Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Luận văn:Xây dựng ứng dụng WEB CHAT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.43 KB, 45 trang )

Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
I
















ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ


Nguyễn Ngọc Tráng



XÂY DỰNG ỨNG DỤNG WEBCHAT





KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY





Ngành
:
Công nghệ thông tin

Cán bộ hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Hậu







HÀ NỘI – 2010
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
I

Lời cảm ơn
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến thạc sỹ Nguyễn Thị
Hậu người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận
tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt
bốn năm học qua, đã cho tôi nhiều kiến thức quý báu để tôi vững bước trên con đường
học tập của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp K51CB, và K51CHTTT đã ủng hộ

khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ niềm biết ơn vô hạn tới bố mẹ tôi, anh tôi, và những
người bạn thân luôn bên cạnh, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận
tốt nghiệp.



Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2010
Sinh Viên
Nguyễn Ngọc Tráng
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
II

TÓM TẮT NỘI DUNG
Hiện nay, nhu cầu thông tin liên lạc phát triển, nhu cầu trao đổi thông tin nhanh
và hiệu quả ngày càng gia tăng. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ thông tin
và hệ thống mạng Internet. Với các yếu tố trên, yêu cầu về một loại hình trao đổi thông
tin nhanh đơn giản hiệu quả phù hợp về mặt sử dụng, được viết trên nền web được đặt
ra.
Cũng chính vì phát triển nhanh của công nghệ web. Có rất nhiều trang web hay
hữu ích cho người dùng nhưng đồng thời với đó là việc người dùng phải ghi nhớ quá
nhiều thông tin tài khoản, mà đôi khi là trùng lặp cho các trang web khác nhau. Vấn đề
đặt ra là làm thế nào để người dùng ít phải ghi nhớ những thông tin đó. Vấn đề đó
được giải quyết bằng cách sử dụng công nghệ OpenID. Công nghệ cho phép người
dùng sử dụng các tài khoản sẵn có để truy cập vào các trang web có hỗ trợ công nghệ
này.
Từ các yêu cầu trên, đối chiếu với một số loại hình trao đổi thông tin thông qua
mạng Internet như các phần mềm Yahoo Messenger, Window Messenger Ta thấy
được sự bất tiện khi muốn sử dụng các phần mền này phải cài đặt lên máy mới có thể
sử dụng. Vì thế ý tưởng xây dựng một trang web có thể thực hiện việc trao đổi

message nhanh, thuận tiện và có thể sử dụng được ngay các tài khoản người dùng sẵn
ra đời.


Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
III

MỤC LỤC
Bảng các kí hiệu và chữ viết tắt V

Danh mục hình vẽ VI

Danh mục bảng biểu VI

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU BÀI TOÁN XÂY DỰNG ỨNG DỤNG WEB CHAT 2

1.1

Nội dung bài toán 2

1.2

Ứng dụng của bài toán 2

1.3

Các hướng giải quyết đã được nghiên cứu 3


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KIẾN THỨC HỖ TRỢ 4

2.1

Ngôn ngữ lập trình 4

2.1.1

HTML (Hyper text Mark Language) 4

2.1.2

CSS (Cascading Style Sheets) 4

2.1.3

PHP (PHP: Hypertext Preprocessor) 5

2.1.4

Javascript 6

2.2

Apache HTTP Server 6

2.3

MySql 7


2.4

Ajax 7

2.5

Công nghệ OpenID 9

2.5.1

Giới thiệu về OpenID 9

2.5.2

Các lợi ích khi sử dụng OpenID 9

2.5.3

Google OpenID 10

CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG WEB CHAT 15

3.1

Khảo sát hệ thống Web Chat 15

3.2

Phân tích yêu cầu hệ thống Web Chat 15


3.3

Phân tích hệ thống Web Chat 16

3.3.1

Biểu đồ ngữ cảnh hệ thống 16

Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
IV

3.3.2

Biểu đồ phân rã chức năng 16

3.3.3

Mô hình thực thể liên kết 18

3.3.4

Luồng sự kiện 18

3.4

Thiết kế hệ thống Web Chat 21

3.4.1

Chuyển mô hình ER thành mô hình quan hệ 21


3.4.2

Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý 21

3.4.3

Thiết kế giao diện người dùng 23

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 26

4.1

Cài đặt ứng dụng 26

4.2

Thực nghiệm 26

4.2.1

Thực nghiệm về giao diện chương trình 26

4.2.2

Thực nghiệm về tính năng của chương trình 26

4.2.3

Một số thực nghiệp khác 28


KẾT LUẬN 30

Phụ lục 31

Tài liệu tham khảo 38

Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
V

Bảng các kí hiệu và chữ viết tắt
Kí hiệu Diễn giải
HTML HyperText Markup Language
WWW World Wide Web
URL Uniform Resource Locator
CSS Cascading Style Sheets
PHP PHP: Hypertext Preprocessor
Ajax Asynchronous JavaScript and XML
HTTP Hypertext Transfer Protocol

Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
VI

Danh
mục
hình
vẽ

Hình 1: Chu trình xử lý của Ajax 8


Hình 2: Quá trình xác thực Google OpenID 11

Hình 3: Biểu đồ ngữ cảnh hệ thống Coltech Chat 16

Hình 4: Biểu đồ phân rã chức năng 16

Hình 5: Biểu đồ ngữ cảnh 18

Hình 6: Thiết kế giao diện – Layout chương trình 23

Hình 7: Thiết kế giao diện - Form đăng nhập 24

Hình 8: Thiết kế giao diện – Form đăng ký 24

Hình 9: Thiết kế giao diện – Đăng nhập google 25

Hình 10: Thiết kế giao diện – Giao diện chính 25

Hình 11: Xác nhận việc sử dụng thông tin của hệ thống 27

Hình 12: Giao diện chat 27


Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Thiết kế cở sở dữ liệu – Bảng User 22

Bảng 2: Thiết kế cơ sở dữ liệu – Bảng Message 22

Bảng 3: Thiết kế cơ sở dữ liệu – Bảng Friendlist 22





Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
1

MỞ ĐẦU
Hiện nay, thế giới đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Internet và các ứng
dụng trên Internet. Cùng với sự phát triển đó cộng với nhu cầu trao đổi và thông tin
liên lạc một cách nhanh chóng và tiện lợi đã thúc đẩy sự phát triển các phần mềm để
trao đổi thông tin một cách tức thì. Điển hình cho các phần mềm đó là ứng dụng
“chat”. Các ứng dụng cho phép người dùng gửi và nhận các thông điệp nhanh chóng
một cách trực tiếp với nhau. Vì thế những ứng dụng như “Window Messeger”, “Yahoo
Messeger”… ra đời. Nhưng vấn đề đặt ra là với các phần mềm “chat” như trên thì một
yêu cầu gần như bắt buộc là việc phải cài đặt ứng dụng để có thể sự dụng chúng. Từ
đó nảy sinh ra ý tưởng đưa các ứng dụng chat lên Web. Một câu hỏi đặt ra là tại sao lại
là web và sự tiện lợi có được là gì khi đưa những ứng dụng “chat” lên web. Câu trả lời
rất đơn giản: Với “Web” bạn có thể thao tác bất cứ đâu có Internet mà không yêu cầu
phải cài đặt ứng dụng. Điều đó mang lại sự thuận tiện cho người dùng và đồng thời là
sự tiết kiệm tài nguyên máy tính một cách đáng kể. Thử tưởng tượng nếu bạn phải làm
việc với một máy tính được kết nối Internet nhưng lại không cài sẵn một chương trình
ứng dụng chat mà bạn cần cho việc trao đổi thông tin với người khác. Thì việc phải tải
ứng dụng và cài đặt ứng dụng đó lên máy tính rõ ràng là rắc rối và phiền phức hơn rất
nhiều so với việc dùng một trang web có cùng chức năng.
Cùng với đó, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ web và sự hỗ trợ ngày
càng mạnh của các ngôn ngữ lập trình. Việc tạo ra một trang web có khả năng hoạt
động với các chức năng như một ứng dụng được cài trên máy tính là hoàn toàn có thể.
Vì vậy, việc đưa một ứng dụng trên máy tính lên thành một trang web trở thành một
nhu cầu thiết thực và cần thiết.
Với những lý do trên, khóa luận sẽ tập trung để giải quyết vấn đề xây dựng một

ứng dụng web chat với đề tài “Xây dựng ứng dụng web chat”. Với mục tiêu đề tài là
xây dựng một trang web có khả năng tương tự như những phần mềm chat được cài đặt
trên máy tính đã có trước đây. Cùng với đó khóa luận cũng tập trung hướng tới những
công nghệ hỗ trợ cho sự tiện dụng của người dùng như công nghệ “OPENID” để
nhằm mục đích hoàn thiện hơn nữa các chức năng của một ứng dụng web chat.
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU BÀI TOÁN XÂY DỰNG ỨNG DỤNG
WEB CHAT
1.1 Nội dung bài toán
Một website có chức năng phục vụ người dùng trao đổi thông tin trực tiếp với
nhau. Đầu tiên người dùng truy cập trang web, đăng ký một tài khoàn trên website.
Sau đó người dùng đăng nhập hệ thống. Sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống,
Hệ thống sẽ hiển thị danh sách bạn của người dùng, các thông điệp được gửi đến cho
người dùng khi người dùng không online (offline message). Khi tham gia hệ thống
người dùng có thể thực hiện một số thao tác:
− Thêm bạn mới
− Xóa một hay nhiều người trong danh sách bạn
− Gửi message tới một người dùng khác.
− Chỉnh sửa lại thông tin cá nhân của mình sau khi đăng ký.
− Thay đổi mật khẩu đăng nhập của tài khoản.
− Đăng nhập bằng tài khoản có sẵn của một hệ thống khác. (Công nghệ
OpenID).
1.2 Ứng dụng của bài toán
Ứng dụng của bài toán rất rõ ràng và được thể hiện ngay qua tên đề tài đó là xây
dựng một ứng dụng chat ngay trên web, tức là một trang web cho phép người dùng
trao đổi thông điệp một cách nhanh chóng. Và không như các phần mềm ứng dụng
chat yêu cầu phải cài đặt phần mềm lên máy tính vừa tốn thời gian vừa tốn tài nguyên
máy tính, web chat mà khóa luận hướng tới để xây dựng vừa đơn giản vừa tiện lợi lại

có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi. Đấy là sự tiện lợi lớn nhất mà web chat mang lại cho
người dùng. Đó cũng chính là xu hướng chung của các hệ thống hiện nay.
Với ứng dụng web chat này chúng ta hoàn toàn có thể đưa vào như một chức
năng gắn kèm với một trang web, một diễn đàn trên Internet. Một trang web thông tin
sẽ trở nên thu hút người dùng hơn nếu nó có thêm các chức năng của hệ thống web
chat mà ta đang nói đến.
Hay như một trang web thương mại điện tử, nếu được đính kèm một hệ thống
tương tự như thế này, người dùng sẽ có nhiều cơ hội hơn để trao đổi thông tin với
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
3

nhau, tham khảo được nhiều hơn các thông tin của nhau, từ đó dễ dàng hơn trong việc
đưa ra quyết định có hay không mua sản phẩm của trang web kia. Thậm chí ở một cái
nhìn nào đó, hệ thống chat sẽ là kênh quảng cáo cho trang web thương mại điện tử
này.
1.3 Các hướng giải quyết đã được nghiên cứu
Hiện nay, người dùng đã quá quen thuộc với Yahoo Messeger hay Gtalk, những
phần mềm “chat” phổ biến và có rất nhiều tiện ích. Những phần mềm này mang đến
nhiều tính năng hữu dụng: gửi nhận tin nhắn (thông điệp), voice chat, video chat, send
file… Tuy nhiên những phần mềm này lại có nhược điểm như đã trình bày ở trên. Đó
là để sử dụng chúng ngoài việc cài đặt phần mềm tốn nhiều thời gian. Thì còn yêu cầu
phải đăng ký tài khoản người dùng với yahoo hay google tùy vào phần mềm mà bạn
dùng. Điều này không thực sự thuận tiện cho người dùng khi họ muốn có một công cụ
thật sự tiện dụng mà không mất thời gian cài đặt cũng như tài nguyên máy tính. Vì thế
mặc dù đã có những phần mềm rất tốt phục vụ cho việc trao đổi thông tin thì vẫn cần
có những hệ thống cho phép người dùng có thể “chat” ngay trên web với một trình
duyệt thông thường mà bất kỳ máy tính kết nối Internet nào cũng có thể thực thi.
1.4 Hướng giải quyết của khóa luận.
Với những hướng giải quyết đã được nghiên cứu, khóa luận chọn ra một hướng
giải quyết mới, đó là đưa ứng dụng chat lên nền web. Điều đó mang lại sự tiện lợi

không nhỏ cho người dùng vì có thể sử dụng ứng dụng ngay tức thì mà không cần phải
cài đặt phần mềm. Hơn nữa hiện nay, sự phát triển của công nghệ web cũng như các
hỗ trợ ngày càng cao của nó. Các ứng dụng trên nền web cũng có thể phát triển những
tính năng tương với các phần mềm ứng dụng cài đặt.
Từ đó, tôi đã xây dựng hệ thống “Ứng dụng Web Coltech Chat”. Ngoài các tính
năng truyền thống của một hệ thống chat, Hệ thống mà khóa luận xây dựng sẽ đưa ra
một tính năng mới là cho phép người dùng sử dụng một tài khoản người dùng sẵn có
của Google để đăng nhập và sử dụng hệ thống như một người dùng bình thường của
hệ thống.
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
4

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KIẾN THỨC HỖ TRỢ
2.1 Ngôn ngữ lập trình
Để xây dựng lên một hệ thống là phần mềm ứng dụng hay một trang web thì đầu
tiên cần phải sử dụng đến các ngôn ngữ lập trình. Và trong mục tiêu riêng của khóa
luận các ngôn ngữ lập trình ở đây nói riêng là các ngôn ngữ lập trình web như: html,
php, javascript, asp.net Và ở đây, tôi chọn php như là ngôn ngữ chính để xây dựng
hệ thống của khóa luận. Kết hợp với các ngôn ngữ như là html, javascript, css để xây
dựng nên một hệ thống như yêu cầu đặt ra.
2.1.1 HTML (Hyper text Mark Language)
HTML hay là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. HTML không phải là một ngôn
ngữ lập trình mà nó là một ngôn ngữ “đánh dấu” cho phép tạo ra một tài liệu có cấu
trúc để định nghĩa nên một tran web cũng như tạo ra các liên kết hay cho phép nhúng
các hình ảnh hay clip vào một trang tài liệu. HTML sử dụng các thẻ (tags) để tạo ra
một trang web. Một file tài html cũng chính là một trang web.
HTML được khai báo trong cặp thẻ chính là <html></html>. Và cấu trúc của một
thành phần HTML có dạng
<tag attribute="value"">content</tag>
. Sau đây

là ví dụ về một file HTML đơn giản để minh họa:
<html>
<head><title> Ví dụ </title></head>
<body>Hello</body>
</html>
Phần hiện thị chính của trang web được viết nằm trong cặp thẻ
<body></body>
,
phần ở giữa cặp thẻ <head></head> là phần đầu của trang web cung cấp các thông tin
của trang web như: tiêu đề (trong cặp thẻ <title></title>), hay cung cấp các khóa tìm
kiếm (trong cặp thẻ <meta></meta>), ….
2.1.2 CSS (Cascading Style Sheets)
CSS viết tắt của Cascading Style Sheets. CSS định nghĩa cách hiển thị một thành
của các thành phần của HTML. CSS có thể được viết thẳng trong file html, hay viết ra
một file *.css riêng và được khai báo trong phần head của trang web nếu muốn sử
dụng các thành phần trong file css đó.
Việc sử dụng CSS
hạn chế làm rối mã HTML của
trang web bằng các thẻ quy định kiểu dáng (chữ đậm, chữ in nghiêng, chữ màu ),
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
5

khiến mã nguồn của trang web được gọn, tách nội dung của trang web và định dạng
hiển thị, dễ dàng cho việc cập nhật nội dung.
Đồng thời việc sử dụng CSS
tạo ra
style có thể được áp dụng cho nhiều trang web, giúp tránh phải lặp lại việc định dạng
cho các trang web giống nhau.
Có 3 cách để sử dụng được CSS cho trang web:
- Áp dụng trực tiếp cho đối tượng hay một thành phần của trang web bằng một

thuộc tính style (trường hợp này css chỉ có thể được áp dụng cho một thành
phần chứa nó).
- Đặt CSS ở đầu trang web (phần header) để áp dụng cho duy nhất trang web ấy.
- Đặt CSS trong một file *.css riêng biệt và có thể đưa vào nhiều trang khác
nhau. Để khai báo cho một trang web sử dụng file style.css ta dùng đoạn mã
sau:
<link rel="stylesheet" type="text/css"
href="style.css">

Một ví dụ về của CSS:
<style type="text/css">
body {
font-family:arial;
font-size: 14px;
color:#000000;
}
</style>

2.1.3 PHP (PHP: Hypertext Preprocessor)
Là một ngôn ngữ lập trình dạng ngôn ngữ kịch bản chuyên dùng để phát triển các
ứng dụng trên máy chủ. PHP thích hợp để lập trình web và có thể nhúng vào HTML
một cách khá dễ dàng. PHP cũng là ngôn ngữ được tối ưu hóa cho các ứng dụng web,
có tốc độ nhanh, nhỏ gọn…. Cấu trúc chương trình của PHP cũng gần tương tự như
các ngôn ngữ lập trình như C hay Java là cho PHP dễ học, dễ tiếp cận hơn. Từ đó thời
gian để xây dựng một hệ thống ứng dụng web bằng PHP là khá nhanh. Một ví dụ minh
họa mã PHP được nhúng trong mã HTML:
<html>
<head>
<title>Example</title>
</head>

<body>
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
6

<?php

echo "Hi Nguyễn Ngọc Tráng!";

?>
</body>
</html>
Mã PHP được viết trong cặp thẻ <?php và ?> (<?php đánh dấu sự bắt đầu và ?>
đánh dấu sự kết thúc của đoạn mã PHP). Hiện nay, PHP trở nên phổ biến và là ngôn
ngữ lập trình ứng dụng web phổ biến nhất trên thế giới. Đã có rất nhiều frame work
được xây dựng để làm một hệ thống ứng dụng web. Các frame work nổi tiếng được
viết bằng PHP như JOOMLA, DRUPAL, CAKE PHP. Với các frame work này việc
xây dựng một hệ thống ứng dụng web trở nên tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn rất
nhiều. Thêm vào đó PHP là ngôn ngữ mã nguồn mở được cả cộng đồng thế giới phát
triển. Đó cũng chính là lý do mà khóa luận chọn PHP làm ngôn ngữ chính để xây dựng
hệ thống Web Chat mà khóa luận đang hướng tới.
2.1.4 Javascript
Javascript là một ngôn ngữ kịch bản dựa trên đối tượng. Được dùng rộng rãi
trong để viết các ứng dụng web. Javascript hoạt động với hầu hết các trình duyệt phổ
biến như là: Internet Explorer, Firefox, Chrome, Opera, và Safari…. Javascript được
viết để thêm các tương tác vào một trang web HTML. Với Javascript bạn có thể làm
một trang web HTML trở nên linh động hơn, hấp dẫn hơn và thực hiện được nhiều
chức năng hơn.
2.2 Apache HTTP Server
Để xây dựng một hệ thống ứng dụng web, ngoài việc thiết kế và lập trình hệ
thống đó còn cần một nền tảng để thực thi ứng dụng đó trên nền web. Một trang web

được xây dựng lên muốn truy cập được trên Internet cần được chứa trên một web
server. Và được thực thi bởi một web http server. Apache đang nói đến ở đây là là một
http server như thế. Apache hỗ trợ nhiều tính năng như, nhiều thực thi như là các
module biên dịch được mở rộng từ module chức năng cốt lõi. Apache HTTP Server hỗ
trợ nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến như: PHP, Perl, Python, Tcl. Apache có các
module xác thực để hỗ trợ tính năng xác thực. Ngoài ra Apache còn có một số tính
năng khác như hỗ trợ nén bằng module nén gzip….

Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
7

2.3 MySql
MySql là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, nhỏ, gọn tốc độ cao phù hợp
với các ứng dụng web. MySql hiện nay được dùng một cách rất phổ biến và thường đi
kèm với PHP và Apache thành một bộ công cụ phát triển web mà cộng đồng người
dùng ưa thích và lựa chọn. MySql có cấu trúc truy vấn tương đối đơn giản và dễ sử
dụng cũng gần giống như cấu trúc truy vấn của MS SQL Server. Và vì MySql có mã
nguồn mở việc sử dụng là hoàn toàn miễn phí, rất phù hợp để phát triển ứng dụng mà
khóa luận đang hướng đến. Vì thế tôi chọn MySql là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mà khóa
luận sẽ dùng. Bên cạnh đó ngôn ngữ PHP để kết nối và lấy dữ liệu từ MySql. Nên việc
sử dụng là khá dễ dàng. Một ví dụ kết nối MySql bằng PHP:
Mysql_connect(“localhost”, “root”, “password”);
Mysql_select_db(“test”);
Mysql_query(“Select * from users”)

2.4 Ajax
Ajax viết tắt của “Asynchronous JavaScript and XML” – “JavaScript và XML
không đồng bộ”. Ajax là một nhóm công nghệ phát triển web được sử dụng để tạo ra
các ứng dụng web động hay các ứng dụng web đậm tính Internet. Ajax là một kỹ thuật
phát triển web có tính tương tác cao bằng việc kết hợp các ngôn ngữ lập trình:

o HTML và CSS cho việc hiển thị
o Mô hình DOM được thực hiện thông qua JavaScript để thể hiện thông tin
động hoặc các tương tác với thông tin.
o Đối tượng XMLHttpRequest để trao đổi dữ liệu một cách không đồng bộ
với máy chủ web.
o XML định dạng cho việc truyền dữ liệu
Với Ajax việc xử lý thông tin được thực hiện trên máy yêu cầu dịch vụ thay cho
việc thực hiện trên máy phục vụ như cách truyền thống. Máy xử lý yêu cầu dịch vụ chỉ
thực hiện việc nhận thông tin từ máy khách và trả lại dữ liệu về cho máy khách. Với
Ajax các trang web được cập nhật nhưng không nạp lại toàn bộ, chúng chỉ cập nhật
những phần được yêu cầu và xử lý bằng Ajax.
Các ứng dụng trước không sử dụng Ajax, việc truyền dữ liệu thông qua form,
được nhập bởi người dùng tới máy chủ web. Máy chủ web sẽ trả về một trang web
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
8

mới. Điều này làm ứng dụng trở nên chậm hơn và lượng thông tin bị trùng lặp xuất
hiện nhiều trên đường truyền. Ajax gửi các yêu cầu tới máy chủ và chỉ nhận về những
thông tin cần thiết, trên máy client, JavaScript sẽ xử lý các dữ liệu nhận được. Kết quả
là trang web được hiển thị nhanh hơn vì có lượng dữ liệu trao đổi giảm đi rất nhiều lần
so với cách làm cũ.
Hệ thống Ajax được mô tả qua sơ đồ sau đây:

Hình 1: Chu trình xử lý của Ajax
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
9

2.5 Công nghệ OpenID
2.5.1 Giới thiệu về OpenID
OpenID tạm hiểu là một hệ thống đăng nhập một lần không có tính tập trung. Đối

với những trang web có hỗ trợ sử dụng OpenID người sử dụng không còn cần phải
nhớ tài khoản và mật khẩu cá nhân của mình ở riêng trang ấy mà chỉ cần sử dụng tài
khoản của một nhà cung cấp OpenID được hỗ trợ để đăng nhập vào hệ thống đó.
OpenID cho phép bạn sử dụng một tài khoản hiện có để truy cập vào một hay
nhiều trang web khác mà không cần phải đăng ký hay tạo ra mật khẩu mới. Việc sử
dụng OpenID, bạn hoàn toàn có thể chọn những thông tin liên kết từ tài khoản sẵn có
của bạn với trang web mà bạn muốn truy cập. Việc đó cho phép người dùng kiểm soát
được lượng thông tin chia sẻ với các trang web mà họ sử dụng.
Với OpenID người dùng chỉ cần trao mật khẩu cho nhà cung cấp định danh của
họ. Sau đó nhà cung cấp định danh này sẽ xác nhận danh tính của người dùng với
trang web mà họ truy cập. Vì thế trang web mà người dùng truy cập vào không bao
giờ nhìn thấy hay biết được mật khẩu của người dùng. Điều này là tăng tính bảo mật
thông tin người dùng, tăng tính tin cậy khi sử dụng web mà không còn phải lo lắng về
một trang web xấu muốn khai thác thông tin của người dùng.
2.5.2 Các lợi ích khi sử dụng OpenID
Việc sử dung OpenID có rất nhiều lợi ích như đã nói ở trên. Nó nhanh hơn, an
toàn hơn cho người sử dụng mỗi khi truy cập vào một trang web. Sau đây là một số
các điểm mạnh của công nghệ này:
- Đẩy nhanh quá trình đăng ký đăng nhập: đa số các trang web yêu cầu người
dùng đăng ký tài khoản với những thông tin yêu cầu thường là lặp đi lặp lại.
Việc đăng ký các tài khoản cá nhân tại các trang web như vậy càng ngày càng
tỏ ra quá nhiều bất cập. Người dùng phải khai báo lại các thông cá nhân của
mình ở nhiều trang khác nhau để đăng ký tài khoản. Và không có gì đảm bảo
các thông tin cá nhân đó được an toàn. OpenID giải quyết tốt vấn đề trên.
Thông tin cá nhân chỉ cần được khai báo một lần với nhà cung cấp dịch vụ, có
thể là Google hay AOL… và khi truy cập vào trang web nào đó, các nhà cung
cấp này sẽ xác thực lại với trang web đó mà người dùng không cần phải làm gì
thêm nữa. Điều này mang lại sự thuận tiện mà nhanh chóng cho người dùng.
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
10


- Tăng tính bảo mật: có thể thấy ngay rằng, việc chỉ có nhà cung cấp dịch vụ
OpenID mới có mật khẩu hay tất cả các thông tin cá nhân sẽ đảm bảo hơn
trong việc bảo mật thông tin cá nhân của người dùng so với các trang web
cùng có được các thông tin đó.
- Kiểm soát được lượng thông tin chia sẻ: OpenID là một tiêu chuẩn phân cấp.
Nó không bị kiểm soát bởi trang web hay một nhà cung cấp dịch vụ nào.
Chính người dùng lựa chọn và kiểm soát các thông tin được chia sẻ.
2.5.3 Google OpenID
Các trang web hay một phần mềm ứng dụng ở bên thứ ba có thể cho phép người
dùng của họ đăng nhập vào hệ thống thông qua tài khoản người dùng của họ. Google
hỗ trợ giao thức OpenID 2.0, cung cấp hỗ trợ xác thực như là một nhà cung cấp
OpenID. Theo yêu cầu của một trang web thuộc bên thứ ba, Google xác nhận người
dùng đang đăng nhập với một tài khoản đã tồn tại của Google, và trả lại cho trang web
này định danh và xác nhận của người dùng này. Ngoài ra Google OpenID còn hỗ trợ
các chức năng mở rộng sau:
- OpenID Attribute Exchange 1.0: cho phép những người phát triển web truy cập
những thông tin người dùng được lưu trữ bởi google như là email, tên… với
sự chấp nhận và kiểm soát của người dùng đó.
- OpenID User Interface 1.0: hỗ trợ việc thay thế quá trình xác thực. Các quá
trình xác thực thay thế này cho phép các ứng dụng chuyển hướng quá trình
xác thực ở trang web hiện tại sang trang xác thực của google.
- OpenID+OAuth Hybrid protocol: cho phép các những người phát triển kết hợp
một OpenID request với một OAuth authentication request. Điều này cho
phép người phát triển sử dụng cả hai OpenID và OAuth. Đặc biệt, nó đơn
giản hóa quá trình phê duyệt người dùng chỉ một lần thay vì hai lần.
- PAPE (Provider Authentication Policy Extension): cho phép
2.5.3.1 Các quá trình xác thực OpenID
Phần này trình bày về cách thức xác thực của OpenID.
Xác thực đăng nhập OpenID bao gồm một chuỗi các tương tác giữa ứng dụng

web, dịch vụ xác thực đăng nhập của Google và người dùng. Sơ đồ sau đây mô tả quá
trình thao tác theo khuyến nghị của Google:
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
11


Hình 2: Quá trình xác thực Google OpenID [7]
Bước 1: Ứng dụng web yêu cầu người dùng đăng nhập bằng một bộ log-in tùy
chọn bao gồm “Sign in with Google”.
Bước 2: Người dùng lựa chọn tùy chọn “Sign in with Google”.
Bước 3: Ứng dụng web gửi một “Discovery” request tới Google và để lấy thông
tin về điểm cuối của việc xác thực đăng nhập bằng Google.
Bước 4: Google trả lại tài liệu XRDS trong đó chứa thông tin về điểm cuối.
Bước 5: Ứng dụng web gửi yêu cầu xác thực đăng nhập tời điểm cuối của
Google.
Bước 6: Hành động này chuyển hướng người dùng tới trang Google Federated
Login. Trong cùng một trình duyệt hoặc trong một popup, để yêu cầu người dùng đăng
nhập.
Bước 7: Sau khi đăng nhập Google sẽ hiện một trang xác thực thông báo việc xác
thực đăng nhập vào ứng dụng web của bên thứ ba cho người dùng. Trang xác thực này
yêu cầu người sử dụng xác nhận hoặc từ chối việc kết nối đăng nhập tài khoản Google
của họ với ứng dụng web kể trên.
Bước 8: Nếu người dùng chấp nhận việc xác thực, Google trả người dùng về một
địa chỉ URL đặc biệt được chỉ định bằng tham số openid.return_to ở request ban đầu.
Một định danh của Google, không có quan hệ với username và password của người
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
12

dùng Google thực tế, được trả về bằng tham số openid.claimed_id. Nếu yêu cầu ban
đầu có bao gồm việc trao đổi thuộc tính, các thông tin bổ sung có thể được gửi kèm.

Bước 9: Ứng dụng web sử dụng bộ nhận diện mà Google cung cấp để nhận ra
người dùng và cho phép truy cập vào tính năng cũng như dữ liệu của ứng dụng.
2.5.3.2 Làm việc với OpenID
a. Thiết lập chứng thực OpenID
• Thiết kế giao diện đăng nhập: bạn nên giữ giao diện đơn giản nhất có thể.
• Lựa chọn một thư viện OpenID 2.0 phù hợp với ngôn ngữ lập trình: có
nhiều thư viện OpenID 2.0 dành cho các ngôn ngữ lập trình khác nhau.
• Tạo cơ chế phát hiện và thực hiện yêu cầu chứng thực: gửi một discovery
request tới đường dẫn URL mà Google cung cấp để lấy được thông tin về
điểm cuối xác thực của Google OpenID. Sử dụng một trong các phương
thức như: sử dụng thư viện, phương thức GET hay POST để thực hiện
request lấy thông tin này.
• Thêm các thuộc tính trao đổi vào request xác thực. Việc thêm các thuộc
tính trao đổi để có được các thông tin ngoài thông tin về tài khoản của
Google như tên, địa chỉ tốt hơn là chỉ lấy mỗi thông tin về tài khoản.
• Sử dụng giao diện người mở rộng cho việc xác thực OpenID. Ở phần này
Google khuyên nghị nên sử dụng một trang popup để thể hiện việc đăng
nhập bằng OpenID.
• Sử dụng tính năng mở rộng PAPE để điều khiển tốt hơn việc xác thực
thông tin người dùng.
• Thêm khả năng OAuth vào yêu cầu xác thực
b. Thực hiện OAuth với Federated Login
Mục tiêu của OAuth là có được mã truy cập từ Google, sau đó sử dụng để trao
đổi dữ liệu cụ thể với một dịch vụ nào đó của Google. Quá trình xử lý thông thường
của OAuth bao gồm bốn bước: (1) yêu cầu một token request, (2) yêu cầu token ủy
quyền, (3) đổi token ủy quền thành token truy cập, (4) sử dụng token truy cập để truy
cập dịch vụ dữ liệu của Google.
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
13


Với OpenID + OAuth các quá trình này tương tự. Sự khác biệt nằm ở chỗ là ta
nhận được một token ủy quyền OAuth được gói trong một một yêu cầu chứng thực
OpenID. Bằng cách này người dùng có thể xác thực và truy cập dịch vụ một cách đồng
thời.
 Sử dụng OpenID + OAuth:
• Quyết địnhc có hoặc không đăng ký trang web của bạn với Google.
• Thiết lập một cơ chế để quản lý các yêu cầu OpenID, với tham số mở rộng
OAuth.
• Thiết lập một cơ chế để nhận được yêu cầu OAuth token và trao đổi nó
cho một mã thông báo truy cập.
• Thiết lập một cơ chế để yêu cầu truy cập vào một dịch vụ Google.
2.5.3.3 OpenID endpoint
Phần này trình bày một cách toàn diện thành phần đầu cuối của OpenID.
Để có được thành phần đầu cuối của Google, thực hiện việc phát hiện bằng cách
gửi Get hoặc Head request tới địa chỉ
Khi
đó Google sẽ trả về một tài liệu XRDS có chứa địa chỉ URL của thành phần đầu cuối
của Google. Thông điệp trả về có dạng:
<Service priority="0">
<Type>
<URI>{Google's login endpoint URI}</URI>
</Service>

 Các tham số yêu cầu của OpenID.
Khi đã có được thành phần đầu cuối của Google, chúng ta cần gửi yêu cầu xác
thực với nó, với các tham số được xác định. Kết nối với điểm cuối bằng cách gửi
request bằng URL hoặc HTTP Post. Các request này cần có những tham số để Google
hiểu được yêu cầu của hệ thống khác với mình. (Xem phụ lục).
 Đáp ứng của các yêu cầu xác thực
Khi Google đã chấp nhận yêu cầu xác thực người sử dụng được chuyển tới trang

xác thực của Google, lúc này các quá trình trên được thực hiện. Khi xác thực thành
công, Google chuyển hướng người sử dụng trở lại URL được khai báo trong biến
openid.return_to ở yêu cầu ban đầu. Các dữ liệu trả về được nối vào như là các tham
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
14

số truy vấn, bao gồm định danh được Google cung cấp, thông tin người dùng, và nếu
có yêu cầu sẽ có thêm Oauth.
Nếu người dùng không chấp nhận việc xác thực, Google sẽ gửi một phủ định tới
yêu cầu của ứng dụng web đã yêu cầu.
Xem phần phụ lục để biết thêm chi tiết ví dụ về việc sử dụng Google OpenID cả
việc gửi request yêu cầu cũng như nhận các thông điệp trả về.
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
15

CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG WEB CHAT
3.1 Khảo sát hệ thống Web Chat
- Hiện trạng: Có một số trang web đã triển khai có cùng chức năng như
hay dịch vụ gtalk được cung cấp cùng
với gmail. Tuy nhiên những dịch vụ kể trên là dịch vụ đi kèm với phần
mềm chat được đóng gói để cài đặt trên máy chứ không hẳn là một web
chat chuyên biệt.
- Các diễn đàn hiện nay cũng cung cấp shoutbox hỗ trợ người dùng thảo
luận, tuy nhiên shoutbox lại chỉ cung cấp cách nói chuyện theo nhóm
public mà không hỗ trợ trao đổi riêng tư như các phần mềm chat.
- Tổng hợp các yêu cầu, mục tiêu của dự án:
o Yêu cầu đầu tiên là người dùng có thể đăng ký tài khoản và dùng tài
khoản đó để trao đổi thông tin trực tiếp với các tài khoàn khác.
o Kết hợp được những ưu điểm: Sự tiên lợi nhanh chóng khi truy cập
website so với cài đặt phần mềm.

o Vẫn giữ được các đặc trưng của các phần mềm chat là có thể chat
riêng hai người với nhau.
o Ngoài ra còn có thể có thêm các yêu cầu như là webchat được xây
dựng có thể liên kết với các dịch vụ chat khác như Yahoo, Google
để trao đổi thông tin trực tiếp.
3.2 Phân tích yêu cầu hệ thống Web Chat
- Đăng ký, đăng nhập, và đăng nhập thông qua tài khoản của google
- Hệ thống cho phép người dùng gửi thông điệp một cách dễ dàng và nhanh
chóng cho người khác
- Hệ thống cho phép người dùng tìm thông tin một người dùng khác thông
qua thông tin về tài khoản hay thông tin về tên hoặc email đăng ký.
Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
16

3.3 Phân tích hệ thống Web Chat
3.3.1 Biểu đồ ngữ cảnh hệ thống

Hình 3: Biểu đồ ngữ cảnh hệ thống Coltech Chat
3.3.2 Biểu đồ phân rã chức năng

Hình 4: Biểu đồ phân rã chức năng
Mô tả chức năng lá:
- Đăng ký: Người dùng nhập các thông tin theo mẫu của hệ thống yêu cầu,
Để đăng ký một tài khoản mới, tài khoản mới không được trùng với các tài
Webchat
Quản lý danh sách
b

n


Thêm bạn
Xóa bạn
Tìm bạn
Chat
Gửi thông điệp
Trả lời thong điệp
Quản lý người dùng
Đăng ký
Đăng nhập
Thay đổi thông
Reset password
Đăng nhập bằng
google id

Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
17

khoản đã có và các thông tin do người sử dụng cung cấp phải tuân theo
quy định của hệ thống.
- Đăng nhập: Khi muốn tham gia vào hệ thống để trao đổi thông điệp người
dùng cần phải đăng nhập vào một tài khoản đã được đăng ký trước đó, để
cho hệ thống có thể quản lý được người dùng. Đăng nhập là bước xác định
người dùng của hệ thống.
- Đăng nhập bằng google id: Nếu người dùng đã có tài khoản của google.
Người dùng có thể dùng ngay tài khoản này để đăng nhập vào hệ thống
mà không cần phải đăng ký tài khoản của hệ thống.
- Thay đổi thông tin: Chức năng này cho phép người dùng thay đổi thông
tin cá nhân bao gồm cả password đăng nhập.
- Reset password: Khi người dùng quên password đăng nhập vào tài khoản
của mình. Người dùng có thể yêu cầu hệ thống cấp thay đổi password của

mình một cách tự động và gửi mật khẩu mới vào mail đăng ký của người
dùng đó. Chức năng này đảm nhiệm việc trên.
- Thêm bạn: Người dùng có một danh sách bạn để tiện cho việc trao đổi
thông điệp. Chức năng này cho phép người dùng thêm một người dùng
mới vào trong danh sách bạn đó.
- Xóa bạn: Chức năng này ngược với chức năng thêm bạn. Khi không muốn
người dùng nào đó có trong danh sách bạn của mình nữa thì người dùng
sử dụng chức năng này để xóa người đó ra khỏi danh sách bạn.
- Tìm bạn: Người dùng có thể tìm bạn theo các thông tin như chatid của bạn
nếu biết hoặc tìm theo một số thông tin khác như email đăng ký hay tên
đầy đủ.
- Gửi, trả lời thông điệp: Chức năng này bao gồm 2 chức năng con là tạo và
gửi một thông điệp từ người dùng đến người dùng khác. Và chức năng
nữa là nhận và trả lời thông điệp nhận được.







Nguyễn Ngọc Tráng – Khoa CNTT - ĐHCN Đề tài: Xây dựng ứng dụng WEB CHAT
18

3.3.3 Mô hình thực thể liên kết

Hình 5: Biểu đồ ngữ cảnh
3.3.4 Luồng sự kiện
3.3.4.1 Đăng nhập
Tên Use Case

Đăng nhập
Tác nhân Người dùng, Web Chat
Mức 2
Sự kiện kích hoạt Người dùng nhấn vào đăng nhập
Luồng sự kiện chính:
1. Hiện lên cửa sổ yêu cầu nhập và mật khẩu
2. Nhấn nút Sign in
3. Đăng nhập thành công, quay lại trang chủ
Luồng sự kiện phụ:
3.1 Đăng nhập thất bại, yêu cầu đăng nhập lại.

×