Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghệ Thuật Kiến Trúc Trang Trí Chùa KH''''MER Nam Bộ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.8 KB, 8 trang )

Nghệ Thuật Kiến Trúc Trang Trí Chùa
KH'MER Nam Bộ
Ngôi chùa Kh’mer Nam bộ là một
công trình kiến trúc – trang trí có
nhiều giá trị về mặt thẩm mỹ, là
không gian thiêng liêng nhất tập
hợp khả năng kinh tế, chính trị,
văn hoá - nghệ thuật. Ngoài chức
năng thỏa mãn những nhu cầu
sinh hoạt của đời sống, còn có
khả năng đáp ứng nhu cầu thẩm
mỹ cho nhân dân. Ngôi chùa là
một tập hợp toàn vẹn nhất của các
yếu tố tạo hình, các yếu tố này kết
hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau
trong một thể thống nhất.
Nghệ thuật kiến trúc – trang trí
Kh’mer Nam bộ còn lưu lại cho
đến ngày nay tập trung vào hơn
500 ngôi chùa nằm rải rác khắp
các địa phương có người Kh’mer
cư trú. Những ngôi chùa cổ kính
ẩn hiện dưới những hàng cây dầu,
cây sao xanh tốt. Trong những
ngôi chùa kể trên, nhiều ngôi chùa có niên đại rất sớm như: chùa Âng, chùa
Ông Mẹt, chùa Phướng ở Trà Vinh, chùa Kl’eang
ở Sóc Trăng có
niên đại khoảng 4 đến 6 trăm năm trở lại đây
(theo lời các sãi cả ở các chùa) và nhiều chùa có
niên đại muộn hơn được xây dựng theo một
nguyên tắc nhất định, nhưng tuỳ thuộc vào điều


kiện kinh tế của từng Phum mà có sự lớn, nhỏ
khác nhau. Ngày nay, hầu hết các ngôi chùa nói
trên đều đã được xây dựng hoặc trùng tu lại. Thật
khó mà xác định được một cách chính xác niên đại xây dựng của từng ngôi
chùa. Thông thường mỗi ngôi chùa được sửa chữa

Vũ nữ Kẽn naarr.
Trang trí ở đầu cột ngoài hành lang chùa.

Mặt cắt ngang chùa
hoặc xây dựng lại toàn bộ
hay từng phần, trong mỗi
thời kỳ khác nhau, gắn liền
với sự phát triển của lịch
sử xã hội. Từ đó mà hình
dáng, kiểu thức của các
ngôi chùa cũng biến đổi.
Những vật liệu hiện đại
cũng đã góp phần làm ảnh
hưởng nặng nề đến ngôi
chùa. Nhưng nói chung,
những nguyên tắc cơ bản
vẫn được duy trì và giữ
vững tính đặc thù và đặc
trưng của truyền thống dân
tộc.
Ỏ mỗi ngôi chùa, chính
điện được trải dọc theo
hướng Đông - Tây nằm ở
trung tâm của tổng thể

chùa. Ở những ngôi chùa
này, việc xây dựng bao giờ
cũng phải đúng quy cách,
kích thước nhất định như:
Chiều dài bằng hai lần
chiều rộng, chiều cao bằng
chiều dài, mái và thân là
hai phần bằng nhau. Các
diện tích khung cửa, nhà ở và điện thờ cũng phải tuân theo quy định đó,
chóp nóc thường thấy là một tam giác cân, nhọn, chiều đứng dài hơn 1/4.
Chùa nào cũng có hành lang (chơn tiên) bao quanh điện. Chính điện có 4
cửa chính ở hai hướng Đông - Tây cùng bảy hoặc chín cửa sổ ở hướng Nam
và Bắc, đó là những quy tắc cơ bản nhất của kiến trúc chùa Kh’mer. Ở đây,
kiến trúc quay về hướng Đông với quan niệm Phật ngự ở phía Tây nhìn về
hướng Đông ban phúc. Các ngôi chính điện không những mở nhiều cửa sổ
mà quanh bốn hướng bao giờ cũng có những dãy hành lang cao, rộng và
thoáng mát.
Cánh cửa chùa Kleang. Thị xã Sóc Trăng. T
ỉnh
Sóc Trăng
Kết cấu kiến trúc chính điện là hỗn
hợp gỗ, gạch ngói hai hàng cột cái
bằng gỗ quý cao vượt lên ở giữa tạo
nên những bộ vì, gồm hai kẻ hai bên,
tất cả các lực đều được dồn lên nó và
áp vào các đầu cột chốn đặt trên xà
ngang nối giữa hai đầu cột cái, tạo
thành bộ mái ở giữa chính điện cao
vút. Từ đầu các cột cái, các kề và xà
vách nối ra tường xây xung quanh tạo

lớp mái thứ hai và lớp mái thứ ba ra
đầu cột hiên, che kín hành lang. Nhìn
những chính điện chùa Kh’mer với bộ
mái ba lớp, các góc đầu đao đuôi rồng
cao vút uốn lượn cho ta cảm giác
mềm uyển chuyển, tạo thông thoáng
nhiều ánh sáng bên trong chùa.
Nhìn chung, toàn thể các ngôi chùa là
những công trình kiến trúc – trang trí
độc đáo, cho đến nay tuy có nhiều
thay đổi nhưng vẫn giữ được bản sắc
riêng mang nặng dấu ấn dân tộc. Những ngôi chùa trên
là nhân chứng chứng minh cho sự biến chuyển
đó, nhưng phong cách truyền thống vẫn là cốt
yếu mang tinh thần Kh’mer và triết lý Phật giáo
đậm nét. Chính điều này đã can thiệp vào tất cả
các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật tạo hình
khiến cho ngôi chùa với một kiểu thức cơ bản
được duy trì không thể mất đi.
Nhìn tổng thể ngôi chính điện của chùa, ta thấy
toàn
Chim Krũd trang trí ở đầu góc cột

Mặt bằng chùa

bộ được quy vào một tam giác cân.
Điều này không chỉ áp dụng cho kiến
trúc mà ngay cả điêu khắc – trang trí
cũng hầu như tuân thủ theo tiêu chuẩn
này. Người Kh’mer quan niệm hình

tam giác là hoàn thiện nhất, ở đó chứa
đựng cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt đối.
Nghĩa biểu trưng của tam giác tương
ứng với nghĩa biểu trưng của con số 3.
Trong đạo Hinđu, thần linh tối thượng
cũng hiện hình thành 3: (Brahma -
Vishnu - Siva). Đạo Phật có câu:
“Hoàn kết trong tam bảo Treraphona:
(Phật – pháp - tăng) thế giới có ba
thành phần: (Bhu – Bhuvas -Swar)
thời gian phân ba Trikala: (Quá khứ -
hiện tại - tương lai)”.
Hình tam giác còn gắn liền với ngọn
lửa thiêng của đạo Hinđu, mà đức
Phật thay bằng ngọn lửa bên trong, nó
đồng thời là tri thức xuyên suốt, là sự
giác ngộ và sự huỷ bỏ cái vỏ bọc bên
ngoài Bởi vậy con số 3 nói riêng và số lẻ nói chung là số được trân trọng
gắn liền với nhà Phật.
Các cửa sổ và cột chùa là những con số 3 – 5 – 7 – 9. Trên bàn thờ Phật có
lọng 3 tầng biểu hiện tam bảo, 5 tầng biểu hiện 5 hoá thân của Phật, 7 tầng là
phải qua 7 kíp người mới chết(?), số 9 là số không gian nhà chùa. Như vậy
tổng thể ngôi chùa được quy vào một tam giác cân như một quy ước có tính
tượng trưng triết học.
Lối xử lý kiến trúc mái chùa bằng sự thay đổi của cấp mái từ trên xuống với
những góc 60 độ, 120 độ kết hợp với hàng cột hiên thanh thoát vuông góc
với mặt nền chùa, lại có sự góp mặt của các môtíp trang trí: (Kẽnnâr,
Krũd ) ở mỗi góc chùa và trên đầu cột, trong tư thế một đường cong với hai
tay đỡ mái chùa tạo nên một chuyển động phong phú, thật khoẻ khoắn,
phóng khoáng lại vừa tinh tế và bay bổng vươn lên cao hoà vào trời xanh.

Cửa sổ chùa Kleang. Thị xã Sóc
Trăng. Tỉnh Sóc Trăng
Mái chùa Âng. Xã Lương Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Sức nặng của mái chùa được giảm nhẹ bằng lối sử lý hai cấp mái, kết hợp
với hàng cột hiên thanh mảnh, tam cấp nền chắc chắn và tĩnh liên hoàn với
nhau: Thực - hư - thực. Có thể nói tổng thể kiến trúc ngôi chùa như một tác
phẩm điêu khắc. Với ba phần cơ bản là: mái, cột - thân chùa - nền, tam cấp
là ba phần khối: thực- hư - thực hoặc: đặc - loãng - đặc, khối: dương - âm và
dương.
Những kết cấu đơn
giản, bó khuôn
trong hình tam giác
làm cho ngôi chùa
thêm phần cứng
cáp và khoẻ mạnh
được kết hợp với
những môtíp trang
trí đa dạng và
phong phú, tỉ mỉ và
tinh tế đã tạo nên
một tổ hợp lớn
không tách rời
nhau giữa trang trí
và kiến trúc. Ở
Chùa Ông Mẹt. Thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
ngôi chùa Kh’mer Nam Bộ, điêu khắc – trang trí có mặt ở khắp mọi chỗ như
xà nhà, trần nhà, góc mái, cột, diềm mái hầu như người nghệ nhân Kh’mer
không để một chỗ nào trống trong kiến
trúc.Từ đây, giữa kiến trúc và điêu khắc – trang trí có một sự ăn nhập và
được thể hiện ra dưới một quy tắc chung nhất nên tất cả đều ăn nhập với

nhau nhưng không lặp lại, không gây nhàm chán mà mang lại cho người
xem một cảm giác thích thú, mang lại sự thăng hoa của tinh thần bởi màu
sắc chói lọi được tô trên những hình chạm khắc. Ở kiến trúc, người ta tạo
nên bộ mái là những đường thẳng tắp, các đường thẳng này chồng lên nhau
thành nhiều đường thẳng song song cứng nhắc. Song để khắc phục được
điều này, người thợ Kh’mer đã khéo léo làm nên sự mềm mại, duyên dáng
cho bộ mái bằng cách đắp hoặc chạm những đầu rồng mềm mại, những hoa
lá cách điệu, các vây rồng đang giương lên chạy dọc diềm bờ mái, những
chiếc đuôi rắn cong vút, thon dần cao gần 2m uốn ngược lên trên. Cuối chót
chiếc đuôi nào cũng phải lượn thành một khúc nhỏ như cố tạo nên sự mềm
mại, biểu hiện tính chất động của rồng lửng lơ như chiếc mái chèo. Đó cũng
là chiếc chân không móng duy nhất thường thấy và chứng tỏ một điều là
người Kh’mer luôn gắn với nước ở giữa một đồng bằng bát ngát xanh này.
Bờ giải của mái là thân rồng, các vây lưng được cách điệu cao khắc tỉa từng
cái tinh tế cắm sâu đều trên bờ giải phá đi cái thẳng tắp của cả dải, kết hợp
Mái chùa Phương. Thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
với đầu rồng, đuôi rồng đã tạo nên hình ảnh những chiếc ghe ngo cong vút
như đang bơi giữa vùng sông nước. Chính môtíp này đã làm nên một nét đẹp
tạo hình, giúp cho giải mái của chùa được nhịp nhàng uyển chuyển.
Hoa văn trang trí với bố cục tam giác.
Ngoài ra, có sự cộng hưởng của nhiều chi tiết trang trí cũng góp phần làm
giảm nhẹ sức nặng chung của ngôi chùa. Tất cả ngôi chùa là một tam giác
biến thể vừa tượng trưng triết học lại tinh tế và bay bổng, sâu lắng trong một
suy tư đầy ý vị.
Nguyên tắc này phần nào đã ăn sâu vào tiềm thức của người Kh’mer và nghệ
nhân Kh’mer. Bởi vậy, ngôi chùa qua thời gian lịch sử với nhiều lần làm
mới hoặc sửa chữa vẫn không làm khác biệt với chuẩn mực cũ.
Các diềm mái, góc giữa hai mái, đầu cột, chân cột, cánh cứa, mí cửa, xà
ngang, dọc và trần nhà v.v đều được khai thác năng động bằng những hình
ảnh điêu khắc nhưng đều lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc đời đức Phật và hoa

lá mây nước trong đời sống cộng đồng người Kh’mer, tình cảm chân chất,
tay nghề điêu luyện Bởi vậy tất cả đều hài hoà và không làm mất đi công
năng của chùa.
Kiểu thức này có tính nguyên tắc chặt chẽ và được coi là truyền thống.
Truyền thống và nguyên tắc ấy không phải là một khoa học cứng nhắc theo
kiểu công thức; mà chỉ mang tính ước lệ. Đây chính là điều kiện để duy trì
một ngôi chùa theo nguyên tắc truyền thống đồng thời có thể phát huy khả
năng sáng tạo đặc biệt trong việc xử lý năng động các chi tiết sao cho các chi
tiết này làm tôn vinh vẻ đẹp tổng thể. Ở đây, kiến trúc tạo cơ hội cho điêu
khắc - trang trí phát triển và từ những mối quan hệ mật thiết của kiến trúc -
điêu khắc – trang trí đã giúp cho ngôi chùa Kh’mer Nam Bộ có một chỗ
đứng vững chắc trong lòng nhân dân, trong từng phum, sóc. Từ đây ngôi
chùa, chính nó là một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ.
Nói chung, kiến trúc chùa Kh’mer là một loại kiến trúc đơn giản nhưng vững
chắc, tạo hiệu quả công năng cao, đồng thời hầu như tất cả đều biến thành
vật liệu để cho trang trí – kiến trúc nở rộ. Từ đây, tạo nên một mối quan hệ
vững chắc giữa kiến trúc và điêu khắc - trang trí, sự đơn giản hoá của kiến
trúc được phối hợp với sự cầu kỳ và vô số những môtíp trang trí - điêu khắc
đã tôn nhau tạo một tổng thể hài hoà nhưng rực rỡ, mềm mại mà không cứng
nhắc.
Nhìn từ góc độ nghệ thuật, ngôi chùa là một tổng thể nghệ thuật kiến trúc
đặc trưng nhất của người Kh’mer. Nhìn từ góc độ tâm linh, ta thấy ngôi chùa
là đỉnh cao của thăng hoa tôn giáo. Cái đẹp hiện ra trong cái thiêng liêng
Phật tính. Làm đẹp cho chùa, nơi thờ Phật là làm cho lòng mình sung sướng
và thanh thản nhất.
Ở đây, nghệ thuật kiến trúc – trang trí của ngôi chùa phần nào nói lên được
tâm tư tình cảm, óc sáng tạo và khiếu năng thẩm mỹ đặc biệt của người
Kh’mer Nam Bộ. Vì vậy có thể nói, ngôi chùa là một sự điển hình, một sự
độc đáo của vùng sông nước tạo nên nét đẹp đặc thù mà chỉ ở người Kh’mer
Nam bộ mới có.


×