Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nội dung on thi HKI Sinh 11 CƠ BẢN- NÂNG CAO 2012-2013 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.41 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I:
SINH 11
 PHẦN CHUNG CHO HAI BAN (8điểm)
Câu 1: Giới là gì? Hãy kể các đơn vị phân loại của thế giới sinh vật theo trình tự từ nhỏ
đến lớn.
- Giới trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất
định.
- Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự từ nhỏ đến lớn là: loài – chi – họ – bộ – lớp
– ngành – giới.
Câu 2: Cấu tạo của Protein .
- Protêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin.
- Trong tự nhiên có hơn 20 loại axit amin khác nhau.
- Các Protein khác nhau bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.
- Mỗi axit amin đều bắt đầu bằng nhóm amin (-NH
2
) và kết thúc bằng nhóm cacboxyl (-COOH).
- Các axit amin có cấu tạo khác nhau ở gốc - R
- Sơ đồ cấu tạo của 1 axit amin : NH
2
CH COOH

- Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit, hình thành nên chuỗi polipeptit.
Câu 3: Chức năng của Protein
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
- Dự trữ các axit amin.
- Vận chuyển các chất.
- Bảo vệ cơ thể.
- Thu nhận thông tin.
- Xúc tác cho các phản ứng hoá sinh.
Câu 4: Phân biệt các thuật ngữ: axit amin, pôlipeptit và prôtêin.
- Axit amin: Axit amin là đơn phân tạo các prôtêin.Mỗi axit amin đều bắt đầu bằng nhóm amin (-NH


2
) và kết
thúc bằng nhóm cacboxyl (-COOH).Các axit amin có cấu tạo khác nhau ở gốc -R .
- Pôlipeptit: gồm các axit amin nối thành chuỗi bằng các liên kết peptit.
- Prôtêin: Là một đại phân tử sinh học được cấu trúc từ một hay nhiều chuỗi pôlipeptit.
1
R
Câu 5 : Cấu trúc và chức năng của ADN
* Cấu trúc ADN:
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là 1 nuclêotit.
- Một nuclêotit gồm 3 thành phần :
 Đường pentôzơ (đường 5C)
 Nhóm phôtphat
 Bazơnitơ: 1 trong 4 loại là Ađênin(A), Timin(T), Guanin(G), Xitôzin(X)
- Có 4 loại nuclêotit là A, T, G, X
- Các nucleotit liên kết nhau theo 1 chiều xác định tạo nên 1 chuỗi polinuclêotit.
- Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi (mạch) polinucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô giữa các
bazơ nitơ của các nucleotit.
+ A liên kết với T bằng 2 liên kết Hydro và ngược lại.
+ G liên kết với X bằng 3 liên kết Hydro và ngược lại.
* Chức năng ADN: mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 6: Cấu trúc ARN
- ARN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là 1 nucleotit.
- ARN có 4 loại nucleotit là
+ Ađenin (A)
+ Uraxin (U)
+ Guanin (G)
+ Xitozin (X)
- Đa số các ARN chỉ được cấu tạo từ 1 chuỗi polinuclêotit.
Câu 7: Cấu trúc 3 loại ARN và chức năng của 3 loại ARN.

* Cấu trúc 3 loại ARN:
+ ARN thông tin (mARN): là một mạch polinucleotit sao mã từ 1 mạch khuôn ADN , trong đó U thay cho T.
+ ARN vận chuyển (tARN): là 1 mạch polinucleotit quấn lại ở một đầu,có cấu trúc 3 thùy. Mỗi tARN có một
đầu mang axit amin, một đầu mang bộ ba đối mã.
+ ARN ribôxôm (rARN): là 1 mạch polinucleotit.
* Chức năng ARN :
- mARN : truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm, làm khuôn để tổng hợp protêin.
- tARN : có chức năng vận chuyển các axit amin tới riboxôm và làm nhiệm vụ như 1 người phiên dịch.
- rARN : cùng với protêin cấu tạo nên ribôxom, nơi tổng hợp nên protêin.
Câu 8: So sánh ARN và ADN.
Điểm so sánh ADN ARN
Số mạch, số đơn phân 2 mạch dài (hàng chục nghìn đến
hàng triệu nuclêotit)
1 mạch ngắn (hàng chục đến
hàng chục nghìn nuclêôtit)
Thành phần của một đơn
phân(1 nucleotit).
_ Bazơ nitơ: A,T,G,X
_ Đường đêôxiribôzơ (C
5
H
10
O
4
)
_ Nhóm phôtphat
_ Bazơ nitơ: A,U,G,X
_ Đường ribôzơ(C
5
H

10
O
5
)
_ Nhóm phôtphat
2
Câu 9: Cấu tạo và chức năng của nhân tế bào nhân thực.
* Cấu tạo
- Nhân phần lớn có hình cầu, đường kính 5 µm.
- Bên ngoài được bao bọc bởi 2 lớp màng.
- Bên trong là dịch nhân chứa :
+ Chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với protein).
+ Nhân con.
* Chức năng:
- Nhân chứa vật chất di truyền (NST, ADN).
- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Câu 10 : Tại sao nói nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất?
Vì trong nhân chứa ADN (vật chất di truyền) điều khiển mọi hoạt động của tế bào thông qua điều khiển sự tổng
hợp prôtêin.
Câu 11 : ADN ở vi khuẩn khác ADN ở tế bào nhân thực như thế nào?
- Ở vi khuẩn, ADN có dạng vòng, vùng nhân chỉ có một phân tử ADN. Tế bào chất của vi khuẩn còn có nhiều
phân tử ADN dạng vòng nhỏ gọi là plasmit.
- Ở tế bào nhân thực, ADN có dạng mạch thẳng, gồm nhiều phân tử ADN. Tế bào chất của tế bào nhân thực
còn có ADN trong ti thể, lục lạp.
Câu 12: Tế bào thực vật có gì khác tế bào động vật?

Tế bào thực vật có thành tế bào (có cấu tạo chủ yếu bằng xenlulozơ) bao ngoài màng sinh chất để bảo vệ tế bào,
có lục lạp đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, không có trung thể.
Câu 13: Cấu trúc và chức năng của ribôxôm.
* Cấu trúc ribôxôm:

- Là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc.
- Thành phần hóa học gồm rARN và protêin.
- Mỗi ribôxôm gồm một hạt lớn và một hạt bé.
* Chức năng : ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào.
Câu 14: Khái niệm ATP và chức năng ATP
* ATP (adenozin triphotphat): là 1 hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào
* Chức năng ATP: Trong tế bào , năng lượng ATP được sử dụng để :
+ Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào
+ Vận chuyển các chất qua màng
+ Sinh công cơ học.
3
Câu 15: Enzim là gì? Nêu cấu trúc của enzim.
* Enzim là một chất xúc tác sinh học được tạo ra bởi cơ thể sống.
* Cấu trúc enzim:
- Enzim có bản chất là prôtêin.
- Ngoài ra, một số enzim còn có thêm một phần tử hữu cơ nhỏ gọi là côenzim.
- Chất chịu tác dụng của enzim gọi là cơ chất.
 PHẦN RIÊNG (3điểm)
BÀI TẬP VẬN DỤNG: CÔNG THỨC ADN (Bài tập cho ban nâng cao mức độ khó hơn cơ bản)
Cho 2 bài tập riêng biệt áp dụng các công thức sau:
1) Tổng số nu của phân tử ADN
N = 2A + 2G hay N = 2 (A+G )
2)Chiều dài của ADN : l = N/2 × 3.4 A
0

(1 A
0
=10
-4
µm = 10

-7
mm )
3)Số chu kỳ xoắn của ADN : C = N/20
4) Khối lượng ADN : M = N × 300 đvC
(1 đvC = 1,6602 × 10
-24
g)
5)Số nu từng loại của ADN :
A = T
G = X
6)Tỉ lệ % nu của phân tử ADN
A % + T % + G % + X % = 100 %
A % + G % = T % + X % = 50 %
7)Số liên kết hyđrô của ADN: H = 2A + 3G
Tổ trưởng

Lê Thị Cẩm Tú
4
5

×