Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo khoa học : ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC DINH DƯỠNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA TRÂU TƠ NUÔI THỊT 7 - 18 THÁNG TUỔI pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.76 KB, 7 trang )


TRỊNH VĂN TRUNG – Ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng …


29

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC DINH DƯỠNG ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG CỦA TRÂU TƠ NUÔI THỊT 7 - 18 THÁNG TUỔI
Trịnh Văn Trung
1
,

Mai Văn Sánh
2*
và Nguyễn Công Định
1
1
Bộ môn Di truyền Giống vật nuôi;
2
Phòng Đào tạo và Thông tin, Viện Chăn nuôi
* Tác giả liên hệ: Mai Văn Sánh, Phòng Đào tạo và Thông tin
Viện Chăn nuôi - Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội
Tel: 04.38.386.125 ; Fax: 04 38.398.775 ; Email :
ABSTRACT
Effect of nutrient levels on growth rate of growing buffaloes 7-18 months of age
Eighteen growing buffaloes 6 months of age with body weight of 73-76 kg were used to determine the effect of
different nutrient levels on growth rate of growing buffaloes. Experimental animals were divided into 3
treatments with completely randomized design (6 each). Three nutrient levels were 100% (control); 110% (T1)
and 120% (T2) according to Kearl standard for growing buffaloes (1982).
Daily dry matter (DM) feed intake in control group was lowest (4.78 kg), while in T2 treatment was highest
(5.44 kg). Growth rate was highest in T2 (578.7 g/day), following by T1 (557.4 g) and lowest in control group


(481.1g). Feed conversion was best in T1 (9.35 kg DM/kg weight gain) while it was 9.95 kg in control group.
Key words: nutrient levels, growing buffaloes, feed in take, daily weight gain, feed conversion.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trâu nước ta thuần hoá chủ yếu được sử dụng cho cày kéo. Thịt trâu vẫn bị xem là sản phẩm
tận thu khi trâu không còn khả năng làm việc, vì vậy tiềm năng sản xuất thịt của trâu vẫn chưa
được khai thác và phát huy. Trâu có khả năng tăng trọng bình quân 500-800 gam/ngày, nuôi
vỗ béo có thể tăng trọng 800-1000 gam/ngày, có thể so sánh với bất cứ một giống bò thịt nào
(Đào Lan Nhi, 2002). Tỷ lệ thịt xẻ của trâu cũng khá cao (43-48%), còn chất lượng thì không
thua kém gì thịt bò (Vũ Duy Giảng, 1999; Đào Lan Nhi, 2002).
Trâu chủ yếu được chăn thả trên đồng, tự thu nhặt cỏ và ít được bổ sung thêm thức ăn mặc dù
việc tự gặm cỏ tự nhiên chưa đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Việc chăm sóc nuôi dưỡng chưa tốt,
chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu dẫn đến không phát huy hết tiềm năng di truyền
của chúng, trâu thường phát triển chậm, năng suất thấp, đặc biệt ở giai đoạn 6-18 tháng tuổi,
khi trâu đang có tốc độ sinh trưởng cao.
Muốn phát huy thật tốt tiềm năng của giống thì phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của
gia súc. Các thí nghiệm trước đây của Đào Lan Nhi (2002); Trịnh Văn Trung và cs (2006) đã
thăm dò tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982) và thấy rằng tương đối thích hợp với trâu sinh trưởng,
tuy vậy chưa xác định được tiềm năng sinh trưởng của chúng. Chúng tôi nghiên cứu đề tài
“Ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng tới khả năng sinh trưởng của trâu tơ nuôi thịt 7 - 18
tháng tuổi” nhằm mục đích đánh giá tiềm năng tăng trọng của trâu tơ 7-18 tháng tuổi nuôi với
các mức dinh dưỡng cao hơn tiêu chuẩn của Kearl (1982), trên cơ sở đó đề xuất mức dinh
dưỡng thích hợp cho trâu nuôi lấy thịt.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Thời gian: năm 2007.
Đối tượng và vật liệu
Đối tượng: trâu tơ 7 - 18 tháng tuổi.
Vật liệu: cỏ tự nhiên, thức ăn tinh hỗn hợp


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 19 -Tháng 8-2009


30

Bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Tổng số 18
trâu tơ 6 tháng tuổi có khối lượng từ 73 kg đến 76 kg, chia ngẫu nhiên làm 3 lô, mỗi lô 6 con
(3 đực và 3 cái), các lô đồng đều nhau về khối lượng cơ thể. Trâu được tẩy giun sán trước khi
bắt đầu thí nghiệm và nhốt riêng mỗi con một ô để theo dõi cá thể.
Khẩu phần ăn: khẩu phần được xây dựng dựa theo tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của
Kearl (1982) như sau:
Lô đối chứng (lô ĐC): ăn khẩu phần bằng 100% theo tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của
Kearl (1982).
Lô thí nghiệm 1 (lô TN1): ăn khẩu phần bằng 110% theo tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng
của Kearl (1982).
Lô thí nghiệm 2 (lô TN2): ăn khẩu phần bằng 120 % theo tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng
của Kearl (1982).
Chế độ nuôi: thức ăn được cân riêng cho từng con. Thức ăn tinh cho ăn trước, sau đó đến thức
ăn thô xanh.
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Lượng thức ăn ăn vào: thức ăn cung cấp và thừa được cân hàng ngày để xác định lượng thức
ăn ăn vào. Lượng chất khô ăn vào được tính như sau:
Chất khô thu nhận = (thức ăn cho vào x % chất khô của thức ăn cho vào) - (thức ăn còn thừa x
% chất khô của thức ăn còn thừa).
Tăng trọng của trâu
Tất cả trâu đều được cân trước khi thí nghiệm và mỗi tháng một lần vào buổi sáng trước khi
cho ăn bằng cân điện tử Rudd weight - 1200. Tăng trọng của trâu được tính theo công thức sau:
P2 - P1
P tăng trọng (g/ngày) =

T
x 1000 g
Trong đó:
P: tăng trọng của trâu ở giai đoạn thí nghiệm (g/ngày)
P
1
: khối lượng trâu lần cân trước (kg)
P
2
: khối lượng trâu lần cân sau (kg)
t: thời gian theo dõi (ngày)
- Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng:
Được tính theo công thức sau:
A
T =
P
Trong đó:
T: tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng (kg)
A: tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ cả giai đoạn (kg)
P: khối lượng tăng cả giai đoạn (kg)
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê sinh vật học theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA)
với hàm General Linear Model (GLM) trên Minitab Version 13.0 để xác định các tương tác.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

TRỊNH VĂN TRUNG – Ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng …


31


Lượng thức ăn thu nhận trung bình hàng ngày của trâu được thể hiện tại Bảng 1.
Bảng 1. Lượng thức ăn thu nhận được hàng ngày của trâu thí nghiệm

Chỉ tiêu
Đơn
vị
ĐC
(100%)
TN1
(110%)
TN2
(120%)
SEM
Lượng VCK cỏ Kg 3,01 2,83 2,72 0,15
Lượng VCK của thức ăn tinh Kg 1,76
a
2,38
b
2,71
b
0,11
Tổng lượng VCK Kg 4,78 5,21 5,44 0,19
Lượng VCK/100 kg KLCT Kg 2,69 2,81 2,87 0,11
Lượng VCK so với tiêu chuẩn ăn % 98,5 102,9 105,1
Tổng năng lượng trao đổi MJ 50,67
a
56,24
ab
59,23

b
2,04
NLTĐ/100 kg KLCT MJ 28,61
a
30,33
ab
31,28
b
1,52
NLTĐ so với tiêu chuẩn ăn % 99,0 105,0 108,3
Tổng lượng protein thô G 561,2
a
634,5
b
673,2
b
22,90
Lượng protein/100 kg KLCT G 316,7
a
342,2
b
355,4
b
12,94
Lượng protein so với tiêu chuẩn ăn % 97,7 105,6 109,7
- 100%; 110%; 120% là mức dinh dưỡng so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982)
- Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
Lượng thức ăn tinh thu nhận được hàng ngày của trâu tăng dần theo mức dinh dưỡng trong khẩu
phần, cao nhất lô TN2 (2,71 kg), tiếp đến lô TN1 (2,38 kg), thấp nhất lô ĐC (1,76 kg). Lượng
thức ăn thô xanh ở lô ĐC trâu ăn hết, các lô TN trâu ăn không hết và giảm dần theo mức dinh

dưỡng trong khẩu phần. Thấp nhất lô TN2 (2,72 kg), tiếp đến lô TN1 (2,83 kg), cao nhất lô
ĐC (3,01 kg).
Tổng lượng VCK cũng như lượng VCK tính trên 100 kg khối lượng cơ thể thu nhận
được hàng ngày của trâu ở các lô thí nghiệm đều cao hơn lô ĐC, nhưng không có sự sai
khác về ý nghĩa thống kê. So với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982) lô
ĐC trâu thu nhận được 98,5%, lô TN1 là 102,9%, cao nhất lô TN2 là 105,1%. Như vậy,
với khẩu phần ăn cao hơn 10% và 20% so với tiêu chuẩn ăn trâu ăn không hết, lượng
VCK thu nhận được hàng ngày nhiều nhất cao hơn 5,1%.
Tổng năng lượng trao đổi cũng như năng lượng trao đổi tính trên 100 kg khối lượng cơ thể thu
nhận được hàng ngày của trâu tăng dần theo mức dinh dưỡng trong khẩu phần. Cao nhất ở lô
TN2, thấp nhất lô ĐC. Có sự sai khác giữa lô ĐC so với lô TN2, giữa lô ĐC và lô TN1 cũng
như lô TN1 và lô TN2 không có sự sai khác (P>0,05). So với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh
trưởng của Kearl (1982) lô ĐC đạt gần tương đương (99,0%), lô TN1 cao hơn 5%, lô
TN2 cao hơn 8,3%. Năng lượng trao đổi thu nhận được hàng ngày tính trên 100 kg khối
lượng cơ thể của trâu được biểu diễn tại Biểu đồ 1
Tương tự như năng lượng trao đổi, lượng protein thô thu nhận được hàng ngày của trâu
ở các lô thí nghiệm đều cao hơn so với lô ĐC (P<0,05). Nhưng giữa lô TN1 và lô TN2
không có sự sai khác về thống kê. So với tiêu chuẩn ăn lô ĐC đạt 97,7%; lô TN1 cao
hơn 105,6%, cao nhất lô TN2 là 109,7%.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 19 -Tháng 8-2009


32

28.61
30.33
31.28
26
28

30
32
NLT§/100kg KLCT
L« §C (100%) L« TN1(110%) L« TN2(120%)
L« thÝ nghiÖm

Biểu đồ 1. Năng lượng trao đổi thu nhận được hàng ngày của trâu
Tăng mức dinh dưỡng trong khẩu phần năng lượng trao đổi và protein thô tăng dần. Điều
này là hoàn toàn phù hợp do lượng thức ăn tinh trâu ăn được tăng lên, hàm lượng protein
thô và năng lượng trao đổi của thức ăn tinh cao so với thức ăn thô xanh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có tính tương đồng với Đào Lan Nhi (2002) nghiên
cứu ảnh hưởng của mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần ăn tới lượng thức ăn thu
nhận hàng ngày của trâu cho thấy: trâu tơ 18-20 tháng tuổi lượng VCK thu nhận được
hàng ngày là 2,48; 2,88 và 3,16 kg/100kg khối lượng cơ thể tương ứng với các mức năng
lượng 80%; 100% và 120% theo tiêu chuẩn ăn của trâu sinh trưởng của Kearl (1982).
Khả năng tăng trọng của trâu trong thời gian thí nghiệm
Kết quả về sự thay đổi khối lượng và tăng trọng của trâu thí nghiệm được nuôi dưỡng với các mức
dinh dưỡng khác nhau được trình bày trên Bảng 2.
Bảng 2 cho thấy, khối lượng của trâu bắt đầu thí nghiệm ở các lô thí nghiệm và đối chứng là
tương đương nhau từ 73 kg đến 76 kg, sau thời gian nuôi thí nghiệm trâu ở lô TN2 có khối
lượng lớn nhất đạt trung bình là 281,3 kg, tiếp đến lô TN1 là 276,3 kg, thấp nhất lô đối chứng
khối lượng trâu chỉ đạt 247,0 kg. Ở các lô thí nghiệm trâu được ăn khẩu phần có mức năng
lượng trao đổi cao hơn 5% và 8,3% so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982),
khối lượng của trâu đều cao hơn so với lô ĐC (P<0,05), nhưng giữa lô TN1 và lô TN2 không có
sự sai khác về thống kê (P>0,05).
Bảng 2. Khả năng tăng trọng của trâu trong thời gian thí nghiệm

Chỉ tiêu Đơn vị
ĐC
(100%)

TN1
(110%)
TN2
(120%)
SEM
Khối lượng bắt đầu TN Kg 73,9 75,6 73,0 2,51
Khối lượng kết thúc Kg 247,0
a
276,3
b
281,3
b
6,35
Khối lượng tăng cả giai đoạn Kg 173,1
a
200,7
b
208,3
b
5,26
Tăng trọng trung bình/ngày G 481,1
a
557,4
b
578,7
b
12,9
Tăng trọng so với ĐC % 100 115,8 120,2 -
100%; 110%; 120% là mức dinh dưỡng so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982)
Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Tăng trọng trung bình hàng ngày của trâu ở lô TN2 (mức NLTĐ cao hơn 108,3%) cao nhất
đạt 578,7 g/con/ngày, tiếp đến lô TN1 (mức NLTĐ cao hơn 105%) là 557,4 g/con/ngày, thấp

TRỊNH VĂN TRUNG – Ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng …


33

nhất lô đối chứng (mức NLTĐ là 99%) 481,1 g/con/ngày. ở tất cả các lô thí nghiệm trâu được
ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng cao hơn so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982) đều cho tăng
trọng cao hơn so với lô đối chứng (P<0,05), nhưng giữa mức NLTĐ cao hơn 5% và 8,3%
không có sự sai khác về thống kê (P>0,05).
Truyền thống nuôi trâu của dân ta là chăn thả tự do, thức ăn chủ yếu là cỏ tự nhiên và các phụ
phẩm nông nghiệp giàu xơ, lượng thức ăn tự gặm được không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng
của trâu, do vậy trâu chậm lớn, tăng trọng thấp. Sau khi ăn khẩu phần thí nghiệm, mức dinh
dưỡng được cung cấp đầy đủ hơn, đặc biệt ở lô thí nghiệm trâu ăn khẩu phần có mức năng
lượng trao đổi cao hơn 5 - 8,3% so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982) trâu cho tăng trọng cao
hơn rõ rệt.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với các tác giả trước đây như: Đào Lan Nhi
(2002) nuôi trâu tơ 18-20 tháng tuổi với mức NLTĐ trong khẩu phần là 80%; 100% và 120%
so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982) cho tăng trọng tương ứng là 359 g; 504 g và 564
g/con/ngày. Terzano và cs (1995) nuôi trâu tơ 24 tháng tuổi với mức dinh dưỡng thấp và cao
trâu cho tăng trọng 530 g và 678 g/con/ngày. Ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng khác nhau
trong khẩu phần tới khả năng tăng trọng của trâu biểu diễn tại Biểu đồ 1.

481.1
557.4
578.7
300
400

500
600
T¨ng träng (g/ngµy)
L« §C (100%) L« TN1(110%) L« TN2(120%)
L« thÝ nghiÖm

Biểu đồ 2. Tăng trọng trung bình hàng ngày của trâu thí nghiệm
Biểu đồ 1 thể hiện rõ hơn ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng khác nhau trong khẩu phần đến
khả năng tăng trọng của trâu. Mức năng lượng trao đổi cao hơn 5% - 8,3% so với tiêu chuẩn
ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982) trâu cho tăng trọng cao đạt 557,4g và
578,7g/con/ngày và cao hơn 15,8 - 20,2%. Tăng trọng trung bình hàng ngày của trâu ở lô ĐC
thấp hơn so với khả năng tăng trọng theo tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982).
Điều này có lẽ là do trâu được nuôi nhốt trong chuồng, không được đầm tắm, đặc biệt vào
những ngày oi bức (do tuyến mồ hôi ít, da lại dày, nên việc phát tán nhiệt của cơ thể gặp khó
khăn, trong trường hợp như vậy, trâu phải nhờ nước để điều hoà thân nhiệt).
Khả năng chuyển hoá thức ăn của trâu
Lượng thức ăn cần thiết để sản xuất 1kg khối lượng cơ thể phụ thuộc vào thức ăn trâu ăn được
hàng ngày và mức tăng trọng tương ứng. Thức ăn chất lượng và khẩu phần hợp lý giúp cho
gia súc ngon miệng và tăng trọng được cải thiện. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn
tốt hơn, tiêu tốn các chất dinh dưỡng cho 1kg tăng trọng giảm. ảnh hưởng của các mức dinh
dưỡng khác nhau trong khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng của trâu được trình
bày ở Bảng 3.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 19 -Tháng 8-2009


34

Bảng 3 cho thấy, tiêu tốn VCK, năng lượng trao đổi và protein thô cho 1kg tăng trọng của trâu
thấp nhất ở lô TN1, tiếp đến lô ĐC, cao nhất lô TN2. Tuy nhiên, giữa các lô thí nghiệm và lô

đối chứng không có sự sai khác về ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Theo Đào Lan Nhi (2002) nuôi dưỡng trâu 18-20 tháng tuổi với mức năng lượng trao đổi
là 80%; 100% và 120% theo tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982) tiêu tốn
VCK cho 1 kg tăng trọng tương ứng là 13,21 kg; 11,36 kg và 11,8 kg.
Wanapat và Wachirapakorn (1990) nghiên cứu bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần của
trâu tơ 18 - 24 tháng tuổi nhận thấy tiêu tốn từ 10,5 kg đến 19,8 kg VCK cho 1 kg tăng
trọng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn có thể được giải thích là do khả năng
tăng trọng của trâu ở giai đoạn 7 - 18 tháng tuổi cao hơn trâu ở giai đoạn 18 - 24 tháng tuổi.
Bảng 3. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng của trâu thí nghiệm

Chỉ tiêu Đơn vị
ĐC
(100%)
TN1
(110%)
TN2
(120%)
SEM
Tổng VCK tiêu thụ Kg 1720,8 1875,6 1958,4 63,37
Tống NLTĐ tiêu thụ MJ 18241,2
a

20246,4
ab

21322,8
b

675,30
Tổng lượng protein thô tiêu thụ Kg 202,0

a
228,4
ab
242,3
b
7,56
Tổng khối lượng tăng Kg 173,1
a
200,7
b
208,3
b
5,26
Tiêu tốn VCK/kg tăng trọng Kg 9,95 9,35 9,44 0,42
Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng trọng MJ 105,7 101,0 102,8 4,41
Tiêu tốn protein/kg tăng trọng Kg 1,17 1,14 1,17 0,05
100%; 110%; 120% là mức dinh dưỡng so với tiêu chuẩn ăncho trâu sinh trưởng của Kearl (1982)
Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tiêu tốn protein thô cho 1 kg tăng trọng cũng tương
tự với kết quả nghiên cứu của Ragheb và cs (1989) trâu tơ sử dụng 778 g - 1543 g protein
thô cho 1 kg tăng trọng. Đào Lan Nhi (2002) cho rằng trâu tơ sử dụng 1010 g đến 1230 g protein
thô cho 1 kg tăng trọng. Trịnh Văn Trung và cs (2007) trâu tơ 13-18 tháng tuổi sử dụng 1,16 kg-
1,35 kg protein thô cho 1 kg tăng trọng.
9,95
9,35
9,44
8
8,5
9
9,5

10
Tiªu tèn VCK/kg t¨ng träng
Lô ĐC (100%) Lô TN1 (110%) Lô TN2 (120%)
L« thÝ nghiÖm

KẾT LUẬN
Kết luận
Trâu tơ đang phát triển 7 -18 tháng tuổi có khả năng thu nhận VCK hàng ngày cao hơn 5,1% so với
tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982).

TRỊNH VĂN TRUNG – Ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng …


35

Với mức năng lượng trao đổi thu nhận được hàng ngày cao hơn 5% - 8,3% so với tiêu chuẩn ăn cho
trâu sinh trưởng của Kearl (1982) trâu cho tăng trọng khá cao (557,4 - 578,7 g/con/ngày) và cao hơn
so với lô đối chứng từ 15,8% - 20,2%
Khi trâu thu nhận mức năng lượng trao đổi cao hơn từ 5 - 8,3% thì tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng
giảm (9,35k g - 9,44 kg) so với lô đối chứng 9,95kg
Tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982) là phù hợp cho trâu sinh trưởng, song để phát huy tiềm năng sinh
trưởng của chúng có thể nuôi với mức dinh dưỡng cao hơn 5 - 10%.
Đề nghị
Trong sản xuất có thể nuôi trâu với khẩu phần có mức dinh dưỡng cao hơn 5 - 10% so với tiêu chuẩn
ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982) để phát huy tiềm năng sinh trưởng của chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đào Lan Nhi (2002), Nghiên cứu nuôi vỗ béo trâu 18-24 tháng tuổi bằng nguồn thức ăn sẵn có nhằm tăng khả
năng cho thịt, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
Kearl. C (1982). Nutrient requirements of ruminants in developing countries, International feedstuffs Institute,
UTAH, Agricultural Experiment Station, UTAN, State University, Logan December 1982.p. 109- 112.

Ragheb E. E., A. Z. Basiony and A. Y. El - Badawi, (1989), "Fattening performance of buffalo calves fed two
rations of different energy rations ratios", Proceedings of the third Egyptan British conference on
animals, fish and poultry production, 7-10 Oct. Alecxandria, Egypt. Vol. 2, p. 563-570.
Terzano G. M., V. L. Barile A. Borghese and S. Mongiorgi (1995), "Feeding levels effects on onset of puberty in
buffalo heifers of Mediterranean breed", Atti-della-Sosieta-Italiana-delle-Science 47, Italy, p.1803-
1807.
Trịnh Văn Trung, Mai Văn Sánh và Nguyễn Công Định (2006), "Ảnh hưởng của tỷ lệ tinh/thô trong khẩu phần đến
tăng trọng và khả năng sử dụng thức ăn của nghé 7 - 12 tháng tuổi ” . Báo cáo Khoa học năm 2005 –
phần nghiên cứu thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi- Viện Chăn nuôi, tr. 1-7.
Trịnh Văn Trung, Mai Văn Sánh và Nguyễn Công Định (2007),. Ảnh hưởng của các mức bổ sung bột lá sắn khác
nhau trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hoá và khả năng sinh trưởng của trâu tơ 13-18
tháng tuổi”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Số 9, tr. 26- 33.
Vũ Duy Giảng, Nguyễn Trọng Tiến và Nguyễn Xuân Trạch (1999). “Điều tra, đánh giá và định hướng phát triển
đàn trâu miền Bắc Việt Nam”. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài năm 1999, Trường Đại học Nông nghiệp
I, Hà Nội.
Wanapat M. and C. Wachirapakorn (1990), "Utilization of roughage and concentrate by feedlot swamp buffaloes
(Bubalus bubalis)", Asian- Australian Journal of Animal Science 3, p. 195-204.
*Người phản biện: KS. Đăng Đình Hanh ; TS. Vũ Văn Nội

×