Facebook và Myspace có làm thay đổi môi trường làm việc?
(Phần 1)
Trong công cuộc đổi mới quản lý, các doanh nghiệp Hoa Kỳ nổi tiếng
trong việc tận dụng triệt để tiến bộ công nghệ để làm mạnh hệ thống
của họ. Tuy nhiên, xung quanh việc sử dụng hệ thống mạng xã hội có
nhiều quan điểm nghịch chiều…
Mạng xã hội có làm đảo lộn trật tự cũ hay không?
Tuần trước, tôi có bài phát biểu tại một buổi hội thảo do Forbes[1] tài trợ
xung quanh đề tài America the Innovator (TD: Nước Mỹ - Người luôn luôn
Đổi mới).
Bài phát biểu này nêu lên những cách thức đổi mới khác nhau mà các doanh
nghiệp Hoa Kỳ đang thực hiện, bao gồm những đổi mới đột phá trong các
ngành công nghiệp (do Clay Christensen[2] trình bày), những phân tích (do
tôi trình bày) và hệ thống mạng xã hội (do nhóm các chuyên gia về Web 2.0
và các phương tiện truyền thông đại chúng mới đảm nhiệm).
Rich Karlgaard, chủ
bút của Forbes (và là
một trong những biên
tập viên cuối cùng của
tạp chí Forbes ASAP)
đã nói giống như một
người quảng cáo giới
thiệu về nhóm các
mạng xã hội. Ông cho
rằng chúng sẽ tạo nên
những ảnh hưởng sâu
sắc và lan rộng đối
với cách thức tự quản
lý của các tổ chức.
Rich không đơn độc
trong lập luận của
mình. Cộng tác viên
Charlene Li (một
chuyên gia phân tích
của Forrester Research), tác giả của một số bài viết trên Harvard Business,
đã tiếp tục bàn về lý do tại sao các công ty nên có mặt trên Facebook.
Trong một cuộc bàn luận sau buổi hội thảo, Rich đã nói với tôi rằng ông
nghĩ các mạng xã hội có khả năng giảm bớt được những tác động của hệ
thống cấp bậc, chủ nghĩa bằng cấp và những phương thức truyền thống đang
được sử dụng để kiểm soát các công ty.
Nói chung là trật tự sắp xếp xã hội đã được hình thành trong thế giới kinh
doanh.
Hệ thống mạng xã hội đang tạo nên những ảnh
hưởng sâu sắc và lan rộng
Nguồn: davidallgroup.com
Giờ thì tôi hoàn toàn cho rằng Rich là một người khá sáng suốt, cũng giống
như Andy McAfee, người luôn toàn tâm toàn ý cho công nghệ doanh nghiệp
Enterprise 2.0.
Vì những lý do đó, tôi cho rằng rất đáng để chúng ta suy nghĩ và viết về đề
tài liệu các công nghệ xã hội dựa trên nền tảng Internet (như blog[3], phần
mềm nguồn mở wikis[4], công nghệ “đính nhãn” tagging[5], các thị trường
dự báo ) có làm đảo lộn trật tự xã hội đã được hình thành của các doanh
nghiệp hay không?
Facebook - Có phải là một môi trường kinh doanh lý tưởng?
Nguồn: imarginal.com
Cũng xin nói rằng tôi không phải là một người ủng hộ cách thức quản lý mà
các công ty hiện đang áp dụng.
Tôi cho rằng họ đã quá tập trung vào sức mạnh, nhầm lẫn khả năng sáng tạo
với vị trí trong hệ thống cấp bậc và phớt lờ những ý tưởng có tiềm năng của
nhiều nhân viên.
Tôi cũng đồng ý rằng những công nghệ này đang thực hiện cuộc cách mạng
hoá các ngành hoạt động dựa trên thông tin.
Cũng xuất hiện một lý do đúng đắn giải thích tại sao News Corp[6] lại mua
MySpace, tại sao Microsoft[7] đầu tư quá nhiều cho Facebook[8] và tại sao
các mạng truyền hình lại phản ứng trước YouTube[9].
Sức mạnh rõ ràng sẽ chuyển sang người tiêu dùng trong các ngành truyền
thông và các ngành khác.
Nhưng tại sao người tiêu dùng lại
giành được sức mạnh?
Các nhà tiêu dùng trả tiền cho các
công ty để có được sản phẩm và họ
có nhiều lựa chọn. Một vài người
cho rằng những người tiêu dùng đã
giành được sức mạnh trước khi
Web 2.0 phát triển.
Theo Jack Leslie, Giám đốc công
ty PR Weber Shandwick[10] đồng
thời là người tham gia trình bày
trong hội thảo, thì những người tiêu
dùng không còn tin cậy vào những nguồn thông tin của chính phủ, các
phương tiện truyền thông đại chúng hay các công ty lớn.
Myspace cũng là một không gian
mạng xã hội
thu hút sự quan tâm của giới kinh doanh
Nguồn: linguapod.com
Thay vào đó, họ cho rằng những người tiêu dùng khác sẽ đưa ra câu trả lời
tốt nhất. Vì vậy, kể từ khi người tiêu dùng kiểm soát được những nội dung
trong Web 2.0, sức mạnh của họ sẽ tự nhiên tăng lên.
Những xu hướng tương tự liệu có diễn ra tại các công ty?
Tôi không nhận thấy xu hướng đó. Ông chủ là người trả lương cho nhân
viên nên đương nhiên họ có quyền trước tiên.
Và có thể những nhân viên tin tưởng các đồng nghiệp khác hơn những người
quản lý cấp cao, nên họ thường không tự nguyện công khai nêu lên ý kiến.
Nhân viên thậm chí không thể kiểm soát hết toàn bộ nội dung các email của
chính họ (với việc giám sát email trên quy mô lớn và những dấu ấn thương
hiệu mà các nhân viên bị ép phải sử dụng), và càng có ít quyền hạn hơn
trong việc giám sát toàn bộ những thông điệp mà công ty của họ gửi đi trên
toàn cầu.
Facebook và Myspace, hay các mạng xã hội nói
chung
có làm thay đổi không gian làm việc hay không?
Nguồn: blog.mercurygrove.com
Nhìn chung, tôi không cho rằng quyền lực mà các nhân viên nắm giữ được
nâng cao hơn trong thời gian gần đây, sự sụt giảm của các liên minh, sự gia
tăng của các Tổng Giám đốc Điều hành toàn quyền chính là những lập luận
phản bác rõ ràng nhất.
Tôi vẫn hy vọng mạng xã hội sẽ thành công trong cuộc cách mạng hóa của
các công ty, nhưng lại không nghĩ rằng họ có thể làm được điều này.
Việc trao đổi thông tin qua lại của các doanh nghiệp bằng công nghệ
Enterprise 2.0 là một ý nghĩ viển vông chứ không phải là một quan điểm
hoàn toàn chắc chắn.