Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

TIỂU LUẬN-QTXNK_NHÓM 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.65 KB, 53 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN : QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
NHÓM TH : NHÓM 1
MÃ HP : 210704302
GVHD : ThS. TRẦN HOÀNG GIANG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
NHÓM TH: NHÓM 1
MÃ HP: 210704302
GVHD: ThS. TRẦN HOÀNG GIANG
DANH SÁCH NHÓM 1
STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 PHẠM THỊ KIM ANH 10007445
2 LÊ THỊ HỒNG 10069641
3 LÊ HUY HOÀNG 10283081
4 HOÀNG THỊ NHUNG 10074581
5 PHẠM THỊ THANH NGUYỆT 10055031
6 PHÙNG HOÀNG PHƯƠNG 10057411
7 NGUYỄN VĂN QUỐC 10060681


8 NGUYỄN THANH TÂM 10049411
9 ĐINH HỒNG TRINH 10061751
10 NGUYỄN VĂN TRUNG 10055271 NHÓM TRƯỞNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012

Trang 51
Quản trị Xuất nhập khẩu GVHD:ThS. Trần Hoàng Giang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 8
1.1 THẾ NÀO LÀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI?

8
1.1.1 Một số khái niệm nhượng quyền thương mại trên thế giới 8
1.1.2 Khái niệm nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 8
1.2 CÁC LOẠI HÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

9
1.2.1 Hình thức nhượng quyền thương mại phân phối sản phẩm 9
Đơn giản là bán sản phẩm của người giao quyền và đây là mối quan hệ giữa người cung cấp và người bán
hàng. Đối với hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distributionfranchise), bên mua franchise
thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ phía chủ thương hiệu ngoại trừ được phép sử dụng tên nhãn
hiệu (trade mark), thương hiệu (trade name), biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan) và phân phối sản phẩm
hay dịch vụ của bên chủ thương hiệu trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là
bên mua franchise sẽ quản lý điều chỉnh cửa hàng nhượng quyền của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc nhiều
bởi những quy định từ phía chủ thương hiệu. Bên mua franchise trong trường hợp này thậm chí có thể biến
chế cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình 9
Một vài nhượng quyền thương mại phân phối hàng hóa giống nhau: Pepsi , Dầu 9
Exxon, Công ty ô tô Ford. Mặc dù nhượng quyền phân phối sản phẩm chiếm phần lớn tổng doanh số bán lẻ,

nhưng phần lớn các nhượng quyền thương mại ngày nay là cơ hội hình thức kinh doanh 10
1.2.2 Nhượng quyền thương mại hình thức kinh doanh 10
1.3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

10
1.3.1 Quá trình hình thành của nhượng quyền thương mại 10
1.3.2 Sự phát triển và lớn mạnh của hoạt động NQTM 11
1.3.3 Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 12
1.4 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG NQTM

13
1.5 TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

14
1.5.1 Khái niệm hợp đồng NQTM 14
1.5.2 Chủ thể của hợp đồng hoạt động NQTM 14
1.5.3 Thời gian thụ lý hồ sơ Hoạt động NQTM 14
1.5.4 Hình thức của hợp đồng 14
Theo pháp luật thương mại của một quốc gia, hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể bằng
văn bản, bằng lời nói, bằng hành vi hoặc bằng một thỏa thuận ngầm định. Quy định này nhằm tôn trọng tối đa
quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể, đồng thời tạo ra điều kiện cho sự phát triển của quan hệ nhượng
quyền thương mại. Tuy nhiên đối với pháp luật thương mại của một số nước khác, hợp đồng được thể hiện
dưới dạng văn bản mới có thể ghi nhận được rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên thỏa thuận, đây là cơ
sở pháp lý để các bên thực hiện quyền đã cam kết 15
1.5.5. Nội dung của hợp đồng 15
1.5.6 Hồ sơ đăng ký hoạt động Nhượng quyền thương mại 15
1.5.7 Giới thiệu về mẫu Đơn đăng ký hoạt động NQTM 16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 17
2.1 TÌNH HÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY


17
2.1.1 Khái quát về Franchise tại Việt Nam hiện nay 17
2.1.2 Làn sóng nhượng quyền sau hội nhập 18
2.1.3 Ảnh hưởng của hệ thống Franchise của các công ty nước ngoài lên công cuộc kinh doanh của các
doanh nghiệp Việt Nam 19
2.1.4 Những phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam 20
2.1.4.1 Thực tế về hệ thống franchise nội địa 20
2.1.4.2 Thực tế về phát triển Franchise ra quốc tế 21
2.2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN Ở VIỆT NAM

22
2.3 MỘT SỐ LỢI ÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

24
Trang 51
Quản trị Xuất nhập khẩu GVHD:ThS. Trần Hoàng Giang
2.3.1 Bên nhận quyền thương mại 24
2.3.2 Bến nhượng quyền thương mại 25
2.4. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI.

26
2.4.1. Không biết chắc khả năng sinh lợi 26
2.4.2. Chi phí ban đầu quá cao 26
2.4.3. Có quá nhiều chi nhánh nhượng quyền khác ở gần địa bàn doanh nghiệp. 26
2.4.4. Quyền lợi của doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền theo pháp luật không được bảo vệ 27
2.4.5 Bị hạn chế sự tự do 27
2.4.6. Tiền sử dụng nhãn hiệu (royalty) quá cao 27
2.4.7. Bị lệ thuộc vào các nguồn cung cấp 27
2.4.8. Bị các hạn chế về cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng 28
2.4.9. CHI PHÍ QUẢNG CÁO QUÁ NHIỀU


28
2.4.10. Điều kiện chấm dứt hợp đồng không công bằng 28
2.5 MỘT SỐ MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG CỦA VIỆT NAM

29
2.5.1 Mô hình nhượng quyền thương mại của Phở 24 29
2.5.1.1 Giới thiệu về Công ty Phở 24 29
2.5.1.2 Phở 24 vươn tới nước ngoài 30
2.5.1.3 Thương hiệu Phở 24 30
2.5.1.4 Tiêu chuẩn cần có của bên được nhượng quyền Phở 24 35
2.5.2 Mô hình nhượng quyền thương mại của Công ty Trung Nguyên 35
2.5.2.1 Giới thiệu về Công ty Trung Nguyên 35
2.5.2.2 Hệ thống nhượng quyền thương mại của công ty Trung Nguyên 37
2.5.2.3 Một số quyền lợi của bên nhận nhượng quyền 37
2.5.2.4 Một số trách nhiệm của bên nhận nhượng quyền 38
2.5.2.5 Hoạt động của mô hình nhượng quyền của cà phê Trung Nguyên 38
2.5.2.6 Đánh giá về hoạt động của mô hình nhượng quyền thương mại cà phê trung nguyên 40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT
NAM 42
3.1 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

42
3.2 GIẢI PHÁP ĐỂ LÀM NHƯỢNG QUYỀN THÀNH CÔNG

45
3.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỂ THÀNH CÔNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI.

46
3.3.1. Ý tưởng kinh doanh độc đáo 46

3.3.2. Ý tưởng phái có tính khả thi 46
3.3.3. Bắt đầu bằng một kế hoạch 47
3.3.4. Xây dựng một giá trị 47
3.3.5. Một kế hoạch tiếp thị 47
3.3.6. "Chọn mặt gửi vàng" 47
3.3.7. Xem quản lý chất lượng về công việc quan trọng nhất 48
3.3.8. Vốn liếng 48
3.3.9. Một đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm 48
3.3.10. Các kế hoạch dự phòng cho những thay đổi trên thị trường 48
PHẦN KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
1.SÁCH 52
TS. VŨ THẾ SANG, NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ, GIÁO TRÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ, THÁNG 9 NĂM 2002 52
2.INTERNET 52
HTTP//:WIKIPEDIA.ORG/WIKI/NHƯỢNG_QUYỀN_THƯƠNG_MẠI 52
HTTP://TRUNGNGUYEN.COM.VN 52
HTTP://PHO24.COM.VN/HTMLS/INDEX.PHP?CUR=1&LANGUAGE=VN 52
Trang 51
Quản trị Xuất nhập khẩu GVHD:ThS. Trần Hoàng Giang
HTTP://VIETNAMFRANCHISE.WORDPRESS.COM 52
HTTP://VIETBAO.VN/KINH-TE/THANH-CONG-VOI-MO-HINH-NHUONG-QUYEN-THUONG-MAI 52
HTTP://VIETNAMEPRO.VN 52
HTTP://LANTABRAND.COM 52
HTTP://AMA.EDU.VN/NHUONG-QUYEN 52
HTTP://SAGA.VN/VIEW.ASPX?ID=14596 52
HTTP://DDDN.COM.VN 52
3.TẠP CHÍ 52
TẠP CHÍ DOANH NHÂN VÀ THƯƠNG MẠI, SỐ 22, THÁNG 9 NĂM 2011 52
Trang 51

Quản trị Xuất nhập khẩu GVHD:ThS. Trần Hoàng Giang
PHẦN MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hoá ngày càng tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực hoạt động kinh
tế xã hội ở Việt Nam. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới càng được nhận thấy rõ qua các
chỉ tiêu kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng công ty, sự phong phú về hàng hoá,
dịch vụ, quảng cáo….Sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền thương mại bằng
cách tận dụng tối ưu những nguồn lực của các nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền tại
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Có thể nói rằng, nhượng quyền thương mại
là một mô hình kinh doanh khá mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn trên thị trường Việt Nam
trong thời gian qua và hiện nay, đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp khai thác
mô hình này. “Xa lộ” nhượng quyền thương mại là con đường tốt nhất để những thương
hiệu xa xôi đến được nhiều nơi khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Vậy tại sao Việt Nam lại không thông qua xa lộ này để xâm nhập thị trường nước ngoài.
Vậy tại sao cần kinh doanh nhượng quyền? Kinh doanh nhượng quyền thương mại là gì,
đem lại những lợi ích, hiệu quả gì cũng như đang tồn tại những khó khăn ra sao trong mô
hình nhượng quyền thương mại tại Việt Nam? Để trả lời cho tất cả những câu hỏi, những
trăn trở trên đây, nhóm em đã cùng nhau tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu về hoạt động
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam” với mục đích thỏa mãn những hiểu biết, giải
tỏa những thắc mắc, trăn trở cũng như phục vụ cho chuyên ngành học của mình, đặc biệt
là trong quá trình học tập môn Quản trị xuất nhập khẩu tại trường Đại học Công nghiệp
TP.HCM.
Mục đích nghiên cứu: Thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng ta sẽ được:
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về Nhượng quyền Thương mại tại Việt Nam
- Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm thiết lập và phát triển hệ thống
Nhượng quyền Thương mại tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố nhằm thiết lập một hệ thống Nhượng quyền Thương mại
Nội dung và hình thức cũng như bản chất của nhượng quyền thương mại tại Việt
Nam
Phạm vi nghiên cứu

Trang 51
Quản trị Xuất nhập khẩu GVHD:ThS. Trần Hoàng Giang
− Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các cách thức thiết lập một hệ thống Nhượng
quyền Thương mại, xoay quanh các nội dung như: các khái niệm, phân loại, lịch
sử hình thành, thực trạng, các ví dụ thực tế, những khó khăn, rồi từ đó đưa ra các
giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn về nhượng quyền thương mại.
− Về không gian: Xem xét các doanh nghiệp kinh doanh Nhượng quyền Thương mại
trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên, để có cái nhìn cụ thể và bao quát hơn thì bài
viết còn đề cập đến một số thông tin về nhượng quyền thương mại trên thế giới.
− Về thời gian: Các nghiên cứu chủ yếu từ những giai đoạn gần đây và xem xét nội
dung xu hướng phát triển trong những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, logic, biện chứng và lịch sử. Về
phương pháp nghiên cứu cụ thể: sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp; phương
pháp so sánh, nhận xét.
Kết cấu của đề tài
Đề tài ngoài hai phần Mở đầu và Kết luận, gồm ba phần chính:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Chương 2. Thực trạng về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt
Nam.
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
1.1 Thế nào là nhượng quyền thương mại?
1.1.1 Một số khái niệm nhượng quyền thương mại trên thế giới
Theo Awalan Abdul A.i., tác giả quyển sách “A guide to franching in Malaysia”:
Nhượng quyền thương mại là một phương thức tiếp thị và phân phối sản phẩm hay dịch
vụ dựa trên mối quan hệ giữa hai đối tác: một bên gọi là franchisor (người bán

franchise)và một bên gọi là franchisee (người mua franchise). Bên mua franchise được
cấp phép sử dụng thương hiệu của bên bán franchise để kinh doanh tại một địa điểm hay
một khu vựcnhất định, trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission) định
nghĩa nhượng quyền thương mại như sau: Nhượng quyền thương mại là một hợp đồng
hay một thỏa thuận giữa ít nhất hai người, trong đó: người mua franchise được cấp
quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị
của người chủ thương hiệu. Hoạt động của nguời mua franchise phải triệt để tuân theo kế
hoạch hay hệ thống marketing này, gắn liền với nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu
hiệu, quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu. Người mua
franchise phải trả một khoản phí, trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise.
Từ những định nghĩa trên, nhóm xin khái niệm: Nhượng quyền thương mại là
phương thức kinh doanh mà theo đó, bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử
dụng nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu kinh doanh và bí quyết kinh doanh hoặc quy trình
vận hành hệ thống kinh doanh…. Ngược lại, bên nhận quyền phải trả phí ban đầu (initial
fee) và phí franchise hàng tháng (royalty fee/montly fee).
1.1.2 Khái niệm nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Trang 51
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Theo Luật Thương mại của nước CHXHCN VN số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6
năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006: Nhượng quyền thương mại là hoạt động
thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến
hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
− Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,
quảng cáo của bên nhượng quyền;
− Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trongviệc
điều hành công việc kinh doanh.
Bên giao quyền

− Sở hữu thương hiệu
− Cung cấp các trợ giúp: đôi khi là tài chính, quảng cáo, tiếp thị và đào tạo.
− Nhận các phí.
Bên nhận quyền
− Được phép sử dụng thương hiệu.
− Mở rộng kinh doanh với sự trợ giúp của bên giao quyền.
− Trả phí.
1.2 Các loại hình nhượng quyền thương mại
1.2.1 Hình thức nhượng quyền thương mại phân phối sản phẩm
Đơn giản là bán sản phẩm của người giao quyền và đây là mối quan hệ giữa người
cung cấp và người bán hàng. Đối với hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm
(product distributionfranchise), bên mua franchise thường không nhận được sự hỗ trợ
đáng kể từ phía chủ thương hiệu ngoại trừ được phép sử dụng tên nhãn hiệu (trade mark),
thương hiệu (trade name), biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan) và phân phối sản phẩm
hay dịch vụ của bên chủ thương hiệu trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định.
Điều này có nghĩa là bên mua franchise sẽ quản lý điều chỉnh cửa hàng nhượng quyền
của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc nhiều bởi những quy định từ phía chủ thương hiệu.
Bên mua franchise trong trường hợp này thậm chí có thể biến chế cung cách phục vụ và
kinh doanh theo ý mình.
Một vài nhượng quyền thương mại phân phối hàng hóa giống nhau: Pepsi , Dầu
Trang 51
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Exxon, Công ty ô tô Ford. Mặc dù nhượng quyền phân phối sản phẩm chiếm phần
lớn tổng doanh số bán lẻ, nhưng phần lớn các nhượng quyền thương mại ngày nay là cơ
hội hình thức kinh doanh.
1.2.2 Nhượng quyền thương mại hình thức kinh doanh
Không những chỉ sử dụng hàng hóa, dịch vụ và thương hiệu của người giao quyền
mà còn cả một phương pháp đầy đủ để điều hành một doanh nghiệp như là một cuốn cẩm
nang về kế hoạch tiếp thị và hoạt động. Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải
tuyệt đối được giữ đúng. Mối quan hệ và hợp tác giữa bên bán và bên mua franchise phải

rất chặt chẽ và liên tục, và đây là hình thức nhượng quyền phổ biến và hiệu quả nhất hiện
nay.
Theo tờ báo USA Today, 10 cơ hội nhượng quyền phổ biến nhất trong lĩnh vực
này là - Đồ ăn nhanh – Dịch vụ - Nhà hàng – Xây dựng – Dịch vụ kinh doanh – Bán lẻ -
Máy móc tự động – Dịch vụ bảo dưỡng - Bán lẻ thức ăn – Khách sạn.
1.3 Lịch sử hình thành - phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại
1.3.1 Quá trình hình thành của nhượng quyền thương mại
Theo các tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của kinh doanh nhượng quyền đã
xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền
thương mại được chính thức thừa nhận khởi nguồn và phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa
thế kỷ 19, khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền
kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình. Hoạt động nhượng quyền thương mại thực sự
phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời
của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo
kiểu bán lẻ.
Từ những năm 60, nhượng quyền thương mại trở thành phương thức kinh doanh
thịnh hành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như
Anh, Pháp Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số
nước châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn - nhà hàng đã góp
phần “truyền bá” và phát triển nhương quyền thương mại trên khắp thế giới.
Tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động của
nhượng quyền thương mại đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu
Trang 51
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên
quan đến nhượng quyền thương mại đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát
triển. Năm 1992, Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt
động kinh doanh nhượng quyền (Franchise development program) với mục tiêu gia tăng
số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.
Singapore, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt động nhượng

quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch, khách sạn - nhà hàng
Năm 2000, Chính phủ Thái Lan cũng đã có các chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ
trợ việc nhượng quyền của các doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế.
Ngày nay, nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển, hỗ trợ và
quảng bá hoạt động Nhượng quyền thương mại đã được thành lập. Điển hình là Hội đồng
nhượng quyền thương mại Thế giới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994, có
thành viên là các hiệp hội franchise của nhiều quốc gia. Ngoài ra, một tổ chức uy tín và
lâu đời nhất là Hiệp hội nhượng quyền thương mại Quốc tế (International Franchise
Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh
nghiệp bán, mua nhượng quyền thương mại.
1.3.2 Sự phát triển và lớn mạnh của hoạt động NQTM
Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh trong tất cả
các lĩnh vực. Hình thức nhượng quyền càng phát huy vai trò của nó trên toàn thế giới.
Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có một hệ thống nhượng quyền mới ra đời.
Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt
động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty
theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Điều
đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giớ là điều tất yếu
Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới : Doanh
thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2011 là 2900 tỷ USD
với hơn 670.000 doanh nghiệp từ 92 ngành khác nhau, một con số thật ấn tượng. Nếu so
sánh với GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp gần 26 lần và còn có dấu
hiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm
trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tức là 1/7 tổng lao
động ở Mỹ và có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng
nhượng quyền mới ra đời.
Trang 51
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống NQTM; với 167.500 cửa hàng
NQTM, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Riêng ở Anh,

NQTM là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng
32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh, thu hút một lượng lao
động khỏang 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ.
Theo Hiệp hội nhượng quyền Quốc tế (IFA) thì nhượng quyền kinh doanh ở châu
Á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. Một số nước có hệ thống nhượng quyền
đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của mình như: Tại Thái Lan, số hợp đồng
nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa
và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD. Bộ thương mại Thái
Lan công bố chương trình khuyến khích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường
quốc tế qua nhượng quyền thương mại Các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này
được hỗ trợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ, nhượng quyền thương mại.
Từ năm 1980, nhượng quyền thương mại vào Trung Quốc. Đến năm 2004, nước
này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 120.000 cửa hàng
nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Biểu đồ tăng trưởng hoạt động nhượng
quyền của Trung Quốc dựng đứng kể từ khi nước này gia nhập WTO. Từ năm 2000, bình
quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của
hàng tiêu dùng, các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55%. Đặc biệt, hệ thống , nhượng
quyền thương mại của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thương hiệu
nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài. Ở Malaysia, nhìn thấy lợi ích của , nhượng
quyền thương mại từ 1992, Chính phủ thành lập chương trình quốc gia về chuyển
nhượng (Franchise Development Programme - FDP) với 2 mục tiêu: (i) Gia tăng số DN
bán / mua , nhượng quyền thương mại; (ii) Thúc đẩy phát triển những SP / dịch vụ đặc
thù nội địa thông qua , nhượng quyền thương mại
1.3.3 Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Hình thức kinh doanh nhượng quyền đã có mặt tại Việt Nam từ trước năm 1975
thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu (gas station) của Mỹ như
Mobil, Exxon (Esso), Shell.
Sau đó, nhượng quyền thương mại được xem mạnh nhất xuất hiện trở lại vào giữa
thập niên 90 của thế kỷ 20. Nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã biết tận dụng hình
thức này để làm “đòn bẩy” phát triển thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu của mình.

Trang 51
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Thực phẩm là ngành thế mạnh của doanh nghiệp trong nước và có tốc độ nhượng quyền
lan rất nhanh.
Trung Nguyên có thể coi là nhà tiên phong tại Việt Nam áp dụng hình thức kinh
doanh này bằng cách phát triển hệ thống đại lý của mình theo hình thức nhượng quyền.
Cho đến nay, doanh nghiệp này không những đã mở rộng chuỗi cửa hàng của mình trên
khắp cả nước mà còn mở rộng sang một số nước như: Nhật, Thái Lan, Trung Quốc,
Singapore….
Sau Trung Nguyên, Phở 24 cũng là doanh nghiệp biết tận dụng tối đa hình thức
nhượng quyền thương mại và được coi là 1 trong những doanh nghiệp nhượng quyền
thành công nhất tại Việt Nam. Phở 24 mới bắt đầu xuất hiện từ năm 2003, việc xây dựng
hệ thống, tổ chức nhượng quyền được đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của
hoạt động nhượng quyền thương mại: nhượng quyền có thời hạn, có thu phí nhượng
quyền, tổ chức kinh doanh đặc thù, có cơ chế kiểm tra, giám sát cụ thể. Mặc khác, hoạt
động quảng bá của của Phở 24 được thực hiện khá tốt và bài bản đã khiến cho hệ thống
này phát triển một cách ngoạn mục, chưa đầy 03 năm, Phở 24 đã có trên 20 cửa hàng phở
nhượng quyền trong khắp cả nước. Đặc biệt, trong năm 2006, Phở 24 đã tiến hành
nhượng quyền sang Phillipine và Indonesia. Đến tháng 6 năm 2010, Phở 24 đã mở được
57 cửa hàng trong nước: tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha
Trang, Bình Dương, và 16 cửa hàng ngoài nước như Jakarta (Indonesia), Manila
(Philippines), Seoul (Hàn Quốc), Phnom Penh (Campuchia), Úc, Hồng Kông…
Bên cạnh các thương hiệu nói trên, có thể kể đến Kinh Đô bakery, thời trang
Ninomax, Foci, giày dép T&T Đặc biệt T&T là một trong những doanh nghiệp đầu tiên
được Bộ Công Thương cấp phép nhượng quyền sang Maysia và Úc. Đây cũng là những
tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển non trẻ của lĩnh vực NQTM tại Việt Nam.
1.4 Cơ sở pháp lý của Hoạt động NQTM
Hợp đồng nhượng quyền thương mại được xác lập dựa trên:
- Luật thương mại 2005.
- Nghị định 35/2006./NĐ-CP do chình phủ ban hành ngày 31/3/2006 để quy định

chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Thông tử 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày để hướng dẫn thủ
tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Ngoài ra, nếu việc chuyển nhượng thương mại có liên quan đến việc chuyển giao
quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ thì còn phải chịu
Trang 51
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
sự điều chỉnh bổ sung của Luật sở hữu trí tuệ 2005, luật chuyển giao công nghệ
2006.
1.5 Tìm hiểu đôi nét về Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một căn cứ quan trọng hoạt động nhượng
quyền thương mại, nó là cơ sở pháp lý để giải quyết các phát sinh trong quá trình thực
hiện. Nhượng quyền thương mại, nói một cách đơn giản là một bên nhượng quyền cho
phép bên nhận quyền được sử dụng một hệ thống kinh doanh đã được bên nhượng quyền
thực hiện thành công bao gồm cả phương thức kinh doanh, nhãn hiệu thương mại, biểu
tượng thương mại để hoạt động một cơ sở kinh doanh của bên nhận quyền.
1.5.1 Khái niệm hợp đồng NQTM
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận trong đó, một bên là bên
nhượng quyền cấp phép cho một bên khác là bên nhận quyền khả năng được khai thác
một quyền thương mại nhằm mục đích xúc tiến thương mại đối với một loại sản phẩm
hay dịch vụ đặc thù để đổi lại một cách trực tiếp hay gián tiếp một khoản tiền nhất định.
1.5.2 Chủ thể của hợp đồng hoạt động NQTM
Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại là các bên tham gia vào quan hệ
hợp đồng chuyển nhượng. Đó là bên nhận quyền và bên nhượng quyền. Về thể cách chủ
thể của các bên tham gia quan hệ, pháp luật các quốc gia trên thế giới đều yêu cầu chủ
thể đó phải có đăng kí kinh doanh. Yều cầu trên về chủ thể nhằm đảm bảo các bên có đủ
khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật nhượng quyền thương mại, đồng thời nhằm
đảm bảo khả năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động nhương quyền thương mại.
1.5.3 Thời gian thụ lý hồ sơ Hoạt động NQTM
− Thời gian giải quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ

− Đối với hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: trong thời hạn 2 ngày làm việc sẽ trả
lời bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
− Thời gian giải quyết hồ sơ bổ sung: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và
hợp lệ.
1.5.4 Hình thức của hợp đồng
Trang 51
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Theo pháp luật thương mại của một quốc gia, hình thức của hợp đồng nhượng
quyền thương mại có thể bằng văn bản, bằng lời nói, bằng hành vi hoặc bằng một thỏa
thuận ngầm định. Quy định này nhằm tôn trọng tối đa quyền tự do thỏa thuận của các chủ
thể, đồng thời tạo ra điều kiện cho sự phát triển của quan hệ nhượng quyền thương mại.
Tuy nhiên đối với pháp luật thương mại của một số nước khác, hợp đồng được thể hiện
dưới dạng văn bản mới có thể ghi nhận được rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên
thỏa thuận, đây là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện quyền đã cam kết.
1.5.5. Nội dung của hợp đồng
Cần có sự phân biệt giữa chủ thể của hợp đồng(mục 1.4) và đối tượng của hợp
đồng. Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại ở đây chính là “ quyền thương
mại” đây là tập hợp các quyền năng của chủ sở hữu liên quan đến các dối tượng của sở
hữu công nghiệp như: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại biểu tượng kinh doanh, kiểu
dáng bao bì, bí quyết kinh doanh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.
1.5.6 Hồ sơ đăng ký hoạt động Nhượng quyền thương mại
− Đơn đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu
− Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại phụ lục III ban hành kem
theo thông tư này.
− Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương
của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nươc
ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền nới thương nhân nước
ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoại
vào việt nam
− Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam

hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng
sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Trang 51
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
1.5.7 Giới thiệu về mẫu Đơn đăng ký hoạt động NQTM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
… , ngày tháng năm
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Kính gửi: Bộ Thương mại
Tên thương nhân: (ghi bằng chữ in hoa)
Tên thương nhân viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):
Tên thương nhân viết tắt (nếu có):
[Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư][1]số:
Do: Cấp ngày: / /
Quốc tịch của thương nhân:
Vốn điều lệ:
Ngành, nghề kinh doanh:
Lĩnh vực dự kiến nhượng quyền:
Hình thức nhượng quyền[2]:
Địa chỉ của trụ sở chính:
Điện thoại: Fax:
Email (nếu có):
Đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ [Việt Nam ra nước ngoài/nước
ngoài vào Việt Nam][3]
[Địa điểm nhượng quyền:…………………………………………………………….
Thương nhân xin cam kết: Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về sự trung thực
và chính xác của nội dung Đơn này và hồ sơ kèm theo.
Kèm theo đơn:

- ;
- ;
Đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên và đóng dấu).
Chương 2:Thực trạng về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện nay
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu và rộng như ngày nay, rất nhiều công ty nước
ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền thương mại
(Franchise). Điều này làm cho thị trường Việt Nam càng trở nên năng động và cạnh tranh
càng trở nên căng thẳng hơn. Người tiêu dùng lúc này lại có thêm nhiều lựa chọn cho
nhu cầu và sở thích của họ, việc này cũng làm tăng kỳ vọng và đòi hỏi của người tiêu
dùng đối với một sản phẩm hay dịch vụ mà họ sử dụng cũng ngày càng tăng. Trong xu
thế ấy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có phản ứng như thế nào trong việc bảo vệ thị phần và
phát triển bền vững cũng như mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu ra nước
ngoài?
2.1.1 Khái quát về Franchise tại Việt Nam hiện nay
Việt Nam trong những năm gần đây có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%, một quốc gia có dân số
trên 87 triệu người(Năm 2011), tình hình kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu tư,
sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam đã
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh
doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn
hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng
vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống
nhằm tạo được tiếng nói đối với thị trường này là điều rất được quan tâm? Rõ ràng, hình
thức nhượng quyền thương mại sẽ là một sự lựa chọn cho cả nhà nhượng quyền và nhà
nhận quyền và hình thức kinh doanh này sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong những
năm tới.

Vì sao Franchisie ngày càng phát triển mạnh mẽ? Thực tế cho thấy sức hấp dẫn
của nó nằm hai điểm: chi phí thấp và ít tủi ro (tổng kết của hiệp hội liên hiệp chuyển giao
thương hiệu quốc tế - IFA), và việc chia sẻ gánh nặng về quản lý khi một doanh nghiệp
nào đó muốn bành trướng thương hiệu ra nhiều thị trường.
2.1.2 Làn sóng nhượng quyền sau hội nhập
Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, nhượng quyền thương mại sẽ trở thành
một trong những phương thức kinh doanh quan trọng. Nhiều tập đoàn lớn của thế giới đã
“đổ bộ” vào thị trường Việt Nam tìm cơ hội phát triển thương hiệu: KFC, Lotteria,
Jollibee… Và gần đây nhất, thương hiệu cà phê nổi tiếng của Úc đã tiến vào thị trường
Việt Nam thông qua hợp đồng franchise với công ty Viet Lifestyle. Những người khổng
lồ này nghĩ gì và doanh nghiệp Việt Nam hành động ra sao?
Gloria Jean là tập đoàn toàn cầu có trụ sở ở Australia. Đây là tập đoàn có hệ thống
franchise lớn nhất thế giới với khoảng 800 điểm nhận franchise ở trên 30 quốc gia như
Nhật, Philippines, Malaysia, Singapore Tháng 4/2007, Gloria Jeans Coffees khai
trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Đây là cửa hàng cà phê thứ hai có vốn đầu tư
250.000 đô la Mỹ mà Công ty Viet Lifestyle - đại lý nhượng quyền thương mại của
Gloria tại Việt Nam mở sau cửa hàng đầu tiên khai trương hồi cuối tháng 1-2007 tại
TPHCM.
KFC đã thành công với 19 cửa hàng ở TP.HCM và 3 cửa hàng ở Hà Nội. Lotteria
phát triển với 18 cửa hàng, sắp tới Lotteria sẽ mở chiến lược kinh doanh ra Hà Nội và các
tỉnh miền Bắc để phục vụ kiểu ăn “thời công nghiệp”. Hay Jollibee, loại thức ăn nhanh
của Philippines do Công ty Tân Việt Hương tại TP.HCM mua nhượng quyền cũng lần
lượt chào hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP.HCM…
Nhiều tập đoàn lớn của thế giới đã “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam tìm cơ hội
phát triển thương hiệu. “Người khổng lồ” trong “làng” thực phẩm thế giới Mc Donald’s;
Starbucks Cafe, cửa hàng tiện lợi Seven-Eleven; Wallmart đã đặt chân vào thị trường
Việt Nam. Ông Han Guang Chou, Phó Tổng giám đốc Han’s Singapore Pte. Ltd, một
thương hiệu nổi tiếng về bánh ngọt, cà phê, đồ ăn nhanh tại Singapore cho biết, Han’s đã
tiêu chuẩn hóa tất cả các công đoạn, sẵn sàng “xuất ngoại” sang Việt Nam. Những đối tác
mua thương hiệu của Han’s sẽ được hỗ trợ về tiếp thị, quảng cáo, nhất là trong giai đoạn

thiết lập ban đầu.
Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá rằng các thương hiệu lớn vào Việt Nam nhanh
nhất bằng con đường nhượng quyền. Điều đó đang trở thành hiện thực Louis Vuitton,
Gucci, hai nhãn hiệu thời trang lừng danh thế giới này là một ví dụ: Louis Vuitton - một
thương hiệu có "tuổi đời" 150 năm - xuất hiện ở Hà Nội đã 10 năm nay, giờ đang tiến vào
TP.HCM. Hãng thời trang vốn rất tự hào là mọi sản phẩm của mình đều được sản xuất
hoàn toàn trên lãnh thổ nước Pháp này chọn ngay tòa nhà mới nằm ở khúc quanh đẹp
nhất thành phố. Gucci - một thương hiệu thời trang sang trọng bậc nhất của Ý - cũng đã
góp mặt bằng cửa hàng sang trọng 250m2 bên cạnh Milano ngay trong khách sạn 5 sao
Sheraton Saigon.
Ở những lĩnh vực khác, nhiều thương hiệu nổi tiếng cũng bắt đầu bước vào thị
trường có sức mua thuộc hạng "top ten" thế giới này. Có thể kể đến những tên tuổi mới
như: Coffee Bean & Tea Leaf, Bread Talk hay Pizza Hut
Một bức tranh rất nhộn nhịp của nền kinh tế Việt Nam thời hội nhập kinh tế quốc
tế là như thế. Điều này là một triển vọng rất tốt đối với nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt
có ý nghĩa rất lớn đối với người tiêu dùng: người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn,
quyền lực ngày càng tăng và đòi hỏi của họ cũng càng lớn; bên cạnh đó, nó còn là một
thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc này thúc đẩy các doanh nghiệp trong
nước phải suy nghĩ và hành động để đáp lại xu hướng này một cách sáng tạo và đem lại
cho người tiêu dùng càng nhiều giá trị gia tăng nếu doanh nghiệp không muốn “chết”
ngay trên sân nhà.
2.1.3 Ảnh hưởng của hệ thống Franchise của các công ty nước ngoài lên công
cuộc kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
Tiệm phở Minh Châu, một địa chỉ khá quen thuộc đối với nhiều thực khách
nghiện món "quốc hồn quốc túy" này trên đường Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM bỗng biến
mất, thay vào đó là tiệm thức ăn nhanh KFC với hình ảnh ông già "Tây" mặc đồ trắng đội
mũ phớt mời chào thực khách.
Miss Sài Gòn, quán cà phê "ruột" của giới trẻ nằm ngay bùng binh hồ Con Rùa,
một ngày đẹp trời cũng phải dọn đi chỗ khác nhường chỗ lại cho Lotteria, một thương
hiệu thức ăn nhanh đến từ Hàn Quốc.

Nhiều công ty nước ngoài đang ráo riết săn tìm các mặt bằng đẹp thông qua việc
thành lập hẳn một đội chuyên đi tìm mặt bằng, thuê các công ty địa ốc. Mở rộng hệ thống
với tốc độ “tên lửa” hiện nay chính là hệ thống thức ăn nhanh KFC và Lotteria ở khu vực
nội thành TP.HCM. Ở những ngã ba, ngã tư, góc phố đẹp đến các trung tâm thương mại,
siêu thị - những vị trí đắc địa của trung tâm thành phố đều thấy bóng dáng hai thương
hiệu này.
2.1.4 Những phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam
Trước xu thế với những ảnh hưởng mạnh mẽ như đã đề cập trên đây, các doanh
nghiệp Việt Nam đã có những phản ứng như thết nào?
Xu thế toàn cầu hoá đang từng giờ, từng ngày tác động nhiều lãnh vực họat động
kinh tế xã hội Việt Nam. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới càng được nhận thấy rõ qua các
chỉ tiêu kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng công ty, sự phong phú về hàng hoá,
dịch vụ, quảng cáo… Hệ thống Franchise của các công ty nước ngoài tại thị trường Việt
Nam thể hiện rất rõ xu thế này. Hệ thống này phát triển mạnh mẽ và rất năng động qua
những chiến lược mà ta đã thấy ở trên. Điều gì đang và sẽ tiếp tục xảy ra với thị trường
này? Hệ thống phân phối nội địa ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị điều khiển bởi
các tập đoàn nước ngoài do sự non yếu của mình. Chính vì vậy, nhượng quyền thương
mại là cách để tăng sức mạnh cho các thương hiệu Việt Nam và cũng chính là cách tốt
nhất để quảng bá cũng như tạo nội lực cho thương hiệu đó. Trong xu thế đó, vần đề đặt ra
là làm sao củng cố vững chắc hệ thống đại lý nhượng quyền trong xu thế cạnh tranh quốc
tế như hiện nay?
Các thương hiệu Dilmah, Qualitea, Jollibee, KFC,…, đang hoạt động rất hiệu quả ở
Việt Nam theo hình thức Franchise. Nhưng đó mới chỉ là những thương hiệu khởi đầu
cho làn sóng Franchise ở Việt Nam. Hàng loạt tập đoàn bán lẻ, đồ ăn nhanh dự kiến ồ ạt
vào Việt Nam sau thời điểm gia nhập WTO dưới hình thức Franchise. Vì vậy nếu doanh
nghiệp Việt Nam không nắm bắt nhanh hình thức này thì có thể sẽ bị thiệt thòi, đặc biệt
trong thị trường bán lẻ.
2.1.4.1 Thực tế về hệ thống franchise nội địa
Tổng giám đốc chuỗi cửa hàng Phở 24, Lý Quý Trung nhận xét: "Giới trẻ ngày
càng quen với thức ăn nhanh. Bây giờ mới chỉ có KFC hay Lotteria, mai mốt có thêm Mc

Donald hay một nhãn nào khác nữa thì tình hình cạnh tranh chắc chắn sẽ căng hơn.
Chúng tôi sẽ phải có hành động, có chiến lược bài bản để các bạn trẻ không quay lưng lại
món phở truyền thống". Phở 24 là chuỗi quán phở Việt Nam ra đời từ thời điểm tháng 7
năm 2005. Thương hiệu Phở 24 đã xây dựng được 35 cửa hàng tại ba miền Bắc-Trung-
Nam và dự kiến có 80 cửa hàng vào năm 2007 và 100 cửa hàng vào năm 2008, trong đó
đã nhượng quyền thương mại 8 cửa hàng.
Còn Đoàn Đình Hoàng, một chuyên gia thương hiệu nông sản, cùng một số người
bạn xây dựng một thương hiệu cà phê mới là Passio với một cách thức kinh doanh cũng
khá mới là "cafe to go" - tạm hiểu là mua và xách đi ngay. Hoàng hy vọng Passio sẽ
nhanh chóng trở thành chuỗi cửa hàng cà phê nhượng quyền thương mại của Việt Nam đi
trước Starbucks một bước.
Hiện nay, mô hình G7 Mart của Trung Nguyên tiếp tục được xem là bước đột phá
trong việc thực hiện nhượng quyền thương mại, nhằm cạnh tranh với các nhà phân phối
nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ.
Công ty Cổ phần Kinh Đô cũng là một trong những doanh nghiệp rất thành công
với mô hình này, với mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp
trên cả nước. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại TP.HCM đang có kế hoạch
mở cửa hàng thức ăn nhanh (fast food), sau đó sẽ nhượng quyền, mà hai đơn vị tiên
phong sẽ là Kinh Đô và Vissan.
Thương hiệu thời trang Foci, trong 48 cửa hiệu thời trang Foci hiện nay, có 35 cửa
hiệu nhượng quyền thương mại. Dự kiến, năm 2008, Foci sẽ nhân lên 100 cửa hiệu trên
toàn quốc. Mục tiêu lâu dài của Foci là xây dựng một thương hiệu thời trang đẳng cấp
quốc tế và đưa Foci ra thế giới bằng con đường nhượng quyền thương mại.
2.1.4.2 Thực tế về phát triển Franchise ra quốc tế
Cà phê Trung Nguyên và Phở 24 là hai thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam đã áp
dụng mô hình nhượng quyền ra quốc tế thành công, để rồi sau đó là một số công ty khác
cũng thực hiện bước đi thành công ấy.
Rõ ràng đối với doanh nghiệp Việt Nam cũng rất năng động và sáng tạo trong một
môi trường kinh doanh quốc tế như hiện nay. Và sự năng động và sáng tạo ấy không chỉ
là đáp lại sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường nội địa mà các

doanh nghiệp Việt Nam đã biết cách nắm bắt cơ hội trong việc đưa thương hiệu của mình
ra nước ngoài thông qua hình thức nhượng quyền thương mại. Đây là một bước đi rất phù
hợp trong việc đạt được tham vọng ra thị trường thế giới nhưng chưa đủ sức để tấn công
trực tiếp với họ. Nhượng quyền thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam xâm
nhập một cách gián tiếp vào những thị trường này với chi phí thấp nhất. Đồng thời đây
cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài.
Các mặt hàng truyền thống của Việt Nam như hàng thủ công, mỹ nghệ, may mặc,
thực phẩm là những sản phẩm tiềm năng có thể áp dụng mô hình Franchise. Thương hiệu
cà phê Trung Nguyên đầu tiên nắm bắt hình thức kinh doanh này và cũng đã có mặt tại
Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Thái Lan, đặc biệt các nước Australia, Mỹ, Pháp,
Canada cũng có quán Trung Nguyên. Phở 24 tại Tp.HCM cũng đã thành công với
phương thức này khi tiếp thị thương hiệu ra nước ngoài với các cửa hàng ở Indonesia,
Philippines, Mỹ, Hàn Quốc, Úc. Với sự thành công hiện có, Phở 24 có kế hoạch mở rộng
thương hiệu đến tận Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, HongKong, và Nhật Bản
trong thời gian tới. Công ty Tranh thêu tay XQ Silk đã chuyển nhượng thành công nhãn
hiệu của mình tại Mỹ.
2.2 Thực trạng mô hình nhượng quyền ở Việt Nam
Làm sao phát triển mô hình nhượng quyền tại Việt Nam một cách có hiệu quả? Áp
dụng nó vào thực trạng của nước ta. Và đi tìm lợi thế của thương hiệu "Việt" vốn đã bị
mất bao năm nay? Nhìn lại Việt Nam sau hơn những năm gia nhập WTO thì những cơ
hội và thách thức mà các doanh nghiệp nước ta tận dụng và kiểm soát như thế nào?
Điểm lại sự phát triển của lĩnh vực này trên thế giới của những thương hiệu nổi
tiếng với quy mô nhân rộng và chúng đã có mặt hầu hết các quốc gia, điều đó cho thấy
lĩnh vực kinh doanh này đã và đang nhân rộng, phát triển rất mạnh ở các nước phát triển
với hàng trăm năm. Chính các thương hiệu mạnh và nổi tiếng nhất đã hình thành, phát
triển từ đây và đang mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu bằng các kênh phân phối cũng
như các vệ tinh được tạo lập. Điều này đã tạo nên một tất yếu cho sự sống còn của các
doanh nghiệp trong nước cũng như các quốc gia đang phát triển và đã dần dần đặt ra hai
vấn đề lớn là: Tiếp nhận thương hiệu hay bật dậy từ chính nội lực.
Chẳng hạn, Mcdonald’s hơn 50 năm hình thành phát triển với trên 30 ngàn cửa

hàng và có mặt trên 120 quốc gia trên toàn thế giới. Người ta ước tính rằng, cứ khoảng
sau từ 4 đến 5 giờ đồng hồ thì trên toàn cầu xuất hiện thêm 1 nhà hàng nữa mang thương
hiệu Mcdonald’s với mức phí cố định thanh toán một lần mà bên nhận nhượng quyền
phải là 45,000.000 USD và một khoản phí được thu hàng thàng là 1,9%, không dừng lại
ở đó mà chính trong hệ thống của nó có hẳn một trường đào tạo nghiệp vụ phục cho các
hoạt động kinh doanh và đào tạo nhân sự đảm bảo nhu cầu phát triển mô hình nhượng
quyền của nó với tên gọi là "Trường đại học Mcdonald’s". Cũng như các thương hiệu
khác như: Gà rán KFC, trà Dilmahs, khách sạn Marriott, khách sạn Hyatt, khách sạn
Sheraton, cà phê Gloria Jean’s… là những thương hiệu hầu hết mọi người đều biết với
những nét đặc trưng nhất định về chất lượng, kiểu dáng, mùi vị và không có sự khác biệt
giữa các cửa hiệu khác nhau dù ta bắt gặp và thưởng thức từ bất cứ nơi đâu.
Còn ở Việt Nam có các thương hiệu Việt phát triển mô hình này trong thời gian qua
như cà phê Trung Nguyên – là doanh nghiệp có thể coi là tiên phong đối với doanh
nghiệp Việt Nam. Thương hiệu này phát triển mạnh vào những năm 2001-2002 với hàng
trăm cửa hiệu trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và từng bước thâm nhập ra thị
trường nước ngoài. Nhìn chung, trong thời gian đầu với Trung Nguyên có thể được xem
là thành công và tạo lập được thương hiệu, tuy nhiên việc tạo lập một thương hiệu là rất
khó nhưng duy trì và gia tăng giá trị của thương hiệu còn khó hơn nhiều. Đến thời điểm
hiện nay thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng như hình thức kinh doanh nhượng
quyền thương mại của chính nó là một thực trạng cần xem xét và là bài học cho các
doanh nghiệp trẻ của Việc Nam bước đầu tham gia thị trường kinh doanh mới đó là
nhượng quyền.
Một thương hiệu “Việt” khác cũng cần xem xét và đánh giá sự chuẩn bị của nó
trước khi tham gia lĩnh vực nhượng quyền này là Phở 24, phát triển mạnh vào những năm
2004 – 2005 và đã có một số cửa hiệu vươn ra nước ngoài. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện
tại nó cũng đang tồn tại những thực trạng mà xuất phát từ tính chuyên nghiệp cũng như
sự hỗ trợ từ chính quốc gia có thương hiệu nhượng quyền đối với sự xây dựng và phát
triển thương hiệu như: Vị trí cửa hàng, trang trí cửa hiệu, tính đồng nhất của sản phẩm,
dịch vụ, hay phong cách phục vụ và nhiều yếu tố khác góp phần tạo nên đặc tính riêng
của thương hiệu cũng như sự thành công từ hình thức kinh doanh này.

Từ sự so sánh hai thực trạng trên giữa Việt Nam và trên thế giới, cho ta thấy rằng có
sự đối lập rõ nét giữa thương hiệu “Việt” và các thương hiệu khác, nó xuất phát tư đâu …
và có thể nhận thấy đó là chính sự quan tâm chưa đúng mực từ phía Nhà Nước và cũng
chính từ sự hạn chế đối với hầu hết các doanh nghiệp trong nước về lĩnh vực này. Do đó,
để có thể vận dụng và phát triển nó đối với nước ta là bản thân các doanh nghiệp, nhà
nước, các tổ chức tín dụng phải thấy được cái lợi từ mô hình này mang lại như thế nào?
2.3 Một số lợi ích của Hoạt động nhượng quyền thương mại
2.3.1 Bên nhận quyền thương mại
Thứ nhất, mục đích chủ yếu của nhượng quyền chính là giảm thiểu rủi ro.Việc mở
cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và tỷ lệ thất bại cao. Lý do chính của
tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là những người mới bước vào nghề, không có kinh
nghiệm và phải mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại
hình kinh doanh. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được
huấn luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các
loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những lần trải
nghiệm trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát
triển ban đầu. Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung.
Thứ hai, được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Ngày nay, trên thị
trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp
bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng,
được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Thứ ba, tận dụng các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành
hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, qui trình vận hành,
chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao.
Thứ tư, được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôn có
những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên bên nhận quyền. Do
đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với khối lượng lớn theo một tỷ
lệ khấu hao đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong
những lợi thế cạnh tranh lớn. Nếu trên thị trường có những biến động lớn như việc khan

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×