Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

LUẬN VĂN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.57 KB, 66 trang )

LUẬN VĂN:
Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh tại sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam


lời mở đầu

Sự chuyển biến của nền kinh tế đất nước, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
là một bước ngoặt lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta. Với
đường lối đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
của Đảng và Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự khôi phục và phát triển của các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh. Kinh tế ngoài quốc doanh từng bước được đổi mới và ngày
càng khẳng định vị trí quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Trong bối cảnh đổi mới chung của đất nước, thị trường trong nước được khơi
thông, thị trường quốc tế được mở rộng, sản xuất kinh doanh đa dạng phong phú đã kích
thích, thu hút mọi tiềm năng về kỹ thuật, cơng nghệ, trí tuệ, vốn, tài sản của các tầng lớp
dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Song cùng với sự phát triển của sản xuất kinh
doanh thì nhu cầu về vốn cũng ngày càng lớn. Để đáp ứng được nhu cầu đó đã hình thành
các tổ chức tín dụng với những ưu thế mới như ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên
doanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng ngoài quốc doanh.
Với sự chuyển biến đó, các ngân hàng thương mại với tư cách là một trung gian tài
chính quan trọng của xã hội cũng phải chuyển hướng chiến lược. Đó là từng bước thay
đổi cơ cấu tín dụng hợp lý cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh theo sự chuyển biến
của nền kinh tế. Việc thay đổi cơ cấu tín dụng này của các ngân hàng là hồn tồn hợp lý
vì kinh tế ngồi quốc doanh chứa đựng những nội tại rất lớn nên khi được quan tâm nó sẽ
phát triển một cách nhanh chóng và chính đó sẽ trở thành thị trường tín dụng vững chắc
và rộng lớn của các ngân hàng. Tuy nhiên thị trường kinh tế ngồi quốc doanh lại biến
động rất phức tạp, do đó trong giai đoạn đầu của sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, quan


hệ tín dụng giữa ngân hàng và khu vực này còn nhiều vướng mắc cần phải được giải
quyết tốt.Trong thời gian ngắn đi thực tế tại sở giao dịch I ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam, em thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung
và biện pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, tiến tới hồn thiện cơng tác tín dụng ngân
hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường
là một vấn đề hết sức hấp dẫn và cần thiết.


Với suy nghĩ đó, cùng với những kiến thức được trang bị qua 3 năm học tại trường
Đại học kinh tế quốc dân, , em mạnh dạn chọn nghiên cứu chuyên đề: "Một số giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại
sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.
Chuyên đề này gồm 3 chương:
Chương I - Tín dụng và tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh.
Chương II - Thực trạng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Sở
giao dịch I ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”.
Chương III - Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam.

chương I
tín dụng và tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh


I-

Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh


1. Vai trị của khu vực kinh tế ngồi quốc doanh đối với nền kinh tế.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với chủ trương của Đảng và nhà nước chuyển
đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý kế hoạch hố tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã gạt bỏ mọi quan niệm bảo thủ,
cứng nhắc và khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Với chính sách kinh tế
nhiều thành phần đã khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân, tạo nên sức bật
cho nền kinh tế đã có tác dụng to lớn đến việc giải phóng sức lao động, sáng tạo, tự chủ
cho mọi người lao động, làm cho mọi hoạt động của nền kinh tế ngày càng đa dạng và
phong phú, đáp ứng đầy đủ và kịp thời những biến động về hàng hố và dịch vụ của tồn
xã hội.
Chính sách và chủ trương mới của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển đổi nền
kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thi trường đã tạo tiền đề khách quan
cho sự khôi phục và phát triển nhanh chóng khu vực kinh tế ngồi quốc doanh. Kinh tế
ngoài quốc doanh là thành phần kinh tế được phân định dựa vào tính chất sở hữu về tư
liệu sản xuất khơng có sở hữu Nhà nước và chỉ có trong nền kinh tế thị trường mới tạo
được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh tự
khẳng định mình. Trong nền kinh tế thị trường, mọi chủ thể tham gia vào thị trường cho
dù kinh tế quốc doanh hay kinh tế ngoài quốc doanh đều chịu sự chi phối và điều tiết bởi
hàng loạt các qui luật của sản xuất và lưu thơng hàng hố. Cơ chế thị trường đánh giá và
chấp nhận các thành viên tham gia thị trường không phải căn cứ vào tính chất sở hữu về
tư liệu sản xuất mà căn cứ vào kết quả kinh doanh của các thành viên, các thành viên đều
bình đẳng trong sự sàng lọc cuả cơ chế thị trường. Trong môi trường kinh doanh đó, kinh
tế ngồi quốc doanh với tính tự chủ, năng động và sáng tạo sẽ nhanh chóng thích nghi với
những biến đổi thường xuyên của thị trường, ngày càng tự khẳng định mình trong sự
chuyển biến của nền kinh tế, đóng góp phần lớn vào cơng cuộc chuyển mình của đất
nước. Trong lĩnh vực cơng nghiệp khối lượng sản phẩm do các công ty tư nhân, cổ phần,


trách nhiệm hữu hạn, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, hộ cá thể sản xuất nhỏ, hợp tác

xã... sản xuất ra đạt tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng của tồn nghành cơng nghiệp. Sự
phát triển của lực lượng vận tải ngồi quốc doanh nhanh chóng trong những năm gần đây
đã góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng một cách thuận lợi và nhanh chóng.
Trong lĩnh vực xây dựng kinh tế ngoài quốc doanh cũng chiếm 2 - 6%, còn trong lĩnh vực
thương mại, dịch vụ, khách sạn kinh tế ngoài quốc doanh chiếm đa số từ 50 - 70%. Qua
đó ta thấy khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một khu vực rộng lớn và quan trọng trong
tổng thể thống nhất của nền kinh tế nước ta. Nó đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực hoạt
động của nền kinh tế và bao gồm nhiều thành phần kinh tế với lực lượng sản xuất lớn
mạnh góp phần quan trọng trong việc tạo ra của cải của xã hội. Kinh tế ngoài quốc doanh
cũng đã đóng góp lớn cho tổng sản phẩm xã hội và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho đất
nước.
*Thực trạng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hiện nay:
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 1996 theo tinh thần Nghị quyết đại hội
Đảng lần thứ VIII được triển khai trong môi trường tương đối thuận lợi, thế lực của đất
nước đã tăng lên đáng kể sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới. Theo ước tính ban
đầu, tổng sản phẩm trong nước tăng trên 9,34% so với năm 1995, sản xuất cơng nghiệp
duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, ước tính cả năm giá trị sản xuất của toàn ngành tăng
14,1% so với năm 1995. Trong đó khu vực ngồi quốc doanh tăng 12,4%, khu vực có vốn
đầu tư nước ngồi tăng 21,4%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng nhanh đặc
biệt, một số ngành có tỷ trọng lớn như lắp ráp đồ điện tử, sản xuất thiết bị điện, dệt và
may mặc. Trong khu vực này tính đến cuối năm 1996 đã có 552 dự án cho sản phẩm với
tổng số vốn kinh doanh là 6,9 tỷ USD thuộc 25 trong số 29 ngành công nghiệp cấp 2.
Trong năm qua các cơ sở này đã tạo ra 25,1% giá trị sản xuất của tồn ngành cơng
nghiệp. Trong một số ngành, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chiếm tỷ trọng khá cao:
100% trong ngành dầu khí, gần 40% trong ngành da, 18% trong ngành thực phẩm và đồ
uống, 16% trong ngành may mặc...
Cơng nghiệp kinh tế ngồi quốc doanh có vốn đầu tư trong nước tăng trưởng
khơng đều. Công nghiệp tư nhân tăng 49,7%, các doanh nghiệp hỗn hợp sở hữu tăng 37%
so với năm trước, hộ cá thể chỉ tăng 1% và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp giảm 0,9%



với nguyên nhân chủ yếu là do phương hướng sản xuất của các hợp tác xã và hộ cá thể
chưa rõ ràng, trình độ trang bị kỹ thuật cịn thấp kém.
Trong năm 1998, với sự ảnh hưởng cuả cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực,
nền kinh tế nước ta cũng gặp phải những khó khăn, mức tăng tổng sản phẩm giảm xuống
còn 6%, giảm 3% so với năm 1997.
Sản xuất công nghiệp cả năm là 11,5% ,giảm 1,7% so với năm 1997 trong đó khu
vực kinh tế ngồi quốc doanh có vốn đầu tư trong nước hầu như khơng tăng, khu vực có
vốn đầu tư nước ngồi tăng rất ít. Khu vực cơng nghiệp có vốn đầu tư trong nước đã xuất
hiện xu hướng tăng chậm dần. Mặc dù trong những năm qua khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh đạt được mức độ tăng trưởng tương đối cao, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho
người lao động. Nhưng mức tăng trưởng đó có xu hướng tăng chậm lại do một số nguyên
nhân khác nhau. Ta có thể khái quát một số trở ngại cản trở sự phát triển của khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh.
Thứ nhất là: do thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư trong nước
do khơng có q trình tích tụ và tập trung vốn nên hầu hết các doanh nhiệp này đều khởi
sự với số vốn ít ỏi, chủ yếu bằng nguồn vốn tự có của mình và vay mượn bạn bè, người
thân. Tín dụng ngân hàng có vai trò thấp trong việc thúc đẩy sự ra đời của các doanh
nghiệp ngồi quốc doanh. Điều đó có thể do một số nguyên nhân sau:
- Thời hạn cho vay quá ngắn so với chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Cơ chế lãi suất chưa hợp lý, có thể vẫn còn cao hơn mức doanh lợi của các doanh
nghiệp.
- Mối quan hệ giữa khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với ngân hàng cịn lỏng lẻo.
Thứ hai là: trình độ cơng nghệ sản xuất thấp, lạc hậu.
Trình độ cơng nghệ quyết định đến năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm trên thị trường. Hiện tại các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có cơng nghệ
tiên tiến, hiện đại khơng nhiều, chỉ có một số cơng ty liên doanh, cơng ty có vốn đầu tư
nước ngồi mới được trang bị máy móc dây chuyền mới, cịn hầu hết các doanh nghiệp có



vốn đầu tư trong nước cịn sử dụng cơng cụ thủ công, dây chuyền thiết bị chắp vá thiếu
đồng bộ. Việc nâng cao trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp này gặp các trở ngại
sau:
- Khả năng mở rộng vốn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn rất hạn chế như
đã được đề cập ở trên.
- Thiếu thông tin về công nghệ, các dịch vụ tư vấn về công nghệ kém phát triển,
năng lực tiếp thu và sử dụng cơng nghệ tiên tiến cịn hạn chế.
- Thiếu một chiến lược qui hoạch tổng thể phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh để hỗ trợ đổi mới và nâng cao trình độ cơng nghệ cho các doanh nghiệp.
- Môi trường sản xuất trong thời gian qua đã tạo sự e ngại, thiếu tự tin và quyết
tâm trong các quyết định đổi mới công nghệ.
Thứ ba là: thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ bé bấp bênh.
Khi sản xuất ra được sản phẩm, các chủ doanh nghiệp lại có một mối lo lớn là
không tiêu thụ được sản phẩm do có khơng ít sản phẩm nhập ngoại chất lượng khá hơn
nhưng giá lại rẻ hơn. Trong những năm qua do không cạnh tranh nổi với hàng nhập lậu
mà nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động.
Thứ tư là: do trình độ và kỹ năng của người lao động cịn thấp, gắn liền với trình
độ cơng nghệ thấp trong các doanh nghiệp thuộc khu kinh tế ngoài quốc doanh là lực
lượng lao động với trình độ tay nghề khơng cao. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp có thể
thu hút được lực lượng lao động với tay nghề cao cịn nhìn chung trình độ tay nghề của
lao động trong các doanh nghiệp này còn rất thấp.
2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh.
2.1. Khái niệm và sự ra đời của tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ra đời từ rất lâu, từ khi chế độ nguyên thuỷ tan rã, có sự phân cơng lao
động và trao đổi hàng hố thì tín dụng đã được hình thành và bước đầu phát triển. Tín
dụng, đó là quan hệ xã hội tạo nên sự nợ nần lẫn nhau giữa người đi vay và cho vay.
Trong đó: người cho vay tạm thời chuyển quyền sử dụng một số tiền nào đó cho người đi



vay trong một thời gian nhất định nhưng vẫn giữ quyền sở hữu đối với số tiền đó. Người
đi vay sau đó phải trả cho người cho vay số tiền gốc và một số tiền nhất định gọi là lãi.
Điều này cho thấy tín dụng là quan hệ vay mượn có hồn trả.
Hình thức tín dụng đầu tiên ra đời là tín dụng nặng lãi mà đặc trưng của nó là cho
vay với lãi suất rất cao và chủ yếu là tín dụng cho tiêu dùng. Trải qua các thời kỳ phát
triển, khi có sự phân biệt giữa sản xuất, tiêu thụ và do tính thời vụ trong sản xuất, mua
bán sản phẩm thì quan hệ tín dụng thương mại xuất hiện. Đó là quan hệ tín dụng bằng
hàng hố giữa những doanh nghiệp hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất lưu thơng
hàng hố, được hình thành trên cơ sở mua bán chịu hàng hố. Tín dụng thương mại một
mặt đáp ứng được nhu cầu vốn của những doanh nghiệp tạm thời thiếu đồng thời giúp
cho các doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm hàng hố của mình. Mặt khác hình thức tín
dụng này giúp cho các doanh nghiệp chủ động khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thời
nhu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thơng hàng hố phát triển.
Tuy nhiên, tín dụng thương mại bị hạn chế về phạm vi qui mô, về thời hạn và chiều
hướng của quan hệ tín dụng. Nghĩa là, tín dụng thương mại chỉ có thể thực hiện giữa
những người có quan hệ giao dịch thường xuyên trong phạm vi quan hệ mua bán chịu
hàng hoá đã thực hiện; vốn cho vay là một bộ phận nằm trong chu kỳ của người cho vay
nên không thể kéo dài thời hạn.
Từ đó, tín dụng ngân hàng ra đời khắc phục được các hạn chế của tín dụng thương
mại nhưng cũng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tín dụng thương
mại.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ của một bên là ngân hàng,
một tổ chức chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các tổ chức, cá
nhân trong xã hội trong đó ngân hàng giữ vai trị vừa là người đi vay, vừa là người cho
vay.
Khắc phục được những hạn chế của tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng ngày
càng phát triển mạnh, phạm vi hoạt động ngày càng rộng và trở thành hình thức tín dụng
chủ yếu trong nền kinh tế. Và nó ln phát huy được vai trị đáp ứng nhu cầuvề vốn để
duy trì và mở rộng quá trình tái sản xuất đồng thời được sử dụng như một công cụ tài trợ
cho những ngành kinh tế khác phát triển theo yêu cầu phát triển kinh tế của nhà nước.



2.2. Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh:
Vốn là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, là một trong những yếu tố quyết định
sản xuất và lưu thơng hàng hố. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đều phải tính
tốn sao cho sử dụng vốn có hiệu quả nhất, tăng nhanh vịng quay của vốn. Trong nền
kinh tế thị trường việc xây dựng và phát triển vốn của các doanh nghiệp là không đơn
giản, bởi vì nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như cơ chế quản lý của Nhà nước, trí tuệ, tài
năng của chủ doanh nghiệp và sự xuất hiện các cơ hội “vàng” của nền kinh tế thị trường.
Vì vậy có nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra, trong khi đó có khơng ít doanh nghiệp bị
mất vốn dẫn đến phá sản. Tuy nhiên vốn vẫn là điều kiện tiên quyết cho mọi loại hình sản
xuất kinh doanh và câu hỏi luôn đặt ra đối với các nhà sản xuất kinh doanh là tìm nguồn
vốn ở đâu với chi phí thấp nhất. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn đối với các doanh
nghiệp nói chung và càng phức tạp hơn với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Kể từ khi nền kinh tế nước ta được cải cách, môi trường kinh tế, chính trị xã hội ổn
định đã tạo được niềm tin và làm chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển của khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh. Thành phần kinh tế này ở nước ta chủ yếu hình thành từ các doanh
nghiệp Nhà nước chuyển đổi sở hữu, từ sự phá sản của các tổ chức kinh tế tập thể, tổ hợp
tác được xắp xếp lại, từ một số cá nhân bỏ vốn ra kinh doanh. Mặt khác lại ra đời trong
nền kinh tế hậu chiến, phát triển qua nhiều giai đoạn thăng trầm, khơng có q trình tích
tụ vốn và tập trung vốn nên vốn của các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh rất nhỏ bé và
nghèo nàn. Điều đó gây khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh, giảm sức cạnh tranh,
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các đơn vị trong khu vực kinh tế ngồi quốc
doanh. Tình trạnh thiếu vốn xảy ra ở hầu hết các doanh nghiệp ngồi quốc doanh và
khơng phải chỉ ở thời điểm thành lập doanh nghiệp mà cịn diễn ra trong q trình sản
xuất. Do nguồn vốn của các doanh nghiệp này chủ yếu là vốn tự có, nguồn vốn bên ngồi
chiếm tỷ trọng rất ít và hầu như vốn của họ nằm dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng
vì vậy khi tiến hành hoạt động sản xuất hay đầu tư mở rộng thì các doanh nghiệp này phải
cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhất là khu vực

ngoài quốc doanh có vốn đầu tư trong nước có cơ sở vật chất nhỏ bé, cho nên mức độ tin
cậy trong quan hệ kinh tế với thành phần kinh tế khác cũng như với ngân hàng còn thấp,


do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vốn có lãi suất hợp lý hoặc vay vốn
ngân hàng. Việc thiếu vốn để đầu tư cùng với trình độ trang bị kỹ thụât cịn thấp kém,
cơng nghệ chắp vá, thiếu đồng bộ đã làm giảm ưu thế của các đơn vị doanh nghiệp ngoài
quốc doanh và cản trở sự phát triển của nó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với cơ
chế quản lý kinh tế mới của Đảng và Nhà nước thì những khó khăn trong cơng tác huy
động vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã từng bước được giải quyết và sự
phát triển của thành phần kinh tế này không thể thiếu được sự hợp tác của các ngân hàng
thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại với tư cách là một trung
gian tài chính, có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nói
chung và khu vực kinh tế ngồi quốc doanh nói riêng. Các ngân hàng thương mại hoạt
động với mục tiêu xun suốt của mình là tập trung tích tụ nguồn vốn để đáp ứng cho nền
kinh tế. Với nguồn vốn huy động được từ các thành phần kinh tế, thông quan hoạt động
tín dụng ngân hàng, các ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của các thành
phần kinh tế với qui mô lớn và trong thời gian dài, đảm bảo cho quá trính sản xuất được
diễn ra liên tục. Tính hồn trả và có lợi tức là đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng,
nó vừa kích thích việc sử dụng vốn có hiệu quả, buộc người sản xuất kinh doanh phải
nâng cao trách nhiệm khi sử dụng vốn của ngân hàng. Người vay phải ln quan tâm đến
việc tính tốn tiết kiệm chi phí, tăng nhanh vòng quay của vốn để nâng cao lợi nhuận,
đảm bảo hoàn trả cả vốn và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Thơng qua tín dụng ngân hàng
có thể tham gia vào các hoạt động của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tăng
cường sử dụng vốn đúng mục đích, hạn chế kinh doanh bất hợp pháp của các doanh
nghiệp. Hiện nay chỉ có khoảng 30% vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư
vào sản xuất còn lại phần lớn tập trung vào lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ. Thông qua
định hướng các doanh nghiệp vay vốn đầu tư vào các ngành sản xuất là lĩnh vực sản xuất
nhà nước mong muốn. Quá trình đầu tư vốn tín dụng của ngân hàng khơng phải trải đều

cho các chủ thể có nhu cầu mà nhủ yếu tập trung cho những khách hàng hoạt động có
hiệu quả. Điều đó thúc đẩy q trình tập trung vốn, giảm bớt tình trạng kinh doanh phân
tán, lẻ tẻ trong nền kinh tế và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh
tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường.


* Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự ổn định
về chính trị đã tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Vì vậy mà
tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong những năm gần đây là tương đối cao, bên cạnh
đó phải kể đến khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sự phát triển của nền kinh tế
làm cho nguồn vốn huy động được của các ngân hàng ngày càng tăng. Do ngân hàng
thương mại là một tổ chức kinh doanh hàng hoá đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ
nên khi đã có được đầu vào (huy động được tiền gửi) thì ngân hàng phải tìm được đầu ra,
tức là tìm khách hàng để đầu tư cho vay.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bị
gạt ra khỏi danh sách khách hàng của các ngân hàng thương mại. Khách hàng chủ yếu
của các ngân hàng lúc này là các đơn vị quốc doanh, toàn bộ vốn của ngân hàng được
dùng để đầu tư cho các đơn vị quốc doanh theo kế hoạch của Nhà nước, việc thua lỗ của
các ngân hàng được Nhà nước cấp bù. Hiện nay các ngân hàng đã chuyển sang chế độ
hạch toán kinh doanh độc lập, với phương châm “đi vay để cho vay” đòi hỏi các ngân
hàng phải thực sự năng động trong kinh doanh, phải quan tâm đến cả đầu vào và đầu ra,
bảo đảm tự trang trải mọi chi phí hoạt động và có lãi.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường, hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp Nhà
nước cũng phải kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình. Cùng với sự khắt khe của cơ chế thị trường đã buộc các doanh nghiệp Nhà
nước khi vay vốn phải tính toán xem khi nào cần vay vốn, khối lượng vay bao nhiêu,
không thể vay tràn lan như trước nữa do phải tự gánh chịu và trang trải công nợ cho ngân
hàng. Đồng thời với cơ chế tự đào thải của nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp
quốc doanh đã khơng trụ được và bị phá sản, điều đó làm cho số lượng khách hàng của

các ngân hàng giảm đi trong khi nguồn vốn huy động được từ nền kinh tế ngày một tăng.
Cùng với sự phá sản và giải thể của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh thì trong nền
kinh tế lại xuất hiện một chủ thể kinh doanh mới với cách làm ăn năng động, linh hoạt và
đầy sáng tạo như các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh. .
. Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác, để tồn tại và phát triển được đòi hỏi ngân
hàng kinh doanh phải có hiệu quả, huy động được đầu vào thì phải tìm được các yếu tố


đảm bảo đầu ra. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng được các ngân hàng chú
ý hơn, thực tế cho thấy nếu ngân hàng nào có quan hệ tín dụng với thành phần kinh tế
ngồi quốc doanh thì hiệu quả đồng vốn mang lại sẽ cao hơn. Tuy mới bước đầu triển
khai việc cho vay của các ngân hàng thương mại với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
nhưng đã cho thấy một kết quả đáng khích lệ, do tăng thêm một khối lượng lớn khách
hàng nên đã giảm được một số lượng vốn lớn dư thừa, hiệu quả tín dụng cao hơn. Theo
dự đốn của Tổng cục thống kê thì từ nay đến năm 2000 số vốn của các đơn vị ngoài
quốc doanh của người Việt Nam sẽ tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng
số các nguồn đầu tư trong nước. Như vậy khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta
chứa đựng trong mình những tiềm năng lớn mà khi được chú ý và đầu tư của các ngân
hàng sẽ mở ra một thị trường tín dụng vững chắc và rộng lớn trong tương lai. Mở rộng
cho vay với thành phần kinh tế ngồi quốc doanh khơng chỉ là một biện pháp mở rộng thị
trường đầu tư của các ngân hàng mà còn tạo điều kiện phát triển mối quan hệ kinh tế giữa
ngân hàng với khu vực kinh tế này, mở rộng thị trường huy độngvốn của các ngân hàng
thương mại thơng qua đó đẩy mạnh các nghiệp vụ khác của ngân hàng.

ii- Các hình thức tín dụng ngân hàng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đã xuất hiện rất nhiều các hình thức tín
dụng mới. Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân
hàng thương mại ln tìm cách tạo ra những hình thức tín dụng mới phù hợp và đáp ứng
các nhu cầu của quá trình tái sản xuất nhằm làm đa dạng hố các hình thức cho vay để mở
rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận và giảm rủi ro cho ngân hàng.

Theo tính chất đặc điểm của nghiệp vụ cho vay ta có thể chia ra các hình thức tín
dụng sau:
1. Cho vay ln chuyển.
Cho vay ln chuyển là hoạt động cấp tín dụng, trong đó ngân hàng cho phép
khách hàng được vay mượn thường xuyên của ngân hàng với nội dung đã thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng. Ngân hàng mở cho khách hàng một tài khoản lưỡng hệ vừa dư
nợ, vừa dư có (tài khoản vãng lai). Trong đó tồn bộ thu nhập của người vay được nhập


vào bên có của tài khoản và tồn bộ chi tiêu của người vay được trích từ bên nợ tài khoản.
Trong hình thức tín dụng này, ngân hàng chỉ khống chế số dư nợ mà không khống chế
doanh số cho vay. Người vay có thể sử dụng vốn vay dưới nhiều hình thức khác nhau như
rút tiền mặt, phát séc, chuyển khoản hay mua chứng khoán. Điều kiện để ngân hàng cho
vay luân chuyển là người vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố. Cho vay luân chuyển
thường là cho vay ngắn hạn với các thời hạn chủ yếu thường là 3 hoặc 6 tháng.
2. Tín dụng chiết khấu.
Trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, kỳ phiếu thương mại được
phát hành và lưu thông theo qui định của pháp luật, người có kỳ phiếu chưa đến hạn
thanh tốn, nếu cần tiền họ có thể đem bán cho ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương
mại mua kỳ phiếu đó với giá bằng mệnh giá đáo hạn của kỳ phiếu trừ đi lợi tức, hoa hồng
và các khoản lãi chiết khấu. Quan hệ mua bán kỳ phiếu giữa các ngân hàng với chủ kỳ
phiếu được gọi là hình thức tín dụng chiết khấu. Thường thì các ngân hàng thương mại
chỉ chiết khấu các loại kỳ phiếu mà thời hạn còn lại của kỳ phiếu từ 3 đến 6 tháng.
3. Tín dụng nhận trả.
Để đảm bảo cho người sở hữu chắc chắn được thanh toán, nhà phát hành có thể
thương lượngvới các ngân hàng nhận trả thay kỳ phiếu cho mình. Khi đến hạn trả nếu
người phát hành ký phiếu khơng có khả năng trả nợ thì ngân hàng phải trả nợ. Vì vậy mà
người phát hành kỳ phiếu phải mất một tỷ lệ hoa hồng “ nhận trả” cho nhà ngân hàng.
Trước khi thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng phải kiểm tra khả năng trả nợ, năng lực
tài chính của người phát hành kỳ phiếu, khi đến hạn thanh tốn của kỳ phiếu thì người

phát hành phải nộp tiền cho ngân hàng nhận trả.
4. Tín dụng cầm đồ.
Đây là khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng có thể chấp nhận bằng các
tài sản thế chấp, cầm cố. Tín dụng cầm đồ cho vay thời gian ngắn hạn và mang tính thời
vụ. Giá cả tín dụng cầm đồ gồm: lãi và các dịch vụ chi phí. Tín dụng cầm đồ là loại cho
vay rất phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn đa năng của nền kinh tế thị trường. Loại hình tín
dụng này nhằm mở rộng và đa dạng hố hình thức bảo đảm tiền vay.
5. Tín dụng trả nhiều lần.


Đây là loại cho vay mà khoản nợ gốc và lãi được trả nhiều thời hạn, mỗi thời hạn
trả một phần. Đây là hình thức tín dụng rất phù hợp với đặc điểm sử dụng vốn, của người
vay, nó vừa kích thích được tiêu thụ hàng hố, vừa mở rộng sản xuất và khuyến khích
tiêu dùng.
6.Tín dụng bảo lãnh.
Tín dụng bảo lãnh là loại cho vay phát sinh do ngân hàng nhận thanh toán cho
người bán hàng trong trường hợp người mua (người được ngân hàng bảo lãnh) khơng có
khả năng thanh toán số nợ này ngân hàng sẽ thu dịch vụ phí bảo lãnh từ khách hàng, mức
thu phụ thuộc vào nhu cầu bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh vay. Thời hạn bảo lãnh có thể
ngắn, trung và dài hạn. Tín dụng bảo lãnh có vai trị rất quan trọng trong trường hợp các
khoản thu, các khoản chi của khách hàng không ăn khớp nhau, các nhà sản xuất vẫn bảo
đảm được hoạt động sản xuất liên tục thơng qua hoạt động tín dụng bảo lãnh. Các nguồn
đầu vào và đầu ra của nhà sản xuất được thực hiện một cách nhịp nhàng hơn.
7. Tín dụng thuê mua
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hình thức tín dụng thuê mua cũng ngày
càng phong phú hơn. Đây là hình thức tín dụng ngân hàng cho người khác sử dụng tài sản
của người cho thuê, với những điều đã được cam kết ghi trong hợp đồng. Hết thời hạn
thuê bên thuê phải trả lại tài sản đó cho người cho th hoặc có thể cho ln lại tài sản đó.
Tín dụng th mua phát triển một cách nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường, nó giúp
cho các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất lựa chọn dây chuyền thiết bị phù hợp với

mình. Các chủ cho thuê có thể là ngân hàng trực tiếp hoặc các công ty con của ngân hàng
hoặc các công ty chuyên doanh thuê mua độc lập. Thời gian cho thuê có thể là ngắn,
trung và dài hạn nhưng phổ biến là trung và dài hạn.
Qua các hình thức tín dụng trên, cho chúng ta thấy tín dụng là một sản phẩm hàng
hoá của ngân hàng thương mại trên thị trường. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu
cầu về tín dụng ngày càng đa dạng. Đó là sản phẩm hàng hoá độc đáo, tuyệt vời trên thị
trường vốn để các nhà sản xuất kinh doanh và các tầng lớp dân cư lựa chọn.


Chương II
Thực trạng cho vay đối với
khu vực kinh tế ngồi quốc doanh
ở sở giao dịch I ngân hàng nơng nghiệp và
phát triển nông thôn việtNam

I-

Giới thiệu chung về sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam

1. Tổ chức và chức năng hoạt động.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng
Nông nghiệp, hoạt động theo mô hình tổng cơng ty Nhà nước qui định số 90/TT ngày
07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ và theo điều lệ do Thống đốc ngân hàng Việt Nam
phê chuẩn trên cơ sở kế thừa ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (thành lập ngày
14/01/1990 theo qui định số 400/CP của Thủ tướng Chính phủ)
Tên giao dịch quốc tế của ngân hàng là Việt Nam Bank For Agriculture and Rural
Development (tên viết tắt VBARD) với số vốn điều lệ là 2200 tỷ đồng Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là doanh nghiệp Nhà
nước kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp thuộc

mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, làm uỷ thác các nguồn vốn trung , dài và
ngắn hạn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân trong và ngồi nước, thực
hiện tín dụng tài trợ cho nông nghiệp và nông thôn.
Sở giao dịch I ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được
thành lập theo quyết định ngày 25/11/1990 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam, là một bộ phận thuộc trung tâm điều hành ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Sở giao dịch I là một pháp nhân tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh và những cam kết của mình, có bảng tổng kết tài sản và con dấu riêng; hoạt


động trong khuôn khổ pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính, theo
qui định của Tổng Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Sở giao dịch I đặt tại số 4 Phạm Ngọc Thạch-Đống Đa-Hà Nội, tài khoản tiền gửi
thanh toán mở tại ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thực hiện chức năng của một ngân hàng thương mại, sở giao dịch đi vào hoạt
động với nhiệm vụ được giao là:
- Là nơi thử nghiệm các văn bản, thể lệ, chế độ nghiệp vụ mới của Trung ương để
rút kinh nghiệm, hướng dẫn thực hiện chung trong toàn hệ thống.
- Theo dõi chỉ đạo thực hiện các cơ chế mới của ngành, điều hòa điều chuyển vốn
đối với 23 chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, thành phố, khu vực phía Bắc (từ Hà
Tĩnh trở ra).
- Quản lý, đầu tư và cho vay đối với những doanh nghiệp lớn đầu ngành thuộc Bộ
nơng lâm ngư nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội.
Ra đời và được tiếp cận ngay với nền kinh tế thị trường, sau hơn 7 năm hoạt động
vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đến nay bộ máy tổ chức của sở giao dịch I đã khá hoàn
chỉnh với 4 phịng ban (Phịng kinh doanh, phịng kế tốn, phịng ngân quỹ, phịng hành
chính và kiểm sốt)
Từ năm 1995 trở đi, sở hoạt động với 2 chức năng chính là:
- Thực hiện nhiệm vụ thanh toán và điều chuyển vốn theo lệnh của Tổng Giám đốc

ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, là đầu mối xử lý các nghiệp
vụ thanh toán giữa các chi nhánh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam trong toàn hệ thống, quan hệ với ngân hàng Nhà nước và ngân sách nhà nước.
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên địa bàn Hà Nội
* Nhiệm vụ của phịng kế tốn:
+ Thực hiện các lệnh của trung tâm điều hành, hạch toán, điều chuyển vốn các loại
cho các cơ sở, chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp trong tồn hệ thống, các cơng ty trực
thuộc và ngân hàng phục vụ người nghèo.


+ Tổ chức thanh toán vốn trong nội bộ hệ thống ngân hàng Nông nghiệp trong cả
nước.
+ Tổ chức thanh tốn cho khách hàng có quan hệ giao dịch tại sở.
+ Làm các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.
+ Tập hợp số liệu, cân đối kế toán theo chế độ kế toán thống kê.
* Nhiệm vụ của phòng kế hoạch kinh doanh.
+ Huy động vốn.
+ Tập trung khai thác nguồn vốn để đầu tư tại chỗ cho các đơn vị, các tổ chức kinh
tế, các hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn và chuyển vốn lên Trung ương góp
phần cân đối chung cho tồn nghành.
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ
chức kinh tế ngoài quốc doanh.
+ Thẩm định các dự án đầu tư vốn theo chỉ định của Chính phủ.
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh tín dụng hàng tháng, quí, năm.
+ Tập hợp số liệu cho thông tin rủi ro và báo cáo thông kê định kỳ.
+ Xây dựng kế hoạch thông tin tiếp thị mở rộng mạng lưới.
+ Kinh doanh ngoại tệ và tổ chức thanh toán quốc tế.
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh và điều hành kế hoạch.
* Nhiệm vụ của phòng ngân quĩ.
+ Kiểm, đếm, bảo quản, thu chi tiền mặt.

+ Điều chuyển tiền.
+ Bảo quản các chứng từ và tài sản có giá.
* Nhiệm vụ của phịng hành chính và kiểm sốt.
+ Kiểm tra chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của sở nhằm đảm bảo sự chấp hành
nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của Nhà nước và chế độ, thể lệ của ngành để nâng cao
chất lượng kinh doanh, đảm bảo an toàn cho con người, tài sản và giữ uy tín cho ngành.


+ Giúp ban giám đốc chăm lo đời sống cán bộ.
- Đối tượng phục vụ chủ yếu của sở giao dịch I ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam là các doanh nghiệp Nhà nước lớn đầu ngành trên địa bàn thành
phố Hà Nội. Bên cạnh đó sở cũng đang ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh đối với
các ngành, các thành phần kinh tế khác thoả mãn kịp thời mọi nhu cầu tín dụng thanh
tốn của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư.
Đến cuối năm 1996 sở giao dịch có 3 chi nhánh trực thuộc:
+ Chi nhánh số 1: địa điểm 23 đường Nguyễn Trãi.
+ Chi nhánh số 2: địa điểm 293 Tây Sơn.
+ Chi nhánh số 3 địa điểm C4 Thành Cơng.
Do hoạt động khơng có hiệu quả, sở đã quyết định rút chi nhánh số 1 và số 3. Hiện
nay, sở chỉ có một chi nhánh ở số 293 Tây Sơn. Hoạt động chủ yếu của chi nhánh này là:
huy động vốn bằng nhiều hình thức, đầu tư tín dụng với kinh tế ngoài quốc doanh với
biên chế tổ chức của một ngân hàng cấp 4.
2. Sơ lược về hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I.
Đối với nhiệm vụ được giao và các mục tiêu kế hoạch các năm từ 1994 đến nay, sở
giao dịch I liên tục hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho và hoàn thành vượt mức kế
hoạch, mức sinh lời năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Cụ thể:
2.1. Thực hiện nhiệm vụ hạch toán, điều chuyển vốn theo lệnh của Tổng Giám đốc ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Thực hiện lệnh của trung tâm điều hành, sở I đã tổ chức hạch tốn, điều chuyển
vốn đến các sở, chi nhánh trong tồn hệ thống, điều chuyển vốn đến các công ty trực

thuộc trung tâm điều hành, các chương trình đầu tư vốn theo chỉ định của Chính phủ, các
dự án đầu tư của các tổ chức trong nước và nước ngoài, bảo đảm vốn thanh tốn cho
khách hàng của tồn hệ thống có quan hệ với các ngân hàng thương mại quốc doanh,
ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngồi có trụ sở
trên địa bàn Hà Nội, doanh số hoạt động trên lĩnh vực này tăng nhanh qua các năm cụ thể
như sau:


Biểu 1:
Đơn vị: Tỷ đồng.
1995

1996

1997

1998

3.321

7.148

8.595

6.393

50

2.202


5.343

5.875

- DS TT LH đến bên có

1.231

26.207

34.948

51.898

- DS TT LH đến bên nợ

1.478

26269

34.715

52.224

- DS điều chuyển vốn bên có

1.326

1.040


14.226

20.984

- DS điều chuyển vốn bên nợ

873

1.039

14.279

20.999

- DS thanh toán với các TCTD
- DS TT LH đi bên có

Nguồn: báo cáo tổng kết hàng năm của SGDI - NHNNo & PTNT VN.
Cùng với nhiệm vụ thực hiện các lệnh hạch toán, điều chuyển vốn, thanh toán với
các ngân hàng trên địa bàn, sở giao dịch I phối hợp chặt chẽ với các ban, phịng có liên
quan của trung tâm điều hành theo dõi sát số dư tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước thành
phố Hà Nội và sở giao dịch ngân hàng Nhà nước Trung ương để xử lý vốn thanh toán kịp
thời hoặc ký nhận tiền vay của ngân hàng Trung ương, các tổ chức tín dụng đúng lúc cần
thiết nhằm tiết giảm chi phí chung nhưng bảo đảm đủ vốn thanh tốn trong mọi tình
huống giữ được uy tín cho tồn hệ thống.
Theo chủ trương chỉ đạo của trung tâm điều hành, sở bố trí nhân lực tổ chức thực
hiện tốt việc chuyển tiền liên ngân hàng, chuyển lỗ, lãi của các đơn vị trong hệ thống, bố
trí cán bộ cung cấp số liệu, chứng từ cho các đồn kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn theo lệnh
của Tổng Giám đốc...
Nhìn chung các hoạt động hạch tốn theo lệnh của trung tâm điều hành trong thời

gian qua sở đã thực
hiện : nghiêm túc, kịp thời, chính xác an toàn.


2.2. Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp.
2.2.1. Công tác huy động và sử dụng vốn:
Với phương châm “đi vay để cho vay”, sở I luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng khi đến gửi tiền và vay vốn, tạo được chữ “tín” với khách hàng. Số lượng khách
hàng mở tài khoản và giao dịch thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng. Nguồn vốn
liên tục tăng trưởng qua các năm đã thoả mãn nhu cầu đầu tư tín dụng tại chỗ, đồng thời
chuyển một khối lượng lớn vào nguồn của toàn ngành để trung tâm điều hành điều vốn
cho nơi thiếu. Đến 31/12/1998 tổng nguồn vốn tự huy động trên địa bàn đạt số dư 2372 tỷ
đồng kể cả nguồn ngoại tệ qui đổi ra VNĐ, so với cùng kỳ năm 1997 tăng 198 tỷ đồng
(bằng 109%). Tính đến cuối năm 1998, nguồn vốn huy động bình quân 44 tỷ đồng/1 cán
bộ công nhân viên. Cơ cấu nguồn vốn được cải thiện hơn năm trước. Tỷ trọng nguồn vốn
không kỳ hạn chiếm 44% tổng nguồn, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 1997. Đây là nguồn
vốn lãi suất đầu vào thấp tạo cơ hội thuận lợi để hạ lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng,
lựa chọn, thu hút khách hàng mới, khách hàng lớn tới giao dịch vay vốn tại sở I, tạo điều
kiện để sở I đứng vững và cạnh tranh có hiệu quả trên thương trường Thủ đô.
Biểu 2: Số dư nguồn vốn các năm 1995 - 1998
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu/thời điểm

31/12/1995

31/12/1996

31/12/1997

31/12/1998


106.388

241.144

773.786

1.055.656

Tiền gửi có kỳ hạn

219.101

391.248

340.621

490.442

Kỳ phiếu, trái phiếu

44.392

269.697

559018

325.740

500.000


500.000

2.173.425

2.371.838

Tiền gửi khơng kỳ
hạn

Vay TCKT
Tổng nguồn vốn

369.881

902.089

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của SGDI - NHNNo & PTNT VN.


Với số vốn huy động như trên, sở I đã tự lực hoàn toàn về nguồn vốn đầu tư và cho
vay tại sở, giúp Trung ương cân đối vốn cho các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Do nguồn vốn tăng trưởng ổn định nên hoạt động tín dụng tại sở được mở rộng.
Doanh số cho vay năm 1998 đạt 570 tỷ đồng, gấp 1,65 lần năm 1997 (tăng 225 tỷ đồng).
Tổng dư nợ đến tháng 12 năm 1998 là 201 tỷ đồng đạt bình qn 3,7 tỷ đồng/1 cán bộ
cơng nhân viên. Cơ cấu dư nợ như sau:
- Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước: chiếm tỷ trọng 90% tổng dư nợ.
- Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh: chiếm tỷ trọng 10% tổng dư nợ.
- Dư nợ ngắn hạn: chiếm tỷ trọng 96,5% tổng dư nợ.
- Dư nợ trung hạn: chiếm tỷ trọng 3,5% tổng dư nợ.

- Dư nợ quá hạn: 3 tỷ 188 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,58%.
Tổng dư nợ giảm so với cùng kỳ năm 1997 là 720 triệu đồng (giảm 0,02%). Trong
đó nợ quá hạn tập trung hầu hết ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tồn đọng từ những
năm trước.
Năm 1998 bằng nhiều biện pháp sở đã tích cực thu và giảm dư nợ ngoài quốc
doanh được 969 triệu đồng (doanh số thu nợ quá hạn 2,32 tỷ đồng)
Theo chỉ đạo của Thống đốc ngân hàng Nhà nước, Tổng Giám đốc ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong năm 1998 sở I đã triển khai chấn
chỉnh các hoạt động ngân hàng đặc biệt là các biện pháp chỉnh sửa để nâng cao chất
lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn tập trung vào các khâu:
- Thẩm định và xét duyệt cho vay.
- Tự kiểm tra bổ xung chấn chỉnh các bộ hồ sơ vay vốn.
- Thành lập tổ thu nợ cơ động phối hợp với các cấp chính quyền cơ sở và các
ngành pháp luật để thu nợ quá hạn, tổ chức phát mại tài sản thế chấp, lập hồ sơ khởi kiện
ra toà án đối tượng cố ý trốn tránh trách nhiệm trả nợ để thức tỉnh nghĩa vụ trả nợ đối với
các đối tượng có nợ quá hạn.


Biểu 3: Số dư nợ các năm 1995 - 1998
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu

1995

1996

1997

1998


41.830

57.499

242.632

194.723

Trong hạn

39.192

54.793

238.724

191.605

- DN Nhà nước

25.895

42.966

219.947

182.928

- DN ngoài QD


13.297

11.827

18.777

8.677

2. Dư nợ trung hạn

2.679

2.803

2.493

6.663

Trong hạn

2.679

2.692

2.493

6.592

- DN Nhà nước


2.000

1.440

1.185

4.868

- DN ngoài QD

679

1.252

1.308

1.724

3. Dư nợ quá hạn

2.638

2.817

3.908

3.188

- Ngắn hạn


2.638

2.706

3.908

3.118

1. Dư nợ ngắn hạn

- Trung hạn
4. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tổng dư nợ

111

71

5,93%

4,67%

1,6%

1,58%

44.509

60.302


245.125

201.386

Nguồn: báo cáo tổng kết hàng năm của SGDI - NHNNo & PTNT VN.
2.2.2. Cơng tác kế tốn, thanh tốn và ngân quỹ:
Song song với nhiệm vụ thanh toán, hạch tốn, điều chuyển vốn cho tồn ngành,
sở đã tổ chức hạch tốn đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh doanh trực tiếp, tổ
chức tốt công tác chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính góp phần tăng nhanh vòng quay


vốn, tăng số lượng khách hàng đến giao dịch với sở I, đồng thời tổ chức tốt công tác huy
động vốn thông qua nghiệp vụ tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi
thanh tốn. Đến 31/12/1998 có 987 khách hàng mở tài khoản thanh toán tại sở I tăng 263
khách hàng so với năm 1997. Năm 1998 sở I đã đón tiếp trên 35 nghìn lượt khách tới giao
dịch gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền đi và đến nhận tiền. So với năm 1997 khối lượng công
việc tăng nhanh cụ thể là:
- Số món chuyển tiền đi tăng 45%
- Số món chuyển tiền đến tăng 40%
- Số lượng chứng từ kế tốn tăng 30%
- Khối lượng cơng việc tăng nhanh do bố trí cán bộ làm việc phù hợp, không tăng
biên chế, tổ chức điều hành khoa học nên đã hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo yêu cầu: an
tồn, chính xác. Tuy khối lượng thu chi lớn kiểm chọn phức tạp nhưng tại sở khơng xảy
ra tình trạng thiếu, mất quĩ, năm nào cũng trả tiền thừa cho khách với khối lượng lớn.
Riêng năm 1998 cán bộ kiểm ngân đã trả tiền thừa cho khách hàng 165 món với giá trị
306 triệu đồng; phát hiện và lập biên bản thu giữ và nộp ngân hàng Nhà nước một khối
lượng tiền giả với giá trị 7620 ngàn đồng.
2.2.3. Công tác kinh doanh ngoại tệ:
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ở sở I được phép triển khai từ tháng 7 năm 1998.
Qua 6 tháng vừa học vừa làm tuy cịn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm nhưng vì sự nghiệp

phát triển của ngành và đòi hỏi của khách hàng số cán bộ được phân công làm nhiệm vụ
kinh doanh ngoại tệ quyết tâm cao đồng thời được sở kinh doanh hối đoái khối kinh tế đối
ngoại trung tâm điều hành tận tâm hỗ trợ nên đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Tuy mới hoạt động nhưng các nghiệp vụ: Thanh toán, mua bán ngoại tệ huy động
tiền gửi, tiết kiệm thực hiện chính xác kịp thời chưa xẩy ra sai sót, bước đầu gây dựng
được tín nhiệm với khách hàng tạo tiền đề tốt cho năm 1999.
2.2.4. Kết quả tài chính:
Được trung tâm điều hành hỗ trợ, sở I có nhiều cơ hội để huy động vốn với lãi suất
thấp tạo nguồn để trung tâm điều hành điều hòa vốn trong hệ thống.


Phí thừa vốn của sở qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu.
Năm 1998: tổng thu là 1.956 tỷ đồng, tăng 645 tỷ đồng so với năm 1997.
tổng chi là 1.951 tỷ đồng , tăng 637 tỷ đồng so với năm 1997.
Tính riêng thu phí làm dịch vụ năm 1998 đạt 727 triệu đồng, bằng 4% doanh thu
nội bảng và bằng 87% quỹ tiền lương + ăn ca thực chi của sở I.
3. Đánh giá kết quả kinh doanh của sở I trong những năm gần đây.
Qua việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các năm, sở giao dịch I ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trong hệ
thống ngân hàng Nơng nghiệp. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, sở cịn gặp phải
nhiều khó khăn và thách thức mới. Điều này thể hiện rõ nét trong một số điểm tồn tại mà
sở cần sớm có giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh
của mình.
Thứ nhất: các khách hàng lớn của sở chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trên
lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn nên chịu tác động rất lớn của chu kỳ sản xuất
mang tính thời vụ của các doanh nghiệp này. Điều này có nghĩa là dư nợ tín dụng tại hội
sở tăng giảm mạnh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ. Chính vì vậy bên cạnh việc
kiểm sốt nguồn vốn và tín dụng đối với khách hàng truyền thống này, sở cần mở rộng thị
trường sang phía các khách hàng thuộc các loại hình kinh doanh khác.
Thứ hai: Doanh số cho vay cũng như dư nợ của hội sở chủ yếu tập trung vào các

doanh nghiệp Nhà nước (tuy số lượng không nhiều nhưng qui mô lại lớn). Việc giải quyết
cho vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất còn gặp nhiều vướng mắc
về thủ tục thế chấp tài sản và xử lý phát mại tài sản thế chấp nên trong khi nhu cầu vay
vốn của các đối tượng này rất lớn mà sở không giải quyết được.
Thứ ba: việc cho vay trung và dài hạn tuy đã được mở ra và giải quyết cho vay
được một số món nhưng số lượng món và số tiền cho vay ra cịn ít, chiếm tỷ trong nhỏ.
Cuối năm 1997, tỷ lệ dư nợ trung hạn chỉ chiếm 1,02% tổng dư nợ, năm 1998 con số này
là 3,5% (tăng 2,48%)


Điểm nổi trội cần phải kể đến là trên lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn
ngoại thành Hà Nội, sở I giữ vị trí gần như độc quyền đối với việc cho vay vốn và tài trợ
cho các dự án. Đây cũng là thị trường giầu tiềm năng chưa được khai thác mà sở giao
dịch I có thể phát huy thế mạnh và sở trường của mình để thu hút khách hàng, nâng cao
hiệu quả kinh doanh của bản thân sở đồng thời góp phần cải thiện đời sống nơng thơn, bộ
phận chính của nền kinh tế đất nước.

II- Thực trạng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Nhằm thực hiện chủ trương mở rộng quan hệ tín dụng với tất cả các thành phần
kinh tế của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ tín dụng tới kinh tế ngồi quốc doanh sở giao
dịch I đã hình thành đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ, nhiệt tình và năng động chun
cho vay tới kinh tế ngoài quốc doanh.
1. Những vấn đề chung về cho vay kinh tế ngồi quốc doanh.
1.1. Mục đích và nguyên tắc vay vốn.
Sở giao dịch I ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho vay
kinh tế ngoài quốc doanh nhằm tạo điều kiện và khuyến khích những hộ thiếu vốn sản
xuất kinh doanh vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất hàng hoá, mở mang ngành
nghề mới và kinh doanh dịch vụ có hiệu quả kinh tế thiết thực tạo công ăn việc làm góp

phần xây dựng xã hội văn minh, dân giàu nước mạnh.
* Về nguyên tắc vay vốn.
- Khách hàng vay vốn ngân hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng:
+ Phải hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng.


×