Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

vaccine chuyengene potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 41 trang )

 
 !"#
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
PHẦN 3 KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
6. PHAN KIM NGỌC VÀ PHẠM VĂN PHÚC (2007),CNSH TRÊN NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT, NXB GIÁO
DỤC, TR 643 40
12. YASMIN THANAVALA VÀ CS (2005), “IMMUNOGENICITY IN HUMANS OF AN EDIBLE
VACCINE FOR HEPATITIS B”, PNAS VOL. 102 _ NO. 9, P3378-3382 40
Lời mở đầu
Vaccine thực phẩm (edible vaccine) là một trong những sản phẩm công nghệ sinh
học hiện đại, chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng 2 thập kỷ trở lại, là sự kết hợp giữa sinh
học phân tử, nuôi cấy mô và miễn dịch học.
Các loại vaccine tiêm hiện nay có giá thành rất cao và người tiêm yêu cầu phải có
kỹ năng, hơn nữa việc dùng lại kim tiêm ở một số nơi khó khăn có thể lây truyền virut như
viêm gan B, C, HIV…Vaccine tiêm cũng yêu cầu bảo quản lạnh, đặc biệt có nhiều nơi
vùng sâu, vùng xa mạng điện lưới chưa đến thì vaccine cũng không đến được
Cho đến thời gian gần đây người ta vẫn sử dụng vaccine sống nhược độc làm
kháng nguyên kích thích tạo kháng thể cần thiết trong cơ thể người và vật nuôi. Vaccine
kiểu này có một số hạn chế như: có khả năng quay trở lại dạng độc hoặc hoạt lực của nó
giảm khá nhanh trong cơ thể người và vật nuôi. Hiện nay, nhờ công nghệ DNA tái tổ hợp
người ta đã sản xuất được protein vỏ của một số loại virus như virus bệnh lỡ mồm long
1
 
 !"#
móng, bệnh dại và viêm gan B. Tuy nhiên, vaccine được sản xuất theo các phương pháp
trên có giá thành cao, điều kiện bảo quản và vận chuyển nghiêm ngặt, cần có kỹ thuật
viên để tiến hành tiêm chủng [3].
Vaccine thực phẩm là một mô hình lý tưởng vì nó giúp khắc phục được các khó


khăn nói trên của vaccine được sản xuất theo phương pháp truyền thống hoặc vaccine
DNA tái tổ hợp. Nguyên lý cơ bản của quá trình này là chuyển một loại gen đặc biệt
vào tế bào thực vật. Loại gen này hoạt động trong cơ thể thực vật, sẽ biến thành
nơi sinh ra protein kháng nguyên. Khi những kháng nguyên này đi vào cơ thể
người thông qua ăn uống (dưới dạng tươi sống không nấu chín, nếu không sẽ làm mất
hoạt tính kháng nguyên), hệ thống miễn dịch của người sẽ tự động sinh ra kháng thể để
chống lại kháng nguyên. Như vậy là đã thay việc tiêm chủng vaccine bằng việc ăn những
hoa quả hoặc rau xanh có kháng nguyên [3].
Ở nước ta Vaccin thực phẩm có lẻ là một cụm từ khá mới mẻ nhưng đối với các
nước phát triển trên thế giới thì nó không có gì xa lạ lắm, bởi từ những năm đầu thập niên
90 người ta đã tạo thành công những “cây Vaccine ăn” đầu tiên, từ đó bùng lên một chiến
dịch nghiên cứu vaccine ăn được trong thực vật của giới khoa học khắp nơi trên thế giới,
và đã thu được những thành công đáng kể:
- Sản xuất vaccine chống bệnh infectious bursan desease virus (IBDV) ở gà trong
cỏ rabidopsis chuyển gen.
- Chuyển gen orf2 của virus gây bệnh viêm gan E vào cây cà chua, và cây Pichia
pastoris.
- Sản xuất vaccine viêm gan B trong cây chuối chuyển gen, cây Physalis ixocarpa,
đậu lupin vàng, rau diếp và cà chua.
- Chuyển gen LTB của E. coli (B subunit of E. coli heat-labile enterotoxin) gây
bệnh đường ruột vào khoai tây.
- Chuyển gen CTB (cholera toxin B subunit) gây bệnh tả của vi khuẩn Vibrio
cholerae và gen LTB vào cây thuốc lá…
Tuy nhiên cho đến nay việc nghiên cứu và phát triển vaccine ăn vẫn còn đang là
một phương hướng nghiên cứu rất mới của công nghệ sinh học, đặc biệt là ở những nước
2
 
 !"#
đang phát triển và những nước nghèo, nơi mà vấn đề miễn dịch thường là mối quan tâm
lớn.

Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài :” ”
PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa Vaccine thực phẩm
Vaccine thực phẩm: Là loại vaccine thế hệ mới được tạo ra bằng cách chuyển một
gen kháng nguyên vào thực vật. Gen này khi hoạt động trong cơ thể thực vật sẽ sinh ra
protein kháng nguyên tương ứng. Khi những kháng nguyên này đi vào cơ thể người thông
qua ăn uống (dưới dạng tươi sống), hệ thống miễn dịch của người sẽ tự động sinh ra kháng
thể để chống lại kháng nguyên đó. Như vậy là đã thay việc tiêm chủng vaccine bằng việc
ăn những hoa quả hoặc rau xanh có kháng nguyên [3].
Theo Mason và cộng sự định nghĩa: Vaccine thực phẩm là vaccine thoả mãn: Tế
bào thực vật có khả năng tổng hợp chính xác và tích luỹ protein gây miễn dịch; việc ăn
thực vậtchuyển gen biểu hiện kháng nguyên vaccine có thể kích thích đáp ứng miễn dịch
cơ thể [10].
1.2. Cơ sở khoa học về vaccine thực phẩm
1.2.1. Về sinh học phân tử
Chuyển gen là kỹ thuật sử dụng DNA tinh khiết để đưa vào cơ thể hay tế bào khác
nhằm tạo tính trạng di truyền mới do DNA này biểu hiện trong đối tượng đích.
Từ khi ra đời đến nay, kỹ thuật chuyển gen đã mang lại cho nhân loại những thành
quả to lớn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong nông nghiệp và y học.
Người ta thống kê được hơn 2/3 diện tích nông nghiệp thế giới sử dụng cây trồng
chuyển gen với các mục đích khác nhau như tăng năng suất, cải thiện giống, thu sản phẩm
trội hay đặc tính chống chịu điều kiện nào đó, trong số này tiêu biểu là các giống Bt biểu
3
 
 !"#
hiện độc tố của Bacillus thuringiensis (Bt) để tạo ra tính kháng đối với các côn
trùng nhóm nhai- nghiền (chewing insects) và giống cây trồng chống chịu chất diệt cỏ.
Y học cũng là mảnh đất màu mỡ cho dòng các sản phẩm biến đổi di truyền trên cả
3 đối tượng vi sinh vật, thực vật và động vật. Phổ biến hiện nay là các dược liệu tự nhiên
được sản xuất nhờ các tế bào thực vật.

Thực vật là nguồn cung cấp các hợp chất hóa học dùng làm dược liệu rất có giá trị.
Những sản phẩm này, được biết như là các chất trao đổi thứ cấp (secondary metabolites),
thường được sản xuất với một lượng rất nhỏ (dạng vết) trong thực vật và không có
chức năng trao đổi chất rõ ràng. Chúng dường như là sản phẩm của các phản ứng hóa
học của thực vật với môi trường chung quanh, là sự thích nghi với stress của môi trường
hoặc là sự bảo vệ hóa học chống lại vi sinh vật và động vật. Để sản xuất các sản phẩm thứ
cấp từ thực vật, các mô thực vật ngoại sinh từ cây hoàn chỉnh được nuôi cấy dịch huyền
phù (suspension culture) trong điều kiện vô trùng (Hình 1.1). Cơ sở của kỹ thuật nuôi cấy
mô thực vật dựa trên tính toàn thể hóa sinh (biochemical totipotency) duy nhất của tế bào
thực vật. Nhiều sản phẩm trao đổi chất có thể được sản xuất từ nuôi cấy dịch huyền phù
có chất lượng cao hơn trong cây hoàn chỉnh [3].
Dòng sản phẩm y dược biến đổi di
truyền được quan tâm nữa là vaccine thực
phẩm.
Trong kỹ thuật này, người ta sản xuất
vaccine bằng cách chuyển các gen sản xuất
protein kháng nguyên của tác nhân gây bệnh
vào cơ thể thực vật. Sản phẩm thu được là lá,
củ, hay quả của cây chuyển gen chính là sản
phẩm vaccine cần thiết, khi ăn các bộ phận
này của cây sẽ kích thích cơ thể đáp ứng miễn
dịch với tác nhân gây bệnh khi chúng xâm
nhập cơ thể.
4
$%&%&'#()*+
, /01%223
 
 !"#
Với sự tiến bộ của công nghệ sinh học hiện đại, đặc biệt là các kỹ thuật di truyền
phân tử cho phép chúng ta tạo ra và sản xuất lượng lớn bất kỳ protein nào được thấy trên

bề mặt của tác nhân gây bệnh, những protein nói trên có thể được sử dụng như là vaccine
tiểu phần(subunit vaccine) hay làm kháng nguyên đưa vào cơ thể cần kích thích miễn
dịch. tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh đó. Điều này không những hạ giá thành
sản phẩm vaccine mà còn loại bỏ được nguy cơ lây lan các bệnh có thể gây truyền nhiễm
qua đường tiêm hay qua huyết thanh.
Trước kia các nhà khoa học thường sản xuất các loại protein tiểu phần này nhờ các
“nhà máy vi sinh vật”, vi sinh vật được lựa chọn phù hợp sẽ được chuyển gen sản xuất ra
protein kháng nguyên của tác nhân gây bệnh với hiệu suất cao nhất nhờ 1 vector được
thiết kế đặc biệt, vi sinh vật được biến đổi gen này sẽ được nhân lên với số lượng lớn để
thu được sản phẩm cần thiết qua nhiều bước tinh chế, tinh sạch trung gian. Đối với
vaccine thực phẩm cũng với cơ sở lý thuyết tương tự nhưng người ta sử dụng đối tượng
chuyển gen là thực vật.
Muốn đưa một gen vào tế bào thực vật trước tiên nó phải được gắn vào 1 vector
đây là nhân tố giúp mang gen, nhân bản và đôi khi biểu hiện một trình tự DNA trong tế
bào đích
 Một số đặc tính mà 1 vector cần có.
− Kích thước của vector càng nhỏ càng tốt, vì dễ xâm nhập vào tế bào, đồng thời thuận
lợi trong quá trình sao chép.
− Vector phải có khả năng tái bản, nhờ đó DNA trên vector mới có thể sao chép và
được duy trì trong quần thể tế bào
− Mang những đặc tính cho phép phát hiện dễ dàng, được mã hoá bởi các gen chỉ thị
chọn lọc, như chứa gen chỉ thị để thao tác trong E.coli và gen chỉ thị khác để tiến hành
chọn lọc ở thực vật. Thông thường là các gen kháng với kháng sinh, nhờ đó có thể lựa
chọn được tế bào mang gen chuyển (vector) từ quần thể lớn các tế bào
− Chứa ít nhất 1 vị trí nhận biết của enzyme giới hạn để sử dụng làm vị trí ghép DNA
trong tạo thể tái tổ hợp.
5
 
 !"#
Vi khuẩn và một số vi sinh vật khác có chứa các phân từ DNA dạng vòng, tương

đối nhỏ, tách biệt với nhiễm sắc thể vi khuẩn và sao chép độc lập. Những phân tử này
được gọi là Plasmid và nói chung không thiết yếu đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật,
chúng thường cung cấp lợi thế chọn lọc đối với sinh vật chủ như tính kháng kháng sinh.
Vì những đặc tính này các Plasmid được sử dụng rộng rãi làm vector đặc bịêt trong xây
dựng các phân tử tái tổ hợp phức tạp.
Ngoài các vi khuẩn các vi rút cũng được sử dụng làm vector và chúng có thể hoạt
động như những phân tử vận chuyển đối với các đoạn DNA tương đối lớn [7].
1.2.2. Về miễn dịch học
Hầu hết các vi sinh vật gây bệnh đều xâm nhập vào cơ thể qua bề mặt nhầy trong
đường tiêu hoá, hô hấp và đường tiết niệu. Khi vaccine ăn vào cơ thể theo đường miệng
nó sẽ cảm ứng hệ thống miển dịch thể dịch sản xuất các kháng thể chống lại vi sinh vật
gây bệnh, tiếp đó hệ thống thể dịch lại tác động vào hệ thống miển dịch của tế bào, tạo ra
các globulin miển dịch tăng cường khả năng bảo vệ sớm và hiệu quả cho cơ thể. Khi tiêu
hoá vaccine ăn được, kháng nguyên được giải phong trong ruột non [5].
1.2.2.2. Kháng nguyên
Định nghĩa: Những chất khi vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể để gây ra hiện tượng
miễn dịch được gọi là kháng nguyên.
Điều kiện để 1 chất được xác định là kháng nguyên:
 Tính lạ: Cơ thể sẽ không bao giờ đáp ứng bảo vệ đối với những chất có sẵn
hoặc những chất giống như các chất có sẵn trong cơ thể. Cơ thể chỉ đáp ứng bảo vệ khi
chất đưa vào phải khác hoàn toàn với các chất có sẵn trong cơ thể, những chất khi vào cơ
thể có bản chất càng khác với cơ thể bao nhiêu thì càng tăng nhanh và tăng mạnh khả
năng miễn dịch của cơ thể bấy nhiêu.
 Trọng lượng phân tử lớn: Kháng nguyên phải có trọng lượng phân tử lớn hơn
10.000 dalton (đơn vị đo trọng lượng, tương đương trọng lượng nguyên tử hiđrô).
 Cấu trúc phân tử phức tạp: Cấu trúc phân tử càng phức tạp thì khả năng gây
miễn dịch càng cao.
6
 
 !"#

Có kháng nguyên đồng loại (alloantigen hay isoantigen) và kháng nguyên đa loài.
Kháng nguyên ta quan tâm là kháng nguyên đa loài: tồn tại trên bề mặt tế bào mô động
vật, vi sinh vật (virut và vi khuẩn)
Người ta chia kháng nguyên vi sinh vật ra các loại sau:
-Kháng nguyên vi khuẩn gồm:
Kháng nguyên vi khuẩn hoà tan là các enzyme ngoại bào.
Kháng nguyên vi khuẩn không hoà tan là thành phần tế bào chủ yếu nằm trên bề
mặt tế bào, 2 loại được quan tâm nhất là kháng nguyên lông (ký hiệu H), và kháng nguyên
thân (ký hiệu O)
Các chất độc (toxin) khi bị mất độc tính trở thành giải độc tố (toxoid) có tính
kháng nguyên nhưng không gây độc cũng là một kháng nguyên cần quan tâm.
-Kháng nguyên virut gồm:
Kháng nguyên V: bao gồm 1 phần của virut hoặc cả virut
Kháng nguyên S: là kháng nguyên hoà tan có thể là vỏ glycoprotein hay nucleic
acid của virut [5].
1.2.2.2. Kháng thể (antibody)
Kháng thể là các globulin có trong huyết thanh của động vật được tạo ra do quá
trình kích thích của kháng nguyên và có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên.
Kháng thể được tạo ra theo cơ chế này được gọi là kháng thể đặc hiệu hay kháng thể miễn
dịch, được ký hiệu là Ig. Người ta thường tìm thấy kháng thể này trong huyết thanh của
động vật nên huyết thanh chứa kháng thể được gọi là kháng huyết thanh. Có 4 loại kháng
thể: IgG, IgM, IgD, IgA. Lá lách là cơ quan chính tạo ra kháng thể [5].
1.3. Phương Pháp chuyển gen
Chuyển gen hay biến nạp thông tin di truyền là kỹ thuật sử dụng DNA tinh khiết
để đưa vào cơ thể hay tế bào khác và theo dõi biểu hiện của thông tin di truyền mới
này.
Để biến nạp hiệu quả nguyên liệu di truyền vào tế bào vật chủ, các cấu trúc di
truyền cần được thiết kế thích hợp cho sự hợp nhất và biểu hiện của các gen ngoại lai.
Cấu trúc di truyền phải mang 1 gen chỉ thị chọn lọc (selectable marker gen: gen mã
7

 
 !"#
hoá 1 protein khử độc của hoá chất bổ sung trong môi trường nuôi cấy, cho phép sinh
trưởng ưu tiên của các tế bào có DNA được hợp nhất) hoặc sàng lọc (screenable
marker gen: gen mã hoá 1 protein cho kết quả trong sản phẩm sống sót nhờ đó có thể
xác định tế bào biến nạp thể hiện gen) để nhận biết hiệu quả biến nạp gen. Một cấu
trúc di truyền đặc trưng bao gồm: gen khởi đầu (promoter), gen mã hoá (coding gen),
và gen kết thúc (terminator) [2].
Các phương pháp chuyển gen có thể bị hoặc không bị giới hạn bởi các genotype
khác nhau của thực vật. Tuỳ thuộc vào mục đích ứng dụng, đối tượng, có thể thiết kế một
phương thức biến nạp thích hợp cho từng genotype khác nhau. Trong các nghiên cứu cơ
bản, người ta thường tập trung nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của các gen biến nạp,
khảo sát các promoter và các cơ chế phân tử ở thực vật để có thể chuyển gen thành công
vào các loài khác nhau [2].
Các cây chuyển gen đang được thương mại hóa hiện nay là thế hệ đầu tiên của
các cây trồng chuyển gen, và ba thế hệ cây trồng chuyển gen có thể được dự đoán
trước là [3]
- Thế hệ thứ nhất. Các tính trạng sản xuất (ví dụ chống chịu chất diệt cỏ, kháng
bệnh/côn trùng).
- Thế hệ thứ hai. Các gen xếp thành chồng cho nhiều tính trạng (ví dụ tổ hợp của
các gen kháng bệnh cộng với các tính trạng chất lượng).
- Thế hệ thứ ba. Các tính trạng khác nhau được đáp ứng cho việc sử dụng đặc biệt
cuối cùng (ví dụ thực phẩm, sợi, nhiên liệu, dầu nhờn, nhựa, dược phẩm và các nguyên
liệu thô cho các quá trình công nghiệp).
Công nghệ chuyển gen (biến nạp gen) thực hiện việc chuyển các gen ngoại lai vào
tế bào và mô thực vật có thể dùng các phương pháp sau
1.3.1. Chuyển gen gián tiếp bằng vi khuẩn Agrobacterium
Agrobacterium tumefaciens và Agrobacterium rhizogenes là hai loài vi khuẩn gây
bệnh cho thực vật, được sử dụng như các vector tự nhiên để mang các gen ngoại lai vào
mô tế bào thực vật.

8
$%&456#"7896/:
;/(/
 
 !"#
A. tumefaciens có chứa một plasmid lớn kích thước khoảng 200 kb gọi là Ti-
plasmid (tumor inducing plasmid) chính là tác nhân gây bệnh cho cây. Khi cây bị nhiễm
A.tumefaciens qua các vết thương, biểu hiện bệnh rõ nhất là các khối u được hình thành ở
ngay chỗ lây nhiễm, sự hình thành khối u sau đó có thể tiếp tục mà không cần thiết phải
có sự hiện diện của vi khuẩn. Khả năng này có được do A. tumefacien đã chuyển 1 đoạn
DNA của Ti-plasmid (T-DNA) xâm nhập vào hệ gen của cây bị bệnh [2].
Cơ chế lây nhiễm của Agrobacterium rhizogenes đối với cây 2 lá mầm cũng tương
tự, nhưng trong vùng T-DNA của A.rhizogenes chỉ có gen sản sinh ra auxin, vì thế sự
thay đổi hình thái chính của thực vật là tạo ra nhiều rễ tơ (hairy roots) khi bị nhiễm bệnh
[2].
T-DNA là đoạn DNA có kích thước 25 Kb trong đó có chứa gen mã hoá cho sinh
tổng hợp auxin, xytokinin, opin và các gen gây khối u. Trong Ti- plasmid, vị trí của T-
DNA được giới hạn bởi RB và LB. Ngoài T-DNA, trên Ti- plasmid còn có các vùng
DNA mã hoá cho việc tái sinh plasmid, cho khả năng lây nhiễm và tiếp hợp (vùng vir),
cho việc tiêu hoá opine [2].
Vùng vir phụ trách khả năng lây nhiễm, sản phẩm của gen nằm trong vùng vir dưới
tác động của các hợp chất phenol tiết ra từ vết thương là một loạt các protein đặc hiệu như
virE2, virB, virD, các protein này nhận biết các vết thương ở các cây chủ thích hợp,
kích thích sản sinh ra các đoạn T-DNA, bao bọc che chở các đoạn DNA này và giúp
chúng tiếp cận với hệ gen của cây chủ một cách an toàn [2].
9
$%&<=1>*
 
 !"#
1.3.2. Chuyển gen trực tiếp

Trong phương pháp chuyển gen trực tiếp thành tế bào cellulose khá vững chắc là
rào cản ngăn chặn sự hấp thụ DNA vào tế bào thực vật, vì vậy tất cả các phương pháp
chuyển gen trực tiếp đều phải giải quyyết vấn đề này đầu tiên. Thông thường người ta có
thể dùng phương pháp enzyme(xử lý mô thực vật bằng enzyme peclinase và cellulose,
dưới tác dụng của 2 enzyme này thành tế bào thực vật bị phân huỷ tạo ra protoplast (tế
bào trần), tế bào trần có thể hấp thụ DNA trực tiếp, sau đó sẽ tạo điều kiện để tế bào tổng
hợp thành tế bào rồi tiến hành tái sinh cây hoàn chỉnh [2].
10
 
 !"#
1.3.2.1. Chuyển gen bằng súng bắn gen
Súng bắn gen (Gene gun) là một thiết bị sử dụng để đưa thông tin di truyền vào tế
bào, được thiết kế đầu tiên cho biến nạp DNA ngoại lai vào tế bào thực vật và được phát
triển vào đầu thập niên 1980 do các nhà thực vật học ở Ðại học Corrnell cùng với các nhà
nghiên cứu ở Corrnell Nanofabrication Facility, Newyork, USA.
11
$%&?5@A-B;/(/
 
 !"#
12
$%&C 6D
1EFDG
 
 !"#
Súng bắn gen được bán trên thị trường vào năm 1990. Ðạn sử dụng cho loại súng
này là các hạt kim loại nặng cơ bản được bao bọc DNA. Tên chính xác và đầy đủ của
súng bắn gen là hệ thống phân phối hạt biolistics (biolistic particle delivery system) và kỹ
thuật này thường được gọi một cách đơn giản là biolistics (sự kết hợp giữa hai thuật ngữ
biology (sinh học) và ballistics (sự bắn tung)). Mặc dù có nhiều thiết kế kỹ thuật khác
nhau nhưng nguyên lý chung của phương pháp này là sử dụng áp lực xung của khí helium

để gia tốc các hạt.
13
$%&H 6DFDG:>I(J
 
 !"#
Súng bắn gen bao gồm hai buồng bằng thép không gỉ, kích thước 6x7x10 nối với
hai bơm chân không. DNA ngoại lai được gắn vào các hạt tungsten có đường kính rất
nhỏ, khoảng 1μm (các kim loại nặng khác như vàng và bạc cũng được sử dụng nhưng
không thường xuyên do giá cả đắt). Các hạt này được đặt trên một cái đĩa ở mặt bên trong
của súng. Sự bùng nổ khí helium ở 1000psi làm cho cái đĩa bắn về phía trước với tốc độ
1300 food/s, tương đương với tốc độ khi một viên đạn rời khỏi nòng súng. Một tấm chắn
làm dừng đĩa lại và các hạt vàng hay tungsten được phóng
về phía các tế bào đích. Chúng xuyên qua vách tế bào và
phóng thích các phân tử DNA (Hình 1.6). Súng bắn gen sử
dụng kỹ thuật DNA tái tổ hợp để hợp nhất sự biểu hiện các
gen đã phân phối. Các tế bào biến đổi di truyền có thể
được sử dụng để tạo thực vật bao gồm cả sự sửa đổi di
truyền mong muốn ở trong
tất cả các tế bào của chúng
(Voiland, 1999).
Mục tiêu của súng bắn
gen thường là callus của các
tế bào thực vật giống nhau
sinh trưởng trong môi trường gel trên đĩa petri. Sau khi các
hạt tungsten đã va chạm vào đĩa, gel và callus bị phá vỡ
nhiều. Tuy nhiên một số tế bào không bị phá vỡ khi va
chạm mạnh và đã tiếp nhận các hạt tungsten được bao bọc
DNA và cuối cùng các phân tử DNA ngoại lai đã xâm
nhập và hợp nhất vào nhiễm sắc thể thực vật. Các tế bào từ đĩa petri được tập hợp lại và
chọn lọc các tế bào đã hợp nhất thành công và biểu hiện DNA ngoại lai bằng các kỹ thuật

hóa sinh hiện đại như sử dụng gen chọn lọc nối tiếp và Northern blots.
14
$%&K& I(JL
(MB
$%&N& I(JO

 
 !"#
Các tế bào đơn đã chọn lọc từ callus có thể được xử lý với một số hormone thực
vật như auxin, gibberelin và mỗi một tế bào có thể phân chia, biệt hóa thành các tế bào
mô, cơ quan, tế bào chuyên hóa của toàn bộ cây. Cây mới có nguồn gốc từ một tế bào nảy
mầm thành công có thể mang các đặc tính di truyền mới.
Chuyển gen bằng phương thức dội bom cũng là một kỹ thuật phát triển từ súng bắn
gen chỉ khác về thiết bị còn nguyên lý thì vẫn tương tự như mô tả trên.
Phương pháp này có ưu điểm là thao tác dễ dàng, có thể chuyển gen vào nhiều loại
tế bào và mô, các tế bào được biến nạp có tỉ lệ sống sót cao, cho phép đưa các gen vào tế
bào ở vị trí mong muốn Do vậy nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực [1].
1.3.2.2. Dùng hoá chất- Hấp thụ DNA trực tiếp vào tế bào trần
Ở phương pháp này, thành tế bào được loại bỏ bằng phương pháp enzyme, tạo ra
protoplast (tế bào trần). Tế bào trần có thể hấp thụ DNA, tổng hợp thành tế bào sau đó tái
sinh cây hoàn chỉnh
Kỹ thuật calcium phosphate
15
$%&P&@(Q967*G(
 
 !"#
Kỹ thuật calcium phosphate (calcium phosphate technique) đã được phát triển đầu
tiên là để xác định sự lây nhiễm của DNA virus (Graham,1973) và hiện nay được sử dụng
rông rãi để thử nghiệm hoạt động biến nạp của
DNA virus cũng như DNA tách chiết từ các tế

bào eukaryote (Wigler, 1978; Graham, 1979;
Pellicer, 1980).
Kỹ thuật này yêu cầu ủ các tế bào nhận
với các chất đồng kết tủa DNA và calcium
phosphat (Hình 1.10). Kết tủa này bám vào tế
bào và sau đó sẽ hấp thụ vào tế bào qua quá
trình ẩm bào (Loyter, 1982). Trong tế bào, các
phân tử DNA ngoại lai nằm trong không bào được tạo thành do ẩm bào và lysosome thứ
hai nhưng rất ít DNA đi đến nhân và hợp nhất vào genome chủ
Cho đến nay, đây là kỹ thuật vô cùng có giá trị đối với các nghiên cứu chuyển gen
vào các tế bào soma nuôi cấy và đang được sử dụng nhiều để chuyển các dòng genome
vào tế bào đích. Tỉ lệ các tế bào được biến nạp ổn định của kỹ thuật này là tương đương
với phương pháp vi tiêm nhưng khác với vi tiêm là nhiều tế bào được biến nạp cùng một
lần. Phương pháp này được sử dụng phổ biến bởi vì đơn giản protocol dễ thực hiện, ít tốn
kém, số tế bào chết sau biến nạp không đáng kể, sự biểu hiện gen có thể là nhất thời hoặc
ổn định và quan trọng trong việc thiết kế vector virus tái tổ hợp. Tuy nhiên hiệu quả biến
nạp và mức độ biểu hiện của gen chuyển thấp [3].
 Chuyển gen qua liposome
16
$%&%2&!7R;=1
>
 
 !"#
Vào thập niên 1980, liposome nhân tạo đã được sử dụng để đưa DNA vào tế bào.
Lipid với toàn bộ lưới tích điện
dương ở pH sinh lý là thành phần
lipid tổng hợp phổ biến nhất của
liposome được phát triển cho chuyển
gen. Thường thì lipid cation được
trộn với một lipid trung tính như L-

dioleoyl phosphatidy l-ethanolamine
(DOPE) . Phần cation của phân tử
lipid kết hợp với DNA tích điện âm và kết quả là chứa đầy DNA trong phức hợp
liposome-DNA (Hình 1.11). Ðối với các tế bào nuôi cấy, toàn bộ lưới tích điện dương của
phức hợp liposome-DNA nói chung là gây ra hiệu quả chuyển gen cao hơn bởi vì nó cho
phép phức hợp này kết hợp với màng tế bào tích điện âm bền hơn. Nhờ cơ chế nhập bào,
các phức hợp xuất hiện trong endosome và sau đó đi vào nhân. Chưa rõ DNA được phóng
thích từ endosome và đi qua màng nhân như thế nào. DOPE được xem là một lipid kích
thích sự dung hợp và vai trò của nó là phóng thích các phức hợp này từ endosome cũng
như làm cho sự dung hợp của màng tế bào phía ngoài với phức hợp liposome-DNA xảy ra
dễ dàng. Trong phương pháp này, các đại phân tử trước hết được đưa vào trong các túi
phospholipid. Các loại túi khác nhau đã được mô tả, nhưng túi một lớp mỏng là thích hợp
nhất cho chuyển gen vì chúng có tỉ lệ khoảng trống chứa nước ở bên trong tương đối cao
đối với mỗi đơn vị lipid và bởi vì chúng có tỉ lệ phân phối cao hơn. Sự dung hợp của
liposome với màng plasma là một sự kiện hiếm. Hiệu quả biến nạp của phương pháp này
thấp hơn so với phương pháp vi tiêm vào tiền nhân. Các nổ lực nghiên cứu đang được tiến
hành để tìm ra các điều kiện thí nghiệm mà có thể làm tăng sự phóng thích các phân tử đã
kết nang từ con đường ẩm bào.
Liposome đã được sử dụng để đưa protein, lipid và các phân tử nhỏ vào nhiều loại
tế bào nuôi cấy, tuy nhiên hiệu quả thấp hơn vi tiêm đối với RNA hoặc protein. Cũng như
thế, chuyển gen qua liposome và sự biểu hiện của gen chuyển là không vượt qua được các
phương pháp chuyển gen thông thường (như hệ thống virus), sự biểu hiện gen chuyển
17
$%&%%&!7R1>=;
 
 !"#
thường nhất thời, sự ức chế bởi các thành phần của huyết thanh có thể xảy ra. Bên cạnh
đó, kỹ thuật này có nhiều ưu điểm là gen chuyển sẽ không hợp nhất vào genome chủ, có
hiệu quả tốt đối với cả tế bào in vitro và in vivo, có thể mang được các DNA có kích
thước rất lớn, độ tinh khiết cao, không gây miễn dịch, có thể sử dụng với các tế bào mà

biến nạp bằng kỹ thuật calcium phosphat không có hiệu quả [3].
1.3.2.3 Chuyển DNA trực tiếp bằng xung điện
Kỹ thuật xung điện (electroporation) là một phương pháp cơ học được sử dụng để
đưa các phân tử phân cực vào trong tế bào chủ qua màng tế bào. Trong phương pháp này,
một xung điện cao thế trong khoảnh khắc (vài phần nghìn giây) có khả năng làm rối loạn
cấu trúc màng kép phospholipid (hình 1.12), tạo ra các lỗ thủng tạm thời cho phép các
phân tử DNA ngoại lai từ môi trường xâm nhập vào bên trong tế bào.
Nhiều kỹ thuật nghiên cứu trong sinh học phân tử yêu cầu đưa gen hoặc protein
ngoại lai vào trong tế bào chủ. Vì lớp
phospholipid kép của màng sinh chất có
một đầu ưa nước phía ngoài và một đầu ưa
nước phía trong , nên bất kỳ phân tử phân
cực nào, bao gồm cả DNA và protein, đều
không có khả năng đi qua màng một cách
tự do.
Sơ đồ bên cho thấy các thành phần
hóa học của màng sinh chất. Các đầu ưa nước phân cực hướng về phía ngoài trong khi các
đuôi kỵ nước hướng về phía trong và tương tác với đuôi kỵ nước khác để cùng bám giữ
màng. Các phân tử phân cực không thể đi qua màng này nếu như không có sự hỗ trợ bên
ngoài.
18
$%&%4& 6D)>1*BS
 
 !"#
Kỹ thuật xung điện dựa trên trạng thái tương đối yếu của các tương tác kỵ nước
của phospholipid kép và khả năng tập hợp lại một cách tự động của nó sau khi bị rối loạn
(Purves, 2001). Vì vậy, một xung điện chớp nhoáng có thể gây ra rối loạn ở các vị trí của
màng một cách nhất thời, làm cho các phân tử
phân cực có thể đi qua, nhưng sau đó màng có thế
đóng kín lại nhanh chóng và tế bào không bị ảnh

hưởng gì cả.
Các tế bào chủ và DNA ngoại lai được tạo thành
dịch huyền phù và cho vào trong một cuvette
nhựa có điện cực (hình 1.15)
Ðể tạo ra xung điện cao thế trong một thời gian ngắn người ta sử dụng một thiết bị
gọi là máy xung gen (gene pulser). (hình 1.14)
Quá trình cơ bản diễn ra bên trong máy
này có thể được trình bày bằng sơ đồ (hình
1.13)
Sơ đồ này cho thấy mạch điện cơ bản
cung cấp điện cho kỹ thuật xung điện. Khi
19
$%&%H&5-LD0
$%&%C& 6D1>*7;
F1D
T1UFA
/)()'
$%&%?&VWX1>/Y
XZ[/*Y
$%&%<& 6D(\/]F6(":
WD0
 
 !"#
công tắc thứ nhất đóng, tụ điện nạp điện vào và tích một điện áp cao. Khi công tắc thứ
hai đóng, điện áp này phóng qua dịch huyền phù tế bào. Một xung điện cần thiết cho kỹ
thuật này thường là khoảng 10.000-100.000 v/cm (thay đổi tùy theo kích thước của tế
bào) trong vài phần triệu giây đến một phần ngàn giây. Xung điện này làm rối loạn
phospholipid kép của màng tế bào và tạo ra các lỗ tạm thời. Khả năng điện qua màng tế
bào cùng lúc tăng lên 0,5-1,0 v vì vậy các phân tử đã được nạp điện này đi qua màng tế
bào thông qua các lỗ bằng cách thức tương tự như điện di (Hình 1.16).

Lối DNA đi vào tế bào không thể quan sát thấy dưới kính hiển vi, nhưng hình vẽ
này cho thấy khái niệm cơ bản của sự tạo thành các lỗ trên màng mà DNA có thể đi qua.
Khi các ion đã nạp điện và các phân tử đi qua các lỗ, màng tế bào phóng điện và
các lỗ này đóng lại một cách nhanh chóng và phospolipid kép phục hồi lại cấu trúc cũ
(Weaver, 1995). Lúc này các phân tử mong muốn đã ở trong tế bào và chúng được sử
dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Phương pháp này có thể sử dụng đối với gần như tất cả các loại tế bào của các loài.
Lúc đầu phương pháp này được sử dụng để chuyển gen vào các tế bào động vật có vú,
về sau cho cả tế bào thực vật ở dạng protoplast Với một số cây một lá mầm quan trọng
(loài lúa phụ Japonica, ngô, lúa mì) mà không thể thực hiện được bằng phương pháp
chuyển gen gián tiếp nhờ Agrobacterium thì người ta đã thành công với phương pháp
này. Hiệu quả biến nạp cao. Trong một nghiên cứu ở E.coli, 80% số tế bào nhận được
DNA ngoại lai (Miller và Nickoloff, 1995). Lượng DNA ngoại lai cần thiết là ít hơn so
với các phương pháp khác (Withers, 1995). Phương pháp này có thể thực hiện với các
mô in vivo còn nguyên vẹn (Weaver, 1995). Ðoạn DNA ngoại lai được biến nạp có kích
thước lớn. Tuy nhiên nếu các xung điện có cường độ và chiều dài không đúng thì một số
lỗ của tế bào sẽ trở nên quá lớn hoặc bị hỏng không thể đóng lại sau khi tế bào phóng
điện, làm cho tế bào bị tổn thương hoặc bị thủng (Weaver, 1995). Một hạn chế nữa là sự
vận chuyển DNA ngoại lai vào và ra khỏi tế bào trong suốt thời gian điện biến nạp là
tương đối không đặc hiệu. Ðiều này dẫn đến kết quả là không cân bằng ion mà sau đó sẽ
làm rối loạn chức năng của tế bào và tế bào chết (Weaver, 1995).
20
$%&%C& 6D1>*7;
F1D
T1UFA
/)()'
 
 !"#
Kỹ thuật xung điện được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của sinh
học phân tử và y học. Các ứng dụng của kỹ thuật xung điện bao gồm

Biến nạp DNA: các gen đặc hiệu có thể được tạo dòng trong plamid và sau đó
plasmid này được đưa vào tế bào chủ để nghiên cứu cấu trúc và chức năng của gen và
protein.
Dung hợp tế bào đã kích thích sự tạo thành các lỗ thủng trên màng xảy ra do xung
điện chớp nhoáng tạo ra cho thấy đã kích thích sự dung hợp tế bào (Weber và Berrg,
1995) [3].
1.3.2.4 Chuyển gen DNA trực tiếp bằng vi tiêm
Tế bào được giữ trong một ống thuỷ tinh bằng 1 lực hút yếu và DNA được tiêm
trực tiếp vào nhân tế bào qua pipet thuỷ tinh rất nhỏ.
Quá trình vi tiêm cần sự hỗ trợ của kính hiển vi và thiết bị vi thao tác nên đòi hỏi
thiết bị có độ chính xác cao, kỹ thuật phức tạp
Vi tiêm (microinjection). Kỹ thuật đưa DNA vào nhân hoặc vào tế bào chất của tế
bào bằng kim mao dẫn và bơm áp lực. Toàn bộ thao tác được tiến hành trên kính hiển vi
ngược pha (inverted microscope) [14].
21
$%&%K&F1-)+M:/7^
$%&%N&V$-F1-)#()
 
 !"#
1.4. Phương pháp tạo Vaccine thực phẩm
Bằng các kỹ thuật di truyền phân từ khác nhau người ta sẽ đưa gen sản xuất kháng
nguyên của mầm bệnh vào tế bào thực vật. Kiểm tra biểu hiện gen nhờ các gen chỉ thị, nếu
chuyển gen thành công sẽ tiến hành nhân dòng bằng các kỹ thuật nuôi cấy mô như tạo
mô sẹo, nhân nhanh, tái sinh cây hoàn chỉnh…Tuỳ theo từng tính chất cây, kháng nguyên
tạo ra ưu thế ở bộ phận, giai đoạn phát triển của đối tượng để điều khiển sự sinh trưởng và
phát triển thích hợp nhất, tạo ra sản phẩm năng suất và chất lượng cao nhất.
Tuy nhiên, để đưa gen mã hoá protein kháng nguyên vào thực vật hiện nay ta
thường dùng phương pháp chuyển gen gián tiếp nhờ Agrobacterium, và các báo cáo khoa
học thành công trong đề tài này hầu hết là sử dụng vi khuẩn Agrobacterium, dưới đây là
một số công trình nghiên cứu vaccine thực phẩm của một số nhà khoa học từ các quốc gia

khác nhau trên thế giới
1.4.1. Một số quy trình sản xuất vaccine thực phẩm trên thế giới
1.4.1.1. Vaccine viêm gan B
. Ðây là một bệnh phổ biến trên thế giới nhất là khu vực châu Á, châu Phi và Mỹ La
Tinh.
Viêm gan B (HBV) là một trong những căn bệnh phổ biến và lây lan nhanh hơn cả
HIV. Hàng năm có khoảng 200 triệu người bị viêm gan B. Ở Việt Nam, tỷ lệ người lành
mang trùng khá cao từ 15-25%. Virut viêm gan B thuộc nhóm virut Hepadna, là tác nhân
gây viêm gan virut B [19]. Hiện nay đã có vaccine viêm gan B nhược độc, kích thích
miễn dịch qua đường tiêm, tuy nhiên giá thành hơi cao và phải tiêm nhắc lại nhiều lần
tuỳ theo loại vaccine.
Sự giải mã toàn bộ hệ gen của virut viêm gan B đã xác định được nơi khu trú của
các gen mã hoá những kháng nguyên khác nhau của virut, trong số đó có kháng nguyên
HbsAg là kháng nguyên quan trọng nhất hình thành vỏ bao ngoài của virut và được sử
dụng làm vaccine tạo kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của virut viêm gan B. Nếu tách
chiết và tinh sạch nguồn kháng nguyên bề mặt virut viêm gan B trong huyết thanh người
bị lây nhiễm thì rất giới hạn về số lượng và giá thành cao. Nếu không tinh sạch thì việc
22
 
 !"#
dùng nguồn kháng nguyên này sẽ dẫn tới sự lây nhiễm các loại bệnh khác có thể pha tạp
trong chế phẩm như HIV chẳng hạn [10].
Kháng nguyên bề mặt gây viêm gan B tái tổ hợp (recombinant hepatitis B surface
antigen_rHBsAg) là vaccine tiểu phần đầu tiên được chấp nhận và ứng dụng(1986). Khi
có kháng nguyên lạ xâm nhập các tế bào limpho B sẽ biệt hoá thành các tương
bào(plasma cells) và sản xuất kháng thể đặc hiệu kháng lại kháng nguyên. Do mỗi kháng
nguyên thường mang nhiều yếu tố quyết định tính kháng nguyên (epitope) nên sẽ có
nhiều loại kháng thể tạo ra đó là kháng thể đa dòng [6].
 Vaccine viêm gan B trong khoai tây
Tháng 7 năm 2005,

Yasmin

Thanavala và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm
vaccine viêm gan B sản xuất trong cây khoai tây biến đổi gen, bà đã khẳng định khả
năng miễn dịch của vaccine thực phẩm- vaccine viêm gan B trong khoai tây là có ý
nghĩa thực tiễn và có thể bổ sung vào chiến dịch phòng chống viêm gan B toàn cầu.
Trong nghiên cứu này gen sản xuất kháng nguyên HbsAg từ dòng gây bệnh pMT-
SA trong cơ thể 1 người mang bệnh viêm gan B, được chèn vào vector plasmid pHB114,
sau đó pHB114 được chuyển vào Agrobacterium tumefaciens (LBA 4401). Vi khuẩn
chứa gen chuyển HbsAg sẽ chuyển gen tổng hợp HbsAg vào cây khoai tây FL1607, loại
vi khuẩn khỏi mẫu, kiểm tra gen chuyển, nhân dòng những tế bào chứa gen tổng hợp
HbsAg, lựa chọn những dòng có mức sinh kháng nguyên cao ký hiệu FL 1607 HB114-
16, tái sinh cây nhân lên với số lượng lớn, đưa ra nhà trồng, trồng song song các cây
khoai tây bình thường để đối chứng.
Trong thí nghiệm này, những tình nguyện viên được cho ăn số liều vaccine khác
nhau, mỗi liều là 100g củ khoai tây sống chuyển gen (chứa 8,5 % protein kháng nguyên
của virut viêm gan B (HBV). Kết quả thu được là số người ăn 3 liều vaccine thì có
62,5% người sinh huyết thanh kháng virut HBV, những người dùng 2 liều thì số liệu này
là 52,9%, còn nhũng người ăn khoai tây bình thường thì không ai sinh kháng thể chống
HBV [11].
Ở một thử nghiệm mới đây trên 42 người tình nguyện của giáo sư Artzen và cộng
sự thực hiện, khoảng 60% cơ thể tình nguyện viên cho thấy có những dấu hiệu chống lại
23
 
 !"#
virus viêm gan B, sau khi ăn những miếng khoai tây sống biến đổi di truyền, đã được gọt
sạch vỏ (do vỏ có chất gây cho các tình nguyện viên có triệu chứng buồn nôn và có mùi
khó chịu). Các vaccin HBV truyền thống, có một tỉ suất miễn nhiễm cao đến 90%.
Nhưng Artzen và đồng nghiệp vẫn hy vọng sẽ tăng thêm phản ứng miễn nhiễm và sẽ
nâng cấp kỹ thuật để có vaccine tốt nhất. Họ đã làm đông lạnh khô (freeze dried) từng lát

khoai tây chuyển gen và tán nhỏ chúng thành bột, tạo ra một chất trích mà hiệu lực có thể
đo lường được rồi đóng gói thành những viên nang. Dạng viên nang sẽ giúp điều chỉnh
lượng nồng độ kháng nguyên đồng nhất từ đó nghiên cứu lượng vaccine thống nhất trong
mỗi liều và ngăn ngừa các di gen ăn được (edible transenic) không may thụ phấn chéo với
các cây cối xung quanh, có thể lẩn vào các cây thực phẩm. Arntzen nói: Đây là một sách
lược mới để sản xuất và phân phối vaccin đến những nơi xa xôi, hẻo lánh [13].
 Vacccine viêm gan B ở rau diếp và cây đậu lupin
Nghiên cứu của J. KAPUSTA và cộng sự thuộc học viện sinh hóa tự nhiên Balan
về vaccine thực phẩm trong cây rau diếp và cây đậu lupin đựơc đăng trên tạp chí FASAB
vol 13 ra tháng 10 năm 1999 [9], với các bước tiến hành như sau
1. Nhân dòng DNA
Dùng plastmid pROK2S làm vector mang trình tự gen mã hoá HbsAg (trình tự
gen mã hoá protein kháng nguyên bề mặt được tách từ virut HBV-pHB614). Plastmid
pROK2S (hình 1.19) được chuyển vào A. tumefaciens C58 và LBA4404
2. Chuyển gen vào cây
Hạt đậu Lupinnus vàng 4 ngày tuổi được sử dụng như mẫu ban đầu . Sau khi đã
cắt bỏ những phần xa chồi, những lá mầm được dùng để để gây nhiễm bởi A.
tumefaciens C58 (pROK2S). Sau 2 ngày nuôi cấy trên môi trường MS cải biến (T.
24
$%&%P&//$Z(>;Q/1>*_`4
 
 !"#
Pniewski, J. Kapusta,and A. B. Legocki, Kêt quả không được công bố) có kháng sinh
tự do (antibiotic-free), mẫu được chuyển sang môi trường đặc biệt để phát sinh callus.
Dòng gen chuyển được chuyển sang môi trường chọn lọc có bổ sung kháng sinh
kanamicin và carbenicillin (T. Pniewski, J. Kapusta, and A. B. Legocki, không công bố
kết quả), mẫu chịu được kháng sinh sẽ được tách ra dùng để tiếp tục thí nghiệm. Phát
triển callus.
Lá mầm của rau diếp gieo bằng hạt được gây nhiễm với A. tumefaciens LBA4404
(pROK2S) với các bước như đối với đậu lupin .

3. Tách chiết và phân tích Protein
Mô nuôi cấy ở thí nghiệm trên được đem li tâm với tốc độ 30000 vòng trong 15
phút để loại bỏ những mảnh vụn tế bào không đồng nhất. Kháng nguyên HbsAg trong
dịch nổi được định lượng bằng kit chẩn đoán đơn dòng Auszyme (Auszyme monoclonal
diagnostic kit -Abbott Lab., North Chicago, Ill.).
4. Xác định hàm lượng kháng nguyên
Hàm lượng kháng nguyên tách được xác định dựa trên đường chuẩn với các nồng
độ khác nhau của HbsAg tinh khiết. Bằng kỹ thuật Elisa sự hiện diện của kháng thể đặc
hiệu với kháng nguyên HbsAg đã được kiểm tra trong huyết thanh của chuột và người.
5. Thử nghiệm trên người
Tiến hành thử nghiệm trên người cho thấy cơ thể những người sau khi ăn sản phẩm
từ callus đậu lupin hoặc lá rau diếp cho miễn dịch với HBV.
1.4.1.2. Vaccine sởi
Trong tạp chí MJA vol 176 tháng 6 năm 2002, Diane E Webster giáo sư của trường
ĐH dược Monash và cộng sự đã đưa ra mô hình tạo vaccine sởi trong thực vật chuyển
gen sử dụng Agrobacterium tumefaciens [8]. Gen tổng hợp protein bề mặt vỏ virut sởi H
(gọi là MV-H: measles virus- hemagglutinin)sẽ được chuyển vào cây nhờ Agrobacterium
tumefaciens. Quy trình được mô hình hoá trong sơ đồ dưới (hình 1.20).
Loại cây trồng được ông dùng làm thí nghiệm thành công là: Thuốc lá, khoai tây
và rau diếp, cả 3 đối tượng trên đều kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch với virut sởi, tuy
nhiên vẫn chưa có đối tượng nào được đưa chính thức vào thực tiễn với nhiều lý do.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×