Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

LUẬN VĂN: CÁC KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH COLLOCATION VÀ ỨNG DỤNG CHO TIẾNG VIỆT ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.03 KB, 49 trang )

























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ


Đồng Thị Ngân

CÁC KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH COLLOCATION VÀ


ỨNG DỤNG CHO TIẾNG VIỆT






KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành:
Công Nghệ Thông Tin









HÀ NỘI - 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Đồng Thị Ngân

CÁC KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH COLLOCATION VÀ
ỨNG DỤNG CHO TIẾNG VIỆT







KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành:
Công Nghệ Thông Tin


Cán bộ hướng dẫn:
TS. Lê Anh Cường










HÀ NỘI - 2010
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Lê Anh Cường, người đã
luôn theo sát giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Khoa học máy
tính nói riêng và các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin nói chung. Nếu
không có các thầy, các cô và khoa thì chắc chắn em không thể hoàn thành tốt khoá

luận.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn vô hạn tới cha mẹ, các anh chị và bạn bè đã
luôn ở bên cạnh khuyến khích, động viên, giúp em vượt qua những khó khăn trong quá
trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
ĐỒNG THỊ NGÂN


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Collocation đóng vai trò quan trọng trong các ứng dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên
cũng như biên soạn từ điển. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu về
collocation là một lĩnh vực khá mới mẻ. Luận văn này tập trung vào nghiên cứu một số
phương pháp trích chọn collocations nhằm tìm ra mô hình hiệu quả cho việc trích chọn
collcations trong tiếng Việt. Các phương pháp được nêu ra bao gồm một số phương
pháp thống kê cổ điển thường được sử dụng cho tiếng Anh và tiếng Đức đồng thời đề
xuất một số phương pháp tổng hợp nhằm tăng độ chính xác của quá trình trích chọn.
Không chỉ dừng lại ở các phương pháp, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu ảnh
hưởng của việc tiền xử lý dữ liệu lên độ chính xác của chương trình trích chọn. Dữ liệu
thử nghiệm bao gồm cả dữ liệu thô, chưa qua xử lý, dữ liệu đã được qua một bộ gán
nhãn từ loại và dữ liệu đã được phân tích cú pháp. Thông qua việc chạy các chương
trình với đầu vào dữ liệu khác nhau, so sánh độ chính xác của các phương pháp, chúng
tôi đề xuất mô hình trích chọn hiệu quả cho tiếng Việt.




GIỚI THIỆU
Trong tiếng Anh, người ta chỉ dùng “strong tea”, chứ không dùng “powerful tea”,
mặc dù “strong” và “powerful” tương đương với nhau về nghĩa, và “powerful tea”

không sai cả về cấu trúc ngữ pháp và về nghĩa. Nhưng nó không được dùng đơn giản
chỉ là bởi vì người bản xứ không quen dùng như vậy. Những sự kết hợp từ không tuân
theo một quy tắc ngữ pháp hay ngữ nghĩa nào như vậy được giới hạn trong một định
nghĩa collocations. Như vậy, một collocation có thể được hiểu là một sự kết hợp các từ
không tuân theo một quy tắc ngữ pháp hay ngữ nghĩa nào cả. Xét về một số khía cạnh
nào đó, collocations mang tính thành ngữ, cứng nhắc. Nghĩa của một collocation
thường không được suy ra từ nghĩa của các từ thành phần, và sự thay thế một từ thành
phần bằng một từ đồng nghĩa có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của collocation đó.
Có rất nhiều định nghĩa về collocation đã được đưa ra, tuy nhiên, không một định
nghĩa nào được coi là chính thống, hay chuẩn. Định nghĩa và phương pháp trích chọn
collocation phụ thuộc vào mục đích sử dụng của người làm nghiên cứu. Trong luận văn
này, chúng tôi chấp nhận định nghĩa collocation là một sự kết hợp các từ thường xuất
hiện cùng nhau trên mức bình thường trong văn bản, với vị trí và quan hệ ngữ pháp
tương đối cố định.
Collocations có ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực ngôn ngữ học [2, 21, 23],
biên soạn từ điển[1] cũng như các bài toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên[4, 14, 16, 18, 25,
27, 29]. Chính vì vậy, việc trích chọn các collocations trong mỗi ngôn ngữ là thực sự
cần thiết, nhằm nâng cao độ chính xác và tính tự nhiên của các ứng dụng xử lý ngôn
ngữ tự nhiên, cũng như giúp việc học một ngôn ngữ mới dễ dàng hơn.
Có khá nhiều nghiên cứu về việc trích chọn collocations cho tiếng Anh đã được
tiến hành, tuy nhiên, nghiên cứu về collocations cho tiếng Việt vẫn còn là một lĩnh vực
khá mới mẻ. Chưa có nhiều nghiên cứu được tiến hành và kết quả thu được vẫn còn ở
mức độ rất hạn chế. Luận văn này tập trung vào việc áp dụng một số phương pháp
thống kê vào trích chọn collocation trong tiếng Việt, nghiên cứu tác động của việc tiền
xử lý văn bản lên quá trình trích chọn, so sánh độ chính xác các mô hình thử nghiệm;
từ đó, đề xuất một số phương pháp kết hợp nhằm cải thiện độ chính xác của chương
trình.




Mục tiêu của luận văn:
 Khái quát về collocations trong tiếng Việt: trình bày chi tiết về định nghĩa,
đặc trưng, phân loại, và một số ứng dụng của collocations trong dịch máy và
các bài toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
 Trình bày một số phương pháp trích chọn collocation dựa trên thống kê. Cụ
thể hơn, trong giới hạn luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu vào bốn phương
pháp: phương pháp dựa trên tần số, hai phương pháp kiểm định giả thuyết
và phương pháp dựa trên thông tin tương hỗ. Với mỗi phương pháp, từ việc
trình bày cơ sở lý thuyết liên quan, chúng tôi đi đến cách áp dụng chúng vào
bài toán trích chọn collocations trong tiếng Việt, một số mô hình thực
nghiệm, kết quả và đánh giá về việc áp dụng bốn phương pháp đó vào trích
chọn collocations trong tiếng Việt.
 Đề xuất một số phương pháp thống kê là kết hợp của ba hoặc bốn phương
pháp đã được trình bày ở trên, xây dựng mô hình thực nghiệm, đánh giá kết
quả và độ chính xác của chương trình.
 Đề xuất một phương pháp kết hợp thống kê và thông tin cú pháp áp dụng
cho trích chọn collocation có dạng cụm danh từ. Từ việc trình bày cơ sở lý
thuyết, chúng tôi xây dựng mô hình thực nghiệm, đánh giá kết quả thu được
và độ chính xác của chương trình dựa trên phương pháp này.



MỤC LỤC
GIỚI THIỆU
Chương 1.

KHÁI QUÁT VỀ COLLOCATIONS TRONG TIẾNG
VIỆT 1

1.1.


ĐỊNH NGHĨA 1

1.2.

ĐẶC TRƯNG 1

1.2.1.

Được sử dụng lặp đi lặp lại trong văn bản. 1

1.2.2.

Có tính cứng nhắc: 2

1.2.3.

Phụ thuộc vào lĩnh vực của văn bản. 2

1.2.4.

Có liên kết kết chặt chẽ về mặt từ vựng: 3

1.3.

PHÂN LOẠI 3

1.4.

ỨNG DỤNG 5


Chương 2.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CỔ ĐIỂN DỰA TRÊN THỐNG
KÊ 7

2.1.

PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN TẦN SỐ 8

2.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT 9
2.2.1.

Phương pháp kiểm tra t 9

2.2.2.

Phương pháp kiểm tra Pearson Chi bình phương. 12

2.3.

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THÔNG TIN TƯƠNG HỖ (POINTWISE
MUTUAL INFORMATION (PMI)) 13

2.4.

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 15

2.4.1.


Khái quát về dữ liệu sử dụng 15

2.4.2.

Trích chọn bigrams 16

2.4.3. Các mô hình thử nghiệm 18
2.4.4.

Kết quả thực nghiệm 19

Chương 3.

MỘT PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP ÁP DỤNG CHO TRÍCH
CHỌN COLLOCATIONS CÓ DẠNG CỤM DANH TỪ 25

3.1.

GIAI ĐOẠN 1: TRÍCH CHỌN CÁC COLLCOATIONS CÓ DẠNG
BIGRAM. 26

3.1.1.

Bước 1: Trích chọn bigram 26

3.1.2. Bước 2: Lọc các bigram không hợp lệ 27
3.2.

GIAI ĐOẠN 2: TRÍCH CHỌN CÁC COLLOCATIONS LÀ CỤM DANH
TỪ CÓ DẠNG N-GRAM. 28


3.2.1.

Bước 1: 29

3.2.2.

Bước 2: 29



3.2.3.

Bước 3: 29

3.3.

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 30

Chương 4.

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC B





DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 2-1: Kết quả chạy 4 phương pháp khi chạy trên bộ dữ liệu chỉ được tách từ với độ
lớn cửa sổ thay đổi từ 1 đến 5 20

Hình 2-2: Kết quả thử nghiệm trên bộ dữ liệu đã được gán nhãn 21

Hình 2-3: Kết quả chạy thực nghiệm 9 mô hình trên bộ dữ liệu đã được phân tích cú
pháp 22

Hình 2-4: Kết quả chạy thực nghiệm trên tất cả các mô hình với 3 tập dữ liệu đầu vào
22




DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1-1: Một số collocation có quan hệ vị ngữ trong tiếng Việt 4

Bảng 2-1: Mẫu nhãn từ loại cho bộ lọc nhãn từ loại cho tiếng Anh 8

Bảng 2-2: Mẫu nhãn cho bộ lọc nhãn từ loại cho tiếng Việt 9

Bảng 2-3: Một số collocations được trích chọn bằng phương pháp kiểm tra t 11

Bảng 2-4: Ví dụ sử dụng phương pháp kiểm tra Chi-square bình phương 12

Bảng 2-5: Kết quả thu được khi trích chọn collocations sử dụng phương pháp kiểm tra
Chi bình phương 13


Bảng 2-6: Một số collocation trích chọn được bằng phương pháp dựa trên thông tin
tương hỗ 14

Bảng 2-7: Bộ nhãn sử dụng bởi vnTagger 15

Bảng 2-8: Kết quả chạy thực nghiệm 4 phương pháp trên bộ dữ liệu đã được tách từ
với độ lớn cửa sổ thay đổi từ 1 đến 5 19

Bảng 2-9: Kết quả thu được khi chạy 9 mô hình trên bộ dữ liệu đã được gán nhãn từ
loại 20

Bảng 2-10: Kết quả chạy thực nghiệm 9 mô hình trên bộ dữ liệu đã được phân tích cú
pháp 21

Bảng 2-11: Kết quả chạy thực nghiệm trên tất cả các mô hình thực nghiệm 23

Bảng 3-1: Một số bigrams và thông tin về vị trí và tần suất xuất hiện của chúng 27

Bảng 3-2: Một số bigram là kết quả của giai đoạn 1 30

Bảng 3-3: Kết quả chạy chương trình ở giai đoạn 1 30

Bảng 3-4: Một số cụm danh từ cố định được trích chọn từ giai đoạn 2 31


1

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ COLLOCATIONS TRONG TIẾNG VIỆT
Vì những nghiên cứu về collocations cho tiếng Việt còn ở mức độ hạn chế cả về

số lượng và chất lượng, khái niệm về collocations còn ít nhiều xa lạ với nhiều người,
ngay cả đối với những người làm nghiên cứu trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Chương đầu tiên của luận văn này làm nhiệm vụ giới thiệu khái quát về collocation và
liên hệ cho tiếng Việt, giúp người đọc hiểu hơn về collocations và sự cần thiết của việc
xây dựng một hệ thống trích chọn collocations cho tiếng Việt. Cụ thể hơn, nó có
nhiệm vụ trả lời bốn câu hỏi chính: Collocations là gì? Đặc trưng của một collocation?
Có những loại collocations nào? Phải trích chọn collocations để làm gì? Phần còn lại
của chương sẽ đi sâu vào trả lời bốn câu hỏi này.
1.1. ĐỊNH NGHĨA
Firth[17] định nghĩa collocation là một khái niệm cú pháp trừu tượng, không trực
tiếp liên hệ với nghĩa của các từ cấu thành lên nó. Choueka[5] quan niệm collocation
là một dãy gồm hai hoặc nhiều hơn các từ liên tiếp nhau, có những đặc trưng của một
đơn vị cú pháp có nghĩa, và nghĩa của nó không thể được suy ra trực tiếp từ nghĩa của
các từ thành phần. Còn theo Benson[2]: một collocation là một tổ hợp cố định và lặp
đi lặp lại các từ. Như vậy, Firth thiên về góc độ từ vựng của collocation, còn Choueka
lại thiên về chức năng cú pháp của collocation trong văn bản. Định nghĩa của Benson
là một trong những định nghĩa hay được sử dụng nhất, tuy nhiên nó đã bỏ qua một số
đặc trưng và thuộc tính của collocation ứng dụng trong dịch máy như không thể dịch
một collocation trong tiếng Anh sang tiếng Việt theo cách đơn thuần dịch từ tương
ứng với từ. Đã có khá nhiều nghiên cứu về collocation cho tiếng Anh được tiến hành,
tuy nhiên không có định nghĩa chuẩn nào về collocation được đưa ra, và định nghĩa về
collocation phụ thuộc vào quan điểm và mục đích sử dụng của mỗi người làm nghiên
cứu. Trong luận văn này, chúng tôi chấp nhận định nghĩa: collocation là một sự kết
hợp các từ thường xuất hiện cùng nhau trên mức bình thường trong văn bản, với vị trí
và quan hệ ngữ pháp tương đối cố định.
1.2. ĐẶC TRƯNG
Theo định nghĩa được nêu ra ở trên, một collocation có 4 đặc trưng chính:
1.2.1. Được sử dụng lặp đi lặp lại trong văn bản.
Sự xuất hiện cùng nhau của các từ tạo thành collocation trong một văn bản
không phải là một trường hợp đặc biệt, mà chúng được sử dụng lặp đi lặp lại trong một

ngữ cảnh nhất định. Các cụm từ như “to make a decision, to hit a record, to perform

2

an operation” là các collocation thường gặp trong văn bản tiếng Anh, hay “nhiễm
HIV/AIDS, chuyển_dịch cơ_cấu, học_hỏi kinh_nghiệm” là các collocation thường gặp
trong văn bản tiếng Việt; và các cụm từ như “to buy short, to ease the jib” hoặc “tiêm
vaccine, kiểm_thử phần_mềm”là các collocation đặc trưng cho các lĩnh vực chuyên
môn. Cả hai loại collocation đều được sử dụng lặp đi lặp lại trong các ngữ cảnh nhất
định.
1.2.2. Có tính cứng nhắc:
Theo một nghĩa nào đó, nghĩa của một collocation mang tính thành ngữ, hay cố
định. Nghĩa của một collocation thường không thể trực tiếp được suy ra từ nghĩa của
các từ cấu thành nên nó. Trong hầu hết trường hợp, một collocation không thể được
dịch theo kiểu từ đối từ từ một ngôn ngữ sang một ngôn ngữ khác. Ví dụ, chúng ta có
thể dịch cụm từ “mở cửa” trong tiếng Việt sang tiếng Anh, tiếng Đức một cách dễ
dàng, nhưng không thể dịch từ đối từ cụm từ “cạnh_tranh gay_gắt, phản_đối
kịch_liệt” từ tiếng Việt sang tiếng Anh hay tiếng Đức. Một người học tiếng Việt không
thể dễ dàng sử dụng cụm từ “cạnh_tranh gay_gắt, phản_đối kịch_liệt” nếu họ không
biết trước nghĩa của cả cụm từ trước đó. Dịch một văn bản từ ngôn ngữ này sang một
ngôn ngữ khác không chỉ đòi hỏi kiến thức về các quy tắc ngữ pháp và ngữ nghĩa vì
collocations có tính cứng nhắc, kho ngữ liệu song ngữ về collocations thực sự cần thiết
cho một ứng dụng dịch máy hiệu quả.
1.2.3. Phụ thuộc vào lĩnh vực của văn bản.
Trong các văn bản chuyên ngành, tồn tại rất nhiều collocations. Các thuật ngữ
chuyên ngành thường ít nhiều xa lạ với những người không nghiên cứu, học tập trong
lĩnh vực đó. Thêm vào đó, có những từ quen thuộc với người đọc nhưng được sử dụng
với nghĩa hoàn toàn khác nghĩa thông thường trong các văn bản chuyên ngành. Ví dụ
trong ngành công nghệ thông tin các từ như “kỹ_nghệ phần_mềm, xử_lý bó,
tài_nguyên hệ_thống…” hoàn toàn là những từ mới đối với những người học trong

ngành xã hội, hoặc kinh tế khác. Bên cạnh đó, có rất nhiều cụm từ không chứa các
thuật ngữ chuyên ngành nhưng nghĩa của nó vẫn không quen thuộc với những người
không thuộc chuyên ngành. Ví dụ, trong văn bản tiếng Anh, “a dry suit” không phải là
một bộ comple khô, mà là một loại trang phục đặc biệt giúp người thủy thủ không bị
ướt trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Người bản xứ thường không ý thức được
tính cứng nhắc của các collocation trong các văn bản thông thường, tuy nhiên, tính
cứng nhắc của collocation trong các văn bản chuyên ngành cũng gây cho họ không ít
khó khăn.

3

1.2.4. Có liên kết kết chặt chẽ về mặt từ vựng:
Chúng ta thường không thể thay thế một thành phần tạo thành collocation bằng
từ đồng nghĩa của nó, vì việc thay thế có thể dẫn đến làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của
cụm từ ban đầu. Tính chất này của collocation thường được sử dụng bởi các nhà thực
hành và biên soạn từ điển khi sưu tập các collocations (Cowie[7]; Benson[2]). Các nhà
thực hành và biên soạn từ điển dựa vào ý niệm ngôn ngữ của người khác để quyết định
cụm từ nào là collocation và cụm từ nào không phải là collocation. Họ thu thập thông
tin dưới dạng bảng hỏi bao gồm các câu, mỗi câu đều bị lấy đi một từ. Các từ khuyết
có thể dễ dàng được trả lời bởi người bản xứ, trong khi với người học ngôn ngữ (đó,
đó là việc không đơn giản. Chính vì vậy, collocation có phân phối xác suất riêng
(Halliday[22]; Cruse[8]). Nói cách khác, ví dụ, xác suất cụm “red herring” xuất hiện
liền nhau trong văn bản sẽ lớn hơn tích xác suất xuất hiện của “red” với xác suất xuất
hiện của “herring”; hay chúng ta không thể coi hai từ đó là hai biến ngẫu nhiên độc
lập. Dựa trên nhận định này, chúng ta xây dựng được tập các phương pháp trích chọn
và nhận dạng collocation từ các corpus dữ liệu lớn dựa trên thống kê.
1.3. PHÂN LOẠI
Các nhà ngôn ngữ học và các nhà biên soạn từ điển đã tiến hành khá nhiều
nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống phân loại dành cho collocations. Một hệ thống
phân loại đã được đưa ra dựa trên quan hệ giữa hai từ thành phần. Theo đó, có hai loại

collocation chính là collocation có quan hệ về ngữ pháp và collocation có quan hệ về
ngữ nghĩa. Collocations có quan hệ về ngữ pháp thường bao gồm các giới từ, bao gồm
các cặp từ có cấu trúc dạng động từ + giới từ(ví dụ come to, put on), tính từ + giới từ
(như afraid of, fond of) và danh từ + giới từ (ví dụ: by accident, witness to).
Collocations có quan hệ về mặt ngữ nghĩa là các cặp từ giới hạn về mặt từ vựng,
không phải khi nào chúng ta cũng có thể thay thế một từ thành phần bằng từ đồng
nghĩa của nó.
Một hệ thống phân loại khác là thiên về cấu trúc của collocation. Theo đó, có hai
loại collocations: các collocations là các cụm từ ghép và các collocation có cấu trúc
linh động hơn. Collocations là các cụm từ ghép bao gồm các cặp từ xuất hiện liền nhau
trong văn bản, và với chức năng cú pháp cố định. Cụm danh từ + danh từ là ví dụ về
loại collocation như thế. Các collocation là các cặp từ linh động bao gồm các
collocations có dạng chủ ngữ và động từ, và giữa chúng có thể có khoảng cách (hay
xuất hiện các từ xen ngang).

4

Một hệ thống nữa được đưa ra bởi Smadja[19] trong bộ công cụ Xtract, theo đó,
các collocation được chia làm 3 loại chính:
- Collocations có quan hệ cú pháp: là loại collocation có cấu trúc linh động nhất.
Chúng thường là các cặp từ không liền nhau trong văn bản, xuất hiện cùng nhau
lặp đi lặp lại với một cấu trúc ngữ pháp nhất định. Ví dụ: “hostile-takeover”,
“make-decision”. Bảng 1-1 minh họa một số collocations có quan hệ vị ngữ trong
tiếng Việt.
Bảng 1-1: Một số collocation có quan hệ vị ngữ trong tiếng Việt
Loại Collocations
N-A Màu_sắc sinh_động
N-A Đồi trọc
N-A Nụ_cười rạng_rỡ
V-A Tàn_phá nặng_nề

V-A Thở_phào nhẹ_nhõm
V-A Cảm_thông sâu_sắc
V-V Thực_hiện cải_cách
V-V Đề_nghị hợp_tác
V-O Khủng_hoảng tài_chính
V-O Chăn_nuôi heo
V-O Lập biên_bản

với N là danh từ, V là động từ và A là tính từ

- Collocations là các cụm danh từ cố định: là loại collocation có cấu trúc cố định
nhất. Chúng bao gồm các cụm danh từ mang tính chất thuật ngữ trong các lĩnh vực
cụ thể, và các cụm danh từ mà nghĩa của nó không thể được suy ra từ nghĩa của các
từ thành phần. Ví dụ: “stock market”, “foreign exchange”, “New York Stock
Exchange”, “The Dow Jones average of 30 industrials”. Bảng 1-2 minh họa một
số collocation có dạng cụm danh từ cố định trong tiếng Việt.


5

Bảng 1-2:

Một số collocations có dạng cụm danh từ cố định

Mức thuế_suất nhập_khẩu
Tình_hình kinh_tế chính_trị
Khối đại_đoàn_kết toàn dân
Quyền và nghĩa_vụ của công_dân
Cuộc chiến_tranh
Đồn biên_phòng



- Collocations là các cụm từ khuôn mẫu: thường bao gồm các cụm từ mang tính chất
thành ngữ, chứa một, một vài, hoặc không có chỗ trống nào. Nếu tồn tại chỗ trống,
các cụm từ khuôn mẫu cho phép xác định nhãn của các từ có thể được thêm vào
chỗ trống đó. Ví dụ: “The average finished the week with a net loss of
*NUMBER*”.
Bảng 1-3:

Một số collocation có dạng cụm từ khuôn mẫu

Vận_tải hành_khách công_cộng
quyền và lợi_ích hợp_pháp chính_đáng
mối quan_hệ hợp_tác hữu_nghị giữa
nhân kỷ_niệm * NUMBER * năm
Hiệp_định Thương_mại * NOUN *
ông * NOUN * - Phó_Giám đốc

1.4. ỨNG DỤNG
Collocations tồn tại rất nhiều trong văn bản. Khái niệm về collocation bao trùm
từ các cụm từ hay đi liền nhau trong văn bản đến các cụm từ mang tính chất thành
ngữ, các thuật ngữ chuyên ngành. Có hai vấn đề chính cần được quan tâm khi nhắc
đến collocation, cũng xuất phát từ chính định nghĩa của nó, đó là tính cứng nhắc và
không thể tách rời về nghĩa giữa các cụm từ. Có những cụm từ, không sai về cấu trúc
ngữ pháp, cũng không sai về nghĩa hay vi phạm quy tắc từ vựng nào, nhưng vẫn không
được coi là đúng, hay không được chấp nhận, chỉ đơn giản vì người bản xứ không nói
như thế, không sử dụng một cụm từ được kết hợp như thế. Vấn đề này chính là nguyên
nhân của không ít khó khăn mà người mới học một ngôn ngữ gặp phải. Chính vì vậy,

6


một nhu cầu tự nhiên, rất thường gặp trong đời sống hàng ngày là trích chọn các
collocations cho một ngôn ngữ để giúp người học ngôn ngữ đó quen với cách dùng từ,
kết hợp từ của người bản ngữ. Một vấn đề thứ hai liên quan đến collocation chúng tôi
muốn nhắc đến ở đây là vấn đề liên quan đến nghĩa của collocation. Như đã nói ở trên,
nghĩa của một collocation thường không được suy ra trực tiếp từ nghĩa của các từ
thành phần. Đặc trưng này có ảnh hưởng quan trọng đến một hệ thống dịch máy. Yêu
cầu người dùng đối với mỗi hệ thống dịch máy là văn bản đích đạt được một độ chính
xác và một độ trôi chảy nhất định. Sử dụng phương pháp dịch từ đối từ để dịch một
collocation từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác không chỉ làm giảm độ
chính xác của hệ thống mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới độ trôi chảy của văn bản
đích. Chính vì vậy, một chương trình dịch máy có khả năng nhận dạng collocation và
dịch, đồng thời cập nhật vào từ điển collocation song ngữ không chỉ làm tăng độ chính
xác của chương trình mà còn làm tăng tính tự nhiên của văn bản. Thêm vào đó, kho
ngữ liệu song ngữ về collocation còn giúp ích không nhỏ cho các chương trình sinh
ngôn ngữ và nhiều ứng dụng khác.
Nói tóm lại, trong khi nhu cầu về các ứng dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên đang ngày
càng tăng cao, việc trích chọn một collocation trong một ngôn ngữ là thực sự cần thiết.
Nó không chỉ giúp tăng độ chính xác của các chương trình, mà còn làm cho kết quả
(bản dịch hay ngôn ngữ được sinh ra…) gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn.


7

Chương 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CỔ ĐIỂN DỰA TRÊN THỐNG

Hướng tiếp cận cổ điển trong nghiên cứu về collocation là hướng tiếp cận của các
nhà thực hành và biên soạn từ điển. Theo Benson và Morton[2], các thành phần tạo
thành collocation không thể tách ra xử lý một cách độc lập. Do đó, quá trình trích chọn
collocation là không theo một khuôn mẫu có sẵn nào, mà phải được trích chọn bằng

tay, và thêm vào trong từ điển.
Trong những năm gần đây, các cách tiếp cận dựa trên thống kê đã được áp dụng
trong các nghiên cứu về ngôn ngữ và sự trích chọn các collocation. Điều này một phần
xuất phát từ thực tế rằng ngày càng có nhiều corpus dữ liệu lớn tồn tại dưới dạng máy
tính có thể hiểu được. Chouka[5] đã phát triển chương trình tự động trích chọn
collocation từ văn bản sử dụng n-gram từ 2 đến 6 từ.
Một phương pháp đơn giản để xác định các collocation trong corpus dữ liệu là dựa
trên tần suất xuất hiện. Nếu hai hay nhiều từ thường xuất hiện cùng nhau, chúng hoàn
toàn có thể tạo thành collocation. Tuy nhiên, n-grams có tần suất xuất hiện cao nhất
đôi khi lại không phải là một collocation. Ví dụ, nếu chúng ta xét các bigram trong
corpus dữ liệu như of the, in the, to the, etc. Để giải quyết vấn đề này, Justeson và
Katz[28] đưa ra một phương pháp dựa trên kinh nghiệm để cải thiện độ chính xác
chương trình, bằng cách cho các bigram đi qua một bộ lọc dựa trên nhãn từ loại. Bộ
lọc này chỉ cho đi qua các N-gram có cấu trúc xác định. Một số mẫu được sử dụng để
dọc như AN, NN, AAN, và ANN, với A tương ứng với tính từ, N tương ứng với danh
từ. Mặc dù phương pháp dựa trên kinh nghiệm được đưa vào khá đơn giản, tuy nhiên
đã cải thiện đáng kể độ chính xác của chương trình.
Phương pháp trích chọn dựa trên tần suất được áp dụng khá hiệu quả cho các cụm
danh từ cố định. Tuy nhiên, nó lại không thực sự hiệu quả với các collcation có cấu
trúc linh động hơn, hay với các collcation có các từ thành phần không liền nhau trong
văn bản. Các phương pháp kiểm định giả thuyết và phương pháp dựa trên thông tin
tương hỗ được đưa ra để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, mỗi phương pháp có một
điểm mạnh và điểm yếu nhất định, và tùy vào bộ dữ liệu sử dụng, chúng ta quyết định
phương pháp trích chọn nào là thích hợp nhất. Phần còn lại của chương này, chúng tôi
đi sâu vào giới thiệu chi tiết bốn phương pháp cổ điển dựa trên thống kê thường được
dùng trong trích chọn collocation: phương pháp dựa trên tần số, phương pháp kiểm tra
t, phương pháp kiểm tra Chi bình phương, và phương pháp sử dụng thông tin tương
hỗ.

8


2.1. PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN TẦN SỐ
Phương pháp này dựa trên giả định: collocation là tổ hợp các từ thường xuất hiện
cùng nhau trong văn bản. Nếu hai từ (không phải là hư từ), xuất hiện cùng nhau nhiều
lần hơn một ngưỡng nào nó, có thể coi chúng có quan hệ với nhau, hay có thể coi
chúng là collocation. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này rất hạn chế. Ta có
thể cải tiến phương pháp này bằng cách cho các cụm từ là bigram đi qua một bộ lọc.
Bộ lọc này chủ yếu dựa trên nhãn từ loại của các từ trong cụm đưa vào, và chỉ cho qua
các cụm từ mà nó cho là có thể là một cụm từ. Justeson and Katz[28] đưa ra các mẫu
cho các cụm từ như vậy cho tiếng Anh. Bảng 2-1 minh họa bộ nhãn sử dụng cho tiếng
Anh được đề xuất bởi Justeson and Katz[28]. Tuy nhiên, do đặc thù của tiếng Việt là
tính từ thường đi sau bổ nghĩa cho danh từ, vị trí động từ, tính từ và giới từ trong câu
khác với tiếng Anh, chúng tôi đề xuất một mô hình nhãn từ loại cho tiếng Việt như
trong bảng 2-2. Trong các mẫu này, A đại diện cho tính từ, P đại diện cho giới từ và N
đại diện cho danh từ. Khi tiến hành so sánh kết quả thực nghiệm, quả thật trích chọn
các bigram theo mẫu sẵn có cải thiện đáng kể độ chính xác của chương trình trích chọn
dựa trên tần số. Phần cuối của chương sẽ trình bày chi tiết hơn về vấn đề này.
Bảng 2-1: Mẫu nhãn từ loại cho bộ lọc nhãn từ loại cho tiếng Anh
A N Linear function
N N Regression coefficients
A A N Gaussian random variable
A N N Cumulative distribution function
N A N Mean squared error
N N N Class probability function
N P N Degree of freedom

Trong đó, A: tính từ, N: danh từ và P: giới từ.




9

Bảng 2-2: Mẫu nhãn cho bộ lọc nhãn từ loại cho tiếng Việt
N A Cà_phê đặc
N N Áo sơmi,
V N Hát ông_ổng, nói the_thé…
V A Sống lâu, chạy nhanh…

Đây là phương pháp đơn giản nhất để trích chọn collocations trong văn bản. Tuy
nhiên, phương pháp này đòi hỏi bộ dữ liệu vào lớn và độ chính xác của chương trình
phụ thuộc nhiều vào độ lớn của corpus dữ liệu. Thêm vào đó, nó chỉ trích chọn được
các collocation là cặp từ cố định, trong khi đó, có rất nhiều collocation xuất hiện trong
văn bản không đi liền nhau.
2.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT
Trong rất nhiều trường hợp, hai từ có thể ngẫu nhiên xuất hiện cùng nhau mà
không lập thành collocation. Với những trường hợp như vậy, chúng ta không thể áp
dụng cách tiếp cận dựa trên tần số. Vì thế, phương pháp kiểm định giả thuyết được đưa
ra. Bản chất của phương pháp kiểm định giả thuyết là đưa ra kết luận chấp nhận hoặc
bác bỏ giả thuyết rỗng. Trong bài toán trích chọn collocations, phép kiểm định giả
thuyết giúp chúng ta xác định xem hai từ xuất hiện cùng nhau một cách ngẫu nhiên
hay đó là một collocation. Giả thuyết ban đầu H
0
là không có sự liên quan giữa các từ
ngoài các sự xuất hiện ngẫu nhiên. Từ giả thuyết rỗng này, chúng ta xác định các sự
kiện xảy ra nếu H
0
đúng. Tính xác suất p xuất hiện sự kiện khi H
0
đúng và loại H
0

nếu
p quá thấp (thông thường p<0.05, 0.01, 0.005 hay 0.001) và giữ lại H
0
trong các
trường hợp khác.

2.2.1. Phương pháp kiểm tra t
Kiểm tra t là một phương pháp kiểm định giả thuyết thường dùng. Trong phép
kiểm tra t, phân phối xác suất của từ w
i
xung quanh từ gốc w được giả định là tuân
theo phân phối chuẩn. Giả thuyết rỗng là tập mẫu có phân phối trung bình là µ, phép
kiểm tra t xem xét sự sai khác giữa giá trị trung bình của tập mẫu và giá trị trung bình
phân phối chuẩn của nó. Nếu t lớn hơn một ngưỡng t
0
nhất định, giả thuyết rỗng H
0

được chấp nhận; ngược lại, H
0
bị bác bỏ. Giá trị t được tính dựa theo công thức:

t
=








10

Trong đó  là giá trị trung bình mẫu (= count(w
1
, w
2
) / N),  là trung bình phân phối
(trong bài toán này, ta coi  = P(w
1
w
2
), 
2
là phương sai mẫu (= p(1-p) ≈ p (với p rất
nhỏ)) và N là cỡ mẫu. Sau khi đã tính xong giá trị của t, chúng ta tra bảng phân phối
của t ứng với độ lệch α tương ứng. Nếu t lớn hơn giá trị t
0
ứng với độ lệch  xác định,
ta có thể loại bỏ giả thuyết H
0
với độ chính xác (1-).
Ví dụ áp dụng t-test:
Giả thuyết rỗng của chúng ta được phát biểu như sau: trung bình chiều cao của
nam giới là 158cm. Chúng ta xét một tập mẫu gồm chỉ số chiều cao của 200 nam giới,
với  = 169 và σ
2
= 2600 và chúng ta muốn xác định tập mẫu này có được lấy từ tập
dân số đang xét ở trên không, nói cách khác nó có tuân theo giả thuyết rỗng không.
Giá trị của t được tính như sau:

t
=





3.05
Tra bảng giá trị của t tương ứng với độ chính xác α = 0.005, chúng ta thấy giá trị
t
0
= 2.576. Vì t = 3.05 > 2.576 = t
0
nên chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết rỗng với độ
chính xác 99.5%. Do đó, tập mẫu không được lấy từ tập dân số ở trên, và độ chính xác
của phép kiểm tra lên đến 99.5%.
Để minh họa việc sử dụng phép kiểm tra t trong trích chọn collocations, chúng ta
tính toán giá trị t cho cụm từ new companies. Chúng ta coi corpus dữ liệu là một dãy
gồm N bigrams, và tập mẫu là một tập các biến ngẫu nhiên tương ứng với mỗi bigram,
nhận giá trị bằng 1 khi bigram xuất hiện trong corpus dữ liệu, và nhận giá trị bằng 0
trong trường hợp ngược lại.
Trong corpus dữ liệu của chúng ta, new xuất hiện 15,828 lần, companies xuất
hiện 4675 lần, và có tất cả 14,307,668 bigrams. Giá trị xác suất cho new và companies
được tính như sau:
P(new) =



P(companies)
=




Giả thuyết rỗng được phát biểu rằng new và companies xuất hiện độc lập với
nhau. Hay:


11

H
0
: P(new companies) = P(new) P(companies)
=


×




3.615 x 10
-7
Nếu

giả thuyết rỗng là đúng, quá trình sinh ngẫu nhiên các cặp bigrams và gán
các giá trị bằng 0 khi bigram được sinh ra là new companies và 0 trong các trường hợp
khác tuân theo phân phối Bernoulli với p = 3.615 x 10
-7
là xác suất bigram được sinh
ra là new companies. Giá trị trung bình phân phối: µ = 3.615 x 10

-7
và độ lệch σ
2
=
p(1-p) ≈ p (do p có giá trị rất nhỏ).
Trong corpus dữ liệu đang xét, new companies xuất hiện 8 lần, có tất cả
14307668 bigrams. Do đó, với corpus dữ liệu đang xét, chúng ta có giá trị trung bình
mẫu  =


≈ 5.591 x 10
-7
. Từ các giá trị xác suất tính được chúng ta tính được
giá trị t cho cặp từ new companies bằng:
t
=







.×

 .×


.×




0.999932

Do t = 0.999932 < 2.576 = t
0
, ứng với độ chính xác α = 0.005, nên chúng ta
không thể bác bỏ giả thuyết rỗng rằng new companies xuất hiện độc lập với nhau và
không tạo thành collocation.
Bảng 2-3: Một số collocations được trích chọn bằng phương pháp kiểm tra t
w
1
w
2
w
1
w
2
freq w
1
freq w
2
freq

t-score
nợ_nần chồng_chất 11 11 11 1251.52307213141
biển_thủ công_quỹ 11 11 11 1251.52307213141
sương_mù dày_đặc 11 11 11 1251.52307213141
hồ_chứa_nước Phú_Ninh 11 11 11 1251.52307213141
rạp chiếu_bóng 11 11 11 1251.52307213141

san phẳng 12 12 12 1251.5222731106
Dàn_nhạc Giao_hưởng 12 12 12 1251.5222731106
phong_tục tập_quán 22 22 22 1251.51428290252
thiêu rụi 22 22 22 1251.51428290252

12


2.2.2. Phương pháp kiểm tra Pearson Chi bình phương.
Việc sử dụng phương pháp kiểm tra t gặp phải hạn chế vì nó giả định các xác suất
được phân phối đều, tuy nhiên trong thực tế, điều kiện này rất khó đươc thỏa mãn.
Chính vì vậy, phương pháp kiểm tra Chi bình phương được đưa ra. Trong trường hợp
đơn giản nhất, phương pháp này được áp dụng cho hai từ ứng với bảng 2x2 như hình
2-4. Bản chất của phép kiểm tra này là so sánh tần suất quan sát được trong bảng với
giá trị tần suất kỳ vọng. Nếu độ lệch giữa tần suất được kỳ vọng và tần suất quan sát
được lớn, chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết rỗng về sự độc lập.
Bảng 2-4: Ví dụ sử dụng phương pháp kiểm tra Chi-square bình phương

w1 = new

w1 # new

w2 = companies

8

4667

w2 = companies


15820

14287181

Bảng 2-4 cho thấy các giá trị tần suất của new và companies trong corpus dữ liệu.
C(new) = 15,828, C(companies) = 4,675, C(new companies) = 8 và có tất cả
14,307,668 bigrams. Chỉ số Chi bình phương được tính bằng tổng bình phương hiệu
của giá trị mỗi ô (i,j) với giá trị kỳ vọng của nó chia cho giá trị kỳ vọng. Cụ thể, nó
được xác định theo công thức:
χ =









,

Trong đó i là chỉ số hàng và j là chỉ số cột, N là cỡ mẫu, E
ij
là giá trị kỳ vọng tại
ô (i,j). Với bảng 2x2, E
i
= (E
i1
+E
i2

)(E
1j
+E
2j
) / N.
Phép kiểm tra Chi bình phương có thể áp dụng được cho bảng với bất kỳ kích
cỡ nào; với bảng 2x2 ta có công thức đơn giản để tính giá trị Chi bình phương như
sau:
χ =
(







)

(




)(




)(





)(




)

Theo công thức này, giá trị Chi bình phương cho bảng 2-4 được tính bằng:

(
    
)

(

)(

)(

)(

)


~
1.55



13

Tra bảng ta thấy α = 0.05 tương ứng với χ = 3.841 > 1.55, do đó, chúng ta không
thể bác bỏ giả thuyết rỗng rằng new và companies xuất hiện độc lập với nhau. Hay
new và companies không thể tạo thành collocation.
Nhìn chung, với bài toán trích chọn collocation, phương pháp kiểm tra t và
phương pháp Pearson Chi bình phương không có sự khác biệt lớn về kết quả. Trong
một số trường hợp, phương pháp kiểm tra Chi bình phương tỏ ra thích hợp hơn với các
xác suất lớn, khi giả định phân phối chuẩn của phép kiểm tra t không được thỏa mãn.
Chính vì lý do đó, phương pháp kiểm tra Chi bình phương thường được áp dụng phổ
biến hơn trong trích chọn collocation. Bảng 2-5 minh họa một số kết quả thu được khi
áp dụng phương pháp kiểm tra Chi bình phương trong trích chọn collocation.
Bảng 2-5: Kết quả thu được khi trích chọn collocations sử dụng phương pháp kiểm tra Chi
bình phương
w
1
w
2

w
1
w
2
freq
w
1
freq
w

2
freq

Chi-score
Giáo_hội Phật_giáo 19 19 19 1566332
Biên_soạn từ_điển 13 13 13 1566332
Công_nương Diana 13 13 13 1566332
Tật khúc_xạ 14 14 14 1566332
Xắn tay_áo 27 27 27 1566332
Nông_trường Sông_Hậu 42 54 42 1218248.88863862
đống đổ_nát 35 46 35 1191765.97807385
tiểu thủ_công_nghiệp 52 90 52 904969.865937749
Đo_lường Chất_lượng 19 33 19 901819.454447676
Bác_Hồ kính_yêu 19 33 19 901819.454447676

2.3. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THÔNG TIN TƯƠNG HỖ (POINTWISE
MUTUAL INFORMATION (PMI))
Church và Hanks [6] định nghĩa một collocation được định nghĩa là một cặp các
từ xuất hiện cùng nhau trên mức tình cờ trong văn bản. Phương pháp trích chọn
collocations dựa trên thông tin tương hỗ xuất phát từ định nghĩa này. Xét hai từ x và y,
có xác suất xuất hiện tương ứng là P(x) và P(y), thì thông tin tương hỗ I(x,y) của hai từ
được xác định bằng:
I(x, y) = log

(,)

(

)
.()



14

Thông tin tương hỗ giúp chúng ta xác định mức độ phụ thuộc về thông tin của 2
phần tử x, y. Trong lý thuyết thông tin, thông tin tương hỗ thường được định nghĩa là
thông tin thu được từ các biến ngẫu nhiên, không phải các giá trị của các biến ngẫu
nhiên như chúng ta định nghĩa ở đây.
Fano định nghĩa thông tin tương hỗ là: “Lượng thông tin thu được từ sự xuất hiện
của sự kiện được biểu diễn bởi [y’] về sự xuất hiện của sự kiện được biểu diễn bởi
[x’]”.
Ví dụ, việc đo thông tin tương hỗ cho ta thấy lượng thông tin chúng ta có về sự
xuất hiện của Ayatollah tại vị trí i trong corpus dữ liệu tăng 18.38bit nếu chúng ta biết
Ruhollah xuất hiện tại vị trí i+1. Hay, thông tin về sự xuất hiện của Ruhollah tại vị trí
i+1 trong corpus dữ liệu tăng 18.38 bits nếu chúng ta biết Ayatollah xuất hiện tại vị trí
i. Chúng ta cũng có thể nói răng độ không chắc chắn của chúng ta giảm 18.38bits. Nói
cách khác, chúng ta có thể chắc chắn hơn rằng Ruhollah sẽ xuất hiện tại ví trí tiếp theo
nếu chúng ta biết rằng Ayatollah là từ đang xét.
Có thể thấy rằng thông tin tương hỗ phản ánh khá tốt tính độc lập giữa hai sự
kiện. Giá trị thông tin tương hỗ tiệm cận 0 chứng tỏ hai sự kiện độc lập nhưng giá trị
thông tin tương hỗ lớn hơn 0 không thực sự phản ánh được quan hệ phụ thuộc giữa hai
biến vì quan hệ phụ thuộc còn phụ thuộc rất nhiều vào tần suất xuất hiện 2 sự kiện.
Nói cách khác, hai từ có giá trị thông tin tương hỗ lớn chưa hẳn đã là một collocation.
Một giải pháp cho vấn đề này được đưa ra đó là tách ngưỡng với một tần suất lớn hơn
một giá trị ngưỡng. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thực sự giải quyết được vấn đề đang
tồn tại, mà chỉ giảm nhẹ tác động của nó. Một hạn chế nữa của phương pháp này là do
nó dựa trên giả định là hai từ tạo thành collocation phải có quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau, tập kết quả thường bao gồm cả các cụm từ không phải là collocations nhưng có
quan hệ với nhau về nghĩa (ví dụ: doctor-nurse, doctor-dentist).
Như đã nói ở trên, thông tin tương hỗ không thực sự phản ánh khả năng có thể

tạo thành collocation của 2 từ (x,y), do đó, phương pháp trích chọn collocations dựa
trên thông tin tương hỗ thường chỉ tồn tại trong các nghiên cứu về lý thuyết và thường
không được sử dụng trong các ứng dụng thực tế. Bảng 2-6 minh họa một số
collocations được trích chọn bằng phương pháp sử dụng thông tin tương hỗ.
Bảng 2-6: Một số collocation trích chọn được bằng phương pháp dựa trên thông tin tương hỗ
w
1
w
2

w
1
w
2
freq
w
1
freq
w
2
freq PMI – score
nền kinh_tế_thị_trường

67 1544 84 6.69599122813447

15

tài_nguyên thiên_nhiên

28 111 161 7.80551708204994

lý_luận chính_trị 21 35 940 6.90754163914149
đội quân 106 1835 461 5.28221694345149
sạt_lở nặng 22 82 1166 5.88723597735516
kháng_chiến chống 104 281 2121 5.61064041341448
gây hoang_mang 12 5308 12 5.68727674271944

2.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Do cả 4 phương pháp được đề cập ở trên đều nhận đầu vào là tập các bigram và
thông tin về tần suất xuất hiện của chúng, chúng tôi chia quá trình trích chọn
collocations dựa trên các phương pháp thống kê làm 3 bước chính: bước 1: trích chọn
bigram; bước 2: chạy thử nghiệm trên các mô hình; và bước 3: đánh giá kết quả thu
được. Từ việc xây dựng các mô hình thử nghiệm khác nhau, thu thập kết quả, đánh giá
và so sánh, chúng tôi đề xuất mô hình hiệu quả cho việc trích chọn collocations trong
tiếng Việt dựa trên thống kê. Phần bên dưới sẽ trình bày chi tiết hơn về dữ liệu sử
dụng, ba bước chính trong quá trình trích chọn collcations và một số đề xuất, nhận xét
về kết quả thu được.
2.4.1. Khái quát về dữ liệu sử dụng
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm bốn phương pháp trên với đầu vào là ba bộ dữ
liệu. Ba bộ dữ liệu này đều xuất phát từ cùng một tập dữ liệu được sưu tầm từ báo Lao
Động và PCWorld gồm khoảng 300,000 câu, tương đương với 7,142,500 từ. Điểm
khác nhau duy nhất giữa các bộ dữ liệu là ở thông tin về nhãn từ loại và cú pháp. Ba
bộ dữ liệu được đề cập bao gồm một bộ dữ liệu chỉ được tách từ đơn thuần, một bộ
được gán nhãn từ loại và một bộ đã được phân tích cú pháp. Thông tin về nhãn từ loại
và cú pháp sẽ được sử dụng để loại bỏ các bigrams không phù hợp; từ đó, làm tăng độ
chính xác của chương trình trích chọn.
Bộ gán nhãn từ loại được chúng tôi sử dụng là bộ vnTagger – một bộ công cụ mã
nguồn mở được phát triển bởi tác giả Lê Hồng Phương, có thể được download từ trang
với độ chính xác đạt xấp xỉ 95% (*).
Bộ nhãn được sử dụng bao gồm 17 nhãn chính. Bảng 2-7 trình bày bộ nhãn sử dụng
bởi bộ vnTagger.

Bảng 2-7: Bộ nhãn sử dụng bởi vnTagger
STT

Nhãn Chú thích
1 N Danh từ

×