 108
Moderato Vừa 108-120
Allegro Moderato Nhanh vừa 120
Allegretto Chưa nhanh lắm
Nhịp độ nhanh Allegro Nhanh 120-168
Vivace Khá nhanh
Presto Hối hả, rất nhanh 168
Prestissimo Cực nhanh 208
1.2. Người ta còn thêm các chữ để nói rõ sắc thái hơn như :
Molto : Rất
Assai : Rất
Non troppo : Không quá
Non Tanto : Không đến thế
Sempre : Luôn luôn (Sempre marcato : Luôn luôn rời mạnh)
Meno : Ít hơn (Meno mosso : Kém linh hoạt hơn)
Pìu : Hơn (Pìu andante : nhanh hơn Andante)
Poco : Ít, một chút (Poco a poco : Từ từ)

Quasi : Gần như.
2. Ký hiệu ghi nhịp độ thay đổi :
2.1. Tăng nhịp độ :
Accelerando (Accel.) : Nhanh dần lên
Animando : Linh động, hào hứng
Stretto : Dồn dập, gấp rút
2.2. Giảm nhịp độ :
Ritardando (Ritard.) : Chậm lại
Rallentando (Rall.) : Chậm dần
Allargando (Allarg.) : Mở rộng ra, giãn ra.
Ritenuto (Rit.) : Giữ lại, ghìm lại
Poco lento : Hơi chậm.
2.3. Nhịp độ tư do :
Ad libitum (ad lib.) : Nhịp độ tuỳ ý
A piacere : Tuỳ thích
Senza tempo : Không cần giữ nhịp
Rubato : Lơi nhịp
2.4. Vào nhịp độ bắt buộc :
Tempo : Vào nhịp (sau một đoạn nhạc ad lib.)
A tempo, Tempo primo : Trở về nhịp độ ban đầu
(AT), (1 Tempo)
L’istesso tempo : Giữ y nhịp độ cũ dù có thay đổi số nhịp, nghĩa là một phách ở loại nhịp
trước vẫn bằng 1 phách ở loại nhịp sau.
Thí dụ 2/4 đổi qua 6/8 thì q trong 2/4 = q . trong 6/8
Guitar Nhạc Lý Căn Bản Từ A-Z - Phần 3
CHƯƠNG III
KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN CƯỜNG ĐỘ
1. Các chữ dùng để ghi cường độ thường dùng là
Pianissimo (pp) : Rất nhẹ
Piano (p) : Nhẹ

Mezzo-Forte (mf) : Mạnh vừa
Forte (f) : Mạnh
Fortissimo (ff) : Rất mạnh
Có khi người ta còn dùng ppp để chỉ cực nhẹ và fff để chỉ cực mạnh
2. Các chữ hoặc ký hiệu dùng để báo hiệu thay đổi cường :
Crescendo (Cresc.) : Mạnh dần lên
Decrescendo (decresc.) : Nhẹ dần lại
Diminuendo (dim.) : Bớt lại
Morendo (mor.) : Lịm dần (thường dùng cuối đoạn, cuối bài)
Smorzando (Smor.) : Tắt dần
Subito forte (Sf.) : Mạnh đột ngột
Sforzando (Sfz.) : Nhấn buông, nhấn mạnh rồi nhẹ ngay (fp)
Marcato (>) : Mạnh mà rời
Staccato (dấu chấm trên dấu nhạc) : Nhẹ mà rời
Sostenuto (gạch ngang trên dấu nhạc) : Cẩn trọng, nâng niu (pfp)
Sotto voce : Hát nửa tiếng, êm nhẹ
Dolce : Dịu dàng, nhẹ nhàng
Ngoài ra, để chỉ phải liên kết các dấu nhạc mạnh dần hoặc nhẹ dần một cách liên tục,
không rời rạc, người ta dùng chữ Legato (liền tiếng, liền giọng).
3.Phân loại cường độ:
Có 2 cách phân định cường độ
3.1.Cường độ cố định: là cường độ được qui định trước theo nguyên tắc "Phách đầu
mạnh,phách cuối nhẹ", mà không cần để ý đến giai điệu cũng như ý nghĩa của nó.
Cụ thể -trong loại nhịp 2 phách: phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ
-trong loại nhịp 3 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 nhẹ;
-trong loại nhịp 4 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.
Loại cường độ nầy thường dùng cho nhạc vũ đạo, quân hành, sinh hoạt, có tính cách bình
dân đaị chúng, hoặc dùng cho người mới học nhạc để tập luyện giữ đúng nhịp. Nó có tính
cách máy móc vì không để ý đến ý nghĩa của bài nhạc.
3.2.Cường độ diễn cảm: là cường độ do tiết tấu hoặc do ý nghĩa lời ca gợi ý. Chính loại

cường độ nầy mới tạo "hồn" cho âm nhạc. Cần học phân tích tiết tấu thì mới biết phân
phối cường độ sao cho phù hợp với từng dấu nhạc, từng nét, từng vế, từng câu, từng
đoạn, từng bài nhạc.
4. Khi tác giả ghi các ký hiệu về cường độ thì đó cũng chỉ mới là hướng dẫn sơ khởi cho
từng chỗ, từng đầu câu mà thôi, chứ không thể ghi chi tiết cường độ của tất cả mọi dấu
nhạc trong câu trong bài được. Dù ghi hay không ghi ký hiệu cường độ, chúng ta cũng
phải dựa trên tiết tấu của từng câu, từng đoạn và dựa trên ý nghĩa lời ca để phân phối
cường độ cho xứng hợp, vì cường độ là yếu tố chủ chốt làm cho bài nhạc có hồn, có sinh
khí. Người ca hát có hồn, có tâm tình là người biết dùng cường độ đúng lúc, đúng nơi.
Chúng ta không nên dùng cách diễn tấu máy móc của các loại nhạc vũ,nhạc quân hành,
nhạc sinh hoạt để diễn tấu các loại nhạc khác, đòi hỏi mức thưởng ngoạn cao hơn.
TIỂU ĐỀ ÔN TẬP
1. Các ký hiệu thông thường để ghi cường độ ?
2. Các ký hiệu thay đổi cường độ, tăng dần hoặc nhẹ dần ?
3. Phần biệt sforzando, sostenuto, marcato, staccato ?
4. Cường độ cố định là gì? Nên dùng cho loại nhạc nào?
5. Cường độ diễn cảm là gì? Những loại nhạc nào cần đến cường độ diễn cảm?
6. Loại cường độ nào là yếu tố chủ chốt làm cho việc trình tấu có hồn? Tại sao?
Guitar Nhạc Lý Căn Bản Từ A-Z - Phần 4
CHƯƠNG IV
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CAO ĐỘ
A. QUÃNG NHẠC:
1. Định nghĩa : Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được
gọi bằng số. Từ dấu nhạc đầu tiên đến dấu nhạc cuối có bao nhiêu bậc cơ bản thì là quãng
bấy nhiêu.
Thí dụ : Đô-Mi : Có 3 bậc là đô, rê, mi, nên gọi là quãng 3.
2. Tính chất các quãng : Ngoài tên gọi bằng số, các quãng nhạc còn có tính chất đúng,
trưởng, thứ, tăng, bội, giảm tuỳ theo số nửa cung được thêm hay bớt trong cùng một
quãng nhạc.
2.1. Quãng 2 gồm 1 nguyên cung được gọi là q.2 Trưởng (đô-rê, rê-mi …).

Quãng 3 gồm 2 nguyên cung được gọi là q.3 Trưởng (đô-mi, fa-la, xon-xi, rê-fa# …).
Quãng 4 gồm 2 nguyên cung và 1/2 cung được gọi là q.4 đúng (đô-la, rê-xon …).
Quãng 5 gồm 3 nguyên cung và 1/2 cung được gọi là q.5 đúng (đô-xon, rê-la, mi-xi …).
Quãng 6 gồm 4 nguyên cung và 1/2 cung được gọi là q.6 Trưởng (đồ-lá, fa-rế …).
Quãng 7 gồm 5 nguyên cung và 2 nửa cung được gọi là q.7 Trưởng (đô-xí, fa-mí …).
Quãng 8 gồm 5 nguyên cung và 2 nửa cung được gọi là q.8 đúng (đồ-đố, rề-rế …).
Lưu ý : trong thang âm Đô Trưởng, nếu tính từ Đô trở lên, ta sẽ có các quãng Trưởng
hoặc đúng mà thôi.
Đồ-rê : q.2T ; Đồ-mi : q.3T ; Đồ-fa : q.4đ ; Đồ-xon : q.5đ ;
Đồ-lá : q.6T ; Đồ-xí : q.7T ; Đồ-đố : q.8đ.
2.2. Thứ tự tính chất các quãng tính từ nhỏ đến lớn như sau :
Bội giảm – giảm – thứ – trưởng – tăng – bội tăng
Riêng các quãng đúng không gọi là thứ, trưởng, mà chỉ có giảm, bội giảm hoặc tăng, bội
tăng mà thôi. Như vậy ta có :
q.2 giảm (đồng âm), 2t, 2T, 2 tăng …
q.3 giảm, 3t, 3T, 3 tăng …
q.4 giảm, 4đ, 4 tăng …
q.5 giảm, 5đ, 5 tăng …
q.6 giảm, 6t, 6T, 6 tăng …
q.7 giảm, 7t, 7T, 7 tăng …
q.8 giảm, 8đ, 8 tăng.
2.3. Trong thang âm Đô trưởng với 7 dấu cơ bản, ta có thể tạo thành 7 quãng 2, 7 quãng
3, 7 quãng 4, 7 quãng 5, 7 quãng 6, 7 quãng 7, 7 quãng 8. Nhưng tính chất của chúng
khác nhau :
– Q.2 : Có 5q2T (Đồ-rê, rê-mi, fa-xon, xon-la, la-xi) và 2q2t (mi-fa, xi-đô)
– Q.3 : Có 3q3T (Đô-mi, fa-la, xon-xi), và 4q3t (rê-là, mi-xon, la-đô, xi-rê)
– Q.4 : Có 6q4đ (Đô-fa, rê-xon, mi-fa, xon-đô, la-rê, xi-mi) và 1q4 tăng (fa-xí)
– Q.5 : Có 6q5đ (Đô-xon, rê-la, mi-xi, fa-đô, xon-rê, la-mí) và 1q5 giảm (xi-fá)
– Q.6 : Có 4q6T (fà-rế, xòn-mí, đồ-lá, rề-xí) và 3q6t (mì-đố, la-fá, xì-xón)
– Q.7 : Có 2q7T (fà-mi, đồ,mí) và 5q7t (rề-đô, mì-rế, xòn-fá, là-xón, xì-lá)

– Q.8 : Có 7q8đ (đồ-đố, rề-rế, mi-mí, fa-fá, xon-xón, la-lá, xi-xí, đô-đố).
3. Phân loại :
3.1. Quãng giai điệu : Hai âm thanh vang lên kế nhau, còn quãng hoà điệu là hai âm
thanh vang lên cùng một lúc.
3.2. Quãng đơn : là quãng 8 trở xuống, còn quãng kép là quãng ngoài quãng 8 (số lớn
hơn quãng 8). Tính chất của quãng kép cũng giống như tính chất của quãng đơn tương
ứng. Muốn biết quãng đơn tương ứng, ta lấy quãng kép trừ đi 7. Thí dụ quãng 9 – 7 =
quãng 2.
TD 20
3.3. Quãng lên : Khi dấu đầu thấp hơn dấu cuối.
Quãng xuống : Khi đấu đầu cao hơn dấu cuối.
3.4. Quãng thường : Là một quãng có sẵn, nếu ta lấy dấu thấp nâng lên một quãng 8
hoặc lấy dấu cao hạ xuống một quãng 8, ta sẽ có quãng đảo của nó.
Đồ3 và mi3 là quãng thường, nếu đảo đồ3 lên đô4 ta có quãng đảo đố4-mi3 hoặc nếu đảo
mi3 xuống 1 quãng 8, ta sẽ có quãng đảo đồ3-mi2.
Nguyên tắc 1 : Tổng số quãng thường với quãng đảo tương ứng với nó là 9. Vậy muốn
biết quãng đảo ta lấy 9 trừ đi số quãng thường.
Thí dụ : Ta có quãng 2 ——- quãng đảo là (9 – 2) = 7
Ta có quãng 3 ——- quãng đảo là (9 – 3) = 6
Ta có quãng 4 ——- quãng đảo là (9 – 4) = 5
Nguyên tắc 2 : Tính chất của quãng đảo và quãng thường như sau :
Đảo
Đ Đúng
T t
tg giảm
3.5. Quãng thuận là quãng hoà điệu cho ta cảm giác êm tai, còn quãng nghịch là quãng
hoà điệu cho ta cảm giác chói tai. Quãng thuận hoàn toàn gồm quãng 1 (đồng âm),
quãng 8đ, quãng 5đ, quãng thuận vừa phải gồm q 3T, 3t, 6T, 6t. Quãng hỗn hợp (nửa
thuận nửa nghịch) gồm quãng 4đ, còn tất cả các quãng hoà điệu khác đều là quãng
nghịch.

3.6. Các quãng cơ bản (hay diatonic) : là những quãng tạo thành bởi các âm cơ bản
(không chuyển hoá) của cùng một thang âm. Trong thang âm Đô Trưởng, ta có 14 loại
quãng cơ bản sau :
1. Q.1 đúng (đồng âm) = 0 cung
2. Q.2 thứ = 1/2 cung
3. Q.2T = 1 cung
4. Q.3 thứ = 1 cung 1/2
5. Q.3T = 2 cung
6. Q.4đ = 2 cung 1/2
7. Q.4 tăng = 3 cung
8. Q.5 giảm = 3 cung
9. Q.5 đúng = 3 cung 1/2
10. Q.6t = 4 cung
11. Q.6T = 4 cung 1/2
12. Q.7t = 5 cung
13. Q.7T = 5 cung 1/2
14. Q.8đ = 6 cung
Còn tất cả các loại quãng tăng hoặc giảm khác đều gọi là quãng Chromatic.
3.7. Quãng trùng âm là 2 quãng phát ra những âm thanh giống nhau, nhưng tên gọi các
dấu làm thành quãng khác nhau :
Thí dụ : Quãng 2 tăng và quãng 3 thứ là 2 quãng trùng âm (cùng có 1 cung 1/2)
Quãng 7 giảm và quãng 6 Trưởng là 2 quãng trùng âm (cùng có 4 cung 1/2)
hoặc : Quãng fa# – xon# (2T) trùng âm với xonb-lab (2T)
Quãng fa# – xi (4đ) trùng âm với xonb – đôb (4đ).
TD 23
B. thang âm và hệ thống âm thanh
1. Thang âm là chuỗi các âm thanh liên tiếp nhau trong vòng một quãng 8. Có nhiều loại
thang âm khác nhau tuỳ theo số lượng các bậc cơ bản (chẳng hạn thang ngũ âm có 5 bậc
cơ bản, thang thất âm có 7 bậc cơ bản) và tuỳ theo khoảng cách độ cao giữa các bậc cơ
bản (chẳng hạn thang ngũ âm thông thường và ngũ âm ngoại thường, thang thất âm trong

bình ca và thất âm trong nhạc cổ điển).
TD 24
2. Thang ngũ âm thông thường : là thang âm gồm năm dấu nhạc phát sinh do chu kỳ
quãng 5 liên tiếp. Dấu đầu của chu kỳ quãng 5 đó là tên gọi của thang âm.
Thí dụ : thang ngũ âm Đô : Đô-xon-rê-la-mi.
TD 25
Thu gọn các dấu lại trong một bát độ, ta sẽ có đô-rê-mi-xon-la.
2.1. Trong thang ngũ âm Đô này, ta thấy có 3 dấu nhạc đi gần nhau hơn cả, đó là đô-rê-
mi cách nhau từng cung một, tiếng chuyên môn gọi là pycnon (nhóm 3 dấu liền nhau).
Người ta căn cứ trên pycnon mà đặt tên cho vị trí. Dấu đầu của pycnon là Đô thì ta gọi là
thang âm ở vị trí Đô (dấu đô là dấu phát sinh ra thang âm thì đồng thời cũng là tên của vị
trí thang âm).
2.2. Thang ngũ âm thông thường có thể viết ra 5 dạng khác nhau :
– Dạng 1 : Đô-rê-mi – xon-la (đô)
– Dạng 2 : Xon-la – đô-rê-mi (xon)
– Dạng 3 : Rê-mi – xon-la - đô (rê)
– Dạng 4 : La - đô-rê-mi – xon (la)
– Dạng 5 : Mi – xon-la – đô-rê (mi).
Như vậy “Dạng” chỉ là một cách liệt kê thang âm bắt đầu bằng bất cứ dấu nào.
TD 25a (5 dạng)
Khi trong mỗi dạng đã có một sự sắp xếp, tổ chức cung bậc (có bậc chính, bậc phụ) ta gọi
đó là một hệ thống.
TD 25b (3 hệ thống)
2.3. Trong dân ca Việt Nam, người ta thường xuyên dùng 3 hệ thống, mà nhạc sĩ Hải
Linh tạm đặt tên bằng số là hệ thống 1, 2, 3 (tương ứng với Vui, Thương, Mừng, theo tên
gọi các mùa Phụng Vụ trong đạo Công Giáo).
– Hệ thống 1 : Đô-rê-mi-xon-la (đô), (trong đó đô-xon là dấu trụ chính, mi là dấu trụ phụ,
rê-la là dấu phụ).
TD 26a
TD 26b

– Hệ thống 2 : La – đô – rê – mi – xon – (La), (trong đó la – mi là trụ chính, đô là trụ phụ,
rê – xon là dấu phụ).
TD 27
– Hệ thống 3 : Rê-mi-xon-la-đô (Rê), (trong đó rê-la là trụ chính, xon là trụ phụ, mi-đồ là
dấu phụ).
TD 28
· Bài này dùng kỹ thuật ‘phong phú hóa’ lời thơ bằng những tiếng đệm có nghĩa và không
có nghĩa : ‘ơi a’ ; ‘ơ’ ; ‘tình tình’…
a) Các dấu trụ đứng cách nhau quãng 5 đúng hoặc 4 đúng, làm thành bộ sườn vững chắc
cho hệ thống. Ngoài ra có dấu trụ phụ nằm giữa quãng 5 (xem thí dụ 25b).
b) Mỗi hệ thống có cơ cấu cung bậc khác nhau, nên cũng cho chúng ta một cảm giác âm
thanh khác nhau :
n Hệ thống 1 : thường vui tươi, sáng sủa (như trong mùa vui (GS) của Công Giáo) (có
tính cách tương tự thể trưởng của thất âm).
n Hệ thống 2 : thường buồn, tối (như trong mùa thương của Công Giáo) (có tính cách
tương tự thể thứ tự nhiên của thất âm).
n Hệ thống 3 : thường oai hùng, khải hoàn (như trong mùa mừng của Công Giáo) (không
có gì tương đương với nó ở trong thất âm cả, có tác giả gọi nó là Siêu trưởng (Super-
majeur).
c) Trong dân ca, chỉ có một số ít bài hát ở trong một hệ thống thuần tuý. Đa số là những
bài pha trộn 2 hoặc 3 hệ thống với nhau, gọi là loại bài chuyển hệ.
TD 29
2.4 Ngoài ra, đa số các bài dân ca không nằm mãi trong một vị trí mà thường thay đổi vị
trí, gọi là bài chuyển vị. Thí dụ đang ở vị trí đô thì chuyển sang vị trí Fa (fa-xon-la-đô-rê)
(xem bài Lý cây đa) hoặc chuyển lên vị trí xon (xon, la, xi, rê, mi), (xem bài 36 thứ chim
…). Từ vị trí ban đầu thường thấy chuyển đi 4 vị trí khác, chuyển lên 2 cỡ và xuống 2 cỡ.
Thí dụ : Vị trí khởi đầu : Vị trí Đô (Đô-rê-mi-xon-la)
– Chuyển xuống 1 cỡ : Vị trí Fa (fa-xon-la-đô-rê) (xem thí dụ 26a)
– Chuyển lên 1 cỡ : Vị trí Xon (xon-la-xi-rê-mi)
– Chuyển xuống 2 cỡ : Vị trí Xib (xib-đô-rê-fa-xon)

– Chuyển lên 2 cỡ : Vị trí Rê (rê-mi-fa#-la-xi)
(Xem chi tiết hơn trong giảng khoá về Dân ca, chương trình Ca trưởng III).
2.5. Ngoài việc chuyển hệ làm thay đổi màu sắc vui buồn, trong dân ca còn có hiện
tượng chuyển hơi : Hơi bắc, hơi ví dặm, hơi nam ai, hơi nam xuân hơi oán, hơi quảng …
làm cho nét nhạc có nhiều sắc thái, diễn tả được nhiều trạng huống của lòng người.
TD 30 : Bài lý ngựa ô Bắc (chuyển từ hơi Bắc (I), sang hơi Xuân (II). Kèm theo chuyển
vị xuống 1 cỡ : VTFa —> VTXib.
TD 30
3. Ngoài ngũ âm thông thường, dân ca Việt Nam còn sử dụng thang ngũ âm ngoại
thường như thang âm Tây Nguyên và thang âm oán.
3.1. Thang âm Tây Nguyên ở vị trí đô : Đô – mi – fa – xon – xi – (đô) (xem bài Chiêng
trống cồng và Anh ở buôn làng). (2c) (1/2c) (1c) (2c) (1/2c)
Thang âm Tây Nguyên nếu khéo dùng có thể cho cảm giác hùng tráng của núi rừng, sự
gần gũi với thiên nhiên trong lao động trên nương rẫy, hay quanh đống lửa lúc đêm về…
Nếu không khéo, sẽ cho cảm giác thê lương, ảm đạm do hai nửa cung đem lại (đôi khi bài
Thánh ca dùng thang âm Tây Nguyên cho cảm giác mới lạ, nhưng hoàn toàn không phù
hợp với bầu khí phụng vụ).
3.2 Thang âm oán : là thang ngũ âm ngoại thường biến hoá từ hơi Nam Ai. Hơi Nam Ai
chủ yếu thuộc hệ thống 2 của thang âm thông thường. Chúng ta so sánh thang âm Nam
Ai và thang âm oán.
Trong thang âm oán vị trí Đô, dấu đô# (âm II) hát cao hơn khoảng 1/4 cung rất gần với
dấu Rê (âm III), còn dấu fa rất gần với Mi (âm IV), thấp hơn fa thông thường khoảng 1/4
cung. Dấu fa# cũng thấp hơn thông thường khoảng 1/4 cung. Như vậy âm II và âm IV là
những âm di động, tuỳ theo đó mà ta có 5 biến thể khác nhau.
Vị trí Đô 1. La đô rê mi fa# la Vị trí Fa 1. Rê fa xon la xi rê
2. La đô# rê mi fa# la 2. Rê fa# xon la xi rê
3. La đô rê mi fa la 3. Rê fa xon la xib rê
4. La đô# rê mi fa la 4. Rê fa# xon la xib rê
5. La đô# rê mi xon la 5. Rê fa# xon la đô rê
(Xem các bài Dân ca : Lý chiều chiều, Lý ba tri, Lý xăm xăm, Lý che hường …). Mỗi

biến thể có thể cho một cảm giác khác nhau (sẽ học trong giảng khoá về dân ca).
TD 31
3.3 Tại Nhật bản cũng có thang ngũ âm ngoại thường. Ở vị trí Đô thì thang âm Nhật bản
đó lấy cột trụ của hệ thống 2 : La – xi – đô mi fa la, với 2 dấu xi và fa tạo thành 2 nửa
cung, làm cho nét nhạc vốn buồn lại buồn thêm (Xem bài Sakura, Hoa anh đào).
TD 32 : Ngũ âm Nhật Bản
4. Thang thất âm thông dụng hiện nay gồm 7 dấu nhạc liên tiếp khác tên Đô rê mi fa
xon la xi (đô). Với 7 dấu nhạc này chúng ta cũng có thể có 7 dạng thang âm :
Bấm vào để xem.
4.1. Dạng 1 với Đô – xon là dấu trụ chính và Mi làm trụ phụ, và với cơ cấu cung bậc ổn
định : 1c – 1c – 1/2c – 1c – 1c – 1/2c được gọi là thang thất âm ở vị trí Đô, thể trưởng
(h.t.1) hoặc như người ta thường gọi là thang âm Đô trưởng tự nhiên. Đây là thang âm
được dùng phổ biến từ thời cổ điển cho đến nay. (Nhạc Hy-lạp gọi là thể Lydien ; tương
đương với thể Tritus có xib của Bình ca).
4.2. Dạng 2 với Rê – la làm dấu trụ, thang âm được người Hy-lạp trình bày từ cao xuống
trầm gọi là thể Phrygien. Còn nhạc Bình ca gọi là thể Protus với dấu xi thường hoặc xi
giáng (khi dùng xi giáng thì thể Protus có cơ cấu cung bậc giống như ở dạng 6).
4.3. Dạng 3 với Mi – xi hoặc La làm dấu trụ, nhạc Hy-lạp gọi là thể Dorien. Còn nhạc
Bình ca dùng dấu trụ Mi và Xi hoặc Đô, gọi là thể Deuterus với dấu xi thường, ít có xi
giáng hơn (Khi có xib thì nó tương đương với dạng 7 : xi đô rê mi fa xon la (xi) = mi fa
xon la xib đô rê (mi)).
4.4. Dạng 4 với Fa – đô làm dấu trụ, nhạc Hy-lạp gọi là thể Hypolydien. Còn nhạc Bình
ca gọi là thể Tritus với dấu xi thường hoặc xi giáng (Khi dùng xi giáng thì thể Tritus có
cơ cấu cung bậc giống như Đô Trưởng tự nhiên).
4.5. Dạng 5 với Xon – rê làm dấu trụ, nhạc Hy-lạp gọi là thể Hypophrygien (Iastien). Cò
nhạc Bình ca gọi là thể Tetrardus với dấu xi thường và đôi khi xi giáng.
4.6. Dạng 6 với La – mi làm trụ chính, đô làm trụ phụ, với cơ cấu cung bậc ổn định : 1c
– 1/2c – 1c – 1c – 1/2c – 1c – 1c được gọi là thang thất âm ở vị trí Đô thể thứ (h.t.2)
hoặc như người ta thường gọi là thang âm la thứ tự nhiên. Thang âm này cùng với thang
âm Đô trưởng là 2 thang âm tương ứng hay song song hoặc cùng vị trí, nhưng tính cách

tương phản nhau được dùng phổ biến từ thời cổ điển đến nay (nhạc Hy-lạp gọi là thể
Hypodorien (hoặc Eolien) ; tương đương với thể Protus có xib của nhạc Bình ca).
4.7. Dạng 7 với Xi – mi làm dấu trụ, nhạc Hy-lạp gọi là thể Mixolydien (Iônien). Nhạc
Bình ca không dùng loại này, nhưng dùng nó để chuyển dịch thể Deuterus khi thể này
thường xuyên dùng xi giáng (xem riêng về các thể nhạc Bình ca ở Ca trưởng II).
5. Thang thất âm vị trí Đô hiện nay người ta chỉ dùng phổ biến 2 hệ thống có tính cách
đối chọi nhau gọi là thể Trưởng và thể thứ, và người ta lấy dấu đầu của mỗi dạng thang
âm để gọi tên thang âm : Thang thất âm ở vị trí Đô.
– cung Đô thể Trưởng tự nhiên gọi tắt là thang âm Đô T/tn
– cung La thể Thứ tự nhiên gọi tắt là thang âm La t/tn
5.1. Tổ chức cung bậc trong cả hai lại thang âm T/t đều có tên gọi như nhau :
a) Dấu Fa – đô – xon nằm cách nhau q.5. Dấu đô là trung tâm nên gọi là chủ âm (T), kế
đến là dấu xon có tầm quan trọng thứ hai trong thang âm, gọi là Át âm (D), dấu fa có tầm
quan trọng thứ ba về mặt hoà âm, gọi là Át âm hạ (S). Các dấu La và Mi nằm giữa các
dấu Át âm và chủ âm nên gọi là Trung âm hạ (Mh) và trung âm thượng (Mt). Các dấu xi
và rê là hai dấu bị hút về chủ âm : xi bị hút lên, gọi là âm dẫn lên ; rê bị hút xuống, gọi là
âm dẫn xuống.
b) Xét về mặt giai điệu, thì trong thang âm, các âm thanh không có tầm quan trọng giống
nhau, nhưng chúng có mối tương quan chính và phụ với nhau. Trong số các âm chính
(dấu trụ) thì nổi bật hơn cả là chủ âm, kế đó là Át âm, rồi tới Trung âm (thượng). Còn các
âm phụ (dấu phụ) thì bị hút về âm chính ít hay nhiều tuỳ theo nó đứng cách âm chính
chính quãng 2 thứ hay 2 Trưởng.
Các dấu trụ là những dấu ổn định của hệ thống. Khi học xướng âm, trong lúc đầu ta sẽ
dựa trên các dấu trụ để đọc các dấu phụ (không ổn định) :
Trong Đô T : bậc II và bậc VII dựa vào chủ âm (bậc I)
bậc IV dựa vào Trung âm thượng (bậc III)
bậc VI dựa vào Át âm (bậc V).
Trong La thứ tự nhiên, sức hút các dấu trụ không rõ nét như trong Đô tự nhiên.
Chủ âm La không hút các dấu phụ bằng Át – âm Mi và trung âm Đô (trong luật âm vang
tự nhiên, thiên nhiên cho chúng ta thang âm Trưởng chứ không cho chúng ta thang âm

thứ ; thang âm thứ có thể nói là một sự gò ép thiên nhiên do con người tạo ra).
5.2. Các loại thang âm trưởng : ngoài thang âm Trưởng tự nhiên theo mẫu của Đô
Trưởng như vừa nêu ở trên, người ta tạo ra thang âm trưởng hoà âm và thang âm trưởng
giai điệu như sau :
Trưởng hoà âm = trưởng tự nhiên nhưng bậc VI được hạ xuống 1/2 cung để tăng thêm
sức hút của bậc V đối với bậc VI : Đô rê mi fa xon lab xi đô.
Trưởng giai điệu = trưởng hoà âm thêm bậc VII hạ xuống 1/2 cung : Đô rê mi fa xon lab
xib đô, thường dùng ở nét nhạc đi xuống : để tránh q.2 tăng (Đô xi lab) : Đô xib lab xon
fa mi rê đô (phần đầu giống la thứ tự nhiên).
5.3. Âm thể trưởng (điệu thức trưởng) là tính cách do các dấu ổn định (dấu trụ) nối tiếp
nhau hay chồng lên nhau theo q.3 tạo thành hợp âm Trưởng 3 dấu.
Còn các dấu không ổn định (dấu Phụ) nằm xen kẽ với các dấu trụ theo cơ cấu cung bậc
như sau : 1c – 1c – 1/2c – 1c – 1c – 1c – 1/2c.
a) Tính cách của âm thể Trưởng thường vui tươi, khoẻ mạnh, sáng sủa. Tuy nhiên cũng
có những bài thuộc thể trưởng, nhưng tính cách vẫn buồn, do cách tác giả nắn giai điệu
(thí dụ : Xuân Ca, Than Hang Đá).
b) Cung (giọng) là độ cao dựa vào đó để sắp xếp âm thể (tương đướng với vị trí trong
ngũ âm). Trên thực tế đó là tên cao độ của chủ âm (thí dụ : cung đô trưởng = thang thất
âm mà chủ âm là Đô và thể là Trưởng = thang thất âm vị trí Đô, âm thể trưởng). Thường
người ta dùng các chữ cái La-tinh để ghi các cung giọng :
C/CM (C Majeur)/C – dur = Đô Trưởng
a/Am (A mineur)/a – moll = La thứ
5.4 Các loại thang âm thứ : ngoài thang âm thứ tự nhiên dựa trên mẫu của thang âm la
thứ tự nhiên, người ta còn tạo ra thang âm thứ nhân tạo hoà âm và giai điệu.
a) Thang âm thứ (nhân tạo) hoà âm có dấu bậc 7 tăng lên 1/2 cung. Trong hoà âm,
người ta cũng muốn cho dấu bậc 7 (là dấu cảm âm) cũng có tính cách hướng về chủ âm
như trong thang âm Trưởng, nên thường khi gặp dấu 7 trong la thứ là người ta tăng lên
1/2 cung, khiến cho hợp âm bậc V trong la thứ trở thành hợp âm trưởng.
b) Thang âm thứ (nhân tạo) giai điệu : Trong giai điệu, nếu dùng thang âm thứ hoà âm
ở nét nhạc đi lên, thì ta sẽ gặp quãng 2 tăng (fa – xon#) là một quãng khó hát, nên người

ta phải tăng cả dấu bậc 6 lên 1/2 cung để tránh quãng 2 tăng đó. Do đó ta có thang âm thứ
giai điệu, khi nét nhạc đi lên. Còn khi nét nhạc đi xuống thì người ta lại dùng như trong
thang âm thứ tự nhiên.
5.5. Âm thể thứ (Điệu thức thứ) là tính cách trong đó các dấu ổn định (dấu trụ) của thang
âm (nối tiếp hoặc chồng lên nhau) tạo thành hợp âm thứ 3 dấu : La – Đô – Mi.
Còn các dấu không ổn định (dấu phụ) nằm xen kẽ với các dấu trụ theo cơ cấu cung bậc
như sau : 1c – 1/2c – 1c – 1c – 1/2c – 1c – 1c.
a) Tính cách của âm thể thứ thường u buồn, lắng dịu, trữ tình, nhưng thể thứ tự nhiên
vững chãi, hy vọng, ít uỷ mị hơn thể thứ hoà âm. Còn thể thứ giai điệu bắt chước nét
nhạc của thể trưởng, nên cho cảm giác phấn khởi, vui tươi hơn.
b) Cung (giọng) của âm thể thứ bao giờ cũng là tên dấu nhạc nằm dưới cung Trưởng
tương ứng một quãng 3t.
Thí dụ : Đô T ______ La t ; Xon T ______ mi t.
6. Các loại thang âm.
6.1. Xét về âm thể, thì có 2 loại chính là Trưởng và thứ. Khi thang âm Trưởng và thứ ở
cùng vị trí thì chúng được gọi là 2 thang âm tương ứng hay song song, vì chúng cùng
dùng chung các dấu cơ bản, chỉ khác là vai trò chính phụ của chúng.
Thí dụ : Đô T tương ứng La t ; Fa T tương ứng Rê t.
6.2. Xét về cung giọng (vị trí) ta có các loại :
a) Thang âm tương tiếp là những thang âm mà vị trí của chủ âm nằm cách nhau q.5đ đi
lên hoặc đi xuống liên tiếp
G —> D —> A —> E —> H —> F# —> C# —> G# —> D# —> A# —> E#
C
F —> B —> Eb —> Ab —> Db —> Gb —> Cb —> FFb —> Hbb —> Ebb —> Abb
(E#) (A#) (D#) (G#) (C#) (H) (E) (A) (D) (G)
Ghi chú : các thang âm ở trong ngoặc là thang âm đồng âm với các thang âm nằm trên
nó.
a1) – Chúng ta biết thang âm Đô T gồm 2 tứ liên âm có cơ cấu giống nhau :
Dấu nhạc khởi đầu hai tứ liên âm cách nhau 1q.5đ, dấu cuối của tứ liên âm dưới cách dấu
đầu của tứ liên âm trên một cung.

a2) – Muốn thiết lập các thang âm tương tiếp đi lên, thì ta lấy TLÂ trên làm khởi đầu
cho một thang âm mới, và xếp tiếp các dấu còn lại thành tứ liên âm theo cơ cấu 1c – 1c –
1/2c.
Và như vậy ta có thang âm Xon T với dấu fa#, Ta có Rê T với fa# và đô#. Và nếu tiếp

×