PHẠM NGỌC THẠCH – Một số đặc điểm bệnh lý và điều trị bệnh viêm ruột
63
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH VIÊM RUỘT ỈA CHẢY Ở ĐÀ ĐIỂU CHÂU PHI
Phạm Ngọc Thạch*, Nguyễn Thị Nga, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Huy Lịch, Nguyễn Thành Công và
Nguyễn Khắc Thịnh
Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương
*Tác giả liên hệ: Pham Ngọc Thạch, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương – Từ Liêm – Hà Nội
Tel: 0437570812; Fax: 04383385804 : Email :
ABSTRACT
Some pathological characteristics of enteritis and diarrhea diseases in ostriches and cure results.
Ostriches were infected with enteritis and diarrhea mainly from day one to day 30 of their life (20,92%). The main
pathogen agents were E. coli and Cl. perfrigens. Symptoms of diseases were fever, washy droppings, condensed
urine, mournfulness, ruffle feathers. Respiration and cardiac frequency increases by 9.02 and 9.86 times/minute
respectively. Pathological signs were hemorrhage at heart and intestine, swelled liver, urine-stagnant anal orifice;
some ill ostriches accumulated water in abdominal cavity and had many foreign bodies in stomach. Biochemical
norms were changed in ill ostriches. For exsample, erythrocyte and leukocyte numbers increased by 18.78-18.93
and 24.14%, respectively. At the same time, eosinophil number decreased by 82%, alkali reserve in blood declined
to 109.7-164mg% and blood sugar content falls around 11mg%, erythrocyte resistance also went down. It is
necessary to add water and electrolyte in treatment method of ill ostriches, these will give high results. Adding
glucose (10g/200 ml purified water) and Orezol (20 ml/bird/day) to Octamix A.C (Amoxiclin+colistin)
(100mg/bird/day) Vitamine C 5% (3ml/ bird/day) B.Complex (1ml/ bird/day), extracted juice from bitter leaves
(20ml/ bird/day) gave a better cure result than Octamix A.C (Amoxiclin+colistin) (100mg/bird/day) Vitamine C 5%
(3ml/ bird/day) B.Complex (1ml/ bird/day), extracted juice from bitter leaves (20ml/ bird/day)
Keyword: Ostrich, symptoms, fever, cure
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đà điểu là vật nuôi có tiềm năng lớn đang được chuyển giao chăn nuôi ở trên 40 tỉnh thành
trong nước. Tuy nhiên đà điểu là động vật mới nhập, trong quá trình chăn nuôi thích nghi đã
xuất hiện một số bệnh trong đó có bệnh đường tiêu hóa. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Liên
Hương và cs (2006) xác định đà điểu mắc nhóm bệnh đường tiêu hoá chiếm tỷ lệ cao nhất
(7,22%), và đó đưa ra 1 số biện pháp phòng và trị bệnh này.
Cho đến thời điểm hiện tại, ở nước ta chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm bệnh lý bệnh viêm
ruột ỉa chảy trên đà điểu, mặt khác để đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả để phòng trị bệnh
này, góp phần hoàn thiện quy trình phòng bệnh đường ruột cho đà điểu chúng tôi thực hiện đề
tài “Một số đặc điểm bệnh lý và điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở đà điểu Châu Phi”.
Mục tiêu của đề tài là: Xác định được một số đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm ruột ỉa chảy ở
đà điểu châu Phi đưa ra phác đồ điều trị từ kết quả phân lập và kháng sinh đồ.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu thí nghiệm
Đà điểu khoẻ mạnh và đà điểu mắc bệnh trong độ tuổi từ 0 -3 tháng tuổi
Dụng cụ, máy móc, hoá chất tại Phòng thí nghiệm của Khoa Thú y - Trường Đại học Nông
nghiệp - Hà Nội
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu lứa tuổi mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy ở giai đoạn 0-3 tháng tuổi.
Nghiên cứu triệu chứng, bệnh tích, nguyên nhân gây bệnh.
Nghiên cứu các chỉ tiêu, sinh lý, sinh hoá máu trên đà điểu khoẻ và đà điểu bệnh.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
64
Phân lập vi khuẩn, làm kháng sinh đồ và lập phác đồ điều trị
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lứa tuổi mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy ở giai đoạn 0-3 tháng tuổi .
Theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày, ghi chép và thống kê số đà điểu mắc viêm ruột ỉa
chảy giai đoạn 0-3 tháng tuổi.
Nghiên cứu triệu chứng, bệnh tích, nguyên nhân gây bệnh.
Kiểm tra thân nhiệt (
o
C): Dùng nhiệt kế đo ở trực tràng (sáng, trưa, chiều)
Đo tần số hô hấp, nhịp tim (lần/ phút): dùng ống nghe
Xác định triệu trứng, bệnh tích: theo dõi hàng ngày về tình trạng chung, trạng thái ăn uống,
theo dõi phân , mổ khám bệnh tích 100% con chết do ỉa chảy
Phân lập vi khuẩn: theo phương pháp thường quy tại phòng xét nghiệm khoa thú y.
Nghiên cứu các chỉ tiêu, sinh lý, sinh hoá máu trên đà điểu khoẻ và đà điểu bệnh.
Các chỉ tiêu sinh lý
Xác định số lượng hồng cầu (triệu/mm
3
), Bạch cầu(nghìn/ mm
3
): dùng buồng đếm Neubauer.
Xác định Công thức bạch cầu (%) : Theo sự phân loại của Schilling
Xác định tỷ khối huyết cầu (Hematocrit) (%): Bằng máy TH12 theo phương pháp Wintrobe
Xác định hàm lượng huyết sắc tố (Hb) (g%): Theo phương pháp Shalli
Số gam % huyết sắc tố x 10
Lượng huyết sắc tố bình quân (pg) =
Số triệu hồng cầu/mm
3
Thể tích trung bình của hồng cầu (Vhc): Đánh giá độ lớn của hồng cầu
Đơn vị tính: Cm
3
:Tính theo công thức
Tỷ khối hồng cầu (Hb) x10
Thể tích trung bình của hồng cầu =
Số triệu hồng cầu/mm
3
Sức kháng hồng cầu (%NaCl): xác định sức kháng của màng hồng cầu ở nồng độ muối NaCl
loãng.
Các chỉ tiêu sinh hoá máu
Xác định độ dự trữ kiềm (mg%): Theo phương pháp Nevodop
Xác định Hàm lượng đường huyết (mg%): Bằng máy Glucomettez.
Lập phác đồ điều trị từ kết quả phân lập vi khuẩn và kháng sinh đồ
Sử lý số liệu
Mô hình toán được sử dụng để phân tích số liệu của thí nghiệm như sau:
X
ijk
= +
i
+ e
ij
Trong đó: X
ijk
: Giá trị quan sát thứ k cuả yếu tố thi nghiệm i
: Giá trị trung bình
i: ảnh hưởng của yếu tố i (mắc bệnh hay không)
eij: Sai số ngẫu nhiên.
PHẠM NGỌC THẠCH – Một số đặc điểm bệnh lý và điều trị bệnh viêm ruột
65
Số liệu được xử lý thống kê trên máy vi tính với phần mềm Minitab 12.1 (1997).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Lứa tuổi mắc bệnh
Kết quả theo dõi thống kê số đà điểu 0-3 tháng mắc viêm ruột ỉa chảy theo tuổi, được trình
bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hoá ở đà điểu từ 0 - 3 tháng tuổi
0 - 21 (ngày)
21 - 30 (ngày)
30 - 60 (ngày) 60 - 90 (ngày)
Số lượng đà điểu (con) 240 184 175 101
Số con mắc bệnh (con) 56 37 23 12
Số con chết (con) 12 9 8 2
Tỷ lệ mắc bệnh (%) 23,33 20,10 13,14 11,9
Tỷ lệ chết (%) 5,00 4,90 4,57 0,20
Tỷ lệ nuôi sống (%) 95,00 95,10 95,43 98,00
Như vậy tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa khá cao ở giai đoạn từ 0-2 tháng tuổi. Theo Chris
(1997) thì đà điểu trong giai đoạn này thường chỉ đạt tỷ lệ nuôi sống 90%. Tuy tỷ lệ mắc bệnh
cao, nhưng tỷ lệ nuôi sống đàn thí nghiệm vẫn đạt 95% là do có sự theo dõi và điều trị bệnh
kịp thời. Giai đoạn 60-90 ngày tuổi đà điểu có sức đề kháng tốt hơn với bệnh này nên tỷ lệ
mắc bệnh và tỷ lệ chết giảm đi rõ rệt
Triệu chứng ở đà điểu mắc bệnh
Kết quả theo dõi triệu chứng trên 10 đà điểu bệnh được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Một số triệu chứng ở đà điểu bị viêm ruột ỉa chảy
Các biểu hiện lâm sàng Số đà điểu bệnh (con) Tỷ lệ biểu hiện các triệu chứng (%)
Sốt 10 100
Phân loãng 10 100
ủ rũ, chậm chạp 5 50
Thở khó 4 40
Nước tiểu đặc sánh 10 100
Lông xù, sơ xác 6 60
Gày, yếu 4 40
Đà điểu bị viêm ruột ỉa chảy có triệu chứng đặc trưng như: sốt, phân loãng, nước tiểu đặc
sánh, ủ rũ, lông xù sơ xác. Kết quả theo dõi trạng thái và số lần thải phân trong ngày được
trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3. Trạng thái phân và số lần thải phân trong ngày
Số lượng đà điểu
theo dõi
Trạng thái phân
Số lần thải phân
trong ngày
Đà điểu khoẻ 15
Phân thành khuôn
đen bóng
6,73
a
Đà điểu viêm
ruột ỉa chảy
15
Phân loãng không thành
khuôn
11,20
b
(tăng 4,47 lần/ngày)
SEM 0,45
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
66
Ghi chú: Các số trong cùng một cột mang các chữ số khác nhau khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Phân của đà điểu viêm ruột ỉa chảy loãng không thành khuôn. Số lần thải phân trong ngày
tăng 4,47 lần so với sinh lý bình thường (p<0,05).
Thân nhiệt, tần số hô hấp, nhịp tim
Kết quả theo dõi thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch trình bày ở Bảng 4.
Bảng 4. Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch ở đà điểu 0-3 tháng
Chỉ tiêu
Đà điểu khỏe
(n =15)
Đà điểu bệnh
(n = 10)
SEM Tăng so với sinh
lý bình thường
Thân nhiệt (
o
C) 39,07
a
40,08
b
0,12
1,01
o
C
Tần số hô hấp
(lần/phút)
18,13
a
27,15
b
1,07
9,02 lần/phút
Tần số tim
mạch(lần/phút)
101,87
a
115,20
b
1,94
9,86 lần/phút
Ghi chú: Các số trong cùng một hàng mang các chữ số khác nhau khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05
Kết quả cho thấy: khi đà điểu bị viêm ruột ỉa chảy cùng với quá trình tăng thân nhiệt, tần số
hô hấp thì tần số tim mạch cũng tăng. Tuy nhiên theo tác giả Blight và Hartly (1965) thì thân
nhiệt của đà điểu ở trong khoảng từ 38 -40
o
C do đó khi mắc bệnh này con vật không bị sốt
cao mà chỉ than nhiệt tăng hơn so với con không mắc bệnh
Kết quả xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý máu
Kết quả xác định số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, thể tích bình quân của hồng cầu của
đà điểu khoẻ và đà điểu bệnh được trình bày qua Bảng 5
Bảng 5. Số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, thể tích bình quân của hồng cầu
Đối tượng
Số lượng hồng cầu
(triệu/mm
3)
Tỷ khối
huyết cầu (%)
Thể tích bình quân
của hồng cầu (m3)
Đà điểu khoẻ (n=15) 1,65a 33,33a 202,58
Đà điểu bệnh (n=10) 1,96b 39,20b 200,01
SEM 0,035 1,04 6,39
Ghi chú: Các số trong cùng một cột mang các chữ số khác nhau khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
So với sinh lý bình thường, ở đà điểu bệnh số lượng hồng cầu tăng 18,78-18,93% (P<0,05), tỷ
khối huyết cầu tăng 13,59-17,61% (P<0,05) do máu cô đặc làm số lượng hồng cầu tăng nên
dẫn đến tỷ khối huyết cầu tăng so với thể tích máu toàn phần. Tuy nhiên, thể tích hồng cầu
của đà điểu viêm ruột ỉa chảy không thay đổi (P>0,05). Vì vậy, trong điều trị cần bổ xung
nước và chất điện giải cho con bệnh.
Sức kháng của hồng cầu đà điểu
Kết quả kiểm tra sức kháng của màng hồng cầu trong dung dịch nước muối loãng trình bày ở
Bảng 6.
Kết quả cho thấy, khi đà điểu bị viêm ruột ỉa chảy sức kháng của hồng cầu giảm. Ở nồng độ
muối 0,52-0,4 toàn bộ hồng cầu bị phá vỡ còn hồng cầu của đà điểu khoẻ chỉ bị phá vỡ hoàn
toàn khi nồng độ muối giảm ở 0,42-0,36%. Điều này cho thấy, khi truyền dịch cho đà điểu
bệnh cần dung dịch đẳng trương
PHẠM NGỌC THẠCH – Một số đặc điểm bệnh lý và điều trị bệnh viêm ruột
67
Bảng 6. Sức kháng của hồng cầu đà điểu
Hàm lượng huyết sắc tố, lượng huyết sắc tố bình quân trong hồng cầu
Hàm lượng huyết sắc tố là số gam Hb chứa trong 100 ml máu (g%). Kết quả ở Bảng 7.
Bảng 7. Hàm lượng huyết sắc tố, lượng huyết sắc tố bình quân của hồng cầu đà điểu
Hàm lựơng huyết sắc tố
(Hb) (g%)
Lựơng huyết sắc tố bình
quân (pg)
Đà điểu khoẻ (n=15) 8,39
a
50,97
Đà điểu bệnh (n=10) 11,20
b
54,10
SEM 0,41 2.56
Ghi chú: Các số trong cùng một cột mang các chữ số khác nhau khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hàm lượng huyết sắc tố ở đà điểu khỏe là 8,39, ở đà điểu viêm ruột ỉa chảy hàm lượng Hb
tăng cao: 11,20g% (P<0,05). Lượng huyết sắc tố bình quân ở đà điểu khoẻ là 50,97pg của đà
điểu viêm ruột ỉa chảy là 54,10pg và không sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Như vậy,
tình trạng bệnh lý không ảnh hưởng lớn đến hàm lượng Hb bình quân trong hồng cầu.
Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu
Để biết rõ sự tiến triển của bệnh, người ta phân loại bạch cầu. Mặt khác mỗi loại bạch cầu
có chức năng riêng và tăng giảm trong các bệnh khác nhau. Muốn chẩn đoán bệnh chính
xác, dựa vào số lượng bạch cầu thì chưa đủ mà phải dựa vào công thức bạch cầu để tìm
nguyên nhân bệnh. Kết quả đếm số lượng bạch cầu đà điểu khoẻ và đà điểu bệnh trình bày
Bảng 8.
Bảng 8. Số lượng bạch cầu, cụng thức bạch cầu ở đà điểu
Số lượng
bạch cầu
(nghìn/mm
3
)
Bạch cầu
trung tính (%)
Bạch cầu
ái toan
(%)
Lâm ba
cầu (%)
Đơn nhân
lớn (%)
Khoẻ (n=15) 7,54
a
56,7
a
2,50
a
37,60
a
3,20
Bệnh (n=15)
9,36
b
(tăng24,14%)
57,83
b
0,45
b
38,30
b
3,43
SEM 0,07 0,15 0,09 0,28 0,52
Ghi chú: Các số trong cùng một cột mang các chữ số khác nhau khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Số lượng bạch cầu ở đà điểu khỏe 7,54 ±0,13 nghìn/mm3 máu, ở đà điểu bệnh là 9,36 ± 0,12
nghìn/mm3 máu, tăng 24,14% (P<0,05) do phản ứng của cơ thể khi có hiện tượng nhiễm
khuẩn. Theo Vũ Triệu An, (1979) bạch cầu ái toan tăng là do nhiễm ký sinh trùng. Kết quả
kiểm tra ở đây tỷ lệ bạch cầu ái toan giảm từ 2,5 xuống 0,45% chứng tỏ quá trình viêm ruột ở
đây chủ yếu là do quá trình nhiễm khuẩn (P<0,05).
Sức kháng hồng cầu tối thiểu
(%NaCl)
Sức kháng hồng cầu tối đa
(%NaCl)
Đà điểu khỏe (n=15) 0,64 – 0,58 0,42 – 0,36
Đà điểu bệnh (n=10) 0,68 – 0,6 0,52 – 0,4
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
68
Độ dự trữ kiềm trong máu (NaHCO
3
)
Thể hiện khả năng hoạt động bền bỉ của con vật. Khi cơ thể bị mất nước và các chất điện giải
do ỉa chảy con vật mệt mỏi, ủ rũ do pH máu thay đổi(vật trúng độc toan). Để tìm hiểu rõ hơn
về tình trạng đó, chúng tôi tiến hành định lượng độ dự trữ kiềm trong máu đà điểu bằng
phương pháp Nevodop. Kết quả trình bày ở bảng 9.
Bảng 9. Độ dự trữ kiềm trong mỏu đà điểu (mg%)
0-3 tháng 4-7 tháng
Đà điểu khoẻ (n=15) 648,70
a
413,7
a
Đà điểu bệnh (n=10) 539,00
b
249,7
b
SEM 15,45 14,9
Ghi chú: Các số trong cùng một cột mang các chữ số khác nhau khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Độ dự trữ kiềm trong máu của đà điểu viêm ruột ỉa chảy thấp hơn so với mức sinh lý bình
thường 109,7-164mg% (P<0.05).Việc xác định độ dự trữ kiềm trong máu là cần thiết để đánh
giá mức độ mất nước, chất điện giải của con bệnh.
Hàm lượng đường huyết
Hàm lượng glucoza là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ
của con vật. Kiểm tra hàm lượng đường huyết trên máy Glucometez để xác định ảnh hưởng
của bệnh đến quá trình hấp thu và sử dụng đường từ đó đưa ra biện pháp điều trị có hiệu quả
hơn. Kết quả được trình bày ở 10
Bảng 10. Hàm lượng đường huyết của đà điểu 0-3 tháng (mg%)
Mean Dao động
Đà điểu khoẻ (n=15) 206
a
193 ± 230
Đà điểu bệnh (n=10) 195
b
187 ±210
SEM 0,91
Ghi chú: Các số trong cùng một cột mang các chữ số khác nhau khác nhau có ý nghĩa
thống kê (P<0,05).
Hàm lượng đường huyết đà điểu khỏe là 206 ± 1,7 mg%, ở đà điểu bệnh hàm lượng đường
huyết: 195 ± 0,13 mg%, thấp hơn 11mg% (P<0,05). Do vậy trong điều trị cần bổ xung năng
lượng(glucoza) cho đà điểu bệnh.
Bệnh tích bệnh viêm ruột ỉa chảy ở đà điểu
Để có thể xác định đúng tình trạng bệnh lý tổ chức của đà điểu viêm ruột ỉa chảy, chúng tôi đã
tiến hành mổ khám. Kết quả mổ khám, bệnh tích đại thể được trình bày qua Bảng 11.
Mổ khám đà điểu viêm ruột ỉa chảy quan sát thấy một số bệnh tích đặc trưng.
Tim xuất huyết, xoang bao tim tích nước
Gan sưng, xuất huyết; Xoang bụng tích nước
Ruột xuất huyết, hoại tử quan sát thấy rõ sự biến đổi ở các đoạn ruột.
Hiện tượng ứ đọng urat ở trực tràng
PHẠM NGỌC THẠCH – Một số đặc điểm bệnh lý và điều trị bệnh viêm ruột
69
Dạ dày chứa nhiều dị vật cũng là những bệnh tích thường gặp.
Bảng 11. Bệnh tích của đà điểu 0 – 3 tháng tuổi bị viêm ruột ỉa chảy
Bệnh tích tại các cơ quan
nội tạng
Số con xuất hiện bệnh tích
tại các nội tạng (con)
Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích
tại các nội tạng (%)
Ruột xuất huyết, họai tử 6 100
Gan sưng, xuất huyết 6 100
Tích nước trong xoang bụng 4 66,67
Tim xuất huyết 2 33,33
Bao tim tích nước 2 33,33
Ổ nhớp ứ đọng nước tiểu 4 67,67
Dạ dày chứa dị vật 2 33,33
Kết quả nuôi cấy, phân lập vi khuẩn từ đà điểu bệnh
Từ những đà điểu ốm và chết do bệnh, chúng tôi lấy bệnh phẩm là tim, gan, ruột và phân gửi
về phòng xét nghiệm bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm - Bệnh lý - Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội để xác định căn nguyên gây bệnh. Kết quả được trình bày qua ở bảng 12
Bảng 12. Kết quả phân lập vi khuẩn trên đà điểu bệnh
E.coli Cl.perfringens Vi khuẩn khác
Tên bệnh phẩm
Số
mẫu
Số mẫu
(+)
Tỷ lệ
(%)
Số mẫu
(+)
Tỷ lệ
(%)
Số mẫu
(+)
Tỷ lệ
(%)
Ruột 15 14 93,33 10 66,67 8 53,33
Gan 15 11 73,33 7 46,67 6 40
Tim 15 9 60 0 0 1 6,67
Phân 15 15 100 9 60 7 53,33
Tổng hợp 60 49 81,67 26 43,33 22 36,67
Kết quả kiểm tra Bảng 12 cho thấy, tỷ lệ mẫu nhiễm E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,67%, Cl.
Perfringens chiếm 43,33%, các vi khuẩn hiếu khí khác chiếm 36,67%. Kết quả này phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Liên Hương và cs,( 2006) E.coli và Cl. perfringens chính
là căn nguyên gây bệnh đường tiêu hoá ở đà điểu.
Bảng 13. Kết quả thử khả năng mẫn cảm của E.coli, Cl.perfrigens với kháng sinh
E.coli (n=15) Clostridium.perfrigens (n=10)
Mức độ mẫn cảm Mức độ mẫn cảm
Thuốc kháng
sinh
+++ ++ + Kháng +++ ++ + Kháng
Amikacin 1 14 1 9
Amoxiclin 4 11 8 2
Cefazolin 1 14 9 1
Cefuroxime 15 8 2
Ofloxacin 14 1 8 2
Colistin 1 14 6 3 1
Neomycin 15 5 5
Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ trình bày ở Bảng 13 cho thấy, E.coli và Cl. perfrigens mẫn
cảm với một số kháng sinh như: Amoxyllin, Ofloxacin
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 24-Tháng 6 - 2010
70
Từ những đặc điểm bệnh lý và kết quả phân lập vi khuẩn, thử kháng sinh đồ, Tiến hành thử 2
phác đồ điều trị thực nghiệm, trình bày ở Bảng 14.
Bảng 14. Phác đồ điều trị đà điểu 15-20 ngày mắc viêm ruột ỉa chảy
Thời gian ngừng ỉa chảy
Phác đồ điều trị/5ngày
n
(10)
Ngày
thứ 1
%
Ngày
thứ 2
%
Ngày
thứ 3
%
Octamix A.C
(Amoxiclin+colistin)
(100mg/kg/ngày)
Vitamin C 5%
(3ml/con/ngày)
B.Complex (1ml/con/ngày)
Phác
đồ 1
Nước lá chát
(20ml/con/ngày)
5 1 20 2 40 2 40
Octamix A.C
(Amoxiclin+colistin)
(100mg/con/ngày)
Vitamin C 5%
(3ml/con/ngày)
B.Complex (1ml/con/ngày)
Nước lá chát
(20ml/con/ngày)
Glucose (pha nước cho uống
với liều 10g/200 ml nước)
Phác
đồ 2
Orezol (20 ml/con/ngày)
5 2 40 3 60
Hai phác đồ điều trị đều dùng một loại kháng sinh là Octamix A.C, thuốc trợ sức, trợ lực và
cho uống thêm nước chiết từ lá chát với cùng liều lượng. Chỉ khác ở phác đồ 2 bổ xung thêm
glucoz, nước và chất điện giải(Oresol). Kết quả thấy, hiệu quả điều trị của 2 phác đồ có sự
khác biệt. Ở phác đồ điều trị 2 thời gian khỏi triệu chứng ngắn hơn so với phác đồ 1 và đà
điểu hồi phục nhanh hơn.
Điều này cho thấy khi bổ sung đường, nước và chất điện giải, đà điểu nhanh chóng được trở
lại trạng thái cân bằng sinh lý, cơ thể nhanh chóng thiết lập lại trạng thái cân bằng kiềm toan
trong máu, đà điểu đỡ mệt mỏi, có sức chống chọi lại với bệnh. Do vậy, khi điều trị đà điểu bị
viêm ruột ỉa chảy nên kết hợp với việc bổ sung nước và chất điện giải đà điểu nhanh hồi phục,
từ đó giảm thiểu thiệt hại do bệnh.
KẾT LUẬN
Kết luận
Đà điểu mắc viêm ruột ỉa chảy chủ yếu ở giai đoạn 0-30 ngày tuổi (21,79%); Bệnh viêm ruột
ỉa chảy ở đà điểu có căn nguyên chính do E.coli, Cl.perfrigens.
Các chỉ tiêu lâm sàng
Triệu chứng đặc trưng như: sốt, phân loãng nước tiểu đặc sánh, ủ rũ, lông xù sơ xác, số lần
thải phân tăng 4,47lần/ngày. Tần số hô hấp tăng 9,02 lần/phút. Tần số tim mạch tăng 9,86
lần/phút.
PHẠM NGỌC THẠCH – Một số đặc điểm bệnh lý và điều trị bệnh viêm ruột
71
Bệnh tích: tim, ruột xuất huyết, gan sưng, ổ nhớp ứ đọng nước tiểu, một số tích nước xoang
bụng và dạ dày chứa nhiều dị vật.
Các chi tiêu sinh, sinh hoá máu ở đà điểu viêm ruột ỉa chảy
Số lượng hồng cầu tăng 18,78-18,93%. Số lượng bạch cầu tăng tăng 24,14%. Tỷ lệ bạch cầu
ái toan giảm 82%. Hàm lượng dự trữ kiềm trong máu giảm 109,7 - 164mg%. Hàm lượng
đường huyết giảm 11mg%. Sức kháng hồng cầu của đà điểu mắc viêm ruột ỉa chảy giảm.
Khi điều trị đà điểu bị viêm ruột ỉa chảy nên kết hợp với việc bổ sung nước và chất điện giải
cho hiệu quả điều trị cao hơn, đà điểu nhanh hồi phục giảm thiệt hại do bệnh gây nên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Triệu An (1978), Đại cương sinh lý bênh học. NXB y học, tr. 177 – 276, 350 – 352.
Blight, J. and Hartly, J. C. 1965. The deep temprerature of an unrestrained ostrich structhio camelus recorded
continously by a radio telemetric technicque. IBIS 107
Chris, T. 1997. Potential for apperance of transmissible diseases in farmer ratites in Newzealand, Surveillance 24
p 16-21.
Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thanh Hiễn, Lê Đình Lượng, Đoàn Xuân Mượn, Phạm Văn
Tỵ (1978), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, Tr. 5 – 80,
160 – 188.
Lê Thị Thiều Hoa (1991). Kỹ thuật phân lập vi rus kỵ khí. NXB Văn hóa Hà Nội
Nguyễn Thị Liên Hương, Bạch Mạnh Điều, Nguyễn Huy Lịch, Nguyễn Thị Nga (2006). Nghiên cứu bệnh do
E.coli và Clostridium gây bệnh cho đà điểu. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ chăn
nuôi gia cầm. NXB Nông nghiệp. 2006
Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội
MINITAB, (1998), Minitab reference manual, release 12 for windows. MINITAB, (2000), Minitab reference manual, release
13 for windows . MINITAB, INC. USA.
Người phản biện : TS. Trinh Phú Ngọc; TS. Bạch Mạnh Điều