Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nghệ thuật Phục hưng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.96 KB, 3 trang )

Nghệ thuật Phục hưng
Phục hưng được miêu tả là thời kỳ mà con người bắt đầu phát triển sự tự
nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh. Chủ nghĩa duy lý xuất
hiện và nhanh chóng trở thành trường phái chính trong thời kỳ này.
Trong các lĩnh vực hội họa, văn học và khoa học ở thế kỷ 15, dường như có
một sự thức tỉnh trong con người, khơi dậy nhu cầu tự khám phá bản thân,
khám phá thế giới, và lĩnh hội kiến thức về những quy luật đang thống trị thế
giới.
Riêng về hội họa, điều này dẫn đến những tác phẩm vẽ không gian 3 chiều
dựa trên các định lý toán học. Chúng được kỹ sư Fillipo Brunelleschi (1377-
1446), người Florence, tìm ra vào đầu thế kỷ 15 và ngày nay được gọi là "sự
phối cảnh lý trí" (rational perspective).


Cái nôi của nghệ thuật Phục hưng trong hội họa là Florence và Flanders.
Florence thuộc quyền cai trị của gia tộc Medici - người bảo trợ lớn cho nghệ
thuật (trước đây vị trí đó gần như chỉ thuộc về Nhà thờ). Các họa sĩ tại đây
không chỉ hoàn thiện những bức chân dung trong không gian 3 chiều, mà
còn dốc sức thống nhất những tác phẩm của họ bằng cách sử dụng cùng một
nguồn ánh sáng cho tất cả các phần trên bức tranh. Nói cách khác, ánh sáng
luôn chiếu đến từ cùng một hướng, vì vậy nó đã liên kết toàn bộ các nhân
vật trong cùng không gian và thời gian.
Phong cách này xuất hiện trong các tác phẩm của Masaccio (1401-1428),
đặc biệt là những bức bích họa ở nhà nguyện Brancacci (Florence) - cái nôi
thực sự của nghệ thuật Phục hưng. Ví dụ tuyệt vời về chủ nghĩa duy lý này
đã được rất nhiều họa sĩ tiếp nhận, từ Filippo Lippi (1406-1469) đến con trai
ông, Filippino (1457-1504), từ Fra` Angelico (1395-1455) và Piero della
Francesca (1415-1492) đến Michelangelo (1475-1564).
Nếu các tác phẩm của thời kỳ trước sử dụng nền vàng mang lại cảm giác về
một không gian không thật, thì đến thời kỳ này, cách phối cảnh và cách sử
dụng ánh sáng đã đưa khung cảnh được khắc họa đến gần với thế giới thực


hơn, cho dù chủ đề của tác phẩm có phải là tôn giáo hay không. Việc tiếp
cận thế giới thực này còn được gọi là “chủ nghĩa nhân văn” để phân biệt với
“chủ nghĩa thần bí”. Thuật ngữ trên ám chỉ rằng con người, với tư cách là
một sinh vật có lý trí, đã trở thành tâm điểm trong mối quan tâm của người
nghệ sĩ. Nó đồng thời cũng chỉ ra rằng các nghệ sĩ, trong giới hạn cho phép,
cũng sẽ lấy con người và thực tại trên trái đất làm nền tảng cho những tác
phẩm tôn giáo của mình.






Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×