Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xây tượng đài: Từ góc nhìn marketing pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.18 KB, 6 trang )

Xây tượng đài: Từ góc nhìn marketing

Từ góc nhìn marketing, tung một sản phẩm ra vào thời điểm này, dù
với mục đích tốt đẹp đi chăng nữa, liệu có phải một quyết định khôn
ngoan?
"Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau"
Chúng ta đều biết đến câu nói quen thuộc mà các nhà kinh doanh thường lấy
làm tôn chỉ, nguyên tắc để đạt được thành công trên thương trường khốc liệt:
"Make what we can sell, not sell what we can make" (bán cái thị trường cần,
không phải bán cái mình có).
Để kể ra đây con đường rất dài trước khi câu nói trên trở thành quan điểm
chi phối hoạt động marketing hiện đại sẽ tốn rất nhiều giấy mực. Có điều, sự
hình thành và khẳng định vị thế của quan điểm đó là kết quả của cả một quá
trình các nhà kinh doanh thay đổi nhận thức về thị trường, về hoạt động
marketing.
Để từ đó đưa khách hàng trở lại vị trí quan trọng của họ - nhu cầu cần được
đáp ứng của khách hàng là yếu tố quyết định việc sản xuất. Hay dân dã hơn,
quan điểm đó được diễn tả bằng câu cửa miệng "khách hàng là thượng đế".
Thế nhưng, không dừng lại ở lĩnh vực kinh doanh, nếu như mở rộng hơn,
triết lý trên còn có thể được áp dụng vào rất nhiều vấn đề khác trong xã hội,
mà điển hình là câu chuyện xây tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng được báo
chí và dư luận hết sức quan tâm trong thời gian gần đây.
Nếu coi những người đang chủ trương xây dựng tượng đài là nhà sản xuất,
tượng đài là hàng hóa, thì khách hàng trực tiếp nhất chính là các Mẹ Việt
Nam anh hùng - những người mà tượng đài sẽ được dựng lên để tôn vinh.
Và sau đó là hàng triệu người dân Việt Nam, những người sẽ tới chiêm
ngưỡng công trình vĩ đại đó.
Thế thì để thực hiện đúng triết lý kinh doanh lấy thị trường làm trung tâm,
lấy nhu cầu cần được đáp ứng của khách hàng để định hướng sản xuất,
chúng ta sẽ phải cùng nhau xem xét lại: Khách hàng mục tiêu - các Mẹ Việt
Nam anh hùng - có nhu cầu đối với sản phẩm đó hay không? Nếu có thì nhu


cầu đó lớn tới mức nào? Nếu không thì nhu cầu thực sự của họ là gì?
Đừng vội trách người viết dùng những từ ngữ kinh doanh khi nói về những
bà mẹ vĩ đại được cả xã hội tôn kính. Những người mẹ đã lặng lẽ hiến dâng
chồng, con mình cho đất nước, để rồi đi vào lịch sử như những tượng đài
sống, bền bỉ mà mãnh liệt.
Bởi lẽ điều mà người viết muốn đặt ra trong câu hỏi đó thực chất là đi vào
vấn đề căn cốt nhất - các mẹ có cần xây tượng đài hay không, nếu có thì xây
hoành tráng cỡ nào, và nếu thứ các mẹ cần không phải một tượng đài thì
thực sự tâm tư nguyện vọng của các mẹ là gì?
Cho đến mãi gần đây mới có một số nhà báo trực tiếp gặp gỡ để hỏi han suy
nghĩ của các Mẹ Việt Nam anh hùng. Câu trả lời của những người mẹ vĩ đại
đó ra sao chúng ta đều đã biết. Vậy thì trước khi bắt tay xây dựng công trình
hoành tráng này, đã có cuộc "thăm dò thị trường" nào của những "nhà sản
xuất" dành cho "khách hàng", lấy ý kiến của các mẹ làm định hướng hay
chưa?
Khi chưa có thông tin phản hồi từ các mẹ mà cứ thế làm, ở góc độ kinh
doanh, đó là biểu hiện của một nhà kinh doanh tồi, coi thường khách hàng.
Còn nếu như cho rằng so sánh như thế là khập khiễng vì đây là công việc
báo hiếu, thì ở góc độ đạo đức, chúng ta đều hiểu muốn làm việc hiếu nghĩa
cũng phải xem cha mẹ muốn được báo hiếu như thế nào, kẻo lại làm phiền
lòng bậc sinh thành thì đó là bất hiếu.
Người xưa có câu"yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau," phải chăng là để
khuyên chúng ta nên thận trọng khi thể hiện tình yêu thương?

Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng
Đừng quá cực đoan để làm tổn thương nhau
Người viết muốn sòng phẳng khi nhiều người đem chuyện xây tượng đài ra
liên tưởng tới việc trẻ em ở nhiều nơi đang còn thiếu những cây cầu đơn sơ
để đi học. Hay việc vẫn còn nhiều bà mẹ anh hùng đang sống trong thiếu
thốn.

Cái nghèo là vấn đề trường kỳ ở Việt Nam, trong một sớm một chiều chưa
thể giải quyết được ngay. Không phải tỉnh Quảng Nam không lo chăm sóc
các mẹ Việt Nam anh hùng mà chỉ chăm chăm xây tượng đài hoành tráng.
Không phải vị họa sĩ thiết kế tượng đài không biết đau xót khi nhìn lũ trẻ
nghèo phải liều mạng vượt sông tới lớp. Trong một chừng mực nào đó, nếu
quá cực đoan, biết đâu chúng ta sẽ vô tình làm tổn thương tấm lòng thành
của những người muốn xây tượng đài, bởi vì họ đều là con người, và tôi tin
ai cũng có lòng hướng thiện.
Chỉ có điều, cái không hay, không phải của việc xây dựng tượng đài là quyết
định tăng vốn lên con số khổng lồ lại được đưa ra vào thời điểm kinh tế khó
khăn, đồng tiền mất giá.
Nhất là khi báo chí ngày càng thực hiện tốt chức năng phản ánh xã hội của
mình, hé lộ những mảng éo le của cuộc sống. Bất cứ sự lãng phí, xa hoa nào
vào thời điểm này chỉ càng trở nên kệch cỡm vì nó khoét sâu thêm vào sự dị
ứng của người dân với tình trạng sử dụng vốn vô tội vạ và sự bất bình đẳng
thu nhập ngày càng rõ rệt.
Vậy thì, từ góc nhìn marketing, tung
một sản phẩm ra vào thời điểm này,
dù với mục đích tốt đẹp đi chăng nữa,
liệu có phải một quyết định khôn
ngoan?
Một công trình mang nhiều ý nghĩa
tinh thần như tượng đài Mẹ Việt Nam
anh hùng, vốn dĩ phần "xác" không
quan trọng. Phần quan trọng của nó là
phần "hồn", là sự linh thiêng, là tình
cảm trân trọng thực sự.
Nếu như tiến hành xây dựng tượng đài
vào thời điểm hiện nay, khi cả xã hội
đang bức bối, và nhất là khi việc xây

dựng thậm chí còn khiến các mẹ cũng
buồn lòng và áy náy, thì công trình đó
liệu có hoàn thành được sứ mệnh
thiêng liêng mà người ta gán cho nó
hay không?
Khi nói rằng bán sản phẩm thị trường cần chứ không bán cái mình có, điều
đó không hàm ý rằng "cái mình có" là không tốt. Ai cũng biết có những sản
phẩm tốt thật, hữu dụng thật, nhưng nếu khách hàng không có nhu cầu với
nó, và nếu nó được tung ra thị trường vào thời điểm không phù hợp thì khả
năng thành công của nó là rất thấp.
Cũng như vậy, một tượng đài linh thiêng cho mẹ, nơi mà triệu triệu người
dân có thể hướng về để tỏ lòng thành kính biết ơn không phải là một sản
phẩm tồi. Nhưng vào thời điểm hiện tại, xét trên nhiều phương diện, sản
phẩm đó chưa nên được đưa ra thị trường.
Dường như tư duy kinh doanh và tư
duy lãnh đạo trưởng thành từ thời
chiến khó khăn gian khổ và thời kỳ
bao cấp quá dài nên đã ăn sâu vào
cách tư duy- cung cấp cái mình có,
bất chấp người dân có thực sự cần-
đã bám rễ quá sâu, dù vẫn luôn có
khẩu hiệu "do dân, vì dân" nhắc
nhở?
Phải chăng chính vì nh
ững sản phẩm
này đư
ợc cung cấp một cách cẩu thả,
bất chấp nhu cầu của "khách hàng"
như thế nên mới có những tượng đài
Chiến thắng Điện Biên Phủ hoen rỉ,

những tượng đài Bảy dũng sĩ Điện
Ngọc bị phế thải lấn sân, cỏ mọc um
tùm?
Câu trả lời, người viết xin chờ ở
những người có trách nhiệm.

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ
Nói nhẹ nhàng như thế, nhưng người viết cũng thật đau lòng khi những
chuyện như thế này đã và đang diễn ra từ lâu. Những công trình, những sự
kiện được xây lên, được tổ chức vì mục đích này hay mục đích khác chưa
bao giờ gắn liền với việc tìm hiểu xem liệu đó có phải là "cái thị trường
cần".
Dường như tư duy kinh doanh và tư duy lãnh đạo trưởng thành từ thời chiến
khó khăn gian khổ và thời kỳ bao cấp quá dài nên đã ăn sâu vào cách tư duy-
cung cấp cái mình có, bất chấp người dân có thực sự cần- đã bám rễ quá sâu,
dù vẫn luôn có khẩu hiệu "do dân, vì dân" nhắc nhở?
Phải chăng chính vì những sản phẩm này được cung cấp một cách cẩu thả,
bất chấp nhu cầu của "khách hàng" như thế nên mới có những tượng đài
Chiến thắng Điện Biên Phủ hoen rỉ, những tượng đài Bảy dũng sĩ Điện Ngọc
bị phế thải lấn sân, cỏ mọc um tùm?
Câu trả lời, người viết xin chờ ở những người có trách nhiệm
Red
 In
 Email
 Thảo luận
(Đọc thêm TRONG MỤC NÀY)
* Xin bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu

×