Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Phương pháp động trong phân tích kinh tế kỹ thuật - 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.66 KB, 24 trang )

GV: Lê Hoài Long 1
Phương Pháp Động
trong phân tích kinh tế
kỹ thuật - 1
Phần
GV: Lê Hoài Long 2
Giá trị theo thời gian của đồng
tiền
Lãi suất chính là chi phí phải trả để sử dụng tư
bản.

Theo một nghĩa nào đó thì tiền cũng là một thứ
hàng hóa cũng có thể được bán hay mua và tiền sẽ
có giá của nó.

Chi phí của đồng tiền được thiết lập và đo lường bởi
một mức lãi suất.

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm được định kì tính và cộng
vào một lượng tiền nào đó trong một khoảng thời
gian được xác định.
GV: Lê Hoài Long 3
Giá trị theo thời gian của đồng
tiền
Giá trị theo thời gian của đồng tiền

Nguyên lý giá trị thời gian của đồng tiền có
thể được định nghĩa như sau: giá trị kinh tế
của một lượng tiền phụ thuộc vào lúc mà nó
được sử dụng.


Khi quyết định giữa các phương án kinh tế
chúng ta phải tính đến cơ chế vận hành của
lãi suất và giá trị theo thời gian của đồng tiền
để có thể so sánh chúng ở những giá trị khác
nhau và ở những thời điểm khác nhau.
GV: Lê Hoài Long 4
Giá trị theo thời gian của đồng
tiền
Giá trị theo thời gian của đồng tiền

Chúng ta phải phân biệt giữa giá trị theo thời gian
của đồng tiền và mất giá của đồng tiền do trượt giá
hay lạm phát.

Lạm phát đó là sự suy giảm khả năng mua của
đồng tiền theo thời gian.

Giá trị theo thời gian của đồng tiền đó là lượng tiền
ngày hôm nay sẽ có giá trị hơn vào ngày mai vì khả
năng sinh lãi của nó theo thời gian.
GV: Lê Hoài Long 5
Giá trị theo thời gian của đồng
tiền
Các thành phần của giao dịch kinh tế liên quan đến lãi suất

Một lượng tiền ban đầu bao gồm cả tiền vay hoặc tiền đầu tư gọi
là vốn ban đầu.

Mức lãi suất là cái đo lường giá của đồng tiền là tỷ lệ trên một
khoảng thời gian.


Khoảng thời gian hay là chu kì của lãi suất là khoảng thời gian
để tính lãi.

Thời gian thực hiện giao dịch.

Kế hoạch thu chi theo thời gian

Lượng tương lai của đồng tiền là lượng tiền đã kể đến tác động
của lãi suất qua một số lượng thời đoạn tính lãi.
GV: Lê Hoài Long 6
Giá trị theo thời gian của đồng
tiền
Kí hiệu:

i là mức lãi suất ở từng thời đoạn tính lãi

N là tổng các thời đoạn tính lãi hay là thời gian
thực hiện giao dịch

P là lượng tiền ở thời điểm 0

F là lượng tiền ở một thời điểm tương lai

A là lượng thu hay chi đều trên các khoảng tính
lãi suất
GV: Lê Hoài Long 7
Giá trị theo thời gian của đồng
tiền
Ví dụ:

Công ty xây dựng A muốn mua một thiết bị thi công cơ
giới nên phải đi vay ngân hàng 20.000usd với lãi
suất 9%/năm và phải trả ngay 200usd tiền chi phí
cho vay ngay khi nhận tiền. Ngân hàng đưa ra cho
công ty 2 phương án chi trả trong 5 năm để công ty
lựa chọn:

Phương án 1: cuối mỗi năm phải trả cho ngân hàng
5.141,8 usd trong 5 năm.

Phương án 2: cuối năm thứ 5 công ty trả cho ngân hàng
30.772,5 usd.
GV: Lê Hoài Long 8
Giá trị theo thời gian của đồng
tiền
Cuối năm thứ Tiền vay
Khoản chi trả
PA 1 PA 2
0 20.000 200 200
1 5141,8 0
2 5141,8 0
3 5141,8 0
4 5141,8 0
5 5141,8 30.772,5
GV: Lê Hoài Long 9
Dòng ngân lưu

Các thành phần của giao dịch liên quan đến
giá trị thời gian của đồng tiền có thể dễ dàng
nhận biết nếu sử dụng biểu đồ đồ họa gọi là

biểu đồ dòng ngân lưu.

Biều đồ dòng ngân lưu cho cái nhìn tổng
quát tiện lợi về các thành phần của một giao
dịch.
GV: Lê Hoài Long 10
Dòng ngân lưu
Quy định:

Các mũi tên trên biểu đồ thể hiện giá trị ròng.

Các giá trị thu chi cùng một thời điểm phải
được tính giá trị ròng.

Độ lớn của mũi tên thể hiện tương đối giá trị
lượng tiền.

Mũi tên hướng lên thể hiện lượng tiền dương
(thu) và ngược lại.
GV: Lê Hoài Long 11
Dòng ngân lưu
0 1 2 3 4 5
19.800
5.141,8 5.141,8 5.141,8 5.141,8 5.141,8
20.000
200
i = 9%
GV: Lê Hoài Long 12
Dòng ngân lưu
Quy ước về cuối chu kỳ


Để đơn giản hóa để tiện cho việc phân tích
kinh tế kỹ thuật, chúng ta áp dụng quy ước
cuối chu kỳ. Đó là các giá trị ngân lưu sẽ
được đặt tại vị trí cuối chu kỳ lãi suất.

Quy ước về cuối chu kỳ lãi suất sẽ dẫn đến
một số khác biệt giữa thực tế và mô hình
toán kinh tế.
GV: Lê Hoài Long 13
Tính toán lãi suất

Tiền có thể sinh lãi theo nhiều cách. Tuy
nhiên đến cuối kỳ lãi suất, tiền lãi kiếm được
được tính toán dựa trên mức lãi suất xác
định.

Có hai hình thức tính lãi là lãi đơn và lãi kép
(lãi gộp).

Hầu hết trong tính toán sử dụng lãi suất kép
GV: Lê Hoài Long 14
Tính toán lãi suất
Lãi suất đơn

Hình thức tính lãi này chỉ tính lãi suất trên
lượng tiền ban đầu trong suốt các chu kỳ lãi
suất.

Lãi suất đơn thường thấy ở đầu tư trái phiếu

GV: Lê Hoài Long 15
Tính toán lãi suất
Lãi suất đơn

Nếu gửi P đồng trong N chu kì với lãi suất
đơn i, tiền lãi thu được là:

Tổng lượng tiền ở cuối chu kì N là:
NiPI )(
=
)1( iNPIPF
+=+=
GV: Lê Hoài Long 16
Tính toán lãi suất
Lãi suất kép (gộp)

Tiền lãi tính trong chu kỳ sau được tính trên
tổng giá trị tiền ở cuối kỳ lãi trước.

Tổng giá trị ở kì lãi suất trước bao gồm giá trị
tiền ban đầu và tiền lãi lũy tiến đến thời điểm
đó. Hay nói cách khác là “lãi mẹ đẻ lãi con”.
GV: Lê Hoài Long 17
Tính toán lãi suất
Lãi suất kép (gộp)

nếu gửi P đồng với lãi suất kép i, tổng số tiền thu
được sau kì thứ nhất là:

Sau kỳ thứ nhất, tổng lượng tiền thu được sẽ được

tính lãi tiếp. Lượng tiền thu được sau kì thứ hai là:

Tổng quát, sau N chu kỳ lượng tiền F thu được là:
)1( iPIP
+=+
2
)1()1()1( iPiiPiP +=+++
N
iPF )1(
+=
GV: Lê Hoài Long 18
Tính toán lãi suất
Ví dụ:

Bạn gửi ngân hàng 1000 usd với mức lãi
suất là 8% cho 1 năm gửi. Giả sử lãi suất là
lũy kế thì sau 3 năm bạn nhận được bao
nhiêu tiền?
GV: Lê Hoài Long 19
Tính toán lãi suất
Ví dụ:

Nếu áp dụng công thức thì ta có ngay:

Để xem xét quá trình lãi mẹ đẻ lãi con, chúng ta
xem xét bảng sau
usdF 7,1259)08,01(1000
3
=+=
Cuối năm thứ Lượng đầu kỳ Tiền lãi Lượng thu cuối kỳ

1 1000 1000*0,08=80 1080
2 1080 1080*0,08=86,4 1166,4
3 1166,4 1166,4*0,08=93,3 1259,7
GV: Lê Hoài Long 20
Tính toán lãi suất
Ví dụ:
1000
80 86,4 93,3
1259,7
GV: Lê Hoài Long 21
Tính toán lãi suất
Lãi suất hữu hiệu

Để tính toán tương đương giữa các mức lãi suất có
chu kỳ thời gian khác nhau như theo tháng, theo
quý, theo năm… người ta sử dụng lãi suất hữu hiệu.

Lãi suất hữu hiệu là lãi suất thể hiện thực sự tiền lãi
thu được trong một năm hay các chu kỳ khác.

Ví dụ ta gửi ngân hàng có định kỳ 3 tháng nhưng
tiền lãi được tính theo tháng là 1,5%/tháng thì lãi
suất hữu hiệu là 1,5%/tháng. Hoặc nếu ta gửi tiết
kiệm lãi suất là 8%/năm nhưng ta được tính lãi suất
theo tháng thì lãi suất thực tính theo tháng (hay lãi
suất thật được quy ra năm) là lãi suất hữu hiệu.
GV: Lê Hoài Long 22
Tính toán lãi suất
Lãi suất hữu hiệu


Giả sử mức lãi suất báo cáo theo một kì hạn
danh định nào đó là r, M là số chu kỳ tính lãi
trong kỳ hạn danh định của r, gọi i lãi suất
hữu hiệu cần tính cho một thời đoạn nào đó,
C là số chu kỳ tính lãi trong thời đoạn tính lãi
suất hữu hiệu, công thức để tính là:
11







+=
C
M
r
i
GV: Lê Hoài Long 23
Tính toán lãi suất
Ví dụ:

Nếu bạn gửi tiết kiệm ngân hàng một lượng
tiền là 1000 usd. Bạn chọn tiết kiệm có định
kỳ là 1 năm với lãi suất là 18%. Bạn được
tính lãi theo tháng. Hãy tìm lãi suất hữu hiệu
của tài khoản tiết kiệm này theo tháng, theo
năm.
GV: Lê Hoài Long 24

Tính toán lãi suất
Ví dụ:

Nếu bạn gửi tiết kiệm ngân hàng một lượng
tiền là 1000 usd với lãi suất là 12%/năm. Hãy
tìm lãi suất hữu hiệu của tài khoản tiết kiệm
này theo theo tháng, quý, năm nếu bạn được
tính lãi theo tháng.

×