LÊ ĐỨC NGOAN– Ảnh hưởng sử dụng bột cá trong thức ăn viên
35
ẢNH HƯỞNG SỬ DỤNG BỘT CÁ TRONG THỨC ĂN VIÊN ĐẾN SỨC SẢN XUẤT
CỦA THỎ NUÔI THỊT
Lê Đức Ngoan
1
, Lê Thị Lan Phương
2
và Đinh Trọng Lịch
2
Trường đại học Nông Lâm Huế
2
Khoa chăn nuôi - thú y, trường đại học Nông Lâm Huế
* Tác giả liên hệ: Lê Đức Ngoan. Khoa chăn nuôi - thú y, Trường đại học Nông - Lâm Huế
102. Phùng Hưng, TP Huế
Tel. 054.3537.293/mob 0914126048; Email:
ABSTRACT
Effect of inclusion of fishmeal in pellets on growth performance of meat Rabbits
Le Duc Ngoan
1
, Le Thi Lan Phương
2
and Dinh Trong Lich
2
The study aimed to evaluate the effect of inclusion of fishmeal in diet on growth performance and economic
profit was undertaken. Forty local rabbits of average live weight of 1.2 kg were randomly allocated into 4
dietary treatments with 3 replicates (CRBD). Based on proportion of fish meal, treatments were named BC0,
BC4, BC10, BC13 and DC, respective 0, 4, 10 and 13% of fishmeal as DM. Formulated pellets consisted of rice
bran, corn meal and soybean by-products and or fishmeal, which were replaced soybean by-products. Results
have shown that inclusion fishmeal had no significant effects on growth rate, feed intake and feed conversion
ratios (P>0.05). However, inclusing fishmeal in pellets for rabbits significantly improved economic profit (2.7-
4.3 times higher than the control diet). In recommendation, fish meal should be included up to 13% as DM of
diet in pellets.
Key words: growth rate, fishmeal, profit, pellet, rabbits
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, số lượng thỏ ở nước ta vào khoảng 6,45 triệu con, phân bố đều trên cả ba miền đất
nước và sản lượng thịt thỏ sản xuất ra năm 2005 là 2.516 tấn và năm 2006 là 2.635 tấn (Đinh
Văn Bình, 2002). Thỏ là loại gia súc có khả năng sinh sản nhanh và nhiều. Thỏ cái rất mắn đẻ,
mỗi năm trung bình đẻ khoảng 5 lứa, một thỏ cái có thể cho từ 35 - 40 thỏ con. Nếu nuôi
dưỡng tốt một thỏ con 2 tháng tuổi thường nặng 1.8 - 2.0 kg, 3 tháng tuổi nặng 2.5 - 2.8 kg
(Đào Đức Long, 1986). Mặt khác, thịt thỏ có chất lượng tốt, hàm lượng đạm cao (18.5%), mỡ
thấp (7.4%), khoáng nhiều (0.64%), cholesterol thấp. Người ta nuôi thỏ bằng các loại thức ăn
xanh. Thức ăn thô xanh chiếm tỷ lệ cao 60 - 80% khẩu phần (Đinh Văn Bình, 2003) bao gồm
các loại cỏ tự nhiên, củ, quả và những phụ phẩm của cây trồng cũng như phế phẩm thực phẩm
của con người. Việc nghiên cứu nguồn thức ăn thô xanh đã được công bố nhiều ở trong nước
(Đinh Văn Bình, 2002, 2003; Nguyễn Thị Kim Đông và cs, 2006, 2008). Mặt khác, sử dụng
nhiều thức ăn thô xanh chủ yếu là cỏ hòa thảo đã làm cho khẩu phần ăn của thỏ thường thiếu
hụt protein (Đào Đức Long, 1986), đặc biệt là protein dễ tiêu hóa. Hiện nay ở nước ta, chăn
nuôi thỏ đang dần được thâm canh. Nuôi thỏ bằng hỗn hợp thức ăn viên bổ sung đang dần
phổ biến (Nguyễn Kỳ Sơn, 2008). Nhưng do giá thành cao nên người chăn nuôi không thể
sử dụng thức ăn viên công nghiệp hoàn toàn. Vì vậy, việc phối chế thức ăn viên tại chỗ là
rất cần thiết vừa để giảm giá thành và tạo chủ động cho người chăn nuôi.
Khảo sát trên các hộ nuôi thỏ xung quanh thành phố Huế cho thấy, nhiều gia đình đã sử dụng
bột cá và bã đậu nành làm nguồn bổ sung protein. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu sử dụng bột
cá có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thỏ hay
không? Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Ảnh hưởng sử dụng
bột cá trong thức ăn bổ sung đến sức sản xuất của thỏ nuôi thịt". Nhằm xác định ảnh hưởng
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21 -T háng 12-2009
36
của việc sử dụng bột cá trong thức ăn viên bổ sung đến tăng trọng, hệ số chuyển đổi thức ăn
và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thỏ thịt.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được tiến hành tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế từ tháng 2 đến tháng 6
năm 2009.
Gia súc thí nghiệm
Thỏ địa phương có độ tuổi 2 - 3 tháng, khối lượng trung bình 1,2 kg, được nuôi thích nghi
trong 4 tuần. Tiêm vacxin bại huyết truyền nhiễm trong tuần thứ nhất và tẩy nội ngoại ký sinh
trùng trong tuần thứ hai. Thỏ được đánh số, nuôi dưỡng và chăm sóc trong các ô chuồng có
máng ăn và máng uống đầy đủ.
Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm là cỏ lông para (Brachiara mutica), thức ăn viên chế
biến sẵn và các hỗn hợp thức ăn viên tự chế biến từ bột ngô, cám loại 2, bã đậu nành, bột cá
45CP, premix khoáng, vitamin và thuốc phòng cầu trùng (bảng 1). Trước khi thí nghiệm,
chúng tôi đã thử mức bột cá trong khẩu phần đến 17% và thấy rằng thỏ chịu được mức 13%
và đó là tỷ lệ bột cá (cao nhất) trong thức ăn viên số 4.
Bảng 1. Tỷ lệ các thành phần và giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn viên tự phối trộn (%)
Loại thức ăn Thức ăn
viên số 1
Thức ăn
viên số 2
Thức ăn
viên số 3
Thức ăn
viên số 4
Thức ăn
viên công
nghiệp
Thành phần nguyên liệu (%):
Cám gạo 20 25 38 45
Bột ngô 30 30 35 35
Bã đậu nành 40 29 21 11
Bột cá 0 4 9.5 13
Rỉ mật 6 6 7 7
Muối 0,5 0,5 0,5 0,5
Premix 0,5 0,5 0,5 0,5
Giá trị dinh dưỡng (%):
Protein thô 17,4 17,5 17,4 17,3 17,0
Xơ thô 12,1 12,0 12,0 12,0 13,0
Khoáng 6,5 7,7 9,1 10,2
Ca 1,42 1,60 1,70 1,69 0,7
P 0,81 1,05 1,31 1,50 0,35
ME (kcal/kg) 2930 2930 2900 2900 2.400
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn theo khối (CRBD) trên 40 con thỏ (tỷ lệ đực cái
như nhau) với 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại và 2 con thỏ được nuôi trong một ô chuồng với đầy
đủ máng ăn và máng uống. Các nghiệm thức như sau (tương ứng với tỷ lệ bột cá): BC0, BC4,
BC10, BC13 và đối chứng (ĐC).
Tất cả thỏ ở các nghiệm thức được ăn chung một loại cỏ lông para non (Brachiara mutica;
14,5% vật chất khô và 17,1% protein thô) và ăn thức ăn viên bổ sung tương ứng từng nghiệm
thức và thức ăn viên công nghiệp (Long Châu Animal Nutrition) ở nghiệm thức đối chứng.
LÊ ĐỨC NGOAN– Ảnh hưởng sử dụng bột cá trong thức ăn viên
37
Lượng thức ăn được tính theo tỷ lệ khối lượng cơ thể sống: cỏ tươi 15% cho ăn 3 bữa trong
ngày lúc 6.30, 17.00 và 22.00h; và thức ăn viên khoảng 8%. Thức ăn viên cũng được cho ăn 3
bữa trong ngày như cỏ và đảm bảo luôn luôn thừa trong máng.
Các chỉ tiêu nghiên cứu
Tăng trọng và lượng ăn vào: Để xác định tăng trọng, thỏ được cân từng cá thể hàng tuần vào
buổi sáng trước khi cho ăn. Tăng trọng tính theo tuần và tính chung cả đợt cho từng cá thể
theo dõi. Xác định hệ số chuyển hóa thức ăn (tiêu tốn thức ăn) trên cơ sở lượng ăn hàng ngày
và tăng trọng. Lượng thức ăn xanh hạn chế nên không có thức ăn thừa, trong khi thức ăn viên
thừa trong ngày được cân lại vào 6.00h sáng hôm sau. Tính toán lượng ăn hàng ngày (g VCK
tuyệt đối) trên cơ sở lượng cỏ và lượng thức ăn viên ăn vào. Ngoài ra, chúng tôi còn dùng
phương pháp quan sát để theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn thỏ thí nghiệm, ghi chép diễn
biến hàng ngày như số thỏ đau ốm, chết và khối lượng lúc chết.
Hiệu quả kinh tế: Hạch toán kinh tế sơ bộ được thể hiện sự chênh lệch qua phần thu từ bán
thỏ và chi phí thức ăn, thuốc thú y.
Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) thông quan mô
hình tuyến tính (GLM) trên phần mềm Minitab version14 (2005). Mô hình toán học:
Y
ij
= µ + T
i
+ R
i
+ e
ij
;
Trong đó, y
ij
là các biến phụ thuộc (tính trạng sản xuất), µ là trung bình của quần thể, T
i
là ảnh hưởng các
nghiệm thức, R
i
là ảnh hưởng khối (giới tính) và e
ij
là sai số ngẫu nhiên.
So sánh giá trị trung bình của các nghiệm thức bằng phương pháp TUKEY với khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tỉ lệ nuôi sống thỏ qua các tuần thí nghiệm
Tỉ lệ nuôi sống ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất thịt của thỏ. Nó có hệ số di truyền
thấp h
2
= 0,1. Vì vậy, sự chi phối bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, vệ sinh, thức ăn, quy
trình nuôi dưỡng, chăm sóc là rất cao. Trong thời gian thí nghiệm, chúng tôi đã ghi nhận chỉ
có 2 con thỏ chết (Bảng 2).
Bảng 2. Tỉ lệ thỏ chết trong quá trình thí nghiệm
Nghiệm thức
Chỉ tiêu
BC0 BC4 BC10 BC13 ĐC
Tổng
Trước thí nghiệm (con) 8 8 8 8 8 40
Sau thí nghiệm (con) 7 8 8 8 7 38
Tỉ lệ chết (%) 12,5 0 0 0 12,5 5
Bảng 2 cho thấy, ở mỗi nghiệm thức BC0 và ĐC có một con chết với triệu chứng hắt hơi, sổ
mũi, thường lấy 2 chân trước dụi mũi nên lông ở phía trong 2 chân bết lại, lỗ mũi có dịch chảy
ra. Sau khi mổ khám thấy phổi có hiện tượng xuất huyết. Có thể thỏ chết không do ảnh hưởng
của khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, chúng tôi không thấy xuất hiện bệnh gì trầm trọng. Kết quả
này không sai khác với công bố của Đinh Văn Bình (2002), Nguyễn Thị Kim Đông và cs,
(2006) và Lê Thị Lan Phương (2008).
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21 -T háng 12-2009
38
Ảnh hưởng của các loại thức ăn viên đến lượng ăn vào
Bảng 3. Lượng ăn vào của thỏ qua các tuần thí nghiệm (g VCK/con/ngày)
Tuần Nghiệm
thức
Thức
ăn
1 2 3 4 5 6
TB
Cỏ 32,06 32,60 35,32 35,32 35,32 35,32 34,23
Viên 57,21 62,84
55,59
a
49,20 63,12 64,25 58,70
BC0
Tổng 89,27 94,90
a*
90,91
a
84,52 94,44 99,57 92,93
Cỏ 35,32 35,32 43,47
43,47 43,47 43,47 40,75
Viên 58,01 69,16
64,97
ab
53,97 63,60 65,13 62,47
BC4
Tổng 93,33 104,48
a
108,44
b
97,44 107,07 108,60 103,22
Cỏ 33,51 33,51 44,38 44,38 44,38 44,38 40,75
Viên 60,81 68,84
58,31
ab
50,70 52,08 68,68 59,90
BC10
Tổng 94,32 102,35
a
102,69
a
95,08 96,46 113,06 100,65
Cỏ 32,60 32,60 43,47 43,47 43,47 43,47 39,85
Viên 61,52 75,42
67,81
b
52,32 59,30 51,75 61,35
BC13
Tổng 94,12 108,02
b
111,28
b
95,79 102,77 95,22 101,20
Cỏ 32,60 32,60 35,32 35,32 35,32 35,32 34,41
Viên 65,32 72,11
68,39
b
58,59 66,33 65,93 66,11
ĐC
Tổng 97,92 104,71
a
103,71
a
93,91 101,65 101,25 100,52
Cỏ 0,908 0,908 3,039 3,039 3,309 3,309 2,141
Viên 3,154 2,700 2,442 3,78 3,836 6,520 2,524
SEM
Tổng 3,207 2,388 3,796 3,470 4,134 6,195 2,566
Cỏ 0,146 0,146 0,103 0,103 0,103 0,103 0,088
Viên 0,420 0,054 0,006 0,375 0,135 0,429 0,325
P
Tổng 0,475 0,015 0,017 0,124 0,446 0,299 0,100
*Trong đó a≠b: trong cùng cột với mức p<0,05.
Ngoại trừ tuần thứ 2 và 3, lượng ăn vào ở các tuần thí nghiệm không có sự sai khác giữa các
nghiệm thức (p>0,05). Ở tuần 2 và 3, lượng ăn vào cao ở nghiệm thức BC13 (P<0,05). Giá trị
trung bình về lượng ăn vào ở các nghiệm thức 93-103 g VCK/con, tương ứng với 64 -71g
VCK/W
0.75
. Số liệu của nghiên cứu này nằm trong giới hạn kết quả của các nghiên cứu trước
đây (Nguyễn Thị Kim Đông và cs, 2006; Ramchurn và cs, 2000). Giá trị lượng ăn vào của các
nghiên cứu truớc 75 - 127gVCK/con/ngày. Xét từng nghiệm thức chúng tôi thấy, lượng ăn
vào ở tuần 4 của các nghiệm thức thấp hơn các tuần khác (84 – 97) so với 90-111g VCK/con).
Điều này có thể do ảnh huởng của nhiệt độ. Ảnh hưởng nhiệt độ đến lượng ăn vào cũng đã
chứng minh trong các nghiên cứu trước đây trên thỏ (Marai và cs, 2002) và lợn (Lê Văn
Phước, 2006).
Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn
Bảng 4. Tăng trọng (g/con/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn trong cả đợt thí nghiệm
Nghiệm thức
BC0 BC4 BC10 BC13 ĐC
SEM
P
Tăng trọng 18,36 19,31
19,46 19,16 17,10 2,097 0,937
FCR* 5,07 5,42
5,19 5,36 5,77 0,411 0,791
LÊ ĐỨC NGOAN– Ảnh hưởng sử dụng bột cá trong thức ăn viên
39
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Bảng 5 cho thấy, tăng trong trung bình của cả đợt (17,1 – 19,5 g/con/ngày) không có sự sai
khác thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Nhưng quan sát ở các tuần thí nghiệm cho
thấy, tăng trọng của thỏ biến động không theo quy luật nào. Nhìn chung, tăng trọng cao ở 3
tuần đầu, giảm tuần 4 và tăng nhẹ ở các tuần còn lại. Điều này có thể do ảnh hưởng điều kiện
môi trường, chủ yếu và biến động nhiệt ẩm quá lớn ở tuần 4. Kết quả này tương đương với
NC của Nguyễn Văn Hiệp và Ngô Văn Mận (2008) khi nuôi thỏ bằng cỏ Ghine, bã đậu tương
và bột lá sắn dây; Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Thanh Vân (2008) khi thỏ ăn bã đậu
nành tươi, cỏ lông Para và thức ăn viên tổng hợp. Tăng trọng trung bình của thỏ ở các nghiên
cứu trên nằm trong khoảng 14,8 - 21,8g/con/ngày.
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn. Giá trị trung bình
FCR trong các tuần thí nghiệm nằm trong khoảng 5,1 - 5,8 (Bảng 4). Điều này cho thấy không
có sự ảnh hưởng của tỷ lệ protein từ bột cá và bã đậu nành. Quan sát thấy, hệ số chuyển hóa
thức ăn giữa các nghiệm thức không diễn ra theo một quy luật chung nào qua 6 tuần thí
nghiệm và không có sự sai khác thống kê (P>0,05). Số liệu này phù hợp với nghiên cứu trước
đây của Nguyễn Văn Hiệp và Ngô Văn Mận (2008), nhưng cao hơn của Nguyễn Thị Kim
Đông và cs, (2008); Lê Thị Lan Phương, (2008). Kết quả công bố của các nhóm tác giả trong
khoảng từ 3,4 - 4,9.
Hiệu quả kinh tế
Hạch toán sơ bộ dựa trên chi phí bằng tiền, kết quả trình bày ở bảng 5. Kết quả cho thấy lãi
suất cao ở các nghiệm thức sử dụng thức ăn viên tự phối hợp. So với nghiệm thức ĐC, lãi ở
các nghiệm thức còn lại cao hơn 2,67 - 4,26 lần, và các nghiệm thức BC4, BC10 và BC13 (có
bột cá) cao hơn BC0 (không bột cá). Đó là do giá mua thức ăn viên công nghiệp cao tạo nên
chi phí cao.
Bảng 5. Kết quả hạch toán về hiệu quả kinh tế (1.000 VNĐ/con)
Nghiệm thức
Chỉ tiêu
BC0 BC4 BC10 BC13 ĐC
Khối lượng ban đầu (kg) 1,18 1,29 1,26 1,21 1,19
Khối lượng kết thúc (kg) 1,94 2,11 2,08 2,11 1,91
Trọng lượng tăng cả đợt (kg) 0,76 0,82 0,82 0,90 0,72
Tổng chi phí * 83,1 84,2 83,6 83,3 90,3
Tổng thu bán thỏ ** 97,0 105,5 104,0 105,5 95,5
Lãi 13,9 21,3 20,4 22,2 5,2
Tỷ lệ lãi so đối chứng (lần) 2,67 4,10 3,92 4,27 1
*Bao gồm thức ăn xanh, viên, giống và thuốc thú y; ** Giá bán thỏ: 50.000 đồng/kg
Kết quả Bảng 5 cho thấy không có ảnh hưởng tỷ lệ giữa protein động và thực vật lên tăng
trọng và FCR, nhưng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế rõ rệt. Các nghiệm thức có sử dụng
bột cá cho lãi suất cao hơn. Như vậy, có thể sử dụng một phần bột cá trong khẩu phần để tăng
lợi nhuận trong chăn nuôi thỏ ở nông hộ.
KẾT LUẬN
Lượng ăn của thỏ không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ bột cá trong khẩu phần, và giá trị trung bình ở
tất cả nghiệm thức 93-103 g VCK/con, tương ứng với 64-71 g VCK/W
0.75
.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 21 -T háng 12-2009
40
Tỷ lệ bột cá trong khẩu phần không ảnh hưởng đến tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn
nhưng tăng đáng kể lãi suất chăn nuôi thỏ thịt. Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn trung
bình ở các nghiệm thức tương ứng là 17,1-19,5 g/con/ngày và 5,1 -5,8.
Khuyến cáo từ kết quả nghiên cứu này là nên sử dụng đến 13% bột cá trong thức ăn viên tự
chế để làm tăng hiệu quả kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục chăn nuôi (2007). Chiến lược phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ đến 2020. Hội nghị đẩy mạnh sản xuất, chế
biến, bảo quản thức ăn thô xanh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Hà Nội, 18-19/12/2007.
Đinh Văn Bình (2002). Những thành tựu qua 20 năm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi thỏ.
Đinh Văn Bình (2003). Kỹ thuật chăn nuôi thỏ Newzealand, California và thỏ lai ở gia đình. NXB Nông Nghiệp.
13-48.
Đào Đức Long (1986). Nuôi thỏ. NXB Nông nghiệp Hà Nội. pp.26.
Lê Lan Phương (2008). Nghiên cứu sử dụng một số loại cây thức ăn cho thỏ tại Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc
sĩ. Trường ĐHNL Huế.
Lê Văn Phước (2006). Ảnh hưởng của một số yếu tố ngoai cảnh đến chỉ tiêu sinh lý và sức sản xuất của Lợn
nuôi thịt ở Miền Trung (2006). Luận án tiến sĩ nông nghiệp pp.41 - 44.
Marai, I. F. M., Bahgat, L. B., Shalaby, T. H. and Abdel-Hafez, M. A. (2000). Fattening performance, some
behavioural traits and physiological reactions of male lambs fed concentrates mixture alone with or
without natural clay, under hot summer of Egypt. Ann. Arid Zone 93 (4), pp. 449 - 460.
Nguyen Thi Kim Dong, Nguyen van Thu and T. R. Preston (2006). Effect of supplementation level of
water spinach (Ipomoea aquatica) leaves in diets based on para grass (Brachiaria mutica) on intake,
nutrient utilization, growth rate and economic returns of crossbred rabbits in the Mekong Delta of
Vietnam. Electronic Journal LRRD, 20 (9) 2008
Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Thanh Vân (2008).Effect of different levels of cabbage waste (Brassica
olerea) replacement in para grass (Brachiaria mutica) basal diet on growth performance and nutrient
digestibility of crossbred rabbits in Mekong delta of Viet Nam. In Workshop Proc on Organic Rabbit
Production from Forages, held in Cantho University, 25-27/11/2008.
Nguyễn Văn Hiệp và Ngô Văn Mận (2008). Utilisation of tropical cudzu leaves (Pueraria pheseoloides) as
protein source for growing rabbits. In Workshop Proc on Organic Rabbit Production from Forages, held
in Cantho University, 25-27/11/2008.
Nguyen Ky Son (2008). Assessment of the potential of rabbit production in the household economy in Northern
Vietnam. A case study: Ninh Phuc and Yen Binh communes, Nho Quan district, Ninh Binh province.
Msc thesis. SLU.
Ramchurn, R., J. Raggoo and A Ruggoo (2000). Digestibility and growth in the domestic rabbit using multi-
nutrient blocks as a feed supplement. Livestock Research for Rural Development 12 (1) 2000.
Tổng cục thống kê (2008). Niên giám thống kê 2008.
*Người phản biện: TS. Nguyễn Ngoc Anh; Ths. Lê Diệp Long Biên