Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo khoa học : KẾT QUẢ CHỌN LỌC NHÂN THUẦN QUA 2 THẾ HỆ CỦA 2 NHÓM GIỐNG CỪU LÔNG TƠI, LÔNG BỆN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.92 KB, 8 trang )


NGÔ THÀNH VINH – Kết quả chọn lọc nhân thuần qua 2 thế hệ của 2 nhóm giống cừu


1

KẾT QUẢ CHỌN LỌC NHÂN THUẦN QUA 2 THẾ HỆ CỦA 2 NHÓM GIỐNG
CỪU LÔNG TƠI, LÔNG BỆN
Ngô Thành Vinh*, Đinh Văn Bình, Nguyễn Đức Tưởng, Ngô Hồng Chín, Ngọc Thị Thiểm
Ngô Quang Hưng và Chu Đức Tụy
Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây – Hà Nội
*Tác giả liên hệ: Ngô Thành Vinh - Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây -Hà Nôi
Tel: 0912.497.160 ; Fax: (04) 33.838.889 ; Email:
ABSTRACT
Two generations selection of smooth and twist coat sheep of Phan rang breed
A two generations selection program of the smooth and twist coat sheep was separatelly conducted. It was shown
that by selection the percentage of dissociation of wool appearances were reduced from one generation to
another. Though the oriented selection,the percentage of sheep having a wool appearance similar to the previous
generation was increased from 83.4 to 86.3% and from 79.1 to 82.1% for smooth and twist coat sheep groups,
respectively.
However, there was no significant difference in some physiological and biological parameters of blood, body
temperature, heart rate, breathe rate and rumen between smooth and twist coat sheep groups. The length between
litters was 260-261 days in the smooth coat sheep group and 277-279 days in the twist coat sheep group. The
mortanity rate at weaning were 4.8% and 7.4% for smooth and twist coat sheep groups, respectively. The litter
size was 1.4 in the smooth coat shep group and 1.29 in the twist coat sheep group. In general, the smooth coat
sheep had a better reproductive performance than the the twist coat seep.
Key words: Sheep, smooth, twist, generation
ĐĂT VẤN ĐỀ
Giống cừu Phan Rang có đặc điểm nhỏ con, năng suất thấp, nhưng chất lượng thịt ngon, khả
năng chống chịu bệnh tật tốt, chịu được kham khổ, dễ nuôi. Chính vì vậy, trải qua hàng trăm
năm, các thế hệ vẫn tồn tại và được nuôi rộng rãi ở các trang trại vừa và nhỏ ở các tỉnh Ninh


Thuận, Bình Thuận. Hơn 10 năm qua, cừu Phan Rang đã có mặt ở một số tỉnh miền Bắc: Hà
Tây, Hải Dương, Quảng Ninh và Ninh Bình, nhưng với số lượng chưa nhiều. Trong nhiều
năm qua, công tác giống chăn nuôi cừu chủ yếu vẫn được tiến hành theo phương pháp nhân
giống chọn lọc tự nhiên, chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính: đánh giá kiểu hình các tính trạng,
ghép đôi giao phối tránh đồng huyết, chưa quan tâm để đạt tiến bộ di truyền và hiệu quả tốt
trong công tác chọn lọc nhân giống. Hơn nữa, việc theo dõi quản lý đàn giống còn gặp nhiều
hạn chế, dẫn đến hiện tượng đồng huyết, tỷ lệ loại thải khá cao. Trong quá trình chăm sóc
nuôi dưỡng và kết hợp với kết quả điều tra (Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, 2007) cho
thấy, xuất hiện hai nhóm giống cừu chủ yếu có kiểu hình lông tơi và lông bện. Trong đó, cừu
có kiểu hình lông tơi là chủ yếu, chiếm >75% tổng đàn, nhưng chưa được chú trọng chọn lọc.
Chính vì vậy, việc chọn lọc nhân thuần giống cừu lông tơi, lông bện là hết sức cần thiết, là cơ
sở để tạo đàn giống có chất lượng tốt, góp phần thúc đẩy chăn nuôi cừu phát triển. Đánh giá
khả năng sản xuất, xác định tính trạng ưu thế của hai dòng cừu lông tơi, lông bện để chọn lọc
nhân thuần. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Chọn lọc nhân thuần của hai nhóm giống cừu
lông tơi, lông bện qua hai thế hệ” nhằm đánh giá khả năng sản xuất của hai nhóm cừu lông
tơi, lông bện.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009


2

Trên cừu đực và cừu cái sinh sản thuộc hai nhóm giống cừu Phan Rang lông lơi, lông bện.
Nội dung nghiên cứu
Chọn lọc nhân thuần 2 nhóm giống cừu lông tơi, lông bện qua các thế hệ. Đánh giá khả năng
sản xuất của 2 nhóm giống cừu lông tơi, lông bện.
Phương pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu
Toàn bộ số cừu được đánh số, nuôi nhốt theo nhóm, có lý lịch theo dõi (ngày, tháng, năm

sinh, ngày phối, ngày đẻ…). Lập sổ sách để theo dõi cá thể theo từng nhóm giống cừu. Theo
dõi sự phân ly màu lông của từng cá thể theo nhóm giống. Theo dõi khả năng sinh trưởng,
phát triển (cân khối lượng cừu từ sơ sinh qua các giai đoạn tuổi cho đến khi cừu bắt đầu phối
giống, đẻ lứa đầu). Theo dõi khả năng sinh sản (số con/lứa, số lứa đẻ/cái/năm, khoảng cách
giữa 2 lứa đẻ, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến sau cai sữa…)
Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2006 đến 12/2007
Địa điểm nghiên cứu
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây; Trạm nghiên cứu Thực nghiệm và Nhân giống dê
cừu Ninh Thuận và 7 hộ chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận.
Xử lý số liệu
Dùng phương pháp Anova, GLM thuộc phần mềm Minitab13.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm sinh học của 2 nhóm giống cừu lông tơi, lông bện
Đặc điểm ngoại hình
Cừu lông tơi
Kiểu lông: Bông, xốp, dài, mềm, mượt, luôn duỗi thẳng, các lông không dính với nhau không
tạo mảng, lông dài rẽ sang 2 bên sườn. Màu lông: có màu trắng ngà vàng, một số đốm xám
hoặc nâu. Khả năng sản xuất: Cừu 12 tháng tuổi, con cái đạt 21- 26kg; con đực 23- 29kg.
Cừu lông bện
Kiểu lông: Lông xoăn nhiều nếp gấp, lông nhỏ, ráp, tạo những mảng lớn và dày trên cơ thể.
Màu lông: Cừu lông bện có 3 màu: màu trắng ngà vàng, trắng đốm nâu, xám nhưng chủ yếu là
trắng ngà vàng. Khả năng sản xuất: Cừu 12 tháng tuổi, con cái từ 20- 24kg; con đực 23- 27kg.
Tỷ lệ phân ly kiểu hình lông của cừu lông tơi, lông bện
Kết quả tại Bảng 1 cho thấy, qua hai năm theo dõi chon lọc nhân đàn cho kết quả về sự phân
ly kiểu hình lông ở các thế hệ sau đều tăng lên, cừu lông tơi là 83,4%- 86,3%, cừu lông bện từ
79,1%- 82,1% nhưng không có sự khác biệt (p>0,05) giữa cừu lông tơi và cừu lông bện.
Chứng tỏ có tính ổn định rất cao về tính trạng phân ly kiểu hình lông tơi, lông bện. Điều này
chứng tỏ cừu lông tơi và lông bện khi tiến hành nhân thuần ở đời con có kiểu hình giống bố
mẹ tương ứng từ 86,3 - 82,1%. Trong quá trình nhân giống, tỷ lệ xuất hiện kiểu lông bện hoặc

lông tơi khác với bố mẹ khoảng <20% số cừu sinh ra không giống với kiểu hình lông của bố

NGÔ THÀNH VINH – Kết quả chọn lọc nhân thuần qua 2 thế hệ của 2 nhóm giống cừu


3

mẹ. Với việc chọn lọc cừu đực giống tốt, sẽ tạo nên thuần nhất kiểu hình lông ở những lứa đẻ
tiếp sau có kiểu hình lông giống bố mẹ ngày càng cao.
Bảng 1. Tỷ lệ phân ly kiểu hình lông của cừu lông tơi và lông bện
Thế hệ 1 Thế hệ 2
Địa
điểm
Nhóm
giống cừu
Tổng
đàn
Số
con
đẻ ra
Giống

bố mẹ

Phân ly
kiểu
hình %
Tổng
đàn
Số

con
đẻ ra
giống

bố mẹ

Phân ly
kiểu
hình%
Lông tơi 382 245 208 85, 8 427 273 239 87,5 Ninh
thuận
Lông bện 63 37 30 81,1 43 37 31 83,7
Lông tơi 68 56 43 76,8 72 63 51 80,9 Trung
tâm
Lông bện 52 44 34 77,3 48 41 33 80,5
Lông tơi 450 301 251 83,4 499 336 290 86,3
BQ
Lông bện 115 81 64 79,1 91 78 64 82,1
Thế hệ 1, tỷ lệ phân ly kiểu hình lông ở nhóm cừu lông bện đạt 79,1%, thế hệ 2, tỷ lệ phân ly
kiểu hình lông bện ở nhóm cừu này đạt 82,1%. Cừu lông tơi có kiểu hình lông giống bố mẹ
khá cao, 83,4% ở thế 1, ở nhóm cừu lông tơi là 86,3% ở thế hệ 2. Sự phân ly kiểu hình lông ở
giai đoạn từ sơ sinh đến 9 tháng tuổi rất khó phân biệt về kiểu hình, hầu như không có gì khác
biệt giữa hai kiểu hình lông. Chỉ đến khi cừu bắt đầu tuổi phối giống, sinh đẻ, lúc đó mới có
sự khác biệt rõ rệt. Vì vậy, chỉ có thể đánh giá là cừu lông tơi hay lông bện khi cừu đạt độ tuổi
từ 12 tháng trở lên.
Khả năng sinh trưởng qua các tháng của cừu lông bện ở thế hệ 1 và thế hệ 2
Kết quả trình bày trong Bảng 2 cho thấy, khối lượng (KL) sơ sinh của cừu đực lông bện ở thế
hệ 2 cao hơn ở thế hệ 1. Khối lượng qua các tháng tuổi của cừu lông bện ở thế hệ 2 cũng cao
hơn thế hệ 1 và không có sự khác về mặt thống kê (p>0,05). Điều này cho thấy, có sự ổn định
về tính trạng KL giữa các thế hệ của cừu có kiểu hình lông bện. Như vậy, tốc độ sinh trưởng

của cừu ổn định qua các thế hệ. Kết quả này cũng phù hợp với điều tra của Đinh Văn Bình và
Nguyễn Kim Lin, (2007) về cừu lông bện nuôi ở Ninh Thuận và Bình Thuận
Bảng 2. Khối lượng qua các tháng tuổi của cừu lông bện thế hệ 1 và 2 (kg)

Nhóm cừu lông bện
Tháng tuổi Giới tính
n.
Thế hệ 1
Mean ± SE
n.
Thế hệ 2
Mean ± SE
Đực 26 2,36±0,9 28 2,46± 0,5
Sơ sinh
Cái 22 2,25± 0,8 27 2,23±0,4
Đực 24 12,3± 4,4 23 12,2± 5,5
3 Tháng
Cái 28 11,4±6,1 24 10,9± 3,8
Đực 23 16,9± 2,7 24 17,6±7,7
6 Tháng
Cái 19 16,1 ±1,7 22 15,6±6,6
Đực 26 20,9± 8,5 21 21,6± 5,9
9 Tháng
Cái 15 20,1 ±1,9 22 19,6±4,8
Đực 19 24,7 ±8,9 24 25,4±7,2
12 Tháng
Cái 56 22,6± 7,7 18 23,4±5,5
Khối lượng qua các tháng tuổi của cừu lông tơi ở thế hệ 1 thế hệ 2

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009



4

Bảng 3 cho thấy, khối lượng qua các tháng tuổi của cừu lông tơi ở thế hệ 1 và thế hệ 2 là
tương đương nhau, không có sự khác nhau về mặt thống kê (P>005). Như vậy, sự ổn định về
tính trạng khối lượng giữa các thế hệ qua các tháng tuổi của cừu có kiểu hình lông tơi cũng
cho thấy tốc độ sinh trưởng của cừu ổn định qua các thế hệ.
Bảng 3. Khối lượng qua các tháng tuổi của cừu lông tơi ở thế hệ 1 và 2 (kg)
Nhóm cừu lông tơi
Tháng tuổi Giới tính
n (con)
Thế hệ 1
Mean±SE
n (con)
Thế hệ 2
Mean±SE
Đực 65 2,54±0,6 32 2,61± 0,5
Sơ sinh
Cái 70 2,36± 0,52 31 2,35±0,5
Đực 63 12,6±6,4 23 13,5± 8,8
3 Tháng
Cái 66 11,7±6,4 27 10,7± 6,6
Đực 61 16,9± 2,4 22 17,4±9,7
6 Tháng
Cái 63 15,4 ±6,7 26 14,7±6,2
Đực 58 21,8± 8,3 21 22,5± 9,6
9 Tháng
Cái 61 19,6 ±7,2 23 19,8±6,2
Đực 55 27,9±8,1 21 29,6±5,2

12 Tháng
Cái 58 24,6± 5,7 23 25,5±2,7
Khả năng sinh sản của 2 nhóm giống cừu ở thế hệ 1 theo lứa đẻ
Bảng 4. Năng suất sinh sản của 2 nhóm giống cừu ở thế 1
Cừu Lứa đẻ
n.
(con)

Số con
sinh
ra/lứa
Khoảng cách
lứa đẻ (ngày)
Mean±SE
Pss
(kg)
Mean±SE
P 3 th
(Kg)
Mean±SE
12 th
(Kg)
Mean±SE
Lứa 1 82 1,25 269± 13 2,24±0,05 12,12±0,45 23,54± 0,77
Lứa 2 78 1,29 258± 12
2,64±0,07
12,38±o,34 23,74±0,94
Lứa 3 47 1,42 265± 16
2,54±0,10
12,35±0,37 25,2±1,52

Lứa 4 47 1,55 261± 14
2,67±0,09
12,49±0,42 29,25±1,74
≥Lứa 5 33 1,51 247± 23
2,70±0,11
13,16±0,52 29,36±1,75
Lông
tơi
TB 57 1,4 260±15 2,56±0,08 12,5± 0,42 26,22± 1,34
Lứa 1 32 1,1 283± 17
2,23±0,07
11,12±0,38 23,54±0,95
Lứa 2 31 1,22 279± 19
2,34±0,23
11,38±0,42 23,74±1,23
Lứa 3 30 1,32 267± 16
2,46±0,15
11,79±0,57 25,24±1,35
Lứa 4 27 1,33 269± 15 2,52±0,14 12,19±0,51 25,75±1,42
Lông
bện
Lứa ≥5 22 1,36 271± 26 2,55±0,12 12,16±0,43 26,86±1,57
TB 23 1,27 279±18 2,42± 0,14 11,73±0,46 25,03±1,3
Kết quả ở Bảng 4 cho biết, khoảng cách lứa đẻ của cừu lông tơi và lông bện thế hệ 1 có sự
khác nhau rõ rệt với (p<0,05) cừu lông bện có khoảng cách lứa đẻ dài hơn (279 ngày) so với
khoảng cách lứa đẻ của cừu lông tơi (260 ngày).Như vậy, khả năng sinh sản của nhóm cừu
lông tơi có tính trạng về sinh sản là tốt.
Bảng 4 còn cho thấy, ở cừu lông tơi số con sinh/lứa tăng từ 1,25con ở lứa 1 đến 1,51con ở lứa
5 và ổn định. Lứa 4 và 5 cho số con/lứa là cao nhất, điều đó khẳng định số con/lứa ổn định và


NGÔ THÀNH VINH – Kết quả chọn lọc nhân thuần qua 2 thế hệ của 2 nhóm giống cừu


5

tăng lên ở các lứa sau. Trung bình số con /lứa là 1,4 con/lứa. Kết quả này ở cừu lông tơi sau
khi chọn lọc 2 năm cho kết quả cao hơn cừu ở Ninh Thuận (1,33 con/lứa) (Nguyễn Thị Mai và
cs, 2005).
Còn ở cừu lông bện, số con sinh ra/lứa có sự khác nhau qua các lứa đẻ và tăng từ 1,1 (lứa 1)
tăng từ 1,33 – 1,36 (lứa 4 và 5) nhưng so với cừu lông tơi thì tỷ lệ này thấp hơn . Trung bình ở
nhóm cừu lông bện là 1,27 con/lứa tương đương với đàn cừu nuôi ở Ninh Thuận (Đinh văn
Bình và Nguyễn Kim Lin, 2007). Nhóm cừu lông tơi là 1,4 cao hơn hẳn nhóm cừu lông bện.
Điều này chứng tỏ, khả năng sinh sản của cừu lông tơi tốt hơn cừu lông bện ở cùng thế hệ 1.
Chính vì vậy, khoảng cách lứa đẻ của cừu lông tơi tương đối ổn định không có sự khác nhau
nhiều về khoảng cách lứa đẻ qua các lứa trung bình 260 ngày, ngắn hơn 19 ngày so với nhóm
cừu lông bện. Nhìn chung, khoảng cách lứa đẻ của cừu lông tơi ở thế hệ 1 qua các lứa ngắn
hơn so với cừu lông bện và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Khối lượng sơ
sinh; 3 tháng tuổi và 12 tháng tuổi theo lứa đẻ của cừu lông tơi có khối lượng cao hơn cừu
lông bện cùng thế hệ 1. Tuy nhiên, không có sự sai khác rõ rệt (p>0,05).
Khả năng sinh sản của 2 nhóm cừu ở thế hệ 2 theo lứa đẻ
Bảng 5. Năng suất sinh sản của 2 nhóm giống cừu ở thế 2
Cừu
Lứa
đẻ
n.
(con)
Số con
sinh
ra/lứa
Khoảng cách

lứa đẻ (ngày)
Mean±SE
Pss
(Kg)
Mean±SE
P 3 tháng
(Kg)
Mean±SE
P 12 th
(Kg)
Mean±SE
Lứa 1

63 1,23 263± 15
2,35±0,57 11,80±0,31
25,71±1,54
Lứa 2

49 1,32 258± 14
2,59±0,72
12,38±0,32 25,42 ±1,06
Lứa 3

39 1,41 262± 16 2,54±0,17 12,77±0,34 29,25 ±1,55
Lứa 4

38 1,57 271± 17 2,68±0,92 12,97±0,47 28,36±1,86
Lông
tơi
Lứa 5


25 1,52 256± 23
2,72±0,12
13,25±0,53
29,35±1,16
TB 43 1,41 261±17 2,66±0,5 12,53±0,44 27,62±1,34
Lứa 1

33 1,1 267± 12 2,23±0,04 12,12±0,35 23,66±1,16
Lứa 2

32 1,22 279± 19 2,36±0,52 12,37±0,33 23,74±0,93
Lứa 3

27 1,36 274± 16
2,46±0,36
11,79±0,37 25,94±1,54
Lứa 4

24 1,35 283± 15
2,52±0,16
12,35±0,42
26,72±1,57
Lông
bện
Lứa 5

19 1,42 285± 26 2,58 ±0,24 12,49±0,53 27,34±1,78
TB 27 1,29 277±18 2,43±0,26 12,22±0,4 25,48±1,4
Kết quả Bảng 5 cho thấy, khoảng cách lứa đẻ của cừu lông tơi và lông bện có sự khác nhau rõ

rệt (p<0,05). Cừu lông bện có khoảng cách lứa đẻ dài hơn (277 ngày) so với khoảng cách lứa
đẻ của cừu lông tơi (261 ngày) ở thế hệ 2. Điều này có nghĩa là, và có sự khác nhau rõ rệt về
khoảng cách lứa đẻ P<0,05 giữa nhóm cừu lông tơi so với nhóm cừu lông bện (Lông tơi có
khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn). Như vậy, khả năng sinh sản của nhóm cừu lông tơi (tính trạng
về sinh sản) là rất tốt cho cả thế hệ 1 và 2.
Bảng 5 còn cho thấy, ở cừu lông tơi ở thế hệ 2 có số con sinh ra/lứa tăng lên từ 1,23 con ở lứa
1 đến 1,52 con ở lứa 5. Ở lứa 4 và 5, số con sinh ra/lứa là ổn định và cao nhất, điều đó khẳng
định, số con sinh ra/lứa tăng lên ở các lứa đẻ sau. Trung bình số con sinh ra/lứa là 1,41
con/lứa. Cừu lông tơi sau chọn lọc 2 năm cho kết quả cao hơn cừu ở Ninh Thuận 1,33 con/lứa
(Nguyễn Thị Mai và cs, 2005). Còn ở cừu lông bện có số con sinh ra/lứa có sự khác nhau qua
các lứa đẻ và tăng lên từ 1,1 con/lứa ở lứa 1 tăng dần từ 1,35 - 1,42 con/lứa ở lứa 4 và 5, so

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009


6

với cừu lông tơi thì tỷ lệ này thấp hơn. Trung bình ở nhóm cừu lông bện là 1.29 con/lứa,
tương đương với kết quả đàn cừu ở Ninh Thuận (Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, 2007).
Còn ở nhóm cừu lông tơi là 1,41 cao hơn hẳn nhóm cừu lông bện. Chứng tỏ về khả năng sinh
sản của cừu lông tơi ở thế hệ 2 là tốt hơn cừu lông bện ở cùng thế hệ 2. Chính vì vậy, khoảng
cách lứa đẻ của cừu lông tơi tương đối ổn định, không có sự khác nhau nhiều về khoảng cách
lứa đẻ qua các lứa là 261 ngày, rút ngắn 16 ngày so với nhóm cừu lông bện. Nhìn chung,
khoảng cách lứa đẻ của cừu lông tơi ở thế hệ 2 qua các lứa ngắn hơn so với cừu lông bện.
Khối lượng sơ sinh, khối lượng sinh trưởng ở các giai đoạn từ 3 - 12 tháng tuổi theo lứa đẻ
của cừu lông tơi có khối lượng cao hơn cừu lông bện cùng thế hệ 2, không có sự khác nhau rõ
rệt (P>0,05).
Số con sơ sinh, số con sống đến cai sữa của cừu lông tơi, lông bện
Bảng 6. Số con sinh ra theo kiểu sinh ảnh hưởng đến tỷ lệ sơ sinh còn sống đến cai sữa
Lông tơi


Lông bện Kiểu
lông

Số con

/lứa

Số
cái
đẻ
Chiếm
tỷ lệ
(%)
Con
sơ sinh
sống (%)
Tỷ lệ nuôi
sống sau
cai sữa
(%)
Số
cái
đẻ
Chiếm
tỷ lệ
(%)
Con sơ
sinh
sống

(%)
Tỷ lệ nuôi
sống sau
cai sữa
(%)
1con 84 48.6 92.6 95.5 41 48.2 90.6 89.5
2 con 72 41.9 95.2 92.4 34 40.0 92.2 87.4
3 con 10 5.7 90.4 55.8 6 7.1 87.4 51.8
4 con 2 1.1 85.3 40.9 - - - -
Khác 5 2.7 - - 4 4.7 - -
Bảng 6 cho thấy, tỷ lệ đẻ 1 con/lứa của cừu lông tơi, lông bện lần lượt là 48,6%; 48,2%. tỷ lệ
đẻ 2 con/lứa chiếm 41.9%; 40% và tỷ lệ đẻ 3 con/lứa chiếm 5,7%; 7,1% tương đương với tỷ
lệ đẻ 1 con, 2 con, 3 con của cừu Targhee là 45.9%; 39.9%; 2.1% theo (K. J. Hanford, 2003).
Tỷ lệ sơ sinh còn sống của cừu lông tơi, lông bện đẻ 2 con/lứa chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là
95.2%; 92.2%. Sau đó đến tỷ lệ đẻ 1 con và 3 con. Tỷ lệ còn sống sau cai sữa ở cừu đẻ 1
con/lứa chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 95.5%; 89.5%. Tỷ lệ cừu đẻ 2 con/lứa chiếm tỷ lệ
92.4%; 87.4% thấp nhất là cừu đẻ 3 con/lứa là 55.8% và 51.8% đối với cừu lông tơi và lông
bện. Kết quả này phù hợp với nhận xét của Hanford và cs, (2003) trên cừu Targhee. Qua đó
chúng tôi thấy, có mối liên quan giữa số con đẻ ra/lứa, nếu con để càng nhiều thì tỷ lệ sống
sau cai sữa càng thấp. Tỷ lệ sống sau khi cai sữa ở cừu lông tơi sinh 2 con/lứa của chúng tôi là
92,4% tương tự với kết quả nuôi ở Ninh Thuận (92%) của Đinh Văn Bình, (2005)
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Sự phân ly kiểu hình lông ở cừu các thế hệ sau đều giảm, thể hiện ở kiểu hình lông giống bố
mẹ tăng dần lên theo các thế hệ, cừu lông tơi từ 83,4% - 86,3%. cừu lông bện từ 79,1% -
82,1%. Khi nhân thuần ở đời con, kiểu hình lông giống bố mẹ tương ứng từ 86,3% - 82,1% và
không có sự khác biệt rõ (p>0,05) giữa cừu lông tơi, lông bện.
Khối lượng sơ sinh và khối lượng qua các tháng tuổi của cừu lông tơi cao hơn cừu lông bện ở
cùng thế hệ 1 và 2, nhưng không có sự sai khác rõ rệt (p>0,05). Khối lượng ở các giai đoạn sơ


NGÔ THÀNH VINH – Kết quả chọn lọc nhân thuần qua 2 thế hệ của 2 nhóm giống cừu


7

sinh, 3 và 12 tháng tuổi theo lứa đẻ đạt TB lần lượt là 2,66kg, 12,53kg và 27,62kg; của cừu
lông tơi cao hơn lông bện tương ứng là 2,43kg, 12,2kg và 12,48kg cùng thế hệ 2.
Cừu lông tơi có khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn từ 16-19 ngày so với cừu lông bện và có sự
khác nhau rõ rệt về khoảng cách lứa đẻ (p<0,05). Cho thấy khả năng sinh sản của nhóm cừu
lông tơi có tính trạng về sinh sản là rất tốt cho cả thế hệ 1 và 2
Số con sinh ra trên lứa đạt cao nhất ở lứa 4 (1,55 con/lứa) của cừu lông tơi cao hơn cừu lông
bện (1,33 con/lứa) ở cùng thế hệ 1. Số con sinh ra/lứa ở cùng thế hệ 2 cũng cho kết quả cao
nhất ở lứa 4 (1,57 con/lứa) của cừu lông tơi cao hơn cừu lông bện (1,35 con/lứa). Số con sinh
ra/lứa của cừu lông tơi cao hơn cừu lông bện qua các lứa đẻ.
Tỷ lệ sơ sinh sống của cừu lông tơi khá cao (95,2%), cao nhất ở cừu sinh đôi (2con/lứa). Tỷ lệ
sống sau khi cai sữa cao nhất ở cừu sinh 1con (95,5%), thấp nhất ở cừu sinh 3 hoặc 4 con
(55,8%; 40,9%). Tỷ lệ sơ sinh còn sống ở cừu lông bện là (92,2%), cao nhất ở cừu sinh đôi (2
con). Tỷ lệ sống sau khi cai sữa, cao nhất ở cừu sinh 1con (89,5%), thấp nhất ở cừu sinh 3 con
(51,8%). Tỷ lệ sơ sinh còn sống và tỷ lệ sống sau cai sữa của cừu lông tơi cao hơn lông bện.
Đề nghị
Tiếp tục chọn lọc nhân thuần nâng cao năng suất đàn cừu theo hai kiểu hình lông tơi và lông
bện. Phân tích các tính trạng di truyền, hệ số tương quan di truyền để xác định giá trị giống
của hai nhóm giống lông tơi và lông bện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bromley.C. M, G. D. Snowde and L. D.Van Vleck, (2000). Genetic parameters among growth, prolificacy, and
wool traits of Colum-bia, Polypay, Rambouillet and Targhee sheep. Jour. Anim. Sci. 78: p.846 - 858.
Carson, A.F., Irwin, D and Kilpatrick. D.J, (2001a). A comparison of Scottish Blackface and Cheviot ewes
and five sire breeds in terms of lamb output at weaning in hill sheep systems. Journal of Agricultural
Science, Cambridge 137. p. 221 - 233
Carson, A.F., Moss, B.W., Dawson, L.E.R and Kilpatick, D.J. (2001b). Effects of genotype and dietary forage

to concentrate ration during the finishing period on carcass characteristics and meat quality of lambs
from hill sheep systems. Journal of Agricultural Science, Cambridge 137. p.205 – 220.
Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, (2007). Báo cáo nghiên cứu đánh gía khả năng sản xuất của giống cừu
Phan Rang sau 10 năm nuôi tại Miền Bắc. p. 11-14
H. B. Vanimisetti, D. R. Notter and L. A. Kuehn, (2007). Genetic (co)variance components for ewe productivity
traits in Katahdin sheep1 J. Anim. Sci. 2007. 85: p. 60-68
K. J. Hanford, L. D. Van Vleck and G. D. Snowder, (2003). Estimates of genetic parameters and genetic change
for reproduction, weight, and wool characteristics of Targhee sheep1. J. Ani. Sci. 2003. 81. p.630-640.
Nguyen Thi Mai, Nguyen Nhu Hien and Dinh Van Binh, (2005) Phan Rang sheep production in Ninh Thuan
Province Paper for Small Ruminant Workshop in Hanoi 2-4 March 2005
Oskob, (2002). Chăn nuôi cừu được dich bởi Vũ Chí Cương; Phạm Kim Cương: Kỹ thuật chăm sóc bò bê cừu.
Chapter 9. p. 51-55.
Sakul, H., G. E. Bradford, and M. R. Dally, (1999). Selection for littersize or weaning weight in range sheep: I.
Selection practiced and direct response. Sheep Goat Res. Jour. 15: p.126 -137.
Vries.de, M. J., E. H. van der Waaij and J. A. M. van Arendonk, (1998). Estimation of genetic parameters for
litter size in sheep:A comparison of a repeatability and amultivariatemodel. Anim. Sci. 66: p. 685 - 688.
Vũ Chí Cương; Phạm Kim Cương dịch (2005). Chọn lọc bò cái trong chăn nuôi bò thịt, nâng cao kỹ năng về di
truyền giống, sinh sản trong chăn nuôi bò thịt nhiệt đới. NXB Nông nghiệp Hà Nội, (2005). p. 62-79.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009


8

Người phản biện: PGS. TS Nguyễn Văn Đức; Ths. Lê Diệp Long Biên

×