Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

LUẬN VĂN:Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.97 KB, 84 trang )







LUẬN VĂN:

Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên










MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh niên là một lực lượng xã hội đặc thù, đóng vai trò quan trọng trong sự vận
động và phát triển của xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng sự thành - bại,
thịnh - suy của mỗi dân tộc phần lớn đều phụ thuộc vào thanh niên. Chính vì vậy việc
giáo dục, đào tạo bồi dưỡng thế hệ thanh niên là một việc làm thường xuyên và cần
thiết.
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo đã và đang mang lại những kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Với những thành tựu đó đã tạo điều kiện cho thanh niên học tập, giao
lưu với các nước, đặc biệt là các nước có nền khoa học - công nghệ tiên tiến. Từ đó giúp
cho thanh niên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu, có cơ hội tiếp thu những tinh


hoa văn hoá của nhân loại. Ngoài ra, chính sự năng động của cơ chế thị trường đã tôi
luyện cho thanh niên có được bản lĩnh đáng quý: nhạy bén, quyết đoán, thích khám phá
cái mới, vươn lên để tự khẳng định mình. Thế nhưng bên cạnh những thành tựu đạt
được đã nảy sinh những hạn chế nhất định do cơ chế thị trường mang lại, đó là sự xuất
hiện đến mức báo động các hiện tượng phản đạo đức, phi nhân tính trong đời sống xã
hội. Chính lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, thói ích kỷ, buông thả, phai mờ lý
tưởng, bất chấp đạo lý … đang từng ngày, từng giờ làm xói mòn, băng hoại những nét
đẹp văn hoá, đặc biệt là những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Mặc dù Đảng ta
có nhiều quan điểm, đường lối nhằm kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền
thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho mọi tầng lớp nhân dân nói chung, cho thanh
niên nói riêng, thế nhưng việc cụ thể hoá các quan điểm, đường lối ấy của đảng ở một
số nơi làm chưa tốt.
Ở Bạc Liêu, mặc dù các chủ thể giáo dục đã có nhiều cố gắng trong quá trình
giáo dục các giá trị đạo đức cho thanh niên, thế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau
đã làm cho hiệu quả giáo dục chưa cao, thậm chí ở một số nơi cấp ủy Đảng, chính
quyền và tổ chức Đoàn còn xem nhẹ hoặc chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc giáo
dục đạo đức cho thanh niên.


Trước thực trạng ấy, việc giáo dục đạo đức mới cho thanh niên nói chung, cho
thanh niên Bạc Liêu hiện nay nói riêng trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc như tinh thần đại hội lần thứ X của Đảng xác định:
Xây dựng và hoàn thiện các giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo
vệ và phát huy những bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá
hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong
thanh niên học sinh đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản
lĩnh văn hoá con người Việt Nam [9, tr.106].
đang là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng đạo

đức mới nói chung, cho thanh niên nói riêng đã được Đảng ta và nhiều nhà khoa học
bàn đến. Đề cương văn hoá Việt Nam (1943) Đảng ta đã đề cập đến vấn đề kế thừa giá
trị văn hoá truyền thống dân tộc để xây dựng nền văn hoá Việt Nam với nội dung “dân
tộc - khoa học - đại chúng”; Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (1980)
của Giáo sư Trần Văn Giàu (Nxb Khoa học xã hội,); Về giá trị tinh thần truyền thống
(1993) Nxb thông tin lý luận, Hà Nội; Văn hoá dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước
ta hiện nay. (Khoa Văn hoá Xã hội chủ nghĩa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh,
Nxb CTQG, Hà Nội năm 1995; “Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá
trị” chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07 - 04, Hà Nội năm 1995;
“Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay” của
Nguyễn Thế Kiệt (Tạp chí Triết học, số 6,1996); Nghị quyết Trung ương 5 Ban chấp
hành trung ương khoá VIII (1998) với nội dung: “Xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; “Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức
sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc” của tác giả Nguyễn Văn Huyên
(Tạp chí Triết học, số 4, 1998); “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục,
rèn luyện trong nền kinh tế thị trường” của Hoàng Trung (Tạp chí Triết học 5, 1998)…
Một số chuyên khảo tiêu biểu đi sâu nghiên cứu nhằm xác định các giá trị đạo
đức truyền thống làm cơ sở cho việc xây dựng đời sống văn hoá đặc biệt là đời sống văn


hoá và con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: “Giáo dục đạo đức với sự hình thành
và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Trần Sĩ Phán
(luận án Tiến sĩ, 1999); “Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới
cho thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam” của Nguyễn Đình Quế (luận văn thạc sĩ, 2000);
“Giá trị đạo đức và biểu hiện của nó trong đời sống xã hội”của Mai Xuân Lợi, (tạp chí
Triết học số 3, 2001); “Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam
hiện nay”của Doãn Thị Chín (luận văn thạc sĩ, 2004); “Đạo đức mới - đạo đức cách
mạng từ các cách tiếp cận khác nhau” của Trịnh Duy Huy (tạp chí triết học số 1,2006);
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ và giáo dục thế hệ trẻ” của Thái Thanh Thuỷ
(thông tin công tác Trường chính trị, số 1, 2006); “Toàn cầu hoá “nguy cơ tha hoá” và

vấn đề định hướng giá trị văn hoá tinh thần” của Đặng Hữu Toàn (tạp chí triết học, số 5,
2006); “Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta
hiện nay”của Nguyễn Văn Phúc (tạp chí triết học, số 11, 2006); “Nhân ái - một truyền
thống cần kế thừa và phát huy trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay” của Võ
Văn Thắng (tạp chí triết học, số 7, 2007); “Một số giá trị đạo đức Việt Nam từ truyền
thống đến Hồ Chí Minh” (Sách học tập đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb chính trị quốc gia, Hà
Nội, năm 2007); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của thanh niên đối với sự
nghiệp cách mạng” của Đào Thị Tùng (thông tin công tác Trường chính trị, số 2, 2007)
Nghiên cứu tác động của đạo đức trong việc rèn luyện và phát triển nhân cách
nói chung, thanh niên nói riêng, trên các tạp chí đã có một số tác giả đề cập: “Về tính
quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới”của Nguyễn Văn Phúc
(tạp chí Triết học, số 3, 2007); “Tác động của toàn cầu hoá đến truyền thống cần cù,
tiết kiệm của dân tộc Việt Nam” của tác giả Mai Thị Quý (Tạp chí Triết học, số 5,
2007); …
Như vậy việc kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng
đạo đức mới ở nước ta hiện nay đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên, vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng đạo đức mới nói
chung, đạo đức mới cho thanh niên nói riêng là vấn đề đang có biến đổi phức tạp, vì thế
cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu.


Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo
đức mới cho Thanh niên Bạc Liêu hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Qua thực tế tỉnh Bạc Liêu, phân tích thực trạng phát huy những giá trị đạo đức
truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên, từ đó đề ra phương
hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong
việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên ở Bạc Liêu hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn tập trung:
- Làm rõ vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức
mới cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Phân tích thực trạng việc phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong
việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay và những
vấn đề đang đặt ra.
- Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy các giá trị
đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện
nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đạo đức của thanh niên và việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh
niên Bạc Liêu hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm cả mặt tích cực và hạn chế,
trong luận văn này tác giả tập trung nhiều hơn đến mặt tích cực cần được kế thừa và
phát huy trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận của luận văn


Luận văn này dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về đạo đức và đạo đức
thanh niên, đồng thời kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các công trình nghiên
cứu khoa học có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp giữa phương pháp lịch sử và logic, phân tích
và tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, thống kê để
thực hiện mục đích mà đề tài nghiên cứu.

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Phân tích và làm rõ thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây
dựng đạo đức mới cho thanh niên ở Bạc Liêu hiện nay.
- Đề ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức
truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên ở Bạc Liêu hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương, 5 tiết.








Chương 1
GIÁ TRị ĐạO ĐứC TRUYềN THốNG
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO
THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
CỦA THANH NIÊN
1.1.1 . Giá trị, giá trị đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống
“Giá trị” là một trong những phạm trù cơ bản có liên quan đến đời sống con
người, đến thực tiễn xã hội: “Giá trị là phạm trù người. Chỉ trong con người xã hội mới
có cái gọi là giá trị. Trong quá trình “chiếm hữu” để trưởng thành và để tự vượt lên
mình giữa con người với ngoại giới, giữa con người với con người, trong xã hội xuất
hiện khái niệm giá trị” [14, tr.8 - 11]. Giá trị được đề cập và nghiên cứu trong rất nhiều
lĩnh vực khoa học: đạo đức học, tâm lý học, xã hội học, chính trị học, kinh tế học, triết

học… Tuy nhiên trong mỗi lĩnh vực khác nhau, khái niệm về giá trị có thể mang những
nội dung khác nhau.
Ngay từ thời cổ đại, gắn liền với triết học, con người đã có những hiểu biết ban
đầu sơ khai về “giá trị”, “giá trị học”. Mãi đến cuối thế kỷ XIX giá trị học mới tách
riêng thành một lĩnh vực khoa học độc lập và từ đó thuật ngữ giá trị được dùng để chỉ
một khái niệm khoa học.
Trong lĩnh vực kinh tế học, phạm trù giá trị gắn liền giá trị hàng hoá, giá cả và
sản xuất hàng hoá và phía sau nó là sức lao động, giá trị lao động của người làm ra hàng
hoá. Theo quan điểm kinh tế, giá trị kinh tế là sức mạnh của sản phẩm này khống chế
những sản phẩm khác thông qua trao đổi, giá trị của một vật phẩm thể hiện ở tính có ích
của nó, nghĩa là vật phẩm đó có khả năng đáp ứng thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người. Do vậy trong phân tích kinh tế thì giá trị là vị trí tương đối của hàng hoá trong
trật tự ưu tiên, vị trí của nó càng cao thì giá trị của nó càng lớn .
Trong lĩnh vực triết học, khi đề cập đến phạm trù giá trị có nhiều quan điểm khác
nhau. Những người theo chủ nghĩa tiên nghiệm (duy tâm khách quan) như Kant,


M.SheLer, N.Gartman … coi giá trị là sự tồn tại của những bản chất tiên nghiệm, những
chuẩn mực lý tưởng tồn tại bên ngoài sự vật không phụ thuôc vào nhu cầu và ham muốn
của con người. Trái lại, chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi giá trị là hiện tượng của ý thức,
là biểu tượng của thái độ chủ quan của con người đối với khách thể mà người đó đang
đánh giá. Những người theo thuyết tự nhiên chủ nghĩa lại coi giá trị là biểu hiện những
nhu cầu tự nhiên của con người, từ đó làm nảy sinh các quan điểm xã hội, kinh tế và
thực dụng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhấn mạnh bản chất xã hội, tính lịch sử, tính nhận
thức được và tính thực tiễn của giá trị và coi giá trị xã hội là những hiện tượng xã hội
đặc thù, giá trị không phải là những cái tiên nghiệm, thần bí, có từ hư vô mà mọi giá trị
đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của quần chúng và khi nói đến giá trị bao giờ
cũng nói đến mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể. Con người có khả năng nhận thức
được giá trị và thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm giá trị. Hay nói cách khác, thực tiễn

là tiêu chuẩn khách quan của giá trị.
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về phạm trù giá trị, thế nhưng có thể khái
quát lại rằng giá trị có một số đặc điểm sau:
Một là, mỗi vật thể hay tư tưởng đều có những giá trị, nếu nó được con người
thừa nhận hoặc đặt cho nó một vị trí quan trọng trong đời sống của họ.
Hai là, giữa bản chất và quy luật của bản thân sự vật, hiện tượng có sự khác nhau
rất cơ bản với giá trị của sự vật, hiện tượng. Bản chất và quy luật của sự vật hiện tượng
tồn tại không phụ thuộc vào nhu cầu của con người, còn giá trị chỉ tồn tại trong mối liên
hệ với nhu cầu của con người. Vì vậy, tuỳ theo việc con người có hay không có nhu cầu
nào đó mà một sự vật hay hiện tượng đối với con người là có hay không có giá trị .
Ba là, giá trị luôn mang tính khách quan. Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại
hay mất đi một nhu cầu nào đó của con người không phải do ý thức mà do yêu cầu của
hoạt động, của thực tiễn trong đó con người sống và hoạt động.
Bốn là, trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi của
chủ thể trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng mang giá trị, thể hiện sự lựa chọn và
đánh giá của chủ thể .


Tóm lại, “nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện,
nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp;
là nói đến khả năng thôi thúc con người ta hành động và nỗ lực vươn tới” [3, tr.16 - 19].
Để phân loại giá trị, tuỳ theo mục đích tiếp cận mà các tác giả nêu lên những căn
cứ phân loại khác nhau về giá trị. Thế nhưng thông thường cách phân loại khá phổ biến
là chia giá trị thành hai loại: giá trị vật chất và giá trị tinh thần (cách phân chia này căn
cứ vào sự thoả mãn nhu cầu vật chất hay tinh thần của con người). Giá trị vật chất thể
hiện rõ nhất trong đời sống kinh tế - nơi gắn bó trực tiếp với tồn tại xã hội, quyết định
sự tồn tại của xã hội loài người, vì vậy giá trị vật chất cũng liên quan mật thiết với các
lĩnh vực chính trị, pháp quyền, thiết chế xã hội… còn giá trị tinh thần “vượt thoát” hiện
thực nhưng không phải xa rời hiện thực mà là nhằm vươn tới một xã hội nhân văn, xã
hội mà nhân loại tiến bộ đang mong tới.

Trong các giá trị vật chất, người ta thường đề cập đến giá trị sử dụng và giá trị
kinh tế.
Trong các giá trị tinh thần, người ta thường đề cập đến các loại giá trị như: giá trị
khoa học (giá trị nhận thức, cái chân lý), giá trị chính trị (cái chính nghĩa, cái cách
mạng), giá trị tôn giáo (sự thiêng liêng, sự thánh thiện, giá trị đạo đức (cái thiện, cái
ác)… tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính tương đối. Trong phạm vi luận văn này
tác giả xin góp phần làm rõ thế nào là“giá trị đạo đức”?
Trong hệ thống các giá trị tinh thần của đời sống xã hội thì giá trị đạo đức là một
yếu tố vô cùng quan trọng, nó là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những
quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hoá hành vi của con người trên cơ sở tự
nguyện, tự giác .Vì vậy giá trị đạo đức được đánh giá là: “có ý nghĩa tích cực đối với
đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình, dư luận biểu dương. Giá trị đạo đức vì thế
có ý nghĩa thiết yếu đối với đời sống xã hội” [17, tr.51]. Theo Giáo sư Huỳnh Khái
Vinh: “giá trị đạo đức biểu hiện ở những chuẩn mực quy định mối quan hệ người -
người với giới tự nhiên và xã hội (gia đình, cộng đồng …) trên tinh thần yêu thương hay
thù hận, tôn trọng hay không tôn trọng, sự phát triển hay kìm hãm tài năng, tự do và
hạnh phúc” [63, tr.60].


Xét theo thời gian, giá trị đạo đức có thể phân thành giá trị đạo đức truyền thống
và giá trị đạo đức hiện đại. Giá trị đạo đức truyền thống có thể được hiểu là những
chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử được hình thành trong
cuộc sống và có ý nghĩa tích cực, được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong lịch sử, nhằm điều
chỉnh và chuẩn hoá hành vi của con người.
Mỗi dân tộc đều có những giá trị đạo đức truyền thống của mình. Là một bộ phận
trong hệ giá trị tinh thần của của dân tộc Việt Nam, giá trị đạo đức truyền thống liên tục
nảy sinh, phát triển trong suốt chiều dài của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc,
nó được lưu truyền, chắt lọc, kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác và chiếm vị trí cốt
lõi trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc ta.
Sớm xác định được vai trò quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống của dân

tộc đối với sự phát triển đất nước, nên nhân dân ta luôn giữ gìn và tôn trọng những giá
trị quý báu ấy và xem chúng như là những tiêu điểm để mọi người hướng tới, làm theo.
Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết:
Giá trị đạo đức truyền thống là những cái gì sừng sững, vững chắc, cao
vọi, tôn nghiêm như những ngọn núi, đời qua đời làm tiêu điểm để các tầng
lớp đồng bào theo đó mà gióng hướng mà không đi lạc, mà phân biệt chính
tà, phải trái, nên chăng, tốt xấu để mọi người xác định thái độ, hành tung của
mình [10, tr. 93].
1.1.2. Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội, cho nên những giá trị tinh thần và đạo đức, nhân cách của
người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa là bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi
trường tự nhiên, lịch sử xã hội .
Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, đời sống người nông
dân quanh năm gặp nhiều khó khăn, vất vả, phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên. Mặt
khác, do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Bắc và Đông Nam nên điều kiện tự
nhiên tương đối khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, điều đó đã gây ra nhiều thiên tai,
hạn hán, dẫn đến mất mùa. Chính trong điều kiện khó khăn đó đã hình thành ở con


người Việt Nam những giá trị quý báu: sự gắn bó cộng đồng chặt chẽ, yêu thương đùm
bọc, giúp đỡ nhau … từ đó hình thành thói quen cần cù, tiết kiệm.
Việt Nam là đất nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý báu “rừng vàng, biển
bạc, đất phì nhiêu”; mặt khác, lại nằm ở đầu mối giao thông quốc tế, cho nên Việt Nam
thường xuyên là mục tiêu của các thế lực ngoại xâm và trong điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt, sự de doạ của ngoại xâm, để tồn tại và phát triển, người Việt Nam phải “chung
lưng đấu cật”, “sát cánh bên nhau” trong sản xuất và chiến đấu. Việc gắn đời sống của
cá nhân với cộng đồng cũng là để bảo vệ cuộc sống của mình. Do đó trong nấc thang
giá trị xã hội thì giá trị cộng đồng là được đánh giá cao, hay nói cách khác đề cao các
giá trị đạo đức là đặc điểm nổi bật trong đời sống của dân tộc Việt Nam.

Trong các chủ trương, đường lối của Đảng ta và nhiều công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học Việt Nam đã thể hiện quan điểm của mình về các giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc. Giáo sư Vũ Khiêu cho rằng, giá trị đạo đức của dân tộc Việt
Nam bao gồm: “lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh
thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người” [17, tr.74], còn theo Giáo sư
Trần Văn Giàu, thì giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: “yêu
nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa” [10, tr.94]. Trong
các văn kiện của Đảng ta, đặc biệt là Nghị quyết của bộ chính trị về một số định hướng
lớn trong công tác tư tưởng đã xác định: “Những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của
dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý thương người
như thể thương thân, đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động” [8, tr.19]. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, đã khẳng
định:
Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền
vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu
tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự tôn,
tự hào dân tộc, tinh thần cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã -
tổ quốc, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù
sáng tạo trong lao động, là đức hy sinh cao thượng tất cả vì độc lập dân


tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, là sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong
lối sống [6, tr.10].
Quan điểm trên của Đảng ta và các nhà khoa học tuy có những điểm cụ thể khác
nhau, cách diễn đạt khác nhau, thế nhưng đều khẳng định rõ vị trí nổi bật của các giá trị
đạo đức truyền thống của dân tộc. Dựa trên cách tiếp cận về giá trị, giá trị đạo đức
truyền thống, ta thấy rằng dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước đã
tạo nên những giá trị đạo đức truyền thống cơ bản sau:
Chủ nghĩa yêu nước:
Bất cứ một quốc gia, một dân tộc nào trên thế giới đều có tình yêu đất nước.

Nhưng lòng yêu nước của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có sự hình thành và biểu hiện
những bản sắc riêng.
Yêu nước là một truyền thống cực kỳ quý báu, lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Từ những buổi đầu tiên dựng nước, dân tộc Việt Nam lại
phải đương đầu với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, với giặc ngoại xâm - những kẻ
thù hung hãn và hùng mạnh. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi dân tộc Việt Nam phải có
lòng yêu nước, bởi vì có yêu nước mới có quyết tâm, dám chịu hy sinh để bảo vệ nền
độc lập cho dân tộc.
Mặc dù cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng người
có nhiều khác biệt, nhưng yêu nước là giá trị hàng đầu của mỗi con người Việt Nam, là
“tiêu điểm của mỗi tiêu điểm”, là “giá trị trên các giá trị”. Giáo sư Trần Văn Giàu cho
rằng: “yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện
đại” [10, tr.94].
Sự hình thành chủ nghĩa yêu nước gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước Việt Nam không chỉ là tình cảm mà còn là
một tư tưởng thiêng liêng, cao quý nhất, được bắt nguồn từ những tình cảm đơn sơ và
bình dị của mỗi người dân. Tình cảm đó ban đầu bắt nguồn từ sự yêu thương, quan tâm
đến những người thân thương, ruột thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành
tình yêu tổ quốc. Tình yêu tổ quốc không chỉ gắn liền với quá trình dựng nước mà nó


còn thể hiện rõ trong quá trình bảo vệ đất nước. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt
Nam được thể hiện ở lòng dũng cảm, ý chí bất khuất, kiên cường; đó là tinh thần hết
mực yêu hoà bình, yêu tự do, nhưng khi đất nước có ngoại xâm thì “thà hy sinh tất cả
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Chính tinh thần
yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực
xâm lược. Qua những cuộc chiến tranh trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước
đã trở thành dòng chủ lực của đời sống Việt Nam, thành một triết lý xã hội và nhân sinh
trong tâm hồn người Việt Nam.

Tổng kết truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định:
Dân tộc Việt Nam có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước
[37, tr.171].
Tóm lại, chính lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường dân tộc đã tạo ra sức
mạnh vô cùng to lớn, giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian nguy, chiến thắng
mọi kẻ thù xâm lược, giữ vững độc lập, tự do cho tổ quốc. Chính vì vậy yêu nước là
niềm tự hào của dân tộc và là một truyền thống cực kỳ quý báu mà chúng ta cần phải kế
thừa và đổi mới trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay.
Truyền thống cần cù, tiết kiệm, thông minh, sáng tạo:
Truyền thống cần cù, tiết kiệm, thông minh, sáng tạo cũng là một trong những
giá trị đạo đức có từ bao đời của dân tộc Việt Nam. Nó được hình thành và phát triển
trong điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh xã hội khó khăn khắc nghiệt ngay từ những ngày
đầu dựng nước và giữ nước. Trong quá trình sản xuất, con người luôn phải sống và lao
động trong những điều kịên thiên nhiên khắc nghiệt: như hạn hán, lũ lụt, mưa bão…
Mặt khác, Việt Nam là một nước có nhiều tài nguyên khoáng sản, là đầu mối giao thông
của các nước, nên thường xuyên bị các thế lực ngoại xâm xâm lược. Chính vì vậy
những người dân Việt Nam trong quá trình lịch sử của mình đã kiên trì bám làng, bám


đất, vừa sản xuất, vừa đánh giặc để giữ gìn chủ quyền và độc lập cho dân tộc. Sống
trong hoàn cảnh khó khăn, vất vả tưởng chừng như không thể nào vượt qua nổi, nhưng
nhờ có đức tính cần cù và tiết kiệm mà nhân dân ta đã vượt qua, để từng bước tự khẳng
định mình trong quá trính phát triển của dân tộc. Tất cả những khó khăn đó được thể
hiện trong rất nhiều câu ca dao, dân ca Việt Nam: “cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi
thánh thót như mưa ruộng cày”, “một bông lúa vàng chín giọt mồ hôi” Chính vì sự khó
nhọc đó đòi hỏi con người phải quý trọng những thành quả lao động ấy: “ai ơi bưng bát

cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
Cần cù của dân tộc Việt Nam là sự siêng năng trong lao động, nhưng điều đó
cũng không có nghĩa là “cần cù bù thông minh” mà cần cù ở đây là sự lao động có kế
hoạch, sáng tạo, có năng suất cao. Truyền thống tiết kiệm của dân tộc Việt Nam được
thể hiện ở chỗ không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Tiết kiệm ở đây không chỉ
là sự tiết kiệm về tiền của mà nó còn bao hàm ở sự tiết kiệm về sức lao động và thời
gian.
Mặc dù trong lao động, dân tộc Việt Nam rất cần cù, nhưng sự cần cù ấy luôn
gắn liền với sự tiết kiệm. Lối sống tiết kiệm xuất phát từ triết lý sống của người Việt
Nam rằng mọi người phải có trách nhiệm với chính bản thân, gia đình mình và xã hội;
phải có trách nhiệm với các thế hệ tương lai. Mặt khác, do cuộc sống quá khó khăn lại
không ổn định nên dân tộc Việt Nam thường có tâm lý dành dụm, chắt chiu đề phòng
những trường hợp bất trắc xảy ra. Cần và kiệm có gắn kết với nhau thì cuộc sống con
người mới đỡ vất vả hơn vì “cần” mà không “kiệm” thì cần cũng không ích gì, không
thể vượt qua khó khăn, đói rét. Nhưng “kiệm” mà không “cần” thì cũng vô nghĩa. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh hai đức tính “cần”, “kiệm”. Hai đức tính ấy cùng với
“liêm”, “chính” tạo thành một khối thống nhất, toàn vẹn trong mỗi con người như “bốn
mùa của trời”, “bốn phương của đất”. Người nhấn mạnh:
Trời có bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông;
Đất có bốn phương: đông - tây - nam - bắc;
Người có bốn đức tính: cần - kiệm - liêm- chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.


Thiếu một hướng thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người [36, tr.631].
Truyền thống tiết kiệm của dân tộc Việt Nam không có nghĩa là keo kiệt, bủn
xỉn. Chủ tịch Hồ Chí Minh phân biệt rất rõ giữa tiết kiệm và keo kiệt, Người cho rằng, việc
đáng tiêu mà không tiêu là bủn xỉn chứ không phải là tiết kiệm và nhắc nhở chúng ta rằng:
“Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc

lợi ích cho đồng bào, cho tổ quốc thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng”
[36, tr.637].
Thực tiễn chứng minh, nhờ có cần cù và sáng tạo trong lao động mà cha ông ta
đã xây dựng được non sông gấm vóc và giữ vững nền độc lập của đất nước đến ngày
nay. Trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay, chúng ta cần phải kế thừa và phát huy
đức tính cần cù trong lao động, chiến đấu và học tập vì cần cù là nguồn gốc của sự sống
còn, hạnh phúc, trí tuệ và của mọi sự tiến bộ xã hội.
Lòng nhân ái - yêu thương con người:
Lòng nhân ái - yêu thương con người là một đức tính nhân đạo cao cả của dân
tộc Việt Nam. Đức tính ấy đã thấm sâu vào các mối quan hệ gia đình, làng xóm, đến
cộng đồng xã hội và nhân loại. Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam thể hiện rõ
trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động, học tập và chiến đấu. Mặc dù trong những
giai đoạn lịch sử khác nhau, lòng nhân ái mang những nội dung mới khác nhau, nhưng
về cơ bản vẫn giữ được nét đặc sắc riêng, là cơ sở quan trọng để thiết lập mối quan hệ
giữa người và người trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam được thể hiên trước hết trong quan hệ gia
đình: cha mẹ hết lòng quan tâm đến việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái khi chúng còn
nhỏ dại và ngược lại, con cái phải có trách nhiệm tôn kính cha mẹ, khi cha mẹ về già
hay đau yếu phải hết lòng nuôi dưỡng; trong quan hệ anh - em thì “anh em như thể tay
chân, rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần”, “máu chảy ruột mềm”, “môi hở răng
lạnh”…
Lòng nhân ái không chỉ thể hiện trong quan hệ gia đình mà nó còn xuất phát từ
lòng yêu thương con người “thương người như thể thương thân”, “đánh người chạy đi


chứ ai đánh người trở lại”… Lòng nhân ái - yêu thương con người là cơ sở cho cách xử
thế ở đời của người Việt Nam: hết lòng vì nghĩa, giúp đỡ, đùm bọc nhau khi khó khăn
hoạn nạn mà không hề toan tính. Lòng yêu thương con người ở Việt Nam còn là điều
kiện để tồn tại, là vũ khí để chiến đấu, là lẽ sống bền vững, là hạnh phúc lớn nhất của
con người. Tình yêu thương ấy được xây dựng và củng cố trong cộng đồng và gia đình,

tất yếu đựơc mở rộng thành tình yêu thương trong cộng đồng tổ quốc, rồi đến cộng
đồng nhân loại. Bởi sự tồn tại của gia đình trước hết phụ thuộc vào sự tồn tại của cả
nước và hoà bình, hạnh phúc của mỗi quốc gia gắn liền với hoà bình, hạnh phúc của cả
nhân loại.
Nếu ở Việt Nam tính cộng đồng là biểu hiện mãnh liệt nhất trong tình cảm giữa
cá nhân với tổ quốc thì tình cảm này không tách khỏi tình cảm gia đình mà ngược lại nó
được nảy sinh và rèn luyện từ trong gia đình. Nghĩa là lòng nhân ái, yêu thương con
người của dân tộc Việt Nam không phải là tư tưởng hẹp hòi “chủ nghĩa dân tộc” và đối
lập với tình cảm quốc tế. Thế nhưng lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam cũng kiên quyết
không thể tha thứ cho những kẻ ngoan cố, tán tận lương tâm, vong tình phụ nghĩa. Lòng
yêu thương con người của dân tộc Việt Nam không chỉ giới hạn trong quê hương, trong
một dân tộc mà lòng nhân ái ấy bao la vô hạn mang tính nhân loại, thậm chí nhân ái
ngay đối với kẻ thù khi họ đã ăn năn, hối lỗi, lầm đường, lạc lối.
Lòng nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam còn thể hiện ở lòng vị tha cao
thượng. Trong quá trình đấu tranh giữ nước, tinh thần ấy đã thể hiện sáng ngời qua
những trang sử hào hùng của dân tộc. Trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một
minh chứng: “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” hay
cuộc kháng chiến chống quân Thanh, sau khi đánh bại chúng, Vua Quang Trung đã cấp
lương thảo và phương tiện cho đám tàn quân về nước.
Lòng nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam được kết tinh rõ nét trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, Người là hiện thân của lòng nhân ái. Tình yêu thương con người ở
Hồ Chí Minh là một tình cảm rộng lớn, trước hết là dành cho những người cùng khổ,
cho nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột. Tình yêu thương đó đã thôi thúc và trở thành
ham muốn tột bậc ở Người là làm cho nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do, mọi


người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Vì thương người mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã bôn ba rất nhiều nước, chịu nhiều khó khăn, gian khổ. Suốt cuộc đời
hoạt động của mình Người đã hy sinh tất cả vì độc lập của dân tộc vì hạnh phúc của
nhân dân, để tìm cho dân tộc Việt Nam con đường để tự giải phóng mình thoát khỏi

những gông cùm nô lệ - đó là con đường của cách mạng vô sản do Lênin vạch ra. Tình
yêu thương con người của Hồ Chí Minh còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè,
đồng chí, với mọi người trong quan hệ hàng ngày. Tình yêu thương ấy đòi hỏi phải tự
nghiêm khắc với mình, nhưng phải rộng rãi, độ lượng với người khác. Lòng nhân ái của
dân tộc Việt Nam còn được thể hiện với những người sai lầm khuyết điểm nhưng đã
nhận ra và cố gắng sửa chữa. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, lòng nhân ái của
Bác đã trở thành sức mạnh, nó có tác dụng cảm hoá hàng vạn con người đã trót lầm
đường, lạc lối, trước đây đã theo giặc, đi ngược với lợi ích của nhân dân nay đã ăn năn,
hối hận, Bác xem họ như những đứa con “lạc bầy” cần được cưu mang hoạn dưỡng.
Lòng yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vô hạn, nhưng Người cũng
phân biệt rất rõ ranh giới giữa bạn và thù, giữa bọn thống trị và nhân dân của nước ấy.
Đối xử với tù binh, tha chết và tiễn đưa quân xâm lược bại trận về nước, nhanh chóng
lập lại tình hữu nghị sau mỗi trận chiến tranh - đó là đạo lý của con người Việt Nam
trước cộng đồng nhân loại.
Tinh thần đoàn kết cộng đồng sâu sắc:
Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau là một trong những truyền thống quý báu
của dân tộc Việt Nam, nó được hình thành trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm,
chống thiên nhiên khắc nghiệt. Bởi trong những điều kiện khó khăn đó, con người muốn
vượt qua họ phải “chung lưng, đấu cật”, góp sức, góp trí …vì vậy tinh thần đoàn kết
cộng đồng sâu sắc được hình thành là một lẽ tất nhiên trong đời sống của con người, để
đáp ứng nhu cầu khách quan đang đòi hỏi. Dân tộc Việt Nam luôn xem đoàn kết là một
sức mạnh làm nên mọi thắng lợi. Đoàn kết thể hiện trong mọi thành công và thất bại,
“có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia”. Đặc biệt tinh thần đoàn kết thể hiện rõ nhất và
quý nhất khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Khi đói rét thì “nhường cơm xẻ áo” khi gặp hoạn
nạn, khó khăn thì “chị ngã em nâng”


Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam thể hiện trong mọi không gian và thời
gian. Trong gia đình: “thuận vợ thuận chồng, tác biển đông cũng cạn”, trong sản xuất
cũng như trong đời sống hằng ngày giữa các cá nhân với nhau thì đoàn kết thể hiện ở

chỗ: “một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, trong chiến đấu
chống thiên nhiên và kẻ thù, thì “đoàn kết thì sống, riêng lẻ thì chết”.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng tinh thần đoàn kết là một
yếu tố vô cùng quan trọng, cái đảm bảo chắc chắn cho thắng lợi của dân tộc, là điểm tựa
tinh thần vững chắc, một động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng
như trong sự nghiệp cách mạng XHCN. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”. Trước lúc Bác mất
trong di chúc của mình, Người đã căn dặn các thế hệ sau rằng: Đoàn kết là một truyền
thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ trung ương đến các chi
bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Nhờ có tinh thần đoàn kết chặt chẽ, sâu sắc ấy mà cộng đồng người Việt Nam
luôn duy trì được các quan hệ xã hội hài hoà, giữ được sự đồng thuận, bình yên cho
xóm làng, quê hương, đất nước.
Truyền thống hiếu học:
Hiếu học là một trong những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Hiếu học có cơ sở bền vững từ trong mỗi gia đình, mỗi dòng tộc, mỗi quê hương của
người Việt Nam. Dù ở bất kỳ lúc nào, ở đâu trên đất nước Việt Nam chúng ta vẫn bắt
gặp những gương hiếu học đáng trân trọng. Các bậc cha mẹ ở các thế hệ nối tiếp nhau
từ xưa đến nay đều có mơ ước con mình học giỏi để thành người hữu dụng. Trong lịch
sử của dân tộc, mặc dù trong những hoàn cảnh khó khăn, thậm chí đói nghèo nhưng vẫn
có những bậc cha mẹ đã quan tâm đến việc học hành của con cái, tạo được gia đình
khoa bảng, nhiều đời, sử sách lưu danh đến ngày nay. Họ đã cống hiến cho đất nước
những danh nhân văn hoá, những nhân tài đáng trân trọng - đó là những tấm gương hiếu
học sáng ngời, như Mai Thúc Loan, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn … và
nhiều gương hiếu học khác. Mặc dù những gương hiếu học đó có những điều kiện hoàn
cảnh cụ thể khác nhau, nhưng điểm chung của họ là tuy sống trong hoàn cảnh vô cùng


khó khăn, thậm chí nghiệt ngã, nhưng với tinh thần hiếu học, kiên trì, vượt khó họ đã
vươn lên trở thành những danh nhân đất Việt.

Do hiếu học, nên dân tộc Việt Nam sớm có truyền thống “tôn sư trọng đạo”,
“tiên học lễ, hậu học văn”, học trước hết để làm người sau đó để làm việc. Cho nên để
trở thành người tốt, làm việc tốt thì phải học. Người có học thức cao luôn được xã hội
suy tôn. Vì vậy “tôn sư trọng đạo” trở thành một truyền thống vô cùng cao đẹp của dân
tộc ta, nó góp phần định hướng giá trị trong quá trình phát triển xã hội. Trong tác phẩm
“bàn về khoan dung trong văn hoá” của Giáo sư, tiến sĩ Huỳnh Khái Vinh và Tiến sĩ
Nguyễn Thanh Tuấn đã nhận định rằng: “Giá trị hiếu học, coi trọng học vấn và tôn sư
trọng đạo là truyền thống lâu bền và là một hàm nghĩa của văn hiến Việt Nam” [63,
tr.316]. Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu thì cho rằng: “hiếu học là truyền thống quý báu tự
ngàn xưa của dân tộc ta. Truyền thống ấy cần được giữ gìn và phát huy trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bất chấp những “sóng gió” của kinh tế thị
trường” [2, tr.4].
Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp, nó được kế thừa và phát huy trong suốt
chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trong xã hội Phong kiến, trong điều kiện khắc
nghiệt của thiên nhiên, sự thiếu thốn về mọi thứ nên người Việt Nam sớm ý thức được
rằng chỉ có học mới có thể thoát khỏi những đói nghèo, khổ cực. Hình ảnh Mai Thúc
Loan đầu đội mâm đồng nặng trĩu nhưng vì ham học đã “học trộm” đến tê cả gót chân
mà vẫn không hay, về sau trở thành vị vua nổi tiếng của nước ta; Nguyễn Hiền, mồ côi
cha, sống trong túp lều ở chùa, nghèo nên phải bắt đom đóm làm đèn để học, năm 13
tuổi đã đỗ trạng nguyên - đây là vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng
Việt Nam; Mạc Đĩnh Chi, mồ côi cha sớm, nhà nghèo phải đốt lá rừng để học và đã trở
thành vị trạng nguyên tài giỏi của dân tộc… và còn nhiều gương hiếu học khác in dấu
trong lịch sử của dân tộc. Có thể nói rằng, trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau
nhưng truyền thống hiếu học luôn được nhân dân ta kế thừa, phát huy và nâng lên thành
lẽ sống.
Trong cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược, dân tộc Việt Nam phải đương đầu với nhiều khó khăn thử thách, nhưng


truyền thống hiếu học vẫn luôn được nhân dân ta kế thừa và phát huy cao độ. Trong

điều kiện “khói đạn, mưa bom” vẫn xuất hiện những con người mang trong mình truyền
thống hiếu học của dân tộc đã không ngại khó khăn, nguy hiểm vượt lên hoàn cảnh để học
hành thành đạt.
Khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, cả nước tập trung cải tạo xã hội cũ, tiến lên
CNXH, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nhận thức được rằng chúng ta không thể
khắc phục nghèo đói, đưa đất nước phát triển nếu không có tri thức khoa học. Chính
điều đó đã có nhiều chủ trương, đường lối chính sách của đảng, nhà nước nhằm khuyến
khích nhân dân phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc. Mặc dù điều kiện sống chưa
cao, thế nhưng vẫn có nhiều gia đình đã chắt chiu, dành những điều kiện tốt nhất cho
con em mình học hành “đến nơi, đến chốn”.
Có thể nói, hiếu học là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam.
Trong điều kiện hiện nay cần phải phát huy truyền thống đó vì có như vậy mới có thể
đào tạo và sử dụng con người mới - con người XHCN “vừa hồng vừa chuyên”, đáp ứng
được những yêu cầu mới đang đặt ra cho cả dân tộc.
1.1.3. Những nét tiêu biểu của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ở đạo
đức truyền thống của thanh niên Việt Nam
Qua các thời kỳ cách mạng khác nhau, được sự quan tâm giáo dục, bồi dưỡng
của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của nhà nước và xã hội, đã có biết bao tấm gương
học tập, nghiên cứu, sáng tạo và chiến đấu, hy sinh ngời sáng vì lý tưởng độc lập dân
tộc và CNXH đã được lưu danh. Những truyền thống đạo đức tốt đẹp của thanh niên
Việt Nam luôn được gìn giữ, phát huy qua các thời kỳ cách mạng.
Trước hết, đó là tinh thần yêu nước mãnh liệt, sâu sắc, tinh thần xả thân vì cách
mạng.
Sống dưới ách đô hộ nhiều năm của thực dân Pháp, thanh niên Việt Nam luôn
khát khao độc lập, tự do cho dân tộc, căm thù bọn thực dân đế quốc xâm lược và sôi sục
một ý chí cứu nước. Trong số đó, nhà yêu nước trẻ tuổi Việt Nam đầu tiên là Nguyễn Ái
Quốc đã có công lao vĩ đại trong việc thành lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, tạo nên
một sự kiện lịch sử trọng đại đối với toàn bộ quá trình phát triển cách mạng nước ta.



Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị điều kiện cơ bản, quyết định cho những
thắng lợi oanh liệt và những bước nhảy vọt trong quá trình phát triển của dân tộc ta. Từ
những kinh nghiệm và hiểu biết ở tuổi thanh niên của chính bản thân mình, Nguyễn Ái
Quốc đã dẫn dắt cả một thế hệ thanh niên yêu nước Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, mà
hăng hái đi đầu là học sinh, sinh viên đầy nhiệt huyết đến được với chân lý cách mạng
của thời đại.
Các thế hệ thanh niên về sau luôn tự hào về lớp thanh niên yêu nước đã sớm đi
theo con đường của Nguyễn Ái Quốc, trực tiếp tham gia xây dựng Đảng, Đoàn thanh
niên như Trần Phú (Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi), Ngô Gia Tự,
Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai họ đã
trở thành những chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng và nhân dân ta. Đoàn thanh
niên với những phong trào hành động, tuyên truyền, giác ngộ lý tưởng cách mạng. Khẩu
hiệu của thanh niên Tiền phong lúc này là: “Thanh niên: tiến !”.
Trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), ngay từ những ngày
đầu, tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên đã tích cực tham gia vào các tổ chức chiến
đấu, phục vụ chiến đấu, tiến hành cuộc chiến tranh du kích. Nhiều tấm gương hy sinh
anh dũng của tuổi trẻ, đồng loạt các thanh niên xin gia nhập các đoàn quân “Nam tiến”,
đánh đuổi giặc Pháp.
Ngày 19/12/1946, đáp ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, đội thám tử quân Hà Nội ra đời. Tiêu biểu cho những tấm gương chiến đấu
bất khuất đó là thanh niên Vũ Chí Thành đã hy sinh ngay trong đêm đầu của cuộc kháng
chiến. Ngoài ra các phong trào thanh niên còn diễn ra dưới nhiều hình thức như biểu
tình, rải tuyền đơn, tuyên truyền khẩu hiệu đấu tranh, trực tiếp tham gia lao động sản
xuất để chi viện cho chiến trường chiến đấu với “giặc đói” và “giặc dốt”.
Tiếp nối truyền thống yêu nước của các thế hệ tiền bối, thanh niên Việt Nam đã
góp phần lớn lao vào thắng lợi cuộc kháng chiến thần thánh Điện Biên Phủ chống thực
dân Pháp và sự can thiệp của đế quốc Mỹ.
Bước sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tinh thần yêu nước, nhiệt
tình cách mạng của thanh niên lại được phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Một phong trào



hoạt động rộng lớn của tuổi trẻ miền Bắc đã lan nhanh: “Ba sẵn sàng”. Chỉ trong một
thời gian ngắn đã có trên 1,5 triệu thanh niên học sinh, sinh viên làm đơn tình
nguyện tham gia. Ba sẵn sàng là:
Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ
trang nhân dân.
Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong
bất kỳ tình huống nào.
Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi tổ quốc cần đến.
Ngoài ra còn có phong trào “Năm xung phong” của thanh niên miền Nam, phong
trào “phụ nữ ba đảm đang”, phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã góp phần to lớn
vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta.
Một trong những ngôi sao sáng của thanh niên ta trên mặt trận chiến đấu trong
những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước là Vũ Xuân Thiều. Anh xung phong
vào bộ đội khi mới vừa tròn 20 tuổi, đang làm đồ án tốt nghiệp kỹ sư vô tuyến điện
tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Anh đã trực tiếp bắn rơi pháo đài B52 của Mỹ, hy
sinh khi lập chiến công vẻ vang và được tuyên dương là anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân khi vừa tròn 27 tuổi.
Chúng ta không thể kể hết những tấm gương yêu nước của thanh niên Việt Nam
trong thời kỳ kháng chiến cứu nước. Nhìn chung thanh niên đều có một tinh thần nhiệt
tình cách mạng, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc.
Thứ hai, tinh thần xung phong, vượt khó, chịu đựng mọi gian khổ với tinh thần
hiếu học, hăng hái rèn luyện học tập, luôn vươn tới đỉnh cao của khoa học - công nghệ,
văn học nghệ thuật.
Tinh thần “xung phong, hăng hái,vượt khó” cũng là một trong những giá trị đạo
đức truyền thống của Thanh niên Việt Nam. Truyền thống lịch sử thanh niên đã chứng
minh rằng trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào của dân tộc Việt Nam các thế hệ thanh
niên luôn là lực lượng đi đầu với tinh thần xung phong, vượt khó. Lòng dũng cảm, tinh
thần hăng hái xung phong, vượt khó bắt nguồn từ truyền thống yêu nước, vừa là thuộc
tính vốn có của tuổi trẻ được tạo hoá ban cho đối với thế hệ đang độ tuổi trưởng thành



đầy nhiệt tình và sức sống - là lứa tuổi sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ khó khăn,
nặng nề, nguy hiểm. Được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dìu dắt, thuộc tính đó được
nâng lên thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Chiến tranh là một thử thách vô cùng
khắc nghiệt. Nhưng sự ác liệt trong chiến tranh là môi trường tôi luyện phẩm chất anh
hùng cách mạng của thanh niên. Trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, hưởng ứng
lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lớp lớp thanh niên đã xung phong ra
chiến trường, hăng hái tòng quân giết giặc. Dù bất cứ ở nhiệm vụ nào, tham gia dân
công hay hay xung phong phục vụ tuyền tuyến thì bản lĩnh tiên phong của thanh niên
đều được thể hiện. Trước những khó khăn tưởng chừng không thể nào vượt qua, trước
những thử thách cam go, thậm chí là sự hy sinh tính mạng, nhưng với tinh thần hăng
hái, vượt khó đã giúp cho thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần vào
công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Khẩu hiệu mà thanh niên hằng tâm
niệm“đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” đã biến thành phong trào cách
mạng rộng khắp trong thanh niên, đó là “phong trào 5 xung phong chống Mỹ cứu
nước”, “ba xung phong giải phóng miền Nam”… Chính vì vậy trong di chúc của mình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc điều
hăng hái, xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ…
Khi thống nhất đất nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng được tiếp tục phát huy
trong thời kỳ mới, bất cứ ở đâu, khi nào mà Đảng và nhân dân cần đến thanh niên sẵn
sàng đáp ứng. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều thanh niên tự nguyện rời
khỏi thành thị, rời bỏ những vị trí có thu nhập cao để xung phong đến công tác ở các vùng
cao, vùng sâu, hải đảo - nơi còn nhiều khó khăn về vật chất. Bởi hơn ai hết, thanh niên
đã tự ý thức được rằng chỉ có họ những người trẻ, khoẻ, đầy nhiệt huyết mới có thể
gánh vác những công việc khó khăn này. Ngoài ra, tinh thần xung phong, hăng hái, vượt
khó còn thể hiện qua các phong trào “thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”, “phong
trào tuổi trẻ xung kích, sáng tạo”, “phong trào thanh niên tình nguyện”… Với tinh thần
xung phong, hăng hái đó, đã một mặt góp phần làm giàu đẹp cho quê hương đất nước,
nhưng mặt khác cũng đã rèn luyện cho thanh niên một niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh

“dời non, lấp bể” của mình.


Không những thế, thanh niên còn tham gia vào cuộc đấu tranh chống văn hóa
lai căng, đồi trụy, phản động với nhiều hình thức phong phú như: hội thảo, tọa đàm,
viết báo tường, hoạt động văn hóa thể dục thể thao, tham quan, du lịch, cắm trại đi
đôi là việc phát triển văn hóa - văn nghệ lành mạnh và nhiều hoạt động có tính chất
nhân đạo, từ thiện. Từ năm 1970 - 1972 với khẩu hiệu “hát cho đồng bào tôi nghe”,
“đồng bào ta cùng hát” thanh niên đã trực tiếp đưa những bài hát cách mạng tiến bộ,
yêu nước đến với quần chúng nhân dân như : “lên đàng”, “dậy mà đi”, “tự nguyện”,
“tiếng trống hào hùng” thúc giục thanh niên đứng lên đấu tranh chống kẻ thù, bảo
vệ tổ quốc. Ngoài ra “tuần lễ nữ sinh mặc áo dài Việt Nam”, những buổi sinh hoạt
truyền thống về văn hóa dân tộc như “tuần lễ Hai Bà Trưng”, “Trần Văn Ơn” đã
tạo luồng không khí mới đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước trong
thanh niên.
Thứ ba, qua lịch sử phong trào thanh niên Việt Nam ta còn thấy một tinh thần
đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong học tập, chăm chỉ học tập, chia sẻ khó khăn
với đồng bào.
Thanh niên Việt Nam luôn sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo” với đồng bào gặp khó
khăn là hoạt động hoàn toàn tự giác, tự nguyện. Họ không đòi hỏi nhiều cho mình khi
đất nước còn nghèo, dân ta còn thiếu thốn. Ngược lại sự đóng góp nhiều mặt của thanh
niên đã làm nên những chiến thắng vẻ vang cho dân tộc Việt Nam trong cả sự nghiệp
dựng nước và giữ nước.
Suốt nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, lúc thuận lợi cũng như khi gặp khó khăn,
thanh niên Việt Nam đã luôn phát huy truyền thống là một tổ chức chính trị - xã hội của
học sinh, sinh viên. Họ đã vượt qua nhiều chặng đường đầy thử thách để thực hiện chức
năng là người bạn gần gũi của học sinh, sinh viên, là chiếc cầu nối của học sinh, sinh
viên với Đảng và nhà nước, là thành viên phối hợp chặt chẽ trong mọi công tác với
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhằm góp phần tạo điều kiện vật chất và tinh
thần cho học sinh, sinh viên trong học tập, nghiên cứu, trong các phong trào chính trị -

xã hội thực tiễn và trong bồi dưỡng nhân cách người học sinh, sinh viên mới.


1.2. ĐẠO ĐỨC MỚI VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN
THỐNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN VIỆT
NAM HIỆN NAY
1.2.1. Vai trò và yêu cầu đạo đức mới của thanh niên Việt Nam hiện nay
Đạo đức không sinh ra từ đạo đức, mà nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội,
là kết quả sự phát triển lịch sử. Đạo đức được hình thành từ rất sớm, ngay từ khi bắt đầu
hình thành xã hội loài người. Tuỳ thuộc vào các giai đoạn lịch sử và cách tiếp cận khác
nhau mà vấn đề đạo đức được hiểu theo những nghĩa khác nhau. Ở phương Đông cổ
đại, người Trung Quốc đã đưa ra nhiều học thuyết về đạo đức được biểu hiện trong
quan niệm về “đạo” và “đức” của họ. “Đạo” mang nghĩa là đường đi, con đường. Về
sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Ngoài
ra đạo còn là một phạm trù để chỉ đường sống của con người trong xã hội.
Khái niệm “đức” lần đầu tiên xuất hiện trong Kim văn đời nhà Chu Trung Quốc
và sau được người Trung Quốc sử dụng nhiều. “Đức” là sự biểu hiện của đạo, là đạo
nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Nói tóm lại, theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại
thì đạo đức là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải
tuân theo.
Ở phương tây, ngay từ thời cổ đại cũng có nhiều nhà triết học đưa ra nhiều quan
niệm khác nhau về vấn đề đạo đức. Trong số đó, Xôcrát (469 - 399 TCN) là người đầu
tiên đặt nền mống cho khoa học đạo đức học. Về sau Arixtot (384 - 322 TCN) đặc biệt
quan tâm đến phẩm hạnh con người và cho ra đời bộ sách đạo đức học. Nội dung của
phẩm hạnh con người theo Arixtot chính là ở chỗ con người biết định hướng đúng, biết
làm việc thiện. Epiquya là nhà triết học rất quan tâm đến vấn đề đạo đức. Ông là người
đầu tiên đưa ra phạm trù lẽ sống và là một trong những người có công luận giải về sự tự
do của con người.
Kế thừa những tư tưởng quý báu về đạo đức trước đó, chủ nghĩa Mác - Lênin
đưa ra quan niệm về đạo đức:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,
quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con

×